ĐỀ TRẮC NGHIỆM LUẬT GIÁO DỤC
CHƯƠNG 1:
Câu 1: Luật giáo dục quy định về:
A. Hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo
dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
B. Hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo
dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá
nhân tham gia hoạt động giáo dục.
C. Hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo
dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc
dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng
vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
Câu 2. Mục tiêu giáo dục là:
A. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
B. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
C. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3. Theo luật giáo dục thì:
A. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân
tộc, khoa học, hiện đại.
B. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính dân tộc, khoa
học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
C. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân
tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4. Nguyên lí giáo dục là:
A. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
B. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý
luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội.
C. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn.
D. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục
gia đình và giáo dục xã hội.
Câu 5. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
B. Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học.
C. Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và giáo dục thường
xuyên.
D. Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp
và giáo dục thường xuyên.
Câu 6. Có mấy cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân:
A. 2
B. 3
C. 4
D.5.
Câu 7. Nội dung giáo dục:
A. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và
có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
B. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và
có hệ thống; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa
tuổi của người học.
C. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và
có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân.
D. cả A, B, C đều sai.
Câu 8. Phương pháp giáo dục:
A. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực
hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
B. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực
hành.
C. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Câu 9. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo hình thức tích luỹ tín
chỉ đối với :
A. giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
B. giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
C. giáo dục đại học và giáo dục phổ thông.
D. giáo dục phổ thông.
Câu 10. Theo luật giáo dục việc thực hiện chương trình giáo dục theo hình thức
tích luỹ tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả học tập
môn học hoặc tín chỉ do:
A. thủ tướng chính phủ qui định
B. bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo qui định.
C. Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo cùng thủ trưởng quản lí nhà nước về nghề
nghiệp qui định.
D. Bộ trưởng bộ giáo dục và đào vào cùng Bộ và cơ quan ngang bộ qui định.
Câu 11. Theo luật giáo dục việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà
trường và cơ sở giáo dục khác do.
A. thủ tướng chính phủ qui định
B. bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo qui định.
Câu 12. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là
A. ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế.
B. tiếng Anh.
C. Tiếng Anh và tiếng Trung.
D. ngôn ngữ được sử dụng trong giao dịch quốc tế.
Câu 13. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm mấy loại.
A. 6
B. 7
C. 8
D.9
Câu 14. Theo luật giáo dục phổ cập giáo dục:
A. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
B. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học.
C. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và
phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
D. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ
cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học phổ thông.
Câu 15. Theo luật giáo dục nhà giáo có vai trò:
A. Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
B. Nhà giáo giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
C. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
D. Nhà giáo giữ vai trò bảo đảm chất lượng giáo dục.
Câu 16. Theo luật giáo dục đâu là trách nhiệm của nhà giáo:
A. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và
có chất lượng chương trình giáo dục;
B. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và
điều lệ nhà trường;
C. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của
người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng
của người học;
D. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người
học.
Câu 17. Trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục là của:
A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Thủ tướng chính phủ.
C. Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo cùng thủ trưởng quản lí nhà nước về nghề
nghiệp
D. Bộ trưởng bộ giáo dục và đào vào cùng Bộ và cơ quan ngang bộ
Chương II. Hệ thống giáo dục quốc dân:
Câu 1. Theo luật giáo dục, Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em từ:
A. ba tháng tuổi đến sáu tuổi;
B. Ba tuổi đến 6 tuổi;
Câu 2. Chương trình giáo dục mầm non do:
A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
B. Thủ tướng chính phủ ban hành
C. Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo cùng thủ trưởng quản lí nhà nước về nghề
nghiệp ban hành
D. Bộ trưởng bộ giáo dục và đào vào cùng Bộ và cơ quan ngang bộ ban hành.
Câu 3. Có bao nhiêu cơ sở giáo dục mầm non:
A. 2 b. 3
c.4
d.5
Câu 4. Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ:
a. ba tháng tuổi đến ba tuổi;
b. ba tháng tuổi đến sáu tuổi;
c. ba tuổi tuổi đến sáu tuổi;
câu 5. Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ:
a. ba tháng tuổi đến ba tuổi;
b. ba tháng tuổi đến sáu tuổi;
c. ba tuổi tuổi đến sáu tuổi;
câu 6. Trường mầm non nhận trẻ từ:
a. ba tháng tuổi đến ba tuổi;
b. ba tháng tuổi đến sáu tuổi;
c. ba tuổi tuổi đến sáu tuổi;
câu 7. Giáo dục phổ thông gồm:
A. Giáo dục mầm non, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường
xuyên.
B. Giáo dục tiểu học, giáo dục trung học sơ sở, giáo dục trung học phổ thông.
C. Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, giáo dục trung học sơ sở, giáo dục trung
học phổ thông.
D. Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, giáo dục trung học sơ sở, giáo dục trung
học phổ thông, giáo dục đại học.
Câu 8. Những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về
trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật,
khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi
nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học
sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu
ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp
một do:
A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định
B. Thủ tướng chính phủ qui định
C. Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo cùng thủ trưởng quản lí nhà nước về nghề
nghiệp qui định
D. Bộ trưởng bộ giáo dục và đào vào cùng Bộ và cơ quan ngang bộ qui định
Câu 9. Chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách
giáo khoa là:
A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Thủ tướng chính phủ
C. Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo cùng thủ trưởng quản lí nhà nước về nghề
nghiệp
D. Bộ trưởng bộ giáo dục và đào vào cùng Bộ và cơ quan ngang bộ
Câu 10. Có mấy Cơ sở giáo dục phổ thông:
A. 3 b.4
c.5
d.6
Câu 11. Đâu không phải là cơ sở giáo dục phổ thông:
a. Trường trung học phổ thông;
b. Trường phổ thông có nhiều cấp học;
c. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
d. Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh.
Câu 12. Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được:
A. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
cấp bằng tốt nghiệp tiểu học.
B. Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương
trình tiểu học.
C. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp bằng tốt nghiệp tiểu học.
Câu 13. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được:
A. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
B. Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương
trình trung học cơ sở
C. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đây gọi
cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Câu 14. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông có đủ điều kiện theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu
cầu thì được:
A. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
B. Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương
trình trung học phổ thông
C. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đây gọi
cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Câu 15. Giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
A: Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
B: Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng nghề
C: Trung cấp nghề và dạy nghề
D: Trung cấp nghề, cao đẳng nghề và dạy nghề.
Câu 16: Theo luật giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo:
A: người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có
đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức
khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc
làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
B: người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả
năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
C: nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề
tương xứng với trình độ đào tạo..
Câu 17: Theo luật giáo dục Dạy nghề nhằm đào:
A: người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có
đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức
khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc
làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
B: người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả
năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
C: nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề
tương xứng với trình độ đào tạo.
Câu 18: Tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trình giáo dục nghề
nghiệp để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong cơ sở giáo dục
nghề nghiệp do:
A: Hiệu trưởng nhà trường
B: Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề
C: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về
dạy nghề
Câu 19: Ai là người có thẩm quyền quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định,
duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục nghề nghiệp; quy định giáo trình sử dụng
chung, tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung cho các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp:
A: Hiệu trưởng nhà trường
B: Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề
C: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về
dạy nghề
Câu 20: Có mấy Cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
A: 3
B: 2
C: 4
D: 5
Câu 21: Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, chương trình bồi
dưỡng nâng cao trình độ nghề, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự kiểm tra và nếu đạt yêu cầu thì
được:
A: Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp
B: Hiệu trưởng nhà trường cấp cấp chứng chỉ nghề
C: Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ nghề.
Câu 22: Học sinh học hết chương trình trung cấp chuyên nghiệp, có đủ điều kiện
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt
yêu cầu thì được:
A: Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp
B: Hiệu trưởng nhà trường cấp cấp chứng chỉ nghề
C: Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ nghề.
Câu 23: Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, có đủ điều
kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì
được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt
nghiệp trung cấp nghề. Sinh viên học hết chương trình dạy nghề trình độ cao
đẳng, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về
dạy nghề thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được:
A: Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp
B: Hiệu trưởng nhà trường cấp cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
C: Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ nghề.
Câu 24: Giáo dục đại học đào tạo gồm mấy trình độ:
A: 2
B: 3
C:4
D:5
Câu 25: Ai là người quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng
dụng chuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn
đặc biệt:
A: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ
B: Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề
C: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về
dạy nghề
Câu 26: Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên:
A: nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả
năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
được đào tạo.
B: có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn
đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
C: nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập,
sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
được đào tạo.
D: có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng
tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn
nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
Câu 26: Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên:
A: nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả
năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
được đào tạo.
B: có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn
đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
C: nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập,
sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
được đào tạo.
D: có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng
tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn
nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
Câu 27: Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên:
A: nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả
năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
được đào tạo.
B: có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn
đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
C: nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập,
sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
được đào tạo.
D: có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng
tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn
nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
Câu 28: Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh:
A: nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả
năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
được đào tạo.
B: có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn
đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
C: nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập,
sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
được đào tạo.
D: có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng
tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn
nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
Câu 29: Ai là người quy định chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với
trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời
gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với
thực hành, thực tập.
A: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ
B: Hiệu trưởng nhà trường
C: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D: Thủ tướng chính phủ.
Câu 30: Ai là người quy định về khối lượng kiến thức, kết cấu chương trình, luận
văn, luận án đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
A: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ
B: Hiệu trưởng nhà trường
C: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D: Thủ tướng chính phủ.
Câu 31: Ai là người tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trình giáo
dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong trường
trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập
để bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập.
A: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ
B: Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học
C: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D: Thủ tướng chính phủ.
Câu 32: Ai là người quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử
dụng giáo trình giáo dục đại học; quy định giáo trình sử dụng chung, tổ chức biên
soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung cho các trường cao đẳng và các trường đại
học
A: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ
B: Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học
C: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D: Thủ tướng chính phủ.
Câu 33: Có mấy cơ sở giáo dục đại học:
A: 2
B: 3 C: 4
D:5
Câu 34: Trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ
tiến sĩ khi bảo đảm mấy điều kiện:
A: 2
B: 3 C: 4
D:5
Câu 35: Mô hình tổ chức cụ thể của các loại trường đại học do ai qui định:
A: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ
B: Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học
C: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D: Chính phủ.