Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

xây dựng công cụ hổ trợ giảng dạy và học môn cung cấp điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NCKH CẤP SINH VIÊN

XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỔ TRỢ GIẢNG DẠY
VÀ HỌC MÔN CUNG CẤP ĐIỆN
S

K

C

0

0

3

9

5

9

MÃ SỐ: SV2009 - 81

S KC 0 0 2 8 6 3

Tp. Hồ Chí Minh, 2010




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP SINH VIÊN

XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ GIẢNG DẠY
VÀ HỌC MÔN CUNG CẤP ĐIỆN

MÃ SỐ: SV2009-81

THUỘC NHÓM NGÀNH : KHOA HỌC KỸ THUẬT
NGƯỜI CHỦ TRÌ
: ĐẶNG THANH TÙNG
NGƯỜI THAM GIA
: NGUYỄN TRẦN NGỌC DUY
ĐƠN VỊ
: KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

TP. HOÀ CHÍ MINH – 06/2010


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................... 1
I.


ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 1

II.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI ........................................................... 2

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................... 2
I.

MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI .................................................................................. 2

II.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 2

III.

NỘI DUNG ................................................................................................. 2

A. NỘI DUNG KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH...................................... 2
1. Điện từ nhà máy đến gia đình ................................................................... 3
1.1 Điện đến nhà bạn bằng cách nào? ......................................................... 3
1.2 Hệ thống điều khiển .............................................................................. 3
2. Sản xuất điện năng .................................................................................... 3
2.1 Ở Quebéc tạo ra hầu hết điện năng từ nước, Tại sao? .......................... 3
2.2 Tất cả cho sự phát triển thủy điện ......................................................... 4
2.3 Các nguồn năng lượng khác .................................................................. 5
2.4 Xây dựng và tái tạo thủy điện ............................................................... 5
3. Truyền tải điện năng .................................................................................. 6

3.1 Điện đi thế nào?..................................................................................... 6
3.2 Dây diện, cột điện, bó dây dẫn và đệm dây .......................................... 6
3.3 Truyền tải công suất trên quảng đường dài ........................................... 6
3.4 Các dạng cột điện .................................................................................. 6
3.5 Trạm biến ấp hoạt động như thế nào ..................................................... 7
3.6 Xây dựng đường dây ............................................................................. 7
4. Phân phối điện năng .................................................................................. 7
4.1 Tiến về gần nhà hơn .............................................................................. 7


4.2 Điện dây phân phối trên không ............................................................. 7
4.3 Đường dây phân phối ngầm .................................................................. 7
5. Mức tiêu thụ điện
5.1 Đồng hồ điện ......................................................................................... 8
5.2 Tủ phân phối điện .................................................................................. 8
B. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ................................................ 8
1. Vùng làm việc trong Adobe Flash CS3 ...................................................... 8
2. Ảnh trong Flash .......................................................................................... 9
3. Ảnh đồ họa với định dạng vector và Bitmap .............................................. 9
4. Ảnh chuyển động (Animation) trong Flash ................................................ 9
5. Vùng làm việc trong Flash .......................................................................... 9
6. Tạo một đoạn phim mới và thiết lập thuộc tính của nó ............................ 12
7. Xem trước và kiểm tra lại đoạn phim ....................................................... 14
8. Kiểm tra lại đoạn phim ............................................................................. 15
9. In ra file Flash khi bạn hiệu chỉnh đoạn phim .......................................... 15
C. MỘT SỐ GIAO DIỆN CHÍNH ............................................................. 16
D. KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ ............... 18
E. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI ............................................................. 18
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 20

MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIAO DIỆN ...................................................... 21


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu phần mềm flash, xây dựng công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập môn
cung cấp điện dưới hình thức liên kết động và flash.

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, đặc biệt là các phần mềm ứng
dụng. Việc sử dụng các công cụ này vào việc giảng dạy giúp người học có hứng thú và dễ dàng
tiếp thu hơn.
Cung cấp điện là một môn học quan trọng đối với những sinh viên ngành Điện Công Nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học giúp cho môn học bớt nhàm chán và tạo
hứng thú cho sinh viên.
Trong số các phần mềm ứng dụng, Flash ngày càng được ứng dụng một cách rộng rãi và mạnh
mẽ trong việc dạy học bởi phần mềm có thể tạo ra nhiều hiệu ứng giúp người học chú ý hơn vào
vấn đề.
I.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Chương trình đào tạo ngành điện công nghiệp.



Đề cương chi tiết môn máy điện, khí cụ điện, cung cấp điện, chuyên đề cung cấp
điện.




Tài liệu về E-learning


II.



Phần mềm Adobe Flash CS3.



Phần mềm Microsoft Office Frontpage 2003.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI

Việc hiển thị:
Do đây là công cụ flash nên việc hiển thị trên một số các trình duyệt còn hạn chế ở những máy
tính trang bị những trình duyệt cũ.
Giá thành của các phầm mềm ứng dụng thường rất cao. Đặc biệt là các phần mềm trình duyệt và
Office của Microsoft, nên khó khăn cho sinh viên trong việc mua và sử dụng. Công cụ này được
xây dựng chủ yếu là để cung cấp những kiến thức cơ bản về việc học tập môn cung cấp điện và
hệ thống điện cho sinh viên.

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.



Tìm hiểu cách sử dụng của phần mềm Adobe Flash CS3 và các phần mềm liên quan như:
Sothink SWF Decompiler, Microsoft Frontpage 2003.



Nghiên cứu phần mềm E-learning hỗ trợ học tập và giảng dạy môn cung cấp điện và hệ
thống điện của tổ chức Hydro Quebéc (Canada).



Xây dựng phần mềm E-learning hỗ trợ học tập và giảng dạy môn cung cấp điện va hệ
thống điện dựa trên nền HTML (flash).

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
• Nghiên cứu phần mềm flash, tạo bộ công cụ.
• Biên dịch và bổ sung một số kiến thức về cung cấp điện và hệ thống điện vào cơ sở dữ
liệu của tổ chức Hydro Quebéc (Canada).
III. NỘI DUNG.
A. Nội dung kiến thức chuyên ngành
1. Điện từ nhà máy đến các gia đình.


1.1 Điện đến nhà bạn bằng cách nào?
Khi bạn bật một công tắt-và khi nguồn năng lượng là thủy năng, như ở Québéc-chắc hẳn
bạn đã tự hỏi rằng cần nhiều nước để tạo ra nhiều điện hơn để truyền tải một công suất
lớn từ nhà máy điện đến các thiết bị trong nhà của bạn.
Phân phối điện năng giống như phân phối nước: Luôn tốt hơn khi : “có nhiều hơn để chắc
rằng là đủ”. Ngay khi dòng điện được tạo ra, nó phải được sử dụng. Ngay khi chúng ta
mở thiết bị phải có năng lượng ngay lập tức. Bất chấp số lượng được đòi hỏi, Những nhà

cung cấp điện phải đạt được yêu cầu ngay lập tức! Dung lượng của họ để phản ứng nhanh
và đạt hiệu quả cao với các sự khác biệt về nhu cầu sẽ đòi hỏi tính linh hoạt của các
phương tiện phát điện.
Nhu cầu điện tăng lên là có thực, vì các nhà máy điện thường thiếu điện vào mùa khô và
nhu cầu sử dụng tăng cao của các hộ gia đình nên việc trữ nước trong các bễ chứa là cần
thiết.
1.2 Hệ thống điều khiển.
Hệ thống kiểm soát tự động từ xa thực hiện hầu hết các nhiệm vụ cần thiết để chắc chắn là
năng lượng điện được truyền từ nhà máy điện đến người sử dụng. Những hệ thống giám
sát điều khiển nâng cao như thế này được gọi là mạng lưới điện : "phản xạ".
Tuy nhiên, hiện nay sự can thiệp của con người là cần thiết trong việc đưa ra những quyết
định quan trọng liên quan đến việc kiểm soát và bảo mật, dựa trên các dữ liệu mới nhất và
những tài liệu liên quan có sẵn. Những quyết định này được thực hiện tại một trung tâm
thường được gọi là “bộ não” của hệ thống điện. Tại Hydro-Québec, nó được gọi là
Trung tâm Kiểm soát hệ thống, hoặc SCC.
SCC này hoạt động quanh suốt ngày đêm và đáp ứng nhu cầu năng lượng tức thời của
Québec ưu tiên trên hết của nó. Dựa theo những khách hàng bên ngoài Québec. Nó điều
hòa giữa việc tạo và truyền tải điện năng, cũng như việc chuyển đổi năng lượng với các
hệ thống năng lượng lân cận thông qua các liên kết. Có 15 cơ sở vật chất tạo liên kết với
các hệ thống bên ngoài Québec.
Để cải thiện quá trình ra quyết định, SCC tập trung tất cả thông tin cần thiết cho việc điều
hành hệ thống. Bảy trung tâm điều hành thực hiện các quyết định của SCC về việc tạo
năng lượng, truyền tải, và chuyển đổi thông qua các liên kết. Đội đa ngành của SCC bao
gồm khoảng 150 chuyên gia trong đó có các nhà quy hoạch, các chuyên gia máy tính, bảo
trì kỹ thuật và các đơn vị xử lý sự cố.
2. Sản xuất điện năng.
2.1 Ở Quebéc tạo rao hầu hết điện năng từ nước. Tại sao?
Trong thực tế, Đây là một trong những vùng giàu nước nhất thế giới. Tự hào với hơn
130,000 con sông và suối, và một triệu hồ nước. Hơn 40% nguồn nước của Canada là ở
Québec. Bề mặt nước dự trữ trong quận (các hồ tự nhiên và các hồ chứa nước) bao phủ

xấp xỉ 12% lãnh thổ.
Thủy điện là nguồn năng lượng sạch, việc gây nóng lên toàn cầu rất ít. Các nguồn năng
lượng khác làm ô nhiễm môi trường rất lớn, bao gồm các khí thải nhà kính(GHGs).


Nhưng thủy điện là một trong những loại nhà máy điện ít gây ô nhiễm môi trường nhất,
nhà máy thủy điện sinh ra lượng khí thải nhà kính ít hơn 94 lần so với nhà máy điện đốt
than.
Thủy năng đòi hỏi ít tổn thất năng lượng trong quá trình sản xuất điện năng. So sánh với,
Sự biến đổi năng lượng của nhiên liệu hóa thạch, như dầu, khí tự nhiên,than thường dẫn
đến việc mất mát năng lượng dưới dạng nhiệt. Ví dụ, Khi than được đốt để tạo ra điện, hai
phần ba lượng năng lượng bị lãng phí. Nước, Nói cách khác, được sử dụng tới giọt cuối
cùng khi đẩy cánh của tua-bin máy phát.
2.2 Tất cả cho sự phát triển thủy điện.
− Năng lượng của nước.
Để nước tạo ra lực để có thể làm quay tuabin trong nhà máy thủy điện, dòng chảy phải đủ
mạnh (dung lượng nước chảy qua một điểm cho trước trong một giây) và cột áp suất phải
đủ cao (để đo sự chênh lệch của nước). Cột áp suất có sự chênh lệch độ cao giữa điểm đầu
dòng chảy (điểm lấy nước vào) và điểm cuối dòng chảy ( điểm thoát nước) của nhà máy.
Cột áp suất càng cao, độ dốc của nước càng lớn và lực tác động lên lưỡi tuabin càng
mạnh. Điều này giải thích tại sao những con sông đòi hỏi phải có cấu trúc giữ nước để
nâng cột áp suất.
Trong một nhà máy điện, vai trò của tua-bin là chuyển đổi năng lượng của nước , hơi
nước hay gió thành năng lượng cơ khí làm máy phát điện xoay chiều hoạt động. Máy phát
điện xoay chiều chuyển đổi cơ năng thành điện năng. Sự kết hợp máy phát điện xoay
chiều và tua-bin được gọi là tổ máy phát hay bộ tổ hợp tua-bin máy phát.
− Tổ máy phát Tua-bin.
Trong một tổ máy phát, nước đẩy xuống đường ống áp tua bin, nước thoát ra thông qua
các rãnh phía bên dưới. Năng lượng nước bị dồn xuống sinh ra một lực lực chuyển vào
rãnh xoắn ốc và sau đó chạy dọc theo rãnh tua bin đẩy cánh tua bin quay. Kéo trục truyền

cực kỳ lớn trong tuabin; lực này được chuyển tới tới máy phát điện xoay chiều, máy phát
điện xoay chiều chuyển đổi cơ năng của tua-bin thành điện năng.
Máy phát điện xoay chiều được kết nối với trục truyền tua-bin. Trục truyền có một phần
chuyển động gọi là rotor và một phần cố định gọi là stator bề mặt bên ngoài của rotor
được bao bọc bởi nam châm điện. Bề mặt bên trong stator hay thành xilanh được làm từ
cuộn dây đồng. Khi rotor quay bên trong stator, các eletron trong cuộn đồng “dao động” .
Sự chuyển động của chúng phát ra dòng điện, tương tự như thí nghiệm cảm ứng điện từ
của Michael Faraday vào năm 1831, nhưng trên quy mô lớn hơn.
− Các loại nhà máy điện
Một nhà máy thủy điện là một nhà máy mà sản xuất ra điện năng bằng cách sử dụng sức
nước đẩy các tuabin, lần lượt, các tua bin này điều khiển máy điện phát xoay chiều.
Những nhà máy điện này phát ra khoảng một phần tư lượng điện được sử dụng trên thế
giới. Với 54 nhà máy thủy điện và trữ lượng nước rộng lớn. Nhà máy Hydro-Québec sử
dụng nước để tạo ra hầu hết năng lượng chiếm 97% vào năm 2002. Bằng cách này, công
ty làm giảm khí phát xạ hiệu ứng nhà kính.


Nước đẩy xuống đường ống áp lực tới tuabin. Lực của nó làm quay tuabin sau đó tuabin
làm rotor quay và tạo ra sự chuyển động qua lại của các điện tích.
− Các loại tua-bin
Tua-bin FRANCIS
Tua-bin KAPLAN
Tua-bin CÁNH QUẠT
Tua-bin HƠI NƯỚC
Tua-bin PELTON
− Các cấu trúc giữ nước
Một trong những mục đích của việc duy trì các cấu trúc tường chắn là để tạo ra dòng nước
lớn, hay các bể chứa nước, chúng có chức năng rất đa dạng bao gồm việc tưới tiêu, trạm
phát điện, cung cấp nước và kiểm soát dòng chảy.
Các cấu trúc tường chắn được sử dụng để xây dựng các hồ chứa nước gọi là các đập và

đê. Đập được xây dựng trên đáy của dòng sông; cái đập được dùng để giữ nước lại và
tăng mực nước của bể chứa nước. Đê thường được xây dựng để gia tăng hiệu quả của đập
bằng cách ngăn chặn nước chảy khỏi bể chứa nước thông qua khe núi khác.
− Quản lý nước
Một trong những mục đích của những cấu trúc này là để chứa nước. Tại sao lại xây những
hồ chứa nước để trữ nước? dòng điện chứa những hạt electron chuyển động nhiều vô kể,
nó không thể lưu trữ trực tiếp. Tuy nhiên, việc lưu trữ nước cho việc sử dụng trong tương
lai cho phép năng lượng điện đáp ứng được nhu cầu về điện… nhu cầu thay đổi khác nhau
được tính toán theo thời gian trong ngày hay mùa. Chúng ta trữ gỗ ở những nơi khô ráo
vì những lý do tương tự: vì thế chúng ta có thể đốt chúng khi chúng ta cần.
Ở Quebec, nhu cầu về điện rất cao vào mùa đông và giảm đáng kể suốt mùa hè. Để đảm
bảo việc cung cấp đủ lượng nước cho cả năm cho các tổ máy phát . Hydro-Québec phải
quản lý một cách hiệu quả nguồn nước, bao gồm việc phân tích lượng mưa và các nhu cầu
dự báo trong tương lai.
2.3 Các nguồn năng lượng khác của nhà máy điện.
Hạt nhân
Nhiên liệu hóa thạch
Năng lượng sinh khối- Hydro- Năng lượng mặt trời.
2.4 Xây dựng và cải tạo thủy điện
Việc quyết định xây dựng một nhà máy điện liên quan trực tiếp đến nhu cầu phát triển
năng lượng. Tính hữu ích của nó phải được tính toán khi phải mất khoảng 10 năm để hoàn
thành việc phát triển nhà máy thủy điện.
Ba điều kiện tiên quyết trong việc xây dựng hay trang bị lại một nhà máy điện
Trước khi tiến hành việc xây dựng nhà một máy thủy điện,tập đoàn Hydro-Quebec phải
xem xét một cách kỹ lưỡng 3 điều kiện tiên quyết :
− Dự án phải sinh lời ở điều kiện thị trường hiện tại
− Nó phải phù hợp với môi trường và các nguyên lý của sự phát triển


− Nó phải được cộng đồng địa phương đó nhận

3. Truyền tải điện năng.
3.1 Điện đi như thế nào?
Sử dụng lực dẫn động của nước, chúng tôi thiết lập các điện tử di chuyển và tạo ra dòng
xoay điện chiều. Nhưng điện thường phải truyền đi với khoảng cách rất xa mới đến được
người tiêu dùng.
Việc truyền tải điện liên quan đến một loạt các quá trình chuyển đổi, các điểm kiểm tra và
các nhánh rẽ. Có 3 chức năng chính khi thực hiện đường truyền từ trạm phát đến nhà dân.
3.2 Dây điện, cột điện, cáp. Bó dây dẫn và đệm chèn.
Các cột điện hỗ trợ các loại dây cáp khác nhau: dây dẫn- vận chuyển năng lượng điệndây nối đất- bảo vệ cơ cấu khỏi sét; và dây cáp chằng – để treo cơ cấu nhằm bảo đảm độ
bền cơ khí của nó.
Một cuộn dây dẫn gồm một loạt hai, ba hoặc bốn dây dẫn luôn luôn được cách nhau bởi
đệm chèn . Dây dẫn được bó lại để sử dụng cho đường dây điện cao áp để giúp giảm tổn
thất năng lượng (do hiệu ứng cực quang), tiếng ồn âm thanh và nhiễu vô tuyến. Kết quả
là, họ đã cải thiện quá trình truyền tải điện. Ví dụ,sử dụng bốn dây dẫn nhỏ với đương
kính mỗi dây 3cm hiệu quả hơn và nhẹ hơn rất nhiều so với đường dây đơn có đường
kính 46cm. Những cột điện có điện áp cao-mang ba bó dây dẫn, mỗi bó dây trên một Pha.
3.3 Truyền tải công suất trên quảng đường dài.
Khi truyền một lượng lớn năng lượng điện, Việc tăng điện áp thì tốt hơn là mật độ dòng
điện (cường độ dòng điện), nhằm giảm được thất thóat điện năng và chi phí cho cấu trúc
đường dây. Phần lớn công suất được tạo ra bởi nhà máy Hydro-Quebec được truyền tải sử
dụng đường dây 735 kV. Nếu không có đường dây cao áp này, cảnh quang sẽ bị hỗn loạn
bởi các trụ điện. Một đường dây 735 kV bằng với 4 đường dây 315 kV, cấp điện áp giảm
tiếp theo. Thực tế, Hydro-quebec là công ty tiên phong trong việc truyền tải năng lượng
với điện áp cao: phát triển đường dây thương mại 735 KV đầu tiên trên thế giới, cũng như
là các thiết bị sớm nhất được thiết kế cho cấp điện áp này.
3.4 Các dạng cột điện.
Trụ điện hỗ trợ dây dẫn điện áp cao của đường dây điện trên cao, từ nhà máy điện đến
trạm biến áp nguồn và trạm biến áp vệ tinh đặt gần các khu vực dân cư.
Hình dáng, chiều cao và độ bền của chúng (độ bền cơ học) phụ thuộc vào sự căng dây mà
chúng tiếp xúc. Loại trụ điện này không tự truyền tải điên trừ khi sét đánh vào dây nối

đất dọc theo phía trên của cấu trúc. Cáp này được thiết kế để bảo vệ dây dẫn bằng cách
cho phép xả lưu lượng sét xuống đất xuyên qua trụ điện.
Các loại tháp:
Loại tháp truyền có hình thắt lưng
Trụ truyền mạch kép
Trụ treo hình chữ V


Ống thép cực
Tháp treo chéo
3.5 Trạm biến áp hoạt động như thế nào?
Các trạm biến áp có nhiều chức năng để điều chỉnh dòng công suất. Những trạm này cần
phải được tạo điều kiện cho việc bảo trì hệ thống, tăng tính liên tục cung cấp điện, đảm
bảo chất lượng dịch vụ và phân phối điện năng trên các đường dây khác nhau.
3.6 Xây dựng đường dây.
Các bước xây dựng đường dây truyền tải:
Bước 1: Giải phóng mặt bằng
Bước 2: Đường vào tạm thời
Bước 3: Sự dự trữ
Bước 4: Sự cung cấp thép
Bước 5:Thiết lập nền móng
Bước 6:Lắp ráp và dựng cột
Bước 7:Sự căng dây dẫn điện
Bước 8: Kiểm tra
Bước 9: khôi phục lại khu vực thi công
Bước 10:Chuẩn bị đất cho canh tác
4. Phân phối điện năng.
4.1 Tiến về gần nhà hơn.
Như một quy luật, dòng xoay chiều trung áp ba pha 25 kV rời các trạm phát bằng các
đường dây dẫn ngầm, các đường dây dẫn ngàm này sẽ trở thành đường dây trên không ở

một khoảng cách khác. Một hệ thống phân phối được tạo bở ba dây dẫn trần trên không
được gắn trên sứ cách điện tại các đỉnh của điện cực. Các dây trần trung tính , nằm cách
một vài mét so với ba dây này, được kết nối với một hệ thống nối đất để đảm bảo an toàn
cho công nhân và cộng đồng. Lưới phân phối cũng bao gồm các biến áp đặt trên các cột
điện; mục đích là để hạ thấp điện áp từ 25 kV xuống 120/240V - Cấp độ dành cho sử
dụng nhà ở. Điện áp thấp này đi từ cột điện đến các hộ gia đình bằng dây dẫn điện (có thể
ởtrên không hoặc dưới đất.)
4.2 Đường dây phân phối trên không.
Đường dây phân phối trên không, thông qua dây dẫn trên các cột gỗ,là một dạng căn bản
và được sử dụng ở hầu hết các vùng ở Québec. Hệ thống này bao gồm hơn 97,000 km
đường dây, và 99% trong số 2,500,000 cột điện được làm từ gỗ. Hydro-Québec phục vụ
khoảng 2.8 triệu khách hàng thông qua hệ thống phân phối trên không.
4.3 Đường dây phân phối ngầm.
Đường dây dẫn trên không không phải là cách duy nhất đưa điện về nhà. Các khu phố
dường như không có dây điện và cột điện thì họ có đường dây dẫn ngầm.


Khi dây dẫn có điện áp thấp thì được đi ngầm nhưng các máy biến áp và các đường dây
trung áp lại ở trên không, Nó được gọi là hệ thống phân phối hỗn hợp. khi hệ thống điện
hoàn toàn nằm dưới đất, dây trung áp sẽ được chôn xuống đất trong khi đó máy biến thế
được đặt trên mặt đất hoặc trong hầm dưới lòng đất. Hệ thống thứ hai phổ biến hơn ở các
khu vực đông dân cư và các khu phát triển nhà ở nhất định.
Đường dây dẫn ngầm ngày càng trở nên phổ biến. ỏ Mỹ, hầu hết các khu dân cư mới phát
triển đều có mạng cấp điện ngầm, ở phía Tây Canada 50% đường dây dẫn điện mới được
chôn dưới đất. Ở Quebéc quan cảnh không có dây điện đang dần trở thành nét đặc
trưng của cảnh quan đô thị. Ngày càng nhiêu thị trấn và thành phố chọn cách chôn đường
dây dẫn điện ở các khu phố mới.
Ngoài việc nâng cao cảnh quang, việc chôn hệ thống điện dưới đất còn bảo vệ các thiết bị
điện khỏi thời tiết xấu và cây cối. Nó còn giúp tạo thêm không gian cho các khu phố. Ở
Quebéc, khoảng 9% dây phân phối điện nằm ở dưới đất. tỉ lệ này nhiều hơn ở bất cứ đâu

ở Canada. Hệ thống điện ngầm này đắt hơn so với hệ thống điện trên cao và việc quyết
định có làm việc này hay không là của chính phủ và địa phương chứ không phải của công
ty cấp điện.
5. Mức tiêu thụ điện.
5.1 Đồng hồ điện.
Mỗi lần bạn sử dụng thiết bị điện, là bạn đang dùng điện. Vì vậy phải có giá để dùng
lượng cộng suất này, đồng hồ điện đo lượng điện năng chạy qua một tòan nhà một cách
chính xác. Hệ thống điện của Hydro-Québec dừng tại các công tơ điện của nhà bạn.
5.2 Tủ phân phối điện.
Đồng hồ điện được kết nối với một tủ phân phối, được biết đến như là tủ ngắt điện. Dụng
cụ này có một CB tổng, có thể ngắt điện toàn bộ ngôi nhà. Và có bao nhiêu mạch điện
trong nhà thì sẽ ứng với bấy nhiêu CB.
Bộ ngắt điện là một thiết bị đóng ngắt tự động ngắt dòng điện khi bị quá tải hay có gì bất
thường xày ra. Chúng bảo vệ mạch chống quá nhiệt tức thời vì các vấn đề dây dẫn hay các
khuyết điểm của thiết bị. Mỗi bộ ngắt được kết nối bởi 3 dây dẫn mắc nối tiếp với ổ cắm
hay hộp kết nối dọc theo mạch điện.
B. Hướng dẫn sử dụng phần mềm.
1. Vùng làm việc trong Adobe flash CS3
Khi bạn làm việc trong Flash, bạn có thể tạo ra một đoạn phim bằng cách vẽ một ảnh
hay nhập vào một ảnh vẽ, sắp xếp nó trong Stage, và làm chuyển động ảnh với thanh
thước thời gian Timeline. Bạn tạo ra vùng chuyển cảnh của một đoạn phim bằng cách
dùng các Action để tạo ra đoạn phim trả lời lại các sự kiện theo nhiều cách đặt biệt. khi
đoạn phim được tạo xong, bạn có thể xuất nó thành Flash Player, hoặc trình chiếu đoạn
phim trong chương trình Flash Player độc lập với Flash.


Bạn có thể xem một đoạn phim tạo ra trong Flash theo những cách sau đây:
Trong các trình duyệt Internet như Netscape Navigator, Microsoft Internet Explorer, các
trình duyệt này có thể dùng với Flash Player.
Với điều khiển Flash ActiveX trong Microsoft Office. Microsoft Internet Explorer đối với

Windows và các môi trường máy chủ ActiveX khác.
Trong Flash Player, một chương trình độc lập. như một chương trình chiếu phim độc lập,
file của đoạn phim có thể được phát mà không cần phần mền Flash Player.
2. Ảnh trong Flash
Flash cung cấp nhiều phương pháp để tạo ra ảnh gốc và xuất ảnh gốc này sang nhiều
chương trình ứng dụng khác. Bạn có thể tạo ra nhiều đối tượng bằng cách dùng các công
cụ hỗ trợ vẽ và tô, xác định các thuộc tính của csc đối tượng đang tồn tại. bạn có thể xem
mục tổng quan về cách vẽ và làm việc với cách chọn màu. Ngoài ra bạn có thể đưa vào
các ảnh đồ họa Bitmap hay ảnh Vector từ các chương trình ứng dụng khác và thay đổi ảnh
nhập này vào trong Flash.
3. Ảnh đồ họa với định dạng vector và bitmap.
Máy tính hiển thị ảnh với dạng Vector hay Bitmap. Nếu hiểu rõ sự khác nhau giữa hai
cách định dạng này có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.Flash cho phép bạn tạo ra và
làm ảnh chuyển động với định dạng Vector. Ngoài ra Flash cũng cho phép bạn mở thao
tác ảnh với định dạng Vector và Bitmap tạo ra trong ứng dụng khác.
4. Ảnh chuyển động (Animation) trong flash.
Khi sử dụng Flash, bạn có thể tạo ra các đối tượng chuyển động, làm cho chúng xuất hiện,
di chuyển ngang qua khung stage (nơi trình chiếu) Hoặc làm thay đổi hình dáng (shape),
kích thước(size), màu sắc(color), hướng xoay(rotation) và các thuộc tính khác. Bạn có thể
tạo ra các chuyển động từ Frame(khung) này sang Frame khác trong mỗi khung tạo ra
một ảnh riêng lẽ. ngoài ra bạn có thể tạo ảnh chuyển động kiểu Tween. Bạn cũng có thể
tạo ra ảnh chuyển động xuất hiện thành đoạn phim thông qua dùng các lệnh trong Set
Propert Action. Bạn có thể xem mục trợ giúp tại phần ActionScript.
5. Vùng làm việc trong Flash
Khi tạo và chỉnh sửa đoạn phim, bạn có thể làm việc với những thuộc tính quan trọng
có tên sau đây:
Stage: vùng hình chữ nhật nơi mà đoạn phim được phát
Thanh thước thời gian Timeline: tại đây các ảnh tạo ra sẽ diễn hoạt liên tục.



Hình 2.1: Thanh thời gian Timeline

Symbol(biểu tượng):Nguồn tài nguyên truyền thông có thể dùng lại trong phim.
Cửa sổ Library: Nơi các biểu tượng được thiết lập.
Movie Explorer: tạo ra một cái nhìn tổng thể về đoạn phim và cấu trúc của nó.

Hình 2.2: cửa sổ Movie Explorer

Các bảng trôi trên vùng làm việc, cho phép bạn thay đổi nhiều thành phần trong đoạn
phim và định cấu hình vùng làm việc trong Flash sao cho thích hợp nhất.
Vùng stage và thanh thước thời gian Timeline
Giống như phim chiếu, đoạn phim thực hiện trong flash có độ dài được chia thành
nhiều frame. Vùng stage là nơi tạo ra nội dung cho từng frame riêng biệt trong đoạn phim,
vẽ ảnh trực tiếp lên frame đó hay xếp đặt ảnh nhập vào.


Hình 2.3: Vùng stage nơi mà bạn tạo ra từng frame riêng lẻ cho đoạn phim.

Hình 2.4: Thanh thước Timeline là nơi sắp xếp thời gian chuyển động và lắp ráp ảnh vào trong các layer đặc biệt.

Thanh thước thời gian Timeline là nơi bạn sắp xếp thời gian ảnh chuyển động và
lắp ráp ảnh vào trong các Layer đặc biệt. trong đoạn phim. Timeline hiển thị từng Frame.
Các Layer hoạt động giống như các tấm phim trong suốt, giữ cho ảnh tách biệt
nhau vì vậy bạn có thể kết nối nhiều thành phần khác nhau lại thành một ảnh có thể thấy
liên tục.

Hình 2.5: Điều khiển biểu tượng ghế và hướng xoay trong mỗi đọan phim là những layer riêng biệt.


6. Tạo một đoạn phim mới với thiết lập thuộc tính cho nó.

Mỗi khi mở Flash, trình ứng dụng sẽ tạo ra một file mới, với phần định dạng mở rộng
là FLA. Bạn có thể tạo ra các đoạn phim mới do bạn làm. Thiết lập kích thước và số
lượng frame, màu nền background và thuộc tính khác của đoạn phim mới. Bạn sẽ dùng
hộp thoại Movie Properties.
Cách tạo một đoạn phim mới và thiết lập các thuộc tính của nó
a. Chọn trên trình đơn File > New. Sau đó chọn tiếp trên trình đơn Modify > Movie. Hộp
thoại Movie Properties xuất hiện. Tại mục chọn Frame Rate, nhập vào số Frame chuyển
động được hiển thị trong mỗi giây.(Hình 2.6)
Đối với hầu hết các anahr chuyển động hiển thị trên máy tính, đặc biệt khi chúng hiển thị
trên trang Web, giá trị từ fps( frame per second) đến 12 fps thường được sử dụng nhiều
nhất. (chế độ mặc định là 12 fps)

hình 2.6

Hình 2.7

b. Đối với mục chọn Dimension, bạn có thể chọn một trong những trường hợp sau:

Hình 2.8


Xác định kích thước Stage bằng pixel, nhập vào giá trị cho mục Width và Height. Kích
thước đoạn phim theo mặc định là 550 x 400 pixels. Kích thước tối thiểu là 18 x 18 pixel,
2880 x 2880 pixel.
Thiết lập kích thước trong vùng Stage để có khoảng trống xung quanh diện tích các mặt,
nhấp chuột vào nút Match Contents. Xác định kích thước đoạn phim tối thiểu, canh lề tất
cả các thành phần sang gốc trái trên của Stage trước khi sử dụng Contents trong mục
Match.

Hình 2.9


Thiết lập kích thước trong vùng Stage đến giá trị lớn nhất cho vùng in ra giấy. nhấp chuột
vào nút Macth chọn Print Margins(trong Macintosh)

Hình 2.10

c. Thiết lập màu nền Background cho đoạn phim, nhấp chuột vào nút Background color
chọn mục màu có trong bảng màu Background vừa xuất hiện.

Hình 2.11

d. Chọn một đơn vị đo trong trình đơn xổ xuống Ruler Units, chọn đơn vị đo cho loại thước
mà bạn muốn hiển thị trong cửa sổ của trình ứng dụng.


Hình 2.12

e. Sau khi xác định xong các thuộc tính, nhấp chuột chọn nút OK.
7. Xem trước và kiểm tra lại đoạn phim.
Khi bạn tạo ra một đoạn phim, bạn cần phát nó lại để xem các chuyển động và
kiểm tra các điều khiển chuyển cảnh. Bạn có thể xem và kiểm tra lại đoạn phim trong
Flash tại cửa sổ làm việc hay tại trình duyệt web.
Xem trước đoạn phim trong vùng cửa sổ tại stage:
Để xem trước đoạn phim bạn có thể sử dụng lệnh trong trình đơn Control, các nút trong
controller hoặc lệnh bằng bàn phím.
Để xem trước cảnh trong phim hiện hành, hãy thực hiện một trong những bước sau đây:
Chọn trên trình đơn Control > Play
Chọn tiếp trên trình đơn Window > Toolbars > control (trong Windows) hoặc Window >
Control(trong Macintosh) và nhấp chuột vào nút play


hình 2.13

Nhấn chuột enter (window) hoặc phím Return (Macinosh). Cảnh chuyển động hiển thị
trong cửa sổ Movie với số lượng Frame đã xác định cho đoạn phim.
Để bước sang các frame tiếp theo của quá trình chuyển động , bạn bạn hãy sử dụng nút
Stgep Forward và nút Step Backward trong bảng controller hoặc chọn những lệnh này
trong trình đơn control. Bạn có thể nhấn phím <&> trên bàn phím. Bạn có thể đến frame
đầu tiên hoặc frame cuối cùng của đoạn phim, bạn có thể sử dụng nút First Frame hay
Last Frame trong bản controller.

hình 2.14


8. KIỂM TRA LẠI ĐOẠN PHIM






Dù Flash phát đoạn phim trong vùng stage , nhiều chức năng chuyển cảnh và chuyển
động không thể hoạt động trừ khi đoạn phim được xuất ra định dạng cuối cùng. Bạn có
thể sử dụng các lệnh trên trình đơn control, hay xuất đoạn phim đang hiện hành ra dưới
dạng Flash Player và lập tức phát đoạn phim trong cửa sổ mới. việc xuất ra một đoạn
phim dùng các tùy chọn được thiết lập trong hộp thoại Publish Setting. Bạn có thể kiểm
tra một đoạn phim trong trình duyệt Web. Ngoài ra cũng có thể kiểm tra các action trong
đoạn phim dùng chế độ Debugger.
Cách kiểm tra các chức năng chuyển cảnh và chuyển động
Chọn trên trình đơn Control > Test Movie hoặc Control> Test Scene
Flash tạo ra một đoạn phim Flash Player (một file SWF), mở nó trong cửa sổ độc lập và

xem nó trong Flaash Player, File SWF được đặt trong cùng thư mục với File FLA
Cách kiểm tra đoạn phim trong trình duyệt Web.
Chọn trên trình đơn File > Publish Preview > HTML

9. IN RA FILE FLASH KHI BẠN HIỆU CHỈNH ĐOẠN PHIM
Bạn có thể in ra các frame từ các file FLA trong flash khi bạn làm việc để xem và
hiệu chỉnh đoạn phim. Ngoài ra bạn cũng có thể xác định các frame để được in ra trong
flash player bằng cách xem đoạn phim hiển thị trong flash. Khi in ra từ các FLA, bạn sử
dụng hộp thoại print để xác định loại Scene hay frame cũng như số lượng bản sao bạn
muốn in ra.
Trong Window, hộp thoại Page Setup xác định kích thước khổ giấy, định hướng
xoay ngang của khổ giấy. Tất cả các frame được in ra thành mỗi trang. Trong Macintosh,
những tùy chọn này được chia ra giữa hộp thoại Page Setup và hộp thoại Print Margins.
Hộp thoại Print và Page Setuplà dạng chuẩn khi chúng được hiển thị trong bất kỳ hệ điều
hành nào vào phụ thuộc vào driver máy in bạn chọn.

Hình 2.15


Để thiết lập các tùy chọn in ra:
1. Chọn trình đơn File > Page Setup ( trong Windows) hoặc File > Print Margins ( trong
Macintosh)
2. Thiết lập vị trí trang in. chọn center để in ra chính giữa trang.
3. Trong trình đơn bậc xuống Frame, chọn in ra tất cả các fram trong đoạn phim hoặc chỉ in
frame đầu của mỗi scene.

hình 2.16

4. Trong trình đơn bậc xuống Layout, chọn một trong những tùy chọn như hình 2.17:


hình 2.17

Actual Size sẽ in ra kích thước thật của các Frame. Nhập vào các giá trị trong tùy chọn
Scale để làm giảm kích thước hoặc phóng lớn Frame được in ra.
Fit on One Page làm giảm kích thước hoạt phóng lớn từng fram được in ra để lắp đầy
vùng trang in
Tùy chọn storyboard in ra chỉ một trang cho các ảnh đồ họa. nhập vào số ảnh đồ họa.
nhập vào số ảnh cho mỗi trang trong hộp thoại ký tự Frames. Thiết lập khoảng cách giữa
các ảnh trong một hộp ký thoại ký tự Story Margin. Chọn Label để in nhãn Frame như là
một ảnh đồ họa.

Hình 2.18

Xem trước cách sắp xếp cac Scene trên tờ giấy truosc khi in
Chọn trình đơn File > Print Preview
Cách In ra các Frame
Chọn trình đơn File > Print.


C. Một số giao diện chính
Trang chủ: như hình 3.1; Với giao diện được viết đơn giản. giúp người sử dụng dễ dàng
tìm kiếm thông tin.

Hình 3.1: Giao diện chính của công cụ hỗ trợ trên nền HTML

Hình 3.2: Trang giao diện.

Một số ứng dụng được viết trên nền flash như hình 3.3. Có giao diện sinh động và khả
năng tương tác với người sử dụng.



Hình 3.3: một số ứng dụng được viết trên nền flash.

D. Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tế
Sản phẩm của công trình nghiên cứu có tính năng:


Cung cho sinh viên có kiến thức thêm về môn học cung cấp điện, hệ thống điện và chuyên
đề cung cấp điện.



Giao tiếp và tương tác với người sử dụng thông qua máy tính.



Dung lượng nhỏ gọn, có thể chạy trên mọi hệ điều hành.



Ứng dụng: Khi sử dụng bộ công cụ này sinh viên có thể cung cấp thêm kiến thức cho
mình về các môn học chuyên ngành như: cung cấp điện, hệ thống điện, chuyên đề cung
cấp điện. Sản phẩm có thể được sử dụng trong thực tập sinh viên chuyên ngành.

E. Hiệu quả kinh tế và xã hội






Có thể dễ dàng phổ biến một cách rộng rãi.
Giao tiếp thân thiện với người dùng.
Dễ sử dụng.
Có thể dùng làm phương tiện học cho sinh viên.


PHẦN 3: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Sau thời gian nghiên cứu đề tài, dù thời gian khá dài và chúng em đã cố gắng hết sức hoàn thành
thật tốt đề tài, đúng thời gian quy định và đạt được nhiệm vụ được giao: Tạo bộ công cụ hỗ trợ
học tập môn cung cấp điện và hệ thống điện.

II. ĐỀ NGHỊ
Nghiên cứu đã hoàn tấp nhưng vẫn còn một số điểm cần phát triển thêm như:


Cần nâng cao thêm kiến thức chuyên ngành vào bộ công cụ.



Xây dựng bộ công cụ có thể chạy tốt trên mọi điều kiện.



Nâng cao khả năng tương tác giữa bộ công cụ với người sử dụng hơn.



Xây dựng cơ sở dữ liệu của bộ công cụ dễ dàng thay đổi hơn.



Phụ lục:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Quyền Huy Ánh, Giáo trình Cung Cấp Điện, Đại học Sư phạm Kỹ thuật
HCM, 2006
2. Bộ Môn Cơ Sỡ Kỹ Thuật Điện, Giáo trình Khí Cụ Điện, Đại học Sư phạm Kỹ thuật
HCM, 2007
3. Khoa Điện – Điện tử, Giáo trình đo lường không điện, Đại học Sư phạm Kỹ thuật
HCM, 2005.
4. Phạm Quang Huy, Hướng Dẫn Tự Học Adobe Flash CS3, NXB Khoa Học và Kỹ
Thuật-2009
5. Phan Thanh Bình, Hướng dẫn Thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC, NXB Khoa
Học Và Kỹ Thuật 2009


MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIAO DIỆN

Trang chủ

Trang giao diện


×