Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN: THƠ HỮU THỈNH TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.85 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

------------

KHUẤT THỊ MINH TUYẾT

THƠ HỮU THỈNH TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số : 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Thị Hương

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả được đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất
kì công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Khuất Thị Minh Tuyết


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Thị Hương- người


đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ
văn học Việt Nam, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lý sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Khuất Thị Minh Tuyết


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do, mục đích chọn đề tài:
1. Đổi mới, cách tân là quy luật, là nhu cầu tất yếu của sáng tạo nghệ thuật,
trong đó có thơ. Từ sau 1975 cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nước, văn học
nghệ thuật trong đó có thơ đã có những chuyển đổi mạnh mẽ. Khảo sát thơ Việt
Nam từ sau 1975 đặc biệt từ sau 1986 đến nay, thơ đã có những đổi mới cơ bản,
theo những xu hướng khác nhau: Có xu hướng trở về cần mẫn “cày xới” trên nền
thơ truyền thống; có xu hướng đam mê đi tìm “bóng chữ”, tìm những “bến lạ”cho
thơ; có xu hướng mải miết tìm tòi, cách tân đổi mới trên cơ sở truyền thống thơ dân
tộc. Dẫu chưa có sự tổng kết thấu đáo về những xu hướng phát triển của thơ từ sau
1986, nhưng có thể thấy xu hướng cách tân trên cơ sở tiếp nhận, kế thừa tinh hoa
của thơ truyền thống, kết hợp một cách khoa học sáng tạo truyền thống và hiện đại
đã thực sự tạo được hiệu quả nghệ thuật, tạo được những thành tựu mới cho thơ Hữu Thỉnh là một cây bút tiêu biểu của xu hướng này.
2. Là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh sớm
khẳng định được vị trí và phong cách sáng tạo độc đáo. Từ sau 1975, ông tiếp tục
sáng tác và ngày càng khẳng định được vị thế riêng qua nhiều giải thưởng cao quý

của Hội Nhà văn Việt Nam, của Bộ Quốc phòng, Giải thưởng Asean và Giải thưởng
Nhà nước, đặc biệt tạo được sự mến mộ thường trực của nhiều thế hệ độc giả.
Nhiều bài thơ của Hữu Thỉnh đã được phổ nhạc, được dịch và giới thiệu rộng rãi
với công chúng trong và ngoài nước. Đến với thơ Hữu Thỉnh , người đọc vừa được
cảm nhận những dư vị truyền thống đậm đà, đằm thắm, vừa được hấp dẫn bởi
những sự mới mẻ, cách tân tìm tòi đầy sáng tạo, nhuần nhị và tinh tế của nhà thơ.
Thơ Hữu Thỉnh do vậy vừa quen vừa “lạ”, vừa truyền thống vừa hiện đại. Hữu
Thỉnh đã “đưa dân gian cập những bến bờ hiện đại”, tạo được những hiệu quả nghệ
thuật đặc sắc trên cơ sở kết hợp nhuần nhị truyền thống và hiện đại. Có thể nói,
truyền thống và cách tân thực sự là hai giá trị thẩm thấu, hội tụ nhuần nhuyễn trong
thơ Hữu Thỉnh, tạo nên cảm quan nghệ thuật và giá trị riêng cho thơ ông.

1


3. Thực tế, Hữu Thỉnh sáng tác không nhiều nhưng thơ ông luôn tạo được sự
quan tâm đặc biệt của công chúng và giới nghiên cứu, phê bình. Nói đến thơ chống
Mỹ, không thể không nhắc nhớ đến thơ Hữu Thỉnh; nói đến thành tựu và đóng góp
của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, không thể không
nhắc đến Hữu Thỉnh và nói đến những nhà thơ có phong cách độc đáo, có nhiều tìm
tòi đổi mới không thể không nói đến những nỗ lực cách tân bền bỉ, giàu hiệu quả
của nhà thơ. Số lượng bài viết về thơ Hữu Thỉnh, do vậy khá nhiều trong đó cũng đã
có một số ý kiến quan tâm đến tính dân tộc và tính hiện đại, truyền thống và cách
tân trong thơ Hữu Thỉnh. Tuy nhiên đó chỉ là những ý kiến lẻ tẻ, đan xen trong các
bài viết về từng tập thơ, từng tập trường ca của ông. Thực tế, cho đến nay vẫn chưa
có công tình nào đi sâu, nghiên cứu riêng về tính truyền thống và hiện đại trong thơ
Hữu Thỉnh. Bởi vậy chúng tôi chọn đi sâu nghiên cứu về Truyền thống và cách tân
trong thơ Hữu Thỉnh với hy vọng góp phần nhận diện đánh giá những nét đặc sắc
của thơ Hữu Thỉnh và những đóng góp đáng trân trọng của ông đối với sự phát triển
của nền thơ Việt Nam hiện đại. Từ đó, đúc rút được những bài học kinh nghiệm

thẩm mỹ quý báu cho việc tìm tòi, đổi mới thơ.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Hữu Thỉnh là cây bút luôn thu hút được sự mến mộ, quan tâm của các nhà
nghiên cứu phê bình và đông đảo công chúng. Đến nay số bài viết, công trình nghiên
cứu về thơ Hữu Thỉnh khá nhiều. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi tập trung
khảo sát những công trình, bài viết về thơ Hữu Thỉnh trên hai phương diện chính: Đánh
giá chung về thơ Hữu Thỉnh và tính truyền thống, hiện đại trong thơ Hữu Thỉnh.
2.1. Đánh giá chung về thơ Hữu Thỉnh
Về trường ca: Rất nhiều bài viết của các nhà thơ Xuân Diệu, Tế Hanh, Phạm
Tiến Duật, Thanh Thảo, Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Thị Mây, Đỗ
Trung Lai...và các nhà nghiên cứu phê bình: Thiếu Mai, Trường Lưu, Đào Thái
Tôn, Mai Hương...đều thống nhất đánh giá cao thành công cả về nội dung và nghệ
thuật của trường ca Hữu Thỉnh, đồng thời khẳng định những nét đặc sắc riêng trong
phong cách sáng tạo của Hữu Thỉnh ở thể trường ca.
Cả ba trường ca Đường tới thành phố, Sức bền của đất, Trường ca biển đều
được công luận đánh giá cao. Xuân Diệu đánh giá “Đường tới thành phố”, là tập

2


thơ điển hình hơn cả về ưu điểm đưa thực tế chiến đấu ghê gớm đánh Mỹ vào thơ”.
Tế Hanh nhận xét: Đường tới thành phố là “từ cuộc chiến đấu mà ra... là máu thịt
chứ không phải giấy mực”. Đọc Đường tới thành phố Vũ Quần Phương nhận định
“Hữu Thỉnh không xây dựng những tính cách hoàn chỉnh, anh chỉ dừng lại đi sâu
vào một vài tâm trạng, một vài mẫu người. Phần xúc động nhất và tạo nên tầm vóc
của trường ca chính là mẫu người đó”, Thiếu Mai trong Đường tới thành phố cho
rằng, thơ Hữu Thỉnh “vừa sâu, vừa tinh, vừa khát quát, vừa tỉ mỉ chi li những tình
cảm, những suy ngẫm của người chiến sĩ... Cái vững của ngòi bút Hữu Thỉnh khi
miêu tả trực diện những tổn thất mà tác phẩm vẫn không chìm xuống trong không
khí bi đát, trái lại vẫn thấy được xu thế tiến lên của cuộc chiến đấu...”. Trong bài

viết “Mấy ghi nhận về thơ người lính của Hữu Thỉnh” Trường Lưu cũng có cái nhìn
toàn vẹn và sâu sắc về người lính chiến trường vừa gần gũi, giản dị, vừa dung nạp
những tiềm ẩn sâu sắc mang đậm tính nhân văn của dân tộc và thời đại. Anh Chi
nhận thấy qua Trường ca Biển “vốn sống phong phú về trận mạc... Suy tư về quá
khứ và hiện tại, về cái thường tình và cái vĩ đại ở trong mỗi con người”. Trong Lịch
sử văn học Việt Nam, Trần Đăng Suyền phát hiện hồn thơ Hữu Thỉnh – một hồn thơ
“tinh tế tài hoa trong cảm xúc mà giàu những suy ngẫm trăn trở”.
Về các tập thơ: Cùng với những bài viết chung về thơ Hữu Thỉnh của Hoài
Anh, Nguyễn Đăng Điệp, Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ... là nhiều bài viết của Tô
Hoài, Vũ Nho, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Trúc Thông, Đỗ Ngọc Yên, Thiên
Sơn, Trần Mạnh Hảo... về các tập thơ Thư mùa đông, Thơ Hữu Thỉnh, Thương
lượng với thời gian, Thơ với tuổi thơ...
Nguyễn Trọng Tạo nhận xét: “Nếu như hồn thơ Thanh Thảo là những tia
chớp từ trời xuống thì hồn thơ Hữu Thỉnh là sự sum suê của cây cối từ đất mà lên”.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu cũng có những nhận định khá sâu sắc và tinh tế
về thơ Hữu Thỉnh, như Văn Đắc trong Đọc lại thơ Hữu Thỉnh cảm nhận thơ Hữu
Thỉnh là “bức tranh hiện thực hoành tráng”; Vũ Nho tinh tế phát hiện “chất lính là
một trong những nét đặc biệt của thơ Hữu Thỉnh”. Thanh Thảo đúc kết “cái say
của con người từng trải thấm đẫm nỗi đau đời và đậm chất tài hoa” trong Thư mùa

3


đông. Phạm Quang Trung tinh tế nhận ra Hữu Thỉnh chính là “người biết chuyển
sự sống chung thành nỗi niềm riêng của chính mình”...
Trần Mạnh Hảo cho rằng: “Thơ Hữu Thỉnh đậm chất phương Đông”; Thanh
Thảo lại thấy sự từng trải của con người đã thấm đẫm những nỗi đau; Trịnh Thanh
Sơn nhận thấy chất nhân văn sâu sắc; Nguyễn Đăng Điệp tinh tế phát hiện những
suy tư về nhân thế; Trần Đăng Suyền cũng cùng chung suy cảm về thơ Hữu Thỉnh ở
sự trăn trở giàu suy ngẫm… Nhìn chung, từ nhiều góc độ phương diện tiếp cận khác

nhau nhưng các ý kiến đều khá thống nhất trong cảm nhận: Thơ Hữu Thỉnh sự dung
dị, gần gũi và mộc mạc về ngôn từ, tinh tế trong nghệ thuật thể hiện và sâu sắc về
nội dung, tư tưởng.
2.2. Nghiên cứu về truyền thống và cách tân trong thơ Hữu Thỉnh
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt về truyền thống và
cách tân trong thơ Hữu Thỉnh. Tuy nhiên, trong một số bài viết chung về trường ca
và thơ Hữu Thỉnh một số ý kiến cũng đã đề cập đến vấn đề này. Viết về Đường tới
thành phố, Thiếu Mai nhận xét “thấp thoáng đằng sau câu thơ của Hữu Thỉnh dáng
dấp của ca dao, nhưng rõ ràng thơ anh không dập khuôn theo ca dao, không bị ca
dao lấn át.
Lý Hoài Thu trong bài viết Một hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến
hiện đại phát hiện phẩm chất “nồng nàn một tấm lòng tri kỷ, tri âm” của Hữu
Thỉnh, đồng thời bộc lộ ở con người nhà thơ chính là “một hồn thơ khỏe khoắn,
giàu nội tâm... thấm đẫm sắc vị dân gian... thể hiện cả trong cảm xúc, suy nghĩ lẫn
chất liệu sáng tạo”, đặc biệt nhà thơ luôn “có ý thức đi sâu khai thác cái hay, cái
đẹp của dân gian, dân tộc, vừa biết dồn tâm lực, tài năng cho sự tìm kiếm, sáng tạo
cái mới. Minh Hạnh nhận thấy Chất dân gian – điểm sáng trong thơ Hữu Thỉnh cả
về nội dung cảm hứng và nghệ thuật... Ngoài ra, một số ý kiến được đề cập đan xen
trong các bài viết của Mai Hương, Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Nho, Trường Lưu, Hữu
Đạt... phát hiện điểm sáng trong tìm tòi và khai thác nội dung, đề tài và hình tượng
con người từ những giá trị văn hóa truyền thống, đề cập đến chất dân gian, tính
truyền thống và những tìm tòi cách tân của thơ Hữu Thỉnh.
Nhìn chung, vấn đề truyền thống và cách tân trong thơ Hữu Thỉnh mới chỉ
được kết hợp đề cập trong một số bài viết chung về thơ Hữu Thỉnh. Cho đến nay

4


chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, toàn diện, hệ thống về vấn đề này.
Chính vì vậy chúng tôi chọn đi sâu nghiên cứu về truyền thống và cách tân trong

thơ Hữu Thỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát yếu tố truyền thống và cách tân trong thơ Hữu Thỉnh,
luận văn khẳng định những đóng góp có ý nghĩa nổi bật của Hữu Thỉnh đối với thơ
Việt Nam hiện đại, vì vậy toàn bộ sáng tác thơ và trường ca của Hữu Thỉnh là đối
tượng khảo sát của luận văn, cụ thể các tập thơ và trường ca:
- Âm vang chiến hào, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1975, (in chung với
Lâm Huy Nhuận).
- Trường ca: Sức bền của đất, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998.
- Thơ Hữu Thỉnh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998.
- Thơ với tuổi hoa, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2000.
- Thương lượng với thời gian, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
- Tiếng hát trong rừng, tập thơ
- Đường tới thành phố, trường ca
- Thư mùa đông, tập thơ
- Trường ca Biển.
Bên cạnh đó, để có cơ sở so sánh làm nổi bật những nét đặc sắc riêng trong
thơ Hữu Thỉnh, chúng tôi mở rộng khảo sát một số thơ và trường ca của các tác giả
cùng thời.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh.
5. Đóng góp mới của luận văn:
Luận văn đặt và khảo sát thơ Hữu Thỉnh trong tiến trình thơ Việt Nam hiện
đại để từ đó phát hiện, lý giải những thành công của nhà thơ trong việc kế thừa và
phát huy những giá trị truyền thống, những đóng góp tích cực nhằm hiện đại hóa
thơ, bước đầu khẳng định giá trị đặc sắc của Hữu Thỉnh trong nỗ lực đổi mới thơ.
- Luận văn góp phần đánh giá một phương diện quan trọng trong văn nghiệp
của Hữu Thỉnh, từ đó khẳng định được vai trò, đóng góp đáng trân trọng của nhà

thơ trong công cuộc sáng tạo và xây dựng nền thơ dân tộc.
6. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai trong 3 chương:

5


Chương 1: Về khái niệm truyền thống – cách tân và hành trình sáng tạo thơ
của Hữu Thỉnh
Chương 2: Tính truyền thống trong thơ Hữu Thỉnh
Chương 3: Hữu Thỉnh và những nỗ lực cách tân thơ

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Về khái niệm truyền thống – cách tân
và Hành trình sáng tạo thơ của Hữu Thỉnh
1.1. Về khái niệm truyền thống – cách tân trong văn học
1.1.1. Về khái niệm truyền thống văn học
1.1.1.1. Truyền thống:
Trong ngôn ngữ Ấn – Âu, truyền thống là tradition, bắt nguồn từ tiếng
Latinh tradere, tradetio, có nghĩa là trao truyền, truyền đạt, truyền lại
(transmission).
Theo Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên) và Sổ tay từ Hán Việt (do
Nxb Giáo dục ấn hành 1990), “truyền thống” được xác định là: Các nhân tố xã hội
đặc biệt truyền từ đời này sang đời khác ví như: Truyền thống lịch sử, truyền thống
cách mạng, truyền thống văn hóa...
Truyền thống được hình thành trong quá trình hoạt động lịch sử của con người

và có tính ổn định tương đối. Theo cách hiểu thông thường truyền thống là tất cả những
gì được trao truyền, tiếp nối từ đời này sang đời khác không ngừng, không dứt.
1.1.1.2. Truyền thống văn học:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Truyền thống văn học” là “những thành
tựu chung, đặc sắc tương đối bền vững, ổn định trên cả hai phương diện nội dung
và hình thức của văn học được lưu chuyển, kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác
trong quá trình văn học. Có những truyền thống văn học của một dân tộc hoặc một
vùng, một khu vực gồm nhiều dân tộc có quan hệ mật thiết với nhau, có truyền
thống văn học của cả nhân loại” [64, 299].
Tuy nhiên, “Truyền thống văn học không phải là một hiện tượng ngưng
đọng, khép kín mà không ngừng tự vận động đổi mới. Mỗi bước phát triển của lịch
sử xã hội và lịch sử văn học thường khiến cho hàng loạt giá trị, kinh nghiệm nghệ
thuật từng được xem là truyền thống trở nên bảo thủ lạc hậu. Để giải quyết những
nhiệm vụ nghệ thuật do thời đại đặt ra, người sáng tác hoặc là phải đấu tranh
chống lại những gì đã cũ kỹ, lạc hậu, phải tìm kiếm những lối đi mới”, sáng tạo
những giá trị mới...[64, 230].

7


Như vậy, truyền thống văn học là những giá trị văn học tinh túy của mỗi dân
tộc được chắt lọc, kết tinh, gìn giữ trong tiến trình văn học dân tộc. Mỗi thời đại,
mỗi thế hệ người cầm bút do vậy vừa được tiếp nhận, kế thừa những truyền thống
văn học quý báu, đồng thời vừa lại cũng sáng tạo những giá trị “truyền thống” mới
góp phần làm giàu có, phong phú truyền thống văn học.
1.1.2. Về khái niệm cách tân trong văn học:
1.1.2.1. Cách tân:
Theo Đại từ điển tiếng Việt, cách tân được định nghĩa là “quá trình vận động
loại bỏ cái cũ, sáng tạo cái mới như các hành vi hoặc quá trình sáng tạo trong khoa
học kỹ thuật, quá trình sáng tạo các sự vật. Cách tân là cải cách và càng làm mới

thêm tất cả các sự vật, hiện tượng”. Trong cả hai cuốn Từ điển văn học và Sổ tay từ
Hán Việt, “Cách tân” đều có nghĩa là Đổi mới. Khi được sử dụng như một khái
niệm Cách tân chỉ sự tiến bộ căn bản so với cái cũ và thường được sử dụng để chỉ
sự đổi mới trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Thực tế, giống như khái niệm “Truyền thống” Cách tân cũng được sử dụng
rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, ở
một góc độ nhất định, nếu khái niệm “truyền thống” bao hàm những phẩm chất
căn bản, những nhân tố xã hội cốt lõi được duy trì (truyền từ đời này sang đời khác)
thì khái niệm “Cách tân” lại hàm chứa sự vận động đổi mới, thay đổi theo hướng
tiến bộ những nhân tố xã hội.
1.1.2.2. Cách tân trong văn học:
Trong văn học nói đến cách tân là nói đến sự đổi mới tìm kiếm cái mới, sáng
tạo ra cái mới. “Cách tân là lẽ sống” của sáng tạo văn học nghệ thuật. Tuy nhiên,
không phải cái mới, cái lạ nào cũng được thừa nhận là “cách tân”. Theo TS. Chu
Văn Sơn: “Cách tân là một xu hướng sáng tạo với khát khao tạo ra cái hoàn toàn
mới. Theo cách này thì chỉ có những đột phá sáng tạo, những bứt phá dũng mãnh,
vượt khỏi rào cản của thói quen thẩm mỹ cũ, gieo những hạt giống mỹ cảm mới,
khai sinh một hệ giá trị mới thì mới được gọi là cách tân”. Những sự cách tân đích
thực, “những cách tân chân chính sẽ trở lại thành những truyền thống mới bồi đắp

8


thêm cho kho tàng kinh nghiệm đã vượt qua sự thử thách của thời gian, của những
thế hệ đi trước” [64, 230].
Nhìn như vậy có thể thấy, “kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật là
những phương diện không bao giờ tách rời của quá trình văn học” [64, 230].
1.2. Khái lược thơ Hữu Thỉnh:
1.2.1. Quan niệm của Hữu Thỉnh về thơ:
Hữu Thỉnh thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ. Khi Hữu Thỉnh đến với thơ, đội ngũ nhà thơ chống Mỹ đã rất đông đảo từ
những nhà thơ lớp trước với những phong cách sáng tạo già dặn, độc đáo: Tố Hữu,
Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu,
Hoàng Trung Thông... đến lớp nhà thơ trẻ ít nhiều đã ổn định về cá tính sáng tạo:
Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Mỹ, Lê
Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Thanh Thảo... Có thể nói, mỗi nhà
thơ bằng kinh nghiệm sống, bằng tài năng và tâm huyết đã đem đến một cách nhìn,
một cách cảm nhận và từ đó cách thể hiện riêng về cuộc chiến tranh, về con người,
về cuộc đời... tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền thơ chống Mỹ. Xuất hiện ở
chặng cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ trong dòng chung của thơ chống Mỹ,
Hữu Thỉnh không ngừng suy tư, trăn trở, tìm cho mình một “lối đi riêng, một giọng
điệu riêng”. Đến với thơ Hữu Thỉnh, do vậy người đọc dễ dàng cảm nhận được
“chất” riêng, những dấu ấn sáng tạo riêng hệ quả của những suy tư, trăn trở, những
quan niệm sâu sắc, nghiêm túc của nhà thơ về thơ.
1.2.1.1. “Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”
Một trong những nét đặc sắc của thơ chống Mỹ là sự hiện diện đông đảo của
đội ngũ các nhà thơ – chiến sỹ, những người lính trực tiếp cầm súng và cầm bút,
trực tiếp “đánh giặc” và “làm thơ”. “Văn thơ đối với họ như một phương tiện nhập
thân với xã hội” (Vũ Quần Phương). Nói như Thanh Thảo “Trước khi làm thơ,
trong khi làm thơ đã là những người lính hoặc tình nguyện sống như người lính”.
Từ trong hiện thực đầy thử thách cam go của cuộc chiến tranh chống Mỹ, từ nhu
cầu thiết cốt của đời sống và của cả nền văn nghệ, thế hệ nhà thơ trẻ chống Mỹ ý

9


thức rất rõ về vị trí, vai trò, trách nhiệm của nhà thơ, của thơ. Khát vọng cao đẹp về
Tổ quốc, nhân dân, về lý tưởng chiến đấu và chiến thắng giành độc lập, tự do cho
dân tộc đã trở thành ý thức nghệ thuật, thành nhu cầu và là sự thôi thúc bên trong
của mỗi người. Chính Hữu Thỉnh cũng từng tâm sự “Tôi và bạn bè trong lớp các

nhà thơ chống Mỹ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những nhà thơ cách mạng lớp đầu
và các nhà thơ kháng chiến chống Pháp. Như là sự sắp đặt lịch sử sau này, hành
trình thơ của chúng tôi cũng giống các anh. Bối cảnh thì khác, quy mô và tính chất
ác liệt cũng khác, nhưng tinh thần dấn thân nhập cuộc vẫn là một. Một cuộc dấn
thân để tìm thấy sự kết hợp hài hòa giữa chủ thể sáng tạo và khách thể thẩm mỹ.
Nói gọn, trong một anh bộ đội có một thi nhân”. Thơ của Hữu Thỉnh là thơ của
“người trong trận”. Trên đường hành quân ra trận phải “mang súng”, phải “mang
đạn”, phải “mang nhau” và “mang bao nhiêu tai biến dọc đường”, người lính phải
cân nhắc, lựa chọn, dành ưu tiên cho những gì thiết thực nhất. “Mỗi quyển sách
nặng bằng năm viên đạn/ Chúng tôi đành mang đạn trước tiên”. “Đói” thông tin,
“đói” sách vở, “đói” văn thơ, người lính biết vượt lên nỗi thiếu thốn đó:
Không có sách chúng tôi làm ra sách
Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
(Đường tới thành phố)
Làm thơ do vậy đã trở thành nhu cầu tự tại của mỗi người. Chính vì thế, thơ
đến một cách tự nhiên, như từ trong lòng, từ trong cảm xúc tràn trào ra ở mọi nơi,
mọi trạng huống, mọi thời khắc. “Thơ cứ đến” ngay trên đường hành quân giúp
người lính vơi quên đi những gian khó, nhọc nhằn:
Chúng tôi vừa đi vừa nhẩm dọc đường
Thơ cứ đến và mưa chiều mau ngớt
“Thơ cứ đến” ngay trong Đêm chuẩn bị, ngay trước trận đánh đầy cam go:
Đêm ngủ hầm thèm sách vở
Nghe tiếng chim hồi hộp chân trời
“Thơ cứ đến” ở cái khoảnh khắc người lính “Ôm súng bò lên với trái tim tình
nguyện”, cận kề bên cái chết, thơ cùng người lính quyết giành giật “ghì” giữ lấy từng
gốc sim cằn, từng tấc đất thiêng của Tổ quốc “Thơ cứ đến” khi người lính phải đối mặt

10



với những trận mưa rừng xối xả, giữa những “trận rét rừng xoắn tím cả làn môi”. “Thơ
cứ đến” ngay giữa đại ngàn Trường Sơn “Đường ngổn ngang đường đất còn cháy
khét” mùi bom đạn, giữa cơn sốt rét rung người, giúp người lính vượt lên tất cả:
Anh bỗng quên vừa qua cơn sốt
Rừng bỗng quên vừa trận bom đau
(Tiếng hát trong rừng)
“Thơ cứ đến” và mang đến “...dù chỉ ít/ dòng Nho Quế ngọt ngào lên với các
anh” đang khát từng giọt nước nơi điểm chốt chon von trên đỉnh núi giữa cái nắng
như thiêu như đốt, giữa hơi đá núi nóng đến “nung người”. Chính vì thế, thơ Hữu
Thỉnh đã thật sự trở thành những “Bài ca người lính”, trở thành cội nguồn sức
mạnh, đủ để mỗi người lính “vịn” vào những câu thơ ấy “... Sưởi trên những câu
thơ ấy/ Cứ thế qua đi nhiều mừa mưa” và đi tới chiến thắng. Thơ ấy là thứ thơ “gan
ruột” - Thơ của người trong cuộc viết về người trong cuộc. Trong quan niệm của
Hữu Thỉnh, thơ không thể thờ ơ, xa lạ với cuộc sống và con người; thơ không thể là
“những dây bìm trang trí/ Kéo nhòe đi những rễ cây tứa nhựa/ Bão động rừng sao
thơ chỉ rung rinh”
1.2.1.2. “Tôi rất tin: Thơ là kinh nghiệm sống”
Theo Khrapchenkô trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
của văn học “Kinh nghiệm sống, những gì mà nhà văn đã nhìn thấy và trải qua,
những sự kiện mà nhà văn đã tham dự, những con người, những số phận mà tâm lý
và hành động khiến cho nhà văn chú ý. Tất cả những điều đó đều là cội nguồn cho
những dự đồ sáng tạo và cho những khái quát của nhà văn, là cơ sở nảy sinh những
tác phẩm nghệ thuật của anh ta”. Trong cả quan niệm và thực tiễn sáng tạo thơ, Hữu
Thỉnh cũng sẻ chia quan niệm đó. Nhân dịp trả lời phỏng vấn về trường ca Đường
tới thành phố, Hữu Thỉnh nhấn mạnh, ông viết trường ca này “bằng những trải
nghiệm của mình ở chiến trường” và trường ca này tạo được ám ảnh đối với người
đọc cũng nhờ nó được viết bằng sự trải nghiệm máu thịt đó. Hữu Thỉnh khẳng định
“con người ta không từng trải với cuộc đời khó mà viết hay. Thơ sẽ rất nhạt nếu đời
người cầm bút không trải qua những thăng trầm, thách thức, cam go... Kinh nghiệm


11


cá nhân của người cầm bút là đặc biệt quan trọng. Phải có những kinh nghiệm từ
chính số phận mình, sống đến đáy các sự kiện của đời mình mới mong có cái riêng,
viết cái gì riêng. Nhà thơ không thể tựa vào ai khác ngoài chính mình, cũng như
không thể tựa vào kinh nghiệm của đám đông mà viết”. Chính Hữu Thỉnh, cũng đã
từng tâm sự, “chúng tôi được quăng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ và sống trong
luồng xiết của nó”. Nhà thơ đã trải nghiệm sâu sắc và sống hết mình với hiện thực
đó. Chính nhờ vậy hiện thực đời sống chiến trường đã trở thành “một bộ phận của
cái tôi” (Khrapchenkô), một phần cuộc đời và thơ ca Hữu Thỉnh là cơ sở cho sự ra
đời và thành công các sáng tác thơ của Hữu Thỉnh từ Sức bền của đất, Đường tới
thành phố, Trường ca Biển đến các tập Tiếng hát trong rừng, Thư mùa đông,
Thương lượng với thời gian... Đó cũng là cơ sở tạo nên nét đặc sắc, sức hấp dẫn và
ám ảnh riêng của thơ Hữu Thỉnh.
Đến với thơ Hữu Thỉnh dù là những tập. trường ca dài hay một bài thơ ngắn
chỉ bốn câu người đọc luôn được “sống” với những suy nghĩ, tâm trạng, tình cảm,
những trải nghiệm, chiêm nghiệm của chính nhà thơ mà chỉ trực tiếp sống, ngụp
lặn trong đời sống mới có thể có được.
Đường tới thành phố như nhà thơ tâm sự được viết “từ chính những kinh
nghiệm của cá nhân mình. Mình đã ngụp lặn đến đáy, đã thấu cảm tận cùng cái bi
hùng của cuộc kháng chiến gian khổ và từ những máu thịt ấy mình ngồi trước trang
giấy cầm bút viết”... “Trong Đường tới thành phố, hình ảnh người mẹ quê nhà
chính là người mẹ của tôi, quê hương yêu dấu chính là quê hương vùng Trung du
Phú Thọ của tôi, người chị chờ chồng là chị dâu tôi”.
Trường ca biển là những trải nghiệm máu thịt của Hữu Thỉnh sau những năm
tháng “neo mình vào biển” “Tôi qua mấy tầng mặn chát” của biển và “Biển và tôi
trong tiếp xúc toàn thân” – “ tôi gần như hóa biển”. Đến độ:
Biển ngấm vào anh thành một khối mặn mòi
Sóng ngấm vào anh thành muôn nỗi lênh đênh

Bão ngấm vào anh thành niềm khao khát sống
Chống lại cái chết trong vùng chết
Có thể nói, giống như Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh là người đã “mang được
Trường Sơn nhiều nhất vào thơ” (Vũ Quần Phương). Mỗi bài thơ, mỗi câu thơ của

12


Hữu Thỉnh đều là trải nghiệm sống của người lính ở chiến trường, đều thấm mồ hôi,
nước mắt và máu của chính ông và đồng đội. Từ những chuyến hành quân “Những
bước chân khua rộn cả không gian/ Qua dốc đá vịn vai nhau mà bước”, đến những
“Đêm chuẩn bị”, lúc vượt qua “Chuyến đò đêm giáp ranh”, khi đi trong mây, tắm
bên cầu Chaki hay câu cá bên bờ sông Sê Pôn; từ những “ý nghĩ không vần” cuộn
lên ngay khi ngồi trên tháp pháo xe tăng “Vượt qua những hố bom tức tối/ Vượt
trọng điểm này để tới chỗ xung phong”; những bâng khuâng, suy vấn trước tượng
Bay On “Nụ cười ẩn giữa binh đao nói gì ?” đến những tổn thất, mất mát, hy sinh
không thể gì đo đếm người lính phải sống trải hàng ngày, hàng giờ: “Chưa kịp đặt
ba lô... cùng nhau bới cát/ Dọn chỗ nằm cho đồng chí hy sinh”; những cái chết có
thể đến bất chợt, bất ngờ: chỉ “Sau một cơn ác tính/ Sau một cái rùng mình và cứ
thế ra đi”; chỉ sau “Một tiếng thét/ Một vũng máu/ Một khoảng trống... Tôi gào lên/
Im ắng rợn người” và “mất bạn”, mất đồng đội; từ những đau đớn thể xác khi bị
thương trên chốt vẫn quyết giành giật từng “gốc sim cằn” – từng tấc đất thiêng của
Tổ quốc “Sỏi buốt quá/ Bò thì đau mà không bò thì chết” đến những giây phút bình
yên sau chiến tranh trở về thanh thản ngắm “Bầu trời trên giàn mướp”.
Thơ Hữu Thỉnh giàu ưu tư, suy nghĩ – sự ưu tư, suy nghĩ của người từng trải.
Chính từ sự chiêm nghiệm, từ những kinh nghiệm sống, Hữu Thỉnh mới có được
những câu thơ cô đúc, xúc động và ám ảnh. Viết về sự nóng bòng của mảnh đất
chiến trường, Hữu Thỉnh khiến người đọc không khỏi giật mình xa xót:
Đất chiến trường mau ướt lại mau khô
Đất “mau ướt” và “mau khô” vì đó là máu của người lính. Cái giá của hòa

bình qua sự đúc kết, từ những trải nghiệm của nhà thơ thật thấm thía. Cũng phải từ
những trải nghiệm sâu xa, máu thịt, Hữu Thỉnh mới có thể viết được những câu thơ
về cái thiếu, cái đói dai dẳng ở chiến trường:
Tiểu đoàn thồ chẳng có gì thồ cả
Cứ đói ròng con gái hóa con trai
Về sự khắc nghiệt của thời tiết:
Mỗi tuổi quân chịu sáu tháng mưa rừng
Về sự đối mặt với cái chết:
Sau loạt bom vùi
Anh gặp toàn lính mới

13


Và đặc biệt sự quả cảm, bình thản của người lính ngay cả khi phải đối mặt
với cái chết, họ vẫn không ngần ngại:
... thêu trên ngực áo của mình
Họ, tên đơn vị
Người ta tìm áo để báo tin cho mẹ
Đến cái chết đã chẳng cần giấu giếm
Trái tim anh càng đập ngang tàng
Chỉ trải qua cảm giác chông chênh gang tấc giữa cái sống và cái chết, Hữu
Thỉnh mới có được những câu thơ đầy ám ảnh về cảm giác thảng thốt như sắp tuột
mất một cái gì của những người lính “Sau những ngày vượt dốc”, lần đầu tiên thấy
biển qua cửa hầm trú ẩn bên bờ biển Phan Thiết: “Trong căn hầm mùi thuốc súng
mồ hôi/ Tim anh đập không sao ghìm lại được/ Gió nồng nàn hơi nước/ Biển như
một con tàu sắp sửa kéo còi đi”. Và những người lính ấy đã ngã xuống khi “chỉ
cách nước một vài gang”...
Nếu như ở mảng thơ chiến trận, bằng sự trải nghiệm của mình Hữu Thỉnh
đã có được những đúc kết về chiến tranh về những mất mát, hy sinh, về

những suy tư trăn trở của người lính thì sau chiến tanh, cũng từ những trải nghiệm
của mình nhà thơ đã có được những chiêm nghiệm, suy tư thức ngộ sâu xa về nhân
tình thế thái:
... Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu
Cây đổ về nơi không có vết rìu
(Tự thú)
Anh cứ tưởng sau chiến tranh thì toàn là hạnh phúc
Chúng ta đã từng vò võ đợi nhau
Nhưng không phải em ơi, cuốc kêu không phải thế
.....................
Tôi cứ tưởng không còn ai xấu nữa
Tôi cứ tưởng tốt với nhau bao nhiêu cũng còn chưa đủ
Nhưng không phải, trời ơi, cuốc kêu không phải thế
(Nghe tiếng cuốc kêu)
Cả bài Hỏi với những câu hỏi chua chát được lặp lại tới ba lần ở kết bài là sự
tinh kết thấm thía sự sống trải đến đáy của nhà thơ trước cái “đa sự đa đoan” của
cuộc đời, ở cái thời “mất mùa nhân ngãi”.
Chỉ từ những trải nghiệm cuộc sống gian khó của những người lính đảo thời
bình “Phải gồng mình cả khi yên tĩnh nhất”, Hữu Thỉnh mới có được những câu thơ
thấm thía đến tận cùng tình cảm thiêng liêng của người lính với đất đai Tổ quốc:

14


Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình
Đảo có lính đất non thành Tổ quốc
... Bàn chân lính đánh vần trên đất đai Tổ quốc
Và mới có được những câu thơ chạm đến đáy cùng sự gian khổ hy sinh của
người lính: “Đôi khi phải gõ vào một cái gì đó/ Để nghe tiếng con người/ Đôi khi
phải hát ê a vô nghĩa lý/ Nhắc biển ta còn đây/...Đôi khi tối đèn tắt lửa/ Ta bỗng

dưng thành hàng xóm của ta”. Không thể có những câu thơ nói về nỗi trọi trơ đơn
độc của con người giữa cái rợn ngợp của biển khơi như thế nếu như nhà thơ không
từng sống “neo mình với biển”, với hòn “ Đảo nhỏ nói một câu là hết/ Có gì đâu chỉ
cát với chim thôi” nhưng lại thiêng liêng vô cùng.
Nếu không da diết yêu, không tha thiết gắn bó với quê hương và không có
những năm tháng dằng dặc phải xa quê xa nhà đi chiến đấu, không ngày đêm thấp
thỏm nhớ thương về quê hương, về cha, về mẹ và người thân, Hữu Thỉnh không thể
có được những câu thơ dung dị mà xúc động đến ám ảnh về mảnh đất quê hương,
về người cha trong “ngày khởi nghiệp” “dựng nên làng” đầy gian nan khốn khó:
Từ buổi cha ngâm mình trong nước
Vớt đất lên trong nước nóng luộc người
Cha bưng đất và bưng mồ hôi ngày khởi nghiệp
Không có đất không thể nào sống được
Cha nhễ nhại trước cỏ lăn cỏ lác
Cha nhễ nhại trước nỗi thèm khát đất
... Cần có đất để làm nên quê hương
Cần có quê hương để vui buồn sướng khổ
(Đường tới thành phố)
“Tôi rất tin: Thơ là kinh nghiệm sống”. Hữu Thỉnh tin như vậy và nhà thơ đã
gắng “Sống mỗi ngày nguyên chất cho thơ” (Nói chuyện với XaIn) để thơ đủ sức
neo đậu trong tâm cảm của người đọc.
1.2.1.3. Cá tính sáng tạo của nhà thơ:
Như trên đã nói, Hữu Thỉnh đến với thơ ở chặng cuối của thơ chống Mỹ, do
đó, một trong những điều nhà thơ quan tâm sâu sắc trước hết là phải tìm cho mình,
tạo lập cho thơ mình có được một “giọng điệu riêng, “một tiếng nói riêng”, một “cá
tính sáng tạo” theo quan niệm của Khrapchenkô. Theo Từ điển thuật ngữ văn học
“Cá tính sáng tạo là biểu hiện rực rỡ của các phạm trù cái chủ quan, cái cá biệt, cái
không lặp lại trong tài năng của nghệ sĩ... Biểu hiện tập trung ở cái nhìn nghệ thuật
độc đáo, ở cách cảm, cách nghĩ của nhà văn, có khả năng đề xuất những nguyên tắc


15


nghệ thuật mới mẻ, tạo thành một ngôn ngữ nghệ thuật mới trong việc biểu hiện
những nội dung mới của đời sống tư tưởng”.
Hữu Thỉnh không trực tiếp bàn về cá tính sáng tạo, không lập thuyết nhưng
qua cách nhà thơ bàn về thơ, về vẻ đẹp của thơ và đặc biệt qua thực tiễn sáng tạo
thơ của Hữu Thỉnh, có thể thấy ngay từ khi đến với thơ Hữu Thỉnh đã có ý thức
phải sáng tạo và khát khao tạo được tiếng nói mới lạ cho thơ mình. Hữu Thỉnh nhận
thức rất sớm về quy luật Tâm lý sáng tạo nhân nói về vấn đề “Nhập cuộc và hành
động vẻ đẹp của thơ ca kháng chiến”, nhà thơ khẳng định: “Đã làm thơ, hay bất cứ
cái gì dính dáng đến văn chương, ai cũng mong và cố làm cho hay, vội vã khổ sở
làm cho hay”[96]. Muốn có thơ hay, trước hết phải “nhập cuộc” và “dấn thân” sâu
sắc vào đời sống, “dấn thân không phải để đi tìm một thứ siêu nghệ thuật, phi nghệ
thuật nào cả, mà là môt hành trình gian khổ và nghiêm trong tiếp cận sự thật và cái
đẹp”. Chính vì thế, Hữu Thỉnh luôn quan niệm nhà thơ phải “sống” thật để có được
những “kinh nghiệm sống” của chính mình. Đó là cái gốc, là cơ sở để có thể viết
được thật xác đáng “sự thật và cái đẹp”:
Đừng viết về chúng tôi như cốc chén đứng trên bàn
Hãy viết về chúng tôi như dòng sông chảy xiết
(Đường tới thành phố)
Nếu như Nguyễn Duy khẳng định nhà thơ phải có cá tính riêng, phải nói
bằng tiếng nói của mình:
Mây trôi bằng gió của trời
Là ta ta hát những lời của ta
Thơ Hữu Thỉnh cũng xác định rất rõ ràng:
Muốn tươi mát hãy tự là dòng suối
Hát về rừng đừng bắt chước tiếng chim
(Đường tới thành phố)
Tuy nhiên, để có được cái mới, có được “giọng” không phải điều đơn giản.

Phải trải qua nhiều trăn trở, tìm tòi, thể nghiệm, Hữu Thỉnh mới dần tìm được một
lối đi riêng, một giọng điệu riêng của mình: vừa tìm về đi sâu khai thác vốn văn hóa
dân gian truyền thống vừa dồn tâm lực tìm kiếm cái mới, sáng tạo những cái mới.
Từ trong tâm thức Hữu Thỉnh hiểu rằng: “Phải làm sao để tâm trạng mình phù hợp
với tâm trạng của mọi người thì thơ mới có ý nghĩa, giá trị” [98]. Và Một khi tìm về
với ca dao, với văn hóa dân gian truyền thống là đã tìm đến được những tâm hồn
đồng điệu, tự kỷ “Tìm đến mẫu số chung lớn nhất của con người: Tình yêu, nhớ

16


thương, khát vọng, đau buồn” [98]. Và nhờ vậy, hồn điệu dân gian đã thăng hoa,
chuyển hóa thành những phức điệu thẩm mỹ đặc sắc trong thơ Hữu Thỉnh. Tuy
nhiên, Hữu Thỉnh thật tinh tế sáng tạo khi tiếp nhận, khai thác vốn văn hóa dân gian
và bởi thế đã để lại được những dấu ấn riêng, sức hấp dẫn riêng cho thơ. Sự kết hợp
nhuần nhị giữa truyền thống và cách tân đã tạo nên giọng điệu, phong cách sáng tạo
độc đao cho thơ Hữu Thỉnh mà luận văn sẽ đi sâu, khảo sát ở hai chương 2 và 3.
1.2.2. Hành trình sáng tạo thơ của Hữu Thỉnh.
1.2.2.1. Thơ viết về chiến tranh
Hữu Thỉnh có thơ từ năm 1962. Bài thơ đầu tay Trường tôi đăng báo Người
Giáo viên nhân dân, khi ấy Hữu Thỉnh còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Năm
1963, tốt nghiệp phổ thông, Hữu Thỉnh nhập ngũ, là lính của binh chủng tăng thiết giáp
và sau đó vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Trên đường hành binh, những bài
thơ của Hữu Thỉnh lần lượt đến với công chúng: Ý nghĩ không vần, Qua sông, Sau trận
đánh, Giấc ngủ trên đường ra trận...Tuy nhiên, phải đến Chuyến đò đêm giáp ranh và
Sức bền của đất – hai bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1975 –
1976 tên tuổi Hữu Thỉnh mới thực sự được khẳng định. Những bài thơ trận mạc bật lên
từ hiện thực đời sống chiến trường với những đói, những rét, những đổ máu, hy sinh
nhưng cũng nhiều thương cảm, thấm đẫm tình đời dó sau này được tập hợp trong tập
Âm vang chiến hào ghi nhận một chặng đầu đáng nhớ - thơ chiến trận của Hữu Thỉnh.

Ngay ở tập thơ đầu trong đó đã có thể thấy được nét riêng của thơ Hữu Thỉnh: “Không
mấy tô hồng, biểu dương mà gần với tình đời thực”.
Năm 1975, chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, nhưng như Hữu Thỉnh
từng tâm sự: “Hiện thực chiến tranh, cuộc sống của người lính dội vào tôi mạnh
đến mức, vượt ra khỏi một thời đoạn, một đề tài. Nó thành một tâm thế”. Với tâm
thế của người từng ngụp lặn sống chết trong chiến tranh, nhìn lại và tổng kết, hai
trường ca Sức bền của đất (hoàn thành dịp Tết Ất Mão, 1975) và Đường tới thành
phố (viết từ 8/1977, hoàn thành 4/1978) ghi nhận những thành công và đóng góp
mới, đặc sắc, đáng trân trọng của nhà thơ.
Với quy mô nhỏ gồm 188 câu thơ trường ca Sức bền của đất được chia thành
ba khúc: Mẹ chiến hào, Đất đai truyền thuyết, Những đứa con và những bài hát mới
ghi lại tâm tình của những người lính giữa chiến trường. Ở nơi hàng ngày hàng giờ
phải giáp mặt với kẻ thù, giữa cái sống và cái chết người lính suy tư về cội nguồn
sức mạnh của mình và đồng đội – sức mạnh được truyền dẫn từ lòng mẹ, từ đất đai

17


quê hương, từ các thế hệ đi trước và từ truyền thống văn hóa của dận tộc. Những
suy tư đằm sâu và thấm thía.
Đường tới thành phố gồm 5 chương, 1539 câu thơ được ghi nhận là tác phẩm
quan trọng nhất của đời thơ Hữu Thỉnh và cũng là tác phẩm giá trị của nền thơ Việt
Nam hiện đại. Đường tới thành phố đánh dấu sự chín muồi của thơ Hữu Thỉnh cả
trong ý thức nghệ thuật và thể loại. Viết về giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh
chống Mỹ, chặng cuối cùng toàn dân tộc đi tới toàn thắng, Đườngtới thành phố có
thể coi là bản “tổng phổ” của biết bao số phận, cảnh ngộ, cùng những hy sinh chịu
đựng và suy tư trăn trở của cả một dân tộc trên chặng đường “dằng dặc đau đớn mất
mát” để đi tới chiến thắng. Càng gần chiến thắng, chiến tranh càng ác liệt, gian khổ,
hy sinh càng chất chồng, cảm nhận của Hữu Thỉnh về chiến tranh càng gắn nhiều
hơn với những thử thách, đau thương, tổn thất, mất mát, hy sinh và bởi thế “Tính

chất sâu lắng, tỉnh táo ngày càng đậm thay thế cho tính chất thi vị, hồn nhiên ở
chặng đường trước” [59].
Từng sống trong “luồng xiết” của cuộc chiến tranh, từ những trải nghiệm,
kinh nghiệm sống của riêng mình, Hữu Thỉnh có cách nhìn nhận, cách tiếp cận và
phản ánh riêng. Nếu như với đa phần các nhà thơ giai đoạn này, tiêu biểu là Phạm
Tiến Duật, thơ hướng ra mặt trận, lấy chiến trường làm đối tượng cảm xúc và phản
ánh thì thơ Hữu Thỉnh hướng vào chiều sâu cảm xúc, vào thân phận của con người.
Người lính nơi mặt trận phải đối đầu với gian khó, đạn bom, chết chóc, hy sinh và
người mẹ, người cha, người chị, người vợ... nơi hậu phương với những chịu đựng,
mất mát, hy sinh thầm lặng mà bền bỉ, lớn lao. Đan xen đến độ ngoài chiến trận:
Một nửa người anh dâm dấp máu
Anh đang đau cho đất đá anh yêu
Gốc sim cằn và sơ xác làm sao
Không che nổi anh đâu bò cách chi cũng lộ
...Sỏi buốt quá
Bò thì đau mà không bò thì chết
Là những hy sinh, hẫng hụt mất mát đến tận cùng ở hậu phương:
Em có thể mất anh bất cứ lúc nào
Em có thể bơ vơ khi em còn rất trẻ
Sự đan xen ấy xuất hiện thường trực, dày đặc trong cả trường ca gần như một
sự song hành tạo nên sức mở, tạo nên sự hoành tráng cho cả bản trường ca. Từ
“ngọn lửa chiến trường những người lính đốt lên ở giữa” (Đường tới thành phố) mở

18


rộng cả hai chiều không gian: “Trước mặt là bao nhiêu miền quê” – những miền
quê người lính đang ngày đêm hy sinh, chiến đấu để tiến về giải phóng và “Sau
lưng là bao nhiêu miền quê” – miền hậu phương nơi Mẹ vẫn đỏ miếng trầu/ Ấm một
vùng tin cậy phía sau” – yêu thương, chắt chiu dành dụm cho con, cho tiền tuyến

chiến đấu và chiến thắng. Nhờ đi sâu vào những quặng vỉa tình cam của con người
trong cuộc, những uẩn chìm của hiện thực đời sống, thơ viết về chiến tranh của Hữu
Thỉnh có sự kết hợp nhuần nhị giữa chất triết lý, chính luận với chất trữ tình nồng
hậu đằm thắm, không dễ lẫn, không dễ nhạt nhòa.
1.2.2.2. Thơ viết về đời sống hậu chiến
Thơ viết về đời sống hậu chiến của Hữu Thỉnh gồm hai tập Thư mùa đông,
Thương lượng với thời gian và Trường ca Biển. Được viết trong bối cảnh mới: đất
nước hòa bình, ở giai đoạn cuối của thời kỳ bao cấp và thời mở cửa, đổi mới, sáng
tác của Hữu Thỉnh thời kỳ này cũng có những chuyển đổi mới. Tuy nhiên với tầm
thế của con người từng sống trải qua chiến tranh, đã có những độ chín cả về tư
tưởng và cảm xúc, đặc biệt biết đi sáu vào nỗi niềm của con người nên ngòi bút
Hữu Thỉnh không bị hụt hẫng, không có dấu hiệu bị gián đoạn. Từ những trăn trở,
suy tư về Tổ quốc, về chiến tranh, về nhân dân và người lính, thờ Hữu Thỉnh nhanh
chóng bắt mạch vào những suy tư trăn trở về hạnh phúc, khổ đau, về thế thái nhân
tình của thời hậu chiến. Thực ra ngay từ thời chiến tranh, Hữu Thỉnh đã có “Những
dự cảm thắc thỏm về ngày mai, một ngày mai hòa bình nhưng rồi số phận khắc
nghiệt không kém gì trong chiến tranh”. Và khi ra khỏi cuộc chiến tranh, cuộc sống
hòa bình nảy sinh nhiều phức tạp, bộn bề. Những giá trị cũ bị đảo lộn, những giá trị
mới vẫn chưa được xác lập; vấn đề đạo đức, nhân sinh thế sự, với tất cả sự nhiễu
nhương của nó đã tác động không nhỏ đến con người và đến mỗi người cầm bút.
Trong “mẫu số chung” đó, thơ Hữu Thỉnh cũng có những chuyển đổi trong cả nội
dung cảm hứng và giọng điệu. Trường ca Biển là số phận cá nhân của những người
lính đảo thời bình, “Họ đang bơi trên số phận của mình” để đến với đảo đang gồng
mình vượt qua mọi gian lao, hiểm nguy để giữ vững chủ quyền đất đai của Tổ quốc,
họ đang cố lấp đi “cái khoảng trống” trong tâm hồn, nỗi đắn đo giữa được – mất,
cống hiến và hy sinh:

19



Đời bao nhiêu trớ trêu mà đêm cồn quá rộng
Đêm như là vắt kiệt các vì sao
Chúng tôi là lính đảo thời bình
Phải gồng mình cả khi yên tĩnh nhất
Để chống lại cái khoảng trống kia
Cái khoảng trống chực len vào đồng đội
Cái khoảng trống lạnh tanh vô nghĩa
Cả ngay trong chính bản thân mình
(Trường ca Biển)
Cùng với sự chuyển đổi cảm hứng, giọng điệu thơ cũng trầm lắng, suy tư để
diễn đạt cho thấu nỗi suy tư của người lính đảo phải làm lại từ đầu “sống với nước
phải bắt đầu từ nước” để neo trụ được ở cái nơi “Mịt mù biển, mịt mù trời”
Nếu Trường ca Biển là hành trình gian lao của người lính để đi tới biển thì
Thư mùa đông là hành trình đi “tìm người”, tìm trong tâm thế “Tôi nháo nhác đi tìm
người” trong cái xô bồ, bộn bề của thời hậu chiến. Ngay bài thơ đầu tập Lời thưa
Hữu Thinh đã từ họa một cái tôi đơn độc “Tôi ấy mà, những chiếc cốc vô danh –
Tôi ấy mà, cánh diều nhỏ cô đơn – Tôi ấy mà, một cuống rạ bơ vơ” và một tâm
trạng u buồn:
Tôi vẫn thường hay héo với cỏ cây
Xin bạn cứ hình dung một mảnh đời lấm láp
Những gì hay để quên, những gì hay bỏ sót
Tôi ấy mà, xin bạn cứ hình dung
Dường như nhà thơ ý thức sâu sắc về một cái Tôi cá nhân với nỗi “cô đơn”,
“chia tan”, “bơ vơ” giữa cuộc đời. Và ông trăn trở kiếm tìm những giá trị nhân bản:
Hạnh phúc, sự đồng cảm, tình yêu thương, nhân ái giữa con người. Nhưng thật trớ
trêu và như một nghịch lý: “Cây đổ về nơi không có vết rìu. Chính những gì mà ta
đam mê, khao khát yêu tin; chính những người mà ta yêu thương, tin cậy lại khiến
ta tan nát tổn thương và đổ vỡ:
Người yêu thơ chết vì những đồn văn
Người say biển bị dập vùi trong sóng

Người khao khát chết vì roi mơ mộng
Ta yệu mình tan nát bởi mình ơi
(Tự thú)
Cũng như Tự thú, Hỏi, Hạnh phúc, Nghe tiếng cuốc kêu... và hầu hết Thư
mùa đông, Thương lượng với thời gian tiếp tục là những trăn trở, suy tư đằm sâu
của Hữu Thỉnh về cói nhân sinh, về nhân tình thế thái. 56 bài thơ, mỗi bài là “một

20


lời tâm sự, một trăn trở, một thao thức về cuộc đời, về tình yêu và cả đạo lý đối
nhân xử thế”. Tuy nhiên, nếu Thư mùa đông phần lớn là những câu “Hỏi”, những
lời “Tự thú” có phần đau đớn, chua chát thì ở Thương lượng với thời gian, bên cạnh
những câu “Hỏi” day dứt:
Có gì mới? Ngày đi hay cát đến
Có gì vui? Gió thổi lấy lòng cây
Có gì bền? Nhân nghĩa có còn đây
(Nghẹn)
...Tôi như cây biết giấu lá vào đâu
Giữa gió bụi cõi người ?
(Bóng mát)
Hữu Thỉnh đã gắng tìm những câu trả lời:
Hãy yêu lấy con người
Dù trăm cay nghìn đắng
Đến với ai gặp nạn
Xong rồi, chơi với cây
(Lời mẹ)
Hãy:
Lấy khoan dung làm chiếc phao bơi
Khiến cay đắng cũng nhuốm màu tha thứ

(Gửi người bộ hành lặng lẽ)
Và một lối ứng xử một cách thức sống:
Tôi cố lách qua cặn lắng của đời mình
Dưới đáy cốc của hy vọng
(Cặn lắng)
Chính nhờ thế, thơ Hữu Thỉnh đã viết về những nghịch lý, những trớ trêu,
day dứt nhưng vẫn đầy yêu tin. Hơn ở đâu hết, nhà thơ đã sống theo lẽ sống mẹ
truyền dặn:
Ra sông lấy sóng mà yêu
Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin
(Trường ca Biển)
Trở lên, chúng tôi đã tìm hiểu quan niệm của Hữu Thỉnh về thơ – Quan niệm đó
được hình thành và bồi đắp chính trong hành trình sống, tìm tòi và sáng tạo của nhà
thơ: mà cốt lõi của nó là phải sống, phải dấn thân, phải tìm tòi và sáng tạo, tìm cho
mình một giọng riêng không lẫn. Bằng cách vừa trở về khai thác sáng tạo truyền thống
dân gian, vừa dồn sức tìm tòi, sáng tạo cái mới. Quan niệm đó đã hướng định, chi phối
và để lại dấu ấn sâu đậm trong hành trình sáng tạo thơ của Hữu Thỉnh.

21


×