Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN ĐO LƯỜNG CẢM BIẾN: Thiết kế hệ thống đo và điều khiển lưu lượng chất lỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.13 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN

BÀI TẬP LỚN
MÔN ĐO LƯỜNG & CẢM BIẾN
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo và điều khiển lưu lượng chất lỏng
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thu Hà
Nhóm sv thực hiện (Nhóm 12):






Vũ Xuân Trường
Lê Văn Tú
Nguyễn Văn Tú
Phạm Văn Tú
Phạm Anh Tuấn
Hà Nội - 2015

1


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển và bùng nổ mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cuộc
sống của con người đã có những thay đổi ngày càng tốt hơn, với những trang
thiết bị hiện đại, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Với
sự phát triển đó thì ngành kĩ thuật điện đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển của đất nước. Trong đó bộ môn đo lường & điều khiển
phát triển mạnh mẽ dựa trên những tiến bộ của công nghệ cảm biến có bộ xử lý


và điều khiển được kế hợp với với máy tính điện tử. Từ những thời gian đầu
phát triển đã cho thấy sự ưu việt của nó và cho tới ngày nay tính ưu việt đó ngày
càng được khẳng định thêm.Những thành tựu của nó đã có thể biến được những
cái tưởng chừng như không thể thành những cái có thể, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho con người.
Để góp phần làm sáng tỏ hiệu quả của những ứng dụng trong thực tế của môn “
Đo lường và cảm biến” chúng em sau một thời gian học tập được các thầy , các
cô hết sức nhiệt tình trong khoa giảng dạy về các kiến thức chuyên ngành,
chúng em đã “Tìm hiều, phân tích và xây dựng hệ thống đo và điều khiển lưu
lượng chất lỏng”.
Cùng với sự nỗ lực của cả nhóm nhưng do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm
của chúng em còn có hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em
rất mong được sự giúp đỡ và tham khảo ý kiến của thầy cô và các bạn nhằm
đóng góp và phát triển đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2


Chương 1: Tổng quan về hệ thống thiết kế
1 – Tổng quan về công nghệ và ứng dụng hệ thống đo và điều khiển lưu
lượng chất lỏng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhu
cầu của con người đặt ra ngày càng cao. Để đánh giá được chất lượng sản phẩm
thì không thể thiếu phương pháp sản xuất đo lường. Vì vậy dụng cụ đo lường là
một trong những công cụ lao động tạo ra chất lượng cao và tạo ra các sản phẩm
tốt.
Một trong những dụng cụ đo đó là thiết bị đo lưu lượng. Đo lưu lượng có tầm
quan trọng đặc biệt trong công nghiệp như khi cần khống chế lượng chất lỏng
tham gia vào quá trình ở lò phản ứng hóa học, nhà máy sản xuất xi măng, động

cơ đốt…
2 – Về công nghệ, Hệ thống đo và điều khiển lưu lượng chất lỏng sử dụng các
cảm biến, để điều khiển hệ thống sao cho hệ thống hoạt động chính xác, hiệu
quả. Hệ thống gồm:
-

Bơm: Dùng để bơm chất lỏng vào bồn chứa.
Van: Dùng để điều khiển rót chất lỏng từ bồn chứa ra ngoài.
Bể chứa: Chứa chất lỏng cần rót.
Thiết bị đo lưu lượng: Dùng để đo lưu lượng chất lỏng.
Hai nút khởi động và dừng hệ thống: Start và Stop.

Hệ thống đo và điều khiển lưu lượng chất lỏng được ứng dụng rộng rãi trong
thực tế như:
-

Đo mức xăng dầu trong khai thác dầu khí.
Khống chế lượng chất lỏng tham gia vào quá trình phản ứng trong thí
nghiệm và công nghiệp.
Đo và điều khiển lượng nước trông ngành thủy điện.
Đo và điều khiển lưu lượng nước tiêu thụ trong sinh hoạt.

Tùy theo nhu cầu sử dụng khác nhau để đo và điều khiển lưu lượng khác
nhau sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.

3


Nguyên lý vận hành hệ thống:
Khi ta ấn nút Start, hệ thống hoạt động. Bơm hoạt động và bơm nước vào

bồn thông qua cảm biến đo lưu lượng. Trong bồn chứa ta dùng cảm biến đo
mức lưu lượng. Khi mức lưu lượng trong bồn đầy, cảm biến đo mức lưu
lượng sẽ tác động đến máy bơm làm máy bơm ngắt và đồng thời tác động
đến van, làm van mở xả nước ra, đầu ra của van được lắp thêm cảm biến đo
lưu lượng để đo lưu lượng cần xả. Khi bồn gần cạn, cảm biến mức lưu lượng
sẽ tác động đến máy bơm làm cho máy bơm hoạt động bơm nước vào bồn
chứa, đồng thời khóa van lại. Muốn dừng hệ thống ta ấn nút Stop .

4


Chương 2: Nội dung thực hiện

2.1 - Yêu cầu đề tài.
1. Trình bày tổng quan về phương pháp đo lưu lượng chất lỏng.
2. Mô tả nguyên lý vận hành hệ thống.
3. Liệt kê các cảm biến có trong hệ thống.
4. Các phương án lựa chọn cảm biến cho hệ thống.
5. Trình bày về loại cảm biến lựa chọn.
6. Thiết kế vị trí lắp đặt cảm biến và tính toán, xử lý, đo tín hiệu đầu ra
của cảm biến để tác động đến các đối tượng điều khiển.
7. Đánh giá về sai số hệ thống.
2.2 - Các hướng giải quyết.
Đối với hệ thống đo và điều khiển lưu lượng chất lỏng chúng em sử dụng cảm
biến đo lưu lượng để điều khiển lưu lượng nước đưa trong bồn chứa, cảm biến
mức lưu lượng để đo mức nước trong bồn để điều khiển bơm và van.
2.2.1 Phương pháp đo mức chất lưu.
Mục đích và phương pháp đo.




-

Mục đích: đo và phát hiện mức chất lưu để xác định mức độ và khối
lượng chất lưu có trong bồn chứa.
Có hai dạng đo là đo liên tục và xác định theo ngưỡng .
Khi đo liên tục thì biên độ hoặc tần số của tín hiệu đo cho biết thể tích
chất lưu còn lại trong bồn chứa.
Khi xác định theo ngưỡng, cảm biến đưa ra tín hiệu dạng nhị phân cho
biết thông tin về tình trạng hiện tại mức ngưỡng có đạt hay không.
Phương pháp đo: Hiện nay có nhiều phương pháp đo mức như chênh áp,
phao nổi, độ dẫn điện, đo lực căng, siêu âm…
Chênh áp: thông dụng, đo liên tục, giá hợp lý, dễ lắp đặt. Dễ bị ảnh
hưởng bởi tỷ trọng của vật liệu, không phù hợp khi đo các chất lỏng có
dạng hột, khoảng đo nhỏ rất khó sử dụng, đặc biệt lưu ý đến sự ăn mòn
của hoá chất.
5


-

-

-

Phao nổi: Phương pháp này không giới hạn về mức cao của bồn, độ
chính xác không cao, phí đầu tư thấp nếu không có phần hiển thị từ
xa, giới hạn về mức áp suất làm việc. Cho kết quả đo liên tục và đo
điểm. Khi đo điểm có thể đo được cả mặt cách ly. Phương pháp này
không phù hợp với chất lỏng xệt và hột vì nó ảnh hưởng đến độ chính

xác.
Siêu âm: Kỹ thuật đo liên tục không tiếp xúc, không có phần tử dịch
chuyển. Phương pháp này nhạy cảm về vị trí hơn các kỹ thuật khác.
Ảnh hưởng bởi hơi nước, bọt khí, dải nhiệt độ và áp suất làm việc
không cao cũng như cấu trúc bên trong bồn bể. Không thể hoạt động
trong môi trường chân không.
Độ dẫn điện: Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản hơn các
phương pháp trên, giá rẻ, không có bộ phận di chuyển, đo điểm, dùng
cho chất lỏng dẫn điện, dễ bị ảnh hưởng bởi lớp vật liệu bám dính
trên điện cực.

Sau đây là một số phương pháp:


Phương pháp thủy tĩnh
Phương pháp thủy tĩnh dung để đo mức chất lưu trong bình chứa.



Sơ đồ đo mức theo phương pháp thuỷ tĩnh:

a)

Dùng phao cầu b) Dùng phao trụ c) Dùng cảm biến áp suất vi sai
Trong sơ đồ hình 1a, phao (1) nổi trên mặt chất lưu được nối với đối
trọng (5)
bằng dây mềm (2) qua các ròng rọc (3), (4). Khi mức chất lưu thay
đổi, phao (1)
nâng lên hoặc hạ xuống làm quay ròng rọc (4), một cảm biến vị trí gắn
với trục

quay của ròng rọc sẽ cho tín hiệu tỉ lệ với mức chất lưu.
Trong sơ đồ hình 1, phao hình trụ (1) nhúng chìm trong chất lưu, phía
trên được treo bởi một cảm biến đo lực (2). Trong quá trình đo, cảm
biến chịu tác động của một lực F tỉ lệ với chiều cao chất lưu.
6




Trong đó:
P -Trọng lượng phao.
h - Chiều cao phần ngập trong chất lưu của phao.
S - Tiết diện mặt cắt ngang của phao.
ρ - Khối lượng riêng của chất lưu.
g - Gia tốc trọng trường.
Trên sơ đồ hình 1c, sử dụng một cảm biến áp suất vi sai dạng màng (1)
đặt sát đáy bình chứa. Một mặt của màng cảm biến chịu áp suất chất lưu
gây ra:
P = P0 + ρgh
Mặt còn lại của màng cảm biến chịu tác động của áp suất P0 bằng áp suất
ở đỉnh bình chứa. Chênh lệch áp suất P – P0 sinh ra lực tác dụng lên màng
của cảm biến làm nó biến dạng. Biến dạng của màng tỉ lệ với chiều cao h
của chất lưu trong bình chứa được chuyển đổi thành tín hiệu điện nhờ các
bộ biến đổi điện thích hợp.
Phương pháp điện.
Các cảm biến đo mức bằng phương pháp điện hoạt động theo nguyên tắc
chuyển đổi trực tiếp biến thiên mức chất lỏng thành tín hiệu điện dựa vào
tính chất điện của chất lưu. Các cảm biến thường dùng là cảm biến độ dẫn
và cảm biến điện dung.
* Cảm biến độ dẫn

Các cảm biến loại này dùng để đo mức các chất lưu có tính dẫn điện (độ
dẫn điện ~ 50μScm-1). Trên hình 2 giới thiệu một số cảm biến độ dẫn đo
mức thông dụng.
Hình2: Cảm biến độ dẫn

Hình 2
a) Cảm biến hai điện cực b) Cảm biến một điện cực
c) Cảm biến phát hiện mức
Sơ đồ cảm biến hình 2a gồm hai điện cực hình trụ nhúng trong chất lỏng
dẫn điện. Trong chế độ đo liên tục, các điện cực được nối với nguồn
nuôi xoay chiều ~ 10V (để tránh hiện tượng phân cực của các điện cực).
Dòng điện chạy qua các điện cực có biên độ tỉ lệ với chiều dài của phần
7


điện cực nhúng chìm trong chất lỏng.
Sơ đồ cảm biến hình 2b chỉ sử dụng một điện cực, điện cực thứ hai là
bình chứa bằng kim loại.
Sơ đồ cảm biến hình 2c dùng để phát hiện ngưỡng, gồm hai điện cực
ngắn đặt theo phương ngang, điện cực còn lại nối với thành bình kim
loại, vị trí mỗi điện cực ngắn ứng với một mức ngưỡng. Khi mức chất
lỏng đạt tới điện cực, dòng điện trong mạch thay đổi mạnh về biên độ.
* Cảm biến tụ điện
Khi chất lỏng là chất cách điện, có thể tạo tụ điện bằng hai điện cực hình
trụ nhúng trong chất lỏng hoặc một điện cực kết hợp với điện cực thứ
hai là thành bình chứa nếu thành bình làm bằng kim loại. Chất điện môi
giữa hai điện cực chính là chất lỏng ở phần điện cực bị ngập và không
khí ở phần không có chất lỏng. Việc đo mức chất lưu được chuyển thành
đo điện dung của tụ điện, điện dung này thay đổi theo mức chất lỏng
trong bình chứa. Điều kiện để áp dụng phương pháp này hằng số điện

môi của chất lỏng phải lớn hơn đáng kể hằng số điện môi của không khí
(thường là gấp đôi).Trong trường hợp chất lưu là chất dẫn điện, để tạo tụ
điện người ta dùng một điện cực kim loại bên ngoài có phủ cách điện,
lớp phủ đóng vai trò chất điện môi còn chất lưu đóng vai trò điện cực
thứ hai.
Phương pháp bức xạ
Cảm biến bức xạ cho phép đo mức chất lưu mà không cần tiếp xúc với
môi trường đo, ưu điểm này rất thích hợp khi đo mức ở điều kiện môi
trường đo có nhiệt độ, áp suất cao hoặc môi trường có tính ăn mòn
mạnh.
Trong phương pháp này cảm biến gồm một nguồn phát tia (1) và bộ thu
(2) đặt ở hai phía của bình chứa. Nguồn phát thường là một nguồn bức
xạ tia γ, bộ thu là một buồng ion hoá. Ở chế độ phát hiện mức ngưỡng
(3a), nguồn phát và bộ thu đặt đối diện nhau ở vị trí ngang mức ngưỡng
cần phát hiện, chùm tia của nguồn phát mảnh và gần như song song. Tuỳ
thuộc vào mức chất lưu (3) cao hơn hay thấp hơn mức ngưỡng mà chùm
tia đến bộ thu sẽ bị suy giảm hoặc không, bộ thu sẽ phát ra tín hiệu
tương ứng với các trạng thái so với mức ngưỡng.
Ở chế độ đo mức liên tục (3b), nguồn phát (1) phát ra chùm tia với một
góc mở rộng quét lên toàn bộ chiều cao của mức chất lưu cần kiểm tra
và bộ thu.
Hình 3: Cảm biến đo mức bằng tia bức xạ:

8


Hình 3
a) Cảm biến phát hiện ngưỡng b) Cảm biến đo mức liên tục
1) Nguồn phát tia bức xạ 2) Bộ thu 3) Chất lưu
Khi mức chất lưu (3) tăng do sự hấp thụ của chất lưu tăng, chùm tia đến

bộ thu (2) sẽ bị suy giảm, do đó tín hiệu ra từ bộ thu giảm theo. Mức độ
suy giảm của chùm tia bức xạ tỉ lệ với mức chất lưu trong bình chứa.
Cảm biến mức sóng siêu âm
Cảm biến mức sóng siêu âm xác định mức bằng cách đo khoảng thời gian
từ lúc truyền sóng tới lúc nhận được sóng phản hồi. Cảm biến mức sóng
siêu âm sử dụng sóng ở dải tần số 10 KHz. Tốc độ truyền của sóng
(340m/s trong không khí ở 15 độ C) phụ thuộc vào loại khí và nhiệt
độ của khí bên trong bình chứa.
S = v * t /2
v= 340 m/s
Trong đó t: là thời gian từ khi phát đến khi nhận song.
2.2.2 Phương pháp đo lưu lượng
- Lưu lượng kế điện từ.
Có rất nhiều phương pháp đo lưu lượng và hầu hết các phương pháp đo đều cho
kết quả khá chính xác. Sau đây là một số phương pháp đo cơ bản và khá
phổ biến:
N

S

Hình 4
Cảm biến lưu lượng điện từ hoạt động dựa vào định luật điện từ Faraday
9


và được dùng để đo dòng chảy của chất lỏng có tính dẫn điện. Hai cuộn
dây điện từ để tạo ra từ trường (B) đủ mạnh cắt ngang mặt ống dẫn chất
lỏng (hình 4). Theo định luật Faraday, khi chất lỏng chảy qua đường ống
sẽ sinh ra một điện áp cảm ứng. Điện áp này được lấy ra bởi hai điện cực
đặt ngang đường ống. Tốc độ của dòng chảy tỷ lệ trực tiếp với biên độ

điện áp cảm ứng đo được. Cuộn dây tạo ra từ trường B có thể được kích
hoạt bằng nguồn AC hoặc DC.
Khi kích hoạt bằng nguồn AC - 50Hz, cuộn dây sẽ được kích thích bằng
tín hiệu xoay chiều. Điều này có thuận lợi là dòng tiêu thụ nhỏ hơn so với
việc kích hoạt bằng nguồn DC. Tuy nhiên phương pháp kích hoạt bằng
nguồn AC nhạy cảm với nhiễu. Do đó, nó có thể gây ra sai số tín hiệu đo.
Hơn nữa, sự trôi lệch điểm “không” thường là vấn đề lớn đối với hệ đo
được cấp nguồn AC và không thể căn chỉnh được. Bởi vậy, phương pháp
kích hoạt bằng nguồn xung DC cho cuộn dây từ trường là giải pháp mang
lại hiệu quả cao. Nó giúp giảm dòng tiêu thụ và giảm nhẹ các vấn đề bất
lợi gặp phải với nguồn AC.
Hình 4: Cảm biến lưu lượng điện từ: điến áp cảm ứng E=KDBv, B - từ
trường, D - chiều dài chất dẫn điện (khoảng cách 2 điện cực đo điện áp
cảm ứng), v - vận tốc dòng chảy, K - hệ số.
Đối với hệ thống lắp đặt cảm biến lưu lượng điện từ cần lưu ý đến các
điểm sau:
- Chỉ có thể đo chất lỏng có khả năng dẫn điện.
- Sự chọn lựa các điện cực thay đổi tùy thuộc vào độ dẫn điện, cấu tạo
đường ống và cách lắp đặt.
- Không có tổn hao trong hệ áp suất, nên cần lưu ý đến dải đo lưu lượng
thấp.
- Độ chính xác cao, sai số ±1% dải chỉ thị lưu lượng.
- Phương pháp đo lưu lượng dựa trên nguyên tắc sự chênh lệch áp suất.
Lưu lượng kế loại này hoạt động dựa vào nguyên lý Bernoulli. Tức là sự
chênh lệch áp suất xảy ra tại chỗ thắt ngẫu nhiên nào đó trên đường chảy,
dựa vào sự chênh áp suất này để tính toán ra vận tốc dòng chảy. Cảm biến
lưu lượng loại này thường có dạng lỗ orifice, ống pitot và ống venture.
Hình 1 thể hiện loại cảm biến tâm lỗ orifice, lỗ này tạo ra nút thắt trên
dòng chảy. Khi chất lỏng chảy qua lỗ này, theo định luật bảo toàn khối
lượng, vận tốc của chất lỏng ra khỏi lỗ tròn lớn hơn vận tốc của chất lỏng

đến lỗ đó. Theo nguyên lý Bernoulli, điều này có nghĩa là áp suất ở phía
mặt vào cao hơn áp suất mặt ra. Tiến hành đo sự chênh lệch áp suất này
cho phép xác định trực tiếp vận tốc dòng chảy. Dựa vào vận tốc dòng
chảy sẽ tính được lưu lượng thể tích dòng chảy.
Hình 5: Cảm biến lưu lượng chênh lệch áp suất kiểu lỗ tròn (orifice)
10


Khi chọn lựa, lắp đặt thiết bị đo lưu lượng loại này trong ứng dụng công
nghiệp cần lưu ý các điểm sau:
- Cảm biến được chế tạo dựa trên công nghệ cổ điển, hoạt động ổn địnhbền vững, dễ bảo trì - bảo dưỡng.
- Phù hợp cho dòng chảy hỗn hợp.
- Độ chính xác thấp ở dải lưu lượng nhỏ.
- Sử dụng kỹ thuật đo lưu lượng chiết tách trong một đoạn ống dẫn, vì
vậy đỏi hỏi phải tiêu hao thêm năng lượng khi chạy bơm;
- Yêu cầu chính xác vị trí lắp đặt tấm lỗ orifice, điểm trích lỗ đo áp suất
đầu nguồn và điểm trích lỗ đo áp suất phía hạ nguồn dòng chảy
2.3- Lý do lựa chọn thiết kế.
2.3.1 Lựa chọn cảm biến mức

11


Cảm biến siêu âm

Chọn cảm biến siêu âm vì cảm biến loại này có độ chính xác cao, không tiếp
xúc, không có phần tử dịch chuyển. Nhạy cảm về vị trí hơn các kỹ thuật khác.
Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt cũng như bảo dưỡng, sửa chữa.
2.3.2 Lựa chọn cảm biến lưu lượng
Đối với hệ thống này, chất lỏng cần rót có tính dẫn điện, không có tính ăn

mòn hóa học nên nhóm chúng em chọn cảm biến lưu lượng loại điện từ.

12


2.4-Tính chọn thiết bị


Van

-Được đóng mở bằng tín hiệu từ bộ xử lý trung tâm và có thể đóng mở bằng tay
trong trường hợp cần khóa nước để sửa chữa,lắp đặt hệ thống sau van .
-Chất liệu:có sức bền cơ học tốt
Van điều khiển đóng/mở - On/Off Control Valves



Bơm

13


Công dụng : để trong nước bơm đẩy cao.
Công suất : 35w.
Đẩy cao : 2,3m.
Lưu lượng tối đa : 2000 lit/h
Kích thước : 130 x 92 x 125mm


Bồn chứa


-Tổng dung tích 3000 lít
-Chất liệu: inox
-Cách lắp đặt:bồn chứa được đặt thẳng đứng và đặt trên giá bằng inox không gỉ
vững chắc và có độ cao đủ lớn so với mặt đất để tạo áp lực nước lớn cung cấp
cho hệ thống.


Ống dẫn

-Chất liệu: inox hoặc thép không gỉ.
-Đường kính ống:18cm

2.4.1- Tính chọn cảm biến siêu âm.
Chọn cảm biến siêu âm SR04
14


+ Nguồn làm việc: 5V (một số mạch điện tử có thể cấp nguồn 3.3V vẫn hoạt
động bình thường nhưng cảm biến siêu âm cần hoạt động ở mức 5V)
+ Dòng tiêu thụ : nhỏ hơn 2mA
+ Tín hiệu đầu ra: xung HIGH (5V) và LOW (0V)
+ Khoảng cách đo: 2cm - 300cm (3 mét)
+ Độ chính xác: 0.5cm
Cảm biến gồm có 4 chân
+Vcc -> nguồn 5V
+Trig -> nối vi điều khiển (ngõ phát)
+Echo -> nối vi điều khiển (ngõ thu)
+Gnd -> nối âm
2.4.2-Tính chọn cảm biến lưu lượng điện từ

**Một số hình ảnh thực tế của một số hãng : ALIA-USA, Emerson, Krohne
15


Đồng hồ lưu lượng kiểu điện từ MAG series– Sản phẩm được thiết kế và sản
xuất dựa theo tiêu chuẩn tiên tiến hàng đầu của Châu Âu giúp cho hệ thống bơm
nước của bạn luôn được duy trì khả năng hoạt động ổn định, bên cạnh đó việc
sử dụng đồng hồ MAG series còn giúp bạn dễ dàng phát hiện ra những hư hỏng,
sự cố của hệ thống .
Đặc điểm:
+Đồng hồ lưu lượng điện từ MAG series dùng để đo lưu lượng và thể tích nước
dẫn bằng điện.
+Cải tiến việc quản lý tín hiệu phát ra bằng điện cực, cho phép việc đo lường là
vô cùng chính xác trong một khoảng lưu lượng vô cùng lớn, bao gồm cả lưu
lượng dòng chảy ngược. Việc dùng 3 điện cực bên trong cho phép khoảng sai số
16


thấp hơn 2% tốc độ lưu lượng giữa 0.2m/s và 10m/s. Loại đồng hồ này còn có
thể báo động khi đường ống bị nứt hay rò rỉ.
+Tất cả những đặc điểm đó được kết hợp với độ giảm áp suất rất thấp và có thể
lắp đặt đồng hồ ở nhiều vị trí đa dạng khác nhau, thích hợp để sử dụng trong
ngành thực phẩm, khu công nghiệp hóa chất cũng như các công trình xử lý
nước.
Thông số kỹ thuật:
+Đường kính: DN15 -> DN2000
+Áp lực: PN10
+Mặt bích: UNIEN 1092
+Cấp bảo vệ IP: IP68
+Tốc độ dòng chảy tối đa: 10m/s

+Bạc lót PTFE
+Nhiệt độ dòng tối đa PTEF -40độ -> +180 độ C
+Vật liệu mặt bích Thép Carbon
+Nguồn điện cấp 24V
+Dựa theo tiêu chuẩn ISO 6817 EN 1434
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
3.1-Các kết quả đạt được
Trong quá tình làm bài tập lớn chúng em đã :




Hiểu thêm về hệ thống đo và điều khiển lưu lượng chất lỏng.
Biết được các cảm biến thường được sử dụng trong công nghiệp.
Biết tính toán và thiết kế , các sơ đồ nối dây , sơ đồ xung của một số loại






cảm biến.
Biết sử lý tình huống khi có yêu cầu được đề ra.
Rèn luyện được một số kỹ năng tìm kiếm tài liệu và xử lý thông tin.
Nâng cao được khả năng làm việc theo nhóm ......
Tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích.

3.2-Các hạn chế khi thực hiện
Trong khi thực hiện làm bài tập nhóm em gặp khó khăn:
17





Không được tham quan thực tế mà chỉ dựa nhiều trên sách vở và internet





nên còn nhiều sai sót.
Khó khăn trong việc lựa chọn cảm biến.
Khó khăn trong việc thiết kế và lựa chọn cảm biến....
Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình làm bài còn có nhiều sơ sài.

3.3-Biện pháp khắc phục
Dựa trên những ưu, nhược điểm khi làm bài tập, những khó khăn vấp phải
khi thiết kế tính toán cảm biến lắp đặt vào trong hệ thống. nhóm chúng em đã có
những biện pháp khắc phục sau:


Xem các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: trên sách vở và internet,




video trên mạng về các mô hình sản xuất có chứa cảm biến cần tìm hiểu.
Hỏi kinh nghiệm lựa chọn cảm biến của các người có chuyên môn .
Dựa trên những hạn chế của cảm biến để lựa chọn áp đặt phù hợp vào hệ




thống sản xuất.
Đi tham quan thực tế các mô hình trong đời sống để lấy kinh nghiệm

18



×