Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nghệ thuật ẩm thực Huế, Hà Nội Những món ngon và những điểm ăn quá thú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.56 KB, 18 trang )

Các loại bánh dân dã mà tuyệt ngon xứ Huế
Ở Huế có những món ăn vỉa hè, dân dã mà tuyệt ngon, không chỉ người dân ưa
thích hàng ngày mà du khách cũng vô cùng mê mẩn.
1. Bánh bèo
Bánh bèo là loại bánh dân dã, ăn chơi rất được ưa chuộng ở Huế. Bánh bèo gồm có
ba phần chính: Bánh làm từ bột gạo, được tráng mỏng và chiên giòn, mềm; nhân để
rắc lên bánh được làm bằng tôm xay nhuyễn; nước chấm là một hỗn hợp gồm nước
mắm và các chất gia giảm khác như ớt, tiêu, sả, hành…Nước chấm thường được
pha vừa và đổ trực tiếp vào bánh chứ không chấm. Nước chấm ngấm vào nhân sẽ
tạo nên vị đậm đà. Bánh bèo còn có thành phần phụ là mỡ hành, đậu phộng rang giã
nhỏ. Bánh bèo Huế không giống bánh bèo Quảng Nam. Nếu bánh bèo Quảng Nam
to và dày hơn, nhân được làm nhão hơn, gồm thịt, tôm băm, hẹ, hành phi, ớt băm thì
bánh bèo Huế mỏng hơn, nhân khô hơn, có bột tôm sấy, có da heo chiên giòn ăn
kèm.

Quán Bánh bèo ngon ở Huế
Bánh bèo Bà Cư
Địa chỉ : 107 Nguyễn Huệ, Tp Huế
Điện thoại : 054 3832895
Bánh bèo Nậm Lọc Bà Đỏ
Địa chỉ : 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tp Huế
Điện thoại : 054 354118
2. Bánh bột lọc
Bánh bột lọc là một loại bánh rất thuần Việt, được từ bằng bột sắn được lọc lấy tinh
bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh được làm
bằng tôm trộn với gia vị đậm đà, có thể làm nhân bằng thịt lợn nạc hoặc hỗn hợp
tôm và thịt lợn. Sau khi vắt thành bánh, bánh bột lọc được gói bằng lá chuối (hoặc
có thể không gói) và đưa vào nồi hấp cách thủy. Khi bánh chín, bột bánh rất trong,


có thể nhìn thấy nhân bên trong, ăn có vị đậm đà, có mùi thơm của tôm, thịt và các


gia vị cộng với mùi thơm của lá chuối. Đây là món ăn phổ biến ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ và đặc biệt là Huế.
Quán bánh bột lọc ngon ở Huế
Quán số 1 Hàng Me
Địa chỉ : 12 và 45 Võ Thị Sáu, Tp Huế
Điện thoại : 054 3837341 – 0905 190680
3. Bánh Nậm
Bánh nậm cùng với bánh bèo, bánh lọc là những món ngon làm nên ẩm thực xứ
Huế. Bánh nậm được làm từ bột gạo vừa ngon vừa lành (người già, trẻ em, người
ốm đều có thể ăn được). Nhân bánh nậm chủ yếu được làm bằng tôm cùng với các
gia vị đậm đà khác. Ở Huế, ngoài bánh nậm thông thường còn có bánh nậm chay,
chỉ có nhân đậu xanh, dùng cho ngày rằm, mồng một. Đặc biệt, còn có bánh nậm
nhân thịt cóc, dành cho trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, cũng ngon và hấp dẫn không
kém bánh nậm tôm.
4. Bánh Ram ít
Bánh ram và bánh ít vốn là hai loại bánh khác nhau, một loại giòn, một loại dẻo,
tưởng chừng chẳng hề ăn nhập nhưng ở Huế, những người phụ nữ khéo tay đã kết
hợp hai thức này thành bánh ram ít dân dã và đậm đà chất Huế.
Bánh ram ít có hai phần tách bạch rõ ràng: phần bánh ram và phần bánh ít. Tuy cách
thức chế biến khác nhau nhưng cả hai phần bánh đều được làm từ gạo nếp. Bánh
được chấm với nước chấm chua chua ngọt ngọt, loại nước chấm được phá chế độc
đáo, rất riêng của Huế. Khi ăn, loại bánh này có sự kết hợp hài hòa của vị giòn tan
của bánh ram với vị thơm dẻo của bánh ít, vị chua ngọt, mặn của nước chấm, cho
thực khách vị đậm đà khó quên. Bánh ram ít đã có từ rất lâu và dân gian Huế có
những câu ca về loại bánh đặc sản này:
Này em vừa ngậm mà nghe
Ram vàng ít dẻo càng mê vị tình


Mới hay đặc sản Huế mình

Sắc hương dân dã cung đình tìm nhau
Từ dân gian, bánh ram ít đã bước chân vào chốn cung đình, được những vua chúa,
quan lại, quý tộc ưa thích. Ngày nay, du khách dễ dàng tìm thấy bánh ram ít trong
các nhà hàng, quán ăn vặt hay các gánh hàng rong của xứ Huế mộng mơ.
5. Bánh ngũ sắc (bánh in)
Bánh ngũ sắc hay còn được gọi là bánh in. Họ nhà bánh này nhiều chủng loại: bánh
măng, bánh bột nếp, bánh đậu xanh, bánh sen tán, bánh bột huỳnh tinh, … mỗi loại
bánh mang đúng loại bột như tên gọi của nó. Bánh được gói bằng giấy gương đủ
màu sắc và được ép, đức thành khuôn. Mặt đáy của bánh khắc các hình chữ Thọ,
Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục
vụ việc thờ cúng và đãi khách. Do giá thành rẻ nên được rất nhiều người ưa chuộng.
6. Bánh canh
Bánh canh Huế được nấu bằng bột mì (ngày xưa là bột gạo) với cá và da heo, hoặc
với thịt băm nhỏ vo viên… Cách chế biến bánh canh khá đơn giản và nhanh chóng.
Nước dùng đun sôi trong nồi, người đầu bếp chuẩn bị bột đã nhào, đem cán thật
mỏng quanh một ống nhôm tròn làm thớt, sau đó dùng dao xắt thành từng con nhỏ,
rơi vào nồi nước nóng. Khi bột vừa chín tới, người đầu bếp sẽ vớt ra tô, chế nước
dùng có thịt heo, cá và hành thái nhỏ, chêm gia vị vào rồi ăn nóng.
Các quán bánh canh ngon tại Huế
Bánh canh mệ Sau
Địa chỉ : Chợ Dinh, phường Phú Hậu, Tp Huế
Quán O Thu
Địa chỉ : 374 Chi Lăng, Tp Huế
Bánh Canh Bà Đợi
Địa chỉ : 40 Đào Duy Anh, Tp Huế
Điện thoại : 054 3527420
7. Bánh ướt thịt nướng Kim Long
Bánh ướt ở Huế có vài điểm giống phở cuốn Hà Nội. Bánh này được làm bằng bột
gạo có pha bột lọc, tráng mỏng và dùng liền. Thịt để nướng thường là thịt heo ba chỉ



thái mỏng, được ướp tiêu, hành, nước mắm, ngũ vị hương và mè (vừng). Thịt ướp
sau vài giờ thì đem kẹp vào vỉ, nướng trên bếp than đỏ hồng cho đến khi đủ độ chín
tới, dậy mùi thơm. Lấy thịt nướng này kẹp với rau thơm, giá, xà lách làm nhân để
cuốn bánh ướt.
Điểm đặc biệt làm nên vị ngon của bánh ướt là nước chấm. Nước chấm của bánh
ướt được pha chế rất đặc biệt, pha từ nước mắm nguyên chất, đường, chanh, tỏi,
ớt… theo một bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhờ hương vị nước chấm
rất đặc trưng mà món ăn bình dân được nhiều du khách biết đến, góp phần làm nên
hương vị ẩm thực xứ Huế.
Quán bánh ướt thịt nướng ngon ở Huế
Huyền Anh
Địa chỉ : 52/4 Kim Long, Tp Huế
Điện thoại : 054 3833260
8. Bánh khoái Thượng Tứ
Bánh khoái là một món ăn dân dã được người dân địa phương và du khách Huế ưa
chuộng. Bánh được làm bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau
đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, tôm bóc vỏ, mỡ
thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn
tay trẻ con và có cán cầm. Khi nào có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ
bánh. Khi bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài
con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh rồi dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên
thành hình bán nguyệt, lật lại cho bánh vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa.
Nước lèo là phần quan trọng làm nên vị ngon của bánh khoái. Loại nước lèo này
được pha chế bằng những công thức gia truyền của những người làm bánh lành
nghề, tạo nên hương vị đặc trưng khó lẫn. Quán bánh khoái Thượng Tứ tồn tại gần
ba bốn chục năm nay, đã trở thành văn hoá ẩm thực Huế, làm say lòng du khách
Quán Bánh khoái ngon ở Huế



Lạc Thiện
Địa chỉ : 6 Đinh Tiên Hoàng, Tp Huế
Điện thoại : (054) 3527348
Lạc Thạnh
Địa chỉ : 10 Đinh Tiên Hoàng, Tp Huế
9. Bánh chưng Nhật Lệ
Nhật Lệ là một con phố trong thành Nội, là nơi có hàng chục lò bánh chưng gia
truyền, đậm chất Huế. Bánh chưng ở đây ngon lắm lắm, ngon đến mức ai đã ăn
quen thì thành nghiện. Những bàn tay khéo léo nhà nghề tạo nên một thứ bánh mềm
dẻo, thơm ngon, gia vị đậm đà, có vị ngậy của thịt, độ dẻo của gạo nếp, mùi thơm
béo của tiêu hành. Bánh chưng Nhật Lệ có thể làm một món quà quý cho người
thân và bạn bè. Bánh chưng Nhật Lệ ăn nguội ngon hơn khi ăn nóng, vì để nguội,
bánh có độ rền mịn hơn.


4 món ăn đặc trưng Hà Nội khó quên đối với du khách
Thu về, lòng người thêm say mê vì vẻ đẹp hoài xưa trên từng góc phố cổ,
những con đường ngập lá vàng rơi... và ấm lòng bên những món ăn truyền thống ẩm thực đặc trưng Hà Nội.
Là thủ đô của cả nước, Hà Nội được ví như trái tim của cả dân tộc Việt Nam,
gìn giữ ngàn năm văn hiến với nhiều di tích cổ xưa. Vì thế, đây là điểm du lịch đầu
tiên không chỉ du khách nước ngoài mà cả người dân trong nước mong muốn được
một lần ghé thăm. Đặc biệt là thưởng thức những món ăn nổi tiếng chỉ có tại Hà Nội
như:
1. Phở Hà Thành

Món phở đặc trưng của Hà Thành
Du lịch Hà Nội, bạn không thể bỏ qua phở gánh Hàng Trống – một quán nhỏ
vỉa hè nhưng lượng khách tới ăn rất đông, tới mức không có bàn mà chỉ ngồi trên
những chiếc ghế nhỏ. Ấy vậy, mỗi người vẫn ăn tô phở ngon lành bởi hương vị đặc
trưng. Điều đặc biệt, hàng phở này chỉ bắt đầu bán từ 18h tới 21h. Dù đồng tiền mất

giá nhưng giá vẫn không thay đổi, dao động từ 15 – 20.000 đồng/tô.
Lạ miệng không kém phở gánh Hàng Trống là Phở Hạnh phố Lãn Ông hoặc
phở trên phố Lương Văn Can,… đã trở thành điểm tới của nhiều du khách. Họ cho


rằng, chưa hề đặt chân tới đây để thưởng thức món ăn đặc trưng Hà Nội thì chẳng
khác nào bạn chưa tới Hà Nội.
2. Bún thang đặc trưng

Ấn tượng với bún thang bởi sự đậm đà, hương vị thơm ngon tuyệt diệu
Bún thang là một trong những món ăn được ngợi ca nhất vì chứa đựng nét tinh
túy của ẩm thực Hà Thành. Chúng được làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng
khi kết hợp với nhau tạo ra hương vị đặc biệt. Gồm: thịt gà xé phay, giò lụa thái sợi
nhỏ, trứng gà chiên, …Nước dùng được ninh từ xương heo nguyên chất và tôm he.
Nồi nước dùng ngon phải đảm bảo tiêu chí:
• Trong trẻo
• Dậy mùi thơm nhè nhẹ
• Gia vị vừa miệng
3. Bánh cốm truyền thống


Cùng cảm nhận vị hương thơm ngọt bùi từ bánh cốm
Cho tới nay, bánh cốm ở hàng Nguyên Ninh, Hàng Than vẫn được coi là ẩm
thực đặc trưng Hà Nội bởi được chế biến từ phương thức thủ công từ xa xưa.
Thưởng thức bánh cốm bạn sẽ không chỉ thấy được mùi thơm lừng từ hương
sen mà còn thấy độ bùi từ đậu, ngầy ngậy từ dừa. Chỉ cần ngửi thôi, bạn đã đủ thấy
mê mẩn….
4. Bánh cuốn gia truyền



Bánh cốm - đặc trưng ẩm thực Hà Nội
Là món ăn thanh nhã ở Hà Thành, bánh cuốn từ xưa tới nay vẫn được rất
nhiều du khách yêu thích. Công thức làm bánh rất đơn giản, chỉ cần đem gạo vào
xay thành bột, sau đó pha với nước và tráng trên bếp với những lớp bánh mỏng.
Khi bánh vừa đủ độ chín, bạn cần nhanh tay hớp bánh và rắc lên trên một
chút thịt heo, hành phi thơm rồi cuộn lại. Ăn kèm với chả quế, cà cuống, bạn sẽ cảm
nhận được rõ vị ngon từ bánh cuốn – món ăn đặc trưng Hà Nội mà bất kì du khách
nào cũng muốn thưởng thức khi tham quan nơi đây.


Cùng khám phá 10 địa điểm ăn vặt nức tiếng đất Hà Thành
Thủ đô Hà Nội là một điểm du lịch được nhiều người lựa chọn, không chỉ vì có những
công trình kiến trúc cổ kính, bề thế, có những thắng cảnh nao lòng, mà còn vì có những địa
điểm ăn vặt với những món ăn không thể bỏ qua.
1. Nem chua nướng số 10 Ấu Triệu
Quán nem chua nướng số 10 Ấu Triệu mở cửa từ 14h cho tới 0h sáng. Quán rất sơ sài
nhưng món nem chua nướng ở đây thì tuyệt ngon. Không khô và ngấy mỡ như nem chua
rán, nem chua nướng vẫn có nguyên màu hồng hồng, lại có mùi thơm đặc biệt, lại không
hề ngấy. Nem chua nướng được chấm với tương ớt, có vị cay nồng, ngòn ngọt. Giá lại rất
hạt dẻ, chỉ 4.500đ / 1 chiếc.
2. Nem lụi phố Phan Huy Ích
Giới trẻ rất thích nem lụi phố Phan Huy Ích. Loại nem này được làm từ giò sống, vo tròn
sau đó ghim vào que tre, nướng trên than hoa, hoặc có khi ấn dẹp quấn vào cây sả để
nướng. Món này dùng tương đậu nành pha với gan xay nhuyễn, nấu lên nêm vào tí đường,
nước chấm hơi sền sệt, phía bên trên rắc lạc rang.

3. Nem rán ngõ Tạm Thương
Nem chua rán có vị chua chua, cộng thêm vị béo ngậy của dầu, ăn nóng, chấm tương ớt.
Mùa đông mà được ăn món này thì quá tuyệt. Nem chua rán có thể ăn kèm với nhiều loại
hoa quả khác nhau, nhưng phổ biết nhất là củ đậu, dưa chuột, xoài…


4. Bún ngan và chả ngan nướng ở vỉa hè phố Hàng Bông (gần ngã tư Phủ Doãn, Hà Nội)
Nằm trên vỉa hè phố Hàng Bông, nơi gần ngã tư Phủ Doãn (Hà Nội) có một quán ngan
tuyệt ngon - quán ngan Hiền. Quán này ít người biết đến vì nằm lọt thỏm giữa những cửa
hàng thời trang. Nhưng ai đã ăn ở đây một lần thì sẽ không quên được vị đậm đà của món
chả ngan, đặc sản của quán cùng món canh măng thơm ngọt. Bát nước chấm được chủ
quán pha rất độc đáo, không giống bất cứ quán ngan nào ở Hà Nội.


5. Chè xoài Nguyễn Trường Tộ
Nằm ở số 2 Nguyễn Trường Tộ, đoạn giao với phố Hàng Than, hàng chè Hong Kong luôn
tấp nập khách đến ăn. Quán này có hàng chục món chè, thạch rau câu nhưng hầu hết mọi
người đều nếm thử chè xoài trước tiên, vì đây là món sở trường của quán này.
Bát chè xoài vừa có vị béo ngậy của sữa, vừa có vị thanh của xoài. Giá lại rất hạt dẻ, chỉ
8.000 đồng / 1 bát.

6. Phở rán ở 206 Khâm Thiên
Bánh phở được cắt thành từng miếng chừng nửa bàn tay rồi được rán sơ qua vàng đều, đến
khi có khách ăn thì người đầu bếp sẽ rán lại cho giòn và hơi cháy cạnh, tạo mùi thơm phức.
Phở rán được ăn kèm với nước sốt thịt bò nóng hôi hổi, thêm một chút dấm, dưa góp, su
hào ngâm và rau sống.

7. Lòng nướng phố Gầm Cầu
Phố Gầm Cầu (Hà Nội) là điểm hẹn quen thuộc mỗi khi người ta nhớ đến món nướng. Ở
đây có khá phong phú các loại nguyên liệu như lòng, dạ dày, tràng, cổ hũ, bò, nầm... Để
thêm sự độc đáo, nhà hàng thường tẩm mật ong trước khi nướng nên ăn cũng thấy ngọt và
lạ. Lòng nướng được chấm với tương ớt pha loãng, giòn sần sật, lại cay cay, ăn cũng hay
hay.

8. Sữa chua mít Hoàng Anh 22 Bà Triệu

Sữa chua mít Hoàng Anh nằm ở số nhà 22 phố Bà Triệu, đoạn gần ngã tư Hàng Khay Tràng Thi rẽ xuống. Quán nhỏ, chỉ với một tủ kính đơn giản nhưng quán lúc nào cũng
đông kín khách ngồi khoảng 20 chiếc ghế.

9. Bánh cuốn Thanh Vân ở Hàng Gà, Gia An ở Thái Phiên
Nổi danh nhất nhì ở Hà Nội, bánh cuốn Thanh Vân mở hàng cách đây hàng chục năm, đây


là địa chỉ quen với dân Hà thành và nơi "nhất định phải đến" của khách du lịch. Bánh cuốn
ở đây mỏng, đều, giòn, lại có ruốc tôm độc đáo. Nhà hàng còn có bánh cuốn nhân gà, giá
chỉ 30.000/1 đĩa, ăn rất lạ miệng.

10. Bánh mì sốt vang 252 Hàng Bông
Đây là một quán ăn nổi tiếng, lúc nào cũng đông nghịt khách. Thịt bò ở đây được tẩm ướp
với mùi vị rất độc đáo, chín mềm, gân bò giòn sần sật. Nước sốt được đổ vào hầm với thịt,
và các gia vị khác, cùng với một ít bột năng để tạo độ sánh. Khi nước sốt đã sánh đặc vừa
phải, đầu bếp cho thêm rau húng Láng, mùi ta, hành thái nhỏ để cho dậy mùi.
Bánh mì ăn kèm phải là loại bánh nóng, giòn và vàng ươm. Chấm bánh mì vào bát sốt
vang, bạn sẽ thấy bánh mì mềm và tan nhe nhàng trong miệng. Nước sốt bò hầm thơm
phức, cay cay, nồng nồng, làm ấm lòng thực khách.
Hà Nội còn rất nhiều quán ăn vỉa hè khác nữa. Dường như, ăn vặt vỉa hè đã trở thành một
thứ văn hóa bình dân ở Hà Nội, là một trong những lí do để người ta mong muốn được đến
Hà Thành.

Hành trình khám phá Hà Nội trong 48 giờ
Hà Nội – trái tim của cả nước, dẫu đang vươn mình theo kịp sự phát triển của thế
giới nhưng vẫn ẩn chứa những nét đẹp cổ kính, những vẻ làm nên biểu tượng của Hà
Nội. Còn gì thích thú hơn khi được trọn vẹn 2 ngày ngắm cảnh và thưởng thức những
món ngon đặc trưng của mảnh đất Hà Thành. Vào những dịp nghỉ lễ như mồng 2
tháng 9, 30 tháng 4… Hà Nội càng lung linh, rực rỡ…
Ngày đầu tiên

Thăm gì?
Ngày thứ nhất ở Hà Nội, bạn nên ghé thăm phố Tràng Tiền - khu phố Pháp nổi tiếng ở
trung tâm thủ đô. Sau đó bạn có thể ghé thăm Nhà Hát Lớn, đi dạo bờ hồ Hoàn Kiếm (Hồ
Gươm) chụp hình, tham quan chùa Một Cột, ghé qua nhà thờ Lớn, thăm nhà tù Hỏa Lò…
Khu phố Tràng Tiền
Đây là một khu phố Pháp nổi tiếng giữa lòng thủ đo, nơi có những ngôi nhà tráng lệ,
những vỉa hè đậm phong cách Tây. Tràng Tiền plaza là nơi bạn nên đến tham quan hoặc


mua sắm. Ở đây có bày bán rất nhiều mặt hàng từ trang sức đến thiết bị điện tử, di dộng,
trang phục… Chỉ có điều, giá thành sản phẩm ở đây khá max. Chiêm ngưỡng Tràng Tiền
Plaza cũng là thú vui của nhiều người.
Hồ Gươm – đền Ngọc Sơn:
Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ
Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh)… Từ thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn
Kiếm, gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi hoàn trả gươm thần cho Long Quân. Một năm sau
khi đánh thắng giặc Minh, Lê Lợi bấy giờ đã làm vua, đi dạo trên hồ, bỗng thấy Rùa Vàng
nổi lên, xin trả lại gươm cho Long Quân. Lê Lợi nhẹ nhàng ném gươm về phía Rùa Vàng,
nhanh như cắt, Rùa đớp lấy rồi lặn xuống hồ. Từ đó, hồ được đổi tên là hồ Gươm hay hồ
Hoàn Kiếm.
Cũng theo truyền thuyết thì tháp Rùa là nơi thần Kim Quy hiện lên đòi lại gươm thần. Rùa
hồ Gươm vào những ngày nắng ấm vẫn thỉnh thoảng nổi lên phơi mình trên gò nên câu
chuyện truyền miệng về “gươm thần” càng thêm căn cứ. Tháp Rùa đã trở thành một thắng
tích của thủ đô, là một điểm nhấn của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Ngoài ra, xung quanh Hồ Gươm còn có rất nhiều di tích nổi tiếng khác, góp phần làm tăng
thêm giá trị cổ kính như Cầu Thê Húc, Đền bà Kiệu, Đền vua Lê Thái Tổ, Đền Ngọc Sơn,
Tháp Bút, Tháp Hoà Phong….. Đến hồ Gươm, du khách còn có cơ hội thưởng ngoạn và hít
thở không khí trong lành của một “lẵng hoa tươi giữa lòng thành phố”.
Nhà Thờ Lớn Hà Nội
Nhà thờ Lớn là một điểm thăm quan du lịch nổi tiếng ở Hà Nội. Nhà Thờ Lớn được khởi

công xây dựng từ năm 1883 và hoàn thành sau 4 năm, khánh thành vào đúng ngày lễ Giáng
Sinh năm 1887. Đây là công trình kiến trúc mang đậm phong cách Gotic trung cổ Châu
Âu, là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của Tổng giám mục.
Tại Nhà Thờ Lớn, thường xuyên có các hoạt động tín ngưỡng của giáo dân thuộc tổng giáo
phận Hà Nội.
Hiện nay, Nhà Thờ Lớn không chỉ là biểu tượng thiêng liêng của Thiên Chúa giáo tại Hà
Nội, mà còn là nơi vui chơi, giao lưu công cộng của người dân Hà Thành. Nhiều người
thích đến đây đẻ chụp ảnh, gặp gỡ, giao lưu bạn bè. Những quán Trà Chanh vỉa hè trên hai
con phó Nhà Chung và Nhà Thờ luôn đông nghịt khách, nhất là mỗi buổi chiều hè.
Nhà tù Hỏa Lò
Được xây dựng từ năm 1896 bởi thực dân Pháp, nhà tù Hỏa Lò là cái nơi giam cầm những
chiến sĩ cộng sản, những người hiên ngang chống chế độ thực dân. Nhà tù này được Pháp


xây dựng vô cùng kiên cố và khắc nghiệt. Những bức tường bằng đá rắn chắc, cao hàng
4m và dày 0,5m cùng với những hàng rào thép gai là nơi giam hãm tù nhân – những người
yêu nước. Nhà tù Hỏa Lò ban đầu còn nhỏ, sau có lớn dần thêm, lúc cao nhất đã giam giữ
2000 tù nhân. Nơi này ghê gớm không chỉ bởi những tường cao hào sâu mà nơi đây còn là
thứ lò nướng thịt, có những cái máy chém tàn bạo, hoạt động hết công suất. Đến đây, bạn
sẽ không khỏi xúc động khi được nghe những câu chuyện thương tâm về sự đau đớn của
những tù nhân yêu nước. Bạn cũng càng thêm khâm phục ý chí và lòng yêu nước của họ.
Mặc dù bị giam cầm, tra tấn nhưng họ vẫn kiên trinh tấm lòng với cách mạng, thậm chí
còn biến nhà tù thành lớp học chính trị, thành nơi viết báo tố cáo thực dân.
Chùa Một Cột - Đóa sen nghìn tuổi của Thủ đô
Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào năm 1049, sau một lần chiêm bao
thấy Phật Quan Âm dắt tay Người lên toàn sen. Vào ngày khánh thành chùa, các sư chay
đàn, tụng kinh cầu cho nhà vua được sống lâu, nên chùa còn có tên là chùa Diên Hựu
(Hạnh phúc dài lâu). Tại đây, vào ngày 8.4 âm lịch hàng năm, nhà vua đều đến làm lễ tắm
Phât, sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh đầy ý nghĩa.


Năm 1105, chùa được Vua Lý Nhân Tông cho trùng tu mở rộng, trở thành một quần thể
kiến trúc lớn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Chùa Một Cột đã được trùng tu, phục
dựng nhiều lần qua các thời Trần, Hậu Lê, Nguyễn. Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội,
thực dân Pháp cho phá hủy Chùa Một Cột, chỉ còn lại cây cột với mấy xà gỗ. Chùa môt lần
nữa được Bộ Văn hóa trùng tu vào năm 1955.
Chùa Một Cột không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo
kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ
hành lang, mặt nước. Công trình này là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc
đậm nét. Cây bồ đề sum xuê được trồng từ năm 1958, do tổng thống Rajendra Prasad tặng
nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ khiến cho quần thể di tích này càng thêm
ý nghĩa.
Ngày thứ 2
Trong ngày thứ hai, bạn hãy tranh thủ ghé thăm những địa điểm tham quan lớn nhất ở Hà
Nội như công viên Lê Nin với Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam tại số 28A Điện Biên


Phủ, quảng trường Ba Đình lịch sử nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập và sau đó vào
lăng viếng Bác.

Công viên Lê Nin:
Cái tên Công viên Lê-nin được bắt đầu từ năm 2003. Trước đó, nơi đây trải qua nhiều lần
đổi tên. Khi xưa, nơi đây có một cái hồ, gọi là Hồ Voi, vì quân lính thường cho voi lắm ở
hồ này. Cuối thế kỉ 19, vào năm 1894 – 1897, thực dân Pháp lấp hồ voi, biến thành vườn
hoa và đặt tên là vườn hoa Robin. Chúng lại cho xây dựng hai bức tượng đài lính Pháp chĩa
súng và lựu đạn vào Cột cờ, dưới bệ tượng đài, chúng đắp hình các tầng lớp sĩ, nông, công,
binh của nước Nam ta. Nhân dân thì chỉ gọi đây là “vườn hoa Canh Nông”. Khi Cách
mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng đã phá bỏ 2 bức tượng đài, chỉ còn
lại vườn hoa, gọi là vườn hoa Chi Lăng. Đến năm 1982, nhà nước ta cho xây dựng bức
tượng đài Lê Nin trong vườn hoa Chi Lăng. Bức tượng bằng đồng cao 5,2 m, trên một bệ
đá hoa cương cao 2,7 m. Từ năm 2003, vườn hoa này được đổi tên là công viên Lê – nin.

Công viên Lê – nin rất rộng, khoảng 17.000 m2, có không gian thoáng đãng, xanh, sạch,
đẹp, là điểm đến thu hút du khách tới Hà Nội.
Quảng trường Ba Đình:
Quảng Trường Ba Đình là một địa điểm bạn không thể không đến nếu tới thủ đô Hà Nội.
Đây là nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Quảng trường Ba Đình ban đầu có tên là Quảng Trường Tròn, chỉ là một bãi đất trống
nhiều sỏi. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền mới tổ chức Mít tinh tại
đây, và cho cải tạo, trồng hoa, mới có tên là Vườn hoa Ba Đình.
Hiện nay, Quảng trường Ba Đình là điểm tham quan thu hút khách du lịch trong và ngoài
nước. Những thảm cỏ xanh mướt, không gian thoáng đãng khiến ai nấy đều thích thú.
Viếng lăng bác:
Lăng Bác được khởi công xây dựng vào 2.9.1973, tại vị trí lễ đài cũ, nơi Bác Hồ đọc bản
Tuyên ngôn độc lập. Đây là nơi đặt thi hài của Bác, là nơi là mọi người con đất Việt đều
thành tâm hướng về. Lăng Bác hiện nay còn là một điểm tham quan du lịch nổi tiếng của
Hà Nội. Hàng ngày đều có những hàng người rất dài nối đuôi nhau vào lăng viếng Bác.
Lăng Bác mở cửa vào các buổi sáng trong tuần trừ Thứ HaivàThứ Sáu. Nếu mồng 1 Tết
Nguyên Đán, ngày 19/5, ngày 2/9 mà trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu thì lăng vẫn mở
cửa.


Hồ Tây Hà Nội:
Hồ Tây rộng khoảng 500 ha, nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội. Hồ Tây vốn là một
đoạn sông Hồng rớt lại sau khi đổi dòng, có lịch sử hàng nghìn năm. Hồ Tây còn có tên là
Hồ Mù Sương, Hồ Trâu Vàng, đầm Xác Cao, gắn liền với nhiều huyền tích.
Ngày nay, Hồ Tây là một góc lãng mạn của bức tranh Hà Nội đa sắc, có gió trong lành, có
mặt nước nên thơ, có sắc hồng hoa phượng, có liễu rũ mềm mại. Ở đây có đường Thanh
Niên, một tuyến đường vào loại đẹp nhất ở Hà Nội. Các đôi trai gái thanh niên thường rất
thích đến Hồ Tây để ngắm cảnh, để trò chuyện và để thưởng thức những món ăn đậm chất
Tây Hồ.
Quanh hồ hiện có 21 ngôi đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều với nhiều văn vật

giá. Trong đó, đèn Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ là nơi nhiều du khách đến
hơn cả, để chiêm ngưỡng những nét đẹp kiến trúc, và để cầu phúc, cầu may.

Ăn gi?
Ăn sáng
Ăn sáng, đầu tiên phải kể đến món Phở Lý Quốc Sư ngon nổi tiếng. Phở ở đây khá ngon,
nhiều hương vị cho khách lựa chọn từ phở tái, bò chín, hay tái nạm gầu…. tùy vào sở thích
của khách hàng. Mới đây, phở Lý Quốc Sư đã chuyển về đoạn gần ngã 3 đoạn cuối phố
Nhà Chung, đối điện 33 Nhà Chung.
Phở Bát Đàn: Phở Bát Đàn ngon nổi tiếng khắp Hà Nội, nói đến phở Bát Đàn người ta nghĩ
ngay tới cảnh xếp hàng vào mỗi buổi sáng để có được một bát phở ngon. Kinh nghiệm của
mình là bạn nên đi 2 người, 1 người mua Phở còn 1 người ra giữ chỗ trước. Địa chỉ quán ở
49 Bát Đàn, quán mở lúc sáng từ 6h30 – 8h30. Tới muộn là không được ăn đó nhé.
Bún ốc Hàng Chai: Hàng Chai là một con phố nhỏ nối Hàng Rươi và Hàng Cót, quán Bún
ốc Cô Thêm ở góc đường Hàng Chai này đã nổi tiếng 25 năm nay với một loại nước dùng
đặc biệt có vị chua nhẹ của dấm bỗng. Quán có những khách hàng lâu năm, từ hồi bát bún
ốc chỉ có giá 2 nghìn đến hiện nay là 30 nghìn.
Bún riêu cua Phất Lộc


Bún riêu cua không cầu kỳ trong công thức chế biến và nguyên liệu, nhưng quán bún riêu
cua Phất Lộc vẫn được những người sành ăn tấp nập tìm tới. Nước dùng ở đây thì ngon
không chê vào đâu được.
Xôi Chè vìa hè đối diện Ngõ Huyện. Ở đây có khá nhiều quán ăn sáng vỉa hè, nằm trên
phố Lý Quốc Sư, đối diện Ngõ Huyện. Ngoài Xôi Chè thì còn có nhiều loại xôi khác như
Xôi đỗ xanh, cháo, và các món ăn sáng nhanh dành cho trẻ em.
Xôi Yến 35 Nguyễn Hữu Huân. Đây là một quán xôi nổi tiếng nhất ở Hà Nội, hiện tại
được mở rộng rất lớn, là cả một tòa nhà 3 tầng mà lúc nào khách cũng phải xếp hàng.
Ăn trưa
Bún chả Đắc Kim: Đây là quán bún chả nổi tiếng nhất Hà Nội, quán hiện nay được sửa lại

khá sạch sẽ, phục vụ nhanh chóng, giá 50 – 60nghìn/suất nhưng suất hơi nhiều. Bún chả ở
đây có ba loại chả được phục vụ trong cùng một bát là chả nướng (thịt ba chỉ), chả viên
(thịt băm) và chả xương sông (thịt băm cuốn lá xương sông).
Bún đậu mắm tôm 55 ngõ Phất Lộc : Nằm ở cuối phố Hàng Bạc có một ngõ nhỏ mà lúc
nào cũng tấp nập người qua lại, đó chính là ngõ Phất Lộc. Trong ngõ món Bún đậu mắm
tôm là nổi tiếng nhất, với rất nhiều hàng từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Nhưng có 2 hàng nổi
tiếng nhất là nhà số 55 và nhà số 49.
Ăn tối
Món Chả Cá: Món ăn đặc biệt này do gia tộc họ Đoàn sáng tạo ra và đã trở thành món ăn
nổi tiếng đất Kinh kì. Cá lăng để nguyên con, không giã nhuyễn, đem nướng trên than
hồng, khi ăn thì được làm nóng bằng chảo dầu. Món này được ăn cùng vi hành, thì là, một
vài hạt lạc, bún và mắm tôm… Để ăn chả cá bạn có thể đến Chả cá Lã Vọng truyền thống,
giá cao khoảng 200nghìn - 300nghìn/ suất. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn thêm 1 nhà
hàng khác cũng rất ngon với giá rẻ hơn, nhà hàng Chả cá Hà Thành số 20 đường Nguyễn
Văn Huyên (kéo dài).
Nhà hàng Chim quay Thịnh Vượng: quán chim quay gia truyền này nằm ở ngôi nhà cổ
số 13. Món đặc biệt nhất mà ai vào quán cũng gọi là chim bồ câu quay, chim quay thì khắp
các phố phường đều có nhưng để trở thành “thương hiệu” thì chỉ có ở phố Tạ Hiện này,


hoặc ở phố Hàng Buồm. Ngoài các món chim quay, nhà hàng này còn phục vụ món bít tết
khô, vị khá độc đáo, khác các món bít tết thông thường.
Ăn đêm:
Mì gà tần
Đây là món ăn bổ dưỡng được nhiều người lựa chọn để ăn đêm. Nước súp được lấy từ
nước luộc gà, kết hợp với thuốc Bắc để làm nên vị ngọt, thanh, mát. Ngoài ra, giá và rau
ngải cứu xào sơ khiến món ăn lạ miệng, không ngấy. Các địa chỉ mì gà tần đêm ngon: Ngã
tư Hàng Bồ - Lương Văn Can (5h chiều - 11h đêm), phố Cấm Chỉ- Tống Duy Tân.
Cháo niêu:
Nhẹ nhàng để kết thúc một bữa cuối ngày mệt mỏi, bạn có thể nghĩ đến mộ bát cháo đêm

nóng hổi, ấm áp. Cháo niêu là món ăn rất hợp cho bữa tối này. Để có thể thưởng thức bạn
có thể tìm đến phố Thụy Khuê.
Uống gỉ? Ở đâu?
“Bia cỏ Tạ Hiện” đã là cụm từ thân quen với những người dân Hà Nội. Tạ Hiện ban ngày
cũng như những con phố khác nhưng cứ mỗi chiều tối là con phố thay đổi hoàn toàn thành
một con phố đông đúc sầm uất bậc nhất tại phố cổ. Các quán bia ở đây không chỉ là tụ
điểm của giới trẻ mà còn hấp dẫn cực đông du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội.
Cafe Giảng: 39 Nguyễn Hữu Huân, món cafe đặc biệt là cafe trứng, một trong 10 món cafe
ngon nhất thế giới.



×