Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tài liệu ôn tập công trình trên hệ thống thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.24 KB, 19 trang )

Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày mục đích ý nghĩa và nội dung các bước lập kế hoạch dùng nước?
 Mục đích ý nghĩa
- Là cơ sở khoa học để khai thác và phân phối nguồn nước trong HT,
- Là văn kiện cơ bản và cũng là pháp lệnh điều phối nước cho các đơn vị dùng nước,
- Giúp triệt để khai thác nguồn nước một cách hợp lý với mục đích thỏa mãn các yêu cầu
nước cho các đơn vị dùng nước. Đó là cơ sở để nâng cao năng lực sử dụng tổng hợp
nguồn nước và ứng dụng công nghệ cao trong việc quản lý khai thác hệ thống.
Từ kế hoạch dùng nước có thể triệt để khai thác nguồn nước một cách hợp lý với mục
đích thỏa mãn yêu cầu nước cho các đơn vị dùng nước.
 Các bước lập kế hoạch dùng nước
1. Chọn chế độ tưới thích hợp cho các loại cây trồng
- Dựa vào kinh nghiệm điều tra từ dân
- Dựa vào kết quả nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu và quy phạm tưới của nhà
nước để chọn công thức tưới cho các loại cây trồng.
2. Lập tờ trình dùng nước của cơ sở

Tên
kênh

Loại
cây
trồng

Mức tưới
Thời gian tưới
Diện
Giai đoạn
Số lần
tích tưới sinh
tưới


(m3/ha)
(ngày)
(ha)
trưởng
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

-1

-2

-3

-4

N1

Lúa

90

Cấy – đẻ
3
nhánh

-5

-6

-7


-8

-9

-10

-11

400

400

400

4

4

4

3. Xác định hình thức tổ chức tưới ở cơ sở dùng nước

Các cơ sở dùng nước tổ chức tưới luân phiên vì:
a) Tập trung nguồn nước nâng cao hệ số sử dụng nước, tăng DT tưới,
b) Tạo điều kiện phối hợp tốt giữa tưới nước với các khâu lao động khác trên đồng
ruộng để tăng năng suất lao động và hiệu suất tưới, tránh lãng phí nước.
Nguyên tắc chia tổ tưới luân phiên:
 Số tổ luân phiên không nên nhiều, thường vài tổ,
 Diện tích mỗi tổ tưới nên cố gắng phân chia đều nhau,
 Các đường kênh trong tổ phải chuyển được Qmax,

 Phải xét tới tổ chức tưới, tổ chức lao động để phân chia tổ.


N 2-1

N2

N 2-2
N 2-3
N 2-4

Các hình thức luân phiên:
a) Luân phiên tập trung (kênh, nhóm kênh)
Ưu điểm:
 Lưu lượng Q tập trung, đường kênh ngắn, hệ số sử dụng nước cao.
Nhược điểm:
 Lao động khẩn.
 Lưu lượng sử dụng nhỏ.
N 2-1

N2

N 2-2
N 2-3
N 2-4

b) Luân phiên theo tổ




Ưu điểm:
Khắc phục được nhược điểm của hình thức 1
Nhược điểm:
Hệ số sử dụng nước giảm nhỏ so với hình thức 1
N 2-1

N2

N 2-2
N 2-3
N 2-4

c) Luân phiên xen kẽ (gữa các kênh, nhóm kênh)

Tổ 2

Tổ 1







Ưu điểm:
Sức lao động, tổ chức tưới,
Điều hòa được quyền lợi giữa các hộ dùng nước.
Nhược điểm:
Hệ số sử dụng nước giảm,
Không thuận lợi cho việc chăm bón bằng cơ giới sau khi tưới.


Mẫu KHDN của cơ sở

Loại
cây
trồng

Diện
Thời Tổ
tích
kỳ luân Kênh
tưới
tưới phiên
(ha)

-1

-2

Lúa

Tưới
ải

-3
I
II

-4
N2-1

N2-2
N2-3
N2-4

-5
20
35
39
16

Tổng
Lượng
Lượng
lượng
Lưu
nước
nước
Thời gian
nước Hệ số
lượng
Mức cần
cần
tưới
cần sử
cần của
tưới mặt
của
mặt dụng
kênh cấp
3

(m /ha) ruộng
kênh
ruộng nước
1 N1
(1000
(1000
3
(m
/s)
Từ Đến
(1000
3
m3)
m
)
3
ngày ngày
m)
-6
-7
-8
-9
-10 -11 -12
-13
1900 38,0
19/1 28/1
104,5 0,78 133,97 0,155
1900 66,5
1900 74,1
29/1 2-Jul

104,5 0,73 143,15 0,166
1900 30,4

Câu 2: Mục đích và phương pháp hiệu chỉnh khi lưu lượng giảm từ 5% - 25%?
Câu 3: Mục đích và phương pháp hiệu chỉnh khi lưu lượng giảm lớn hơn 25%?
Câu 4: Mục đích, phương pháp hiệu chỉnh khi lưu lượng cần mặt ruộng thay đổi?
Nguyên nhân thay đổi:
- Do sự thay đổi DT trồng trọt
- Do sự thay đổi mức tưới
I. Trường hợp lượng nước cần ≤ ±10% so với KH.
Trường hợp này không cần điều chỉnh lại kế hoạch cũ mà sẽ sử lý trong quá trình thực
hiện bằng cách:
- Thay đổi lưu lượng lấy vào
- Kéo dài thêm thời gian lấy nước
- Điều tiết tương hỗ giữa các đường kênh với nhau
II. Trường hợp lượng nước cần > ±10% so với KH.
 Qbrut: Lưu lượng đầu kênh theo kế hoạch
 Q’brut: Lưu lượng đâu kênh đã hiệu chỉnh
Trường hợp này phải điều chỉnh lại Q lấy vào đầu kênh các cấp: Q’brut = d. Qbrut
d: Hệ số hiệu chỉnh, d = α1-m.(1-η) + α.η;


η: Hệ số sử dụng nước theo kế hoạch của hệ thống kênh ở vị trí tương ứng cần
phải hiệu chỉnh.
m: Chỉ số ngấm của đất.
α=

'
Qnet
Qnet


: Hệ số thay đổi lượng nước cần ở mặt ruộng
Câu 5: Trình bày mục đích, ý nghĩa và các yêu cầu của công tác đo nước?
 Mục đích và ý nghĩa của công tác đo nước trên HTTL

Đo nước trong HTTL là đo đạc các đặc trưng của dòng chảy trên sông và trên
kênh: h, v, Q, hàm lượng phù sa... tại các mặt cắt cần thiết trên hệ thống nhằm nắm vững
tình hình diễn biến của dòng chảy trên hệ thống.
 Mục đích:
1. Phục vụ cho công tác phân phối nước và dẫn nước một cách chính xác kịp thời
- Yêu cầu nước và điều kiện nguồn nước dự báo
- Đối chiếu với KH dùng nước, nhằm đánh giá việc thực hiện kế hoạch điều phối
nước thực tế đã đạt yêu cầu đặt ra chưa.
2. Làm căn cứ để thu thuỷ lợi phí và hạch toán kinh tế trong hệ thống thuỷ lợi
- Yêu cầu nước trong hệ thống luôn luôn thay đổi
- Mức độ thoả mãn một cách đầy đủ của hệ thống cho các hộ dùng nước cũng thay
đổi qua từng thời kỳ và theo từng khu vực trong hệ thống.
3. Đo nước để thu thập những tài liệu cơ bản
- Dùng để kiểm tra, đánh giá năng lực của hệ thống
- Nâng cấp hệ thống
- Nghiên cứu khoa học
Câu 6 : Các loai trạm đo nước trên hệ thống thủy nông và yêu cầu chung về bố trí
các công trình đo nước.
 Các loại trạm đo nước

- Trạm đo nguồn nước,
- Trạm đo nước đầu kênh chính,
- Trạm đo nước ở các điểm chia nước,
- Trạm đo nước ở điểm phân phối nước (đầu các cấp kênh cấp nhỏ)...
Với những yêu cầu đặc biệt khác (trạm đo nước chuyên môn):

- Trạm đo để tính cân bằng nước,
- Trạm đo phù sa,
- Trạm đo lưu lượng tiêu nước ngầm,
- Đo lượng tổn thất trên kênh để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học...


 Yêu cầu về bố trí mạng lưới trạm đo nước
Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ, yêu cầu của công tác quản lý nước và QH kênh
-

-

mương, công trình của hệ thống thuỷ nông.
Cần triệt để lợi dụng các công trình sẵn có trong hệ thống để đo nước, làm cho
mạng lưới công trình được khai thác một cách tổng hợp.
Lòng sông (kênh), đáy sông (kênh), bờ sông (kênh) ở đoạn bố trí trạm đo cần phải
ổn định.
Vị trí trạm phải ở ngoài phạm vi ảnh hưởng của đường nước dâng, sông phải
thẳng, mặt cắt ngang đồng đều dọc theo đoạn sông; chiều rộng, độ sâu, độ dốc cần
giống nhau.
Không có công trình: cầu, trạm bơm, bến tàu... làm ảnh hưởng đến dòng chảy.
Đáy , bờ của đoạn sông hoặc kêhn có trạm đo phải dọn sạch cỏ rác.
Chọn vị trí thuận tiện cho đo đạc, lắp ráp và sửa chữa công cụ đo nước.

Câu 7: Trình bày các phương pháp đo mực nước ( 3 phương pháp )
Các đặc trưng cần đo: h, Q và W đã chảy qua kênh hoặc các CT
1. Các phương pháp đo mực nước
a) Thước móc câu
- Dụng cụ đơn giản, có chân đế và thân thước có khắc số đo chiều dài dùng để đo mực
nước có chiều sâu nhỏ.

b) Thước đo mực nước (cột thuỷ chí)
- Vị trí: Thượng, hạ lưu CT trên kênh hoặc kênh.
- Mục đích: đo độ sâu của dòng chảy hoặc cao trình mực nước.
c) Máy đo mực nước tự ghi
- Là thiết bị có thể tự động ghi quá trình mực nước trên sông hoặc trên kênh theo thời
gian.
3.2.1. Dùng thuỷ chí để đo mực nước
- Lợi dụng: tràn, cống, cầu máng, xi phông, ...
- Vị trí: Ở thượng lưu cách công trình khoảng 3 lần chiều sâu lớn nhất của nước trước
cống.
+ Cách cửa van khoảng 1/4 chiều rộng một cửa cống.
+ Sau cửa van bố trí cách phía sau cửa van khoảng 1/4 chiều rộng một khoang cửa van
nhưng không lớn hơn 40cm.
+ Cao trình khởi điểm “0” của thước đo nước phải ngang bằng cao trình đáy công trình.
+ Thước đo độ cao mở cống có thể trực tiếp vẽ trên trụ cống, gần đường rãnh của van.
Ưu điểm: dễ lắp đặt, dễ sử dụng và quản lý, bố trí được ở nhiều vị trí và công trình khác
nhau, đơn giản, giá thành rẻ.
Nhược điểm: độ chính xác không cao, phụ thuộc vào chủ quan của người quan trắc. Tài
liệu đo đạc không thường xuyên, liên tục, phụ thuộc vào thời gian và số lần đọc của
người quan trắc.


3.2.2. Máy đo mực nước tự ghi
Ưu điểm: Cung cấp tài liệu về mực nước thường xuyên, chính xác, giảm chi phí cho việc
quan trắc đo đạc từ các thuỷ chí.
3.2.3. Dùng thiết bị tự ghi mực nước có kết hợp với máy tính
Ưu điểm: cấu tạo gọn nhẹ, đơn giản, số liệu chính xác và liên tục, chế độ đo linh hoạt.
Nhược điểm: lao động có trình độ khkt, sử dụng máy tính thành thạo. Biên độ đo không
cao.
Câu 8: Mục đích, ý nghĩa phương pháp đo lưu lượng qua tốc độ dòng chảy ( Lưu tốc

kế )
Là xác định được lưu tốc bình quân trên mặt cắt ngang của dòng chảy và diện tích
của mặt cắt ướt. Từ đó tính toán ra lưu lượng của dòng chảy.
Các phương pháp đo lưu tốc:
3.3.1. Phương pháp dùng máy lưu tốc
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
+ Cấu tạo: - Một số bánh xe có gắn những cánh quạt hoặc một chong chóng có thể quay
quanh trục dưới tác dụng của nước chảy.
- Một vật nặng
+ Nguyên lý làm việc:
- Nước chẩy tác động làm chong chóng quay. Số vòng quay
của chong chóng trong khoảng thời gian tương ứng với vận tốc của dòng chẩy ( quan hệ
này được lập sẵn với từng thiết bị)
2. Chọn mặt cắt và điểm đo đạc
Mặt cắt đo nước nên chọn ở đoạn kênh thẳng, ổn định, có độ dốc đồng nhất, dòng
chảy đều.
Trên mặt cắt đo đạc có thể bố trí những đường thuỷ trực để đo vận tốc dòng chảy tại
các điểm trên thuỷ trực. (bảng 3.1 trang 66)
3. Xác định lưu tốc của mặt cắt
Lưu tốc bình quân theo chiều đứng tại mỗi đường thuỷ trực có thể xác định tuỳ theo
số điểm đo trên đường thuỷ trực .
- Nếu chỉ đo một điểm : Lưu tốc bình quân của đường thuỷ trực bằng lưu tốc tại điểm có
chiều sâu bằng 0,6 chiều sâu đường thuỷ trực (tính từ mặt nước xuống).
- Nếu đo hai điểm: thì các điểm đo tại vị trí 0,2 và 0,8 chiều sâu đường thuỷ trực. Lưu tốc
bình quân sẽ là:

V=

V0, 2 + V0,8
2


- Nếu đo 3 điểm: thì các điểm đo phải ở tại vị trí 0,2, 0,6 và 0,8 chiều sâu đường thuỷ
trực. Lưu tốc bình quân sẽ là:


V=

V0,2 + V0, 6 + V0,8
3

Để bảo đảm độ chính xác thời gian đo không nên nhỏ hơn 120 giây tại mỗi điểm, số vòng
đo phải > 20vòng (máy kiểu gáo), 100 vòng (máy kiểu cánh quạt).
4. Tính lưu lượng dòng chảy
- V thay đổi theo đường thủy trực ⇒ Q thay đổi.
Để tính chính xác, cần chia mặt cắt làm các phần nhỏ để tính.
DT được tính:
f1 = 1/2 (h0 + h1).b1
f2 = 1/2 (h1 + h2).b2
...............................
fn = 1/2 (hn-1 + hn).bn

b2

b3

bn

h2

hn-1


hn

h1

b1
h0


Lưu tốc bình quân giữa hai đường thuỷ trực được tính như sau:
+ Vận tốc bộ phận sát bờ:

2
V1
3
2
Vn = V n −1
3
V1 =

+ Vận tốc bộ phận giữa hai đường thuỷ trực:
1
V2 = V 2 + V 3
2

V3 =

(

)


(

)

1
V3 +V4
2

- Lưu lượng từng bộ phận mặt cắt:
- Lưu lượng chảy qua mặt cắt đo đạc:

Qi = fi.Vi

n

Q = ∑ Qi
i =1

Câu 9: Trình bày các phương pháp và các bước lợi dụng Công trình Thủy Công có
điều tiết lưu lượng để đo nước.
2. Phương pháp lợi dụng các công trình thuỷ công có khả năng điều tiết lưu lượng để đo
lưu lượng.
- Xác định loại công trình, trạng thái chảy qua công trình, sau đó sử dụng công thức tính
toán lưu lượng thích hợp.
- Kiểm nghiệm hệ số lưu lượng của công trình thực tế, đối chiếu với hệ số lưu lượng
lý thuyết đã cho trong công thức tính toán lưu lượng để xác định được trị số hệ số
lưu lượng phù hợp với công thức cụ thể được sử dụng để đo nước.
Vẽ đồ thị quan hệ Q ~ H của công trình
a) Phân loại công trình:

5 loại CT có khả năng khống chế lưu lượng:
Loại I: Chảy thoáng kiểu hở, cửa van phẳng thẳng đứng. Theo tính chất của mặt cắt loại
này có thể phân làm các tổ:
Tổ 1: cửa lấy nước kiểu hở, mặt cắt chữ nhật, chiều rộng
cửa van bằng chiều
rộng cửa vào, đáy bằng, sau cống không có ngưỡng.
Tổ 2: cửa lấy nước kiểu hở, m/c cống thay đổi, sát ngay sau cửa cống có ngưỡng,
hngưỡng = (30 ÷ 40) cm.


Loại II: Cửa lấy nước kiểu cống ngầm, chảy thoáng, cửa van phẳng, thẳng đứng có mặt
cắt hình chữ nhật.
Loại III: Cửa lấy nước kiểu đường ống ngầm, m/c hình tròn, có van phẳng. Dựa theo
tường cánh trước cửa vào và hình thức cửa van có thể chia làm hai tổ:
Tổ 1: Tường cánh vặn vỏ đỗ hoặc phẳng vuông góc hoặc hình chữ bát, cửa van phẳng
kiểu thẳng đứng.
Tổ 2: Tường cánh và tường ngực dốc theo chiều dốc mái kênh, cửa van nằm nghiêng.
Loại IV: Cống có nhiều cửa, cửa van phẳng thẳng đứng. Dựa theo sự khác nhau
của trụ pin và đáy cống có thể phân thành 3 tổ:
Tổ 1: giữa các cửa có trụ pin ngắn, đáy cống bằng, không có ngưỡng.
Tổ 2: giữa các cửa có trụ pin, sát sau cửa cống có ngưỡng.
Tổ 3: giữa các cửa có trụ pin dài, đáy cống bằng, không có ngưỡng.
Loại V: Công trình có cửa van hình cung.
b) Xác định trạng thái chảy qua công trình
Tùy theo mực nước thượng hạ lưu và hình thức mở cửa van, có thể phân thành 5 trạng
thái chảy như sau:
a. Chảy tự do, cửa van mở hết: Mặt nước không tiếp xúc với đường viền dưới cửa van.
Tỷ số giữa chiều sâu mực nước thượng lưu nhỏ hơn 0,7 (hH/H < 0,7). Nếu sát sau cửa
van có ngưỡng thì mực nước hạ lưu phải thấp hơn ngưỡng cống. (hσ < P2)
b. Chảy ngập, cửa van mở hết: Mặt nước không tiếp xúc với đường viền dưới cửa van. Tỷ

số giữa chiều sâu mực nước thượng lưu lớn hơn 0,7 (hH/H > 0,7).
Sau cửa van có ngưỡng thì mực nước hạ lưu phải cao hơn ngưỡng cống (hσ > P2).
c. Chảy tự do cửa van mở không hết: Mặt nước tiếp xúc với đường viền dưới cửa van,
mặt nước sau cửa van thấp hơn độ mở cửa van (h1 < hµ)
d. Chảy ngập cửa van mở không hết: Mặt nước tiếp xúc với đường viền dưới cửa van,
mặt nước sau cửa van cao hơn độ mở cửa van (h1 > hµ)
e. Chảy ngập có áp: Mặt nước hạ lưu cao hơn đỉnh ống ngầm. Trường hợp này độ mở cửa
cống có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn đường kính cống ngầm (hH > a)
Câu 10: Các công trình điều tiết mực nước và lưu lượng (2 CT bất kỳ)?
4.4. Công trình điều tiết lưu lượng cố định
4.4.1. Thiết bị tự động điều tiết kiểu LINDLY
1. Cấu tạo
Thiết bị gồm:
Phòng chứa nước có cửa van (6)
Đường ống tháo (5)
Cửa sổ nước(1)


Cửa (3) đề rút xuống ống tháo
chảy ra phía hạ lưu.
- Phao và nắp ống phao (2,4)
2. Điều kiện sử dụng
Xây dựng trên đường kênh lấy, tháo,
đầu các kênh sau cống điều tiết
đầu kênh hoặc kết hợp làm điều tiết.
-

3. Nguyên lý làm việc
Khi cần lấy vào một lưu lượng Q không đổi, cửa sổ (3) sẽ được mở ứng với một mực
nước thượng lưu nào đấy.

Khi mực nước thượng lưu đột ngột tăng lên làm phao nâng lên kéo theo sự thu hẹp bớt
cửa sổ (3) để có lưu lượng Q không đổi theo hệ thức dòng chảy qua lỗ.

Q =µω 2gH
H: chênh lệch cột nước thượng hạ lưu. Khi H tăng thì ω sẽ phải giảm đi ⇒ Q = Const
µ: hệ số lưu lượng
4.4.2. Thiết bị kiểu BREDIS.
1. Cấu tạo:
Tường chắn ngang kênh (7),
- Tấm di động (4)


-

Phao (5),
Lỗ tháo nước (3)
2. Nguyên lý công tác

-

- Q tháo cố định xuống hạ lưu qua cửa sổ (3) tương ứng với HTL đã xác định.

-

- Khi HTL tăng lên, phao sẽ được nâng lên làm giảm độ mở của cửa (3) ⇒ giữ cho
lưu lượng tháo qua cửa là không đổi.

-

- Bản lề (6).


Câu 11: Mục đích, nhiệm vụ, nội dung của việc quản lý, bảo dưỡng CTTL
Mục đích bảo dưỡng, quản lý công trình
Mục đích: nhằm kéo dài tuổi thọ công trình, khai thác tối ưu tài nguyên nước trong hệ
thống để thoả mãn yêu cầu dùng nước của khu vực.
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý bảo dưỡng CTTL
- Bảo đảm các CT hoạt động theo đúng thiết kế, quy trình quản lý vận hành.
- Phân phối nước kịp thời theo đúng kế hoạch đề ra.
- Phát hiện kịp thời các hư hỏng.
- Giảm tối đa các loại tổn thất trong quá trình vận hành hệ thống
- Nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của hệ thống tưới, tiêu
- Sử dụng một cách bền vững tài nguyên nước
Nội dung chủ yếu của QL CT bao gồm các mặt sau:
- Quản lý sử dụng công trình.
Phải nắm được tính năng điều kiện sử dụng, các nhân tố phá hoại công trình, lập quy
trình thao tác, chế độ làm việc và bảo vệ, kiểm tra sự an toàn của công trình, đánh giá về
mặt kỹ thuật và xây phương án quản lý công trình.
- Bảo dưỡng và tu sửa công trình


Việc bảo dưỡng tu sửa chia làm ba loại:
- Sửa chữa thường xuyên: tu sửa mang tính chất đề phòng các hiện tượng phá hoại
thường xuyên xảy ra như đắp các chỗ bị sạt lở hay dọn cỏ rác trên kênh mương...
- Sửa chữa định kỳ: nạo vét đường kênh, tôn cao bờ kênh hay sửa chữa những phần hao
mòn dần của các loại công trình theo định kỳ hàng năm hay theo mùa tưới.
- Sửa chữa khẩn cấp: sửa chữa có tính chất đột xuất do công trình bị hư hỏng.
- Cải tiến, hoàn thiện công trình
Nghiên cứu cải tiến để nâng cao hiệu quả phục vụ của công trình, bổ xung những chỗ
thiếu sót của công trình, cải tiến các bộ phận, kết cấu để nâng cao năng suất thao tác và
sử dụng công trình

- Quan trắc và nghiên cứu công trình
Tìm hiểu đánh giá về trạng thái làm việc và tình hình sử dụng công trình nhằm cung cấp
tài liệu cho việc nghiên cứu sửa chữa, lập quy trình thao tác và xây dựng chế độ quản lý
công trình.
Câu 12: Trình bày nội dung cơ bản của quản lý và bảo dưỡng kênh?
Phạm vi đoạn đầu kênh chính
Đoạn đầu kênh chính do ba bộ phận hợp thành:
a) Bộ phận lòng sông: Gồm phần lòng sông ở phía trên và dưới CT lấy nước.
- Đoạn đầu kênh chính lấy nước không đập hoặc bằng máy bơm
- Đoạn lòng sông mà hai bên bờ dễ bị sói lở
b) Bộ phận công trình đầu kênh: Gồm tất cả các CT trên lòng sông đoạn đầu kênh
chính: đập, bể lắng cát, cống tháo cát, thiết bị dẫn dòng, đường tràn lũ, cống lấy nước,
cống điều tiết...
c) Bộ phận đường kênh: Bộ phận đường kênh trong đoạn đầu kênh là đoạn từ CT đầu
mối đến CT phân phối nước đầu tiên của hệ thống.
Nội dung chủ yếu của công tác QL đoạn đầu kênh
a) Chỉnh trị lòng sông:
Xây dựng CT hướng dòng, ngăn ngừa xói lở, bồi lắng, bảo đảm đoạn đầu kênh dẫn nước
được an toàn.
b) Cống lấy nước làm việc theo đúng biểu đồ dùng nước:
c) Biện pháp ngăn ngừa các vật cản:
Phải có biện pháp ngăn chặn bùn cát và cỏ rác vào trong kênh để đảm bảo kênh vận
chuyển nước bình thường.
d) Kế hoạch bảo vệ tu sửa công trình:
Bảo vệ và tu sửa các công trình đầu kênh như: Định kỳ lau dầu mỡ các thiết bị cơ khí,
kiểm tra tu sửa những chỗ hư hỏng...


e) Định kỳ quan trắc:
Phải định kỳ quan trắc trạng thái và sự biến đổi của lòng sông, mực nước, lưu lượng,

lượng ngậm cát của nguồn nước, chất lượng nước tưới...
g) Kế hoạch dự trữ vật liệu, thiết bị, máy móc:
Cần phải có dự trữ vật liệu, thiết bị, máy móc ở địa điểm nhất định thuận tiện cho chống
lũ khi có sự cố xảy ra.
5.3.2. Bảo dưỡng, quản lý hệ thống kênh tưới tiêu
Hệ thống kênh tưới
a/ Đảm bảo duy trì các tham số hoạt động của đường kênh theo năng lực thiết kế:
b) Phòng và chống bồi lắng ở các đường kênh
- Xây dựng bể lắng cát : Nguyên lý làm việc là tạo điều kiện giảm nhỏ lưu tốc dòng
chảy.
Bố trí trước các công trình chuyển tiếp như xi phông, cầu máng hoặc các cống lấy nước
đầu mối.
- Nâng cao năng lực chuyển phù sa trong kênh: Nhiều dinh dưỡng có lợi cho cây trồng.
Điều chỉnh lưu tốc trong kênh để phù sa được chuyển tới mặt ruộng.
c) Phòng chống xói lở đường kênh
d) Ngăn ngừa hiện tượng vỡ kênh dẫn nước
e) Phòng và chống thấm ở đường kênh
f) Phòng tránh sự cố khi sử dụng đường kênh mới
g) Chế độ vận tải thuỷ ở đường kênh
h) Vận tải trên bờ kênh
Hệ thống kênh tiêu
a) Nguyên nhân gây hư hỏng
- Chất lượng TK và thi công, không đảm bảo yêu cầu thực tế.
- Chất lượng quản lý không tốt: không theo đúng các quy chế quản lý, kiểm tra tu sửa
thiếu kịp thời.
- Thiên tai gây nên, chủ yếu là do mưa lũ đột xuất quá lớn làm kênh không đủ khả năng
chuyển nước, do lũ gây phá hoại.
b) Biện pháp xử lý
- Chống sạt lở lòng và bờ kênh: Tìm biện pháp gia cố bằng vật liệu địa phương như bó
cành cây, đá hộc...

- Chống cỏ mọc trong lòng kênh, thường xuyên dọn cỏ lòng kênh bằng thủ công hoặc cơ
giới hoặc dùng các chất hoá học.
- Sau mùa lũ phải tiến hành nạo vét lòng kênh để khôi phục lại mặt cắt thiết kế.


Câu 13: Nội dung cơ bản của việc quản lý bảo dưỡng cống ngầm, xi phông, dốc
nước, bậc nước.
Quản lý, bảo dưỡng cống ngầm và xi phông
- Đặt thước đo nước trước và sau cống.
- Kiểm tra lớp bảo vệ sân thượng hạ lưu, tránnh sự truyền chấn động vào thân cống và
gây ra rạn nứt.
- Mỗi năm 1 lần bơm hết nước trong cống ngầm, xi phông ra, để nạo vét bùn cát lắng
đọng trong đó.
- Đối với cống ngầm và xi phông bằng gỗ dễ bị mục nát, nứt nẻ, do đó phải sử lý chống
Quản lý, bảo dưỡng bậc nước, dốc nước
- Thường gặp ở các hệ thống thuỷ lợi miền núi và trung du.
- Dòng chảy vào bậc, dốc nước ổn định, tránh xói lở cửa vào.
- Trước và sau mùa tưới phải KT công trình, nhất là các thiết bị tiêu năng.
- Cần chú ý kiểm tra mố tiêu năng, sân bảo vệ và nền móng công trình.
- Phải chống xói lở ở hạ lưu của dốc nước và bậc nước.
Câu 14: Trình bày các phương pháp tìm hiểu công tác trong trường hợp nhiều máy
và các máy góc cánh quạt giống nhau?
Câu 15: Các vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong xây dựng hồ chứa?
Câu 16: Trình bày phương pháp, ý nghĩa vận hành hồ chứa thời gian thực?
Mục đích – ý nghĩa
- Thông thường, chính sách vận hành hồ chứa được phát triển thông qua việc xem
xét đến các yêu cầu nước trong quá khứ và sử dụng các số liệu của các biến thủy
văn được ghi lại. Tuy nhiên, khả năng để một hiện tương, biến cố thực sẽ xảy ra
tương tự với cách mà các hiện tượng cùng loại trước đó xảy ra là rất nhỏ.
- Trong việc vận hành thời gian thưc, quyết định xả nước được dựa vào các thông

tin có được trong thời gian ngắn. Nếu hồ chứa được vận hành cho việc phòng lũ,
thời gian ngắn ở đây là giờ, nếu vận hành cho việc trữ nước thì thời gian ngắn ở
đây là ngày hoặc dài hơn.
- Trong việc vận hành hồ chứa thời gian thực, các quyết định xả nước được đưa ra
cho một khoảng thời gian hữu hạn trong tương lai ngắn, dựa vào điều kiên hiện tại
của hồ chứa ngay lúc khi quyết định được thực hiện và dựa vào dự báo về lượng
nước đến/yêu cầu nước, nếu có.
- Sau một khoảng thời gian nhất định, các thông tin mới về tình trạng hồ chứa được
cập nhật, các dự báo được cập nhật và các quyết định được sửa đổi thông qua các
thông tin mới cập nhật đó.


-

Việc vận hành hồ chứa thời gian thưc đặc biệt phù hợp trong mùa lũ khi mà phản
ứng của lưu vực thay đổi nhanh chóng và các quyết định phải được đưa ra nhanh
chóng và phải được thay đổi thường xuyên.

-

Một mô hình về hệ thống được xây dựng sẵn trong đó lượng nước xả là biến. Một
thuật toán dự báo được sử dụng để đưa ra các dự báo về lượng dòng chảy đến cho
các khoảng thời gian ngắn trong tương lai dựa vào tình trạng hiện tại của hệ thống
cũng những sự thay đổi trong quá khứ
Sử dụng các tài liệu trên, lượng nước xả tối ưu cho khoảng thời gian tiếp theo
được tính toán và được áp dụng ngay cho giai đoạn tiếp theo.
Sau đó, các tài liệu được quan trắc lại được sử dụng và lặp lại các bước trên.
Trong khi thức hiện các quyết định thì việc kiếm soát, kiểm tra được đặt ở dưới hạ
lưu và đưa thông tin phản hồi về hệ thống để xem xét lại các quyết định.


-

Câu 17: Phân tích những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong quản lý đê điều?
 Những thuận lợi
 Cơ cấu thể chế, chính sách pháp luật
Về cơ cấu thể chế, đã được xác định 4 cấp rõ ràng cho mục đích Quản lý, bảo vệ đê điều
từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Nhà nước đã Luật hóa về đê điều bằng ban hành văn bản pháp luật cao nhất về mọi hoạt
động liên quan đến đê điều (Luật đê điều)
 Sự trợ giúp của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể
 Đặc tính của cộng đồng đối với quản lý, bảo vệ đê điều.
Đất nước ta có truyền thống lịch sử lâu đời trong đấu tranh đắp đê ngăn lũ, phòng chống
thiên tai. Tính cộng đồng ‘’làng’’, ‘’xã’’ được hình thành từ bao đời nay. Đây cũng được
xem là một nhân tố ảnh hưởng tích cực tới việc quản lý, bảo vệ đê điều và nhận thức của
người dân đầy đủ hơn về đê điều
 Những khó khăn, thách thức
Nhận thức
- Nhận thức về quản lý bảo vệ đê điều chưa đầy đủ. Một bộ phận nhân dân địa phương,
kể cả cán bộ xã sở tại coi đê là tài sản công, là của nhà nước, có người của Nhà nước
trông nom, bảo vệ.
- Còn có tư tưởng ỷ lại, chưa chủ động, còn tình trạng chủ quan trong quản lý bảo vệ đê
điều.
- Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về đê điều, chưa
thường xuyên, thiếu hệ thống, chủ yếu mới trên phương tiện thông tin đại chúng như Đài
phát thanh và truyền hình, báo. Chưa tổ chức hội nghị chuyên đề và hướng dẫn pháp luật
đến người dân nhất là người dân ở ven đê.


Quy hoạch, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều
- Điều tra cơ bản chưa được coi trọng đúng mức. Kinh phí còn rất hạn chế để khảo

sát, nghiên cứu, đánh giá, phân tích đưa ra hiện trạng hệ thống đê điều và sự ổn
định cho tuyến đê, nên dự báo tình hình chưa có đầy đủ căn cứ khoa học vững
chắc cho việc lập kế hoạch dài hạn và trung hạn.
- Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê thuộc phạm vi quản
lý của tỉnh, chưa được xây dựng và quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch khác có
liên quan chưa được quan tâm đề cập, hoặc đề cập chưa đầy đủ về đê điều.
- Công tác phổ biến, công khai quy hoạch chưa kịp thời, sâu rộng, quản lý quy
hoạch và trật tự xây dựng ở địa phương chưa tốt.
Quản lý, bảo vệ đê điều có sự tham gia của người dân
- Quản lý, bảo vệ đê điều tuy đã được luật hóa, nhưng không có sự tham gia tích
cực của các tầng lớp nhân dân ở các địa phương thì công tác quản lý bảo vệ đê
điều không thể đạt kết quả như mong muốn; hoạt động này không thể tự một
người hay một gia đình làm được mà là một hoạt động có tổ chức, có tập thể và
dựa trên nỗ lực chung của nhiều người trong xã hội và tri thức chung của nhiều thế
hệ
Chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện
- Việc đôn đốc, kiểm tra chấp hành Pháp luật về đê điều, và các quy định của Bộ Nông
nghiệp & PTNT, của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý bảo
vệ đê điều trên phạm vi toàn tỉnh chưa được quan tâm.
- Thiếu sự chỉ đạo và sự phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền các địa
phương quản lý và xử lý vi phạm về đê điều.
- Cùng với sự buông lỏng quản lý của Chính quyền cấp xã và nhận thức kém của một bộ
phận cán bộ xã và nhân dân về đê điều, dẫn đến thực hiện hàng loạt các hành vi vi phạm
đến đê điều.
- Việc chấp hành mệnh lệnh trong chỉ đạo, chỉ huy còn chưa nghiêm túc, triển khai còn
chậm, còn tư tưởng ỷ lại vào cấp trên
Câu 18: Phân tích và đánh giá nguyên nhân phát sinh sự cố đê điều trong mùa lũ và
nêu các biện pháp kĩ thuật để xử lý các sự cố này?
• Phân tích, đánh giá nguyên nhân phát sinh các sự cố đê điều trong mùa lũ:`
Sự cố đê điều liên quan chặt chẽ tới dòng nước lũ, được thể hiện ở tốc độ, lưu lượng và

mực nước lũ:
- Hiện tượng nước tràn qua đê liên quan tới cao trình mặt đê và mực nước lũ.
- Hiện tượng thấm lậu thân đê liên quan tới chất lượng thân đê, chủ yếu là sự nứt nẻ
trong thân đê và mực nước lũ.


Hiện tượng mạch sủi, mạch đùn chủ yếu liên quan tới cấu trúc nền đê, chủ yếu có
các lớp cát thông với nước sông và mực nước sông.
- Hiện tượng trượt sạt đê trong mùa lũ, liên quan tới mực nước sông là trượt mái
phía đồng khi nước sông dâng cao và trượt mái phía sông khi nước sông rút
nhanh.
- Xói chân kè, sạt mái kè liên quan tới động năng dòng mặt moi đất, đá ở chân và
mái kè, trong mùa lũ.
Các sự cố đê điều phần lớn xuất hiện vào mùa mưa lũ (độ ẩm đất cao, điều kiện thuỷ địa
cơ học phức tạp)
• Những sự cố đê điều khác:
+ Còn nhiều vị trí địa chất nền xấu, thấm qua nền phát triển “cát sủi” gần chân đê
phía đồng.
+ Nhiều vị trí thấm qua thân đê và tổ mối tạo nên đường rò rỉ nước qua thân đê
trong thời kỳ mực nước sông cao.
+ Trượt mái đê phía sông trong thời gian mực nước sông rút xuống nhanh.
+ Sạt lở bờ sông, kè bờ lõm sông cong ảnh hưởng an toàn đê.
+ Nứt thân đê, mất ổn định mái đê hoặc chênh lún.
9.6.1/ Xử lý tình huống
• Có thể hiểu rằng, xử lý tình huống sự cố đê điều trong lũ là là một biện pháp xử lý
ứng cứu mang tính tình thế, xử lý ngay từ khi sự cố mới phát sinh, sự cố còn nhỏ,
xử lý rất đơn giản tốn ít công, ít vật liệu, hiệu quả cao.

Khâu quyết định nhất trong việc cứu hộ đê là phát hiện kịp thời, xử lý ngay
từ giai đoạn đầu.


Các sự cố đê điều, xảy ra trong lũ thường đều có dấu hiệu báo trước, diễn
biến của sự cố bao giờ cũng từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp
9.6.2. Xử lý thẩm lậu ở mái đê phía đồng
Thẩm lậu là những hiện tương nước thấm qua thân đê và làm ướt mái đê phía đồng
• Nguyên tắc kỹ thuật chung để xử lý thẩm lậu và lỗ rò ở mái đê là:
- Giảm thiểu gradient thuỷ lực ở mặt mái đê để tăng độ ổn định chống trượt cục bộ
cho mái đê.
- Thoát nước một cách nhanh chóng từ thân đê để giảm sự bão hoà đất, tăng sức
chống cắt của đất, chống nguy cơ trượt lở cục bộ.
- Bảo đảm nước được thoát ra là nước trong để tránh hiện tượng xói ngầm và moi
rỗng thân đê.
Hiện tượng thẩm lậu được chia thành 2 loại: Thẩm lậu nước trong và thẩm lậu nước đục
9.6.3. Xử lý mạch đùn sủi, bãi sủi phía đồng
-


Mạch sủi là hiện tượng nước thấm xuyên qua nền đê, chảy lên mặt đất hoặc sủi bọt ở
đầm, ao, ruộng trũng. Nhiều mạch sủi xảy ra trên một diện tích gọi là bãi sủi. Mạch sủi
mạnh, mang theo cát đùn lên mặt đất gọi là mạch đùn.
Khi xử lý mạch sủi, bãi sủi phải đạt được yêu cầu là:
- Giảm được áp lực nước thấm;
- Nước thoát ra dễ dàng;
- Đất cát không bị xói trôi ra ngoài;
9.6.4. Xử lý nước tràn mặt đê
Nước tràn qua mặt đê ta hoàn toàn có khả năng biết trước như những đoạn đê chưa đủ
cao trình hoặc được dự báo lũ, bão cho biết nước lũ có khả năng lên cao vượt mực nước
thiết kế, vì vậy phải chủ động đắp con trạch để chống tràn.
9.6.5. Xử lý sạt lở bờ (kè)
• Khi xử lý cần phải tích cực, khẩn trương, chủ động và phải đạt dược các yêu cầu

sau:
+ Giảm tốc độ dòng chảy, chủ yếu ở gần bờ bị sạt, để giảm xói và và có thể gây
bồi tại chỗ đang xói lở.
+ Củng cố chân kè, phần gần đáy của bờ sông, để hạn chế sạt lở
9.6.6. Xử lý lâu dài
Xử lý sự cố đê điều xảy ra trong mùa lũ chỉ là xử lý ứng cứu, xử lý tình thế có tính chất
khẩn cấp là “là cứu đê chống lũ trong thời gian tạm thời ” và thường là bị động. Sau lũ
cần phải xử lý bằng biện pháp khác để khắc phục những sự cố đã xảy ra, mang tính chất
ổn định cho đê chống lũ lâu dài.
Câu 19: Trình bày mục đích và nội dung của các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý và bảo vệ đê điều? Công trình và phi công trình.
1. Giải pháp phi công trình
Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ đê điều như sau:
• Chỉ đạo, điều hành, thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước về công tác đê điều
• Tổ chức, thực hiện trong bộ máy Chi cục Quản lý đê điều và PCLB
• Quản lý đê có sự tham gia của người dân
a) Chỉ đạo, điều hành, thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước về công tác đê điều
 Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu quốc phòng, an ninh;
chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ của
tuyến sông có đê; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê và tính kế thừa của
quy hoạch đê điều.


Quy hoạch khai thác tài nguyên cát đen ở lòng sông, bãi sông và bãi bốc xếp vật
liệu xây dựng, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển dân sinh kinh tế và góp
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
 Nghiên cứu quy định mở rộng hành lang bảo vệ đê đối với vùng đã xảy ra đùn, sủi
hoặc có nguy cơ đùn, sủi gây nguy hiểm đến an toàn đê và làm rõ gianh giới khu
dân cư, khu phố cổ, làng cổ để lượng hóa hành lang bảo vệ đê điều và cắm mốc

chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều .
 Cần phải điều chỉnh tốt hơn sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng và chính
quyền các địa phương quản lý bảo vệ và xử lý vi phạm pháp luật đê điều.
 Phát huy vai trò của Mặt trân tổ quốc Việt Nam ở tỉnh và các tổ chức đoàn thể
trong hoạt động quản lý bảo vệ đê điều.
 Tổ chức tuyên truyền giáo dục thường xuyên nâng cao nhận thức cộng đồng về đê
điều.
b) Tổ chức, thực hiện trong bộ máy Quản lý đê điều và PCLB
• Rà xét lại chức năng nhiệm vụ của đơn vị, trên cơ sở đó xác định rõ hơn chức
năng nhiệm vụ của các phòng, ban để điều chỉnh bổ sung phù hợp.
• Rà soát sắp xếp bố trí lại cán bộ, trên cơ sở đánh giá năng lực, chuyên môn của
từng cán bộ. Điều chuyển lại cho hợp lý lực lượng cán bộ cả về năng lưc công tác
cũng như chuyên môn nghiệp vụ, cho phù hợp với nhu cầu công việc của từng
phòng, ban, hạt quản lý đê.
• Chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác Quản lý đê điều và PCLB
• Thực hiện cơ chế khoán quỹ lương, để tạo nguồn kinh phí để thúc đẩy cơ chế thi
đua khen thưởng (thưởng, phạt) tạo động lực kích thích cán bộ làm việc.
• Xây dựng lại Quy chế làm việc của Chi cục, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của đơn vị và trên nguyên tắc coi trọng bàn bạc dân chủ, đề cao vai trò,
trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân phụ trách.
c) Quản lý đê điều có sự tham gia của người dân
• Luật đê điều quy định trách nhiệm và quyền hạn cho UBND cấp xã về đê điều. Để
hỗ trợ thực hiện tốt được trách nhiệm quyền hạn của mình, cần phải có một lực
lượng trực tiếp quản lý đê thực hiện. Lực lượng này cũng được Luật đê điều quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và đươc UBND cấp xã trực tiếp quản lý, đó là lực lượng
quản lý đê nhân dân.
Giải pháp công trình ( ý 2 câu 18)





×