Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tòa Công Lý Châu Âu vừa là Tòa án quốc tế vừa là Tòa án Quốc gia (bản word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.87 KB, 17 trang )

MỤC LỤC:

1


LỜI NÓI ĐẦU:
Liên minh Châu Âu (EU) là một tổ chức quốc tế khu vực thành công nhất
trên thế giới. Mục tiêu chính của Liên Minh Châu Âu là đi từ “hài hòa hóa” đến
“nhất thể hóa” nhằm tạo ra sự tương đồng giữa các quốc gia thành viên. Trong
đó, sự ra đời của Tòa Công lý Châu Âu (European Court of Justice) có vai trò hết
sức quan trọng. Tòa có nhiệm vụ giải thích luật liên minh Châu Âu, đảm bảo
việc áp dụng luật Liên minh châu Âu một cách công bằng đối với tất cả các quốc
gia thành viên. Tòa công lý Châu Âu là một trong những thể chế quan trọng có
sự kết hợp giữa Tòa án Quốc tế và Tòa án Quốc gia về thẩm quyền. Để hiểu rõ
hơn về sự kết hợp này nhóm chúng em chọn đề tài sau đây làm bài tập nhóm của
mình: “Trên cơ sở phân tích một số án lệ, chứng minh rằng thẩm quyền của
tòa công lý Châu Âu là sự kết hợp giữa tòa án Quốc tế và tòa án Quốc gia”.

NỘI DUNG:
I.

Một số kiến thức cơ bản về Liên minh châu Âu (EU) và Tòa Công lý châu Âu:
1. Một số kiến thức cơ bản về Liên minh châu Âu (EU):
Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28
quốc gia thành viên thuộc châu Âu, được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào
ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 500 triệu
dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015)
GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức
mua tương đương của thế giới (PPP).
Liên minh châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống
luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự tự


do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn.
2


Có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên
ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn
về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của EU.
Một số kiến thức cơ bản về Tòa công lý châu Âu:
Tòa án Công lý châu Âu là tòa án tối cao của EU giải quyết những vấn đề
2.

liên quan đến luật pháp của tổ chức này và là một thể chế quan trọng của EU.
Tòa án công lý châu Âu được thành lập năm 1952 thông qua Hiệp ước Paris
1951, là một bộ phận của Cộng đồng than thép châu Âu. Tòa án Công lý châu
Âu bao gồm Tòa công lý châu Âu, Tòa án chung châu Âu.
Trong đó, Tòa công lý Liên minh châu Âu (CJE) là một trong bảy thể chế
chính trị chính của EU. Nhiệm vụ của Tòa công lý Liên minh châu Âu đó là đảm
bảo luật pháp được theo dõi sát sao khi giải thích và áp dụng các hiệp ước đã ký
kết giữa các quốc gia thành viên EU.
Tòa công lý châu Âu gồm 28 thẩm phán và 11 công tố viên với chức năng:
giải thích pháp luật, xét xử các vụ việc liên quan đến việc không thực hiện nghĩa
vụ của quốc gia thành viên, bãi bỏ một quy định, quyết định, chỉ thị thông qua
bởi một thiết chế EU, đảm bảo pháp luật EU được thực thi, giải quyết các kháng
cáo đối với phán quyết Tòa án chung châu Âu, xem xét lại phán quyết của Tòa
án Công vụ.
II.
1.

Một số án lệ:
Án lệ thứ nhất:

Case C364/10, ngày 08/07/2010, thực hiện theo Điều 259 của TFEU.
1.1.

Các bên liên quan trong vụ việc:

-

Nguyên đơn: Cộng hòa Hungary.

-

Bị đơn: Cộng hòa Slovakia.
1.2.

Nội dung của vụ việc:

3


Vào ngày 21/08, Cộng hòa Slovakia đã không cho phép Tổng thống của
Cộng hòa Hungary là Laszlo Solyom nhập cảnh khi ông này tới thăm một thị
trấn ở biên giới Cộng hòa Slovakia có đông người Hungary sinh sống.
Một công hàm ngoại giao đã được gửi đến cho Đại sứ Hungary tại
Bratislava, theo đó Chính phủ Slovakia thông báo là ông Solyom không được
nhập cảnh vào Slovakia và ông này sẽ được chào đón vào một dịp khác.
Để biện minh cho hành động này, đầu tiên công hàm trên đã dựa vào các
quy định trong Chỉ thị 2004/38 cũng như các quy định của pháp luật trong nước
về quản lí người nước ngoài cư trú. Thứ hai, ngày 21/08 là một ngày nhạy cảm ở
Slovakia khi mà đúng ngày này năm 1968, lực lượng vũ trang của năm nước
thuộc hiệp ước Warsaw, trong đó có Hungary, đã xâm lược nước Cộng hòa dân

chủ Tiệp Khắc.
Sau đó, tổng thống Solyom đã hủy bỏ chuyến thăm và tổ chức một cuộc
họp báo vào buổi tối cùng ngày ngay bên cầu sông Danube nối Hungary với
Slovakia. Ông đã chỉ trích quyết định cấm nhập cảnh của Chính phủ Slovakia là
“một hành động chưa hề có tiền lệ và không thể lý giải được” giữa các đồng
minh cùng thuộc Liên minh Châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO).
Ngọai trưởng của Hungary là Peter Balazs cho biết chuyến thăm này đã
được lên kế hoạch từ trước và đã thông báo cho Bộ Ngoại giao Slovakia.Đồng
thời cũng nói rằng sẽ thông báo vấn đề này cho EU.Trong khi đó, phía Slovakia
đã triển khai lực lượng lớn cành sát ở biên giới với Hungary.
Ngay sau đó, Hungary đã bắt đầu thủ tục tố tụng trước Tòa án với bản cáo
buộc chống lại Slovakia (dựa trên điều 259 TFEU), cáo buộc Slovakia vi phạm
điều 21 TFEU và Chỉ thị 2004/38 khi từ chối Tổng thống Hungary nhập cảnh
4


vào lãnh thổ của Slovakia. Đặc biệt, Hungary tuyên bố Chỉ thị 2004/38 áp dụng
cho tất cả công dân của Liên minh, bao gồm cả người đứng đầu quốc gia là Tổng
thống, và áp dụng với mọi chuyến thăm, dù là chính thức hay mang tính chất cá
nhân.
Yêu cầu của Cộng hòa Hungary như sau:
+ Cộng hòa Slovakia đã vi phạm Chỉ thị 2004/38/EC của Nghị viện Châu
Âu và của Hội đồng ngày 29/04/2004 về các quyền của công dân Liên minh và
các thành viên trong gia đình họ trong việc di chuyển và cư trú một cách tự do
trong phạm vi lãnh thổ của các nước thành viên. Theo đó, Công hàm của
Slovakia ngày 21/08/2009 được ban hành dựa trên Chỉ thị 2004/38 nhưng không
đúng với các quy định bên trong Chỉ thị này.
+ Xác nhận hành vi bất hợp pháp như vậy có thể tái xuất hiện, gây xung đột
với pháp luật của Liên minh đặc biệt là Điều 3 và Điều 21 TFEU.

+ Tuyên bố rằng Cộng hòa Slovakia đã áp dụng sai quy định của Liên minh
khi không cho phép Tổng thống Solyom nhập cảnh vào lãnh thổ của Slovakia
vào ngày 21/08/2009.
1.3.


Lập luận của hai bên liên quan đến vụ việc:

Hungary: Phía nguyên đơn là Hungary cho rằng Cộng hòa Slovakia đã vi phạm
điều 21 TFEU và Chỉ thị 2004/38 khi từ chối cho Tổng thống của Hungary nhập
cảnh vào lãnh thổ nước này và trường hợp này cũng không thuộc bất kì trường
hợp ngoại lệ nào của quy định. Cụ thể như sau:

-

Thứ nhất, ông Solyom không đe dọa cho bất kỳ lợi ích căn bản nào của xã hội.

-

Thứ hai, không có thông báo nào được gửi đến cho ông Solyom để thông báo với
ông về căn cứ ra quyết định cấm nhập cảnh cũng như các biện pháp khắc phục
sự cố.
5


Ngoài ra, Hungary cho rằng Slovakia đã “lạm dụng quyền” khi đưa ra khái
niệm và “lạm dụng quyền” theo quy định của Tòa án lệ vì trên thực tế, Slovakia
đưa ra việc dẫn này vì mục đích chính trị.



Slovakia: Bên phía bị đơn là Cộng hòa Slovakia thì lại cho rằng chuyến thăm
của Tổng thống Hungary không đơn thuần chỉ là một chuyến thăm của một công
dân Liên minh mà là của một nguyên thủ quốc gia. Vì vậy, Tòa án không có
thẩm quyền lắng nghe và giải quyết tranh chấp này vì luật pháp của EU không áp
dụng cho tình huống này. Cụ thể: phía Slovakia cho rằng các điều 3,4 và 5 TFEU
không áp dụng cho quan hệ ngoại giao song phương giữa các nước thành viên
trong Liên minh. Hơn nữa cũng không có quy định nào trong các Điều ước quốc
tế quy định một cách rõ ràng việc trao thẩm quyền cho Liên minh trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ ngoại giao giữa các nước thành viên với nhau.
Hơn nữa, nếu luật pháp EU áp dụng cho trường hợp này thì nguyên thủ
quốc gia sẽ được hưởng quyền ưu đãi dựa trên pháp luật của nước đó.
Như vậy, nghĩa là trong mọi trường hợp thì Slovakia đều phủ nhận việc áp
dụng pháp luật của Liên minh và đặc biệt là Chỉ thị 2004/38.Đồng thời Công
hàm ngày 21/08/2009 chỉ là một phần trong trao đổi ngoại giao liên quan đến
chuyến thăm Slovakia của Tổng thống Hungary nên không được coi là một
quyết định.
Vậy thì, vấn đề ở đây là liệu luật của EU có được áp dụng trong trường hợp
này và Slovakia có vi phạm các quy định của pháp luật EU hay không?
1.4.

Lập luận của Tòa Công lý châu Âu:

Đầu tiên, việc có áp dụng luật EU hay không là thuộc thẩm quyền của Tòa
án. Đồng thời, chiếu theo Điều 259 TFEU, Tòa án sẽ quyết định việc có dấu hiệu
vi phạm pháp luật trong tranh chấp này hay không. Nên yêu cầu của phía
6


Slovakia cho rằng Tòa án không có thẩm quyền trong việc lắng nghe và giải
quyết tranh chấp bị từ chối.

Thứ hai, Điều 20 và 21 TFEU ghi nhận công dân Liên minh có địa vị pháp
lý cơ bản của công dân ở các nước thuộc EU và quyền đi lại, cư trú tự do trên
lãnh thổ các các nước thành viên EU. Đồng thời, cần phải xác định ông Solyom
thực hiện chuyến thăm đến thị trấn đó là với vai trò của một nguyên thủ quốc
gia, khi đó ông này phải có nghĩa vụ tuân theo việc hạn chế quyền tự do đi lại
theo TFEU và được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ cũng như hưởng sự bảo hộ
theo pháp luật quốc tế theo Điều 1 của Công ước NewYork ngày 14/12/1973.
Như vậy, nghĩa là, khi một nguyên thủ quốc gia ở trên lãnh thổ của một quốc gia
khác có nghĩa vụ tuân theo các yêu cầu của quốc gia đó để đảm bảo việc bảo hộ
được thực hiện. Từ đây, có thể kết luận rằng, cả Điều 21 TFEU và Chỉ thị
2004/38 đều không bắt buộc Slovakia bảo đảm việc nhập cảnh của Tổng thống
Hungary nên yêu cầu của phía Hungary là không có căn cứ.
Thứ ba, không có đủ cơ sở để chứng minh có sự lạm quyền vì Tòa án cho
rằng bằng chứng của hành vi lạm dụng đòi hỏi, đầu tiên, một sự kết hợp của
hoàn cảnh khách quan, sau đó là yếu tố chủ quan là tạo ra một cách giả tạo các
điều kiện quy định để đạt được lợi thế từ các quy định của Liên minh châu Âu.
Kể từ khi có công hàm ngày 21/08/2009 thì không có thêm một phán quyết nào
từ cơ quan có thẩm quyền của Slovakia, một điều nữa là, thông báo gửi đến ông
Solyom cũng phù hợp với Điều 30 Chỉ thị 2004/38.
Với những điều trên thì khiếu nại của Hungary về việc Slovakia lạm dụng
quyền là không có cơ sở.
Thứ tư, mục đích của TFEU là loại bỏ những hành vi vi phạm thực tế của
các nước thành viên trong Liên minh và hậu quả của nó nên việc khiếu nại về
7


hành vi vi phạm có thể tái diễn trong tương lai hay về việc giải thích luật của EU
là không được chấp nhận.
Phán quyết của Tòa:
-


Bác bỏ đơn kiện.

-

Nộp lệ phí đối với những yêu cầu của Hungary.

-

Nộp lệ phí đối với những yêu cầu của Slovakia.

2.

Án lệ thứ hai:
Case C89/11 về việc E.ON energie AG kháng cáo đối với bản án của tòa án
chung về quyết định xử phạt của EC đối với hành vi phá dỡ dấu niêm phong
trong quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh.
2.1.

-

Các bên liên quan trong quá trình tố tụng:

Nguyên đơn: Công ty E.ON energie AG, thành lập tại Munich (Đức), đại
diện bởi A. Rohling, F.Dietrich và R. Pfromm, Rechtsanwalte.

-

Bị đơn: Ủy ban châu Âu, đại diện bởi A. Bouquet, V. Bottka và R. Sauer.
2.2.


Nội dung vụ việc:

Vào năm 2006, Ủy ban châu Âu (EC) tiến hành một cuộc kiểm tra tại các
cơ sở thương mại của Công ty E.ON energie AG tại Munich (Đức) để xác nhận
những nghi ngờ của mình về việc công ty này đã tham gia vào các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh. Do việc khám xét không thể hoàn thành trong cùng một ngày
mà phải kéo dài thời gian làm việc sang đến ngày hôm sau nữa. Toàn bộ các tài
liệu được cho là có liên quan và cần được xem xét kĩ đã được lực lượng khám
xét tập hợp lại và lưu giữ trong một căn phòng được công ty này trao quyền sử
dụng cho EC. Sau khi kết thúc ngày làm việc đầu tiên, cửa của văn phòng chứa
tài liệu đã được khóa và được người của EC đóng dấu niêm phong.Dấu niêm
phong mà EC đã sử dụng được làm từ một loại chất dẻo tự kết dính. Nếu niêm
8


phong bị bóc ra hay bị một lực tác động đến tuy không rách nhưng sẽ để lại dấu
vết là những vết khuyết rỗng xuất hiện ở cả mặt trước và mặt sau của niêm
phong mà không thể che dấu được.
Khi nhóm điều tra viên trong vụ việc tranh chấp trở lại vào sáng ngày hôm
sau đã phát hiện ra rằng các dấu vết để lại rõ ràng trên bề mặt của niêm phong
cho thấy niêm phong đã bị phá dỡ. Vì vậy, bằng Quyết định ngày 30/2008, EC
đã tuyên phạt công ty trên số tiền là 38 triệu euro do có hành vi phá dỡ dấu niêm
phong trong quá trình điều tra.
Không đồng ý với quyết định xử phạt, công ty này đã khiếu nại đối với
quyết định này và đưa vụ việc ra Tòa sơ thẩm châu Âu (CFI), nhưng ngày
15/12/2010, Tòa sơ thẩm đã ra phán quyết bác bỏ kháng cáo. Và trong khiếu nại
gửi lên Tòa sơ thẩm, mặc dù bên khiếu nại không thừa nhận hành vi phá dỡ dấu
niêm phong nhưng lại không thể viện dẫn được những chứng cứ để chứng minh.
Sau đó thì công ty này tiếp tục kháng cáo lên Tòa Công lý châu Âu đối với phán

quyết của Tòa án sơ thẩm châu Âu. Nội dung kháng cáo có kiến nghị giảm mức
tiền phạt xuống vì công ty cho rằng đã không có đủ các bằng chứng để chứng
minh việc cửa của căn phòng chứa tài liệu kia được niêm phong đã bị mở hoặc là
những tài liệu có bên trong phòng đã bị lấy đi.
Tuy nhiên, ECJ xác định rằng việc có một ai đó có thực sự vào căn phòng
đã bị niêm phong kia và lấy đi các tài liệu được lưu giữ hay không là không liên
quan đến sự việc. Theo đó, ECJ chỉ tập trung xem xét ba lí do được CFI đưa ra
tại đoạn 294 của bản án đang được kháng cáo, cho ba lí do giải thích quyết định
của mình về số tiền phạt 38 triệu euro, đó là:
-

Thứ nhất, căn cứ vào tính chất đặc biệt ngiêm trọng của hành vi phá dỡ
dấu niêm phong.
9


-

Thứ hai, dựa vào quy mô và doanh thu của công ty E.ON.

-

Thứ ba, là sự cần thiết phải đưa ra một mức xử phạt tương xứng sẽ có tác
dụng ngăn chặn hiệu quả những dạng hành vi tương tự.
2.3.

Phán quyết của Tòa Công lý châu Âu:

Căn cứ vào khoản 2, điều 256 TFEU về thẩm quyền giải quyết kháng cáo
đối với phán quyết của Tòa chung châu Âu của Tòa Công lý. Căn cứ vào các

điều khoản : Điểm d khoản 2 điều 20, điểm e khoản 1 điều 23, khoản 2 điều 23
quyết định số 1/2003 của Hội đồng châu Âu (EC) ngày 16/05/2002 về việc thực
hiện các quy định về cạnh tranh.
Vào ngày 22/11/2012, Tòa Công lý châu Âu đã đưa ra phán quyết cuối
cùng trong đó bác bỏ toàn bộ các luận điểm của công ty E.ON và công nhận
phán quyết của Tòa sơ thẩm châu Âu. Bên cạnh đó, tòa Công lý cũng đưa ra
thông điệp EC có thể quyết định mức xử phạt lên đến 10% doanh thu một năm
của công ty E.ON nếu có đủ chứng cứ chứng minh việc E.ON có hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh. Và mức xử phạt 38 triệu euro do EC đưa ra đối với
hành vi phá dỡ dấu niêm phong trong quá trình điều tra chỉ tương đương với
0,14% doanh thu một năm của công ty và không phải là quá cao nếu xem xét đến
việc phải đưa ra một mức xử phạt tương xứng có tác dụng ngăn chặn hiệu quả
những hành vi có dạng tương tự.
=>

Phán quyết của Tòa Công lý châu Âu cho thấy sự ủng hộ tuyệt đối đối

với các quyết định của EC liên quan đến những hành vi vi phạm thủ tục hành
chính trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh. Điều này cũng có nghĩa là
những hành vi vi phạm thủ tục hành chính được xem xét và xử phạt tách biệt với
hành vi vi phạm các quy định của Luật cạnh tranh.

10


III.

Chứng minh thẩm quyền của Tòa công lý Liên minh châu Âu là sự kết hợp
giữa Tòa án quốc tế và Tòa án quốc gia.
Trách nhiệm của Tòa công lý EU là để đảm bảo luật pháp được tuân theo

sự giải thích và áp dụng các hiệp ước của EU và các quy định được đặt ra bởi các
tổ chức có thẩm quyền. Chính vì vậy, để luật pháp có hiệu lực, Tòa án có quyền
tài phán rộng rãi để xử các dạng khác nhau của vụ việc. Trên cơ sở hai án lệ mà
nhóm đã phân tích chỉ ra ở trên, có thể nhận thấy rõ rằng thẩm quyền của Tòa
công lý EU là sự kết hợp giữa Tòa án quốc tế và Tòa án quốc gia. Để chứng
minh cho khẳng định đó, nhóm xin đưa ra những lý luận sau:
1. Tòa công lý liên minh châu Âu là Tòa án quốc tế:
Thứ nhất, trong hệ thống nguồn luật của EU, các điều ước quốc tế được ký
kết giữa các quốc gia thành viên được coi là luật gốc, điều chỉnh tất cả các vấn
đề pháp lý về hoạt động của EU như mục tiêu, cơ cấu tổ chức và phương pháp
thực hiện, thẩm quyền hay hoạt động của các thiết chế EU. Dưới góc độ quốc tế,
những điều ước này chính là nguồn của luật tổ chức quốc tế.
Thứ hai, Tòa công lý EU còn có thẩm quyền thụ lí, giải quyết các tranh
chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế: đó có thể là quốc gia, các tổ chức phi
chính phủ, các tổ chức liên quốc gia… theo Điều 258, 259, 260 TFEU.
Thẩm quyền của Tòa thể hiện trước hết ở chức năng giải thích luật của EU
và đảm bảo cho pháp luật của Liên minh được các thiết chế thuộc EU, các quốc
gia thành viên và các công dân của các nước thành viên tuân thủ.
Thẩm quyền của Tòa công lý EU rất rộng, bao trùm lên tất cả các lĩnh vực
lập pháp, tư pháp, hành pháp. Ví dụ: Xem xét và đưa ra các phán quyết về các
hành vi thiết chế trong cộng đồng và các phán quyết của Tòa. Từ những phân
tích đó, có thể khẳng định thẩm quyền của Tòa Công lý EU có tính chất như một
Tòa án quốc tế. Điển hình là vụ việc số một nêu trên đã cho ta thấy rõ hơn tính
quốc tế của Tòa công lý EU.Chủ thể trong vụ việc số một là hai quốc gia có chủ
11


quyền.Đây là những chủ thể của luật quốc tế. Bên cạnh đó, hai chủ thể đã căn cứ
vào cùng một luật gốc, đó là bản hiệp ước về chức năng của Liên minh châu Âu
TFEU và TEU từ hiệp ước LISBON. Đây được coi là Điều ước quốc tế sửa đổi,

bổ sung những hiệp ước trước đó của EU. Điều ước quốc tế này là một nguồn
luật của luật quốc tế. Như vậy, có thể khẳng định lại một lần nữa thẩm quyền của
Tòa Công lý EU mang tính chất Tòa án quốc tế.
2. Tòa công lý châu Âu là Tòa án quốc gia:
Bên cạnh thụ lí, xét xử những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của
Luật quốc tế, thì Tòa công lý Liên minh châu Âu còn giải quyết những tranh
chấp phát sinh giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với quốc gia hoặc cá nhân
với thiết chế của Liên minh… Cụ thể:
Điều 263 TFEU: Theo điều này, bất kỳ một cá nhân hay pháp nhân nào
cũng có thể tiến hành các thủ tục tố tụng đối với một đạo luật xác định đích danh
chủ thể đó hoặc các văn bản trực tiếp liên quan tới cá nhân họ và khởi kiện với
một hành động pháp lý có liên quan trực tiếp đến mình và không ghi nhận các
biện pháp thực hiện.
Ngoài ra, luật EU được áp dụng theo nguyên tắc “hiệu lực trực tiếp” và
nguyên tắc “cao hơn nội luật”, chính điều này đã khiến pháp luật Liên minh có
tính chất giống luật quốc gia.
Thứ nhất, Luật của Liên minh được áp dụng trực tiếp như luật quốc gia.
Điển hình là Tòa công lý EU đã thực hiện nguyên tắc áp dụng trực tiếp luật Liên
minh bất chấp sự phản đối của một số nước thành viên, và chính điều đó đã đảm
bảo sự tồn tại của một trật tự pháp lí ở EU.
Điều đó có nghĩa là luật của EU xác định thẩm quyền và ấn định nghĩa vụ
một cách trực tiếp không chỉ đối với các thiết chế của Liên minh và các nước
thành viên mà đối với cả công dân EU.
Thứ hai, ưu tiên áp dụng luật của Liên minh so với luật quốc gia. Chính
nguyên tắc áp dụng trực tiếp luật của EU như đã trình bày ở trên đã dẫn tới một
hiện tượng đó là khi một quy định của Liên minh quy định các quyền và nghĩa
12


vụ của công dân Liên minh nhưng lại xung đột với các nguyên tắc của các quốc

gia thành viên, không có quy định cụ thể nào của Liên minh ghi nhận rằng Luật
liên minh áp dụng trước hay áp dụng sau luật quốc gia. Tuy nhiên để giải quyết
vấn đề này một lần nữa Tòa công lý, bất chấp sự phản đối của một số nước thành
viên, đã đưa ra nguyên tắc ưu tiên Luật liên minh – một nguyên tắc cần thiết cho
sự tồn tại của trật tự pháp lý ở EU, đồng thời cũng cho thấy Tòa công lý EU có
hiệu lực, thẩm quyền như quốc gia.
Do đó, đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, Tòa công lý EU có thẩm quyền
áp dụng luật EU để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hoặc theo thủ tục phúc thẩm
(như phán quyết của Tòa chung châu Âu – General Court). Có thể thấy cả hai án
lệ trên đều áp dụng trực tiếp luật EU để giải quyết như luật gốc của quốc gia.
Tuy nhiên, vụ việc số hai sẽ thấy rõ Tòa công lý EU là Tòa quốc gia. Chủ thể ở
đây là một thể nhân cụ thể và một bên là thiết chế của EU. Cụ thể hơn nữa là một
vụ kiện của doanh nghiệp đối với văn bản của Ủy ban châu Âu. Từ những phân
tích đó có thể thấy trong trường hợp này, Tòa công lý EU như một Tòa án của
quốc gia.
Ngoài ra Thẩm quyền của Tòa công lý châu Âu còn mang tính chất là Tòa
án hiến pháp, Tòa án hành chính, Tòa kinh tế và Tòa dân sự.
Tòa án hiến pháp: tương tự với thẩm quyền của tòa án hiến pháp của các nước
trên thế giới.
+,Thẩm quyền giải thích pháp luật: Là cơ quan duy nhất được giải thích pháp
luật,EJC có trách nhiệm hướng dẫn các tòa án quốc gia thực hiện một cách thống
nhất pháp luật trên phạm vi lãnh thổ toàn Liên minh. Giải đáp của EJC không chỉ
đơn thuần là ý kiến tham khảo, mà có tư cách như một án lệ hay yêu cầu bắt
buộc đối với quốc gia.

13


+, Thẩm quyền liên quan tới việc bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp, cụ thể
đối với EU là luật gốc. Mọi luật khác không được trái luật gốc, luật gốc có giá trị

pháp lý cao nhất buộc phải tuân theo.
Tòa án hành chính
+, Các chủ thể là đối tượng xét xử của tòa án hành chính: các cơ quan thực hiện
quyền hành pháp, công chức của cơ quan hành pháp, chính quyền địa phương,
các tổ chức công đặt dưới sự chỉ đạo hoặc quản lý của cơ quan hành pháp.
+, Chỉ những quyết đinh được ban hành trong khuôn khổ thực hiện các chức
năng quyền lực mới thuộc thẩm quyền của tòa án hành chính.
+, Nhưng yêu cầu đòi hỏi hủy bỏ hoặc sửa các quyết định của cơ quan hành
chính đương nhiên thuộc thẩm quyền của tòa án hành chính.
Tòa án kinh tế: Pháp luật EU điều chỉnh những lĩnh vực thuộc thẩm quyền
Liên minh:
+, Những lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng của Liên minh quy định tại Điều 3
TFEU, Liên minh thuế quan, các quy định về cạnh tranh điều chỉnh chức năng
của thị trường nội địa, chính sách tiền tệ đối với các nước sử dụng đồng EURO,
bảo tồn các nguồn lợi sinh vật biển theo chính sách nghề cá chung và chính sách
thương mại chung.
+, Những lĩnh vực có sự chia sẻ thẩm quyền giữa Liên minh và quốc gia thành
viên quy định tại điều 4 TFEU; thị trường nội địa, gắn kết kinh tế, bảo vệ quyền
lợi người tiêu dung,…
Tòa án dân sự:

14


+, Tòa công lý có nhiệm vụ đảm bảo luật pháp được theo dõi sát sao khi giải
thích và áp dụng các hiệp ước đã ký kết giữa các quốc gia thành viên EU. Kiểm
tra đảm bảo các quốc gia thành viên tuân thủ nghĩa vụ, thực hiện đúng quy định
của hiệp ước có hiệu lực.
+, Khi có yêu cầu của tòa án quốc gia thành viên (trước xét xử hoặc trước khi ra
phán quyết về một vụ việc), tòa công lý Eu phải có trách nhiệm giải thích các

vấn đề liên quan đến pháp luật EU và ra một phán quyết để giải thích nội dung
cũng như giá trị pháp lý của các quy định pháp luật của Liên minh.
+, Tòa công lý công nhận nguyên tắc trách nhiệm của các quốc gia thành viên vi
phạm pháp luật EU.
+, Tòa công lý làm việc cùng tòa án quốc gia,tòa thông thường áp dụng pháp luật
EU.
+, Với vấn đề giải quyết tranh chấp Tòa công lý có thẩm quyền áp dụng luật
Liên minh để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm.
Như vậy, qua những phân tích trên có thể khẳng định thẩm quyền củaTòa công
lý Liên minh châu Âu là sự kết hợp giữa Tòa án quốc tế và Tòa án quốc gia.

KẾT LUẬN:
Thông qua những phân tích trên đây của nhóm chúng em đã chứng tỏ rằng
Liên minh châu Âu là một tổ chức liên minh thành công nhất. Nững mục tiêu của
Liên minh châu Âu đặt ra luôn đạt được kết quả tốt, thành công theo tiến trình đi
từ các lĩnh vực cụ thể đến hội nhập, từ quá trình hài hòa hóa đến nhất thể hóa. Sự
thành công ấy là nhờ một phần của thể chế Tòa công lý châu Âu.

15


Trên đây là bài tập nhóm của chúng em. Do kiến thức còn hạn hẹp nên sẽ
có nhiều sai sót, rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân
thành cảm ơn.

1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tập bài giảng Pháp luật Liên minh châu Âu, Lê Minh Tiến và Phạm Hồng Hạnh,
Trung tâm luật châu Á – Thái Bình Dương, Khoa Pháp luật Quốc tế, Trường Đại


2.
2.1.

2.2.

học Luật Hà Nội, Hà Nội – 2011.
Trang web:
Liên minh châu Âu:
/>%C3%BD_Ch%C3%A2u_%C3%82u
Phân tích thủ tục tố tụng của Tòa công lý châu Âu (CJE) và so ánh với thủ tục
của Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ):
/>
2.3.

Tiểu luận trên cơ sở phân tích một số vụ việc cụ thể chứng minh rằng hoạt động
của Tòa án Công lý châu Âu là tòa án Quốc tế vừa là Tòa án quốc gia:

16


/>
17



×