Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Hướng dẫn làm mồi câu cá chép mọi địa hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.21 KB, 22 trang )

Công thức
1- Bánh Mì Khô : 500 gr
2- Khoai lang luộc : 500 gr
3- Sữa chua ( rất chua ) : 100 ml
Trộn đều , sẵn sàng dùng , không ủ .
Tổng hợp
Buộc thòng lọng
Buộc Quân Y
Ðây là phương pháp khá dễ buộc và cũng rất chắc chắn. Tôi thường xuyên dùng nó đẩ
buộc dây “thẻo” và buộc chì vào dây câu chìm.
1. Tạo một nút xoắn bằng dây gập đôi
2. Xoắn nút thêm một vòng nữa
3. Xiết chặt hai đầu và cắt bỏ các phần dư (chừa lại 0.5cm)
Buộc Thòng Lọng Thắt Cổ
Kiểu buộc này cũng rất đơn giản và được các đao phủ dùng cho việc treo cổ ở các đoạn
đầu đài. Nó rất linh động và có thể tháo ra nếu muốn dùng lại
1. Gập độitạo ra một đoạn dài 20cm
2. Xoắn ngược lại vào chính nó 2 vòng
3. Móc đầu dây ngược lại vào vòng của dây đôi
4. Kéo đầu dây tới và bạn đã có thể dùng ngay !
Buộc Thòng Lọng Thắt Cổ Ðôi
Ðôi khi người ta dùng kiểu Thòng Lọng Thắt Cổ nêu trên theo cặp đôi để thả mồi câu đáy
biển với nhiều hơn một lưỡi đơn.
1. Tạo 2 dây Thòng Lọng Thắt Cổ theo nguyên tắc nêu trên
2. Lồng 2 thòng lọng này vào nhau như hình bên và xiết chặt
Buộc Thòng Lọng Thả Thõng
Kiểu buộc này hay thấy ở những người câu nhiều lưỡi ơ nhiều tầng nước cho cùng một
thẻo dây (câu biển)
Nnnn
1. Vòng dây lại thành nút
2. Xoắn vòng nút này với chính nó 5-6 lần


3. Nhớ tạo ra một khoảng trống giữa dây bị gập đôi khi xoay hay xoắn
4. Năm đầu còn lại của nút xoắn và xỏ qua lỗ giữa đã cẩn thận chừa ra ở trên
5. Giữ nút này bằng răng và kéo từ từ hai đầu dây sang hai bên
6. Xiết thật chặt một khi đã tạo thành nút
Comments Offon Buộc thòng lọng
Posted in KỸ THUẬT
Đăng bởi: Đức Tú | 21/10/2007
Các phương pháp buộc dây với móc
Thường các móc khóa được sử dụng để tăng tính linh động. Từ máy câu, dây được lôi ra
và buộc vào móc khóa. Từ đó móc khóa có thể dùng để buộc vào đoạn dây đầu cuối, với
‘thẻo’, với chì nặng hoặc với lưỡi câu. Chúng tôi xin trình bày ở đây các phương pháp
được coi là thông dụng nhất. Các phương pháp buộc móc không nhất thiết giống với các


nút buộc khác, mặc dù có thể trùng tên. Không nên phương pháp dùng buộc móc cho việc
buộc dây trực tiếp vào lưỡi câu.
Buộc Neo (Clinch Knot)
1. Xỏ đầu dây xuyên qua lổ móc. Gập lại và xoắn đầu đoạn dây xung quanh đầu kia của
chính nó khoảng 5-8 vòng. Dùng ngón tay giữ lại lỗ gần móc nhất và xỏ đầu dây qua lổ
ngỏ này.
2. Siết chặt đầu dây và kéo nút lại gần móc. Cẩn thận không để mối dây tuột ra.
3. Kiểu buộc này hoàn toàn có thể TUỘT ! Nếu bạn không muốn mất cả chì lẫn chài (và
cá !), hãy tạo một nút ở đầu dây để giữ nó lại không cho tuột qua.
Buộc Thắt Cổ (Hangman-Knot)
Buộc Thắt Cổ được coi là tuyệt hảo nhất và được dùng rất nhiều. Ðôi khi nó được dùng cả
trong viêc buộc vào … mang cá trong trường hợp quên hay không mang giỏ lưới đi.
1. Xỏ qua lõ móc khoảng 15cm đầu dây và vòng đầu dây trở lại chiều của chính nó, tạo
nên một bụng dây
2. Xoắn vòng qua bụng dây này khoảng 5-8 vòng xoắn
3. Xiết lại tạo nên một nút buộc

4. Kéo nút đã xiết lại gần với móc khóa
Buộc Dây Ðôi (Offshore Swivel Knot)
Cách buộc dây này dùng trong trường hợp buộc dây đôi vào móc và thường dùng ngoài
biển (gấp đội độ bền dây).
1. Ðặt nằm 2 sợi dây ngược nhau và đè lên nhau với khoảng cách chừng 22cm
2. Tóm đoạn chồng lên nhau như 1 sợi duy nhất và tạo một nút xoắn. Sợi ngắn hơn nên
được chuiqua hoàn toàn nút xoắn.
3. Xoắn như vậy vài ba lần
4. Ðầu dây còn lại bây giờ cũng được đưa qua nút xoắn một lần
5. Xiết chặt cả hai sợi dây
Comments Offon Các phương pháp buộc dây với móc
Posted in KỸ THUẬT
Đăng bởi: Đức Tú | 20/10/2007
Các phương pháp buộc dây với lưỡi câu
Khỏi phải nói, đây là các công nghệ có độ “tế nhị” và đòi hỏi tính cẩn thận cao nhất. Chưa
kể đến chuyện loay hoay không khéo lưỡi câu lại móc vào tay thì khổ ! Các bạn nên thực
tập các phương pháp này nhiều lần cho quen. Hầu hết các phương pháp đều có “bản
quyền” của tác giả nào đó từ xưa, chúng tôi sẽ giữ nguyên tên quốc tết của các phương
pháp khi có thể.
Buộc Jansik
Ðây là phương pháp khá dễ buộc và cũng rất chắc chắn.

1. Xỏ qua mắt lưỡi câu khoảng 15cm dây và tạo nên một vòng dây

2. Làm thêm một vòng và cũng xỏ qua mắt lưỡi câu một lầh nữa

3. Làm thêm một vòng thứ ba và cũng xỏ qua mắt lưỡi câu một lầh nữa.

4. Nắm cả 3 vòmg dây vừa tạo ra, lấy đầu dây xoắn qua 3 vòng này và xiết chặt lại
bằng cách nắm cả hai bên đầu dây kéo chặt

Buộc Parloma
Kiểu buộc này cũng rất đơn giản sau vài lần thao tác. Các đội câu biển quốc tế thường hay
khuyến khích dùng cách buộc này. Thậm chí người ta còn có thể buộc theo phương pháp
này trong đêm tối ! Bạn thử xem.

1. Gập đôi đầu dây tạo nên một dây đôi dài 12.5cm và xỏ qua mắt lưỡi câu

2. Tạo một thắt nút đơn giản bằng đoạn dây đôi này. Cố gắng tránh xoắn dây

3. Kéo vòng đầu cuối của đầu dây qua toàn bộ lưỡi câu



4. Xiết chặt lại. Dễ như trở bàn tay … !
Buộc Ðoạn Ðầu Ðài (Scaffold Knot)
Kiểu này còn dễ hơn nữa. Nó còn một tên nữa là Grant Uni-knot. Một người quen của tôi
ở nước ngoài (câu biển) đã dùng nó suốt 50 năm, mà chưa một lần bị mất lưỡi do tuột dây
khi dùng kiểu buộc này.

1. Xỏ 15cm dây qua mắt lưỡi câu

2. Xoắn ngược lại về phía lưỡi câu, vòng qua cả bản thân đầu dây này khoảng 3-5
lần, dùng ngón tay giữ tạo nên một ‘ống thông”

3. Xỏ đầu dây thừa qua “ống thông'”này

4. Xiết chặt và kéo nút buộc về phía lưỡi câu
Buộc Berkeley
Ðây là kiểu buộc có bản quyền của Berkeley R&D và dùng nhiều cho dây bện (không
dùng cho dây cước)


1. Gập đôi dây và xỏ qua mắt lưỡi câu một khoảng 15cm

2. Xoắn ngược lại về phía lưỡi câu, vòng qua cả bản thân đầu dây này khoảng 5-8
lần. Dùng ngón tay giữ lại nút đầu tiên

3. Xỏ ngược đầu dây thừa qua lỗ đầu tiên đang giữ bằng ngón tay

4. Xiết chặt và kéo nút buộc về phía lưỡi câu, đồng thời tạo một nút ở cuối đầu dây
nhằm tránh tuột dây
Kiểu “buộc Gary Marvin” hay “Nút buộc đẹp nhất thế giới”
Gary Marvin gọi kiểu buộc lưỡi này là “Kiểu nút buộc đẹp nhất thế giới – World’s Fair
Knot”, sau khi kiểu buộc này được bình chọn là người chiến thắng trong “cuộc thi các loại
nút buộc” bao gồm các cần thủ từ 498 quốc giá do công ty hóa chất Dupont tài trợ, tổ chức
ở bang Knoxville, Mỹ. năm 1982. Một kiểu buộc rất đơn giản, và dường như không có cơ
sở cho dây bị tuột khỏi lưỡi !

1. Gập đôi đầu dây và xỏ qua mắt lưỡi câu một khoảng 15cm, tạo thành một vòng
dây (vòng dây buộc lưỡi)

2. Lật ngược vòng dây về phía đuôi lưỡi câu, hơi đè đoạn dây câu xuống tạo ra hai
khoảng trống hai bên

3. Xỏ đầu dây xuyên qua cả hai khoảng trống này, ngay dưới bụng của vòng dây
buộc lưỡi. Việc này lại tạo ra một bụng dây.

4. Vòng đầu dây vừa xỏ qua bụng dây mới được sinh ra

5. Xiết chặt hai đầu dây, bạn đã có một nút Gary rất tuyệt !
Comments Offon Các phương pháp buộc dây với lưỡi câu

Posted in KỸ THUẬT
Đăng bởi: Đức Tú | 20/10/2007
Thẻo câu rô đồng
Comments Offon Thẻo câu rô đồng
Posted in KỸ THUẬT
Đăng bởi: Đức Tú | 20/10/2007
Thẻo câu cá tra
Comments Offon Thẻo câu cá tra
Posted in KỸ THUẬT
Đăng bởi: Đức Tú | 20/10/2007
Thẻo câu cá tra (chống vướng)


Comments Offon Thẻo câu cá tra (chống vướng)
Posted in KỸ THUẬT
Đăng bởi: Đức Tú | 19/10/2007
Một Góc Nhìn Về Mồi Câu
Xa xưa lắm, ông cha ta đã nhận định rằng: “Con người chết vì lòng tham, con cá chết vì
miếng mồi thơm!”. Cái vế thứ hai xem ra chí lý. ở đời, con gì không ăn?
Con cá cũng vậy. Nếu chịu khó quan sát và suy luận, chúng ta sẽ thấy vấn đề sinh thái của
loài cá thật đơn giản; chúng hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên và uốn bản thân ăn uống,
chơi bời, du ngoạn…theo dòng chảy của thiên nhiên. Khi thiên nhiên mở lòng, chúng đón
nhận hồ hởi. Khi thiên nhiên khắc nghiệt, chúng co lại, tìm cách thích nghi hay trốn tránh,
chờ thời.
Con cá tìm mồi trong thiên nhiên theo qui luật. Và, trước khi đi vào cả ngân hàng mồi câu,
chúng ta hãy dành chút thời gian nhìn lại những thực tế sinh thái, bởi vì, có nhìn nhận
đúng và phân tích đích đáng về loài cá (thậm chí từng loài cá), chúng ta mới mong chế tác,
làm mồi thích hợp với khẩu vị của chúng.
Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi: tại sao con cá, con tôm và các loại hải sản thường sinh sản vào
mùa mưa? Bạn đã từng thấy sau mỗi cơn mưa rào, những con cá tìm nhau vật tổ ầm ầm,

nô rỡn, tung tăng quấn quýt? Xin thưa: chúng đang ở thời kỳsung túc về thức ăn (tức mồi)
đấy. Vâng! những cơn mưa rào, những trận dông bão của thiên nhiên tác động, cây cối ngả
nghiêng, nước dâng, đất lở…đó là những tai nạn cho biết bao nhiêu tổ kiến, tổ mối, tổ ong,
trùn đất, trứng chim, hoa trái, sâu bọ…tan vỡ. Cả những chất hữu cơ lúc này cũng hòa tan
theo làn nước. Tất cả, chúng là nguồn thức ăn phong phú, bổ dưỡng và sinh động cho con
cá, con tôm. Rồi, trong bao la thủy cung kia, con lớn tìm ăn con nhỏ, con sống rỉa con
chết, thằng lành bắt nạt thằng qùe rồi “No cơm, ấm cật và…rửng mỡ”, bọn cá, tôm bắt đầu
hứng tình, thức dục. Chúng tìm nhau, chúng vui vẻ và đây chính là mùa sinh sản của
chúng.
Có lẽ xa xưa lắm, ông cha ta đã nhìn vào hiện tượng này và dùng các loại côn trùng, ngũ
cốc để làm mồi câu cá.
Thế nhưng, hình như về khoản ăn uống thì con cá có khía cạnh nào đó giống con người.
Giống ở chỗ…kén ăn và thích ăn ngon. Cái món ngon ở đây đối với cá cũng là ước lệ. Ví
như một con cá tai tượng trong bể nuôi bằng kính. Ban đầu, bạn cho ăn bằng cơm, nó vui
vẻ ăn ngay. Thế nhưng nếu bạn cho ăn bằng tép thì nó sẽ tìm tép ăn mà không màng tới
cơm nữa. Rồi một ngày kia, bạn thảy xuống bể một khúc trùn biển kèm vài con tép, tôi
dám chắc chú cá tai tượng kia sẽ nhằm khúc trùn biển mà táp trước.
VÀI DÒNG ĐÁNH GIÁ VỀ MỒI CÂU ViỆT NAM
Khi đặt bút viết những dòng này, tác giả có thể đoan chắc với các bạn rằng: ngay cả một
BỘ LUẬT CÂU CÁ chưa hề được manh nha trong chúng ta. Chính vì vậy, việc được câu
cá thiên nhiên ở đâu, câu những con cá như thế nào từ kích cỡ, chủng loại, giòng giống..vv
còn đang là câu hỏi thật “vô duyên” đối với dân câu Việt Nam. Con cá đã vô tư đánh bắt
vậy thì con mồi càng vô tư bào chế nhiều khi đến…phát sợ (người câu lên không dám ăn).
Từ ý thức xã hội còn hạn chế này, chúng ta hoàn tòan không thể so sánh công nghệ làm
mồi câu của Việt Nam so với các nước phát triển và châu Âu trong giai đoạn hiện nay.
Hàng ngày trên intenet, chúng thấy cả trăm, ngàn hãng chuyên sản xuất và bán mồi câu
trên thế giới. Tham khảo các sản phẩm của họ, chúng tôi thấy thật phong phú. Sự vi diệu
của những túi, hũ, ngăn… mồitừ côn trùng đến giả côn trùng và các loại hỗn hợp bộ, dẻo,
tinh dầu…kia chắc còn khía cạnh phải bàn nhưng đa số, nó được chế tác từ những thành
phần không gây nguy hại cho an toàn thực phẩm, hạn chế ảnh hưởng môi sinh. (những túi



mồi câu đều được ghi date cụ thể, qúa những hạn ấy, đa phần tự phân hủy để không trở
thành ô nhiễm).
Đáng tiếc, cho đến khi tôi soạn cuốn sách này, ở Việt Nam, chưa có một cty mồi câu và,
việc mong muốn có một phòng thí nghiệm để cho ra những sản phẩm đạt tới sự vi diệu:
khoái khẩu đối với cá, an toàn môi sinh, thực phẩm, gọn nhẹ trong hành trang cần thủ, giá
cả phù hợp…đang là mơ ước. Lác đác ngoài Bắc, trong Nam có 1-2 cửa hàng bán ngư cụ
quan tâm sâu hơn về lĩnh vực mồi; họ đem những kinh nghiệm câu kéo của bản thân chế
tác thành công thức, họ nhập mồi câu cao cấp, bình dân của các hãng đồ câu nước ngoài
bằng nhiều đường từ nhờ bạn bè xách về, oder qua mạng, nhập cảng…và đây là một việc
làm đáng khuyến khích, lời lỗ chưa nói nhưng chí ít anh em đã giúp cần thủ chúng ta làm
quen với công nghệ mồi câu của thế giới.
Tuy nhiên, với thực tiễn con cá, con tôm Việt Nam, những loại mồi ngoại nhập hiện tại kia
không hiệu qủa hơn (nếu không nói là kém hơn), giá cả còn rất cao chỉ phù hợp với các
cần thủ có túi tiền rủng rỉnh. Thêm một đặc tính vốn dĩ xưa nay của anh em cần thủ: thích
tự tay mình chọn lựa, chế tác mồi câu. Vâng! Đó cũng là điều người soạn sách tâm đắc;
bởi làm mồi câu cho mình chính là khẳng định niềm tin quyết chiến thắng đối với con cá
ngay từ trong ý chí…
Chính vì thế, từ nhiều chục năm qua, những công thức mồi câu, những phương thức câu
cá luôn được tôi sưu tầm, lưu trữ, kiểm chứng bằng tất cả niềm say mê câu kéo không mệt
mỏi của mình…
HiỂU CÁ ĐỂ LÀM MỒI
Mồi câu cá trong tự nhiên, trong bào chế, pha trộn không khó. Bạn bỏ công, bỏ tiền ra là
có thể có những loại mồi ưng ý. Tuy nhiên, để mồi câu phát huy hết sự linh diệu của nó,
bạn phải làm thêm nhiều vấn đề khác như chuẩn bị lưỡi, dây, cần, vị trí câu, thời gian và
thời tiết… Một điều về nhận thức quan trọng bạn phải ghi nhớ là: mỗi loại cá có cách táp
mồi, ăn mồi khác nhau. Đây chính là phần then chốt để mồi của bạn phát huy hiệu qủa. Ví
như cá Chẻm thì bao giờ cũng táp ngang con mồi; chính vì lẽ đó mà hầu như 90% con
Chẻm dính câu lưỡi câu đều ngoắc vào bên mép. Do đó, đa số tay câu Chẻm chỉ cần móc

con tôm ở nơi đuôi. Chính xác như đặt lòng: dẫu nước chảy xiết cỡ nào, con Chẻm cũng
lao táp ngắt gọn cái mũi giáo của con tôm văng ra ngoài còn tất tật chú tôm lọt thỏm vào
trong vòm họng.
Cá Chép thì khác, chúng ăn mồi bằng cách ủi mồi lên mà hớp; chúng ủi lành nghề đến nỗi
mỗi lần chúng ủi là ta thấy phao nhấm nháy. Chỉ tới khi con cá quyết định nuốt mồi thì tùy
theo từng con, có con nhợm lưỡi chạy đi phao sẽ thụt nhưng có con ngửa miệng lắc mang
thì phao ta pềnh. Những tích tắc đó, người câu phải giựt ngay. Chậm nửa giây sẽ là lỡ đò
mãi mãi!
Cá Mè khác hơn, chúng ăn nổi và ăn bằng cách hớp hớp nhẹ những phù du, sinh vật trong
nước. Khi chúng gặp cục mồi của bạn, chúng cũng hớp như vậy chi đến khi…hết nạc vạc
đến xương: hớp đúng cái lưỡi câu và vùng chạy thế là cái phao của ta chúi chúi đổ xiêu.
Khỏi giật chi mất công xảy cá vì chúng đã tự vướng lưỡi câu rồi.
Cá quả khôn hơn, chúng thường táp mồi sống, động nhưng nếu khi táp xong rồi, ta đề
căng dây qúa, chúng sẽ nhợm lưỡi mà nhảy dựng ói lưỡi ra, để chùng dây có khi nó buông
mồi luôn. Người câu khôn mồi là người biết dùng đọt cần câu rung nhẹ tạo cảm giác cho
cá rằng con mồi kia đang muốn giãy thoát thân. Với đặc tính nôn nóng và háu ăn, chúng sẽ
nuốt mồi và các công đoạn sau của bạn qúa đơn giản.
Con cá xưa nay vốn nhạy với các mùi. Những mùi huơng, thơm, tinh dầu…thường được
chúng tìm đến. Tuy nhiên, người câu cần phải hiểu rằng con cá có khứu giác thính gấp
hàng trăm lần con ngưởi và rất mẫn cảm với các hóa chất vô cơ. Một lưỡi câu được bảo
qủan ngâm trong dầu nhớt sẽ câu kém hiệu qủa so với chiếc lưỡi câu sạch sẽ khác. Đơn


giản: con cá e ngại mùi dầu. Trong qúa trình đi tìm những công thức mồi câu để câu sao
cho hiệu qủa; chúng tôi đã bỏ thời gian tiếp xúc với các loại tinh dầu như: Tinh dâu,
Chuối… Và thật rõ ràng: cùng một hồ câu, khi câu bằng tinh dâu hữu cơ (tức chiết xuất từ
trái dâu ta hoặc dâu tây) con cá Chép rất thích và câu khá hiệu qủa. Trong khi đó, cũng hồ
câu đó, thời gian đó, câu bằng tinh dâu vô cơ mua tại chợ Kim Biên thì con cá không
màng. Mặc dù, với 2 loại mồi này, khi trộn, mũi chúng ta chỉ thấy mùi dâu giống nhau. Té
ra, con cá ngửi hay hơn chúng ta nhiều.

Cũng có bạn câu nhiều tuổi, có nếp suy luận kinh điển về cách ăn mồi của con cá; chẳng
hạn cứ nghĩ rằng cá trê là phải ăn mồi gần bờ, sát đáy… Nhưng cũng có thể hơi nhầm vì
cá trê lai, trê trắng bây giờ nhiều con cứ giữa hồ mà sống, mà hóng mồi. Tất nhiên, với
loại cá trê vàng cổ kính thì chúng vẫn ăn mồi sát bờ, vào ban đêm, mạnh vào những lúc
mưa dầm…thế nhưng nữa rằng: càng ngày, giống cá trê này trong thiên nhiên càng ít đi
bởi chúng không có năng suất; vậy thì cái suy luận cá trê ăn sục vào bờ nên quên dần dđi
là vừa. Hoặc, cứ nói đến câu cá Bông Lau là thợ câu kỳ cựu một thời phán xanh ngắt rằng:
Đi Bông Lau phải là những ngày nước mái hoặc nước kém. Nhận định này vẫn không sai
nhưng hình như không…sướng. Không sướng bởi mấy năm nay câu Bông Lau ở những
ngày nước kém, nước mái vào mùa đón cá thì con to cũng chỉ chưa tới 3 kg mà con nhỏ (1
kg trở xuống) thì hơi nhiều. Thế nhưng, vào con nước rong, chơi thẻo dài thì vớ cá to đùng
là chuyện thường ngày. Mấy em thợ câu tre trẻ ôm cá về cười loe toe, giọng chảnh lắm:
Không chơi thì thôi, chơi cho đáng!
Nói về làm mồi cũng cần đề cập đến thị giác và khứu giác của con cá nữa. Cá lăng, trê,
tra…khứu giác phát triển hơn thị giác. Chúng có bộ râu thính mồi lắm. Chính vì thế, mùi
mồi càng nặng, chúng càng khoái tụ tập về. Dân câu cá tra trong hồ thường ngó nhau lắc
đầu khi vợt con cá lên bị…trụi râu. Có lẽ, ông chủ hồ câu kia cũng khá ma mãnh đã cho
cắt râu cá đi. Thật tội nghiệp cho các chuyên gia mồi câu và cũng là dịp thử tài họ. Mồi
phải là xuất sắc lắm cá mới tìm được còn nếu không mồi cũng chỉ như mẩu khoai lơ lửng,
con cá bơi há mồm hớp phải nhai luôn và cần thủ kia qủa là may mắn. Đối với những con
cá nhận biết mồi bằng thị giác nhanh nhạy như rô, phi, giếc…thì con mồi màu sáng hơn
bọn cá sẽ tiếp cận nhanh hơn. Ví như câu rô, câu bằng trứng kiến, con rô mau ăn mồi hơn
là móc con ong non cho dù xét về dinh dưỡng thì chưa chắc mồi nào đã giàu đạm hơn mồi
nào.
Có mồi câu hay, chưa chắc bạn đã câu được nhiều cá mà khi câu có người còn xét theo
Phong Thuỷ. Ví như một số người cho rằng họ mạng Kim nên hợp với những mồi lạnh.
Trong thành phần mồi, cố tránh những vị có nguồn “xung” với tuổi mình. Lẽ này, luận ra
thấy diệu vợi nhưng ở khía cạnh nào đó chúng ta cũng nên thông cảm cho chính ta bởi đi
câu là thư giãn, là giải tỏa; nó cần lắm những tương hợp tâm linh, thư thái não trạng, yên
tâm vận mạng… Rồi, chả lẽ không thuyết phục hay sao khi thợ câu lão luyện dẫn giải

rằng: Cùng là câu con cá Bông Lau thôi, nếu ta câu mùa nước mặn ép vào; nồng độ muối
trong nước sẽ đánh bạt mùi hôi của con gián tương ứng với sự trơ cảm của con cá Bông
Lau. Những lúc ấy, câu mồi Gián là vô dụng. Thế nhưng, vàomùa lũ, mưa, nước ngọt trên
nguồn dồn đẩy mặn đi, ta câu con gián cũng nhạy với Bông lau không thua gì câu bằng
con trùn biển. (nói về trùn biển, nó sống ở sình lầy lợ, mặn, là thức ăn khoái khẩu hàng
đầu của nhiều loại thuỷ sản trong đó có Bông Lau).
Câu trong thiên nhiên không căn cứ mồi nào là ưu việt trong số mồi tôi sắp phân loại. Ví
như nơi nước chảy, người ta không thể vo mồi bột mịn mà câu. Cũng khó có thể nói rằng:
mồi nào tốt, mồi nào xấu mà chỉ có thể khái niệm hiệu qủa hay kém hiệu qủa bởi lẽ, con cá
ăn mồi theo sở thích, thời tiết, trạng thái môi trường, lưu chuyển dòng chảy, lực hấp dẫn
của vũ trụ, biến động của địa tầng và nhất là đặc tính sinh thái của chúng.


Một nguyên tắc mà thợ câu chúng ta rất cần phải có mà tôi gọi nôm na là “con mắt nhà
nghề”; Đại khái: không cần cao siêu đến độ nằm lòng con nước nhưng chí ít, đi câu nơi
đâu phải nắm được: địa hình, thời tiết, độ sâu, trạng thái nước…để chuẩn bị và thao tác
mồi mới có thể chắc chắn hiệu quả được. Ví như cái hồ cá ông chủ kia đào hình chữ V dốc
dựng về giữa hồ mà bạn không biết cứ xả mồi dụ nó như nơi đáy phẳng thì bao nhiêu cám
bã tuột trôi ra giữa hết. Thành thử, con cá chỉ xà quần nơi giữa hồ chứ trong ổ câu của bạn
chả có gì đâu. Vậy thì, mồi ngon mà làm gì!!!
Trong chuyên đề về mồi câu, xin các bạn cũng làm quen với những thuật ngữ: quen mồi,
nhờn mồi, mám mồi, bén mồi, nhát mồi, dạn mồi, ngấy mồi…ngay từ những dòng này.
Cũng xin lưu ý trước cùng bạn đọc ham câu rằng: cá trên thế giới có hàng chục ngàn loại,
thực đơn để câu chúng người ta có hàng trăm bài; nếu ngồi mà dịch hết ra, liệt kê hết ra
với đủ loại tên Tây, tên tàu e rằng người đọc sẽ rối bòng và…tẩu hỏa nhập ma. Chính vì
vậy, để giản lược, tác giả chỉ đưa ra những gia vị gần gũi, trên nền ngũ cốc, côn trùng
xung quanh ta. dễ kiếm ngay trong vừon, ao, dễ mua ở tiệm thuốc Bắc, thuốc Nam ngay
cạnh nhà mình. Điều đáng kể ở đây là: có những công thức mồi câu gia truyền, dân gian…
của các cao thủ ôm giữ bao nhiêu năm, hôm nay người cầm bút xin được “hóa giải lời
nguyền của họ” để giới thiệu, cống hiến với làng câu Việt Nam…Hiệu qủa hay không xin

các bác đọc, có điều kiện thì thử xem. Thiết nghĩ: đi câu, tự làm mồi đã là một cái thú…
Tuy nhiên, xin nhắc lại cùng các bạn là: Chúng ta làm mồi ngon qúa là chúng ta làm hư
con cá trong một giai đoạn nhất định; sau giai đoạn ngấy mồi, cá lại có xu hướng trở về
với những mồi câu thiên nhiên vốn dĩ. Chính vì lẽ đó, tôi cũng thành thật khuyên các bạn
đi câu trong điều kiện kinh tế không cho phép thì cũng không nên câu nệ qúa về khoản
mồi câu làm gì. Những mồi câu đơn giản vẫn có thể tóm được cá to….
Đức Tú (st)
Comments Offon Một Góc Nhìn Về Mồi Câu
Posted in TẢN MẠN
Đăng bởi: Đức Tú | 19/10/2007
Mồi Câu
Nếu đã nói đến đi câu thì ai trong chúng ta không muốn dính được cá. Chuyện thắng bại
trong nhữngchuyến đi câu dường như đã thành thói quen của dân câu nhưng cái chính ở
đây là bại như thế nào hay thắng ra sao. Khi ta bước vào một ao cá nào đó, việc đầu tiên
của các cần thủ là sẽ quan sát xem những cần thủ lâu năm tại ao đó câu bằng mồi gì hay
câu bằng cách nào (nhưng đây chỉ là bài viết về mồi câu nên tôi không đề cập đến kỹ thuật
câu), việc thắng bại khi xuất quân của các cần thủ đôi khi chỉ nằm trong một cái bao nylon
hoặc cái hũ nhựa đựng thứ gì vàng vàng, xanh xanh … ôi thôi đủ màu, đủ mùi thơm có,
thúi có, thum thủm cũng có tuốt. Mồi câu đấy !
cũng có tuốt. Mồi câu đấy !
Cách đây chừng sáu hay bảy năm khi Đầm Sen khu A cho câu và cũng tại vì nơi đó thu
hút nhiều cầnthủ và cũng vì Đầm Sen khi đó cá cũng nhiều nên khi vào đó các cần thủ chỉ
dùng mồi Hà để câu các loại cá Tra, Trê … Còn cá Mè, Chép thì họ chỉ dùng mồi rất đơn
giản nhưng có người câu hai cần mà cả ngày bắt không dưới mươi ký cá Mè, nói ra chắc
rất ít người tin, xin thưa đó chỉ là: cám rang + bánh mì cho thêm ít vani hay dầu chuối.
Hoặc là: cám rang cho thêm chút ngũ vị hương rồi cho một tí nước vừa đủ dính và thế là
cứ bắt vào bơm và a-lê-hấp ! Đặc biệt câu cá Chép họ rất thích dùng bột bích chi + khoai
lang. Ngay cả chú tôi – một người rất ham câu – cũng đã rất nhiều lần bắt cá Chép bằng
mồi đó. Ngày ấy, tôi chỉ mới 15 tuổi nên đi thường theo chú tôi để giúp việc và học hỏi.
Tôi thấy cứ người này truyền người kia cách làm mồi, được 1 thời gian sau thì bỗng nhiên

cá chậm ăn hẳn và thế là mỗi người tự nghĩ ra cách làm mồi riêng cho mình. Tôi nhớ có 1
người tên Hùng anh ta sáng chế ra cái thứ mồi quái gì mà cả ngày bắt toàn cá Chép, mọi


người rất muốn biết anh ta dùng mồi gì nhưng anh ta rất ít chỉ cho ai (nếu có chỉ chắc cũng
là số ít). Cứ như thế, anh ấy đã bảo vệ được bản quyền (!) của mình cho đến khi Đầm Sen
khu A đóng cửa. Cũng nhờ khu A đóng cửa, anh Hùng mới chịu tiết lộ bí quyết cho chú
tôi. Công thức là 500g bánh dầu + 500g bột đậu xanh + 500g khoai lang tất cả trộn điều
với nhau. Nhưng đến bây giờ tôi vẫn chưa thử nên không dám nói năng suất thế nào.
Cùng với việc vừa câu tại Đầm Sen thì lúc đó chú tôi còn đi hồ Bình An. Nếuai đã từng
chinh chiến tại Bình An lúc chưa đóng cửa thì sẽ biết cá to và nhiều như thế nào, mà đặc
biệt là cá Trắm, Tra. Dạo ấy có 1 cần thủ (ông ấy bây giờ đã không còn đi câu nữa) câu cá
Trắm dường như là sát cá nhất tại hồ. Điều đặc biệt là ông ta thường đi câu cá Trắm ban
đêm tại đó bằng 1 loại mồi mà hình như nói lên là người còn muốn ớn ăn nói chi đến cá.
Ông ấy vốn có quen 1 vài người bạn làm đầu bếp tại các nhà hàng và ông ấy đã nhờ các
người bạn đó lấy cho ông ta 1 hủ dầu ăn đã chiên xào các loại thức ăn thừa lại. Khi câu,
ông ta gắn bánh mì vào lưỡi câu và ngâm khúc bánh mì đó vào hủ dầu đó xong quăng
xuống, chỉ trong 1 đêm ông ấy câu không biết bao nhiêu cá Trắm nhỏ có, to có. Riêng chú
tôi thường câu Trắm cỏ tại đây bằng mồi mà tôi nghĩ là rất thích hợp cho con cá Trắm cỏ
nào thích ăn kiêng: đó chính là cây Ngò cắt đuôi lấy chỉ quấn vào lưỡi cứ thế mà câu, chỉ
với mồi như thế chú tôi đã bắt cũng khá nhiều cá Trắm. Tại hồ Bình An, chú tôi đã câu
được 1 con cá Tra 9kg – mà quí vị biết câu bằng mồi gì và câu như thế nào không ? Rất ư
là đơn giản: bánh mì + cám rang + bột bích chi, còn cách câu thì câu bằng bơm chìm.
Câu cá bây giờ tại các ao thì hình như là mồi nào ao nấy. Như mấy ao ở Thanh Đa thì các
cần thủ tại đó làm mồi gì thì cũng không quên cho cho thêm 1 bịch cám tanh. Nói về việc
mỗi cần thủ tự bảo vệ mồi và cách câu tại 1 ao nào đó, suy cho cùng họ là những người
chuyên đi câu cơm. Ví như ở hồ Đầm Dơi (Q7) có 1 cần thủ chuyên câu cá Mè. Hồ này
chủ hồ không chịu thả cá nữa nên chỉ còn những con cá to nhưng khó câu. Thế mà cái anh
chàng chuyên câu cá Mè đó đêm đêm lại xách cần đi và đến sáng ra thì bán lại những con
cá Mè khoảng 4-5kg cho các cần thủ khác hay chủ hồ. Mọi người câu tại đây rất muốn biết

anh ta đã dùng mồi gì nhưng không bao giờ anh ta chịu hé miệng. Rồi có người tìm cách
lấy thử mồi của anh ta xác định trong mồi ấy có mùi tinh bơ và pho-mai. Thế là mọi người
bắt đầu sáng chế mồi dựa trên 2 nguyên liệu ấy. Họ cứ nhồi hết khoai lang, bánh mì … Có
những cục mồi của họ nói về tiền có lúc lên đến vài chục ngàn là ít. Tất nhiên, năng suất
cũng không đến nỗi nào. Nhưng tôi để ý anh chàng chuyên cá Mè kia năng suất vẫn là đầu
sổ.
Chuyện mồi câu có thể nói hoài không hết được vì hình như mỗi ao người ta cho cá ăn gì
thì ta nên câu bằng mồi giống theo như vậy thì tốt hơn. Nhân đây tôi xin kể tiếp 1 câu
chuyện nho nhỏ mà tôi cũng chỉ nghe được từ khi anh em 4so9 họp tại Văn Thánh. Trước
đây, đối diện Ao Đôi (ở Bình Chánh) có ao cá tên là Thanh Mai. Ao này khi mới khai
trương thì cho câu tính ký nhưng hiểu sao sau này họ lại cho câu tính giờ, thế là nhóm anh
Dũng vào đấy câu nhưng mà nhóm anh ta câu lại bị thất bại. Thế là vô tình bữa đó anh ta
thấy chủ ao đổ thức ăn thừa xuống và cá liền đánh tim và tụ vào chỗ đấy, anh ấy liền nghĩ
ra 1 cách làm mồi hữu hiệu và cũng đơn giản chỉ việc nhồi vào mồi câu 1 ít dầu chiên thức
ăn thế là chỉ có kéo, kéo và kéo , chủ ao đành chịu thua. Cá Chim là loại cá ăn tạp, để câu
được những con cá Chim lớn cũng cần phải tuyển mồi cẩn thận. Có cần thủ dùng mồi câu
cá Chép, Trắm nhồi thêm vào đó nhiều trứng kiến và huyết heo. Thế nhưng tôi lại thấy 2
cần thủ từ bên Đồng Nai sang Ðồng Diều câu bằng con thằn lằn và con rắn mối và năng
suất rất khá !
Từng được đi theo ông chú câu ở nhiều ao hồ, tôi thấy những cần thủ người Đài Loan và
Trung quốc không câu thì thôi nhưng câu là thường dính cá hơn các cần thủ Việt nam.
Nhiều người lân la hỏi nhưng phần vì không biết ngoại ngữ, phần vì các ông khách này đi
câu hay mang theo phụ nữ nên cũng bất tiện ! Trong một lần đi câu, tôi năn nỉ chị phụ nữ


người Việt trong bọn họ, chị này tìm cách cho tôi 1 cục mồi và phân tích mãi chỉ thấy mùi
hoa hồi với va-ni. Chị phụ nữ nhiệt tình chỉ cho tôi đường đi lên chợ Kim Biên. Chắc là
hóa chất ! Tôi nghĩ như thế và trong một lần đi câu cùng nhóm 4so9, thấy bác Hồ Văn Hán
câu Chép bằng mùi dâu rất năng suất. Có lẽ những người Đài Loan kia từng sử dụng. Rồi,
trong một lần câu ở hồ Minh Tâm, tôi đã dũng cảm trộn cả nửa cái kem Walls (!) vào nắm

mồi câu. Hôm ấy, tôi câu cá Chép với năng suất hơn bình thường và cũng là lần đầu tiên
được ông chú khen là sát cá. Gần đây, trong những lần đi câu tại những hồ lớn, tôi còn
được bày các làm mồi câu cá tra bằng … nhau thai + bông gòn băm nhỏ trộn với chất thải
trẻ em (!) … Thú thật, tôi chỉ nghe thôi cũng đã thấy hãi và nhức đầu.
Thưa các bác, các anh và các cần thủ!
Tôi theo làm mồi câu và đã tốn không biết bao nhiêu tiền cho những cục mồi khủng hoảng
rồi. Thế mà cho tới hôm Chủ Nhật vừa qua, đi qua chỗ anh Hào Cây gõ nhìn thấy mẹt
trứng kiến đầy vun lên, tôi rẽ vào mua 1 lon nhỏ, về nhà, sau cơn mưa chạy ra mé Bình
Chánh vắt trứng kiến câu rô mề và sặc. Những con cá đồng lên theo nước dễ tính ăn mồi
vui vẻ giật rất ép phê cánh tay. Chỉ trong vòng 1 giờ, trong giỏ của tôi đã hơn chục con cá.
Thật là tuyệt. Tự nhiên, tôi cứ nghĩ đơn giản rằng chính chúng ta cứ thêm phức tạp vấn đề
ra. Những loại mồi truyền thống theo tôi vẫn đáng trân trọng. Để kết thúc bài viết đơn giản
này, tôi cứ mong ước là Việt Nam mình sao được giống như châu Âu (hay là Thái Lan
thôi) về lĩnh vực bảo vệ ngư trường. Câu bao nhiêu con, cá cỡ nào thì được bắt lên, cá thế
nào phải bảo vệ. Khi ấy, chúng ta chỉ cần những loại mồi đơn giản, rẻ tiền cũng đủ bắt
được những con cá như ý muốn.
Xin dừng bài ở đây, chúc các cần thủ luôn câu đâu thắng đó và luôn được nhiều sức khoẻ
để tiếp tục sự nghiệp câu, câu và câu …
Comments Offon Mồi Câu
Posted in TẢN MẠN
Đăng bởi: Đức Tú | 15/10/2007
Câu chép sông tự nhiên bằng mồi gì hiệu quả nhất
Câu Chép sông tự nhiên yêu cầu bạn phải có thời gian, thứ nhất để câu được cá bạn phải
chọn vị trí tốt, thông thường là các hỏm ăn sâu vào bờ, cuối gió, độ sâu thì tùy.
Bạn phải là người biết lặn, vì phải dọn đáy khu vực bạn câu, phải lặn xuống đáy để dọn
sạch rác cành cây hay các chướng ngại vật ở đáy, yêu cầu khi dọn xong đáy phẳng, sạch.
Tiếp theo dùng 15 kg thóc ngâm đã lên mộng, trọn với bột bắp, cám đã rang cháy trọn với
bùn loãng và đất sét, tất cả cho vào bao cát loại dày có châm lỗ nhỏ chỉ bằng đầu thuốc lá,
buộc chặt và buộc một đầu bằng dây cước số 10 xong thả xuống vị trí đã dọn sạch.
Cá chép sẽ đánh hơi, trong vòng 48 tiếng đồng hồ nó sẽ vào khu vực có mồi nhữ, bạn hãy

kiên nhẫn đừng số ruột vì lúc đó nhìn tăm cá mà thèm…….sùng sục như cơm sôi vậy, hãy
thả mồi, đừng tham câu bằng lưỡi lục hoặc thẻo nhiều lưỡi, không hiệu quả bằng 01 lưỡi
đơn (nếu đóng trượt thì lâu lắm mới lại ăn mồi, cá tự nhiên khôn hơn lục nhiều).
Phao nháy 02 vòng, dọng thẳng thì thảy cần tức là cá bắt đầu rủ bạn bơi cùng rồi đó.
Chúc thành công!!!!!!!!!
67 phản hồi
Posted in MẸO VẶT
Đăng bởi: Đức Tú | 15/10/2007
Cách chọn điểm câu cá Chép sống ở hồ câu theo mùa
________________________________________
Câu cá Chép ở hồ hiệu quả nhất là vào mùa thu,cuối thu và mùa xuân.
Mùa xuân
Những điểm câu cá Chép hiệu quả nhất vào mùa xuân là những điểm sau


– Khu xoáy hõm cạnh bên của cửa cống xả nước ra khỏi hồ .
– Khu vực cửa cống lấy nước vào hồ(xem hình minh họa để biết thêm chi tiết)
– Khu vực cỏ nước mọc gần cửa cống lấy nước vào hồ mới được dọn sạch cũng là điểm
câu rất hay.
Thời gian câu hiệu quả tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều tối.
Mùa thu
-Chọn điểm câu là các góc khuất của hồ nơi có dòng chảy chậm cách xa cửa cống lấy nước
vào hồ.
– Nơi có cọc chìm,cạnh bãi ngâm gỗ,tre nứa, cạnh chân lều hỏng ít người lui tới. vào mùa
này chúng thường trú ngụ tại các điểm trên
-Khu vực có những bè rau muống,lục bình ,cỏ nước gần bờ mới được dọn cũng là các
điểm câu hay vào buổi sáng sớm và buổi tối
Cuối thu đầu đông
Điểm câu hay nhất ở các hồ vào mùa này là điểm sâu nhất của hồ nơi có nhiệt độ nước ấm
hơn các khu vực khác

28 phản hồi
Posted in MẸO VẶT
Đăng bởi: Đức Tú | 24/09/2007
Cháo Cá Chạch
Cháo Cá Chạch
Cháo nhừ, thịt mềm ngon
Nguyên liệu:
– 500g cháo trắng
– 250g cá chạch sống
Gia vị ướp:
– 1g đường trắng
– 1g xì dầu
– 1g muối
– 1g bột ngọt
– 5g dầu ăn
Gia vị:
-Hành
– Gừng (mỗi thứ 1g)
– 1g xì dầu
– 1g muối
– 1g bột ngọt
Cách làm:
1.Rửa sạch cá chạch, đem ướp với gia vị ướp khoảng 30 phút.
2.Đun sôi cháo, cho cá chạch vào, nấu cho đến khi cá chín thì nêm gia vị vào rồi dùng.
Comments Offon Cháo Cá Chạch
Posted in ẨM THỰC
Đăng bởi: Đức Tú | 24/09/2007
Cá chạch nấu lá gừng
Một buổi trưa hè nào đó, bỗng nhớ quắt quay món cá chạch (có vùng còn gọi là cá nhét)
nấu lá gừng. Có gì đâu cao xa nhưng trước hết phải có cá chạch tươi, mới vừa tát đìa lên

càng tốt; cái giống này chuyên dũi dưới lớp bùn trong ao đồng nên tát bắt là thượng sách;
nếu được tham gia vào “quy trình” tát cá thì càng thú.
Chuyện này ở quê thì tỏ ra khá đơn giản nhưng đối với dân thị thành thì đôi khi phải tham
gia vào một tour du lịch nào đó thì mới có được cảm giác làm nông dân tát đìa cá. Mùa


tháng năm, tháng sáu này là dịp cá chạch đẻ nên con nào con nấy mập núng, trứng chứa
chật bụng…
Cá chạch làm món kho tộ thì đã hảo hạng nhưng lúc nóng nảy trong người hoặc cần tốc
hành hơn thì nấu canh lá gừng là… mau thấy nhất. Cá chạch làm ruột sơ, rửa sạch, cho
vào nồi nước lã nấu canh vừa với lượng cá-lượng người ăn, khoảng mười lăm phút là cá
chín, một nắm lá gừng tươi non xắt nhỏ bỏ vào, ai ăn cay thì thêm mấy lát ớt tươi và tí tiêu
bột. Nếu có nước mắm ngon nêm nếm thì cũng chả cần bột ngọt làm gì… Thế là xong một
tô canh cá chạch nấu lá gừng bốc khói vang lừng!
Một tô canh vừa ra khỏi bếp, một nồi cơm vừa chín, ăn nóng mới ngon, cho người giải
nhiệt. Cái ngọt dịu dàng, ngon ngót, dai dai của cá hoà hương vị lá gừng nồng đượm trong
toàn thể cuống họng, cứ thế mà chan mà húp… Cái kiểu ăn độc món này của người nhà
quê xứ Trung mới hợp thời, hợp cảnh làm sao, bởi chẳng có món nào khác làm khẩu vị
người ăn bị… phân tán! Chỉ vậy thôi mà ta chợt cảm khái: “Cá ơi là cá, canh ơi là canh,
cơm ơi là cơm…!”
Đức Tú Sưu tầm
Comments Offon Cá chạch nấu lá gừng
Posted in ẨM THỰC
Đăng bởi: Đức Tú | 22/09/2007
Câu Lục
Người ta nói rằng có hai kiểu câu: chủ động và bị động. Chủ động là phải giật thì mới
được cá còn bị động là cá ăn mồi tự làm mắƯ3 lưỡi, người câu chỉ có việc kéo lên (như
cách câu bơm bắt cá mè, cá mùi, hay câu chìm bắt cá tra). Về phương diện thể thao thì
cách chủ động hấp dẫn hơn, trí óc và chân tay làm việc nhiều hơn, tính ganh đua (với con
cá) dữ dội hơn vì thế mà sảng khoái hơn, hưng phấn cao hơn. Trong cách câu chủ động thì

câu Lục được xếp vào hàng khó nhất vì con cá chỉ chạm nhẹ dây câu chứ không ăn mồi
như cách thông thường. Các nghệ sỹ câu Lục cho rằng câu Lục là cách duy nhất “muốn
bắt con gì thì được con ấy” (!). Lúc đầu nghe tưởng nói ngoa, sau học theo mà thử nghiệm
thì thấy cũng có lý. Bài này tôi xin chia sẻ với bạn hữu những gì mà tôi góp nhặt được về
cách câu này trong suốt 40 năm qua. Nếu tính theo mức độ quan trọng thì những người
thạo Lục chọn trật tự sau đây:

Mồi nhử

Ben

Vị trí câu

Lữơi Lục

Dây câu

Cần & máy câu

Phao

Cách giật & dòng cá khi dính Lục
Chúa Trời chia đám cần thủ chúng ta thành 3 loại: Loại đi câu để mà đithế thôi, loại thứ
hai là vì con cá, còn loại cuối cùng là những người tò mò muốn khám phá những bí mật
làm thế nào bắt được con cá (có khi bắt xong lại thả ra). Ai đi câu mà chả mong đạt đến
cái ngưỡng “nhìn thấy tăm hay cái xoáy nước mà biết được con cá gì và cách bắt nó lên
như thế nào”. Là mong thế chứ đạt tới ngưỡng thì không phải dễ. Trong đời, tôi mới gặp
có vài người cự phách như thế. Chuyện tôi kể hầu các bạn dưới đây cũng là góp nhặt từ
những câu chuyện chỉ hé lộ ra lúc trà dư tửu hậu của những con người ấy. Chắc chắn là
không đầy đủ, nhưng như thế lại hay vì còn chỗ cho đầu óc ta bay bổng, tưởng tượng và

sáng tạo thêm. Nào, chúng ta bắt đầu nhé.
MỒI NHỬ


Cách câu Lục truyền thống (từ khoảng thập niên 1960 trở về trước) là ném thính dụ cho
con cá đến rồi vê một nhúm mồi khoai (khoai lang nướng + cơm nghiền nhuyễn) vào dây
câu cách lưỡi Lục khoảng nửa gangcho con cá đến đớp làm nhún phao là giật. Lúc đó ở
trong nước chưa có máy câu, dây buộc thẳng vào đầu cần như câu cần tay bây giờ nhưng
đầu cần phải khá cứng chứ không dẻo quẹo để tăng độ giật xốc. Gặp cá quá to thì tay cao
thủ sẽ buông cần mà bơi theo hù cho con cá mệt nổi bụng mới lôi lên còn đa số thì cố
giằng đến đứt dây trước sự tiếc nuối của mọi người. Bắt đầu từ thập niên 1970, những tay
câu lão luyện ở Hà Nội (chủ yếu sống quanh Hồ Tây và bãi Phúc Xá ngoài bờ sông Hồng)
phát hiện ra rằng câu mồi treo như trên thì đa phần gặp cá nhỏm ham mồi, họa hoằn lắm
mới gặp cá to còn nếu câu dây không thì lại thường gặp cá rất to. Phát hiện này dẫn đến
một kiểu câu mới: câu Lục với ổ thính. Cách câu này hiệu quả đến mức người ta quên hẳn
cách câu truyền thống ngày trước.
Bí quyết ở đây là ổ thính. Đó là loại mồi nhử được thả xuống đáy hồ bằngben. Người câu
đặtlưỡi Lục cạnh ổ thính chờ cá đến ăn mồi chạm vào dây câu là giật. Mồi càng thơm
ngon càng hấp dẫn nhiều cá đến và xác suất chạm dây câu càng cao. Từ trước đến nay,
thành phần tạo nên mồi nhử siêu hạng luôn luôn được xem là bảo bối gia truyền không hé
môi cho người ngoài biết. Làm thính còn phụ thuộc vào loại cá muốn câu: Mè, Trôi, Trắm,
Chép, Rô phi, Tra, Trê … có “khẩu vị” khác nhau, nên công thức cũng khác nhau. Nhiều
người nhất trí rằng câu hồ hay câu sông thì cá Chép vẫn là nhất hạng, không chỉ vì thịt nó
thơm ngon hay tương lai hóa rồng sáng lạn của nó mà là nó rất tinh khôn (tôi đã rình câu
một con chép 5kg trong suốt nửa ngày trời từ lúc nhìn thấy cái tăm của nó to cỡ đầu ngón
chân). Công thức làm mồi nhử dưới đây chuyên dùng câu cá chép:

Ruột cá, cơm nguội, khoai lang, chuối chín hay trái dâu ta chín nấu nhừ.

Cám gạo, bột đậu tương, bột ngô (bắp), bột đậu xanh rang vàng cháy, cánh hồi

nướng vàng nghiền nhỏ.

Mộng thóc, mẻ, nước ngâm thóc thối.

Đất sét khô đập vụn.
Sau này có người còn thêm vào trứng kiến, cám tanh … cũng tốt
Tất cả trộn với nhau cho đều, lấy tay mà bóp kỹ rồi phải rửa sạch bằng xà bông thơm nếu
không muốn cái mùi kinh khủng kia phảng phất dai dẳng nhiều ngày… dai hơn cả mùi xạ
hương đấy. Mồi phải nguyễn, không cứng quá và cũng không nhão quá. Mồi phải rất ngon
và hấp dẫn đối với cá nhưng lại không xơi ngốn ngấu được (vì có đất sét vừa giữ cho mồi
không bị rã, vừa khó xơi nên ổ mới bền). Nếu hồ hay đầm có cá chép thì đảm bảo một khi
hắn đã ngửi thấy thì như có một ma lực cuốn hút, hắn không thể bỏ đi được. Công thức
nêu trên rất công hiệu đối với loại cá Chép tự nhiên hay có bạn gọi là cá Chép ta hay cá
Chép dài, đối với cá chép Đỏ hay cá chép Lai nhưng nuôi kiểu tự nhiên cũng rất thích mồi
này. Tuy vậy, cá Chép công nghiệp được nuôi dưỡng bằng bột tanh từ nhỏ đến lớn thì có
vẻ thờ ơ. Cũng nói thêm rằng loại mồi này hợp với nước ngọt hơn nhiều so với nước lợ. Ở
vùng nước lợ, có người cho trùng chỉ thêm vào lúc thả ben, công hiệu thấy rõ !
BEN
Ben là vật dụng dùng để đưa mồi đến đúng chỗ mình muốn. Câu Lục với ổ thính cần nhất
là mồi tụ chứ không tản. Ném thính thì thính tản khắp nơi, không đạt yêu cầu. Ben có hai
loại ben hình nón cụt hay ben tròn và ben hình lập phương hay ben vuông. Khi thả mồi,
người ta cho mồi vào đầy ben rồi dùng cần mà thả từ từ xuống đến tận đáy nơi đã định
trước. Khi nhấc lên, mồi nằm lại dưới đáy ao, ben được kéo lên. Vì nó có công dụng giống
như chiếc xe ô tô ben đổ đất hay cát nên dân Hà Nội gán cho nó cái tên đó.Thả ben cũng là
một nghệ thuật. Khối anh thả xong dò mãi không biết ổ thính nằm ở đâu mà đặt Lục chệch
ra ngoài xem như … thua ! Người cẩn thận thường hay chuẩn bị 2 cần, một cần đặt vào
chỗ đã chọn cho phao nổi lên làm đích, một cần thả ben đúng sát ngay sau phao. Nếu


không có 2 cần thì phải chọn một vật cố định phía trước mặt như cột điện, cái cây … làm

chuẩn và lúc ben vừa chạm đáy phải đo khoảng cách từ đầu cần (dây vuông góc với cần)
vào đến một vật làm mốc như vị trí giá đỡ chẳng hạn. Như vậy mới biết chắc ổ thính nằm
ở đâu. Theo kinh nghiệm bản thân thì ben tròn dùng hay hơn ben vuông vì mồi tụ hơn, tìm
vị trí đặt Lục dễ hơn. Tuy nhiên, vì ben vuông xếp lại được gọn nên nhiều người thích
dùng hơn.
VỊ TRÍ CÂU
Chọn vị trí câu cũng lắm công phu chứ không đơn giản. Đáy phẳng haydốc, bùn nhiều hay
ít, có vật lạ dưới nước hay không (gốc cây, cọc, bao ni-lông,…), nước sâu hay nông, trong
hay đục, đầu gió hay cuối gió, phía trên đầu có vật cản hay không (cành cây, mái nhà …),
bờ dốc hay thoải, đất bờ mềm hay cứng … tất cả đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Đi
câu chọn được chỗ tốt xem như thắng một nửa rồi.Chép thích ăn ở nơi cuối gió, đáy
phẳng, hơi trũng, đáy có bùn, độ sâu lý tưởng khoảng 1,5 – 1,8 mét. Nông quá Chép không
vào, sâu quá cũng có cái hay (ca dao chẳng tổng kết rằng “muốn ăn cá cả thì thả câu dài”
đó sao) nhưng thường cần câu Lục không với tới. Biết đặc tính này, có chủ ao cho đào đáy
ao hình chữ V … dốc vào giữa. Khối anh thả ben xong cứ thấy giữa hồ nổi tăm đùng đùng
còn chỗ mình thả lại êm re.
Câu Lục cần yên tĩnh. Cá đang vào mà thấy động thì bỏ đi ngay. Vì vậy nên tránh chỗ
người câu cá Mè dùng phao nổi (bom, pom hay pomme nghĩa là cái phao to tròn như quả
táo theo tiếng Pháp) hay người câu chìm ném tới. Tốt nhất là chọn chỗ cuối gió, yên tĩnh,
nước sâu vừa phải, có bùn. Người câu giỏi có thể ngồi khất dưới lùm tre, dù giật rất khó
nhưng đổi lại, thật yên tĩnh. Đáy phải có bùn là yêu cầu không thể thiếu khi câu Lục vì
lưỡi Lục sẽ chìm trong lớp bùn non, phía trên chỉ là sợi cước mảnh mà con cá tưởng lầm là
sợi rong hay rêu bình thường. Bạn có thể kiểm tra xem đáy hồ nhiều bùn hay ít bằng cách
ném xuống một hòn đá. Nếu bọt nổi lên nhiều thì nhiều bùn, ngược lại thì ít, không nổi thì
gặp đáy cứng, cái Lục không nơi ẩn nấp phơi ra lộ liễu thì con gì dám mò đến !
Bạn cũng nên dùng ngay Lục để rà đáy quanh chỗ định câu để kiểm tra xem có bằng
phẳng hay không. Đôi khi chỉ vì một cái rễ cây, một cái cọc ngầm hay một bịch rác chìm
dưới đáy lại là nguyên nhân làm ta mất cá.
LƯỠI LỤC
Trên thế giới, chỉ ở Việt Nam có lưỡi Lục và chỉ làm thủ công. Nếu theo đúng luật câu của

nhiều nước như Mỹ, Pháp, Đức … thì câu Lục bị cấm hoàn toàn ! Ở bên ấy câu sông, câu
biển cũng phải có license (tiền thuế) còn ở ta thì vô tư và có lẽ còn lâu vẫn thoải mái.Chữ
Lục nghĩa là sáuđược gán cho loại giàn 6 lưỡi câu được buộc thành 3 cặp xếp chồng lên
nhau tỏa ra thành hình tròn. Sau này cũng có người kết 8 lưỡi nhưng vẫn gọi chung là Lục
chứ không gọi là bát. Lưỡi Lục không có ngạnh để tạo độ xuyên ngọt và thường đã dính cá
thì đóng từ 2 lưỡi trở lên nên con cá cũng khó mà thoát thân. Hình dáng của cái lưỡi đơn là
nguồn cảm hứng cho người ta đặt tên Lục: tay đao, tay quỷ, lưỡi hái… nghe rất tàn sát.
Lục có 3 cỡ là tiểu, trung và đại. Người sành chơi Lục thường chọn loạt tiểu, nhỏ, gọn và
cực sắc.Nếu bạn xòe bàn tay áp nhẹ lên lưỡi Lục để ngửa trên bàn mà Lục bám theo thì
đáng chọn. Loại trung và đại chỉ dành cho người mới tập, cứ nghĩ to có khi lại chụp được
nhiều con một lúc ! Lâu lắm rồi, có một người bạn là thợ cơ khí bậc 7/7 làm tặng tôi một
bộ 10 cái Lục cỡ nhỏ thật đặc sắc. Lưỡi Lục hình lưỡi liềm cụp cong đều, mảnh và sắc
ngọt. Chính tôi vì sơ ý đã bị nó đâm xuyên ngập vào ngón tay mà không thấy đau. Nước
thép được tôi hay đến mức câu hoài vẫn sắc bén chứ không tù hay vẹo đi. Với bộ Lục ấy,
tôi đã kéo lên ngót nghét cũng gần trăm con Chép cỡ từ 1 đến 5kg.Như đã nói trên, câu
Lục phảikhông để hở lưỡi, nghĩa là Lục phải chìm trong bùn. Chìm nhiều hay ít là do hòn
chì kẹp giữa Lục, phía dưới dầy hay mỏng. Kích thước của hòn chì cũng quyết định đến
việc lựa chọn phao vì chì nhẹ thì chỉ đi với phao nhỏ chứ dùng phao to như loại chống


sóng thì phao nâng cả Lục lên mất. Tôi thích dùng chì loại khá trở lên chứ không thích chì
nhỏ vì tôi thích dùng phao chống sóng, nó dài, chìm sâu tính từ mặt nước nên gió to, sóng
mạnh phao vẫn đứng chứ không nghiêng ngả. Bạn cứ tưởng tượng cái đuôi phao ngấn
xanh ngấn đỏ ấy cứ từ từ lịm xuống mặt nước trong xanh thì còn cơ hội nào hơn nữa …
DÂY CÂU
Dây câu Lục có 2 phần: phần chính là cuộn dây đi với máy và phần phụ làdây nối với lưỡi
Lục dài khoảng 50 – 60 cm gắn vào sợi chính bằng khóa móc, thường gọi là dây Link.
Nguyên tắc câu Lục với ổ thính là để cá vào ăn mồi thì vô tình đè lên dây câu. Chỗ cá đè
chỉ cách lưỡi Lục một gang tay trở lại đó chính là đoạn dây nối với lưỡi Lục. Đoạn này
phải mảnh và dai (tôi thích dùng 0.25mm đến 0.28mm) tốt nhất là loại cước tàng

hình(fluorcarbon).Nếu loại này mà thô (từ 0.35 mm trở lên) thì con cá nghi ngờ và né
tránh. Tôi đã thử nhiều lần với nhiều loại dây câu từ rất mảnh đến to đùng. Có những con
Chép khôn đến mức biết kiểm tra cái dây thõng từ trên giời kia xuống có đáng ngờ không
bằng cách dùng vây ngực hay đuôi quạt một cái, nếu thằng dây kia mà uốn éo như sợi rong
rêu thì hắn yên tâm sục mồi, còn nếu ngược lại cứ trơ trơ ra một cách đáng ngờ thì hắn sẽ
lảng ra. Lúc con cá thử kiểm tra dây, phao sẽ nháy như nhảy tăng gô. Khối chàng mắm
môi nín thở giật ngược lên văng cả Lục lên ngọn cây rồi kêu Trời rằng … trượt cá to ! Bậc
lão luyện nhìn tăm biết cá,quan sát phao biết tính cá lại che miệng cười. Chúng ta sẽ trở lại
ý này ở mục sau.Cần & máy câu.
Trước kia câu Lục chỉ là cần tay, thường là cần trúc cắt bớt phần mảnh dẻ trên ngọn để
đảm bảo độ sốc. Trông cũng tương tự như cần rê cá Quả (Lóc) dùng bát (Đài) để quay
dây. Cái khiếm khuyết lớn nhất của loại cần này là gặp con cá lớn thì hoặc đứt cước (phần
nhiều là trường hợp cá kéo duỗi thẳng cần kèm theo tiếng nổ cước …) hoặc phải buông
cần ! Ngày nay, khiếm khuyết ấy được bù đắp bằng cách lắp thêm máy câu. Bây giờ vấn
đề là cái cần. Cần máy bán sẵn có độ dài khoảng 4.5 mét trở lại. Nói chung, cá chép là lũ
khôn ngoan, chúng chỉ vào gần bờ lúc sáng sớm và chiều tối. Vì vậy mà, theo kinh nghiệm
của tôi 4.5 mét trở xuống là ngắn. Phải dài ít nhất cũng 5 mét, hơn càng tốt, nhưng kiếm
đâu ra ? Hồi đi câu ở New Port Bish bên California tôi thấy mấy ông bạn người Đài Loan
câu trên bờ kè đá chắn sóng bằng một loại cần máy rất dài để khi dính cá thì có thể nâng
con cá lên hẳn mặt kè chứ không bị mắc kẹt ngay chân kè nếu dùng cần ngắn. Sục tìm
trong nhiều siêu thị ở Los Angeles không thấy bán loại cần đó, hỏi ra mới biết họ mang từ
Đài Loan qua. Về nước, tôi đi sắm một chiếc cần tay dài 6 mét có đầu hơi cứng, mua bộ
khoen lắp vào và.. ha, ha,… tôi đã có một cây đánh Lục tuyệt vời và siêu rẻ. Vì dài nên …
nặng, không thể cầm lâu được. Thế là tìm đến sự trợ giúp của cái chống cần (tôi rất ngạc
nhiên khi thấy trong hình mà ký giả Torture Rùa giới thiệu trong bài “Tôi đi câu thi ở châu
Âu” người ta cầm những cái cần dài đến … vô tận đến trên 11 mét mà không thấy cái
chống cần đâu cả. Phục thật !). Với cái cần tự chế này, tôi đã câu được rất nhiều Chép tầm
U3 trở lên.
Phao là cái mà người câu ngắm nghía nhiều nhất trong cuộc đời đi câucho dù có thể nó là
cái nhỏ nhất, nhẹ nhất hay rẻ nhất so với các thành phần khác của bộ dụng cụ đi câu. Ấy

thế mà nhiều người lại hơi coi thường nó ! Ai nhìn phao nháy mà biết con gì, to hay bé,
chạm đầu, mình hay đuôi, có nên giật hay không thì lại xem cái phao như một phương tiện
để thưởng thức nghệ thuật câu ! Với những người này, họ chọn lựa, nâng niu từng cái
phao, giữ gìn trong những ống nhựa chắc chắn để phao không bị gãy. Có người còn ghim
nhiều phao lên tường ở phòng khách, xòe ra hình quạt bên chiếc cần câu đặt chéo như một
nét trang trí riêng của cần thủ gia.
Để câu Lục có hai cách chọn phao: loại chống sóng và không chống sóng. Loại sau ngắn,
gặp gió sóng nổi hay bị lật nên ít ai dùng, có chăng chỉ ở những hồ nhỏ, lặng. Tôi thích


câu ở hồ lớn hay đầm, được khúc sông cụt thật lặng cũng hay vì thế mà ưa dùng phao
chống sóng. Phao chống sóngdài từ 28 cm đến 60 cm tùy nơi sóng ít hay nhiều.
Bạn phải thử phao trước để xem lưỡi Lục (có gắn chì) có đủ sức kéo chìm cái phao xuống
không. Nếu phao lấp lửng thì không đạt vì sức nâng của phao gần cân bằng với trọng
lượng của Lục nên sẽ nâng nó lên khỏi mặt bùn. Trước kia tôi tự làm lấy phao, sau này
thấy phao chống sóng nhập từ Hàn Quốc về dùng khá hay nên mua dùng. Cái nhà anh Hàn
này khôn đáo để, anh ta biết sản xuất hàng loạt “mũ phao” xanh đỏ bán kèm để khi thấy
chóp phao mờ đi thì chụp cái mũ mới vào, lại mới !
CÁCH GIẬT VÀ DÒNG CÁ
Đây là những phút giây sung sướng nhất của cuộc đời cầm cần. Ấy thế mà theo thống kê
thì có đến 50% trường hợp niềm vui ấy trở nên không trọn vẹn vì rất nhiều lý do: đứt
cước, oác lưỡi, sút lưỡi … và … mất cá. Phản ứng của mọi người rất khác nhau trong
trướng hợp này: bần thần, tiếc nuối, có người la ầm ĩ, chửi thề um sùm lại có người run
cầm cập hồi lâu như lên cơn sốt rét. Một trong số các cao thủ câu Lục nay đã ngoài 70 lại
nói một cách đầy mâu thuẫn rằng được hay mất đều sướng như nhau, kỷ niệm người ta
nhớ dai hơn chính là những lần mất cá. “Con cá sảy là con cá to” các cụ chả dạy như thế là
gì ! Mà các cụ đã dạy thì chớ có bao giờ sai …
Cách giật và dòng cá trong câu Lục khác với các cách câu khác đôi chút. Sau khi đặt mồi
(làm ổ thính) một lúc (nhanh hay chậm tuỳ hồ có nhiều cá hay ít) bạn sẽ thấy tăm xuất
hiện.Mè hầu như không có tăm, Rô phi tăm chùm nhỏ lăn tăn, tăm Trê sùng sục, tăm

Trắm, Trôi gần giống nhaunổi đôi hay ba, riêng tăm Chép thì khác hẳn. Tăm chép đi ăn
mồi là tăm đơn, nếu nhỏ bằng đầu ngón tay út thì cá nhỏ, chỉ vài lạng đến dưới 1 kg, nếu
to bằng đầu ngón tay trỏ thì khoảng trên 1 kg đến 2 kg, nếu to bằng đầu ngón tay cái thì
phải tầm 2 – 3 kg, còn nếu cỡ ngón chân cái thì phải 4 kg trở lên ! Tăm càng to, cá càng
lớn và càng thận trọng.
Thường thì sau khi đặt mồi, bọn Mè sẽ vào trước tiên (chả hiểu đám ăn nổi này tại sao mũi
lại thính thế không biết !), ngay sau đó là Rô phi, tiếp đến là Trôi, Trắm, còn Chép thì 20
phút sau mới lảng vảng tới ở khoảng cách vài mét. Nó vào rất chậm, khoảng cách được rút
gần xuống 1.5 mét rồi 1 mét, rồi … 0.5 mét đôi khi lâu cả tiếng đồng hồ. Chép có đôi mắt
to, luôn luôn quan sát xung quanh, nó nhận ra ổ thính không chỉ vì đánh hơi được mùi lan
tỏa trong nứơc mà còn nhận biết qua hành vi nhộn nhịp của đám cá đến trước. Vì thế, nếu
bọn Rô phi nhào vô trước thì bạn đừng vội nản vì khi Chép xuất hiện thì chúng sẽ tản đi
thôi.
Cách bọn cá chạm vào dây câu Lục tạo nên những chuyển động rất khác nhau của cái
phao. Cá càng to càng … khiêm tốn, càng nhỏ càng nghịch ngợm. Nếu phao nháy rất
nhanh thì chắc chắn là cá nhỏ, còn từ từ chìm thì lại là cá lớn. Rô phi bao giờ cũng nháy
cập cập trước khi kéo chìm phao, cá Trê hay Tra thì kéo lút phao giữa đám bọt tăm, Trắm
hay Trôi thì “đấm” trước “tỳ” sau, riêng Chép thì khác hẳn ! Khi vào gần sát ổ thính thì
Chép không nhả tăm nữa ! Quan sát từ lúc tăm Chép xuất hiện cách ổ thính hàng mét đến
khoảng dưới nửa mét thì thấy ngưng. Lúc này bạn phải sẵn sàng, hai tay đặt sẵn vào vị trí
(vì cần nặng nên bạn không thể giật cá bằng một tay) và thật chăm chú quan sát cái phao.
Những con Chép khôn ngoan thường hay đề phòng. Đúng lúc này mà có tiếng động đột
ngột như tiếng ném pom bên cạnh chẳng hạn thì nó bỏ đi ngay (trừ đám Chép công nghiệp
nuôi bè ngờ nghệch), nếu không nó sẽ quan sát tất cả những gì quanh ổ mồi. Chắc chắn nó
nhìn thấy sợi dây cước mảnh cạnh ổ mồi. Nếu nó tưởng nhầm đó là một sợi rêu như nó
thường gặp ở khắp nơi trong hồ thì nó sẽ không để ý và chầm chậm tiến đến thưởng thức
mâm cỗ đã dọn sẵn. Không biết cá Chép có uy quyền gì mà khi nó xuất hiện thì các đa số
các con cá khác phải lùi ra nhường chỗ. Tôi đã thử kiểm tra bằng cách đeo kính lặn ngậm



một ống thở dẫn lên mặt nước, lấy một đám rong buộc che người, ôm đá im lặng chờ và
quan sát hành vi của đám cá trong một cái đầm sen nước khá trong.
Quan sát trực tiếp cho thấy cá Chép có cách hành xử oai vệ, từ tốn như chẳng đi đâu mà
vội. Chính vìthế mà khi chạm dây câu, nó làm cái pháo từ từ lún xuống. Cần phải giật
đúng vào thời điểm này và cách giật cần câu Lục là giật xung chỉ nhằm mục đích đóng
lưỡi Lục vào con cá. Bạn phải dùng cả hai tay bật cành câu lên một góc 45 độ như kiểu
búng đầu cần. Nếu dính cá, đầu cần sẽ khựng lại ngay. Trong một phần giây định thần vì
bị bất ngờ, con cá bắt đầu chúi ghì sát đáy tìm cách chạy trốn, cá càng to thì sức ghì càng
mạnh. Nhiều người đặt bộ phận hãm dây ở chế độ tự xả để tránh nổ cước. Tuy nhiên, câu
Lục cần nhất ở cú giật, nếu để ở chế độ này thì nhiều khi Lục đóng không sâu. Vì vậy, tôi
thường nhanh chóng mở chốt hãm và dùng tay để điều chỉnh thu hay xả cước tùy sức ghì
của con cá theo nguyên tắc “cương nhu tuỳ biến” để dòng con cá.Con Chép ghì sát đáy
một lúc lâu thì nổi dần lên, đó là lúc nó đã mệt. Lúc này đừng vội mà nên nhẹ nhàng dìu
con cá lại gần trong tư thế sẵn sàng xử lý khi con cá đột ngột vùng vẫy (mà cách tốt nhất là
thả tay quay cho xả cước tự do). Nhờ cách này tôi đã thu hoạch một con Chép khá to chỉ
dính đúng một lưỡi vào … râu ! Chờ cho con cá liệt hẳn mới thu cước và dùng vợt bắt cá.
Đừng bao giờ cầm vào sợi dây vì lúc cùng đường con cá sẽ vùng vẫy lần cuối và nếu có
điểm tựa thì nó sẽ có cơ hội thoát thân. Có người quên vợt, cá to không nâng lên được lại
sợ chạm vào cá mà dính Lục thì có khi lộn cổ xuống hồ với cá. Thế nhưng nếu mọi thứ
đều được chuẩn bị sẵn sàng thì con cá khó mà thoát được. Bây giờ bạn hãy quan sát kỹ
xem Lục đóng vào đâu trên mình con cá. Nếu vào vùng đầu (nhất là quanh mõm) là OK,
bạn đã đặt lưỡi đúng vị trí so với ổ thính (10 điểm). Nếu vào vây ngực thì cũng còn khá (8
điểm) nhưng nếu vào sười hay thân cá thì bạn đã đặt lệch ra ngoài (4 điểm) còn nếu vào …
đít cá thì bạn đã đặt cách xa quá (2 điểm), hiệu quả thấp. Điều này giúp bạn điều chỉnh vị
trí đặt lưỡi Lục so với vị trí ổ thính.Câu Chép là cả một nghệ thuật và có lẽ cái làm cho
người ta hứng thú là tự mình khám phá, một phát hiện nhỏ đưa vào áp dụng thành công
mang lại cho các cần thủ niềm vui khôn tả.
Comments Offon Câu Lục
Posted in TẢN MẠN
Đăng bởi: Đức Tú | 22/09/2007

Tìm Hiểu Con Nước Việt Nam
MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CON NƯỚC Cách nay có dễ hơn ba mươi
năm, khi tôi mới cầm cây cần câu thả theo các triền sông Nam Bộ, một lần, ngó vào ti vi
thấy anh sinh viên Y khoa Lê Hành hát rất hay bài “tình đất đỏ Miền Đông”. Trong bài hát
có câu ”Con nước giong(hay là trong ?) về Miền Đông con nước đổ (hay là đỏ?) !”. Tôi đã
thắc mắc hỏi về “nước giong – nước đổ”. Cái cách tìm hiểu ngây ngô của tôi khiến một bà
chị đã cầm cả gáo dừa đổ nước toè loe trên mái tóc tôi và bảo: ”Nước đổ là nước đổ ! Đổ
là đổ như thế cậu em à ! Nước đổ là nước lớn lắm, xiết lắm, chảy như đổ từ trên xuống
như vậy đấy!”. À ra thế ! Nhưng rồi nước lớn, nước xiết chị nói là thế nào?? Đến đây thì
bà chị của tôi ưng ửng đôi gò má mà ghĩ rằng tôi đang … tìm đường tán tỉnh chị! Ứ ừ! Tôi
… dzìa! Chị ngoẩy người đi. Tấm áo bà ba chít gọn viền thanh mảnh khoảng hông tròn
cho tôi ngơ ngẩn mãi về những từ ngữ mông lung về con nước. Con nước: đó là từ chỉ một
chiều nước xuống hoặc nước lên (con nước lên: đại khái từ biển chảy vào sông – con nước
xuống: từ trong sông ra biển). Ví như phía Bắc, biển nước ta ở chế độ Nhật Triều thì ngày
chỉ có 2 con nước: nước xuống trong 12 giờ và nước lên trong 12 giờ. Ở Phía Nam, biển
theo Bán Nhật triều thì 1 ngày có 4 con nước: vị chi 2 con nước lên, 2 con nước xuống –
mỗi con dài 6 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết chung thôi chứ thực tế thì Phía
Nam có ngày 5-6 con nước và thậm chí vùng Minh Hải có nơi 1 ngày đến … 8 con nước !
Bởi ngòai ảnh hưởng của mặt trăng, nó còn ảnh hưởng của gió, của mùa, của dòng biển và


vị trí của đảo, bán đảo. Để các bạn dễ hiểu, bài này tôi chủ yếu nói về con nước nơi cửa
sông trở vào. Trong cái thuật ngữ CON NƯỚC kia nó chứa đựng nhiều kiểu. Nước lên
xuống theo lực hấp dẫn của mặt trăng. Khi nước triều dâng lớn, nước dềnh vào trong sông;
lúc này người ta gọi là: nước lớn. Khi nước đã lớn tột bậc thì gọi là Đỉnh Nước; từ đỉnh,
nước chuyển sang giật ròng để xoay sang con nước xuống. Ban đầu, nước chuyển dòng bề
mặt và dưới đáy thì chưa, lúc này gọi là nước giật; tới khi toàn bộ hệ thống nước sông
chảy mạnh ra biển thì người ta gọi là ròng xiết. Nước rong cũng là từ chỉ con nước lớn.
Khi nước chảy sát người ta gọi là nước kiệt. Với những hôm không phải nước rong, dòng
chảy không xiết lắm và hiền hòa thì khi nước xuống trung bình gọi là nước mái. Với

những ngày âm lịch khoảng 9-12 hay 24-27, con nước trong vùng sông ngòi phía Nam
chảy yếu và đỉnh nước cũng thấp. Những ngày này gọi là ngày nước kém và khi nước chảy
lên, chảy xuống lờ đờ gọi là con nước ươn (hay là lình sình); khi sắp qua con nước ươn là
nước ngầm; qua ngày sau nước bắt đầu mạnh mẽ và đục hơn thì gọi là nước dậy. Trong
dân gian, nói về con nước, có chu kỳ đã trở thành thành ngữ (ví như: hăm bốn nước ngầm,
hăm lăm nước dậy hoặc: mười bảy nước nhảy qua bờ … hăm bốn, hăm lăm, mười bảy …
là chỉ ngày âm lịch trong tháng). Nước lên, nước xuống thường gắn với gió. “gió nước
lên”; “gió đổi nước” thường được người dân chài ưa dùng. Nhiều ngườI tuy không thấy
sông nhưng chỉ cần nghe gió, ngó vào lịch âm, nhìn đồng hồ là nói trúng phóc tình trạng
nước ngoài sông (hay cửa sông). Qúa trình nước lên và nước xuống, cửa sông và lòng
sông bị ảnh hưởng bởi dòng chảy đã tạo ra các hiện tượng như: nước vả – là hiện tượng
dòng nước bị ngáng bởi một doi đá, một bờ kè, một khúc quanh (vàm) và dòng chảy như
bị bật ra. Ở những nơi như thế này, sau những con nước xiết thì thả câu sẽ hy vọng bắt
được nhiều Chẻm, Ngát và cả cá Tráp Vàng (Hanh) bởi bọn này là chuyên gia mai phục
rình mồi. Từ hiện tượng nước vả này, trên mặt dòng sông sẽ có dợn và đáy dòng sông hay
cửa sông sẽ bị khoét sâu hơn và tạo thành hụm. Đáy hụm thường không bằng phẳng bởi
nước vả cũng chỉ mang được những bùn cát, sỏi đá nho nhỏ và những tảng đá to, chướng
ngại vật trên sông bị xoáy dồn vào và hụm cũng là nơi trú nấp của một số loài cá. Điều này
lý giải tại sao một số thợ câu sành sỏi thường căn câu hụm để bắt những con cá lớn. Tuy
nhiên, đó là một điều khó khăn (thậm chí mạo hiểm) cho ghe câu và thường thì hay bị đứt
dây, mất thẻo do phía dưới qúa nhiều chướng ngại. Trong dòng chảy của sông, nước tạo
thành những Giọt. Giọt là một thuật ngữ chỉ những dòng chảy khác kiểu trên một dòng
sông. Dòng chảy của Giọt là dòng chảy trên mặt thì hơi lặng nhưng dưới ngầm thì mạnh
và càng dưới sâu càng mạnh và đáy Giọt là những chỗ sâu nhất trong lòng sông. Một chiều
ngang sông có thể hình thành nhiều Giọt và người đi câu chỉ quan tâm tới giọt lúc nước
ròng (vậy cho nên mới gọi là “giọt ròng”). Bây giờ sang các thuật ngữ liên quan: Vàm – là
một dọc bờ sông nhô ra; Kè: là nơi bờ bên lở thường bị nước xâm thực nên nhà nước hoặc
tư nhân tổ chức làm kè bằng cọc sạn hoặc kiềng bê tông chống sạt; Nguỷnh: là khúc gấp
của sông; Doi: dải dất thường có hình mũi tàu nhô ra sông hoặc đó là những bãi bồi; cồn:
những đảo đất lớn nổi lên trên dòng sông; Rạch: sông, luồng nhỏ nối với sông chính;

Kênh: thường do người đào hay cải tạo từ dòng sông để lưu thông, Bàu: như một cái đầm
nhưng có nước ra vào có nhiều loài cá và thực vật…vv và v.v. Tôi liệt kê một số những
thuật ngữ trên có thể nó chưa chuẩn và phù hợp với tiếng địa phưong từng vùng nhưng xin
bạn đọc nhớ lấy nó vì tôi định gán ghép cho nó các điểm câu, loại cá nương náu, thời điểm
buông cần … vào phần sau. TÍNH NƯỚC ĐỂ CÂU NHƯ THẾ NÀO? Như đã nói, phía
Bắc, các cửa sông ảnh hưởng chế độ Nhật triều; phía Nam làbán Nhật triều; chính vì thế,
việc tính nước ở phía Bắc đơn giản hơn phía Nam nhiều. Tôi ví như ở Hải Phòng chẳng
hạn, một ngày, các anh ấy có 2 con nước; mực nước cao nhất trong tháng thường là 3,8 –
3,85 m. Cái câu ”đầu con, cuối kiệt” thường được dân câu lưu ý bởi vì, con cá cửa sông
thường ăn mồi vào khoảng 1 tiếng đầu con nước (khi xuống – đầu con) và 1 tiếng cuối con


nước (cuối kiệt) rồi sau đó, khi nước bò lên chầm chậm thì cá cũng bắt đầu ăn mồi; sau
khoảng 30 phút thì thưa lại và cho tới khoảng 1 tiếng đồng hồ trướckhi nước đứng sững thì
cá lại ăn mồi. Đó là tính những ngày nước lớn (dân địa phương gọi là ”nước bay giặc”.
Đối với những ngày nước nhỏ thì cá ăn lai rai cả ngày. Chính vì thế. Anh em câu giải trí
Hải PHòng thường thích câu vào những ngày nước kém. Đi câu với anh em Hải Phòng và
một số điểm thuộc cửa sông phía Bắc, cá Chẻm thườngăn mạnh ở những ngày nước mạnh
và thường là trong những thời điểm đầu con- lúc nước xuống hết tầm và đang nhói lên thì
cá Chẻm vung ra đuổi mồi. Cá Tráp đen thì dễ tính hơn: nó cũng có những đặc tính kiếm
mồi như cá Chẻm nhưng thời gian cắn câu dài hơn. Đôi khi, những luồng gió thiên nhiên
cũng quyết định việc cá Tráp đen cắn câu như gió Đông: cá cắn rộ, gió Tây: cá chỉ cắn khi
gió này thổi liên tục nhưng có không ham mồi … còn với các loài cá đơn giản khác như
Tráp vàng … thì cắn câu không kén nước. Ở phía Nam, dân câu sông và cửa sông thiên
nhiên sướng hơn phía Bắcnhiều vì thiên nhiên ưu đãi. Với 4 con nước 1 ngày (tối thiểu);
thợ câu căn được đến 8 thời điểm câu chắc như búa bổ thùng phuy. Thêm nữa, trong lĩnh
vực câu kéo tôi còn thấy mùa nào cá ấy. Ví dụ như mùa cá Bông Lau có 2 rõ rệt (mùa câu
đón và mùa câu xổ); cá Chẻm cũng vậy (1 mùa vào dịp hè của học sinh); Tôm càng và cá
Ngát qúa sinh động khi mà nước tháng Chạp sắt lại khi hết mưa và tôm càng vô mé sông
phơi râu đến lều nghều …(ngày xưa thôi nhé !). Cách tính nước câu Phía Nam cũng cơ

bản theo phép ”đầu con, cuối kiệt”. Những thời điểm chuyển nước lên xuống trong ngày
thường có cá tôm cắn mồi. Người câu hay là người biết căn đúng các thời điểm này. Tuy
nhiên, với đa số chúng ta thì khi đi câu không đủ kiên nhẫn (kiên nhẫn của tôi: cứ nhậu cái
đã và đến khi đúng nước thì dừng nhậu mà buông cần !) khó có ai đủ nghị lực thế. Đa
phần, chúng ta cứ câu và câu. Sau khi đọc bài này, các bạn trước khi thu cần cũng nên tính
lại một chút để có thể nán thêm vài khoảng khắc khi nước tới và với thiên nhiên thì vài
khoảng khắc ấy, chúng ta giật có thể sẽ mỏi tay … (như vậy gọi là căn đúng nước đấy)
Theo kinh nghiệm của các thợ câu, con cá, con tôm thường tập trung cắn mồi nhiều vào
những con nước kém, nước ngầm và nước dậy; Tới con nước rong (lớn) thì thưa hẳn.Đặc
điểm của từng con nước và từng tháng hay tháng đủ, tháng thiếu trong âm lịch, của từng
vùng cũng nên được các bạn lưu ý. Thông thường, người ta tính điểm nước cho từng vùng
là cứ cách nhau khoảng 15-25 km thì nước nhanh, chậm khoảng 1 giờ đồng hồ. Ví dụ ta
tính mốc là Hòn Dáu hôm nay 7 giờ nước lên thì sau 1 tiếng đồng hồ nữa tại Cảng hải
Phòng nước mới lên. Phía Nam cũng tương tự: khu vực Thiềng Liềng nước lên lúc 7 giờ
thì sâu trong Cảng cũng khoảng vậy (pNam nước nhanh hơn). Với tháng âm lịch đủ, nước
sẽ mạnh xiết vào những ngày mồng một, ngày rằm. Thế nhưng, nếu là tháng thiếu (28-29
bắt làm Ba mươi) thì những ngày đôn lên như vậy nước cũng xiết xối có khi còn mạnh
hơn cả tháng đủ ngày. Ở Phía Nam, các điểm giật của con nước thông thường mỗi ngày
cách nhau 1giờ 10 phút đến 1 giờ 45 phút tùy theo phạm vi cửa sông hay sâu trong đất liền
(ví như hôm nay tại điểm A, 5 giờ nước giật xuống thì ngày mai tại điểm A này khoảng 6
giờ 15 phút nó giật xuống). Những ngày nước to (khoảng Rằm hay Ba Mươi AL + trước
sau vài ngày) người ta thấy rõ nước giật xoáy thành những dợn. Người đi câu bằng ghe
nhỏ ngoài sông phảI cẩn thận với những cữ nước giật này: đó là hơn một quảng trường
nước xoáy cuộn chao nhìn muốn chóng mặt. Với những ngày nước ương thì hiện tượng
này không rõ ràng và màu nước cũng trong và hiền hòa hơn – tất nhiên, do mực nước thấp
nên cũng ít rác và lục bình cũng như các chướng ngại hơn. Trên kia tôi nói có ngày 5 con
nước cũng là định nói loại nước lình sình này; bởi ảnh hưởng của gió, lại lên xuống không
mạnh và các con nước có lúc đã gối đầu lẫn nhau tạo lên các cữ xuống một lúc rồi lại dềnh
lên một lúc mà không thành 4 cữ rõ rệt của 4 con nước cơ bản của Bán Nhật triều. Còn
một đặc điểm của con nước nữa rất cần cho dân câu kéo: phía Nam, thông thường con

nước chênh nhau về độ đầy độ cạn trong 24 giờ. Ví dụ ngày hôm nay nước ương ban ngày


thì xoay ra, cặp con nước đêm nước sẽ ròng sát kiệt và ngược lại. Có lẽ, đó là chênh lệch
lực hấp dẫn của mặt trăng. Người đi câu lãng mạn với những con nước này hơi sướng bởi
lúc nước ương nhẩn nha hắn câu Tôm càng, cá Úc, cá Ngát, bẫy cá Đối … đến khi xoay
nước giật thì thả mồi rê Chẻm và Tráp hoặc móc thẻo để săn Bông Lau xổ. Nhưng các bạn
ạ, với con nước của Việt Nam thì chuyện câu muốn phát mếu. Đã bao nhiêu lần, tôi đánh
dấu trong cuốn lịch rằng: ngày hôm nay, từ giờ đấy đến giờ đấy, nước kiểu này và tôi câu
được với năng suất như thế này. Thế nhưng, tới ngày hôm sau, cũng giờ ấy (có khi trễ 1
tiếng cho khớp với thủy triều) tôi câu thì chả có năng suất gì cả. Chờ đến ngày ấy tháng
sau ra chỗ cũ. Cầm cần ngó nước thấy nó đi không giống ngày này tháng trước và câu
cũng hoàn toàn chả thấy bản cũ lặp lại. Ôi! Cảm thán thiên nhiên một cái cho nó vui đời !
Chả trách, bao nhiêu năm rồi, những tay thợ câu chuyên nghiệp cứ đau đáu bỏ nghề mặc
dù sâu đáy lòng vẫn bị những con cá, con tôm kia hành hạ. Thế nhưng, có những qui luật
mà nghiệm ra không bao giờ sai. Đó là những thời điểm câu dính cá và những ngày câu
dính cá theo âm lịch (tính những con cá to thôi nhé). Tôi lấy ví dụ: khi nước dậy lên (con
nước giậy), tôi thường đi câu cá Chẻm và với độ chảy xuôi bình thường của ngày 25- 26
âm lịch tôi hay tóm được những chú cá Chẻm to nhỏ vô chừng. Những ngày này, con
Chẻm ăn mồi quyết liệt lắm. Đôi khi, con tôm càng xanh to như cổ tay trẻ sơ sinh móc làm
mồi mà con cá chừng 5 ký cũng nuốt tuốt vô bao tử. Thời điểm cá cắn cũng xung quanh
giấc trong vòng 1 tiếng đồng hồ đầu khi con nước xuống và trong phạm vi 1 tiếng khi con
nước sắp dừng. Nước càng đục, cá Chẻm càng đói mồi. Với cá Bông Lau thì lại khác, bọn
này hay nương theo Giọt để tránh nước chảy và kiếm mồi. Dân câu Bông Lau khoái Giọt
là như vậy. Tuy nhiên, không phải bất cứ cái Giọt nào bọn Bông Lau cũng theo đâu nhé.
Chúng tôi câu ở sông Sài Gòn, Soài Rạp nhiều năm. Thành công cũng có mà thất bại cũng
nhiều. Cho tới một ngày kia, cả chục cần thủ đều có chung nhận định rằng: giọt mé bên
Đông hay dính cá Bông lau hơn những Giọt mé bên Tây. Lý giải: bó tay cái đã! Nhưng rồi
một ngày, tôi có 2 anh bạn lính theo câu làm nghề thợ lặn (các chú chuyên lặn có bình mò
và xác định các qủa đạn còn thuốc nổ la cà dưới đáy sông vương vãi sau những năm chiến

tranh). Bởi qúa thắc mắc, tôi nhờ các anh lặn xuống khảo sát. Chiều nhau, mấy chú Lính
này mang bình dưỡng khí lặn như một nhóm điên trên vài khúc sông. Kết luận: Giọt bên
Đông gần mé bồi, phù sa mịn dịu, đáy giọt trơn nhẵn sướng như … ván trượt công viên
nước Đầm Sen; còn đáy giọt bên Tây là bên lở, nước xuống xiết, cá không ham nương
theo. 2 gã lính lặn này kết luận: ”Ông anh câu bên này phải căn cho đúng nước liu riu
chuồi xuống thì mới mong Bông Lau với Thanh kỳ vì lúc này con cá mới nương theo giọt
kiếm mồi được”. Chưa có công trình khảo sát nào khác hơn, tạm tin 2 chú em trong thời
qúa độ vậy ! Tuy nhiên, những lý giải bao giờ cũng có chữ … nhưng! Chữ nhưng ở đây
đối với giống cá Bông Lau hiện đại là nó đã phá vỡ qui luật tính toán về con nước câu
chúng trong vòng 2 năm nay. Phá vỡ bởi mồi câu. Mồi câu bây giờ là trùn biển – một loại
mồi câu nhạy bén, hấp dẫn con cá đến độ chúng không cưỡng lại được khi đánh hơi thấy
mùi này. Thực tế đã cho thấy: vào những lúc nước qúa xiết cũng có Bông Lau lớn vượt
dòng chảy để đến với mồi trùn biển. Một nhận định được rút ra: Câu Bông lau lớn nước
xiết bằng chì 300-400gr đã có chuyến thành công. Với những tay câu chuyên nghiệp, khi
nói đến điều này đa phần phải công nhận nhưng bảo lý giải thì mỗi người một cách. Thế
nhưng theo tôi, không trạnh lòng sao được khi những chiếc ghe câu mồi Gián của anh em
địa phương chống cằm đứng ngó anh em xứ khác ghé câu giật nhoay nhoáy bằng mồi trùn
biển; họ thẫn thờ thở dài rồi cuốn cần dời ghe đi nơi khác. Rõ ràng: con nước xiết không
phải là con nước của Bông Lau nhưng với loại mồi thơm ngon như thế, chúng không
cưỡng được trước món ngon và bỏ cả thói quen (?)… Cười luôn và nhớ một lý giảI về con
cá trê Đồng Diều: cá Trê giờ sao cứ ăn mồi ở giữa hồ? A! chắc tại vì ven hồ anh em dân
câu ngồi đông qúa mà món trứng kiến ngon thế nhưng bác nào cũng lo trộn nhiễn rồi ném


tít ngoài xa; gặp ngay cái giống cá Trê thấy trứng kiến cứ như trai sành đời ngó gái lạ !
Đối với từng vùng, nước còn biểu thị một thực trạng mà anh em câu kéo mới vào nghề
cũng nên nắm được để hành sự. Đó là những khi con nước trong chưa sông giật xuống (có
lúc còn đang ư ứ) thì trong các luồng lạch, sông nhỏ nối vào sông lớn này nước đã rút chảy
mạnh đên nỗi trôi chì. Thấy rõ vậy, chúng ta dễ chủ động tập kết, căn ke những điểm câu
lý tưởng, ứng với việc chuyển đổi tốc độ dòng chảy mà buông câu bởi vì những lúc nước

chuyển đổi tốc độ chảy là những lúc con cá tìm ăn mồi. CÂU THEO CON NƯỚC VÀ
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Cá tôm là động vật vô cùng nhạy cảm với thời tiết và
các chuyển động của vũ trụ. Bình thường, cá tôm bao giờ cũng có xu hướng tập trung vào
nơi có mồi và chúng luôn luôn sục sạo tìm mồi. Các bạn đi câu trong ao hồ dễ thấy nhất
điều này: khi ta thả thính và mồi dụ, sau ít phút, có cá chúng sẽ tụ tập đến ngay. Thế
nhưng để chúng ăn mồi câu của chúng ta lại là một khoa nghệ thuật khác. Bởi vì: chúng
qúa ư nhạy cảm và ngại ngần với những cái lạ như dây, thẻo, chì, lưỡi… Trong một điều
kiện bình thường, chúng đã ngại thì với thời tiêt thay đổi, sự biến động của vũ trụ, dư chấn
… sẽ làm chúng kinh hãi. Những người câu biển có kinh nghiệm đều thấy rõ một điều:
trước khi biển động, cá ăn mồi rất mạnh – hình như chúng biết trước các tai ương và trắc
trở nên ăn mồi mà dự trữ năng lượng. Nguyễn Anh từng kể tôi nghe rằng tối trước ngày có
giông ngòai Côn Đảo, anh thấy cả đòan Mực Ống to cỡ 60cm mỗi con và 1 bầy cá Kiếm
dài có 2m dư bơi theo đàn ngay trên mặt nước … Anh em trên thuyền nói cá chạy bầy kiểu
này mai chắc có giông, y như rằng sáng hôm sau ông Hội Trưởng bị sóng gió hành muốn
xỉu ! Trong biển động và sau động vài ngày, con cá rất kém năng động khi tìm thức ăn.
Người ta lý giải rằng: câu trong thời điểm này ít cá bởi vì chúng còn mệt nhược hoặc còn
no mồi. Chính từ đó, khi chúng ta đi câu trong tự nhiên thì ngày hôm ấy, đêm hôm ấy, con
nước có “đẹp” bao nhiêu nhưng nếu trong cơn giông bão, động đất, sấm chớp … thì kết
qủa bắt cá to chỉ bằng ZERO. Ngay cả trong ao hồ cá nuôi, người câu sẽ khó lòng bắt
được Trắm đen, Chép (ăn miệng) hay Mè Trắng khi trời có sấm chớp; ngay như chú cua
bể kia, đương kẹp mồi (hay tay người ta) mà nghe tiếng sấm lớn cũng … bỏ của chạy lấy
người… ! Nói thêm: trước những cơn giông bão, dư chấn… người ta thường thấy những ụ
mối vỡ ra, tổ kiến tan đàn … Những mồi ngon này vương vào thiên nhiên, rơi vãi xuống
ao hồ, sông ngòi và những con cá, con chim chờ sẵn những bữa tiệc này -Luật sinh thái
qúa rõ ở đây! nNhững món ăn tự nhiên kia hơn hẳn những loại mồi của chúng ta là cái
chắc! Bọn cá chén no say và xin lỗi, tôi lại sa đà luận sang lĩnh vực mồi câu mất rồi ! Một
yếu tố ảnh hưởng nữa cần lưu ý các bạn câu sâu trong các sông là …rác ! Có thể nói, đây
là một vấn nạn khốn nạn nhất hiện tại trên những dòng sông của ta. Các bạn có tính con
nước cẩn thận cỡ nào, tâm đắc với mồi câu, chuyến câu thế nào nhưng các bạn không thể
có cách gì tránh rác nếu như chính các bạn và tôi đừng bao giờ xả rác. Những con nước

lên, nước xuống cứ dìu đuổi những rác rưởi và chướng ngại nổi trên sông từ chỗ này quẩn
sang chỗ khác. Sự ô nhiễm thì đã hẳn nhưng cái oái oăm nhất là ta không làm sao câu
được với chúng. Chỉ ngoắt một cái, chúng đã vướng vào dây của chúng ta. Vướng rất điệu
nghệ bởi khi dây của bạn trôi theo dòng chảy thì những thành phần rác kia cũng trôi theo
đúng như thế. Vướng và vướng! nước càng lớn thì cành nhiều rều rác trôi nổi. Đôi khi, nó
là cả một quần thể ninon và lục bình lững lờ và cũng có khi là cả một tập đoàn bập dừa,
gốc gác lao ầm ầm như chó xổ xích cuốn vào sợi dây câu mỏng mảnh. Khắc phục ư? Lại
chỉ còn cách giở lịch thuỷ triều và chọn ngày nước kém hơn một tý. Những ngày này, rác
hiền hòa hơn ! MẤY LỜI KẾT Rõ ràng, bạn muốn đi câu thiên nhiên thì không thể không
quan tâm tới con nước. Nhưng mà theo tôi, tính kỹ con nước hãy nhường lại cho các vị
ngư thủ sống bằng nghề sông nước. Còn chúng ta – những cần thủ amatơ câu cho vui đời,
câu giải tỏa và hành xác cho sướng cái tinh thần mình thì chỉ cần nắm được một số qui luật
đơn giản. Ở Phía Bắc con nước là Nhật Triều – một ngày đêm lên xuống 2 lần – Ở phía


Nam bán nhật triều ngày đêm lên xuống 4 lần… Đối với các cần thủ câu (vui đời) cửa
sông và trong sông – nơi những vùng nước ảnh hưởng thuỷ triều thì theo tôi chỉ nên tránh
những ngày nước đỉnh (30 và rằm âm lịch); những ngày này cá tôm kém ăn. Có người lý
giải theo địa lý thì nước lớn qúa, mênh mông qúa, con cá loãng đi và chúng dời bỏ nơi
nương náu bấy lâu kiếm tìm nơi ở mới. Nhưng cũng có người lý giải rất hài hước rằng: đó
là những ngày Sóc, Vọng; ngày tròn trăng qúa sáng (vụ này cô vợ Hai của tui thích lắm
…), con cá mắc cỡ sợ ánh trăng sáng qúa mà lại còn mải yêu – còn ngày 30 thì tối qúa con
cá không ngó thấy mồi (?). Với các ao hồ, những ngày này cá cũng kém ăn, người ta lý
giải rằng “lạ nước, lạ cá” bởi vì nước lớn chảy (hoặc) tràn vào ao hồ khiến con cá e ngại.
Thực tế, dẫu lý giải bằng cách gì thì những ngày nêu trên cá cắn mồi kém hẳn. Theo kinh
nghiệm của tôi, nếu được, chúng ta nên bố trí câu vào những ngày đổi nước, xoay nước và
giậy nước. Với những anh em đi câu giải tỏa, giải trí, vui chơi nhận thưởng của thiên nhiên
thì rất nên câu vào những ngày nước kém, nước mái và nước ương khi chảy liu riu. Những
ngày ấy, các loại cá, tôm có thể cắn lai rai cả ngày. Không gì sướng bằng thi thoảng ta vút
lên một chú cá thiên nhiên rạng sáng cả xung quanh – máy giặt của chúng ta hắn vừa đỡ

sốt ruột lại vừa có việc làm – dẫu cá bé nhưng thấy cái đầu cần câu của ta sừn sựt hoặc cái
phao đổ xiêu, đổ vẹo chả sướng hơn a ? Vậy nên, tôi xin thống kê những ngày câu có thể
hiệu qủa theo âm lịch trong tháng: • Đầu tháng từ ngày 7 đến 13 • Cuối tháng từ ngày 21
đến 28. • Trong này đặc biệt các ngày 11, 12, 13, 25, 26, 27 trước đây là những ngày thợ
câu chuyên nghiệp không thể không ôm cần theo bọn Bông Lau; cái câu “nhớ nước” của
họ chính là ám chỉ những ngày này … Trong thực tế thiên nhiên hiện nay, do các yếu tố
tác động như: đập thủy điện, phá rừng, chắn kè, lập bè … trên những dòng sông; các luồng
nước thường bị đổi và chuyện con nước lên xuống cũng bị ảnh hưởng. Đối với những bạn
có điều kiện thường xuyên đi câu xa ở các cửa sông (Bông Lau chẳng hạn) thì nhất thiết
nên tạo lập lấy một cơ sở (thổ công) để chủ động cho cuộc chơi. Bây giờ điện thoại, thông
tin thuận tiện, các bạn chỉ cần nhấc máy và trong vòng vài phút, bạn đã nắm được tình
hình nước nôi. Có như vậy, cuộc chơi của các bạn mới chu đáo, hấp dẫn và vất vả một
cách toàn diện.
Tôi có bài thính câu chép này đưa lên đây để các bạn tham khảo:
- Ốc vặn rửa sạch đập hơi nứt vỏ 7 lạng (đập vỡ và lộ ruột sẽ bị rô phi ăn), để một hai tiếng
cho ráo nước.
- Thóc 9 nắm ngâm 3 ngày cho trương hạt.
- Ngô hạt 4 nắm, ngâm khoảng 5 đến 7 ngày.
- Gạo ba lạng.
- Hoa hồi 5 hoa, bẻ nhỏ từng cánh. Quế khô 3-4 miếng bằng ngón tay bẻ cho nhỏ.
- A quỳ 1 phần 3 lạng.
Chế biến: Gạo trộn hoa hồi và quế, sau đó rang cho cháy. Rang xong đang còn nóng thì đổ
vào ốc (đã đập dập và để ráo nước), trộn đều. 1 tiếng sau đó trộn thóc ngâm và ngô hạt
ngâm (thóc và ngô phải rửa qua cho bớt chua và thối). Để ít nhất 4 tiếng thì thả thính,
trước khi thả thính thì trộn A quỳ vào. Nếu thấy tăm chép vào ăn thì đừng câu vội, hãy chờ
cho nó ăn khoảng nửa tiếng sau cho say mồi hãy câu, câu sớm sẽ không bắt được hết đàn.
Với số lượng trên bạn có thể thả được 2 ổ thính chép.
Bài thính này chỉ câu được cá chép. Nếu cá chép không đi ăn thì các bạn sẽ móm.
Chúc các bạn thành công.
Nếu câu lục thì thính đơn giản nhất là bạn làm như sau:

-Ngô bột 3kg nấu chín
-Khoai lang <khoai mật là tốt nhất>luộc mềm
Trộn và bóp đều 2 vị trên và ủ kín 2 ngày cho lên men,khi mở ra có mùi chua thơm là
ok<đây là cốt của ổ thính>


Khi đi câu tùy bạn muốn câu ổ to hay nhỏ cứ lấy mồi ủ đó trộn thêm cám gạo rang với bột
hoa hồi<cho số lượng ít thôi không sẽ làm cho mồi bị nồng>,2 loại cám cò thơm và tanh
có bán sẵn ở các cửa hằng thức ăn gia xúc mỗi loại độ nửa bát con cho 1ổ.Còn nếu muốn
thử tý trắm đen thì cho gạo rang và ốc vặn đập dập.
Chúc bạn thành công nhé.phone cho mình nhé>



×