Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Đồ án tốt nghiệp: MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.12 KB, 89 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D

MỤC LỤC:
MỤC LỤC:..........................................................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH:..............................................................................................................................5
PHẦN II: MÀN HÌNH CRT, PLASMA, LCD.............................................................................6
Danh mục các từ viết tắt:.................................................................................................................7
.....................................................................................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................8
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀNHÌNH: ....................................................................9
CHƯƠNG I: TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TỰ ...............................................................................9
1.2.1_Những khái niệm.............................................................................................................9
1.2.2_Nguyên tắc truyền hình.................................................................................................10
1.2.3_Tín hiệu truyền hình.......................................................................................................12
CHƯƠNG II: TRUYỀN HÌNH MÀU......................................................................................14

2.1_Nguyên lí truyền hình màu.....................................................................................14
2.1.1_Nguyên tắc truyền 3 màu chính.....................................................................................14
2.1.2_Sự tái tạo lại ảnh màu....................................................................................................14
2.1.3_Mã hóa...........................................................................................................................14
2.1.4_Giải mã...........................................................................................................................15

2.2_Máy thu hình màu...................................................................................................16
2.2.1_Sơ đồ khối......................................................................................................................16
2.2.2_Các phần chính và nhiệm vụ..........................................................................................18

2.3_Các hệ truyền hình màu..........................................................................................20
2.3.1_Hệ màu NTSC ( National Television Systeme Committee).............................................20
2.3.2 _Hệ màu PAL...................................................................................................................24
2.3.3_Hệ màu SECAM..............................................................................................................29
........................................................................................................................................32



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
CHƯƠNG III: TRUYỀN HÌNH SỐ...........................................................................................32

3.1_ Khái niệm chung về truyền hình số......................................................................32
3.2_Hệ thống truyền hình số..........................................................................................33
3.3_ Cơ sở biến đổi tín hiệu truyền hình ..................................................................34
3.3.1_ Biến đổi tín hiệu Video ................................................................................................34
3.3.2_Chọn tần số lấy mẫu......................................................................................................34
3.3.3_Mã hóa tín hiệu Video...................................................................................................36

3.4_Tiêu chuẩn lấy mẫu.................................................................................................37
3.4.1_Tiêu chuẩn 4:4:4............................................................................................................37
3.4.2_Tiêu chuẩn 4:2:2............................................................................................................38
3.4.3_Tiêu chuẩn 4:2:0............................................................................................................38
3.4.4_Tiêu chuẩn 4:1:1

...................................................................................................39

3.5_Các tín hiệu mã hóa và tần số lấy mẫu tín hiệu Video thành phần....................40
3.6_Kỹ thuật nén Video số.............................................................................................41
3.6.1_Mô hình nén ảnh...........................................................................................................41
3.6.2_Các phương pháp nén....................................................................................................42

3.7_Tiêu chuẩn nén Video số


...................................................................................43

3.7.1_ Các dạng tiêu chuẩn nén...............................................................................................43
3.7.2_Chuẩn nén MPEG...........................................................................................................44

3.8_Kỹ thuật nén Audio số.............................................................................................51
3.8.1_Cơ sở về nén Audio số...................................................................................................51
3.8.2_Nén tín hiệu Audio theo chuẩn MPEG...........................................................................52

3.9_Đặc điểm của truyền hình số..................................................................................54
3.9.1_Yêu cầu về băng tần.......................................................................................................54
3.9.2_Méo phi tuyến...............................................................................................................54
3.9.3_Méo chồng phổ..............................................................................................................54
3.9.4_Khoảng cách giữa các trạm truyền hình và đồng kênh..................................................55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
3.9.5_Hiệu ứng bóng ma.........................................................................................................55

3.10_Ưu điểm, nhược điểm của truyền hình số...........................................................55
PHẦN II: MÀN HÌNH CRT, PLASMA, LCD.............................................................................55
CHƯƠNG I: MÀN HÌNH CRT.....................................................................................................55

1.1_Cấu tạo......................................................................................................................55
1.2_ Nguyên lý hiển thị hình ảnh...................................................................................57

1.3_Cơ chế hoạt động của bộ hiển thị...........................................................................58
1.4_ Ưu điểm, nhược điểm.............................................................................................59
CHƯƠNG II: MÀN HÌNH PLASMA............................................................................................59

2.1_Lịch sử......................................................................................................................59
2.2_Cấu tạo.....................................................................................................................60
2.3_Kỹ thuật hiển thị PLASMA....................................................................................62
2.4_Ưu, nhược điểm.......................................................................................................63
CHƯƠNG III: MÀN HÌNH LCD........................................................................................64
I_KHÁI QUÁT MÀN HÌNH LCD.........................................................................................................64

3.1_Lịch sử......................................................................................................................64
3.2_Cấu tạo màn hình LCD ..........................................................................................66
3.3_Công nghệ Panel của màn hình LCD....................................................................71
3.3.1_Panel TN........................................................................................................................71
Đây là kiểu panel thông dụng nhất vì giá thành thấp và được phát triển rộng rãi.
3.3.2_Panel IPS........................................................................................................................72

3.4_Sơ đồ khối tổng quát của màn hình LCD..............................................................73
3.5_Kỹ thuật hiển thị màn hình tinh thể lỏng..............................................................75
3.5.1_Kỹ thuật hiển thị............................................................................................................75
3.5.2_Các tinh thể lỏng điều khiển các điểm ảnh màu :..........................................................77
3.5.3_Phối hợp ánh sáng.........................................................................................................78
3.5.4_Hiển thị màu sắc và sự chuyển động.............................................................................81

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

3



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
3.5.5_Hoạt động bật tắt cơ bản...............................................................................................81

3.6_Cấu trúc của điểm ảnh............................................................................................81
3.7_Tỷ số cạnh.................................................................................................................82
3.8_Góc quan sát.............................................................................................................82
3.9_Độ tương phản.........................................................................................................83
3.10_Thời gian đáp ứng..................................................................................................83
3.11_ Các chế độ quan sát..............................................................................................83
3.12_ Tương lai của LCD:..............................................................................................84
3.13_Tiêu chí đánh giá LCD..........................................................................................85
3.13.1_Độ tương phản............................................................................................................85
3.13.2_Độ chói.........................................................................................................................85
3.13.3_Tuổi thọ thiết bị...........................................................................................................85
3.13.4_Góc nhìn......................................................................................................................85
3.13.5_Năng lượng tiêu thụ.....................................................................................................86
3.13.6_Khả năng chịu nhiệt.....................................................................................................86

3.14_Ưu nhược điểm của LCD......................................................................................86
II_ PHÂN LOẠI LCD...........................................................................................................................87
3.2.1_LCD MA TRẬN THỤ ĐỘNG (DSTN-LCD)........................................................................87
3.2.2_LCD MA TRẬN CHỦ ĐỘNG ( TFT LCD)............................................................................88
3.2.2.1_Cấu trúc của TFT-LCD..................................................................................................88

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D

DANH MỤC HÌNH:
Phần I: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀNHÌNH:
Hình 1.1: Phương pháp quét liên tục………………………………….……..10
Hình 2.1: Nguyên tắc phân chia màu………………………………………..14
Hình 2.2: Sơ đồ khối mã hóa………………………………………………...15
Hình 2.3: Sơ đồ khối giải mã………………………………………………...15
Hình 2.4 : Sơ đồ khối máy thu hình màu…………………………………....17
Hình 2.5: Hệ trục I, Q………………………………………………………..21
Hình 2.6 : Quá trình mã hóa…………………………………………………22
Hình 2.7 : Sơ đồ khối giả mã NTSC………………………………………...23
Hình 2.8 : Sơ đồ mã hóa PAL……………………………………………….25
Hình 2.9: Biểu diễn tín hiệu màu sắc u, v…………………………………...26
Hình 2.10: Sơ đồ khối giải mã hệ màu PAL………………………………...27
Hình 2.11: Mã hóa SECAM…………………………………………………29
Hình 2.12: Sơ đồ mạch giải mã SECAM……………………………………31
Hình 3.1 : Sơ đồ hệ thống truyền hình số……………………………………33
Hình 3.2: Tiêu chuẩn lấy mẫu……………………………………………….37
Hình 3.3 : Tiêu chuẩn lấy mẫu 4:2:2………………………………………...38
Hình 3.4 : Tiêu chuẩn lấy mẫu 4:2:0……………………………………….39
Hình 3.5 : Tiêu chuẩn lấy mẫu 4:2:0………………………………………..39
Hình 3.6 : Mô hình hệ thống nén Video…………………………………….41
Hình 3.7: Sơ đồ khối quá trình mã hóa MPEG-1…………………………...46
Hình 3.8: Sơ đồ giải mã MPEG-1…………………………………………..47
Hình 3.9: Cấu trúc dòng bit Video MPEG-2………………………………..48
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D

Hình 3.10: Cú pháp dòng bit MPEG-2……………………………………....49
Hình 3.11: Mã hóa, giải mã tín hiệu ảnh trong MPEG-4…………………....50
Hình 3.12 : Sơ đồ nén thông tin……………………………………………..52
Hình 3.13: Mã hóa MPEG tín hiệu Audio…………………………………..53
Hình 3.14 : Bộ giải mã Audio MPEG………………………………………53
PHẦN II: MÀN HÌNH CRT, PLASMA, LCD
Hình 1.1: Cấu trúc bên trong của màn hình CRT…………………………..56
Hình 1.2: Hoạt động của chùm tia điện…………………………………….59
Hình 2.1: Cấu tạo màn hình PLASMA……………………………………..61
Hình 2.2: Cấu tạo bên trong màn hình PLASMA………………………….63
Hình 3.1 : Cấu trúc màn hình LCD đen trắng…………………………….67
Hình 3.2: Cấu tạo một điểm ảnh con……………………………………….70
Hình 3.3 : Hoạt động của Panel TN………………………………………..72
Hình 3.4: Sơ đồ khối tổng quát của màn hình LCD………………………74
Hình 3.5 : Hiển thị LCD……………………………………………………76
Hình 3.6: Nguyên tắc trộn màu…………………………………………….79
Hình 3.7:Hiệu ứng chiếu 3 luồng sáng đèn chồng với nhau………………79
Hình 3.8 : Hình ảnh riêng biệt và kết quả phối màu phát xạ……………….80
Hình 3.9: Mô tả bước sóng ánh sang……………………………………….80
Hình 3.10: Cấu trúc TFT LCD ………………………………………….89

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D

Danh mục các từ viết tắt:
Số thứ tự


Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1

CRT

Cathode Ray Tube

2

DCT

Discrete Cosine Transform

3

MPEG

Moving Pictures Expert Group

4

JPEG

Joint Photographic Expert Group

5


LCD

Liquid Crystal Display

6

VLD

Variable Length Decoder

7

LED

Light emitting Display

8

LASER

Light Amplication by Stmulated Emission of Radiation

9

LC

Tinh thể

10


TFT

Thin Film Transistor

11

UFD

Ultra Fire and Bright

12

HDTV

High Definition Television

13

PAL

PHASE ALTERNATIVE LINE

14

TN

Twisted Nematic

15


IPS

In-Plane Switching

16

CCFT

Cold Cathode đèn huỳnh quang

17

OLED

Organic Light- emitting diode

18

NTSC

National Television Systeme Committee

19

PAL

Phase Alternation Line

20


SECAM

Sequentiel Couleur à Mémoire

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống ngày nay truyền hình đóng vai trò rất quan trọng trên
phạm vi toàn thế giới. Truyền hình không những mang lại những món ăn tinh
thần có gía trị cho nhân loại như: giải trí, thông tin kinh tế, gặp gỡ người nổi
tiếng…Thông qua truyền hình chúng ta có thể biết được đời sống văn hóa đa
quốc gia trên thế giới. Từ đó giúp gắn kết con người lại với nhau hơn. Vì vậy
nó chính là động lực thúc đẩy em đến với đề tài này.
Và để theo dõi được truyền hình chúng ta cần phải có màn hình. Từ
trước tới nay các loại màn hình đã và đang sử dụng: CRT, PLASMA, LCD,
LED và LED 3D. CRT là loại màn hình lâu đời nhất, đến ngày nay chúng
được liệt vào danh sách đồ cổ. PLASMA, LCD, LED hiện nay đang rất phát
triển trên thị trường và chiếm lĩnh thị trường tương đối lớn. Màn hình tivi
LED 3D là loại hình khá mới mẻ với đại đa số những người xem truyền hình.
Tivi 3D là công nghệ màn hình nói chung cho phép khán giả ngồi xem truyền
hình tại nhà có thể nhìn được các hiệu ứng nổi. Đó là quá trình tạo ra một hiệu
ứng giả lập về chiều không gian thứ ba, chiều sâu, ngoài sự giới hạn của chiều
cao và chiều rộng trên những Tivi thông thường.
Mặc dù công nghệ LED 3D mới xuất hiện và có nhiều ưu điểm vượt trội

hơn so với công nghệ bình thường song nó vẫn chưa thực sự phát triển mạnh
mẽ do nhiều yếu tố như: giá thành, số lượng phim 3D còn ít…
Tuy nhiên, LED 3D sẽ kích thích thị hiếu của người xem truyền hình, tiết
kiệm điện như các tivi led thông thường, không gây hại cho mắt... Và đặc biệt
là khả năng chuyển đổi phim từ 2D sang 3D.
Em nghĩ với tốc độ phát triển của Việt Nam nói riêng và của Thế Giới
nói chung, trong tương lai gần thì công nghệ LED 3D sẽ trở lên quen thuộc và
gần gũi với đời sống của chúng ta.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀNHÌNH:
CHƯƠNG I: TRUYỀN HÌNH TƯƠNG TỰ
1.1_Quá trình phát triển.
Quá trình phát triển của truyền hình đó là đi từ hệ thống truyền hình thủ
công, từ phương pháp phân tích và tổng hợp ảnh thủ công rồi hoàn thiện dần
ở phương pháp thực hiện tự động và phát triển hơn khi có thiết bị bán dẫn.
Ngày nay đã ra đời hệ thống truyền hình số vượt trội về mặt chất lượng nhưng
truyền hình tương tự vẫn là nền tảng để có sự phát triển như ngày nay.
Sự ra đời đầu tiên là hệ thống Bake-Bakewel(1843). Tiếp đến là hệ thống
GEORGE CARREY(1905). Vào năm 1906 hệ thống PAUL NEPKOWTruyền hình cơ khí ra đời và chỉ dùng một tế bào quang điện duy nhất. Năm
1954 hệ thống truyền hình đen trắng ra đời cùng với sự ra đời của ống
VIDICON.
1.2_Hệ thống truyền hình
1.2.1_Những khái niệm

Hệ thống truyền hình là tập hợp các thiết bị cần thiết để đảm bảo quá
trình phát và thu hình ảnh.
Phần truyền dẫn là hệ thống thường sử dụng đường truyền vô tuyến,
đường truyền vệ tinh, cáp…
Phía phát biến đổi tín hiệu quang thành điện, tín hiệu điện sẽ điều chế
song mang để truyền đi xa.
Bên thu thực hiện điều chế tách riêng thành tín hiệu ra khỏi song mang và
rồi sau đó thực hiện biến đổi tín hiệu thành tín hiệu quang.
Hệ thống truyền là một tâp hợp các thiết bị cần thiết để đảm bảo quá
trình phát và thu các hình ảnh trông thấy. Truyền hình được dùng vào nhiều
mục đích khác nhau. Tùy theo mục đích của truyền hình mà xác định chỉ tiêu
kĩ thuật của hệ thống cho phù hợp. Yêu cầu chung của hệ thống là ảnh nhận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
được trên màn máy thu hình phải phản ánh được tính trung thực vật cần được
truyền đi.
1.2.2_Nguyên tắc truyền hình.
1.2.2.1_ Các phương pháp quét trong truyền hình hiện nay.
1.2.2.1.1_ Phương pháp quét liên tục.
điểm ảnh
1

A
2


B

625

Z

Hình 1.1: Phương pháp quét liên tục
Tia điện tử bắt đầu quét từ mép trái dòng 1 sang mép phải A. Và lập tức
quay về phía trái theo đường nét đứt và lại bắt đầu từ mép trái dòng 2 quét về
mép phải B, sau đó lại quay về mép traisvaf bắt đầu dòng 3…Tiếp tục như
vậy dòng điện tử quét từ trên xuống dưới cho tới Z. Đây gọi là quá trình phân
tích và tổng hợp 1 ảnh.
Xung quét dòng có dạng xung răng cưa dùng để lái tia điện tử quét từ trái
sang phải. Thời gian tia điện tử quét từ đầu dòng 1 đến điểm A và trở về đầu
dòng 2 gọi là thời gian quét dòng. Trong đó thời gian quét từ đầu dòng A về
đầu dòng 2 gọi là thời gian quét dòng ngược. Trong thời gian quét dòng
ngược không mang thông tin nên người ta phát đi các xung xóa. Thời gian
quét từ đầu dòng 1 đến điểm Z gọi là thời gian quét mành thuận, thời gian
quét từ điểm Z về đến đầu dòng 1 của ảnh 2 gọi là thời gian quét mành ngược.
Và trong thời gian quét mành ngược không mang thông tin.
Do sự lưu ảnh của mắt người, nếu người ta truyền 24 ảnh trên 1 giây, thì
khi tái tạo lại hình ảnh người ta có cảm giác 1 ảnh chuyển động liên tục. Đối
với truyền hình để tránh hiện tượng bị rung, lắc hoặc có vết đen trôi trên màn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
hình khi bộ lọc nguồn không đảm bảo chất lượng, người ta truyền 25 ảnh/1

giây/50Hz và 30 ảnh/1 giây/60Hz.
Tuy nhiên với phương pháp quét liên tục thì dù có truyền số ảnh như ở
trên thì hình ảnh xem vẫn có cảm giác lập lòe, chớp.
1.2.2.1.2_Phương pháp quét xen kẽ.
Do sự lưu ảnh của mắt, nếu ta truyền 24 ảnh/1 giây thì khi tái tạo hình ảnh
người xem sẽ có cảm giác một ảnh động liên tục. Tuy nhiên với 24 ảnh/1 giây
thì ánh sang vẫn bị chớp gây khó chịu. Để khắc phục thay vì chiếu 1 ảnh liên
tục trong 1/24 s người ta chiếu ảnh đó 2 lần mỗi lần 1/48 s.
Cũng giống như phương pháp quét liên tục: Tia điện tử quét từ trái sang
phải và từ trên xuống dưới và sử dụng các xung xóa trong thời gian quét
ngược dòng và mành. Nhưng trong phương pháp quét xen kẽ, người ta chia
bức ảnh làm 2 nửa (2 mành) và thực hiện quét như sau:
Mỗi ảnh được truyền làm 2 lượt. Lượt đầu truyền tất cả các dòng lẻ
(1,3,5…) gọi là mành lẻ, lượt 2 truyền tất cả những dòng chẵn (2,4,…).
Ở phương pháp quét xen kẽ, khi ta truyền 25 ảnh/1 giây tương đương 50
mành trên 1 giây trong đó 25 mành chẵn và 25 mành lẻ hoặc 30 ảnh/1 giây
(60 mành trên 1 giây trong đó 30 mành chẵn và 30 mành lẻ). Tần số mành
chính bằng tần số nhấp nháy tới hạn nên khi khôi phục lại ảnh, ảnh trên màn
máy thu hình không bị nhấp nháy.
Khi quét cách dòng thì số dòng của mỗi ảnh phải là số lẻ Z=2m+1( m là
số nguyên). Mỗi mành sẽ có (m+1/2) dòng, ngoài ra tần số phải luôn có bội
của tần số mành.
Ta có FH= (m+1/2)fv :

FH là tần số dòng; fv là tần số mành.

1.2.2.2_ Tiêu chuẩn quét.
Người ta chia bức ảnh ra làm 625 dòng hoặc 525 dòng và mỗi dòng có
625.4/3 điểm ảnh (525.4/3).
Số bức ảnh truyền đi trong 1s là 25 ảnh/1s hoặc 30 ảnh/1s. Tần số quét

mành là fv=50 Hz hoặc 60 Hz.
Tần số quét dòng là :

FH= 625.25 = 15625 Hz

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
hoặc FH = 525.30 = 15750 Hz.
1.2.3_Tín hiệu truyền hình.
1.2.3.1_Tín hiệu video.
Tín hiệu video là tín hiệu đơn cực tính, độ chói của ảnh có giá trị dương,
biến đổi từ 0 tới dương vô cùng. Nếu ứng với điểm trắng của ảnh, tín hiệu có
giá trị điện áp lớn nhất. Ứng với điểm đen của ảnh, tín hiệu có trị số điện áp
nhỏ nhất.
Tín hiệu video bao gồm cả xung tắt dòng và xung tắt mành. Trong chu kỳ
quét dòng gồm : Thời gian quét dòng thuận và thời gian quét dòng ngược.
Thời gian quét dòng thuận, tia điện tử có tác dụng chuyển ảnh quang thành tín
hiệu điện. Trong thời gian quét ngược tia điện tử từ cuối dòng trước quay về
đầu dòng sau, tín hiệu không mang tin tức về hình ảnh nên được dùng để
truyền xung tắt dòng. Xung tắt dòng làm tia điện tử ở ống thu trong thời gian
quét ngược dòng.
1.2.3.2_Thông tin đồng bộ.
Quá trình quét ảnh, xử lí tín hiệu tai phía phát, truyền qua kênh thông tin
thu nhận, xử lí và hiển thị thông tin tại phía thu cần phải được đồng bộ. Đồng
bộ nhằm khôi phục ảnh một cách rõ nét nhất. Tín hiệu đồng bộ được tạo ra và
truyền đi trên kênh thông tin cùng với tín hiệu video.

Tín hiệu đồng bộ dùng để khống chế bộ quét trong máy thu điều khiển tia
điện tử trong ống thu làm việc đồng bộ và đồng pha với tia điện tử quét trong
ống phát. Tín hiệu đồng bộ gồm tín hiệu đồng bộ dòng và tín hiệu đồng bộ
mành.
Thời gian xóa mành lớn hơn nhiều so với chu kì 1 dòng quét, do đó xung
đồng bộ mành có độ rộng bằng 2,5 hoặc 3 chu kỳ quét dòng để quá trình đồng
bộ được chính xác. Tín hiệu đồng bộ mành mang các xung cân bằng. Đó là
chuỗi xung nằm trước và nằm sau xung đồng bộ mành trong thời gian xóa
mành. Tín hiệu đã cộng cả xung xóa, xung đồng bộ được gọi là tín hiệu
truyền hình đầy đủ.
1.2.3.3_Phổ tín hiệu.
Phổ tín hiệu hình là phổ gián đoạn: gồm các hài của tần số mặt và các
nhóm phổ quanh hài của tần số dòng trong đó hài cao thì biên độ nhỏ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
Trên phổ tín hiệu hình ta thấy giữa các nhóm phổ hài tần số dòng tồn tại
các khoảng trống. Dựa vào tính chất này, trong truyền hình màu sẽ sắp đặt
phổ của tín hiệu màu vào các khoảng trống của phổ tín hiệu chói.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
CHƯƠNG II: TRUYỀN HÌNH MÀU

2.1_Nguyên lí truyền hình màu
2.1.1_Nguyên tắc truyền 3 màu chính
Gương
Lọc R

ER=a V
Vidicon1

Thấu kính
Lọc G

EG=b V
Vidicon2

ảnh
Lọc B

Lăng kính

EB=y V
Vidicon3

Gương

Hình 2.1: Nguyên tắc phân chia màu.
Trong truyền hình màu người ta truyền đi các thông số về màu sắc của
bức ảnh. Tất cả các thông số về màu sắc của điểm màu được xác định rõ ràng
nếu như chúng ta biết được tỷ lệ pha trộn của 3 màu chính R, G, B.
Đối với truyền hình màu để có tin tức điểm màu ta phải chia phổ ra làm
3n dải phổ màu R, G, B và dung 3 đèn Vidicon để đo biên độ trung bình của 3

quãng phổ riêng aR( độ chói đỏ), bG (độ chói lá cây), yB( độ chói lam).
2.1.2_Sự tái tạo lại ảnh màu
Người ta chế tạo loại đèn hình màu 3 catot, 3 cực điều khiển và màn hình
có các điểm phát màu R, G, B xen kẽ. Cứ 3 điểm R, G, B xếp thành hình tam
giác đều gọi là điểm tam màu và 3 điểm R, G, B thẳng hàng gọi là một điểm
màu trong loại đèn hình thẳng hàng.
2.1.3_Mã hóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
EY

ER

Mạch

EG

Ma

EB

Trận

C1


Điều chế

+

C2

Color Video
fsc

Hình 2.2: Sơ đồ khối mã hóa

Cho 3 tín hiệu màu là ER, EG, EB qua mạch ma trận làm nhiệm vụ cộng,
trừ điện áp theo tỉ lệ đã định để tạo ra tín hiệu chói EY và hai tín hiệu màu EREY và EB- EY . Tiếp đó cho 2 tín hiệu này điều chế với song mang màu ( sóng
mang phụ) có tần số fmp< fMAX được 2 tín hiệu C1, C2. Hai tín hiệu này nhập
chung với tín hiệu chói EY và cuối cùng cho cộng chung với xung đồng bộ
màu để được tín hiệu hình màu.
2.1.4_Giải mã
Color Video

-EY

EY
Mạch

C1
Lọc giải

Tách sóng

C2


Ma
Trận

Tới

ER-EY

CRT

EG-EY
EB- EY

Hình 2.3: Sơ đồ khối giải mã
Sau khi tách sóng hình nếu máy thu nhận được tín hiệu màu thì ở đây ta sẽ
được tín hiệu hình màu và ta phải tiếp tục xử lý nó để lấy ra được 3 tín hiệu
màu cơ bản ER, EB để đưa vào điều khiển đèn hình màu. Mạch xử lý để đưa ra
các tín hiệu màu EG trên được gọi là mạch giải mã.
Khi đài phát tín hiệu màu thì đầu ra của tầng tách sóng hình sẽ thu được
tín hiệu hình màu. Tín hiệu này một phần đi đến mạch ma trận, phần còn lại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
sẽ đi qua mạch lọc để ngăn vùng tần số thấp của EY và chỉ lấy ra sóng mang
màu để điều chế với tín hiệu màu để rồi lại đi qua mạch tách sóng màu để lấy
lại hai tín hiệu màu. Để giúp mạch tách sóng màu làm việc tốt người ta cần
đến xung đồng bộ màu điều khiển ( xung này được phát đi cùng với tín hiệu

hình màu). Sau đó người ta lại cho 2 tín hiệu màu vừa mới tách ra đi đến
mạch ma trận kết hợp với EY để tạo ra tín hiệu màu thứ 3 là EG-EY .
EY=0,3 ER+0,59EG+0,11EB;
ER -EY= ER-0,3 ER-0,59 EG-0,11 EB=0,7ER-0,59EG-0,11 EB.
EG-EY = -0,3 ER+0,41 EG-0,11 EB.
EB- EY= -0,3 ER-0,59 EG +0,8EB.
2.2_Máy thu hình màu
2.2.1_Sơ đồ khối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
1
1

KĐT
T
tiếng

Hạn
biên

Tách
sóng
tiếng

KĐC

S
tiếng

loa

Nhận
đk từ
xa

2

Vi xử

điều
điều
khiển
khiển

Tia hồng
ngoại

3

Đường tiếng

4

2

3


Mạch
vi xử


Đường hình

Xử lý
chói

ER -EY

Giải

màu

EB -EY

Mạc
h ma
trận
G-Y

ER -EY
EB-EY

Ma
trận
RGB


EB -EY

ER


màu đỏ

EG

KĐ màu
lục

EB

-ER

KR

-EG

KG

-EB

KĐ màu
lam

KB

5

Mạch cân
bằng trắng

4

5

fH

fV

KhốI
quét
dòng

Tách
xung
đ/bộ

+ 115V
Chỉnh
lưu đại
cao áp

fV
KhốI
quét
mành

Mạch khử

từ

fH

Xóa
tia
quét
ngược

Tạo nguồn
cấp

+15 V
-30 V

AC

Phần nguồn
Đi xóa tia

AFC
(AFT
)

quét ngược

Đồng bộ và tạo xung quét
VHF

KDTT


1

Tách
sóng

VHF
UHF

AGC

2
3
4 3
4

UHF

Cao tần-trung tần-tách sóng

Hình 2.4 : Sơ đồ khối máy thu hình màu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

2
1

17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D

2.2.2_Các phần chính và nhiệm vụ
Sơ đồ khối của máy thu hình có thể chia làm 6 phần:
+ Phần cao tần- trung tần- tách sóng bao gồm các khối: Khối kênh UHF, khối
kênh VHF, khuếch đai trung tần, tách sóng, mạch AFC, mạch AGC.
+ Phần đường tiếng gồm khối: Trung tần tiếng, hạn biên, tách sóng tiếng, và
công suất tiếng.
+ Phần đường hình màu gồm các khối: Xử lý chói, giải mã màu, các mạch
ma trận, các mạch khuếch đại màu cuối, mạch cân bằng trắng.
+ Phần đồng bộ và tạo xung quét gồm các khối: Tách xung đồng bộ, khối
quét dòng, khối quét mành, xóa tia quét ngược, chỉnh lưu cao áp.
+ Phần vi xử lý điều khiển gồm các khối: Nhận điều khiển từ xa, mạch vi xử
lý.
+ Phần nguồn: Mạch khử từ, chỉnh lưu, lọc tạo nguồn cấp.
2.2.2.1_ Phần cao tần- trung tần- tách sóng
Phần cao tần- trung tần- tách sóng chọn lọc tín hiệu truyền hình từ phía
đài phát gửi tới, sau đó khuếch đại sơ bộ để cho tín hiệu lớn hẳn lên để át
nhiễu từ các kênh truyền hình khác hoặc từ các sóng điện từ khác tác động
vào.
+ Hộp kênh của băng UHF: Xử lý các kênh truyền hình có tần số sóng mang
nằm trong dải UHF.
+ Hộp kênh của băng VHF: Xử lý các kênh truyền hình có tần số sóng mang
nằm trong dai VHF.
+ Mạch khuếch đại trung tần lấy ra tần số trung tần chung của tín hiệu truyền
hình.
+ Mạch tách sóng: Tách sóng Video và khuếch đại sơ bộ sau tách sóng
Video.
+ Khối AFT, AFC: Mạch tự động điều chỉnh tần số ngoại sai AFC hoặc AFT
tự động dừng dò.
+ Khối AGC: Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...


18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
2.2.2.2_ Phần đường tiếng
+ Khối khuếch đại trung tần tiếng: Quy đổi và tạo chung tần tiếng lần 2 để có
thể thu được tiếng của các hệ màu khác.
+ Khối hạn biên, tách sóng tiếng, và công suất tiếng: Toàn bộ đường tiếng
của máy thu hình có nhiệm vụ tách tín hiệu âm thanh ra khỏi trung tần lần thứ
2 theo phương thức điều tần, sau đó khuếch đại âm thanh đủ lớn đồng thời
phối hợp trở kháng với loa.
2.2.2.3_ Phần đường hình
+ Khối xử lý chói: Mạch khuếch đại và xử lý tín hiệu chói EY.
+ Khối giải mã màu: Mạch giải mã màu của các hệ khác nhau để lấy ra 2 tín
hiệu màu là ER-EY và EB-EY.
+ Khối ma trận G-Y: Để tạo ra tín hiệu màu thứ 3 là EG-EY mà đài phát
không gửi đi.
+ Khối mạch ma trận G,R,B: Để khôi phục lại 3 tín hiệu hiệu màu cơ bản là
ER, EG, EB.
+ Khối khuếch đại màu đỏ: Mạch khuếch đại tín hiệu màu đỏ lần cuối.
+ Khối khuếch đại màu lục: Mạch khuếch đại tín hiệu màu lục lần cuối.
+ Khối khuếch đại màu lam: Mạch khuếch đại tín hiệu màu lam lần cuối.
+ Khối cân bằng màu trắng: Thực tế nó không phải là một khối riêng biệt mà
chỉ là bộ phận điều khiển nằm ngay trong 3 tầng khuếch đại màu cuối.
2.2.2.4_ Phần đồng bộ và tạo xung quét.
+ Khối tách xung đồng bộ: Mạch tách sóng đồng bộ, khuếch đại và phân chia
xung đồng bộ.
+ Khối quét dòng: Toàn bộ khối quét dòng của máy thu hình, tạo ra xung
giăng cưa quét dòng.

+ Khối quét mành: Toàn bộ khối quét mành của máy thu hình, tạo ra xung
giăng cưa quét mành.
+ Khối xóa tia quét ngược: Mạch phối hợp để hình thành xung xóa tia
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
quét ngược.
+ Khối chỉnh lưu cao áp: Mạch chỉnh lưu đạo cao áp tạo ra điện áp cao áp 14
000 V đến 22 000 V cấp cho anot đèn hình.
2.2.2.5_ Phần vi xử lý điều khiển
+ Khối nhận điều khiển: Mạch tiếp nhận điều khiển từ xa bằng tia hồng
ngoại.
+ Khối vi xử lý: Mạch vi xử lý, xử lý các tín hiệu để điều khiển các hoạt
động của máy thu hình.
2.2.2.6_ Phần nguồn
+ Khối khử từ dư: Tạo ra xung từ trường rất mạnh mỗi lần bắt đầu mở máy,
tồn tại trong thời gian rất ngắn để quét sạch từ dư ở màn hình, giữ cho màn
hình không bị loang màu.
+ Khối tạo nguồn cấp: Bao gồm các mạch chỉnh lưu, lọc và ổn áp để tạo ra
các mức điện áp 1 chiều cần thiết để nuôi máy thu hình.
2.3_Các hệ truyền hình màu.
2.3.1_Hệ màu NTSC ( National Television Systeme Committee)
Là hệ truyền hình màu được nghiên cứu đầu tiên trên thế giới. Nó chính
thức phát sóng năm 1953 theo tiêu chuẩn FCC kênh sóng 4,5MHz. Tín hiệu
màu được điều biên nén vuông góc chèn vào tín hiệu chói.
2.3.1.1_Tín hiệu truyền hình màu đầy đủ.
2.3.1.1.1_Tín hiệu chói

Được tạo ra từ 3.1.1.3 tín hiệu màu cơ bản và phát đi trong toàn dải tần
dành cho hệ thống truyền hình đen trắng thông thường. Tín hiệu chói được
xác định:
EY= 0,299ER+0,587EG+0,114EB.
Tần số cao nhất của tín hiệu chói là 4,2 MHz.
2.3.1.1.2_Tín hiệu màu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D

I

R
Y
Q
330

330

B-Y

Hình 2.5: Hệ trục I, Q
Hệ NTSC truyền đi 2 tín hiệu màu nhưng chỉ cho phép dung một tín hiệu
màu có dải tần hẹp hơn. Để thực hiện được điều này, trong hệ NTSC người ta
xoay hệ trục màu B-Y và R-Y đi một góc 330.
Thực tế những màu nằm theo phương lệch 330 so với trục B-Y là mắt

người phân tích khó nhất và dải tần chỉ là (0 ; 0,5 Mhz). Còn màu sắc theo
phương lệch pha 330 so với trục R-Y gọi là tín hiệu I và những màu theo
phương khác có phổ tần (0 ; 1,5 Mhz).
Do đó , hệ NTSC không sử dụng hệ trục (R-Y), (B-Y) mà sử dụng hệ trục
I,Q. Hai tín hiệu màu I, Q được tính như sau:
I= (R-Y)cos330 - (G-Y)sin330.
Q=( R-Y)sin330 +(G-Y) cos330.
Tín hiệu Q có dải tần: 0,5 Mhz.
Tín hiệu I có dải tần: 1,2 Mhz.
Để cài tín hiệu phổ màu I, Q vào phổ tín hiệu chói, hệ NTSC sử dụng
phương pháp điều chế vuông góc hai tín hiệu màu vào sóng mang phụ.
Điều chế vuông góc ở đây là điều biên nén vuông góc, trong đó 2 tín hiệu
màu được điều biên nén với 2 sóng mang có tần số bằng nhau (3,58Mhz)
nhưng lệch pha nhau 900. Hai sóng mang này là 2 sóng mang trực giao nhau
hay vuông góc.
Tần số sóng mang trong điều chế vuông góc được gọi là tần số sóng
mang phụ hay tần số sóng mang màu. Hệ NTSC chuẩn 525 dòng, tần số sóng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
mang màu là 3,59 Mhz.
2.3.1.1.3_Mã hóa tín hiệu NTSC.
Mã hóa NTSC nhằm tạo 3 tín hiệu ER, EG, EB. Quá trình mã hóa:
EY

ER
Ma


EG

Trận

Delay 0,7 us

+2

SAM

C1

EI

EB

+1

SAM

EQ
OSC, 3,58 Mhz

C2
330

Tín hiệu
hình
NTSC


+3

+1
+
+2
Cổng lóe màu

+1
2

Hình 2.6 : Quá trình mã hóa
NTSC
Từ 3 tín hiệu màu ER, EG, EB thông qua mạch ma trận chuyển chúng thành
các tín hiệu : Tín hiệu chói EY có dải tần ( 0; 4,2 Mhz).
Tín hiệu màu EI= ER- EY có dải tần (0; 0,5 Mhz).
Tín hiệu màu EQ= EB- EY.
Hai tín hiệu EI và EQ được đem đi điều biên cân bằng( SAM) với sóng
mang màu phụ 3,58 Mhz.
Mạch dao động tạo ra dao động sóng hình sin có tàn số 3,58 Mhz, được
cho sớm pha đi một góc 900 để điều biên nén EI ( Tín hiệu màu C1). Tương tự
một sóng hình sin có tần số 3,58 Mhz với biên độ EQ. Hai sóng C1, C2 lệch
nhau 900 được nhập chung trong một mạch cộng để đưa ra một sóng sin duy
nhất. Sau đó tín hiệu lóe màu C được cộng với tín hiệu chói EY để đưa ra mộ
phần tín hiệu điều chế, phần còn lại được lấy ra từ mạch tạo tần số đưa qua
mạch đảo pha 1800 rồi nhập chung vào tín hiệu chói cộng lóe màu sau cùng
đưa ra một tín hiệu chung.
2.3.1.1.4_ Lựa chọn sóng mang phụ.
Để đảm bảo tính tương thích giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng
thì kênh của truyền hình màu phải có phổ kênh bằng đúng phổ kênh của

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
truyền hình đen trắng. Vì vậy tín hiệu phải nằm trọn vẹn trong phổ tần cao
của tín hiệu chói để tránh can nhiễu giữa chói và màu.
Tín hiệu EY có dải tần (0; 4,2 Mhz), tín hiệu màu (0; 1,5 Mhz) nhưng thực
tế chỉ truyền ( 0; 1,2Mhz). Vậy fmp< 4,2-0,6= 3,6.
Nhưng phổ của tín hiệu chói là phổ vạch, được phân bố là các bội số của
fH ( tần số dòng) vì vậy chọn fmp= fH.(2n-1)/2 thì dao động tần số sóng mang
phụ giảm đi nhiều. Lựa chọn n phù hợp để thỏa mãn các điều kiện trên. Thực
tế n= 282 thì fmp=3,58 Mhz hoặc fmp=4,43 Mhz.
2.3.1.1.5_Giải mã NTSC
Từ tách sóng hình, toàn bộ dải thông tin của tín hiệu chói EY được đưa tới
mạch ma trận thông qua một dây trễ 0,7 us để chờ hai tín hiệu
T/h màu NTSC

trễ 7
us

EY

- EY
EI

Demod I
Color IF


EQ

Demod Q

Mạch
khuếch đại
và mạch
ma trận

ER-EY
EG-EY

EB-EY
3,58 Mhz

330

Burst Gate

900

Hình 2.7 : Sơ đồ khối giả mã NTSC
2.3.1.1.6_Kết luận về NTSC
Truyền đồng thời cùng một lúc hai tín hiệu EI và EQ
Điều biên nén vuông góc EI và EQ vào sóng mang phụ fsc=(3,58 hoặc 4,43
Mhz). Đó chính là điều biên cân bằng: SAM
Tín hiệu NTSC color Video có chứa 7 tin tức:
+ Bốn tin tức đầu của truyền hình đen trắng: dải tần 4,5 Mhz (FCC).
+ Hai tín hiệu màu EI có dải tần từ ( 0; 1,5 Mhz) và EQ( 0; 0,5Mhz)
được chèn vào bên trên của tín hiệu chói từ (2,38; 4,2Mhz).

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
+ Tin tức thứ 7 là nén màu và đồng bộ màu.
Nén màu truyền đi pha góc 00 của sóng mang phụ, dùng để chuẩn pha góc
sóng mang phụ fsc ở máy thu cần có tách sóng điều biên nén vuông góc.
Bằng cách chọn sóng mang phụ fsc cho phép tự khử được tạp âm do nó
gây ra
Phải chọ tần số FM tiếng sao cho nó giao thoa với fsc không tạo lên nhiễu
trên màn hình.
Vì hệ NTSC hay gặp phải sự sai pha trên đường truyền nên giải pháp cho
vấn đề này là ở máy thu hình NTSC có nút chỉnh pha để sửa màu.
2.3.1.1.7_Ưu, nhược điểm của NTSC
Ưu điểm:
Đây là mạch đơn giản, thiết bị mã hóa và giải mã không phức tạp. Vì vậy
giá thành thiết bị thấp hơn so với các thiết bị của hệ khác.
Nhược điểm:
+ Rất dễ bị sai màu khi hệ thống truyền tín hiệu không lí tưởng và có nhiễu
+ Méo gây ra do dải tần tín hiệu mang màu bị hạn chế nên sinh ra nhòe. Ranh
giới giữa các dải màu cần thiết nằm kề nhau theo chiều ngang làm cho độ
chói bị giảm, tín hiệu thấp ở vùng giới hạn các dải màu và chi tiết mầu nhỏ.
+ Méo gây ra do dải tần của tín hiệu mang màu khác nhau: sự sai khác dải
tần của EI và EQ không giống nhau do đó các góc pha thay đổi theo thời gian,
sự sai khác dải tần làm thay đổi giới hạn của các vùng màu trong đồ thị màu.
+ Nếu tín hiệu vào kênh chói có sự đột biến hoặc chứa các thành phần tần
số cao thì dưới tác dụng của nó, đầu ra của bộ lọc thông dải tần số foc sẽ xuất
hiện các dao động tần số sóng mang phụ bởi vì các tín hiệu màu cao tần là các

tín hiệu điều biên cho nên việc nhiễu kiểu trên khó khắc phục. Chính nhiễu
này làm cho các chi tiết ảnh đen trắng trở nên có màu khi kích thước thích
hợp.
2.3.2 _Hệ màu PAL
Hệ PAL viết tắt của chữ PHASE ALTERNATIVE LINE tức là đảo pha
theo từng dòng một. Năm 1962 giáo sư tiến sĩ người Đức-Walter Bruch và
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP-----------MÀN HÌNH TIVI VÀ MÀN HÌNH LED 3D
các đồng sự của ông ở hãng TELEFUNKEN (Đức) nêu các khuyết điểm của
hệ NTSC và đề nghị một hệ cải tiến PAL. Năm 1966 hệ PAL được chính thức
phát sóng trên kênh CCIR (5,5MHz) ở Tây Đức.
2.3.2.1 _Mã hóa PAL.
Hệ PAL vẫn sử dụng phương pháp điều biên nén vuông góc như ở
NTSC.
DELAY
0,7 us
(R-Y)

v

C1

SAM
MATRIX

+


(B-Y)

u

SAM

+
VIDEO

-900

+900

BURST
GATE

fH

S1
4,43(0)0

+

C2

0,493

4,43(0)0


PAL

C

0,877

+1350

-1350

fH

Hình 2.8 : Sơ đồ mã hóa PAL
Gốc pha 00được dùng để điều biên nén tín hiệu sắc u (thay vì 330 như ở
NTSC).
Pha +900 và -900 lần lượt từng dòng một để điều biên nén tín hiệu sắc v
(thay vì lần lượt là 330 + 900 = 1230 như NTSC).
Pha của Burst là +1350 và – 1350 lần lượt cho từng dòng một tùy theo
dòng đang truyền có pha là -900 hay +900.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI……………………...

25


×