Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN MẠNG MÁY TÍNH: TÌM HIỂU VÀ NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ THU VÀ PHÁT SÓNG WIFI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC:

MẠNG MÁY TÍNH
TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ THU VÀ PHÁT
SÓNG WIFI





Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Trung Phú
Lớp KHMT1-K9
Nhóm thực hiên: Nhóm 14

Hà Nội, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN
----

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC:

ĐO LƯỜNG VÀ CẢM BIẾN
ĐỀ TÀI: Phân tích 1 phần trong dây truyền phân loại và đóng gói sản
Phẩm (xi măng)






Giáo viên hướng dẫn: Mai Thế Thắng
Lớp : Tự động hóa 1 – k9
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
• Trần Hồng Dương 0941040050
• Nguyễn Bá Thái 0941040004
• Ngô Văn Phong 0941040042
• Vũ Văn Vỹ 0941040039
• Đặng Văn Dũng 0941240044

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU

Kết nối Internet không dây Wi-Fi hiện đã rất quen thuộc với chúng
ta. Tại Việt Nam, hầu như ở những quán cafe lớn, nhà hang hay khách
sạn đều được trang bị các modem WiFi và cung cấp miễn phí cho khách
hàng.
Nhưng chúng ta đã biết gì về mạng WiFi, chúng hoạt động như thế
nào? Phải dùng thiết bị nào để thu và phát sóng Wifi hay nguyên lý thu
phát sóng Wifi là gì?
Để góp một phần nho nhỏ giúp mọi người hiểu sâu hơn về những
vấn đề trên nhóm 14 xin được trình bày về tìm hiểu và nghiên cứu về

thiết bị thu và phát sóng wifi. Bài viết này của nhóm còn nhiều thiếu sót
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người cho nhóm để cho
bài viết này được hoàn thiện hơn.
Bài tập được hoàn thành nhờ sự cộng tác của các thành viên nhóm
14, sự tham khảo tài liệu từ Internet cùng tài liệu và sự hướng dẫn của
thầy Nguyễn Trung Phú– Giảng viên, Thạc sĩ trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội.
Cấu trúc của bài tập gồm những chương sau:
• Chương thứ nhất chỉ ra các khái niêm cơ bản về sóng wifi: Wifi là
gì?,ưu điểm và nhược điểm của mạng Wifi, các chuẩn kết nối
wifi…..
• Chương thứ hai sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu và nghiên cứu sâu về
cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị thu và phát sóng wifi.
• Chương thứ ba, cũng là chương cuối cùng nhóm sẽ hướng dẫn cho
mọi người cách chọn mua Modem / Router cho phù hợp và trình
bày sự phát triển của wifi trong tương lai.

Nhóm thực hiện
Nhóm 14

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG WIFI

1.1.Wifi là gì?
- Wi – Fi nó là tên viết tắt của từ Wireless Fidelity . Wi- fi là 1 mạng
không dây có khả năng kết nối với các mạng khác hay với máy
tính bằng sóng vô tuyến.Nó nhanh hơn và phạm vi hoạt động lớn
hơn Bluetooth.

- Thương hiệu Wi-Fi được chính thức đặt cho công nghệ không dây
dựa trên chuẩn IEEE 802.11 .
1.2. Ưu điểm, nhược điểm của mạng Wifi.
1.2.2.Ưu điểm.
- Sự tiện lợi: Mạng không dây cũng như hệ thống mạng thông
thường. Nó cho phép người dùng truy xuất tài nguyên mạng ở bất
kỳ nơi đâu trong khu vực được triển khai(nhà hay văn phòng). Với
sự gia tăng số người sử dụng máy tính xách tay(laptop), đó là một
điều rất thuận lợi.
- Khả năng di động: Với sự phát triển của các mạng không dây công
cộng, người dùng có thể truy cập Internet ở bất cứ đâu. Chẳng hạn
ở các quán Cafe, người dùng có thể truy cập Internet không dây
miễn phí.
- Hiệu quả: Người dùng có thể duy trì kết nối mạng khi họ đi từ nơi
này đến nơi khác.
- Khả năng mở rộng: Mạng không dây có thể đáp ứng tức thì khi gia
tăng số lượng người dùng. Với hệ thống mạng dùng cáp cần phải
gắn thêm cáp.
1.2.2.Nhược điểm.
- Bảo mật: Môi trường kết nối không dây là không khí nên khả năng
bị tấn công của người dùng là rất cao.
- Phạm vi: Một mạng chuẩn 802.11g với các thiết bị chuẩn chỉ có
thể hoạt động tốt trong phạm vi vài chục mét. Nó phù hợp trong 1
5


-

căn nhà, nhưngvới một tòa nhà lớn thì không đáp ứng được nhu
cầu. Để đáp ứng cần phải mua thêm Repeater hay access point, dẫn

đến chi phí gia tăng.
Độ tin cậy: Vì sử dụng sóng vô tuyến để truyền thông nên việc bị
nhiễu, tín hiệu bị giảm do tác động của các thiết bị khác(lò vi sóng,
….) là không tránh khỏi. Làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động
của mạng.

1.3.Các chuẩn kết nối wifi.
1.3.1.Chuẩn 802.11
- Năm 1997 ,IEEE đã giới thiệu một chuẩn đầu tiên cho wi-fi.
Chuẩn này được gọi là 802.11 sau khi tên của nhóm được thiết lập
nhằm giám sát sự phát triển của nó. Tuy nhiên,802.11 chỉ hỗ trợ
băng tần mạng cực đại lên đến 2Mbps- quá chậm đối với hầu hết
các ứng dụng. Với lý do đó, các sản phẩm không dây thiết kế theo
chuẩn 802.11 ban đầu dần không được sản xuất.
1.3.2.Chuẩn 802.11b
- IEEE đã mở rộng trên chuẩn 802.11 gốc vào tháng 7/1999, đó là
chuẩn 802.11b.Chuẩn này hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps,
tương quan với Ethernet truyền thống.
- 802.11b sử dụng tần số vô tuyến (2.4Ghz) giống như chuẩn ban
đầu 802.11. Các hãng thích sử dụng các tần số này để chi phí trong
sản xuất của họ được giảm. Các thiết bị 802.11b có thể bị xuyên
nhiễu từ các thiết bị điện thoại không dây( kéo dài) ,lò vi sóng
hoặc các thiết bị khác sử dụng cùng dải tần 2.4GHz.Mặc dù vậy,
bằng cách cài đặt các thiết bị 802.11b cách xa các thiết bị như vậy
có thể giảm được hiện tượng xuyên nhiễu này.
- Ưu điểm của 802.11b : giá thành thấp nhất, phạm vi tín hiệu tốt và
không dễ bị cản trở.
- Nhược điểm của 802.11b : : tốc độ tối đa thấp nhất, các ứng dụng
gia đình có thể xuyên nhiễu.
6



1.3.3.Chuẩn 802.11a
- Trong khi 802.11b vẫn đang được phát triển, IEEE đã tạo một mở
rộng thứ cấp cho chuẩn 802.11 có tên gọi 802.11a. Vì 802.11b
được sử dụng rộng rãi quá nhanh so với 802.11a, nên một số người
cho rằng 802.11a được tạo sau 802.11b. Tuy nhiên trong thực tế,
802.11a và 802.11b được tạo một cách đồng thời. Do giá thành cao
hơn nên 802.11a chỉ được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp
còn 802.11b thích hợp hơn với thị trường mạng gia đình.
- 802.11a hỗ trợ băng thông lên đến 54 Mbps và sử dụng tần số vô
tuyến 5GHz. Tần số của 802.11a cao hơn so với 802.11b chính vì
vậy đã làm cho phạm vi của hệ thống này hẹp hơn so với các mạng
802.11b. Với tần số này, các tín hiệu 802.11a cũng khó xuyên qua
các vách tường và các vật cản khác hơn.
- Do 802.11a và 802.11b sử dụng các tần số khác nhau, nên hai công
nghệ này không thể tương thích với nhau. Chính vì vậy một số
hãng đã cung cấp các thiết bị mạng hybrid cho 802.11a/b nhưng
các sản phẩm này chỉ đơn thuần là bổ sung thêm hai chuẩn này.
- Ưu điểm của 802.11a :tốc độ cao, tần số 5Ghz tránh được sự xuyên
nhiễu từ các thiết bị khác.
Nhược điểm của 802.11a :giá thành đắt, phạm vi hẹp và dễ bị che
khuất.
1.3.4.Chuẩn 802.11g
- Vào năm 2002 và 2003, các sản phẩm Wi-fi hỗ trợ một chuẩn mới
hơn đó là 802.11g, được đánh giá cao trên thị trường. 802.11g thực
hiện sự kết hợp tốt nhất giữa 802.11a và 802.11b. Nó hỗ trợ băng
thông lên đến 54Mbps và sử dụng tần số 2.4 Ghz để có phạm vi
rộng. 802.11g có khả năng tương thích với các chuẩn 802.11b,
điều đó có nghĩa là các điểm truy cập 802.11g sẽ làm việc với các

adapter mạng không dây 802.11b và ngược lại.
- Ưu điểm của 802.11g : tốc độ cao, phạm vi tín hiệu tốt và ít bị che
khuất.

7


-

Nhược điểm của 802.11g : giá thành đắt hơn 802.11b, các thiết bị
có thể bị xuyên nhiễu từ nhiều thiết bị khác sử dụng cùng băng
tần.

1.3.5.Chuẩn 802.11n
- Chuẩn mới nhất trong danh mục Wi-Fi chính là 802.11n. Đây là
chuẩn được thiết kế để cải thiện cho 802.11g trong tổng số băng
thông được hỗ trợ bằng cách tận dụng nhiều tín hiệu không dây và
các anten (công nghệ MIMO).
Khi chuẩn này được đưa ra, các kết nối 802.11n sẽ hỗ trợ tốc độ
dữ liệu lên đến 100 Mbps. 802.11n cũng cung cấp phạm vi bao phủ
tốt hơn so với các chuẩn Wi-Fi trước nó nhờ cường độ tín hiệu
mạnh của nó. Thiết bị 802.11n sẽ tương thích với các thiết bị
802.11g.
- Ưu điểm của 802.11n : tốc độ nhanh và phạm vi tín hiệu tốt nhất,
khả năng chịu đựng tốt hơn từ việc xuyên nhiễu từ các nguồn bên
ngoài.
- Nhược điểm của 802.11n : chuẩn vẫn chưa được ban bố, giá thành
đắt hơn 802.11g, sử dụng nhiều tín hiệu có thể gây nhiễu với các
mạng 802.11b/g ở gần.
1.4. Một số thiết bị thu và phát song wifi.

- Modem: (Viết tắt của modulator and demodulator) là thiết bị dùng
để mã hóa và giải mã tín hiệu số. Đơn giản lấy ví dụ như modem
internet mà bạn đang dùng. Với các modem ADSL hiện nay, line
in sử dụng cáp tín hiệu analog (tương tự). Đến nơi người sử dụng,
cắm vào máy tính để sử dụng, vì vậy phải giải điều chế và điều chế
thành tín hiệu digital (số). Và ngược lại, khi các ứng dụng trên máy
tính đóng gói các gói tin, đẩy xuống tầng dưới (card mạng – NIC),
tín hiệu ra là tín hiệu số (các dòng bit nhị phân), đến modem, nó
cũng ko truyền ngay được, vì môi trường đến ISP là analog, cũng
phải thực hiện điều chế để truyền đi.
- Access-Point (AP): Là thiết bị…giống như cái hub/switch mà bạn
dùng để chia cổng mạng ấy. Nó hơn switch ở chỗ là có thể phát
8


-

sóng wifi, nó là thiết bị chuyển tiếp giữa các mạng không dây/có
dây. Access-Point này chỉ có tác dụng nối tiếp mạng Wifi mà
không thể cấp phát địa chỉ IP.
Router: (hay còn gọi là bộ định tuyến) nó có tác dụng liên kết
giữa hai hoặc nhiều mạng và chuyển các gói dữ liệu giữa
chúng. Một Wireless Router cũng làm công việc nối kết các máy
computer cùng một network giống như access point, nhưng router
có thêm những bộ phận hardware khác giúp nó nối kết giữa những
network khác nhau lại. Router cũng có thể cấp phát địa chỉ IP cho
các máy trong mạng.

Một thiết bị Router của hãng TP-Link
-


Modem-Router: Là một thiết bị kiêm 3 chức năng trên.

9


CHƯƠNG 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA THIẾT BỊ THU VÀ PHÁT SÓNG WIFI.
2.1.Cấu tạo.
2.1.1. Cấu tạo bên ngoài.

a, Anten.

-

-

Anten dùng cho wifi là anten vô hướng, sóng thường được phân
cực ngang, có thể có một hoặc nhiều anten tùy thuộc vào từng loại
modem.
Modem wifi 2 anten, 3 anten được trang bị hệ thống anten thông
minh nhiều anten MIMO hoặc MISO (Multi- Input- Multi- Output,
Multi- Single- Output).
10


-

-


Kỹ thuật được sử dụng trong hệ thống anten thông minh này là: Kỹ
thuật đa phân chia theo không gian(spatial multiplexing): chia một
chuỗi dữ liệu thành nhiều chuỗi dữ liệu nhỏ hơn và phát nhiều
chuỗi nhỏ song song đồng thời trên cùng một kênh- tương tự các
làn xe trên xa lộ.
MIMO giúp cải thiện phạm vi phủ sóng và độ tin cậy(giảm tỉ lệ
lỗi) thông qua kỹ thuật phân tập không gian(spatial diversity).

b, Nút nguồn:

-

Dùng để bật tắt nguồn.
Khi không sử dụng, người dùng nên tắt modem để modem không
bị nóng tránh tình trạng “treo modem”.

c, Ổ cắm nguồn.

-

Nguồn sử dụng cho modem hông thường là adapter 12V, 15V
dòng từ 600mA đến 1A tùy thuộc vào từng loại modem và hãng
sản xuất.

d, Reset.

11


-


Người dùng nên chú ý, khi dùng một chiếc tăm nhỏ để reset lại
toàn bộ modem trở thành ban đầu. Sau khi reset cấu hình cài đặt
trên modem bị mất.

e, Cổng LAN.

-

Có thể là một hay nhiều cổng RJ45 cắm trực tiếp vào các PC để
trao đổi tín hiệu với PC.

f, Cổng cắm card mạng DSL.

-

Là cổng RJ11, cổng này cho phép nhận tín hiệu internet từ nhà
cung cấp.

g, Các đèn báo hiệu.
12


-

Đèn báo nguồn.
Báo hiệu line.
Báo hiệu DSL.
Đèn báo kết nối internet.
Đèn báo kết nối LAN và WLAN.


*Chú ý: Trên một số modem có thể không có một trong số những đèn
báo hiệu kể trên.

13


2.2.2 Cấu tạo bên trong.

-

Cấu tạo bên trong gồm có:
+ Khối nguồn.
+ Khối phát wifi.
+ Khối chia cổng có dây.
+ Vị trí anten.
+ Nhận tín hiệu và giao tiếp với mạng.
+ Đèn báo hiệu.
+ IC xử lý tín hiệu chính.

2.2.Nguyên lý hoạt động.
2.2.1.Bộ phát sóng Wifi
- Các máy tính nằm trong vùng phủ sóng WiFi cần có các bộ thu
không dây , adapter, để có thể kết nối vào mạng. Các bộ phận này
có thể được tích hợp vào máy tính xách tay hoặc các máy để bàn
hiện đại. Hoặc được thiết kế ở dụng có thể cắm vào khe PC Card,
cổng USB, khe PCI.
- Hiện nay thì hầu hết các thiết bị di động đều có tích hợp kết nối
WIFI, từ điện thoại cho đến Android TV Box đang phổ biến hiện
nay.

- Sóng wifi:
+ Các sóng vô tuyến sử dụng cho Wifi cũng gần giống như
sóng vô tuyến trên các thiết bị cầm tay, điện thoại di động và
các thiết bị khác. Nó có thể chuyển và nhận sóng vô tuyến,
14


+

chuyển đổi qua lại giữa sóng vô tuyến và mã nhị phân ( 1 và
0 ).
Sự khác biệt nằm ở : WiFi truyền và phát tín hiệu ở tần số 2.5
GHz đến 5 GHz. Tần số này cao hơn so với tần số ở các thiết
bị di động, cầm tay, truyền hình. Đây cũng là điểm mạnh của
Wifi khi tín hiệu có thể mang theo nhiều dữ liệu hơn.

a. Wife không dây:

- Repeater wifi Linksys hay còn gọi là thiết bị thu và phát sóng wifi
không dây nội bộ, với khả năng bắt sóng wifi sau đó phát ra một băng
tần khác giúp tăng diện tích phủ sóng khu vực, giảm thiếu tối đa các khu
vực đang sử dụng mà đang trong tình trạng sóng yếu vì khoảng cách quá
xa so với modem wifi chính hay điềm chết wifi khiến người sử dụng
không kết nối được internet hoặc kết nối chậm.
- Repeater wifi cũng giống như một access point wifi, nó lấy IP trực
tiếp từ wifi được bắt sóng nên người dùng có thể yên tâm không bao giờ
xảy ra lỗi trùng IP làm mất kết nối hoặc báo dấu chấm than khi kết nối
wifi.trên thiết bị. Có khả năng tăng vùng phủ sóng xuyên suốt ngôi nhà,
kết hợp cổng access point Fast Ethernet (10/100Mbps) có dây kết nối
với thiết bị có dây chuyên dụng mà vẫn có internet.

15


- Các thông số cơ bản:

b. Phát sóng Wifi theo đường thẳng
-Trong các kỹ thuật về mạng WiFi, kĩ thuậtbeamforming (tạm dịch:
điều hướng chùm sóng) về cơ bản là thay vì phát các tín hiệu sóng ra
cả một khu vực rộng lớn, với hy vọng thiết bị nhận sẽ nằm trong khu
vực đó và nhận được, thì người ta không thiết kế để các chùm sóng
phát thẳng luôn về đích nhận.

16


- Cách phát sóng tập trung theo từng hướng trong kỹ thuật
beamforming có lợi thế về tiết kiệm năng lượng, tối ưu băng thông và
tăng tầm phát của sóng Wifi. Cải thiện chất lượng cho các tác vụ như
stream video, cuộc gọi thoại cũng như mọi loại giao tiếp cần băng thông
cao và độ trễ thấp khác.
- Nếu thiết bị WiFi client (tức thiết bị nhận sóng dữ liệu) cũng hỗ
trợ beamforming, 2 thiết bị có thể trao đổi thông tin về vị trí (tương đối)
của nhau để tối ưu hướng truyền sóng. Các thiết bị phát sóng các chùm
sóng beamforming được gọi là beamformer, và các thiết bị nhận được
gọi là beamformee.
- Beamforming cho phép bắn các chùm sóng đến đúng mục tiêu với
hiệu suất tốt nhất, giảm nhiễu và những lãng phí trong quá trình truyền
tải. Nếu sử dụng phương pháp MIMO (Multiple Input Multiple Output),
thiết bị phát WiFi chuẩn n sẽ chia gói dữ liệu ra thành nhiều phần, mỗi
17



phần được gọi là một luồng dữ liệu và phát từng luồng dữ liệu qua các
ăng-ten riêng rẽ. Do gặp phải các vật cản, những tín hiệu này sẽ qua các
bộ định tuyến, đến các ăng-ten thu ở những thời điểm khác nhau.

2.2.2.Bộ thu sóng wifi
a.Cấu tạo
- USB wifi có 3 thành phần chính:
1.Cổng kết nối USB: Cổng này dùng để cắm trực tiếp vào máy tính
qua đường USB 2.0.
2.Cần phát sóng wifi: trông giống như 1 chiếc ang-ten thu nhỏ.
3.Bộ vi mạch của USB wifi: Đây là bộ phận nằm bên trong. Bộ vi
mạch này trông như 1 chiếc main máy tính siêu nhỏ.
Ngoài ra, còn có loại không có ang-ten thu - phát sóng wifi. Nhưng khả
năng thu, phát sóng rất kém và có độ tiếp nhận sóng chưa bằng 1 nửa
loại có ang-ten.Ở nơi có tường dày chúng bắt sóng rất chậm, nhiều khi
bị nghẽn...

-USB wifi- USB wifi là một thiết bị điện tử, nó được cấu tạo có cổng cắm kết
nối qua đường USB vào máy tính.
b.Nguyên lí hoạt động
- USB wifi cho 2 chức năng chính:
- Tiếp nhận sóng (bắt sóng/ thu sóng) wifi từ các thiết bị phát sóng
wifi.
18


- Phát sóng wifi cho các thiết bị khác để cùng dùng chung.
2.2.3 Thu phát wifi


-

-

Bộ phát wifi dành riêng cho giải pháp WISP CPE và khoảng cách
mạng không dây giải pháp dài. Nó tích hợp các chức năng của một
điểm truy cập không dây, ăng-ten tăng cao và không phụ thuộc
thời tiết..
Tín hiệu không dây được truyền đi xa hơn, thiết bị này nổi bật với
công suất cao nhờ vậy mà tốc độ phát ra sẽ nhanh hơn trong phạm
vi xa hơn thích hợp với các ứng dụng hoạt động trong tầm xa. Sự
suy yếu của tín hiệu khi phải kết nối trong khoảng cách xa dần sẽ
được giảm thiếu tối đa bằng cách sử dụng tính năng RX nhạy cảm
cao nghĩa là sẽ có được tốc độ kết nối cao hơn ở khoảng cách xa
hơn. Cho phép AP phát hiện và nhận các tín hiệu yếu nhất. Kết hợp
chúng với nhau bảo đảm tín hiệu có thể truyền đi xa hơn với tốc độ
cao hơn trong cùng một khoảng cách kết nối so với các thiết bị
thông thường khác.

19


2.3.Các bước để thiết lập mạng Wifi.
Để bắt đầu cài đặt mạng WiFi, bạn cần nắm sơ đồ chung của mạng WiFi
theo tài liệu hướng dẫn cấu hình dành cho DWL-2100AP và cũng là
nguyên lý chung với 5 thành phần.
a. Nguồn cung cấp Internet (ISP) > 2 – Cable/DSL Modem (modem của
bạn) > 3 – Switch > 4 – Bộ phát sóng WiFi > 5 – Máy tính và các thiết
bị thu sóng khác.

-

Hiểu đơn giản, router của bạn đóng vai trò trung tâm tiếp nhận tín
hiệu Internet và truyền vào bộ phát sóng để phát tín hiệu ra. Khi
hoạt động thì toàn bộ hệ thống này không cần kết nối vào bất cứ
máy tính nào nhưng để thiết lập mật khẩu cho WiFi, bạn phải kết
nối router (thành phần số 2) vào máy tính để gián tiếp điều khiển
cục phát sóng (thành phần số 4).

-

Riêng thành phần thứ 3 là Switch thông thường được dùng ở nơi
có nhiều máy tính được kết nối thành mạng LAN như công ty, tiệm
net, ở gia đình thường không có. Vì vậy, bài viết sẽ thực hiện cụ
thể với router DSL-526B, cục phát sóng DWL-2100AP (cả 2 đều
cùng hiệu D-Link), router được kết nối trực tiếp với cục phát sóng
mà không thông qua switch.

-

Do router DSL-526B chỉ có 1 cổng USB và 1 cổng mạng RJ45 nên
bạn phải kết nối với máy tính bằng cổng USB, bạn hãy tải
driver tại đây rồi cài đặt vào máy trước khi tiến hành các bước
khác.

20


Sơ đồ nguyên tắc của mạng không dây


-

Bước 1: Bạn lật mặt sau của router DSL-526B sẽ thấy có 3 cổng, ở
cổng dây điện thoại bạn giữ nguyên và rút đầu dây ở cổng RJ45 ra.
Bạn dùng sợi cáp đầu RJ45 đi kèm trong hộp đựng cục phát sóng
và gắn vào 2 cổng tương ứng ở router DSL-526B và DWL2100AP để kết nối hai thiết bị này với nhau.

21


Mặt sau của router DSL-526B
Nút Reset ở phía sau router dùng khi bạn đổi password đăng nhập
nhưng quên, bạn nhấn vào đó chừng 5 giây và thả ra để đưa password về
mặc định.

Mặt sau của router DWL-2100AP
22


-

Bước 2: Bạn lấy sợi cáp cổng USB để gắn 1 đầu vào router DSL526B và đầu kia gắn vào máy tính để kết nối máy tính với router.
Mục đích của việc làm này là gián tiếp kết nối máy tính với cục
phát sóng DWL-2100AP phục vụ cho việc thiết lập. Khi hoàn tất
quá trình này bạn hãy rút ra cho gọn. Đây chính là lý do bạn phải
cài đặt driver trước như ABCMáytính đã nêu.

-

Bước 3: Bạn cắm một đầu dây nguồn vào cục phát sóng DWL2100AP rồi cắm điện vào.


Như vậy, việc kết nối các thiết bị với nhau đã hoàn thành, việc tiếp theo
là thực hiện thiết lập.
b. Khai báo thông tin cho mạng WiFi
-

Bước 4: Bạn thực hiện khai báo lại IP bằng cách vào Start >
Control Panel > Network and Internet > Network and Sharing
Center rồi bấm Change adapter settings. Tiếp đó, bạn bấm chuột
phải vào Local Area Connection > Properties và trong danh sách
bạn chọn Internet Protocol Version 2 (TCP/IPv4) > Properties.

23


Bạn bấm vào Use the following IP address và nhập IP
address là 192.168.0.x (với x là giá trị bất kỳ từ 1 đến 255 – trừ 50
ra), Subnet mask sẽ tự động điền 255.255.255.0 và Default
gatewate bạn nhập 192.168.1.1 và bấm OK

24


Ở đây thực hiện với Windows 7, nếu dùng Windows XP thì bạn
vào Start > Settings > Network Connections và làm tương tự.

-

Bước 5: Bạn mở trình duyệt lên và gõ vào 192.168.0.50 và
nhấn Enter sẽ có hộp thoại đăng nhập hiện lên, bạn điền tên

là admin và password bỏ trống để đăng nhập.

25


×