Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

SỰ cần THIẾT đổi mới CÁCH TIẾP cận về đào tạo CHUYÊN NGÀNH TRIẾT học và CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.27 KB, 10 trang )

SỰ CẦN THIẾT ĐỔI MỚI CÁCH TIẾP CẬN
VỀ ĐÀO TẠO CHUN NGÀNH TRIẾT HỌC
VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đinh Ngọc Thạch*

1. Vài nét về thực trạng đào tạo chun ngành triết học và
chủ nghĩa xã hội khoa học tại Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh
Phần lớn giảng viên các mơn lý luận chính trị tại các trường
đại học, cao đẳng hiện nay được đào tạo chun ngành lý luận chính
trị từ các cơ sở thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, một phần từ hệ thống
các học viện, viện. Nguồn nhân lực các mơn khoa học Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam tương đối ổn định. Cùng với q trình chuẩn hóa đào tạo,
việc chuẩn hóa đội ngũ một cách triệt để đã thúc đẩy giảng viên tiếp
tục trau dồi kiến thức, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn,
khơng dừng lại ở trình độ cử nhân. Có thể nói động lực của việc
nâng cao trình độ chính là lợi ích sống còn của nhà giáo – nhà khoa
học, nhu cầu xã hội, cuộc “cạnh tranh” tất yếu của những người làm
cơng tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lý luận
chính trị. Nhiều cơ sở đào tạo chỉ tiếp nhận tiến sĩ, thạc sĩ, hoặc thực
hiện nghiêm túc q trình sàng lọc đội ngũ (q trình hậu tuyển
dụng), nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực theo quy định
chuẩn hóa. Trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng các cơ
sở đào tạo đại học, sau đại học, đội ngũ những người làm cơng tác
lý luận, nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị ngày càng đơng
đảo và phong phú, khiến cho tính cạnh tranh trở nên phổ biến.
*

PGS.TS, Giám đốc Trung tâm Lý luận chính trị, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh


508

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Một số cơ sở đào tạo phía Nam, trong đó có các trường đại
học thành viên ĐHQG-HCM như Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Trường Đại học Kinh tế - Luật, với bề dày truyền
thống 40 năm đào tạo chun ngành lý luận chính trị, đã đạt được
những thành quả to lớn, được xã hội thừa nhận. Đặc biệt số lượng
thí sinh tham gia thi tuyển sau đại học chun ngành triết học tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ln được xếp vào
hàng đầu của Nhà trường. Nhờ chất lượng đào tạo được đảm bảo,
đội ngũ giảng viên và các nhà khoa học đầu ngành hùng hậu
(khoảng 2/3 GVCC và PGS hiện nay từng học hoặc làm NCS tại
nước ngồi), Khoa Triết học có sức thu hút lớn đối với học viên,
nghiên cứu sinh. Hàng năm có khoảng 90 - 120 đơn xin thi tuyển
cao học, 20 - 30 hồ sơ dự tuyển NCS chun ngành CNDVBC &
CNDVLS, LSTH (hiện nay thống nhất tên gọi chung chun ngành
Triết học). Số thí sinh thi tuyển chun ngành CNXHKH tuy ít hơn,
nhưng khá ổn định. Sự sàng lọc bắt đầu từ “đầu vào”, từ khâu thi
tuyển. Bất chấp sự cạnh tranh từ các cơ sở đào tạo khác,
ĐHQG.HCM vẫn duy trì cách tính nhất qn trong những mơn thi
điều kiện (ngoại ngữ, tin học) và những quy định về tổ chức, quản
lý các bậc và các hình thức đào tạo để khẳng định “thương hiệu”
của mình. Điều này khiến cho số lượng thí sinh dự tuyển đơng,
nhưng chỉ khoảng ¼ hoặc ít hơn trúng tuyển, số lại tìm nơi nào
“thuận lợi” hơn để thi tuyển. Với chun ngành chủ nghĩa xã hội

khoa học, đơi khi chỉ có 2 học viên vẫn tổ chức một lớp học để duy
trì đào tạo chun ngành. Các đề tài luận văn, luận án của học viên,
nghiên cứu sinh khơng dừng lại ở việc “trả bài”, mà còn đóng góp
thực sự vào việc phát triển tư duy lý luận, được vận dụng vào q
trình giảng dạy và nghiên cứu sau này. Đó là những kết quả đã được
thẩm định về mặt xã hội, trước hết là tại nơi cơng tác của các thạc
sĩ, tiến sĩ được đào tạo từ đây.
Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, trong vài năm trở
lại đây chất lượng đào tạo và nghiên cứu chun ngành triết học và
chủ nghĩa xã hội khoa học tại ĐHQG-HCM cũng như trong cả nước
đang có dấu hiệu chững lại. Có nhiều ngun nhân của tình trạng
này, trước hết là sự bất cập trong khâu tổ chức và quản lý. “Đầu
vào” trình độ cử nhân tương đối thấp so với các ngành khác, còn
trình độ sau đại học thì khơng đều do tuyển từ nhiều nguồn, từ các
ngành gần, cận ngành của triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

509


Tuy được gọi là “cận ngành”, song sự chênh lệch về trình độ bộc lộ
khá rõ ở người học, thể hiện trong việc tiếp thu kiến thức chun
ngành. Lẽ cố nhiên cơ sở đào tạo, mà trước hết là giảng viên, đã có
nhiều nỗ lực để san lấp sự chênh lệch này, song chắc chắn khơng
tránh khỏi những bất cập.
Đội ngũ chất lượng cao, các nhà giáo – nhà khoa học đầu
ngành, giàu bản lĩnh, trí tuệ và kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên
cứu chun ngành triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học đang cạn
dần, nhưng lực lượng kế thừa vẫn chưa đủ điều kiện thay thế một
cách đồng bộ.

Người học ở cả trình độ đại học và sau đại học còn thụ động,
phần lớn chờ đợi thơng tin từ giảng viên hơn là tự mình tìm hiểu
vấn đề. Một số học viên, sinh viên có ý thức mở rộng kiến thức thì
chưa đủ bản lĩnh và kinh nghiệm xử lý cả rừng tài liệu trên các
phương tiện thơng tin đại chúng, dẫn đến nhận thức sai lệch.
Mở rộng ra trong hệ thống các nguồn tài liệu “chính thống”
(ngụ ý về một số cuốn giáo trình dùng cho sinh viên và học viên
khơng chun ngành hiện nay) thì nội dung và phương pháp tiếp
cận còn nhiều bất cập, cách tiếp cận cũ vẫn đang được duy trì, chủ
nghĩa giáo điều, bảo thủ, tình trạng phân tuyến một cách giản đơn
đang tác động đến tình trạng phát triển tư duy lý luận nước nhà,
khơng phù hợp với quan điểm đổi mới, q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nhiều nhà giáo – nhà khoa học, với tâm huyết nghề nghiệp
của mình, ln trăn trở tìm hướng đi mới, tránh lối mòn trong suy
nghĩ, trong tiếp nhận và xử lý thơng tin. Họ cho rằng, vòng kim cơ
cơ chế và sự e ngại bị quy chụp về tư tưởng là ngun nhân của sự
thiếu bản lĩnh tiếp cận cái mới trong đội ngũ làm cơng tác lý luận và
giảng dạy, nghiên cứu lý luận chính trị. Đối với triết học, nhiểu vấn
đề cơ bản của triết học đã biến thành hệ quy chiếu duy nhất, mà
khơng tính đến đặc thù của các nền triết học, nên dẫn đến một số
nhận định có tính khiên cưỡng, khơng thể hiện được bản sắc của văn
hóa phương Đơng và phương Tây, cũng như chưa làm gần vấn đề
của triết học với vấn đề cùa cuộc sống. Lịch sử từng biết đến tình
trạng này ở phương Tây, nhưng đã lâu lắm rồi. Tại các nước phương
Tây sự tách biệt lớn giữa tư duy lý luận và cuộc sống đời thường
suốt hàng ngàn năm đã bị vạch ra và phê phán gay gắt khơng dưới

510


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


một lần. Chẳng hạn, các giáo phụ trung cổ phê phán triết học Hy
Lạp như “xa xỉ phẩm của một số ít nhà thơng thái” (Tertullien,
Lactantius,Augustine). Vào những năm 20 – 40 của thế kỷ XIX ước
muốn vượt qua truyền thống “cổ điển” đưa đến sự ra đời của
khuynh hướng phi duy lý – nhân bản và khuynh hướng thực chứng
– khoa học. Đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX cùng với q
trình phi cổ điển hóa triết học, các nhà triết học thực dụng Mỹ, từ
Peirce đến James và Dewey, thực hiện ý tưởng cải tổ tri thức triết
học, để “làm cho tư tưởng trở nên rõ ràng”, vượt qua siêu hình học
tại cựu lục địa. Hiện nay cũng vậy, trong các đại hội triết học thế
giới gần đây, việc nhận thức lại các vấn đề triết học, trước hết là tìm
hiểu và đánh giá lại truyền thống, sự kết hợp nhiều cách tiếp cận
trong việc luận giải các vấn đề trong thế giới mở nhưng hết sức
phức tạp thường xun được đặt ra như nhu cầu thiết yếu đối với
những người nghiên cứu và giảng dạy triết học và các ngành khoa
học xã hội – nhân văn khác. Tuy nhiên, dường như những vấn đề
mới, q trình “nhận thức lại” chưa được cập nhật trong q trình
đào tạo chun ngành ở một số cơ sở đào tạo nước ta.
Khá nhiều nội dung của triết học, căn cứ trên các nguồn tài
liệu mang tính giáo khoa, đã khơng còn phù hợp, hoặc tỏ ra đơn
giản và “ngây thơ” dưới ánh sáng của trí tuệ lồi người, của tiến bộ
xã hội, những thành quả của khoa học, cơng nghệ và diễn biến của
thực tiễn. Cách xem xét lịch sử triết học trong một vài tài liệu được
xã hội hóa hiện nay có khá nhiều điều cần thay đổi, nếu khơng
muốn làm nghèo và làm lệch tư duy của người học trong đánh giá

lịch sử. Chúng ta biết rằng lịch sử đã an bài, nhưng đánh giá về lịch
sử vẫn còn gây nên nhiều tranh cãi. F. Bacon từng phê phán những
“bóng ma” của uy quyền tư tưởng đã khiến cho tư duy khoa học bị ơ
nhiễm, và ơng kêu gọi tinh thần Đại phục hồi khoa học (Instauratio
Magne Scientiarum), trả lại cho khoa học chức năng thiêng liêng
của nó là khai mở trí tuệ, giúp con người khẳng định quyền lực của
mình trước tự nhiên và các lực lượng xã hội tự phát. Đơi khi người
ta gán cho lịch sử điều mà nó chưa thể đạt được vào thời mình, song
khơng tìm hiểu xem trong điều kiện cụ thể ấy các nhà tư tưởng đã
có những đóng góp gì. Triết học Hegel trong một số cuốn sách được
liệt vào hàng “giáo trình” chỉ được xem một phía, chưa bao qt
tồn bộ hệ thống, hoặc giải thích theo kiểu “Hegel cho rằng con
người là kết quả của sự tha hóa ý niệm”! Viết về Platon, một số tác
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

511


giả chỉ nhìn ơng như một phần tử “bảo thủ, phản động” về chính trị
vì chủ trương chủ nghĩa cộng sản trại lính, mà khơng xét cội nguồn
của quan niệm ấy và những đóng góp của ơng ở khía cạnh giáo dục,
văn hóa, trong đó có cả văn hóa chính trị. Nói đến Kant và Hume,
người học chỉ được biết đến “chủ nghĩa hồi nghi”, “chủ nghĩa bất
khả tri” trong đề cương bài giảng của giảng viên, mà qn rằng,
những đóng góp của họ trên phương diện nhận thức luận và nhân
bản luận vẫn chưa được khai thác đầy đủ! Những nhà tư tưởng có
quan điểm trái với CNDVBC & CNDVLS thì bị gọi là, hay chuyển
ngữ sang tiếng Việt là “bọn”, “bè lũ” (chẳng hạn “bọn Makhơ”, dù
Makhơ là nhà vật lý lừng danh của thời đại, một trong những người
thầy có ảnh hưởng lớn đến Einstein). Đó là cách viết thiếu chun

nghiệp về lịch sử tư tưởng, cách phân tích lịch sử theo lối siêu hình,
phân tuyến cứng nhắc, với những lát cắt tách rời nhau. Cách tiếp
cận đó trái với phong cách tư duy vừa khoa học, cách mạng, vừa
thấm đượm tính nhân văn của C. Mác, V. I. Lênin, Hồ Chí Minh.
Với chủ nghĩa xã hội khoa học, sự xơ cứng trong việc đánh giá các
tư tưởng chính trị, xã hội trong lịch sử vẫn được duy trì trong một số
cuốn sách, gây khó khăn cho cả người dạy lẫn người học. Đơi khi
người giảng ngại cung cấp thơng tin mới và khảo sát các cách tiếp
cận “khơng chính thống” do bị vướng vào hệ chuẩn cứng nhắc, xuất
phát từ những năm 30 của thế kỷ XX.
2. Một vài suy nghĩ về sự cần thiết đổi mới cách tiếp cận
trong đào tạo, nghiên cứu chun ngành triết học và chủ
nghĩa xã hội khoa học
Cách đây mấy năm chúng ta phân định các khoa học Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng một cách rõ ràng, minh
bạch và xác đáng. Giờ đây các nhà quản lý chỉ gọi chung là lý luận
chính trị. Lý luận chắc hẳn rộng hơn lý luận chính trị, và “các khoa
học Mác – Lênin” vẫn là cách gọi thể hiện thái độ khoa học đối với
các chun ngành (dù chưa đầy đủ nếu đi vào chun ngành hẹp).
Chớ nên đồng nhất các chun ngành triết học (triết học Mác –
Lênin là một bộ mơn chủ lực trong đó), chủ nghĩa xã hội khoa học,
kinh tế chính trị học, Hồ Chí Minh học, lịch sử Đảng (trình độ cử
nhân có mơn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam) với các mơn lý luận chính trị nói chung như dành cho khối
khơng chun, vì đó là mơn khoa học, và khơng nên đồng nhất lý

512

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


luận với “lý luận chính trị”, cho dù ở nước ta tư duy lý luận nhất
định chịu sự định hướng của đường lối chính trị, xem mục tiêu cao
nhất là bảo vệ những giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, bảo vệ chế độ và góp phần vào “tổng kết thực tiễn, dự
báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đướng
lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới”1.
Để đào tạo nên những chun gia trong lĩnh vực triết học và
chủ nghĩa xã hội khoa học, cơ sở đào tạo cần mạnh dạn thay đổi
phương thức tuyển sinh (đầu vào), khơng nên hạ thấp điểm chuẩn để
thu hút đơng người học (những thí sinh yếu các ngành khác nên
“cực chẳng đã” chuyển sang ngành triết học, chủ nghĩa xã hội khoa
học), mà chấp nhận cả tình thế thiếu hụt chỉ tiêu để nâng chất người
học ngay từ đầu. Đối với đào tạo sau đại học, việc duy trì u cầu
bắt buộc về ngoại ngữ ngay từ đầu vào, siết chặt “đầu ra” mơn tin
học cần được phát huy, và thống nhất trên tồn quốc, nhằm tránh
tình trạng thả nổi chất lượng, mạnh ai nấy làm.
Về phương pháp tiếp cận chun ngành, người viết xin được
chia sẻ quan điểm của GS. TS Nguyễn Văn Hun trong bài viết
“Nghiên cứu và đào tạo triết học ở Việt Nam thời gian qua – mấy đề
xuất phương pháp đổi mới”. Bàn về hướng đi mới cho nghiên cứu
và đào tạo triết học tại Việt Nam, Giáo sư cho rằng: “Để phát triển
nền triết học Việt Nam…cần có quan niệm, cách tư duy, cách
nghiên cứu triết học theo hướng mở và động, chứ khơng theo khép
kín và tĩnh tại”2. Tác giả bài viết đưa ra những đề xuất khá táo bạo,
làm rõ hơn nữa những đóng góp, những tìm tòi mới trong tri thức
triết học, điều chỉnh cách tiếp cận hiện nay nhằm làm nổi bật những
điểm nhấn trong tư duy triết học (triết học về thế giới tinh thần, triết

học giá trị, triết học kinh tế, triết học chính trị – xã hội, triết học
“hành động”, triết học văn hóa, triết học về đời sống tinh thần – tâm
linh…), khắc phục lối phân tuyến cứng nhắc tồn tại bấy lâu nay3.
J. Derrida trong cuốn “Những bóng ma của Mác” đã ngụ ý
rằng, mơ hình cũ của chủ nghĩa xã hội đã toan tính vơ hiệu hóa một
1

Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI. Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 134
2
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thơng tin những vấn đề lý luận (phục vụ
lãnh đạo), số 7/2014, tr. 25.
3
Xem: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; tài liệu đã dẫn, tr. 26.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

513


sức mạnh tiềm tàng trong tư tưởng của Mác, làm cho nó phải trải
qua “những cơn đau lịch sử”. Nhà tương lai học tin tưởng chủ nghĩa
Mác sẽ trở lại, vì đó là “học thuyết cứu thế mới”, “mở hướng cho
tương lai nhân loại”. Ơng khun chúng ta hãy “trở lại Mác”, đọc
Mác như “đọc một nhà triết học vĩ đại”4. Đọc và viết về Mác một
cách xác đáng khác với sự “vo tròn” di sản tư tưởng của Mác trong
một bộ khung cứng nhắc, thiếu sinh khí. Vào thời mình, C. Mác và
V. I. Lênin ln kết hợp hai cách tiếp cận trong đánh giá lịch sử tư
tưởng, cũng như trong việc phân tích các vấn đề đương đại. Tìm
hiểu sự phát triển của tư tưởng triết học qua các thời đại, C.Mác

nhận định: “… mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh
thần của thời đại mình”5, “các triết gia khơng mọc lên như nấm từ
trái đất; họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình”6, đồng
thời ơng cũng khẳng định: “khơng có đảng phái thì khơng có sự
phát triển”7.
Nhân đọc Socrates, V. I. Lênin viết trong “Bút ký triết học”:
“Chủ nghĩa duy tâm thơng minh gần với chủ nghĩa duy vật thơng
minh hơn chủ nghĩa duy vật ngu xuẩn”8. “Chủ nghĩa duy tâm thơng
minh” của Socrates, Platon, Hegel, dù có những hạn chế ở phương
diện thế giới quan, nhân sinh quan, song đã để lại nhiều tư tưởng có
giá trị cho nhân loại ở những khía cạnh khác của văn hóa tinh thần.
V. I. Lênin từng phê phán những toan tính xem xét chủ nghĩa Mác
bên ngồi văn hố nhân loại. Cách tiếp cận “có văn hóa” ấy của các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin đối với di sản văn hóa cần
được kế thừa và phát huy trong điều kiện hiện nay, nhằm làm cho
lịch sử khơng chỉ sống lại, mà còn gia nhập vào cái tồn thể đang
vận động hướng về tương lai.
Đổi mới cách tiếp cận trong giảng dạy và nghiên cứu chun
ngành đòi hỏi sự đào sâu tìm tòi của người giảng viên, sự tương tác
tích cực giữa giảng viên và sinh viên, học viên. Sức hút của người
4

Xem J. Derrida. Những bóng ma của Marx. Sách dịch. Nxb Chính trị quốc gia và Tổng
cục II Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 1994, tr. 77, 78, 189…

5

C. Mác và Ph. Ăngghen, Tồn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 157
C. Mác và Ph. Ăngghen, Sđd, t.1, tr. 156
7

C. Mác và Ph. Ăngghen, Sđd, t.1, tr. 167
8
V. I. Lênin. Tồn tập, t. 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 293
6

514

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


thầy trong thế giới hơm nay khơng chỉ dừng lại ở những bài thuyết
giảng chất lượng cao, mà còn ở khả năng gợi mở những vấn đề mới
mà người học quan tâm, chú trọng chất lượng của những cuộc đối
thoại và cả những đột phá “lệch chuẩn”9. Sự tương tác người dạy –
người học trong đào tạo chun ngành triết học và chủ nghĩa xã hội
khoa học, tự tin xử lý vấn đề và định hướng cho người học, chính là
thước đo trình độ chun mơn, sự tận tâm, trách nhiệm và bản lĩnh
của giảng viên. Cũng chớ nên xem thường phương tiện hỗ trợ hiện
đại trong giảng dạy. Có người cho rằng sử dụng các phương tiện
hiện đại trong khi giảng sẽ làm mất đi tính “ngẫu hứng”, sự thăng
hoa tư tưởng. Đó là một quan niệm cần xem lại. Chớ nên đồng nhất
tình trạng phụ thuộc máy chiếu của một số giảng viên non về
chun mơn với sự cần thiết nâng cao chất lượng bài giảng thơng
qua sự hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị hiện đại – một thành quả
cụ thể của tiến bộ khoa học, cơng nghệ, vận dụng vào việc “truyền
lửa” cho người học.
Từ góc nhìn của chủ nghĩa thực dụng, J. Dewey cho rằng:
“Giảng dạy có thể được so sánh với việc bán hàng hóa…Phương

trình giữa dạy và học cũng như giữa bán và mua”, do đó để “bán”
được thứ hàng hóa đặc biệt ấy khơng có cách nào khác là nâng cao
chất lương giảng dạy thực tế10. Có thể quan điểm “thực dụng hóa”
còn xa lạ với chúng ta, song tính hiệu quả trong đào tạo khơng thể là
một kết quả chung chung, trừu tượng, mà được thẩm định bởi cuộc
sống. Theo Dewey, bản thân người thầy cũng là một “học trò thơng
minh”, biết học từ thực tiễn và từ chính người học11.
Vấn đề cuối cùng mà chúng tơi bàn đến là giáo trình dùng
cho đào tạo chun ngành các mơn lý luận chính trị, trong đó có
triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Thành quả đáng tự hào của
đội ngũ giảng viên ĐHQG.HCM là sử dụng những cuốn sách
chun khảo, tham khảo do chính các nhà giáo – nhà khoa học đầu
9

Ở trường hợp trên, “lệch chuẩn” cần được hiểu theo nghĩa những đột phá đơi khi chưa
được thừa nhận rộng rãi, nhưng báo hiệu nhân tố mới của phát triển; điều này vẫn
thường xảy ra trong hoạt động thực tiễn và nhận thức.
10

Joseph Ratner Intelligence in The Modern World Jonh Dewey’s Philosophy, The
Mordern Library, New York, 1939, p. 617.
11
Joseph Ratner Intelligence in The Modern World Jonh Dewey’s Philosophy, The
Mordern Library, New York, 1939, p. 618

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

515



ngành của cơ sở đào tạo biên soạn, cùng với các cơng trình nghiên
cứu khoa học, đề cương bài giảng ln được cập nhật, làm mới qua
từng năm. Phải nhìn nhận một cách tích cực rằng, chính các sách
chun khảo, tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, đề cương bài
giảng ấy đã điều chỉnh rất nhiều quan điểm của các sách giáo khoa,
giáo trình vốn còn q nhiều “sạn” trong cách tiếp cận, trong nội
dung, nhất là những cuốn giáo trình và sách tham khảo gần đây.
Trong đào tạo chun ngành, sách chun khảo và đề cương bài
giảng của giảng viên là sự thể hiện tâm huyết, trình độ chun mơn,
sự dày cơng nghiên cứu của nhà giáo – nhà khoa học; nó vượt qua
lối cơng thức hóa, và cả sự cứng nhắc của các cuốn sách được gọi là
“giáo trình”. Hơn nữa, nếu giáo trình vẫn theo lối mòn trong cách
tiếp cận, thiếu nghiêm túc trong tham chiếu từ nguồn để trình bày
nội dung (tình trạng sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp để biên soạn
giáo trình vẫn diễn ra hiện nay), thì sẽ để lại hậu quả lâu dài trong
nhận thức của nhiều thế hệ người học, và cả mơi trường tinh thần
của xã hội. Chính vì thế, thứ nhất, để hình thành một giáo trình dành
cho đào tạo chun ngành, điều đầu tiên là tập hợp những nhà giáo
– nhà khoa học đầu ngành chun ngành thực sự, những người am
hiểu lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo. Thứ hai, các giáo trình, hay ít
ra là tài liệu giáo trình, cần được biên soạn ở từng cơ sở đào tạo
chun ngành, với sự liên kết, phối hợp, sự đồng tồn tại và phản
biện nhau, hướng đến sự thẩm định bởi hội đồng cấp quốc gia. Cho
đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong đào tạo chun ngành giữa
các cơ sở đào tạo. Đây là điều bình thường, vì mỗi cơ sở có những
nét đặc thù của mình, mục tiêu của mình. Khơng thể có sự thống
nhất tuyệt đối, chẳng hạn, giữa ĐHQG.HCM và Viện Khoa học Xã
hội, trong chương trình đào tạo triết học và chủ nghĩa xã hội khoa
học được, càng khơng nên áp đặt một chương trình cho nhiều cơ sở
đào tạo. Vì lẽ đó, để có một khung giáo trình chung rất cần sự trao

đổi thường xun giữa các cơ sở đào tạo. Phương án thích hợp nhất,
theo tơi, là: khơng phải một giáo trình, mà giáo trình do Hội đồng
biên soạn Trung ương cơng bố (trên cơ sở quy tụ các nhà giáo – nhà
khoa học đúng chun ngành), có tính định hướng tổng thể; giáo
trình của các cơ sở đào tạo (gọi là giáo trình chun sâu của các
mơn học chun ngành), kết hợp với các đề cương bài giảng của
giảng viên phụ trách mơn học và các tài liệu chun khảo, tham
khảo do giảng viên giới thiệu cho sinh viên, học viên. Thứ ba, bản

516

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


thân giáo trình cần đảm bảo khơng chỉ tính căn bản, tính chuẩn mực,
tính cơ đọng, mà cả tính mở nữa, nghĩa là bản thân giáo trình cần
vượt qua tính giáo huấn, chú trọng kích thích tính sáng tạo, sự tìm
tòi của người học. Rất cần có một hoặc nhiều tọa đàm bàn thật kỹ về
giáo trình chun ngành, chứ khơng thể vội vàng, đốt cháy giai
đoạn để đưa ra những sản phẩm kém chất lượng. Thứ tư, tơi xin
khẳng định một lần nữa rằng, trong đào tạo chun ngành, hãy tơn
trọng tính tự chủ của người thầy, khơng nên q lệ thuộc vào bất kỳ
hình thức giáo trình nào, rằng, bản thân giáo trình khơng phải là tài
liệu “chính thống” duy nhất, mà chỉ là một trong những tài liệu
chính thức, có tính định hướng khung chun mơn, và rằng, giáo
trình được hình thành khơng từ đâu khác, mà từ chính đề cương bài
giảng, sách chun khảo, tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học của
nhà giáo – nhà khoa học, và được thẩm định bởi thứ “quyền lực”

đặc biệt là giới chun mơn, thực tiễn xã hội và người học, đồng
thời ln ln được rà sốt, được bổ sung bằng những nguồn năng
lượng trí tuệ mới12.
3. Lời kết
Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới, với khơng ít
thuận lợi, thời cơ, nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức. Khái niệm
“hội nhập quốc tế” với thời gian đã bao chứa những nội dung mới,
khơng còn dừng lại ở khía cạnh kinh tế nữa, mà từng bước lan tỏa
sang các lĩnh vực khác. Trong điều kiện đó, để tư duy lý luận khơng
tạo nên khoảng cách q xa với khu vực, để nó khơng rơi vào độ
chênh ngày càng lớn với những biến đổi của thực tiễn, bản thân
những người làm cơng tác đào tạo và nghiên cứu triết học, chủ
nghĩa xã hội khoa học, các mơn lý luận chính trị nói chung (như
cách gọi hiện nay) cần tự làm mới mình, trước hết là làm mới cách
tiếp cận về nội dung và phương pháp, vượt qua cả chủ nghĩa giáo
điều lẫn chủ nghĩa phiêu lưu chính trị, tăng cường khả năng nắm bắt
những vấn đề mới nảy sinh, những điểm nóng của thực tiễn, để tự
tin hơn khi vươn ra biển lớn của nền văn hóa tinh thần nhân loại.

12

Xin xem thêm bài biết “Về nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu lý luận chính trị
trong điều kiện hiện nay” của tác giả, đăng trong Kỷ yếu này.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

517




×