Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BAI TAP KIEN TRUC PHONG CANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
&œ

BÁO CÁO MÔN HỌC
KIẾN TRÚC PHONG CẢNH
NHÓM 6

Sinh viên thực hiện
12345678-

NGUYỄN THANH NGUYÊN
NGUYỄN VĂN DŨNG
TẠ ANH TÚ
TRƯƠNG ĐỨC HẢO
NGÔ TRỌNG KHƯƠNG
TRẦN MINH QUANG
NGUYỄN TRẦN ANH DUY
LÝ THANH HOA

SC1325M051
SC1325M014
SC1325M094
SC1325M026
SC1325M038
SC1325M057
SC1325M103
SC1325M0

Giảng viên hướng dẫn
TRẦN VĂN HÙNG



Sóc Trăng, tháng 10 năm 2015


2

I. MỞ ĐẦU
Tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh ven biển của bán đảo Cà Mau thuộc phạm
vi cửa sông Hậu. Phía đông giáp tỉnh Trà Vinh với ranh giới là sông Hậu, phía nam giáp
Biển Đông (với chiều dài khoảng 72km), phía tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía bắc giáp tỉnh
Hậu Giang và một phần tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích là 3.331,76km 2, bao gồm TP. Sóc
Trăng và 10 huyện (Cù Lao Dung, Kế sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm,
Thạnh Trị, Châu Thành,Vĩnh Châu và Trần Đề Ngày 8/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị
định thành lập thành phố Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Sóc Trăng với 10 đơn vị hành chính (từ
phường 1 đến phường 10). thành phố có số lượng chùa Phật nhiều nhất cả nước với 54
đình, chùa. Diện tích tự nhiên là 7.649ha, dân số trên 173.900 người, trong đó có trên 60%
người kinh, người khmer chiếm 23,4% và người Hoa chiếm 16,4%. Những năm gần Thành
phố đã thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch bởi có
nét kiến trúc, cảnh quan đặc trưng rất đặc sắc xuất phát từ truyền thống đoàn kết, gắn bó, sự
hòa quyện giao thoa văn hóa tuyệt vời của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Với những lý do
đó Nhóm đã tìm hiểu, nghiên cứu và chụp lại những kiến trúc mang tính đặc trưng của
vùng Sóc Trăng.

Sơ đồ vị trí tỉnh Sóc Trăng


3
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP
1/- Địa điểm
- Chùa Wath Sro Loun (Chùa Sà Lôn - Chùa Chén Kiểu), huyện Mỹ Xuyên, tỉnh

Sóc Trăng.
- Nhà thờ Giáo xứ Sóc Trăng, phường 8, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Chùa Phước Hòa – thị trấn Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
- Quảng trường Bạch Đằng, phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
2/- Phương tiện
- Xe mô tô.
- Điện thoại di động.
- Máy vi tính.
- Máy photo, máy in, scan.
- Giấy, viết.
3/- Phương pháp
Áp dụng những kiến thức đã được học, sau khi đã tìm hiểu, nghiên cứu và chọn lọc
sẽ chụp lại những kiến trúc đạt yêu cầu.
III. KẾT QUẢ
1/- Cảnh quan 1: Chùa Chén Kiểu (Chùa Sà Lôn)

Ảnh 1: dãy nhà tăng chùa Chén Kiểu


4

Ảnh 2: Chánh điện chùa Chén Kiểu

Ảnh 3: Chân cột cờ ở Chùa Chén Kiểu


5
- Kiểu cảnh quan: cảnh quan đô thị
- Loại cảnh quan: cảnh quan nhân tạo:
+ Kiến trúc cảnh quan: tôn giáo tín ngưỡng.

- Các yếu tố cấu thành tạo nên cảnh quan:
+ Địa hình: phẳng.
+ Mặt nước: tự nhiên, tĩnh.
+ Cây xanh: tự nhiên.
+ Kiến trúc công trình: nhỏ.
+ Nghệ thuật tạo hình: trang trí.
- Công năng cho từng đối tượng trong cảnh quan:
+ Chung quanh chùa trang trí hình tượng tiên nữ Apsara đang múa, tượng trưng cho
hòa bình và thịnh vượng. Trên các đầu cột ở bốn góc được trang trí hình tượng chim thần
Krud mình người đầu chim, trên đầu cột còn lại là các tượng nữ thần có cánh Keynor. Các
hình tượng này ở tư thế vươn lên đỡ lấy diềm mái, tạo sự chuyển tiếp giữa phương đứng của
các cột và phương ngang của mái.
+ Mái chánh điện chùa Chén Kiểu là một điểm nhấn quan trọng được xây dựng theo
dạng tam cấp, tức là có 3 nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần lên trên. Độ dốc của bộ
mái chính tới 600 và bộ mái phụ 300 tạo hiệu quả cao cho việc che chắn mưa nắng. Nhờ bộ
mái có tỷ lệ hài hòa với thân nhà cùng với các bước cột của chiều dài nhà tạo nên vẻ đẹp ấn
tượng.
+ Giữa sân Chùa Chén Kiểu là cột cờ, với hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu,
xung quanh chân cột là ao sen tĩnh lặng nhằm nhắc đến điển tích rắn xòe đầu ra để che mưa
cho Đức Phật khi người tọa thiền. Người Khmer tin rằng tổ tiên của họ là mẹ rắn, nên có tín
ngưỡng thờ rắn và hình tượng rắn thường xuất hiện trong chùa.
+ Khu vườn Phật Thích Ca giảng đạo và nhập Niết bàn. Quần thể kiến trúc gồm
nhiều tượng Phật lớn nhỏ, mô phỏng khá sinh động quá trình ra đời, đi tìm chân lý, giác
ngộ cho đến khi nhập cõi Niết bàn của đức Phật Thích Ca.
+ Các loại cây được trồng xung quanh chùa như một khu rừng, từ cổng vào là con
đường xuyên qua khu rừng nhỏ thâm u khá dài, đây là con đường “nhất chính đạo” tượng
trưng cho con đường duy nhất dẫn tới phật đài.
- Dạng bố cục:
+ Bố cục cân xứng.
+ Trục và trung tâm bố cục chính phụ.

+ Màu sắc.


6
2/- Cảnh quan 2: Nhà thờ giáo xứ Sóc Trăng

Ảnh 4: Mặt trước nhà thờ Sóc Trăng

Ảnh 5: Bên trong nhà thờ Sóc Trăng


7

Ảnh 6: Bên hông nhà thờ Sóc Trăng
- Kiểu cảnh quan: cảnh quan đô thị.
- Loại cảnh quan: cảnh quan nhân tạo:
+ Kiến trúc cảnh quan: tôn giáo tín ngưỡng.
- Các yếu tố cấu thành tạo nên cảnh quan:
+ Địa hình: phẳng.
+ Mặt nước: tự nhiên, tĩnh.
+ Cây xanh: tự nhiên, cắt xén.
+ Kiến trúc công trình: nhỏ.
+ Nghệ thuật tạo hình: trang trí.
- Công năng cho từng đối tượng trong cảnh quan:
+ Nhà thờ chính: là nơi diễn ra các nghi lễ thờ phượng: thánh lễ hàng ngày, cầu
nguyện, chầu thánh thể, thực hiện các bí tích.
+ Cung Thánh: là nơi linh mục chủ tế thực hiện các nghi lễ. Cung thánh thường ở vị
trí trang trọng và cao hơn để giáo dân có thể theo dõi thánh lễ. Phía trên có treo Thánh giá,
phía dưới Thánh giá có Nhà tạm (nơi cất giữ Thánh Thể) và một quyển Kinh Thánh (sách
thật hoặc hình ảnh, tượng). Trên cung thánh còn có bàn thánh và bục giảng.

+ Xung quanh nội thất nhà thờ chính có 14 chặng Đàng Thánh giá, là tranh hay
tượng mô tả lại cuộc đời của Chúa Giêsu.


8
+ Tháp chuông: cùng một kiến trúc với nhà thờ. Hạng mục này là cao nhất trong
công trình, trên đó có Thánh giá, đây chính là điểm nhấn của toàn thể kiến trúc. Nhà thờ đổ
chuông để báo giờ lễ cho giáo dân hoặc trong các dịp lễ quan trọng.
+ Khóm cây được bồ trí bên công trình, có bố cục tự do tạo không gian xanh và
cũng là một công viên thu nhỏ dành cho giáo dân khi đến làm lễ.
- Dạng bố cục:
+ Bố cục cân xứng.
+ Trục và trung tâm bố cục chính phụ.
3/- Cảnh quan 3: Chùa Phước Hòa – Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

Ảnh 7: Chính diện chùa Phước Hòa, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
- Kiểu cảnh quan: cảnh quan đô thị
- Loại cảnh quan: cảnh quan nhân tạo:
+ Kiến trúc cảnh quan: tôn giáo tín ngưỡng.
- Các yếu tố cấu thành tạo nên cảnh quan:
+ Địa hình: phẳng.


9
+ Cây xanh: tự nhiên.
+ Kiến trúc công trình: nhỏ.
+ Nghệ thuật tạo hình: trang trí.
- Công năng cho từng đối tượng trong cảnh quan:
+ Hàng cây hai bên được bố trí từ cổng đến chánh điện chùa thể hiện tính trang
nghiêm của quang cảnh, được ví như con đường Nhất chính đạo (không có con đường nào

khác, bất nhị pháp môn) dẫn vào – thế giới Phật. Đồng thời tạo không gian xanh và bóng
mát trước khuôn viên chùa.
+ Sân trước có tượng đức Quan Âm, người Việt thờ đức Quan Âm để cầu xin được
cứu giúp khi gặp khổ nạn, có ý nghĩa về mặt tâm linh, thờ cúng rất lớn đối với người dân.
Đây chính là điểm nhấn trong kiến trúc chùa Phước Hòa nói riêng cũng như của những
ngôi chùa Phật giáo Nam tông nói chung.
+ Chùa mang phong cách cổ với kiểu nhà một gian hai chái, có 4 cột cái ở giữa tạo
bờ nóc ngắn, dạng gần hình vuông, nên gọi là tứ trụ chịu phần mái nặng ở phía trên.
- Dạng bố cục:
+ Bố cục cân xứng.
+ Trục và trung tâm bố cục chính phụ.
4/- Cảnh quan 4: Quảng trường Bạch Đằng, thành phố Sóc Trăng

Ảnh 8: Quảng trường Bạch Đằng, TP.Sóc Trăng


10

Ảnh 9: Quảng trường Bạch Đằng, TP.Sóc Trăng

Ảnh 10: Quảng trường Bạch Đằng, TP.Sóc Trăng


11
- Kiểu cảnh quan: cảnh quan đô thị
- Loại cảnh quan: cảnh quan nhân tạo:
+ Kiến trúc cảnh quan: hiện đại – công viên, quảng trường.
- Các yếu tố cấu thành tạo nên cảnh quan:
+ Địa hình: phẳng + bậc thang.
+ Cây xanh: tự nhiên, cắt xén.

+ Kiến trúc công trình: lớn.
+ Nghệ thuật tạo hình: hoành tráng.
- Công năng cho từng đối tượng trong cảnh quan:
+ Công năng cơ bản của quảng trường Bạch Đằng là nơi sinh hoạt chính trị, văn
hóa như hội họp, mít tinh, là nơi tổ chức các lễ hội tôn giáo... đồng thời cũng là nơi kỷ
niệm, vui chơi, biểu diễn, giao tiếp, nghỉ ngơi của người dân thành phố Sóc Trăng...
+ Lối đi được thiết kế cân đối: phía trước là hai cây cổ thụ tượng trưng như cổng
vào, thiết kế hình dạng bậc thang khi vào trung tâm quảng trường, tạo cảm giác trang
nghiêm khi tổ chức các buổi lễ long trọng.
+ Bao quanh trung tâm quảng trường là quần thể các cây độc lập, cây bụi, khóm cây
được bố cục hài hòa tạo ra những mảng màu trong phong cảnh và dễ gần gũi. Đây chính là
“khoảng thở” của đô thị và cũng là điểm nhấn quan trọng của khu vực quảng trường Bạch
Đằng.
- Dạng bố cục:
+ Bố cục cân xứng.
+ Trục và trung tâm bố cục chính phụ.
IV. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, kết hợp cùng với những kiến thức đã được học, đã
giúp tập thể nhóm 6 nâng cao hiểu biết, kiến thức về những kiểu kiến trúc cổ, hiện đại…
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng việc quy hoạch kiến trúc cảnh quan còn rất
nhiều bất cập, đa phần được xây dựng tự phát, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên. Vì vậy việc
học tập chuyên sâu về kiến trúc phong cảnh, quy hoạch phát triển đô thị thành phố Sóc
Trăng cũng như tỉnh Sóc Trăng là một yêu cầu quan trọng trong tương lai.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×