Tải bản đầy đủ (.pdf) (339 trang)

Phát huy vai trò của công tác thể dục, thể thao trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện tại các Trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.09 MB, 339 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------

LẠI XUÂN THỦY

PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC THỂ DỤC,
THỂ THAO TRONG THỰC HIỆN MỤC TIÊU
GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI CÁC TRƢỜNG
ĐÀO TẠO BẬC TRUNG CẤP CƠNG AN PHÍA NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------

LẠI XUÂN THỦY

PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC THỂ DỤC,
THỂ THAO TRONG THỰC HIỆN MỤC TIÊU
GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI CÁC TRƢỜNG
ĐÀO TẠO BẬC TRUNG CẤP CƠNG AN PHÍA NAM
CHUN NGÀNH: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
MÃ SỐ: 62140103


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
CBHD1: PGS.TS NGUYỄN HIỆP
CBHD2: PGS.TS VŨ ĐỨC KHIỂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi và
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hiệp và PGS.TS Vũ Đức Khiển.
Trong cơng trình nghiên cứu này, các cơ sở số liệu và tài liệu tham khảo được sử dụng là
hồn tồn đảm bảo trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

LẠI XUÂN THỦY


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời đến Đảng ủy - Ban Giám hiệu, Khoa Giáo dục thể chất,
Khoa Sau Đại học và các đơn vị của Trường Đại học Thể dục Thể thao Tp.HCM đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành khóa học này. Tơi cũng xin được gửi lời
cảm ơn đến quý thầy cô giảng dạy, các nhà khoa học và các chuyên gia đã dành
nhiều tâm huyết truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức quý báu. Tiếp theo tôi xin
được cảm ơn tất cả các anh chị và các bạn học viên lớp nghiên cứu sinh khóa 1 đã
động viên, giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến hai cán bộ hướng dẫn là: PGS.TS Nguyễn Hiệp cùng với PGS.TS Vũ Đức Khiển
đã tận tình động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu.
Đồng thời qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Đảng ủy - Ban Giám hiệu,
các đồng chí cán bộ, giáo viên và học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
nói riêng và trong các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam nói chung,
nhất là gia đình cùng các bạn đã động viên, khích lệ cũng như tạo điều kiện giúp đỡ
cho tôi trong suốt thời gian qua.
Học viên nghiên cứu sinh khóa 1
LẠI XUÂN THỦY


MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 01
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 04
1.1. NHU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG CÁC TRƢỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN ......................................... 05
1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực .............................................................................. 05
1.1.2. Khái quát chung về nguồn nhân lực Công an nhân dân Việt Nam ............ 07
1.1.3. Định hướng đổi mới công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trong các
trường Công an nhân dân ....................................................................................... 11
1.2. NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC VIÊN TRONG CÁC
TRƢỜNG ĐÀO TẠO BẬC TRUNG CẤP CƠNG AN PHÍA NAM......... 16
1.2.1. Sơ lược lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của các trường đào tạo

bậc Trung cấp Cơng an phía nam .................................................................... 16
1.2.2. Những yêu cầu mục tiêu cần đạt đối với nhiệm vụ giáo dục tồn diện trong
chương trình đào tạo học viên tại các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an
phía nam ................................................................................................................... 18
1.3. NHẬN THỨC CHUNG VỀ VAI TRÕ CỦA CƠNG TÁC THỂ DỤC, THỂ
THAO TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỌC VIÊN CÁC
TRƢỜNG ĐÀO TẠO BẬC TRUNG CẤP CÔNG AN PHÍA NAM......... 23
1.3.1. Khái qt về vai trị và nhiệm vụ của công tác thể dục, thể thao theo định
hướng xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn mới ................ 23
1.3.2. Vai trị của cơng tác thể dục, thể thao được thể hiện cụ thể thông qua các giờ
học tại thao trường trong chương trình đào tạo học viên các trường Trung cấp
Cơng an phía nam ............................................................................................ 25


1.4. MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÕ CỦA CƠNG TÁC
THỂ DỤC, THỂ THAO TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỌC
VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐÀO TẠO BẬC TRUNG CẤP CƠNG AN
PHÍA NAM ..................................................................................................... 36
1.4.1. Nâng cao biểu hiện tính tích cực học tập của học viên trong các giờ học tại
thao trường ....................................................................................................... 36
1.4.2. Tổ chức hoạt động dạy và học theo quan điểm xác định học viên làm trung
tâm nhằm hình thành cho học viên phương pháp học tập tích cực .................. 42
1.4.3. Đảm bảo các yếu tố tác động đến kết quả học tập và rèn luyện kỹ năng của
học viên trong các giờ học tại thao trường ...................................................... 45
1.5. MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ...................... 47
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .......................... 50
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 50
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................................... 50
2.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học .................................................................... 50
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm ..................................................................... 51

2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .............................................................. 52
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê .................................................................... 53
2.1.6. Phương pháp phân tích SWOT ..................................................................... 54
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .................................................................................. 55
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 55
2.2.2. Địa điểm thực hiện nghiên cứu ..................................................................... 56
2.2.3. Nội dung kế hoạch tổ chức nghiên cứu ......................................................... 56
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................... 58
3.1. THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC THỂ DỤC, THỂ THAO
TRONG THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC
VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐÀO TẠO BẬC TRUNG CẤP CƠNG AN
PHÍA NAM ..................................................................................................... 58
3.1.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác thể dục, thể thao trong
các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam ...................................... 58
3.1.2. Đánh giá vai trị của cơng tác thể dục thể thao trong chương trình đào tạo
học viên các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam ....................... 66


3.1.3. Đánh giá biểu hiện tính tích cực học tập trong các giờ học tại thao trường
của học viên các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam ................ 80
3.1.4. Đánh giá khả năng giảng dạy trong các giờ học tại thao trường của đội ngũ
cán bộ, giáo viên các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam ......... 87
3.1.5. Đánh giá điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy và học các giờ học tại thao
trường trong các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam ................ 93
3.1.6. Bàn luận về thực trạng vai trị của cơng tác thể dục thể thao trong chương
trình đào tạo học viên các Trường Trung cấp Cơng an phía nam .................... 96
3.2. NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CÔNG
TÁC THỂ DỤC, THỂ THAO TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO
HỌC VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG CẤP CƠNG AN PHÍA NAM ....... 98
3.2.1. Hệ thống hóa và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến vai

trị của cơng tác thể dục, thể thao trong chương trình đào tạo học viên các
trường Trung cấp Cơng an phía nam .............................................................. 98
3.2.2. Phân tích ngun nhân hạn chế, yếu kém cùng những thuận lợi và khó khăn
đối với vai trị của cơng tác thể dục, thể thao trong chương trình đào tạo học
viên các trường bậc Trung cấp Cơng an phía nam ........................................ 101
3.2.3. Cơ sở pháp lý để nghiên cứu xây dựng các nhóm giải pháp ....................... 105
3.2.4. Phân tích dữ liệu và nghiên cứu xây dựng các nhóm giải pháp thơng qua việc
phối hợp các yếu tố trong ma trận SWOT .................................................... 106
3.2.5. Đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của cơng tác thể dục, thể thao trong
chương trình đào tạo học viên các trường Trung cấp Cơng an phía nam ..... 109
3.2.6. Biện pháp triển khai thực hiện và bàn luận về các giải pháp phát huy vai trị
của cơng tác thể dục, thể thao trong chương trình đào tạo học viên tại các
trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam ......................................... 110
3.2.7. Đánh giá mức độ cần thiết và cơ sở phân nhóm giải pháp trong tổ chức ứng
dụng thực nghiệm.......................................................................................... 120
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG THỰC NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CƠNG TÁC THỂ DỤC, THỂ THAO
TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỌC VIÊN TẠI TRƢỜNG
CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II .................................................. 122
3.3.1. Kế hoạch tổ chức ứng dụng thực nghiệm các nhóm giải pháp tại các trường
Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ..................................................................... 122


3.3.2. Đánh giá hiệu quả việc tổ chức thực nghiệm đối với học viên khóa K20 tại
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II trong năm học 2013 – 2014 ............ 123
3.3.3. Đánh giá hiệu quả việc tổ chức thực nghiệm đối với nam học viên khóa K21
tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II trong năm học 2014 – 2015 ....... 133
3.3.3. Đánh giá và bàn luận về kết quả thực hiện các giải pháp sau thời gian thực
nghiệm tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II ........................................ 143
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KẾT NGHỊ ....................................................................... 148

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BIỂU BẢNG

BẢNG
BIỂU

NỘI DUNG

TRANG

3.1

Kết quả kiểm định Wilcoxon giữa 2 lần lấy ý kiến về các biến
quan sát biểu hiện nhận thức vai trị của cơng tác thể dục, thể thao
thông qua các giờ học tại thao trường trong chương trình đào tạo
học viên các trường Trung cấp Cơng an phía nam

60

3.2

Kết quả lấy ý kiến lựa chọn các biến quan sát biểu hiện nhận thức
vai trị của cơng tác thể dục, thể thao thông qua các giờ học tại
thao trường trong chương trình đào tạo học viên các trường đào
tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam


Sau
trang 60

3.3

Kết quả kiểm định Wilcoxon giữa 2 lần lấy ý kiến về các biến
quan sát biểu hiện hành vi (cách thức) học tập tích cực trong các
giờ học tại thao trường của học viên các trường đào tạo bậc Trung
cấp Công an phía nam

61

3.4

Kết quả lấy ý kiến lựa chọn các biến quan sát biểu hiện hành vi
(cách thức) học tập tích cực trong các giờ học tại thao trường của
học viên các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam

Sau
trang 61

3.5

Kết quả phân tích dữ liệu xây dựng bộ tiêu chí dùng để đánh giá
chất lượng cơng tác thể dục, thể thao trong các trường đào tạo bậc
Trung cấp Cơng an phía nam

Sau
trang 62


3.6

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test của ba nhóm đối tượng
được thăm dị

63

3.7

Bảng trọng số các tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác thể dục,
thể thao trong các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía
nam đã chuẩn hóa

65

3.8

Nhóm 08 tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác thể dục, thể thao
trong các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam dùng
cho đối tượng học viên

Sau
trang 65

3.9

Nhóm 10 tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác thể dục, thể thao
trong các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam dùng
cho đối tượng cán bộ, giáo viên


Sau
trang 65

3.10

Nhóm 12 tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác thể dục, thể thao
trong các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam dùng
cho các đối tượng khác

Sau
trang 65

3.11

Tổng hợp nội dung chương trình giờ học giáo dục thể chất chính
khóa trong các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam

67


BẢNG
BIỂU

NỘI DUNG

TRANG

3.12

Thống kê kết quả học tập của học viên các trường đào tạo bậc

Trung cấp Cơng an phía nam trong giờ học giáo dục thể chất
chính khóa tại thao trường

Sau
trang 67

3.13

Tổng hợp nội dung chương trình giờ học giáo dục quốc phịng
chính khóa trong các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía
nam

69

3.14

Thống kê kết quả học tập của học viên các trường đào tạo bậc
Trung cấp Công an phía nam trong giờ học giáo dục quốc phịng
chính khóa tại thao trường

Sau
trang 70

3.15

Tổng hợp nội dung chương trình giờ học võ thuật CAND chính
khóa trong các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam

72


3.16

Thống kê kết quả học tập của học viên các trường đào tạo bậc
Trung cấp Cơng an phía nam trong giờ học võ thuật CAND chính
khóa tại thao trường

Sau
trang 73

3.17

Thống kê kết quả rèn luyện thể lực ngoại khóa của học viên các
trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam

Sau
trang 74

3.18

Thống kê kết quả rèn luyện của học viên các trường đào tạo bậc
Trung cấp Cơng an phía nam trong tập huấn điều lệnh, quân sự và
võ thuật ngoại khóa tại thao trường

Sau
trang 76

3.19

Thống kê kết quả rèn luyện của học viên các trường đào tạo bậc
Trung cấp Cơng an phía nam trong hoạt động huấn luyện võ thuật

ngồi giờ chính khóa tại thao trường

Sau
trang 77

3.20

Tổng hợp kết quả đánh giá của học viên về nội dung chương trình
của các giờ học tại thao trường trong các trường đào tạo bậc
Trung cấp Cơng an phía nam

Sau
trang 78

3.21

Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ nhận thức về vai trị của
cơng tác thể dục, thể thao thông qua các giờ học tại thao trường
trong chương trình đào tạo của học viên

Sau
trang 80

3.22

Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ nhu cầu học tập đối với
nhóm các giờ học trong chương trình đào tạo của học viên các
trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam

Sau

trang 82

3.23

Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ hứng thú tham gia các hoạt
động ngoài giờ quy định của học viên các trường đào tạo bậc
Trung cấp Cơng an phía nam

Sau
trang 83

3.24

Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ động cơ học tập trong các
giờ học tại thao trường của học viên các trường đào tạo bậc Trung
cấp Cơng an phía nam

Sau
trang 84


BẢNG
BIỂU

NỘI DUNG

TRANG

3.25


Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ biểu hiện hành động (cách
thức hay hành vi) học tập trong các giờ học tại thao trường của
học viên các trường đào tạo Trung cấp Cơng an phía nam

Sau
trang 85

3.26

Tổng hợp kết quả đánh giá về biểu hiện tính tích cực học tập
trong các giờ học tại thao trường của học viên các trường đào tạo
bậc Trung cấp Cơng an phía nam

Sau
trang 86

3.27

Tổng hợp thống kê về đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy tại
thao trường trong các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía
nam

Sau
trang 87

3.28

Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ thể hiện về năng lực sư phạm
trong các giờ học tại thao trường của đội ngũ cán bộ giáo viên các
trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam


Sau
trang 89

3.29

Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ vận dụng linh hoạt các
phương pháp giảng dạy và tập luyện trong giờ học tại thao trường
của đội ngũ cán bộ giáo viên các trường đào tạo bậc Trung cấp
Cơng an phía nam

Sau
trang 90

3.30

Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ đảm bảo thực hiện các
nguyên tắc sư phạm đặc trưng trong giờ học tại thao trường của
đội ngũ cán bộ giáo viên các trường đào tạo bậ Trung cấp Cơng
an phía nam

Sau
trang 91

3.31

Tổng hợp kết quả đánh giá về khả năng giảng dạy trong các giờ
học tại thao trường của đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường đào
tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam


Sau
trang 92

3.32

Bảng tổng hợp thống kê về sân bãi, trang thiết bị dụng cụ và cơ
sở vật chất phục vụ giảng dạy tại thao trường trong các trường
đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam

Sau
trang 93

3.33

Tổng hợp kết quả đánh giá về điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt
động giảng dạy và học tập trong các giờ học tại thao trường của
các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam

Sau
trang 95

3.34

Kết quả kiểm định Wilcoxon xác định về mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố tác động đến vai trị của cơng tác thể dục, thể thao
trong chương trình đào tạo học viên các trường Trung cấp Cơng
an phía nam

99


3.35

Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố
tác động đến vai trò của công tác thể dục, thể thao trong thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện cho học viên các trường đào tạo bậc
Trung cấp Cơng an phía nam

Sau
trang 99


BẢNG
BIỂU

NỘI DUNG

TRANG

3.36

Phân tích dữ liệu SWOT đối với các yếu tố tác động đến vai trị
Sau
của cơng tác thể dục, thể thao trong chương trình đào tạo học viên
trang 106
các trường Trung cấp Cơng an phía nam

3.37

Bảng tổng hợp các nhóm giải pháp thơng qua việc phối hợp các
yếu tố dữ liệu trong ma trận SWOT


3.38

Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp
Sau
phát huy vai trị của cơng tác thể dục, thể thao trong chương trình
trang 120
đào tạo học viên các trường Trung cấp Cơng an phía nam

3.39

Kế hoạch tổ chức ứng dụng thực nghiệm các nhóm giải pháp vai
Sau
trị của cơng tác thể dục, thể thao trong chương trình đào tạo học
trang 122
viên tại các trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

3.40

So sánh kết quả trung bình điểm kiểm tra ở các test thể lực giữa
học viên khóa K20 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thời
gian thực nghiệm (theo thang điểm 10)

123

3.41

Đánh giá nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra ở các test thể lực của
học viên khóa K20 nhóm đối chứng sau thời gian thực nghiệm
(theo thang điểm 10)


124

3.42

Đánh giá nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra ở các test thể lực của
học viên khóa K20 nhóm thực nghiệm sau thời gian thực nghiệm
(theo thang điểm 10)

125

3.43

So sánh kết quả trung bình điểm kiểm tra thành tích các test thể
lực giữa học viên khóa K20 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau
khi thực nghiệm (theo thang điểm 10)

127

3.44

So sánh kết quả trung bình điểm học tập giữa học viên khóa K20
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thực nghiệm
(theo thang điểm 10)

128

3.45

Đánh giá nhịp tăng trưởng về kết quả trung bình điểm học tập của

học viên khóa K20 nhóm đối chứng sau thời gian thực nghiệm
(theo thang điểm 10)

129

3.46

Đánh giá nhịp tăng trưởng về kết quả trung bình điểm học tập của
học viên nhóm thực nghiệm khóa K20 sau thời gian thực nghiệm
(theo thang điểm 10)

129

3.47

So sánh kết quả trung bình điểm học tập giữa học viên khóa K20
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thời gian thực nghiệm
(theo thang điểm 10)

130

3.48

Bảng tổng hợp đánh giá kiểm tra rèn luyện trong các hoạt động
ngoại khóa tại thao trường của học viên khóa K20 nhóm thực
Sau
nghiệm và nhóm đối chứng sau thời gian thực nghiệm trong năm trang 131
học 2013 – 2014

107



BẢNG
BIỂU

NỘI DUNG

TRANG

3.49

So sánh kết quả trung bình thành tích kiểm tra ở các test thể lực
giữa nam học viên khóa K21 nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng trước thời gian thực nghiệm (theo thành tích test)

133

3.50

Đánh giá nhịp tăng trưởng thành tích các test thể lực của nam học
viên khóa K21 nhóm đối chứng sau thời gian thực nghiệm (theo
thành tích test)

134

3.51

Đánh giá nhịp tăng trưởng thành tích các test thể lực của nam học
viên khóa 21 nhóm thực nghiệm sau thời gian thực nghiệm (theo
thành tích test)


135

3.52

So sánh kết quả trung bình thành tích kiểm tra ở các test thể lực
giữa nam học viên khóa K21 nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng sau thời gian thời gian thực nghiệm (theo thành tích test)

137

3.53

So sánh kết quả trung bình điểm học tập giữa nam học viên nhóm
thực nghiệm và đối chứng khóa K21 trước thời gian thực nghiệm
(theo thang điểm 10)

138

3.54

Đánh giá nhịp tăng trưởng kết quả trung bình điểm học tập của
nam học viên nhóm đối chứng khóa K21 sau thời gian thực
nghiệm (theo thang điểm 10)

139

3.55

Đánh giá nhịp tăng trưởng kết quả trung bình điểm học tập của

nam học viên nhóm thực nghiệm khóa K21 sau thời gian thực
nghiệm (theo thang điểm 10)

139

3.56

So sánh kết quả trung bình điểm học tập giữa nam học viên nhóm
thực nghiệm và đối chứng khóa K21 sau thời gian thực nghiệm
(theo thang điểm 10)

140

3.57

Bảng tổng hợp đánh giá kiểm tra rèn luyện trong các hoạt động
Sau
ngoại khóa tại thao trường của nam học viên khóa K21 nhóm
trang
141
thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thời gian thực nghiệm trong
năm học 2014 – 2015

3.58

Tổng hợp kết quả đánh giá về biểu hiện tích cực học tập trong các
Sau
giờ học tại thao trường của học viên khóa K20 và Khóa K21 tại
trang 143
trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II sau thời gian thực nghiệm


3.59

Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng giảng dạy trong các giờ học
Sau
tại thao trường của đội ngũ cán bộ, giáo viên tại trường Cao đẳng
trang 144
Cảnh sát nhân dân II sau thời gian thực nghiệm

3.60

Tổng hợp kết quả đánh giá về điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt
Sau
động giảng dạy và học tập trong các giờ học tại thao trường của
trang 146
trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II sau thời gian thực nghiệm


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG

TRANG

3.1

Tỷ lệ % số lượng các đồng chí được lấy ý kiến trong các
trường Cơng an nhân dân


59

3.2

Tỷ lệ % số lượng các đồng chí được lấy ý kiến trong các
trường Trung cấp Công an phía nam

98

3.3

So sánh nhịp tăng trưởng theo giá trị trung bình điểm các
test thể lực của học viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng khóa K20 sau thời gian thực nghiệm

Sau
trang 127

3.4

So sánh nhịp tăng trưởng giá trị trung bình điểm học tập
của học viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khóa
K20 sau thời gian thực nghiệm

Sau
trang 130

3.5

Tổng hợp đánh giá kết quả rèn luyện trong các giờ hoạt

động ngoại khóa tại thao trường giữa học viên khóa K20
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với học viên của
tồn trường sau thời gian thực nghiệm

Sau
trang 131

3.6

So sánh nhịp tăng trưởng theo thành tích các test thể lực
của học viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khóa
K21 sau thời gian thực nghiệm

Sau
trang 137

3.7

So sánh nhịp tăng trưởng giá trị trung bình điểm học tập
của học viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khóa
K21 sau thời gian thực nghiệm

Sau
trang 140

3.8

Tổng hợp đánh giá kết quả rèn luyện trong các giờ hoạt
động ngoại khóa tại thao trường giữa học viên khóa K21
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với học viên của

toàn trường sau thời gian thực nghiệm

Sau
trang 141


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC

NỘI DUNG

1

Công văn số 2384/CV-T39 ngày 10/10/2014 của Trường Cao đẳng
Cảnh sát nhân dân II về việc sử dụng tài liệu, số liệu của đồng chí
Lại Xuân Thủy

2

Quy định đánh giá kết quả học tập của giờ học giáo dục thể chất
chính khóa tại thao trường

3

Quy định đánh giá kết quả học tập của giờ học giáo dục quốc
phịng chính khóa tại thao trường

4

Quy định đánh giá kết quả học tập của giờ học võ thuật CAND

chính khóa tại thao trường

5

Bộ các phiếu lấy ý kiến chuyên gia

6

Bộ các phiếu thăm dò

7

Phiếu khảo sát

8

Bộ các phiếu phỏng vấn

9

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

10

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

11

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA)


12

Kế hoạch nghiên cứu thực tế và báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế
tại Trường T37

13

Kế hoạch nghiên cứu thực tế và báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế
tại Trường T49

14

Kế hoạch nghiên cứu thực tế và báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế
tại Trường T51

15

Kế hoạch nghiên cứu khảo sát và báo cáo nghiên cứu khảo sát tại
Trường T39

16

Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể trong lực lượng Công an nhân dân
ban hành theo Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BCA-UBTDTT
ngày 29/04/2005

17

Bảng tổng hợp kết quả học tập giáo dục thể chất của học viên nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng (khóa K20) trong thời gian thực

nghiệm tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

18

Bảng tổng hợp kết quả học tập giáo dục quốc phịng của học viên
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (khóa K20) trong thời gian
thực nghiệm tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

19

Bảng tổng hợp kết quả học tập võ thuật CAND của học viên nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng (khóa K20) trong thời gian thực
nghiệm tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II


PHỤ LỤC

NỘI DUNG

20

Thống kê kết quả rèn luyện trong các hoạt động ngoại khóa tại thao
trường của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (khóa K20) sau
thời gian thực nghiệm tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

21

Bảng tổng hợp kết quả học tập giáo dục thể chất của học viên nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng (khóa K21) trong thời gian thực
nghiệm tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II


22

Bảng tổng hợp kết quả học tập giáo dục quốc phịng của học viên
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (khóa K21) trong thời gian
thực nghiệm tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

23

Bảng tổng hợp kết quả học tập võ thuật CAND của học viên nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng (khóa K21) trong thời gian thực
nghiệm tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

24

Thống kê kết quả rèn luyện trong các hoạt động ngoại khóa tại thao
trường của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (khóa K21) sau
thời gian thực nghiệm tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

25

Thống kê số liệu về đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy tại thao
trường trong Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II sau thời gian
thực nghiệm

26

Thống kê trang thiết bị dụng cụ, sân bãi, cơ sở vật chất và điều kiện
phục vụ giảng dạy trong giờ học tại thao trường của Trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân II sau thời gian thực nghiệm


27

Đề cương chương trình giảng dạy mơn võ Karatedo ngồi giờ chính
khóa cho học viên nhóm thực nghiệm tại Trường Cao đẳng Cảnh
sát nhân dân II

28

Đề cương chương trình giảng dạy mơn võ Taekwondo ngồi giờ
chính khóa cho học viên nhóm thực nghiệm tại Trường Cao đẳng
Cảnh sát nhân dân II

29

Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ
bắn súng quân dụng và võ thuật thuộc Trường Cao đẳng Cảnh sát
nhân dân II


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIÊT

ANND

An ninh nhân dân

BCA


Bộ Công an

CAND

Công an nhân dân

CSND

Cảnh sát nhân dân

CHXHCN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

ĐC

Đối chứng

GD và ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDTC

Giáo dục thể chất

GS.TS

Giáo sư Tiến sĩ


K20

Trung cấp Khóa 20 tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

K21

Trung cấp Khóa 21 tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

KH TDTT

Khoa học Thể dục Thể thao

LL CAND

Lực lượng Cơng an nhân dân

Nxb

Nhà Xuất bản

PGS.TS

Phó Giáo sư Tiến sĩ

TC

Tiêu chí đánh giá

TC XDLL CAND


Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân

TNCS HCM

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

TDTT

Thể dục Thể thao

TN

Thực nghiệm

T39

Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II

T37

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II

T49

Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân III

T51

Phân hiệu Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI phía nam


XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, nguồn nhân lực
Cơng an nhân dân có vai trị là nịng cốt, lực lượng xung kích, trực tiếp trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội. Trong điều kiện hội nhập và
phát triển của đất nước giai đoạn hiện nay, hiệu quả trong công tác tham mưu, quản lý
nhà nước, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội
và các hành vi vi phạm pháp luật khác càng trở nên hết sức to lớn, nặng nề, khó khăn,
phức tạp và phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực Cơng an nhân dân Việt Nam.
Do đó, thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo toàn diện trong các trường Công an
nhân dân nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực Công an nhân dân về mọi mặt
được xác định là điều kiện then chốt, có ý nghĩa quyết định với tiến trình và kết quả
chung trong sự nghiệp xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Trong các trường Cơng an nhân dân nói chung, nhiệm vụ giáo dục toàn diện
cho học viên được thực hiện theo ba mục tiêu cụ thể là kiến thức, kỹ năng và phẩm
chất cá nhân nhằm giúp học viên sau khi tốt nghiệp ra trường có bản lĩnh chính trị
vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, tư tưởng lối sống lành mạnh, kiến thức
chun mơn tồn diện, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ giỏi, kỹ năng quân sự hồn thiện,
năng lực võ thuật tinh thơng và nền tảng sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ bảo
vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội.
Trong đời sống văn hóa xã hội ở nước ta hiện nay, với năm nhiệm vụ chủ đạo,

công tác thể dục, thể thao ln giữ vai trị rất to lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong chương trình đào tạo mang tính chất đặc thù của các trường Cơng an nhân dân
nói chung và các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam nói riêng, vai trị
của cơng tác thể dục, thể thao được thể hiện cụ thể qua các giờ học chính khóa và các
hoạt động ngoại khóa tại thao trường nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ
bản về phương pháp phát triển thể chất, cơng tác quốc phịng-an ninh, nghiệp vụ võ
thuật CAND; nâng cao kỹ năng quân sự, trình độ võ thuật, năng lực thể chất; giáo dục
bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tinh thần đồng đội… đồng thời cũng tạo ra sân
chơi lành mạnh và đáp ứng nhu cầu giải trí cho học viên.


2
Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là “tập trung nâng cao chất lượng
công tác giáo dục đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng độc lập tác chiến. Đổi mới căn bản, tồn diện
cơng tác giáo dục đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa…” của Quy hoạch phát
triển nguồn nhân lực ngành Công an trong giai đoạn 2011 - 2020 đã được Bộ Trưởng
Bộ Công an phê duyệt kèm theo Quyết định số 1210/QĐ-BCA, ngày 26/03/2012 [18],
các trường đào tạo bậc Trung cấp phía nam đã chú trọng từng bước đẩy mạnh công tác
biên soạn tài liệu dạy và học; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên; tích cực
đổi mới hình thức tổ chức dạy học trong giờ học chính khóa và hoạt động ngoại khóa;
thường xun quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra giám sát; tăng cường sự
phối hợp thực hiện giữa các đơn vị chức năng; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị
dụng cụ và các điều kiện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm gần đây khi mà
cơng tác phịng, chống tội phạm đang diễn ra hết sức khó khăn và vơ cùng phức tạp
trong đó, một số đối tượng gây rối trật tự công cộng và đặc biệt là các loại tội phạm
hình sự hoạt động có tổ chức, tội phạm ma túy ngày càng gia tăng những hành động
manh động, liều lĩnh tấn công, chống trả quyết liệt các lực lượng trực tiếp chiến đấu
phòng, chống tội phạm ở cơ sở… đã gây ra nhiều thương tích, thiệt hại về sức khỏe và

thậm chí đến cả tính mạng của cán bộ, chiến sĩ Công an khi thi hành nhiệm vụ.
Qua tham khảo ý kiến từ các nhà quản lý, các chuyên gia và đội ngũ cán bộ,
giáo viên chuyên trách kết hợp với phân tích, tổng hợp từ một số báo cáo chun đề,
bài báo khoa học và cơng trình nghiên cứu khác cùng kinh nghiệm giảng dạy thực tế,
cho thấy ngun nhân của thực trạng trên thì ngồi những yếu tố khách quan cũng có
một phần nguyên nhân chủ quan xuất phát từ kết quả học tập và rèn luyện kỹ năng
trong các giờ học tại thao trường của học viên các trường Cơng an nhân dân nói chung
chưa thật sự hiệu quả dẫn đến việc học viên khi tốt nghiệp vẫn còn một số hạn chế về
kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng quân sự, trình độ võ thuật và năng lực thể chất cũng như
về ý thức kỷ luật, tinh thần đồng đội, kỹ năng thực hành, khả năng dự báo và xử lý
quyết đốn trong những tình huống đấu tranh phức tạp. Vì vậy, đề tài luận án đã chọn
hướng nghiên cứu: “PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC THỂ DỤC, THỂ
THAO TRONG THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI CÁC
TRƯỜNG ĐÀO TẠO BẬC TRUNG CẤP CƠNG AN PHÍA NAM”.


3
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu các giải pháp phát huy vai trò của công tác
thể dục, thể thao nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện kỹ năng của học viên
trong các giờ học tại thao trường qua đó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện cho học viên tại các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam.
Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài luận án
tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Mục tiêu 1: Thực trạng vai trị của cơng tác thể dục, thể thao trong thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện cho học viên tại các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng
an phía nam.
- Mục tiêu 2: Nghiên cứu các giải pháp phát huy vai trị của cơng tác thể dục,
thể thao trong chương trình đào tạo học viên các trường Trung cấp Cơng an phía nam.
- Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng thực nghiệm một số giải pháp phát

huy vai trị của cơng tác thể dục, thể thao trong chương trình đào tạo học viên tại
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu gồm:
- Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II tại tỉnh Đồng Nai.
- Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân III tại thành phố Cần Thơ.
- Phân hiệu Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI phía nam tại tỉnh Đồng Nai.
Luận án giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu gồm:
- Đánh giá thực trạng vai trị của cơng tác thể dục, thể thao trong thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện cho học viên tại các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an
phía nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013.
- Tổ chức ứng dụng thực nghiệm một số giải pháp phát huy vai trị của cơng tác
thể dục, thể thao trong chương trình đào tạo học viên tại Trường Cao đẳng Cảnh sát
nhân dân II trong năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015.
Luận án giới hạn phạm vi về nội dung nghiên cứu gồm:
- Trong đời sống văn hóa xã hội ở nước ta hiện nay, với năm nhiệm vụ chủ đạo,
công tác thể dục, thể thao ln giữ vai trị rất to lớn đối với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, trong đề tài luận án này chỉ tập trung nghiên cứu phần vai trị của cơng tác


4
thể dục, thể thao được thể hiện qua các giờ học tại thao trường trong chương trình đào
tạo học viên các trường Trung cấp Cơng an phía nam.
- Trong chương trình đào tạo tại các trường Cơng an nhân dân nói chung,
nhiệm vụ giáo dục tồn diện cho học viên được thực hiện theo ba mục tiêu cụ thể là
kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cá nhân. Tuy nhiên, trong đề tài luận án này chỉ tập
trung nghiên cứu vai trị của cơng tác thể dục, thể thao tác động đến mục tiêu kỹ năng
(hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng quân sự, trình độ võ thuật và năng lực thể chất
cho học viên) qua đó góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học viên

các trường đào tạo bậc Trung cấp Công an phía nam.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở đánh giá thực trạng vai trị của cơng tác thể dục,
thể thao trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học viên tại các trường đào
tạo bậc Trung cấp Công an phía nam, đề tài luận án nghiên cứu các giải pháp phát huy
vai trị của cơng tác thể dục, thể thao nhằm nâng cao được kết quả học tập và rèn luyện
kỹ năng của học viên trong các giờ học tại thao trường qua đó góp phần vào thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện cho học viên các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an
phía nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể được dùng làm
cơ sở để các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an phía nam tham khảo áp dụng
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong các giờ học tại thao trường và
qua đó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện cho học viên. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu của đề tài luận án cịn có thể được sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học trong các trường Cơng an nhân dân nói chung.
5. Giả thuyết khoa học của Luận án
Qua đánh giá thực trạng vai trò của công tác thể dục, thể thao trong thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện cho học viên các trường đào tạo bậc Trung cấp Cơng an
phía nam, đề tài luận án nghiên cứu được các giải pháp phát huy vai trị của cơng tác
thể dục, thể thao tác động đến mục tiêu rèn luyện kỹ năng của học viên từ đó góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện cho học viên các trường đào tạo bậc Trung cấp
Công an phía nam thơng qua sử dụng phương pháp tích hợp hai nhóm giải pháp sau:
- Nhóm các giải pháp về cơng tác tổ chức quản lý
- Nhóm các giải pháp về chuyên môn


5

CHƢƠNG 1


TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. NHU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG
CÁC TRƢỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN
1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực
Thuật ngữ “nguồn nhân lực” được dịch ra từ cụm từ “Human resources”. Thuật
ngữ này được xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi có sự thay đổi căn bản về
phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động. Nếu như trước đó
phương thức quản trị nguồn nhân lực bằng cách coi người lao động là lực lượng thừa
hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu, thì từ đó
đến nay phương thức quản lý nguồn nhân lực ngày càng mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo
điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm
tàng, vốn có của họ thơng qua q trình lao động sáng tạo. Có thể nói, sự xuất hiện của
thuật ngữ “nguồn nhân lực” là một trong những biểu hiện cụ thể của phương thức quản lý
mới trong việc sử dụng nguồn lực con người hiện nay [90].
Khi nguồn nhân lực là “chủ thể của mọi sự sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất
và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia” thì trong bối cảnh tồn cầu hóa, xã hội
hóa muốn đất nước phát triển nhanh và bền vững, chúng ta cần phải hết sức quan tâm
tập trung “phát triển nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững” [42]. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh đến vai trò quyết định của nguồn nhân lực,
khơng có nghĩa chúng ta là tuyệt đối hóa nguồn nhân lực, tách nguồn nhân lực ra khỏi
những điều kiện hoàn cảnh lịch sử và hiện thực khỏi mối liên hệ hữu cơ giữa nguồn
lực đó với các nguồn lực khác [76]. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lực chất lượng
cao (chất xám) chỉ có thể phát huy vai trò, sức mạnh trong thực tế, khi dựa trên cơ sở
của những nguồn lực khác, lấy đó làm điều kiện, tiền đề cho mọi hoạt động và phát
triển của con người [33].
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm
quan trọng của nguồn nhân lực, Đảng ta luôn khẳng định rất rõ quan điểm coi con
người là trung tâm của sự phát triển. Trong hầu hết các văn kiện, nghị quyết của Đảng
ta từ trước đây đến nay cũng đều đã nhấn mạnh “con người là nguồn lực quý báu nhất,



6
có vai trị quyết định đối với sự phát triển của đất nước, nhất là khi nguồn lực tài chính
và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp” cho nên phải “khai thác và sử dụng nhiều nguồn
lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trị quyết định”.
[48]. Vì thế, khi nói đến vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp xây
dựng đất nước chúng ta cần “phát triển nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững” [49].
Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”, trong Văn kiện
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta cũng chỉ rõ: “Phát triển nhanh
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong ba khâu đột phá
rất quan trọng nhằm đưa Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại [50].
Triển khai thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, ngày 19 tháng 04 năm 2011,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ - TTg phê duyệt Chiến lược
phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, trong đó chỉ rõ, cần “thơng qua quy
hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, xây dựng nhân lực Việt Nam
có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý… Mỗi Bộ, ngành và địa phương
phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát
triển chung của mình…” [37].
Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng, là đỉnh cao nhất trong quá trình phát
triển của mỗi quốc gia, đồng thời là động lực quyết định sự phát triển xã hội. Tầm
quan trọng của nguồn nhân lực không bao giờ suy giảm và mất đi giá trị nhân văn,
ngay cả khi xã hội phát triển cao, đã đạt đến trình độ hiện đại với tiềm lực phong phú,
dồi dào về vật chất, thì “vốn người” vẫn khơng hề mất đi vai trị quyết định trong tiến
trình lịch sử [70].
Như vậy, dưới các góc độ tiếp cận nhận thức về nguồn nhân lực hiện nay có
những điểm khác biệt nhau nhưng nhìn chung có thể rút ra được quan niệm cơ bản về

nguồn nhân lực như sau: Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố về số lượng, cơ cấu và
chất lượng con người biểu hiện chủ yếu trên các mặt: tư tưởng, đạo đức, lối sống, kiến
thức chun mơn, trình độ nghiệp vụ, năng lực sức khỏe… qua đó tạo nên khả năng
sáng tạo của cá nhân con người hay của cả cộng đồng người từ đó có thể huy động và
phát huy trong quá trình phát triển xã hội theo hướng tiến bộ văn minh.


7
1.1.2. Khái quát chung về nguồn nhân lực Công an nhân dân Việt Nam
1.1.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực Công an nhân dân Việt Nam
Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam có chức năng tham mưu cho các cấp
lãnh đạo Đảng và Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an tồn xã
hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an tồn
xã hội; đấu tranh phịng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại
tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội. Do đó,
nguồn nhân lực Công an nhân dân Việt Nam được xác định là một trong các lực lượng
vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, giữ vai trò làm nòng cốt, xung kích trực tiếp trong sự nghiệp bảo vệ
an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an tồn xã hội của đất nước [13].
Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, khi các thế lực thù địch bằng nhiều
con đường và các thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, ráo riết đẩy mạnh chiến lược
“diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam, nguồn nhân lực Cơng an nhân dân Việt Nam
càng có vai trị, nhiệm vụ to lớn, quan trọng và nặng nề hơn trong đấu tranh bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của đất nước bảo đảm sự hội nhập thành
công và sự phát triển bền vững của đất nước khi bối cảnh thế giới có nhiều biến động
phức tạp khó lường [14].
Việc xác định những vai trị chủ yếu của nguồn nhân lực Công an nhân dân
Việt Nam là một trong những cơ sở quan trọng để các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước
và Bộ Công an nhìn nhận chính xác và đề ra các giải pháp thích hợp để phát triển
nguồn nhân lực Cơng an nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình hội nhập

quốc tế của đất nước. Vì vậy, để nguồn nhân lực Công an nhân dân Việt Nam luôn thể
hiện được vai trị chủ yếu của mình cần giải quyết các vấn đề cơ bản như sau:
- Một là, nguồn nhân lực phải được tuyển chọn kỹ lưỡng với những yêu cầu,
tiêu chuẩn được quy định một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ.
- Hai là, nguồn nhân lực có thể hoạt động được trong mọi hình thức phong phú,
đảm bảo có tính cơ động cao, bí mật, cơng khai, bán cơng khai…
- Ba là, nguồn nhân lực phải có khả năng đấu tranh với các thế lực thù địch,
phản động, các loại tội phạm là những đối tượng đặc biệt nguy hiểm với đủ các thủ
đoạn độc ác, trá hình, tinh vi, xảo quyệt… cả trong thời kỳ chiến tranh và trong thời kỳ
hịa bình, cả trong nước và cả ở nước ngoài.


8
- Bốn là, nguồn nhân lực khi hoạt động phải ln thật sự gần nhân dân, gắn bó
mật thiết với nhân dân trong công cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng như
trong cơng tác giữ gìn cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân [18].
1.1.2.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực Công an nhân dân Việt Nam
Nguồn nhân lực thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay gồm có:
Sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có
thời hạn; cơng nhân, viên chức Công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng; lao động hợp
đồng hưởng lương từ ngân sách tại Công an các đơn vị, địa phương; Công an viên ở
các xã . Trong đó:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp và công nhân, viên
chức Công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng thuộc biên chế được Thủ tướng Chính
phủ duyệt hàng năm.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, được tuyển từ số nam công dân trong
độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự; số lượng tuyển theo nhu cầu sử dụng hàng năm của
một số đơn vị ở Bộ và Công an địa phương; thời hạn phục vụ là ba năm.
- Công nhân, viên chức Công an được tuyển dụng vào làm việc trong Công an
nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ.

- Người lao động hợp đồng được ký kết hợp đồng và thực hiện chế độ, chính
sách theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; số lượng sử dụng theo nhu cầu
của công an đơn vị, địa phương.
- Công an viên của các xã được tuyển chọn, bố trí, sử dụng theo quy định của
pháp luật về Công an xã và quy định của Bộ Cơng an [18].
Nguồn nhân lực trong hình thức chung nhất đó là một tổng thể của các yếu tố
về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Những yếu tố này có nội dung và tiêu chí biểu hiện
khác nhau đối với từng nguồn nhân lực cụ thể. Do đó, đối với nguồn nhân lực Cơng an
nhân dân Việt Nam thì yếu tố số lượng, cơ cấu và chất lượng có những nội dung và
tiêu chí biểu hiện cụ thể như sau:
- Về số lượng nguồn nhân lực Công an nhân dân được biểu hiện chủ yếu qua
các tiêu chí số lượng trong biên chế của ngành Công an. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh
tế, xã hội của đất nước và ngành Công an; yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng Công an
nhân dân trong mỗi giai đoạn cụ thể để xác định số lượng cán bộ, chiến sĩ một cách
hợp lý, bảo đảm sự phát triển nguồn lực này trong thời kỳ mới của đất nước. Đội ngũ


×