Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

VDKTLM TRONG RUNG PHONG HO DE CHONG LU QUET o HUYEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.25 KB, 12 trang )

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2015-2016

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ..................
Địa chỉ:

.

Điện thoại: .
Email:

.

THÔNG TIN VỀ NHÓM THÍ SINH
1. Họ và tên:

.

Ngày sinh: .
2. Họ và tên:

.

Ngày sinh: .

Năm 2015


1. Tên tình huống: TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐỂ PHÒNG CHỐNG LŨ


QUÉT Ở HUYỆN ...............................................

Tình huống:
Đang ngủ Hoa bỗng nghe tiếng Mẹ gọi Hoa dậy đi con, dậy nhanh lên con.
Hoa chưa hiểu chuyện gì xảy ra, theo phản xạ Hoa bật dậy. Bên ngoài tiếng còi
báo động inh ỏi, những ánh đèn pin và tiếng la hét của mọi người chạy đi nước
đến nhanh quá. Trước mặt Hoa là dòng nước chảy xiết, kèm theo là giường, tủ,
đồ đạc đang cuốn theo dòng nước....
Lại một năm thiên tai nữa, rồi đây người dân biết sống thế nào đây Hoa tự
nhủ. Vẳng nghe đâu đó tiếng của ai vang lên chắc là do khai thác rừng ở đầu
nguồn đấy mà, dạo này trên núi Pù Rinh mọi người chặt gỗ, chặt củi, hái măng
nhiều lắm. Hoa chợt nghĩ đến lời dạy của cô giáo cần bảo vệ và trồng rừng đầu
nguồn để giảm nhẹ thiên tai đặc biệt là lũ quét ở miền núi.
Từ tình huống trên chúng ta thấy sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng
phòng hộ để phòng chống lũ quét ở Huyện .................................
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Huyện ..................... là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Nền kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn phụ thuộc nhiều vào việc khai
thác tài nguyên rừng. Vì vậy, việc khai thác hợp lí nguồn tài nguyên rừng và bảo
vệ được rừng phòng hộ là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể là:
- Xác định được vai trò quan trọng của rừng phòng hộ đối với nhân dân địa
phương.
- Nêu lên thực trạng và hậu quả của việc phá rừng phòng hộ tại địa phương.
- Chỉ ra các giải pháp thiết thực để bảo vệ rừng phòng hộ.
- Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhằm nâng cao ý thức của người dân
trong việc trồng và bảo vệ rừng phòng hộ.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
a. Tổng quan:

Huyện .................... năm 2015 có 11.632 ha rừng tự nhiên và 9.732 ha rừng
trồng. Độ che phủ là 72%. Rừng ....................... có nhiều loại gỗ quý như lim, lát
hoa, pơ mu, dổi, vàng tâm, luồng, tre nứa và có nhiều dược liệu quý như quế, xa
2


nhân, nấm hương, trầm hương… cùng một số loại động vật quý hiếm: lợn rừng,
khỉ v.v.100% diện tích là núi, rừng, có gần 51.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó
có hơn 31.000 ha rừng tự nhiên và gần 18.500 ha rừng trồng.
Trong những năm qua, công tác phối hợp tuyên truyền bảo vệ rừng, đã được
các cấp ủy Đảng, chính quyền hết sức quan tâm. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận
dân cư không hiểu được hậu quả to lớn của việc chặt phá rừng đầu nguồn chỉ
một việc nhỏ là hãy đừng phát nương làm rẫy, hãy đừng hái măng, chặt cây gỗ ở
đầu nguồn chúng ta đã thể hiện được ý thức chung tay bảo vệ tài nguyên rừng
cũng như phòng chống lũ quét xảy ra hàng năm.
b. Các kiến thức liên quan đến tình huống đặt ra:
Môn Địa lí: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện .........................
Môn Sinh: Vai trò của rừng đối với đời sống xã hội.
Môn GDCD: Giáo dục ý thức của mọi người trong việc trồng rừng và bảo
vệ tài nguyên rừng.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Tạo công ăn, việc làm ổn định cho người dân như: Phát triển kinh tế trang
trại bò, lợn, gà đồi, thỏ, nhân rộng dự án trồng rau sạch tạo ra hàng hóa, phát
triển làng nghề dệt thổ cẩm, vườn cây ăn quả,...
- Tổ chức cho GV- HS và nhân dân tham gia trồng cây như cây Luồng trên
đất đồi ở các xã Lâm Phú, xã Tam Văn, cây Cao Su ở xã Yên Thắng, xã Yên
Khương, cây ăn quả ở xã Tân Phúc, xã Đồng Lương,..
- Tuyên truyền-vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng đầu nguồn ở
huyện Lang Chánh.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống (vận dụng kiến thức môn

Địa lí, Sinh học, GDCD):
* Môn Địa lí:
- Điều kiện tự nhiên:
................. có địa hình đa dạng và phức tạp với độ cao tăng dần từ 400-500 ở
phía đông lên tới 700–900 m ở phía tây. Đỉnh cao nhất là núi Pù Rinh cao 1.291
m (Nơi Lê Lợi bị bao vây và Lê Lai đã liều mình cứu chúa). Độ dốc trung bình
từ 20-30°, có nơi tới 40–50° với độ dốc như vậy nên mưa xuống địa hình dễ xói
mòn, sạt lở, đất trượt nếu rừng bị chặt phá.
.............. có hệ đất feralit với các loại sau: Đất fe ralit phát triển trên đá
macma bazơ và trung tính, đất feralit phát triển trên đá macma chua, có mùn
vàng đỏ trên núi, đất feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất. Ngoài ra
3


còn có đất dốc tụ và đất lầy thụt, phân bố ở vùng thấp bị ngập nước. Nhờ thủy
lợi hoá có thể trồng lúa.
Tài nguyên nước rất phòng phú với ba con sông lớn là: Sông Cảy, sông Sạo,
sông Âm. Thác Ma Hao là thác lớn nhất của sông Cảy có tiềm năng phát triển
thuỷ điện và du lịch sinh thái, rừng cây cung cấp nước ngọt và thực phẩm cho
đồng bào các dân tộc, là con đường vận chuyển lâm sản về đồng bằng ngoài ra
còn có nguồn nước ngầm phong phú.
Tài nguyên rừng Lang Chánh hiện nay có 11.632 ha rừng tự nhiên và 9.732
ha rừng trồng. Độ che phủ là 72%. Rừng Lang Chánh có nhiều loại gỗ quý như
lim, lát hoa, pơ mu, dổi, vàng tâm, luồng, tre nứa và có nhiều dược liệu quý như
quế, xa nhân, nấm hương, trầm hương… cùng một số loại động vật quý hiếm:
lợn rừng, khỉ v.v.
Khí hậu của Lang Chánh nhìn chung không quá nóng, mưa nhiều, lắm sương
mù (bình quân mỗi năm có tới 70-80 ngày sương mù), mùa đông lạnh và tương
đối khô, biên độ nhiệt tương đối lớn. Thiên tai cần đề phòng là rét đậm, lũ,
sương muối, sương giá. Khí hậu có sự khác nhau giữa phía đông và phía tây.

Phía đông có tổng nhiệt độ năm là 7.500-8.000 °C, lượng mưa trung bình năm là
2.200 mm (có nơi 2.500 mm); mùa mưa kéo dài 6- 7 tháng, bắt đầu từ giữa
tháng tư và kết thúc vào cuối tháng mười. Hàng năm có 20–25 ngày có gió tây
khô nóng.
Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước
mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do
đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng
chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột
và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi
cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong
thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt
được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng
điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.
Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều
loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người.
Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí trong lành còn có tác dụng
chữa bệnh rất tốt.
- Kinh tế -xã hội:
4


Dân số của huyện Lang Chánh năm 2015 là 47.480 người. Mật độ dân số
trung bình là 81 người/km². Lang Chánh có các dân tộc: Thái (53 %), Mường
(33 %), Kinh (14 %) Người dân Lang Chánh có truyền thống đoàn kết, yêu
nước, cần cù lao động. Tuy nhiên trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật còn thấp.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (Từ sơ cấp trở lên) mới đạt 14% tổng số lao động,
Tập quán sản xuất chủ yếu của nhân dân trong huyện còn mang tính tự cung,
tự cấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội yếu kém, địa hình phức tạp, giao thông không thuận tiện. Đội ngũ cán bộ
còn thiếu. Ở các xã Lâm Phú, Yên Khương,.. người dân sống chủ yếu dựa vào

rừng lấy gỗ, hái măng, chặt củi, làm nương rẫy hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập
bình quân trên đầu người năm 2015 đạt 7,7 triệu đồng/người/năm, với tập quán
sản xuất như vậy đã làm cho tài nguyên rừng của huyện bị giảm sút rõ rệt. Diện
tích rừng năm 2010 có 13.200 ha rừng tự nhiên năm 2015 chỉ còn 11.632 ha,
rừng trồng từ 10.800ha và chỉ còn 9.732 ha. Rừng tre nứa bị chặt phá mạnh, Độ
che phủ từ 80% năm 2010 đến năm 2015 còn 72%, các loại gỗ quý, các loại
thảo quả dược liệu giảm mạnh.
- Hậu quả:
Rừng Lang Chánh bị chặt phá nhiều, đe dọa đến đời sống của nhân dân trên
địa bàn huyện và các vùng lân cận nên xảy ra nhiều thiên tai như hạn hán thiếu
nước sinh hoạt và sản xuất, mưa nhiều gây sạt lở đất, lũ quét thường xuyên xảy
ra. Điển hình là trận lũ quét lịch sử năm 2012 nước lên nhanh và đột ngột cuốn
theo cây cối, nhà cửa, đồ đạc của nhân dân. Trận lũ đã để lại nhiều thiệt hại nặng
nề về người và của cho đồng bào nhân dân Huyện Lang Chánh. Theo thống kê
có 5 người chết, 30 ngôi nhà và hàng trăm con gia súc bị lũ cuốn trôi thiệt hại về
tài sản đã lên tới hàng tỷ đồng. Hậu quả thiên tai đã làm cho đồng bào trong
huyện đặc biệt là những gia đình sinh sống ven sông suối lâm vào cảnh sống tạm
bợ, màn trời chiếu đất, mất phương tiện để sinh sống, đói rét…. Những xã xảy ra
lũ quét như: Lâm Phú, Tam Văn, Trí Nang, Quang Hiến, Giao An, Giao Thiện,
Đồng Lương, Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh… đều xảy ra tình trạng lũ quét.
Đặc biệt, trên địa bàn thị trấn huyện Lang Chánh bị cô lập từ chiều 6/9/2012 do
nước lũ dâng cao. Nước ngập ở thị trấn huyện Lang Chánh vào chiều tối
6/9/2012.
Toàn bộ hệ thống giao thông quan trọng (Quốc lộ 15A) nối huyện Bá Thước
xuống Lang Chánh và từ huyện Ngọc Lặc đi lên huyện bị nước lũ ngập, làm
chia cắt mọi giao thương với bên ngoài. Đây là trận lũ quét lịch sử của huyện
5


miền núi Lang Chánh trong vòng vài chục năm qua. Chưa bao giờ nước đến

nhanh và đột ngột như vậy mà nguyên nhân là do rừng đầu nguồn bị chặt hạ, khi
bão đến kèm theo mưa lớn không còn lớp phủ thực vật để giữ nước nên xảy ra lũ
quét gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Biện pháp bảo vệ rừng, hạn chế thiệt hại do lũ quét:
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lí và bảo vệ
rừng.
+ Quy hoạch loại rừng khai thác, khu vực được canh tác nương rẫy cho nhân
dân.
+ Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, khai thác xong cần tiến hành trồng
mới ngay (rừng keo).
+ Tăng cường trồng mới rừng, hạn chế lấy măng đối với rừng luồng, tre,
nứa.
+ Dân cư không làm nhà ven sông, suối nơi khả năng lũ quét xảy ra cao.
HÌNH ẢNH
Từ thực trạng dẫn đến hậu quả và những giải pháp cần giải quyết.
Chặt phá rừng ở Bản Nà Đang, Lâm Phú, Lang Chánh, Thanh Hóa

6


Đốt nương làm rẫy:

7


Hái măng
Lũ lụt năm 2012 ở Huyện Lang Chánh, Tỉnh Thanh Hóa

8



Trồng rừng, chăm sóc rừng ở Lang Chánh

9


10


* Môn Sinh học: Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá
trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống.
Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra
nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không
khí. Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều
loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực
phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen
hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng
bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối
thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị
rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. Ðất rừng hầu như tự bón
phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng,
làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và
hạn chế xói mòn.
* Môn GDCD: Cho mọi người thấy được:
- Chặt phá rừng bừa bãi khi chưa được Chính quyền cho phép là vi phạm
pháp luật.
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại cuả phá việc phá rừng gây hậu quả
nghiêm trọng đến sự an toàn của con người.
- Mỗi người cần có ý thức bảo vệ, tuyên truyền cho những người xung quanh
nêu cao ý thức bảo vệ và trồng rừng để có môi trường sống an toàn, ổn định.

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
a) Thực tiễn học tập:
11


Sau bài thuyết trình này em hy vọng sẽ thức tỉnh được nhiều bạn tham gia
giữ rừng, trồng rừng, tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng, để
mỗi ngày chúng ta sống với môi trường xanh, ổn định, không còn nhiều những
trận lũ quét tàn phá mùa màng, tài sản đe dọa đến tính mạng của con người.
b) Thực tiễn đời sống xã hội:
Chúng ta ai cũng đều hiểu rằng hoạt động bảo vệ rừng và trồng rừng là
hoạt động của tất cả mọi người vì một cuộc sống bình yên, phòng ngừa, hạn chế
tác động xấu đối với môi trường; khắc phục suy thoái tài nguyên rừng, trồng
rừng, phục hồi và cải thiện môi trường. Việc bảo vệ rừng và trồng rừng đã trở
nên rất cấp thiết, vì vậy qua bài thuyết trình này tôi mong có thể góp chút sức
vào việc bảo vệ tài nguyên trên chính quê hương của mình, giải quyết vấn đề
đang gây nhiều nhức nhối. Những việc tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhưng
đem lại nhiều lợi ích. Bảo vệ rừng, trồng rừng chính là bảo vệ cuộc sống của
mỗi người góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lang Chánh, ngày 25 tháng 12 năm 2015
NHÓM TÁC GIẢ
(Đã ký)

(Đã ký)

Lương Văn Thuyên

Phạm Thị Thắm

XÁC NHẬN CỦA THPT LANG CHÁNH

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Đình Bảy

12



×