Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tai lieu on tap kinh te vi mo 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.6 KB, 7 trang )

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN KINH TẾ VI MÔ 2
A - LÝ THUYẾT
Phần 1: Thị trường yếu tố sản xuất
1. Khái niệm cầu lao động? Giải thích tại sao cầu lao động dài hạn của hãng co giãn hơn ngắn
hạn?
2. Đường cầu lao động được xây dựng như thế nào? Hãy vẽ đồ thị thể hiện sự khác biệt khi
thị trường sản phẩm là cạnh tranh hoàn hảo so với độc quyền? Giải thích sự khác biệt?
3. Hãy phân tích những yếu tố có thể ảnh hưởng tới cầu lao động của hãng?
4. Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển cầu lao động?
5. Khái niệm cung lao động? Giải thích tại sao đường cung lao động có thể là một đường
cong ngược hình chữ U?
6. Một hãng trên thị trường lao động cạnh tranh sẽ sử dụng lao động ở mức tối ưu nào? Vẽ đồ
thị minh họa và giải thích?
7. Tại sao trên thị trường lao động độc quyền mua đường MIC lại nằm trên đường AIC?
8. Cách xác định số lượng lao động sử dụng tối ưu của một hãng độc quyền mua trên thị
trường lao động? So sánh cách lựa chọn này với một hãng cạnh tranh?
9. Tại sao đường doanh thu biên của lao động (MPL) trên thị trường độc quyền bán lại là
đường dốc xuống?
10. Khi nghiệp đoàn trở thành độc quyền bán, lượng lao động của nghiệp đoàn làm bao nhiêu
để tối đa hóa tô kinh tế? Vẽ đồ thị minh họa?
11. Trên thị trường độc quyền song phương, thương lượng giữa người mua và bán sẽ dẫn đến
mức lương cân bằng nào? Giải thích?
12. Tại sao phải quy dòng thu nhập trong tương lai về giá trị hiện tại để phân tích việc lựa
chọn của các phương án đầu tư vốn?
13. Tại sao lãi suất càng cao trên thị trường vốn sẽ làm giảm giá trị hiện tại ròng (NPV)?
14. Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển trên thị trường dịch vụ vốn? Yếu tố nào làm di
chuyển và yếu tố nào làm dịch chuyển?
15. Tại sao đường cung dịch vụ vốn trong ngắn hạn có thể là một đường thẳng đứng, nhưng
đường cung trong dài hạn lại là một đường dốc lên?
16. Tại sao đường cung đất đai có thể là đường cung thẳng đứng? Giải thích? Tô kinh tế của
đất đai được xác định như thế nào?


17. Phân biệt tô kinh tế và lợi nhuận từ việc sử dụng đất đai?
Phần 2: Vận dụng lý thuyết kinh tế vi mô trong phân tích chính sách
1. Tạo sao thị trường cạnh tranh có thể đạt được thặng dư (bao gồm cả thặng dư người sản
xuất và tiêu dùng) tối đa?

Copyright, 2015, Nguyễn Hữu Khánh, Bộ môn Kinh tế, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

1


2. Khi thuế đánh vào người sản xuất đường cung thay đổi như thế nào? Bằng đồ thị hãy chỉ ra
giá người tiêu dùng phải trả, giá người sản xuất nhận được, tổng doanh thu thuế và phần mất
không?
3. Tại sao thuế đánh vào người sản xuất hoặc đánh người tiêu dùng đều có ảnh hưởng như
nhau? Dùng đồ thị giải thích.
4. Hãy chỉ ra trên đồ thị thay đổi thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng trong các
trường hợp EPD < ESD; EPD > ESD; và EPD = ESD?
5. Trợ cấp là gì? Khi trợ cấp cho người sản xuất người đường cung thay đổi như thế nào?
Đùng đồ thị chỉ ra mức giá của người sản xuất nhận được, giá người tiêu dùng phải trả, tổng
số tiền trợ cấp và phần mất không?
6. Tại sao trợ cấp cho người sản xuất hoặc cho người tiêu dùng đều có ảnh hưởng như nhau?
Dùng đồ thị giải thích.
7. Phân tích sự thay đổi thặng dư của khi áp dụng áp trần (PC)? Chứng minh thặng dư của
người của người sản xuất luôn luôn giảm khi có giá trần?
8. Tại sao thặng dư của người tiêu dùng có thể tăng, giảm hoặc không đổi áp đặt giá trần? Tại
sao giá trần tạo nên phần mất không?
9. Phân tích sự thay đổi thặng dư của khi áp dụng áp sàn (PF)? Chứng minh thặng dư của
người của tiêu dùng luôn luôn giảm khi có giá trần?
10. Tại sao thặng dư của người sản xuất có thể tăng, giảm hoặc không đổi khi áp đặt giá sàn
Tại sao giá sàn tạo nên phần mất không?

11. Khi áp dụng tiều lương tối thiểu ai được lợi? Ai bị thiệt? Xã hội mất đi phần nào? Hãy
dùng đồ thị phân tích?
12. Hạnh ngạch sản xuất là gì? Trong bối cảnh nào hạn ngạch sản xuất được áp dụng?
13. Phân tích sự thay đổi thặng dư của khi áp dụng hạn ngạch sản xuất? Chứng minh thặng
dư của người của tiêu dùng luôn luôn giảm khi áp dụng hạn ngạch?
14. Tại sao thặng dư của người sản xuất có thể tăng, giảm hoặc không đổi khi áp dụng hạn
ngạch sản xuất. Tại sao hạn ngạch tạo nên phần mất không?
15. Chương trình giới hạn diện tích gieo trồng được thực hiện như thế nào? Dùng đồ thị chỉ
ra phần đền bù cho người không sản xuất? Tại sao khi đền bù số tiền đó những người sản
xuất sẵn sàng dừng sản xuất?
16. Chương trình thu mua của chính phủ là gì? Tại sao khi chính phủ thu mua đường cầu lại
dịch chuyển tăng? Dùng đồ thị chỉ ra số tiền cần chi cho chương trình này?
17. Dùng đồ thị phân tích thay đổi lợi ích của việc cấm tuyệt đối tương mại và tự do thương
mại đối với một nước nhập khẩu có giá trong nước cao hơn giá thế giới?
18. Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Hãy dùng đồ thị phân tích ảnh hưởng của hạn ngạch nhập so
với tự do thương mại? Tại sao hạn ngạch nhập khẩu tạo ra phần mất không?
19. Thuế quan nhập khẩu là gì? Hãy dùng đồ thị phân tích ảnh hưởng của thuế quan nhập
khẩu so với tự do thương mại? Tại sao thuế quan nhập khẩu tạo ra phần mất không?
20. Bán phá giá là gì? Dùng đồ thị phân tích ảnh hưởng của bán phá giá? Tại sao phải cấm
bán phá giá khi thặng dư của người tiêu dùng trong nước tăng?

Copyright, 2015, Nguyễn Hữu Khánh, Bộ môn Kinh tế, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

2


Phần 3: Thất bại của thị trường và vai trò của chính phủ
1. Thất bại của thị trường là gì? Nguyên nhân nào có thể dẫn tới thất bại của thị trường?
2. Hãy liệt kê những trường hợp thị trường bị thất bại? Bốn thất bại truyền thống gồm những
thất bại nào?

3. Tại sao độc quyền bán có thể gây nên thất bại? Phần thất bại được đo lường như thế nào?
Dùng đồ thị để giải thích phần mất không (DWL) do độc quyền?
4. Chính phủ có thể làm gì để ngăn chặn độc quyền? Hãy nêu và phân tích hai cách các thiệp
về giá thường được áp dụng với thị trường độc quyền? Ưu nhược điểm của hai cách quy định
giá này là gì?
5. Ngoại ứng là gì? Tại sao ngoại ứng có thể gây nên thất bại của thị trường?
6. Hãy phân tích ảnh hưởng của thuế ô nhiễm và chứng mình thuế ô nhiễm có thể khắc phục
được ảnh hưởng của ngoại tiêu cực?
7. Hãy phân tích công cụ trợ cấp trong trường hợp ngoại ứng tích cực? Chỉ ra rằng trợ cấp có
thể dẫn tới mức sản lượng hiệu quả xã hội?
8. Tại sao lý thuyết của Coase có thể áp dụng giải quyết vấn đề ngoại ứng? Nhược điểm của
lý thuyết này trong thực tế là gì?
9. Hàng hóa công công có đặc điểm gì? Tại sao chính phủ cần phải tham gia cung cấp hàng
hóa công cộng?
10. Có những phương pháp phổ biến nào để cung cấp hàng hóa công cộng? Ưu nhược điểm
của từng phương pháp này là gì?
11. Tại sao thông tin bất đối xứng có thể gây nên thất bại của thị trường? Hậu quả của thông
tin bất đối xứng là gì?
12. Tại sao lựa chọn người (Adverse Selection) có thể gây nên thấy bại của thị trường? Giải
pháp cho vấn đề này là gì?
13. Tại sao rủi ro đạo đức (Moral Hazard) có thể gây nên thất bại của thị trường? Giải pháp
cho vấn đề này là gì?
14. Tại sao thông tin bất đối xứng là vấn đề trong mối quan hệ giữa người ủy quyền và người
thừa hành (Principal – Agent)? Giải pháp cho vấn đề này là gì?
Phần 4: Phần nâng cao hành vi người tiêu dùng và sản xuất
(Ôn lại Vi mô 1 và tự học)
1. Đường bàng quan của người tiêu dùng được xây dựng dựa vào những giả thiết nào? Tại
sao các đường bàng quan lại không cắt nhau?
2. Với hàm lợi ích tuyến tính [U(X,Y)= aY+bX), tại sao MRS không đổi?
3. Tại sao với hàm lợi ích với tỷ lệ kết hợp cố định [U(X,Y)= min(aY,bY)], sự lựa chọn của

người tiêu dùng sẽ nằm trên trục tỷ lệ kết hợp?
4. Đường ngân sách của người tiêu dùng được xây dựng như thế nào? Nếu giá cả một hàng
hóa tăng hoặc thu nhập giảm đường ngân sách sẽ thay đổi như thế nào? Vẽ đồ thị giải thích?
5. Khi người tiêu dùng được trợ cấp một khối lượng nhất định hàng hóa (X) bằng hiện vật
cấm trao đổi mua bán hàng hóa này, đường ngân sách sẽ như thế nào?

Copyright, 2015, Nguyễn Hữu Khánh, Bộ môn Kinh tế, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

3


6. Khi người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích bị ràng buộc bởi một lượng ngân sách, người tiêu
dùng này sẽ lựa chọn kết hợp hàng hóa như thế nào? Dùng công thức toán và đồ thị để giải
thích?
55. Khi người tiêu dùng tối thiểu hóa chi phí bị ràng buộc bởi một lượng lợi ích, người tiêu
dùng này sẽ lựa chọn kết hợp hàng hóa như thế nào? Dùng công thức toán và đồ thị để giải
thích?
7. Đường tiêu dùng giá cả cho biết điều gì? Tại sao của một hàng hóa thông thường có thể
được xây dựng dựa vào quan sát sự lựa chọn trên đường này?
8. Đường mở rộng thu nhập cho biết điều gì? Tại sao đường mở rộng thu nhập có thể có thể
dùng để phân tích ảnh hưởng của thu nhập đến cầu hàng hóa dịch vụ?
9. Ảnh hưởng của thay thế? Ảnh hưởng của thu nhập? Nếu một hàng hóa tuân theo luật cầu,
tổng ảnh hưởng sẽ dương hay âm? Giải thích?
10. Hàng hóa Giffen xẩy ra trong trường hợp nào? Tại sao hàng hóa này lại là trường hợp đặc
biệt trong kinh tế học?
11. Tại sao khoảng chênh lệch giữa hai đường bàng quan được dùng để đo lường khi lợi ích
của người tiêu dùng bị thay đổi?
12. Hãy dùng đồ thị chỉ ra các đo lường lợi ích thay đổi khi dùng công cụ biến đổi đền bù
(Compensating Variation- CV)?
13. Biến đổi tương đương (Equivalent Variation- EV) là gì? Dùng đồ thị phân tích lợi ích

thay đổi và các đo lường? Khác biệt giữa CV và EV là gì?
14. Đường cầu đền bù (Hicksian) khác với đường cầu thông thường (Marshallian) ở điểm
nào? Dùng đồ thị giải thích?
15. Giải thích tại sao đường sản phẩm biên cắt đường sản phẩm bình quân tại điểm sản phẩm
bình quân cực đại?
16. Dùng đồ thị và công thức toán để phân tích sự thay đổi của đường đồng phí khi giá cả
một yếu tố đầu vào (L) thay đổi? Áp dụng tương tự khi tổng chi phí đưa vào sản xuất tăng?
17. Khi tối đa hóa sản lượng bị ràng buộc bởi một số lượng chi phí sản xuất người sản xuất sẽ
lựa chọn kết hợp của vốn và lao động như thế nào? Dùng mô hình toán và đồ thị phân tích?
18. Khi tối thiểu hóa cho phí bị ràng buộc bởi một mức sản lượng cố định người sản xuất sẽ
lựa chọn như thế nào? Dùng mô hình toán và đồ thị phân tích?
19. Trong trường hợp nào thì hiệu suất theo quy mô tăng, cố định và không đổi? Dùng hàm
sản xuất 𝑄   =   𝐴𝐾!  𝐿!     để chứng minh?
20. Hiệu quả Pareto là gì? Điều kiện nào để đạt được hiệu quả Pareto?
21. Điều kiện để đạt hiệu quả Pareto trong sản xuất là gì? Tại sao khi các đường đồng lượng
tiếp xúc với nhau trên trục tối ưu thì không thể tăng thêm sản lượng? Điều kiện tiếp xúc là gì?
22. Điều kiện để đạt hiệu quả Pareto trong trao đổi là gì? Tại sao khi các đường bàng quan
tiếp xúc với nhau trên trục tối ưu thì không thể tăng thêm lợi ích được nữa? Điều kiện tiếp
xúc là gì?
23. Điều kiện để đạt được hiệu quả Pareto hỗn hợp của sản xuất và tiêu dùng? Tại sao khi
đường PPF không tiếp xúc với đường tổng lợi ích thì chưa đạt được hiệu quả hỗn hợp?

Copyright, 2015, Nguyễn Hữu Khánh, Bộ môn Kinh tế, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

4


B - BÀI TẬP
Bài 1: Hàm cầu lao động của một nghình được xác định là LD=1200 – 10w, trong đó L
là lượng cầu về lao động tính bằng ngày công, và w là mức lương tính bằng $/ngày. Hàm

cung trên thị trường được xác định là LS = 20w.
a) Tính mức lương cân bằng (wc) và lượng lao động được tuyển dụng (Lc)?
b) Tính tô kinh tế của lao động khi thị trường cân bằng ở phần a) và biểu diễn trên đồ
thị?
c) Giả sử người lao động được tập hợp bởi một nghiệp đoàn trở thành người độc quyền
bán trên thị trường. Nếu nghiệp đoàn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa tô kinh tế, mức
lương (w) và lượng lao động sử dụng (L) sẽ là bao nhiêu?
d) Hãy tính tô kinh tế của lao động trong bối cảnh của phần c) và biểu diễn trên đồ thị?
Bài 2: Chí Phèo Bricks là một doanh nghiệp chuyên đóng gạch ở làng Vũ Đại. Hãng này bán
sản phẩm trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thuê lao động trên thị trường lao động cạnh
tranh hoàn hảo. Gạch được bán theo lô sản phẩm với giá 50 nghìn đồng, và thuê lao động ở
mức 1 triệu đồng/tháng. Mỗi quan hệ giữa số lao động sử dụng với khối lượng sản phẩm sản
xuất ra được thể hiện qua biểu sau:
l (người/tháng)
0
1
2
3
4
5
6

q (lô sản phẩm/tháng)
0
40
70
94
114
130
140


a) Tính lượng lao động sử dụng (l*) để tối đa hóa lợi nhuận?
b) Giả sử giá mỗi lô sản phẩm vẫn là 50 nghìn đồng, nhưng tiền lương tăng lên thành 1,2
triệu đồng/tháng. Tìm lượng lao động (l*) mới để tối đa hóa lợi nhuận?
c) Giả sử cầu về sản phẩm trên thị trường tăng làm cho giá mỗi sản phẩm tăng lên thành
100 nghìn đồng và lương vẫn là 1 triệu đồng. Tìm lượng lao động sử dụng (l*) mới để
tối đa hóa lợi nhuận?
d) Giả sử giá mỗi sản phẩm vẫn là 50 nghìn đồng và lương vẫn là 1 triệu đồng/tháng,
nhưng công nghệ trong lĩnh vực này cho phép sản lượng (q) tăng lên gấp đôi ở mỗi
mức lao động sử dụng. Tìm lượng lao động sử dụng (l*) để tối đa hóa lợi nhuận?
Bài 3: Một hãng sử dụng một đầu vào là lao động (l) để sản xuất sản phẩm đầu ra với hàm
sản xuất q = 8l1/2. Hãng này là hãng chấp nhận giá trên cả hai thị trường, hàng hóa dịch vụ
và lao động. Mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra được bán với giá 150$ và mức lương 75$/ giờ.
a) Tính lượng lao động (l*) sử dụng để tối đa hóa lợi nhuận?
b) Tính mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận (q*)? và lợi nhuận tại mức sản lượng này?
c) Giả sử chính phủ đánh thuế làm giá đầu ra giảm 30%, và cùng lúc đó mức lương trên
thị trường giảm đi 15$/giờ. Tính lượng lao động sử dụng (l*) để tối đa hóa lợi nhuận,
sản lượng (q*) và lợi nhuận mới?
d) Giả sử chính phủ đánh thuế 20% lợi nhuận thu được của hãng. Tính lượng lao động
sử dụng (l*) để tối đa hóa lợi nhuận, sản lương (q*) và lợi nhuận mới?

Copyright, 2015, Nguyễn Hữu Khánh, Bộ môn Kinh tế, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

5


Bài 4: Một người tiêu dùng có hàm tổng lợi ích là U(X,Y) = X1/2Y1/2, có khoản thu nhập I=60
nghìn đồng, giá của các hàng hóa X và Y trên thị trường là PX=1 nghìn đồng, PY = 3 nghìn
đồng.
a) Kết hợp (X,Y) tối ưu của người này có bao nhiêu đơn vị hàng hóa X và bao nhiêu đơn

vị hàng hóa Y?
b) Nếu giá hàng hóa X tăng lên gấp đôi thì kết hợp tối ưu của người tiêu dùng này là thế
nào? Dùng thông tin này để viết phương trình hàm cầu hàng hóa X giả sử nó là đường
cầu tuyến tính (QD= aP + b)?
c) Nếu thu nhập của người tiêu dùng này tăng gấp đôi so với ban đầu, giá hàng hóa vẫn
giữ nguyên như ban đầu thì kết hợp (X,Y) tối ưu mới sẽ như thế nào?
d) Vẽ đồ thị minh họa kết quả trên?
Bài 5: Một người tiêu dùng có hàm tổng lợi rích là U(X,Y) = X0,3Y0,7, có khoản thu nhập
I=100 nghìn đồng, giá của các hàng hóa X và Y trên thị trường là PX=7 nghìn đồng, PY = 18
nghìn đồng.
a) Kết hợp (X,Y) tối ưu của người này có bao nhiêu đơn vị hàng hóa X và bao nhiêu đơn
vị hàng hóa Y?
b) Nếu giá hàng hóa X tăng lên gấp đôi thì kết hợp tối ưu của người tiêu dùng này là thế
nào? Dùng thông tin này để viết phương trình đường cầu hàng hóa X giả sử nó là
đường cầu tuyến tính (QD= aP + b)?
c) Nếu thu nhập của người tiêu dùng này tăng gấp đôi so với ban đầu, giá hàng hóa vẫn
giữ nguyên như ban đầu thì kết hợp (X,Y) tối ưu mới sẽ như thế nào?
d) Vẽ đồ thị minh họa kết quả trên?
Bài 6: Một hãng có hàm sản xuất dài hạn Q = 10K1/2L1/2. Trong đó: Q là sản phẩm/tuần, giá
vốn r = 200$, và giá lao động w = 100 $.
a) Nếu hãng sản xuất 200 đơn vị sản phẩm thì hãng nên sử dụng bao nhiêu K và L để tối
thiểu hoá chi phí sản xuất? Tính mức chi phí này?
b) Nếu hãng sản xuất 400 đơn vị sản phẩm thì số lượng K và L để tối thiểu hoá chi phí là
bao nhiêu? Tính mức chi phí này?
Bài 7: Một hãng có hàm sản xuất Q=K0,5L0,5 Trong đó Q là sản lượng sản phẩm sản xuất ra
trong một tuần, K và L và số lượng tư bản sử dụng. Hãng là hãng chấp nhận giá trên cả thị
trường lao động và tư bản với mức tư bản là r = 300 nghìn đồng và giá lao động w=150 nghìn
đồng. Sản phẩm của hãng được bán ra với mức giá không đổi trên thị trường cạnh tranh hoàn
hảo.
a) Nếu hãng muốn sản xuất ra 1000 đơn vị sản phẩm thì cần phải sử dụng bao nhiêu đơn

vị vốn và lao động để tối thiểu hóa chi phí? Tính mức chi phí tương ứng?
b) Quá trình sản xuất của hãng có hiệu suất tăng, giảm hay không đổi theo quy mô? Giải
thích.
c) Nếu giá nhân công tăng lên gấp đôi thì lượng kết hợp tư bản (K) và lao động (L) của
hãng thay đổi như thế nào? Tính mức chi phí tương ứng?
d) Dùng thông tin ban đầu và ở ý c) để viết hàm cầu lao động, giả sử nó là đường tuyến
tính (LD = aw + b)?
e) Vẽ đồ thị minh họa các kết quả trên.

Copyright, 2015, Nguyễn Hữu Khánh, Bộ môn Kinh tế, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

6


Bài 8: Một hãng sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L) với hàm sản xuất
Q=K0,5L0,5. Tổng chi phí hãng chi cho sản xuất là 1800 $ để thuê và mua hai yếu tố này với
giá lao động w = 60$và giá vốn r =30$.
a) Xác định hàm năng suất cận biên của vốn và lao động MPK và MPL ?
b) Tìm phương án kết hợp tối ưu giữa vốn (K) và lao động (L) để đạt được sản lượng tối
đa?
c) Nếu giá vốn giảm đi một nửa, tìm sự kết hợp tối ưu mới? Dùng thông tin ở ý b) và c)
để viết phương trình hàm cầu về vốn của doanh nghiệp, giả sử hàm cầu về vốn là
đường tuyến tính (KD = ar+ b)?
d) Hãng muốn sản xuất 200 đơn vị sản phẩm. Tìm sự kết hợp tối ưu của vốn (K) và lao
động (L) cho chi phí tối thiểu? Tính lượng chi phí tối thiểu?
e) Minh hoạ các kết quả trên lên đồ thị?
Bài 9 : Một nhà độc quyền có đường cầu sản phẩm đối với 2 nhóm khách hàng là
P1 = 40 – 2Q1 và P2 = 20 – 2Q2. Trong đó: Q tính bằng nghìn sản phẩm/tuần, chi phí bình
quân (ATC) và chi phí cận biên (MC) không đổi và bằng 2$.
a) Hãy xác định sản lượng, giá bán và lợi nhuận khi nhà độc quyền theo đuổi mục tiêu

tối đa hóa lợi nhuận? Tính phần mất không do sức mạnh độc quyền gây ra trong
trường hợp này? Tính lợi nhuận khi phân biệt giá?
b) Giả sử nhà độc quyền không thể phân biệt giá theo khách hàng. Hãy xác định sản
lượng và giá bán cho mỗi nhóm khách hàng? Tính tổng lợi nhuận nhà độc quyền thu
được khi không phân biệt giá?
c) So sánh lợi nhuận và mất không (DWL) cho hai bối cảnh: phân biệt và không phân
biệt giá?
Bài 10: Một nhà độc quyền có hàm cầu P = 200 – Q và hàm tổng chi phí tương ứng là
TC = 0,5Q2 + 20Q + 200.
a) Xác định mức sản lượng (QM) giá bán (PM) tối ưu của nhà độc quyền? Tại đó, tính chỉ
số (Lerner) và phần mất không (DWL) mà nhà độc quyền gây ra cho xã hội?
b) Nếu chính phủ đánh thuế 6$/1 đơn vị SP bán ra, thì sản lượng, giá, DWL và lợi nhuận
của hãng sẽ thay đổi như thế nào?
c) Nếu chính phủ quy định giá bán tại mức sản lượng hiệu quả xã hội (P=MC), giá và
sản lượng sẽ là bao nhiêu? Doanh nghiệp lãi hay lỗ?
d) Nếu chính phủ muốn đinh giá bằng với chi phí bình quân (P=ATC), giá bán và sản
lượng là bao nhiêu? Mất không (DWL) là bao nhiêu?
e) Minh họa các kết quả trên đồ thị
Bài 11: Một nhà độc quyền sản xuất ra một loại sản phẩm với 2 nhóm khách hàng có đường
cầu là Q1 = 24 – P1 và Q2 = 18- P2. Trong đó Q tính bằng sản phẩm/tuần, chi phí bình quân
(ATC) và chi phí cận biên (MC) không đổi bằng $6.
a) Giả sử nhà độc quyền này có thể phân biệt giá theo khách hàng. Hãy xác định sản
lượng, giá bán cho mỗi nhóm khách hàng khi nhà độc quyền theo đuổi mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận? Tính tổng lợi nhuận thu được của nhà độc quyền này?
b) Tính độ co giãn của cầu theo giá (EDP)) cho từng nhóm khách hàng? Nếu muốn tăng
doanh thu nhà độc quyền này nên tăng giá hay giảm giá bán? Vì sao?
c) Tính sản lượng và giá bán khi nhà độc quyền theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh
thu?
d) Sản lượng đạt hiệu quả xã hội của doanh nghiệp này là bao nhiêu? Hãy xác định phần
mất không (deadweight loss) do độc quyền tạo ra? Biểu diễn trên đồ thị?


Copyright, 2015, Nguyễn Hữu Khánh, Bộ môn Kinh tế, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×