Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Mẫu nội quy lao động (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.43 KB, 41 trang )

CÔNG TY………………………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ….. /……
V/v: Đăng ký Nội quy lao động

Long Biên, ngày

tháng năm 2016

ĐƠN ĐĂNG KÝ
NỘI QUY LAO ĐỘNG
Kính gửi: Sở Lao động Thương Binh & Xã hội Thành phố Hà Nội
Công ty ………………………………………………………………………….
Địa chỉ:…………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………………………………………….
Đã ký kết Nội quy lao động ngày …. tháng …. năm 2016; Yêu cầu được đăng ký
tại Sở Lao động Thương Binh & Xã hội Thành phố Hà Nội
Tài liệu kèm theo gồm:
Biên bản họp về thông qua Nội quy lao động
2. Quyết định ban hành nội quy lao động.
3. Bản nội quy lao động.
1.

Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- Như trên;


- Lưu đơn vị.

(Ký tên, đóng dấu)


CÔNG TY………………………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Long Biên, ngày

tháng năm 2016

BIÊN BẢN HỌP LẤY Ý KIẾN TẬP THỂ LAO ĐỘNG
V/v: Thống nhất và thông qua Nội quy lao động của Công
ty ............................
I. Thông tin về công ty
- Tên Công ty: CÔNG TY ………………………
- Điạ chỉ trụ sở chính: …………………………………………………….
- Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………….
Đăng ký lần đầu: ngày …………….; thay đổi lần thứ nhất ngày ………….
II. Thời gian và Địa điểm
- Thời gian: Vào hồi ………., ngày … tháng … năm 2016
- Địa điểm: …………………………………………………….
III. Thành phần tham dự cuộc họp:
1. Đại diện người sử dụng lao động
- Ông (Bà)………………………………………… :Giám đốc
2. Chủ tọa và thư ký cuộc họp
- Chủ toạ: Ông (Bà) ……………………………

- Thư ký: Ông (Bà) …………………………

Chức vụ: Giám đốc
Chức vụ: Quản trị văn phòng

3. Và đại diện tập thể người lao động Công ty ………………………………
- Ông (Bà) ……………………….

Chức vụ: Chủ tịch công đoàn
2


IV. Nội dung chương trình họp
Thông qua Nội Quy Lao động áp dụng trong toàn Công ty.
1.

Giám đốc Công ty ............................(Công ty) đọc dự thảo Nội quy lao động

cho đại diện tập thể người lao động Công ty nghe và lấy ý kiến tham gia, đóng góp.
Nội dung dự thảo như thông tin đính kèm.
V. Quyết định được thông qua
Sau khi thảo luận, 100% các thành viên biểu quyết đã nhất trí thông qua nội
dung Nội quy lao động của Công ty ……………………………….
Biên bản được lập xong hồi … giờ …cùng ngày, đã được từng thành viên Công
ty đọc, nhất trí thông qua tất cả cá nội dung và ký tên dưới đây. Tất cả các thành
viên Công ty cam kết tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung
thực của nội dung và chữ ký trong biên bản này.
Biên bản gồm 02 (hai) trang, được lập thành 03 (ba) bản gốc và được lưu tại văn
phòng Công ty./.
THƯ KÝ


CHỦ TOẠ

……………………………

……………………………

ĐD TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG

ĐD NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

………………………….

…………………………….

3


CÔNG TY………………………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …../QĐ-CTY

Long Biên, ngày

tháng năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Nội quy lao động Công ty …………………………..
GIÁM ĐỐC CÔNG TY ………………………………………
- Căn cứ Bộ Luật Lao động Việt Nam 2012 và các văn bản hướng dẫn thi
hành;
- Căn cứ Điều lệ Công ty hiện hành;
- Căn cứ Biên bản họp lấy ý kiến tập thể người lao động Công
ty ............................số ................. về việc ban hành Nội quy lao động ngày tháng
năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Nội quy lao động công ty ............................
Điều 2: Nội quy lao động đưa ra các quy định, điều khoản và điều kiện làm
việc áp dụng đối với toàn thể người lao động trong danh sách quản lý của Công
ty ............................
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày cơ quan
có thẩm quyền nhận được hồ sơ đăng ký Nội quy lao động, những quy định trước
đây trái với quyết định này đều bi bỏ.
Điều 4: Ban lãnh đạo Công ty, toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty và các
thành viên khác có liên quan có trách nhiệm thực hiện quyết định này.
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- Như Điều 3;
- Lưu: VP,

.............................................
4


CÔNG TY………………………………………….


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Long Biên, ngày

tháng

năm 2016

NỘI QUY LAO ĐỘNG
CÔNG TY ……………………………….
Ban hành kèm theo Quyết định số …………………. ngày

tháng

năm 2016

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nội dung và phạm vi áp dụng
Nội quy Lao động đưa ra các quy định, điều khoản và điều kiện làm việc áp dụng
đối với toàn thể NLĐ trong danh sách quản lý của Công ty ............................, bao
gồm: NLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, thử việc, học tập, thực tập sinh
và HĐLĐ ngắn hạn dưới 3 tháng.
Nội quy Lao động được Công ty thông báo đến từng NLĐ. Tất cả NLĐ đều phải
đọc, hiểu và tuân thủ các quy định của Nội quy này trong suốt thời gian làm việc tại
Công ty.
Những vấn đề không được qui định trong Nội quy này sẽ được giải quyết theo
các quyđịnh của Luật lao động Việt Nam, Hợp đồng lao động và các loại văn bản

quy định khác của Công ty.
Điều 2. Giải thích từ ngữ và gọi tắt, viết tắt
a) Giải thích từ ngữ trong văn bản:
1. Công ty:
Trong văn bản này, bất kể chỗ nào dùng cụm từ công ty mà không chỉ rõ các chi
tiết liên quan tới một tổ chức cụ thể nào khác thì được hiểu là Công
ty .............................
2. Người lao động:

5


Là toàn bộ nhân viên làm việc tại Công ty ............................được Công ty trả tiền
lương hoặc tiền công.
3. Ban quản lý:
Bao gồm những vị trí quản lý cấp trung từ trưởng, phó phòng/trưởng ban/trưởng
bộ phận.
4. Ban lãnh đạo
Bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc/Giám đốc Điều hành, Giám đốc các
bộ phận/phòng ban.
b) Gọi tắt, viết tắt
1. Công ty ............................
2. Các bộ phận trong Công ty gọi tắt là: Bộ Phận.
3. Người sử dụng lao động viết tắt là: NSDLĐ.
4. Người lao động viết tắt là: NLĐ.
5. Hợp đồng lao động viết tắt là: HĐLĐ.
6. Nội quy lao động viết tắt là: NQLĐ.
7. Bảo hiểm xã hội viết tắt là: BHXH.
8. Bảo hiểm y tế viết tắt là: BHYT.
9. Bảo hiểm thất nghiệp viết tắt là: BHTN.

10. An toàn lao động viết tắt là: ATLĐ.
11. Vệ sinh lao động viết tắt là: VSLĐ.
12. Phòng chống cháy nổ viết tắt là: PCCN
13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội viết tắt là: BLĐTBXH.
CHƯƠNG II. CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ
MỤC 1. GIỚI THIỆU
Điều 3: Công ty và người lao động
1. Mục đích của Công ty

6


Mục đích của Công ty là xây dựng những mối quan hệ bình đẳng, gắn kết tốt đẹp
giữa Công ty và NLĐ, NLĐ được đánh giá đúng khả năng và kết quả làm việc, đem
lại cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn cho NLĐ.
2. Giá trị của Công ty
Công ty tuân theo 5 giá trị trong mọi hoạt động:
a) Giá trị về con người
Công ty tôn trọng tất cả con người trong tổ chức: Cấp trên-cấp dưới, đồng
nghiệp, khách hàng và đối tác.
Công ty luôn lắng nghe và coi trọng những ý kiến và quan điểm của NLĐ;
b) Giá trị về tính chính trực
Quy trình làm việc của Công ty minh bạch và công khai.
Môi trường làm việc tại Công ty chuyên nghiệp và cởi mở.
c) Giá trị về mối quan hệ trên cơ sở xây dựng
- Công ty xây dựng mối quan hệ và sự cộng tác với NLĐ trên nền tảng cùng lợi
ích.
- Công ty khuyến khích NLĐ đóng góp, phản hồi ý kiến và sẵn sàng lắng nghe
những đóng tích cực của NLĐ để hoàn thiện hệ thống quản lý trong Công ty.
- Công ty hiểu rõ sự tác động từ các chính sách của Công ty tới NLĐ.

d) Giá trị về sự sáng tạo
NLĐ được phân quyền để đưa ra các quyết định, cách thức giải quyết công việc
tại vị trí phụ trách.
Công ty khuyến khích, lắng nghe và vận dụng mềm dẻo những sáng kiến từ NLĐ
áp dụng vào trong các hoạt động, góp phần tạo ra thách thức mới và cơ hội mới
trong Công ty.
e) Giá trị về chuyên môn.
Công ty luôn nỗ lực thực hiện mọi cam kết với khách hàng trong và ngoài nước
với chất lượng tốt nhất và thời gian nhanh nhất.

7


Công ty đặc biệt quan tâm tới việc định hướng và quản lý kế hoạch đào tạo, phát
triển cá nhân của từng NLĐ.
MỤC 2. TUYỂN DỤNG, LÀM VIỆC VÀ ĐÀO TẠO
Điều 4: Tuyển dụng
1. Chính sách tuyển dụng
Việc tuyển dụng nhân sự cho các bộ phận do Giám đốc xét duyệt tuyển dụng
theo yêu cầu của công việc và đề xuất của các trưởng bộ phận. Người được tuyển
dụng là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài có sức khoẻ đầy đủ.
Ứng viên dự tuyển vào Công ty phải có đủ hồ sơ theo quy định và được kiểm tra
theo quy trình sau:
(1) Phòng Hành chính – Nhân sự nhận và xem xét hồ sơ;
(2) Kiểm tra chỉ số IQ & kiến thức xã hội, kiểm tra trình độ ngoại ngữ, kiến thức
chuyên môn, khai báo thông tin cá nhân theo mẫu;
(3) Phỏng vấn
(4) Làm thủ tục thử việc từ 1 – 2 tháng;
(5) Tuyển dụng chính thức, ký hợp đồng lao động.
2. Những trường hợp sau đây sẽ không được tuyển dụng hoặc bị từ chối nhận hồ

sơhoặc từ chối phỏng vấn tuyển dụng:
a) Người có lý lịch không rõ ràng, sử dụng hồ sơ giấy tờ giả mạo;
b) Hồ sơ không đạt các yêu cầu chức danh tiêu chuẩn công việc cần tuyển;
d) Người người có bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm; ngườiđang bị điều tra hoặc
đang chấp hành án và những người Công ty không đượctuyển dụng theo quy định
của Pháp luật.
Đối với những NLĐ đã được tuyển dụng nhưng sau đó bị phát hiện có hành vi
gian trá không khai báo đúng sự thật, vi phạm quy định tại các điểm nêu trên sẽ bị
thải ngay và không được hưởng bất cứ khoản bồi thường nào.
Điều 5: Loại hợp đồng lao động
Các loại hợp đồng lao động:
8


- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định
thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời
điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36
tháng.
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng.
Công ty và NLĐ có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên
trong thời gian thử việc. Hợp đồng lao động thử việc có thời hạn không qúa 60
ngày. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà
không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu
mà hai bên đã thoả thuận.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ
sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày

làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.Trong trường hợp hai bên thỏa
thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc
ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Điều 6: Đào Tạo hội nhập
Toàn bộ NLĐ đến làm việc tại Công ty đều phải thực hiện chương trình đào tạo
hội nhập do Công ty xây dựng. Chương trình hội nhập cho nhập nhân viên mới do
Phòng HC-NS lên kế hoạch và triển khai thực hiện sau khi đã trình Giám đốc và
trưởng bộ phận trực tiếp của người lao động xét duyệt.
Chương trình đào tạo hội nhập bao gồm: Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ và
cơ cấu tổ chức của Công ty, giới thiệu văn hóa công ty, đào tạo các mảng công việc
do NLĐ đảm nhận hoặc mảng công việc có liên quan đến vị trí công việc của NLĐ.
NLĐ mới nhận việc phải có trách nhiệm hoàn thành chương trình đào đạo và báo
cáo lại kết quả tiếp nhận các thông tin từ chương trình đào tạo hội nhập với Người
9


quản lý trực tiếp theo yêu cầu của Người quản lý trực tiếp hoặc theo kế hoạch đào
tạo.
Thời gian thử việc chỉ được kết thúc khi chương trình giới thiệu, đào tạo hội
nhập cho NLĐ đã hoàn thành.
Điều 7: Chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Hết hạn HĐLĐ mà Công ty không tiếp tục tái ký;
- Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ;
- Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ;
-NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu
theo quy định của pháp luật lao động hiện hành;
-NLĐ bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án;
-NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã

chết;
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt
động;
-NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 35 của Nội quy này.
-NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động.
- Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao
động;
- Công ty cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý
do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp.
2. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động:
a) Người lao động xin thôi việc
NLĐ có ý định thôi việc phải trao đổi hoặc gửi đơn xin thôi việc tới Ban lãnh
đạo Công ty, trong đó ghi rõ lý do, thời gian dự kiến thôi việc, cam kết sẽ làm việc
10


cho đến khi hoàn thành thủ tục bàn giao, đào tạo vị trí thay thế trong khoảng thời
gian quy định sau.
+ Ít nhất 03 ngày làm việc nếu là HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định;
+ Ít nhất 30 ngày làm việc nếu là HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng;
+ Ít nhất 45 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Ban lãnh đạo Công ty xem xét đề nghị thôi việc của NLĐ, trao đổi thêm với
NLĐ về mong muốn, nguyện vọng, yêu cầu khác với công việc. NLĐ có 5 ngày
trước khi NLĐ và Công ty có quyết định cuối cùng về việc thôi việc của NLĐ.
*Thủ tục thôi việc:
- NLĐ xin thôi việc làm việc bình thường tại vị trí hiện tại bắt đầu từ khi nộp đơn
xin thôi việc trong khoảng thời gian báo trước theo quy định cho tới khi Công ty
tìm được người thay thế và có thể nhận bàn giao đầy đủ công việc.

- Trước khi chính thức thôi việc, NLĐ phải hoàn tất các biên bản và thủ tục sau:
+ Đơn xin thôi việc
+ Biên bản bàn giao tài sản bao gồm: Vật dụng, thiết bị, dữ liệu, sổ liên lạc, danh
mục công việc, địa chỉ email, sim điện thoại và bất kể tài sản hữu hình và vô hình
nào khác thuộc sở hữu của Công ty. Trưởng bộ phận có nhiệm vụ kiểm tra, thống
kê lại, vị trí phụ trách tiếp nhận tài sản có nhiệm vụ kiểm tra kĩ và chịu trách nhiệm
khi tiếp nhận các tài sản này.
+ Biên bản xác nhận công nợ với BP Kế toán, BP Nhân sự. BP Kế toán có trách
nhiệm rà soát toàn bộ công nợ liên quan đến các vấn đề lương, thưởng, cam kết đào
tạo….NLĐ phải có trách nhiệm giải quyết hoàn tất các khoản tạm ứng hoặc trách
nhiệm tài chính khác (nếu có) đối với Công ty trước khi chính thức nghỉ việc.
+ Biên Bản bàn giao công việc với Công ty và người tiếp nhận.
+ Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, trong đó 2 bên xác nhận không có bất kì khiếu
nại gì khác. Biên bản này chỉ được kí khi NLĐ đã hoàn thành các thủ tục thôi việc
như trên.
b) Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
11


Công ty thông báo tới NLĐ Quyết định chấm dứt HĐLĐ trước:
+ Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
+ Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều
38 Bộ Luật lao động và đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng.
Trong trường hợp NLĐ chịu hình thức sa thải, Công ty cần có hồ sơ xử lý kỉ luật
lao động :
+ Hợp đồng lao động, Biên bản sự việc xảy ra (áp dụng hành vi bị sa thải của
người LĐ);
+ Đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác;

+ Trường hợp bị tạm giam, tạm giữ: văn bản của cơ quan có thẩm quyền bắt tạm
giam, tạm giữ; văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền khi hết thời hạn tạm
giam, tạm giữ;
+ Trường hợp đương sự vắng mặt: văn bản thông báo ba lần, biên bản vắng mặt;
+ Trường hợp nghỉ việc không có lý do chính đáng: Có các giấy tờ được coi là
không có lý do chính đáng;
+ Văn bản nhắc nhở không hoàn thành công việc gửi tới NLĐ;
+ Biên bản họp xét kỷ luật lao động;
+ Quyết định cho thôi việc của Công ty.
Trước thời hạn chính thức chấm dứt hợp đồng lao động Công ty và NLĐ sẽ làm
các thủ tục Biên bản bàn giao tài sản, biên bản xác nhận Công nợ với người LĐ để
chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp NLĐ không có mặt để thực hiện
các thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc không hợp tác, Công ty sẽ tổ chức
họp xác nhận vắng mặt của NLĐ để tiến hành thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động.
Các mối quan hệ tài chính giữa NLĐ và Công ty chưa được giải quyết tùy theo
mức độ sẽ được Tòa án giải quyết.
Điều 8. Trợ cấp thôi việc

12


1. Lương: Toàn bộ tiền lương của NLĐ trong thời gian làm việc từ lúc quyết
định thôi việc đến khi chính thức thôi việc được trả cho cả NLĐ viên xin thôi việc
hoặc bị buộc thôi việc, trừ các trường hợp không được hưởng lương và trợ cấp theo
quy định của Pháp luật.
2. Trợ cấp thôi việc: Công ty chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật
và chính sách của Công ty. Mức trợ cấp do Trưởng bộ phận đề xuất lên Giám đốc
phê duyệt.
3. Thời hạn trả lương, trợ cấp thôi việc: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày NLĐ
hoàn tất các thủ tục bàn giao. Số tiền thanh toán được trừ đi công nợ, bồi thường

thiệt hại (nếu có). Trong trường hợp Công ty cần xem xét thêm về những thiệt hại
có thể gây ra do NLĐ, hoặc NLĐ chưa hoàn tất các thủ tục thôi việc theo đúng quy
định, Công ty giữ lại lương, trợ cấp thôi việc các quyền lợi khác cho tới khi người
lao động đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm chấm dứt lao động với Công ty.
4. Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc theo chính sách của Công
ty, không được trả phần lương cho đến ngày thôi việc:
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật;
- Gây thiệt hại cho Công ty trong quá trình làm việc và những thiệt hại này chưa
được khắc phục cho đến ngày thôi việc;
- Không tuân thủ đầy đủ thủ tục bàn giao công việc hoặc chưa giải quyết hoàn
tất trách nhiệm về tài chính đối với Công ty trước khi nghỉ việc;
- Bị xử lý kỷ luật sa thải;
- Chưa đủ 12 tháng làm việc tại Công ty.
MỤC 3: THỜI GIAN LÀM VIỆC, CHÍNH SÁCH NGHỈ LỄ VÀ NGHỈ
PHÉP
Điều 9: Thời gian làm việc
1. Thời gian làm việc
- Số ngày làm việc: 6 ngày/1 tuần: Từ thứ 2 đến thứ 7.
- Số giờ làm việc là 8 giờ trong ngày: Sáng: 8h00 – 12h00, Chiều: 13h00-17h00.
13


Để thời gian phù hợp với từng vị trí, tính chất và điều kiện công việc của NLĐ,
Công ty thực hiện khung thời gian làm việc linh động cho NLĐ. Vị trí Quản trị Văn
phòng/ hành chính/lễ tânbắt buộc phải có mặt tại văn phòng trong toàn bộ giờ làm
việc theo thời gian quy định của Công ty, trừ khi ra ngoài để xử lý công việc và
phải được sự chấp thuận của trưởng bộ phận.
- Thời gian nghỉ trưa tối đa: Từ 12h00-13h00
Trường hợp đặc biệt (vấn đề sức khỏe, tinh thần,…), NLĐ bắt đầu làm việc sau
13h30 phải xin phép trưởng bộ phận.

Điều 10: Nghỉ phép hàng năm
NLĐ có thời gian làm việc 12 tháng liên tục tại Công ty được nghỉ hàng năm
hưởng nguyên lương 12 ngày làm việc. Riêng đối với các bộ phận làm công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (được bộ phận an toàn lao động công nhận) thì NLĐ
được nghỉ hàng năm được hưởng nguyên lương 14 ngày làm việc.
NLĐ có thời gian làm việc liên tục tại Công ty dưới 12 tháng thì số ngày phép
năm được tính theo tỉ lệ tương ứng với số tháng thực tế làm việc. Tuy nhiên, đối
với những trường hợp làm việc liên tục dưới 3 tháng thì chưa được hưởng ngày
phép năm cho đến khi thời gian làm việc thực tế từ 3 tháng trở lên.
Số ngày phép hàng năm sẽ được tăng theo thâm niên làm việc, cứ mỗi 5 năm làm
việc tại Công ty sẽ được cộng thêm 1 ngày phép.
Khi nghỉ hằng năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt,
đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi
được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho
01 lần nghỉ trong năm. NLĐ có trách nhiệm cung cấp cuống vé cho Phòng HCNS
làm thủ tục giải quyết chế độ.
Trường hợp NLĐ không nghỉ hết số ngày phép được hưởng trong năm dương
lịch thì được cộng dồn những ngày chưa nghỉ với những ngày phép được hưởng
của năm sau. Nghỉ gộp tối đa 03 năm 1 lần.
Điều 11: Nghỉ lễ
14


1. NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau
đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo
quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc
và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ
hằng tuần, thì NLĐ được nghỉ bù vào ngày trước hoặc sau ngày nghỉ lễ tùy theo sự
sắp xếp của Công ty.
Điều 12: Nghỉ việc riêng
1. NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường
hợp sau đây:
a) NLĐ kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc
chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
d) Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết
hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: 01 ngày
2. Người lao động nghỉ việc riêng không lương
- Người lao động có lý do chính đáng cần nghỉ để giải quyết việc riêng Công ty
cho nghỉ phép năm toàn bộ số ngày tiêu chuẩn nghỉ phép năm của người đó, hoặc
một số ngày theo đề đạt của NLĐ. Trường hợp không còn tiêu chuẩn nghỉ phép thì,
Công ty giải quyết nghỉ việc riêng không hưởng lương không quá 20 ngày trong
những trường hợp sau:
15


a) Đã hết hạn nghỉ sinh con, nghỉ ốm nhưng cần có thêm thời gian để giải quyết
khó khăn hoặc điều trị phục hồi sức khỏe.
b) Làm nhà ở, di chuyển chỗ ở.
c) Bản thân phải chăm sóc bố, mẹ, vợ, con ốm.
d) Cải táng tứ thân phụ mẫu, vợ hoặc chồng, con, anh em ruột.

e) Các trường hợp đặc biệt khó khăn khác mà bản thân phải đích thân giải quyết.
- Người lao động nghỉ việc riêng không hưởng lương phải có lý do chính đáng,
báo cáo với người phụ trách trực tiếp, có xác nhận của trưởng bộ phận và được sự
phê duyệt bằng văn bản của Giám đốc Công ty.
- Trường hợp NLĐ nghỉ việc riêng không hưởng lương quá 20 ngày/năm. Trong
trường hợp người lao động sử dụng 20 ngày nghỉ không lương 1 lần nghỉ thì từ
ngày thứ 21 trở đi áp dụng hình thức tạm hoãn HĐLĐ.
Điều 13: Nghỉ ốm
Trong trường hợp NLĐ không thể đi làm vì ốm đau hoặc tai nạn đột xuất, NLĐ
hoặc người thân phải thông báo cho người quản lý trực tiếp/trưởng bộ phận chậm
nhất là sau giờ bắt đầu làm việc 30 phút vào ngày xin nghỉ. NLĐ cần phải báo thời
gian đi làm trở lại cho Công ty.
Tiền Lương những ngày nghỉ ốm sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả (sau khi hoàn
tất các thủ tục cần thiết theo đúng yêu cầu của cơ quan bảo hiểm và phòng HCNS.
Điều 14: Thủ tục xin nghỉ
- Đối với trường hợp nghỉ lễ, tết hàng năm, NLĐ không cần làm đơn xin nghỉ
mà chờ thông báo chính thức của Công ty và nghỉ lễ, tết theo nội dung của những
thông báo đó.
- Đối với trường hợp nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không
hưởng lương phải thực hiện các thủ tục sau.
+ Viết đơn xin nghỉ, trình trưởng bộ phận, Giám đốc và BP Nhân sự ký duyệt (có
thể viết đơn xin nghỉ và phê duyệt qua email) trước ít nhất 1 ngày nếu nghỉ 1-2
ngày; trước ít nhất 3 ngày nếu xin nghỉ từ 3-7 ngày hoặc trước ít nhất 7 ngày nếu
xin nghỉ trên 7 ngày làm việc.
16


Tùy theo thẩm quyền và tình hình công việc, hoàn cảnh cá nhân của NLĐ để
xem xét và quyết định phê duyệt.
- Những trường hợp đặc biệt sau đây NLĐ được báo bằng điện thoại để xin

phép nhưng không muộn hơn quá 30 phút bắt đầu thời gian làm việc:
+ Con bị bệnh đột xuất
+ Gia đình có người bệnh nặng phải đưa đi cấp cứu hoặc qua đời
+ Bản thân bị tai nạn hay ốm đau đột xuất
Khi vào làm việc lại NLĐ phải ghi vào đơn xin nghỉ và phải bổ sung hồ sơ
chứng minh thời gian nghỉ.
- NLĐ nữ phải trình kế hoạch nghỉ thai sản cho trưởng bộ phận ngay khi biết
kết quả mang thai.Trong thời gian nghỉ thai sản, NLĐ cần cung cấp: Giấy khai sinh
của con bản sao, giấy chứng sinh nộp cho BP Nhân sự tại Công ty để làm thủ tục
thai sản lên BHXH.
- NLĐ Nam phải xuất trình giấy chứng sinh của con cho BP Nhân sự để hưởng
các chính sách thai sản.
MỤC 4: LƯƠNG, THƯỞNG, CÁC KHOẢN PHỤ CẤP, TRỢ CẤP VÀ
PHÚC LỢI
Điều 15: Nguyên tắc trả lương
Tất cả các khoản tiền lương, trợ cấp, phụ cấp mà Công ty trả cho NLĐ là lương
sau khi NLĐ đã đóng các khoản chi phí do nhà nước quy định đối với NLĐ như
các khoản chi phí BHXH, BHYT, BHTN đồng thời người lao động phải chi trả
thuế thu nhập cá nhân và các khoản thuế phát sinh khác (nếu có) theo quy định của
Nhà nước. Công ty sẽ chi trả phí BHXH, BHYT, BHTN tính theo hệ số lương của
Công ty theo quy định của Nhà nước.
1. Công ty áp dụng hình thức trả Lương sau:
NLĐ được trả lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp (nếu có)

17


Tiền lương sẽ được trả dựa trên bảng chấm công do bộ phận HCNS theo dõi và
quản lý.
Các quy chi tiết về hình thức trả lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp của Công ty

được Công ty trao đổi trực tiếp với NLĐ.
Tiền lương NLĐ phải được NLĐ, quản lý cấp trên, BP Nhân sự, Kế toán và tất
cả các bên liên quan bảo mật. Vi phạm quy định này cũng có nghĩa là vi phạm tính
bảo mật thông tin của Công ty, có thể dẫn đến kỷ luật hoặc sa thải.
2. Xem xét điều chỉnh lương
- Công ty sẽ xem xét và điều chỉnh lương của NLĐ từ 1 đến 2 lần/năm của năm
dựa trên các kết quả đánh công việc được quy định tại Điều 24, tại Nội quy này và
đóng góp của NLĐ trong thời gian làm việc và do Ban Giám đốc Công ty quyết
định.
- Công ty không xem xét điều chỉnh lương cho NLĐ có thời gian làm việc tại
Công ty bằng hoặc dưới 6 tháng tính theo năm tài khóa.
3. Thanh toán lương:
- Công ty sẽ thực hiện thanh toán lương cho NLĐ 1 lần từ ngày cuối cùng của
tháng lương đến ngày 05 của tháng kế tiếp.
- Người lao động gặp khó khăn đột xuất, chứng minh được lý do chính đáng,
được cấp quản lý trực tiếp xác nhận có thể xin tạm ứng trước tiền lương, nhưng tối
đa không được quá 1 tháng lương nếu tổng các khoản nợ cá nhận tại Công ty kể cả
tiền lương xin tạm ứng không vượt quá 1.5 tháng lương.
Điều 16: Khen thưởng
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá của NLĐ và kết quả họat động kinh doanh của
Công ty, Ban Giám đốc quyết định việc chi thưởng cho NLĐ. Việc xét thưởng
đuợc thực hiện theo các hình thức bao gồm nhưng không hạn chế:
- Thưởng các ngày lễ lớn: Tết dương lịch, Tết độc lập và quốc tế lao động, Quốc
Khánh. Mức thưởng là cố định, do công ty quy định và không phục thuộc vào kết
quả công việc của NLĐ.
18


- Thưởng đột xuất: thưởng cái tiến, sáng kiến làm lợi cho Công ty; thưởng do đã
đạt được 1 thành tích xuất sắc trong công việc…

- Thưởng kết quả kinh doanh: 2 lần/năm dựa trên kết quả kinh doanh của công ty
và hiệu quả công việc của NLĐ;
2. Hình thức khen thưởng
- Về tinh thần: Bằng thư khen, bằng khen, giấy khen, thư cảm ơn, giấy công nhận
thành tích do Chủ tịch HĐQT ký.
- Về vật chất:
+ Bằng tiền thưởng hay hiện vật
+ Các chuyến đi du lịch hoặc thăm quan, học tập ở nước ngoài
+ Cổ phiếu cho nhân viên
+ Công ty có thể áp dụng 1 hoặc nhiều hình thức nói trên cho cá nhân hay bộ
phận trong từng trường hợp cụ thể.
Điều 17: Phúc lợi
Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm của Công ty, Ban lãnh đạo
công ty quyết định chi và hình thức chi các khoản phúc lợi (từ quỹ phúc lợi của
Công ty) cho nguời lao động với chi tiết như sau:
1. Nghỉ mát: Nghỉ mát hàng năm tại Công ty gồm 2 lần /năm: Du xuân; nghỉ mát
hè. Mức kinh phí cho một nhân viên trên mỗi lần nghỉ mát sẽ được Ban Giám đốc
quyết định phù hợp với từng thời điểm và điều kiện của Công ty.
2. Khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ: Công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ
hàng năm theo quy định cho toàn thể NLĐ.
3. Đóng BH (không bắt buộc): Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm nhân thọ
cho người Lao động: Quy định cụ thể tại Điều 20 tại Nội quy này.
5. Chi thăm hỏi, hiếu hỉ, phúng viếng bằng tiền mặt hoặc quà tặng
Mức chi cụ thể do Giám đốc công ty quyết định căn cứ trên quy chế tài chính của
Công ty và tình hình thực tế.
Điều 18: Trợ cấp
19


Tuỳ vào từng vị trí công việc, BGĐ và phòng Kế toán sẽ có những quy định

riêng về mức hưởng trợ cấp và phụ cấp bao gồm các khoản:
1. Trợ cấp vật chất: Tùy theo từng vị trí công việc sẽ được cấp các thiết bị phụ vụ
cho công việc
2. Trợ cấp chi phí:
2.1. Chi phí điện thoại hàng tháng: Toàn bộ chi phí điện thoại phát sinh do công
việc sẽ được Công ty chi trả. NLĐ có trách nhiệm tách biệt chi phí điện thoại cho
công việc và cho cá nhân để nhận được mức trợ cấp chính xác và hợp lý.
- Chi phí điện thoại bao gồm:
+ Cước gọi và nhắn tin trong nước, phục vụ công việc.
+ Cước gọi và nhắntin nước ngoài, phục vụ công việc.
+ Cước các dịch vụ 3G, Push mail…để đăng nhập internet, phục vụ công việc.
Chi phí điện thoại được trợ cấp không bao gồm cước liên lạc ra nước ngoài. Đối
với tất cả các vị trí được xét trợ cấp chi phí điện thoại, mỗi vị trí sẽ được trợ cấp
theo một định mức nhất định.
+ Định mức này được xác định dựa trên mức cước 3 tháng gần nhất mà vị trí đó
đã sử dụng chi phí điện thoại, phục vụ cho công việc.
+ Định mức này được trả vào lương hàng tháng hoặc chuyển tiền mặt cho mỗi vị
trí, dựa trên hóa đơn cước viễn thông của số thuê bao đó. Nếu giá trị hóa đơn nhỏ
hơn định mức, sẽ thanh toán theo giá trị hóa đơn. Nếu giá trị hóa đơn lớn hơn định
mức, sẽ thanh toán theo định mức.
2.2. Trợ cấp chi phí xăng xe: Tính theo chi phí phát sinh và vị trí công việc.
2.3. Trợ cấp ăn trưa: Công ty chi trợ cấp ăn trưa bằng tiền mặt cho NLĐ. Định
mức do Giám đốc công ty phê duyệt. NLĐ tự chịu các khoản thuế thu nhập cá nhân
(nếu có) liên quan đến trợ cấp ăn trưa.
2.4.

Trợ cấp trang phục: NLĐ làm việc chính thức hàng năm được trợ cấp một

lần chi phí may đồng phục, bao gồm cả đồng phục mùa đông và mùa hè. Mức trợ
cấp do Giám đốc công ty quyết định, chi bằng tiền mặt. NLĐ chịu các khoản thuế

TNCN (nếu có) liên quan đến khoản trợ cấp này.
20


Điều 19. Chế độ đối với lao động nữ và chế độ thai sản
1. Với LĐ nữ:
- Thời gian nghỉ thai sản: Thời gian lao động nữ nghỉ than sản thực hiện đúng
theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.
Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu NLĐ có nhu cầu, có xác nhận của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức
khỏe của NLĐ được Công ty đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ
ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử
dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Công ty không chấp nhận người lao động nữ có thai từ 7 tháng hoặc đang nuôi
con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ làm việc vào ban đêm và đi công tác xa.
Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được
chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà
vẫn hưởng đủ lương.
- Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời
gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm
việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Lương: Trong thời gian nghỉ thai sản 6 tháng người lao động nữ đựơc hưởng
100% lương cơ bản và được trợ cấp thêm 1 tháng lương tối thiểu vùng (do BHXH
chi trả).
Trợ cấp thai sản: ngoài các khoản do bảo hiểm xã hội chi trả, Công ty chi trợ cấp
thai sản là 15 triệu/người đối với NLĐ đã làm việc ở Công ty trên 12 tháng.
2. Với Nam:
NLĐ nam có vợ sinh đẻ được nghỉ 2 ngày hưởng nguyên lương. Thời gian làm

việc trong ngày: 7 tiếng trong vòng 4 tháng kể từ khi vợ sinh.
Trợ cấp của Công ty: Tối đa 15 triệu/người đối với những người đã làm việc ở
Công ty trên 12 tháng.
21


NLĐ nam có trách nhiệm cung cấp các giấy tờ xác minh như: Giấy khai sinh,
giấy chứng sinh của con nộp cho BP Nhân sự để làm thủ tục hưởng chế độ.
Điều kiện được hưởng quyền lợi: NLĐ đã làm việc tại Công ty 12 tháng trở lên.
Điều 20: Bảo hiểm bắt buộc và các bảo hiểm khác
1. BHXH bắt buộc
Công ty và NLĐ cùng có trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy
định của pháp luật hiện hành.
Tiền lương làm căn cứ đóng BH bắt buộc và chi trả trợ cấp các loại cho người
lao động như ngừng việc, thôi việc, mất việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
ốm đau, thai sản, hưu trí là lương cơ bản theo quy định của nhà nước.
Mức trích nộp hàng tháng theo quy định của nhà nước.
Phòng Tài chính- Kế toán sẽ trích % đóng BH bắt buộc của NLĐ thẳng từ lương
của NLĐ để giao nộp cho ngành BHXH.
Toàn bộ các thủ tục hành chính mảng công việc liên quan đến bảo hiểm cho
NLĐ do BP Nhân sự phụ trách.
2. Bảo hiểm khác
Căn cứ vào khả năng Công ty và vị trí công việc do NLĐ đảm nhận, Công ty sẽ
thực hiện các hình thức bảo hiểm khác cho người lao động như BH nhân thọ, bảo
hiểm đặc biệt cho cấp quản lý lãnh đạo và nhân viên cao cấp, nhân viên Giám định
tại hiện trường.
Tiêu chuẩn, quy định và cam kết cụ thể được Giám đốc quyết định.
Điều 21: Trả Lương làm thêm giờ
NLĐ cần đăng ký và phải được sự chấp thuận của Công ty cho việc làm thêm
giờ.

Công ty không hạn chế NLĐ tình nguyện làm thêm giờ hoặc có mục đích làm
việc thêm thời gian để hoàn thành công việc được giao và đảm bảo chất lượng công
việc. Thời gian làm việc này không được tính vào thời gian làm thêm giờ.

22


NLĐ lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc
tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền
lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.
MỤC 5: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
Điều 22: Chính sách đào tạo
Căn cứ mức độ phát triển và chính sách đào tạo nguồn nhân lực của Công ty đòi
hỏi cụ thể như:
- Các kế hoạch và mục tiêu chiến lược và tác nghiệp trong tương lai;
- Các nhu cầu sắp tới về nhân viên nghiệp vụ đáp ứng chính sách phát triển của
Công ty;
- Luân chuyển, thuyển chuyển nhân viên;
- Các yêu cầu về pháp luật và chế định, các tiêu chuẩn tác động đến Công ty.
1. Phòng nhân sự lập ngân sách và kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ
cho NLĐ. Phòng Nhân sự có nhiệm vụ triển khai kế hoạch đào tạo hàng năm đã
đượcTổng Giám đốc phê duyệt.
Công ty luôn khuyến khích NLĐ tham gia các loại hình đào tạo bằng cách hỗ trợ
về thời gian và chi phí, với điều kiện các chương trình và kế hoạch đào tạo đó phù
hợp với vị trí của mỗi thành viên, phục vụ hiệu quả cho công việc và đem lại lợi ích
chung cho Công ty.
2. Các loại hình đào tạo thành viên có thể tham gia:

- Đào tạo ngoài: dài hạn với các chương trình cấp bằng, ngắn hạn với các chương
trình cấp chứng chỉ.
- Đào tạo nội bộ: các NLĐ tự tổ chức tại Công ty hoặc thuê giảng viên ngoài về
đào tạo cho các NLĐ Công ty.
23


- Tự đào tạo: bằng sách vở, internet, học hỏi từ NLĐ và từ các đối tác…
Cuối mỗi năm, các NLĐ tự lập kế hoạch đào tạo cá nhân cho cả năm sau, lên dự
trù kinh phí và xin sự phê duyệt của Công ty. Việc thực hiện hoặc không thực hiện
nghiêm túc và đầy đủ kế hoạch đào tạo của cả năm là tiêu chí quan trọng xét đánh
giá NLĐ đó cuối mỗi năm. Trưởng bộ phận làm việc chi tiết với thành viên về kế
hoạch đào tạo trước khi trình lên Giám đốc phê duyệt.
3. Quy định về trợ cấp chi phí đào tạo:
- Đào tạo ngoài:
+ Đào tạo dài hạn:NLĐ khi muốn tham gia đào tạo ngoài dài hạn (từ 1 năm trở
lên) muốn Công ty hỗ trợ chi phí thì phải lập kế hoạch và thông báo cho Công ty
trước 3 tháng khi khóa đào tạo đó bắt đầu.
Mức hỗ trợ chi phí của Công ty được Giám đốc quyết định tại thời điểm đề xuất,
phụ thuộc vào tổng kinh phí của khóa đào tạo và vị trí công tác của NLĐ đó. Mức
hỗ trợ là 100% tổng chi phí khóa đào tạo.
+ Đào tạo ngắn hạn:NLĐ tham gia đào tạo ngoài ngắn hạn (3 tháng trở xuống)
muốn Công ty hỗ trợ chi phí thì phải lập kế hoạch và thông báo cho Công ty trước
1 tuần khi khóa học đó bắt đầu.
Mức hỗ trợ chi phí của công ty là 100% tổng chi phí khóa đào tạo.
4. Các quy định chung
- NLĐ tự đóng chi phí cho khóa học, xuất trình bản gốc phiếu thu hoặc hóa đơn
cho Công ty sau khi khóa học kết thúc để được thanh toán.
- NLĐ nộp lại bằng, chứng chỉ (photo) cho Công ty khi khóa học kết thúc.
- NLĐ làm báo cáo thu hoạch kết quả đạt được sau khóa đào tạo và nộp lại

Công ty trong vòng 1 tuần sau khi khóa học kết thúc.
- Đối với đào tạo nội bộ: Công ty trợ cấp 500.000 VNĐ cho cá nhân (bộ phận)
có bài thuyết trình, đào tạo cho các thành viên khác trong buổi đào tạo nội bộ của
Công ty. Với điều kiện bài thuyết trình, đào tạo đó phải đạt chất lượng, được các
thành viên đánh giá là bổ ích và được Ban quản trị chấp thuận

24


- Đối với hình thức tự đào tạo: Công ty hỗ trợ mua sách, cung cấp các tài liệu
nội bộ liên quan phục vụ cho công tác tự đào tạo của NLĐ
Điều 23: Cam kết sau đào tạo
Trong thời gian làm việc tại Công ty, nếu NLĐ được Công ty cho tham gia các
chương trình đào tạo (nội bộ và bên ngoài) để nâng cao kiến thức và trình độ
chuyên môn, tạo điều kiện cho sự thăng tiến phát triển trong nghề nghiệp thì NLĐ
phải cam kết làm việc cho Công ty một khoảng thời gian tối thiểu nào đó theo thỏa
thuận giữa hai bên (NLĐ có thể được yêu cầu ký vào một bản cam kết với Công
ty).
Trong trường hợp NLĐ không thực hiện theo đúng các điều khoản đã cam kết,
NLĐ phải bồi thường lại toàn bộ số chi phí thực tế Công ty đã trợ cấp cho NLĐ
tham gia chương trình đào tạo đó.
Điều 24: Hệ thống đánh giá năng lực
1. Mục đích đánh giá:
- Cung cấp thông tin phản hồi cho NLĐ về mức độ thực hiện công việc của
NLĐ so với yêu cầu, kế hoạch công việc.
- Phản hồi giúp NLĐ điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc;
- Làm cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, thuyên chuyển
nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức …;
- Tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới.
2. Các hình thức đánh giá:

+ Đánh giá định kỳ 2 lần/năm: Trên cơ sở báo cáo kết quả công việc định kỳ.
+ Phản hồi: Trao đổi trực tiếp giữa Ban lãnh đạo Công ty và cá nhân NLĐ.
CHƯƠNG III: VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Điều 25: Quy định chung
1. Tất cả NLĐ đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong việc
đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn và vệ sinh trong Công ty.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×