Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.53 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

ĐỖ THỊ VÂN ANH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ NGUYỄN NGỌC THUẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học

HÀ NỘI, 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

ĐỖ THỊ VÂN ANH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ NGUYỄN NGỌC THUẦN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

Ngưới hướng dẫn khoa học:PGS.TS Lý Hoài Thu

HÀ NỘI, 2015



2


Mở đầu
1

Lý do chọn đề tài
TheoTừđiển thuậtngữvănhọccủaLêBáHán,vănhọc thiếunhitheonghĩa

hẹpgồm nhữngtácphẩmvănhọc hoặcphổcậpkhoahọcdànhriêngchothiếunhi.
Tuyvậy,kháiniệmvăn

họcthiếunhicũng

thườngbaogồmmộtphạmvirộngrãinhững
(chongườilớn)đãđi

tácphẩmvănhọcthông

vàophạmvi

thường

đọccủathiếunhi.

BáchkhoathưVănhọcthiếunhiViệtNamquanniệmvềvănhọcthiếunhitường
tậnhơn,

chitiếthơn


với

kháiniệmvănhọcthiếunhiđượcnhậndiệnởnhiềugócđộ:chủthểsáng

tác,nhân

vậttrungtâm,mụcđíchsángtác,đốitượngtiếpnhận.
Mỗitácphẩmđượcsángtạoravớimụcđíchgiáodục,bồidưỡng tâmhồn,tính
cáchchothiếunhi.Nhânvậttrung
làngườilớn,hoặclà
Bởivìcácemđãtìmthấy

tâmcủanólàthiếunhi,vàđôikhicũng
mộtcơngió,mộtloàivật,mộtđồvật,mộtcáicây.
trongđócách

nghĩcáchcảmcùngnhững

hànhđộnggầngũivớicáchnghĩcáchcảmvàcáchhànhđộngcủa
chínhcácem,hơnthế,cácemcòntìmđượcởtrong
đómộtlờinhắcnhở,mộtsựrăndạy,với

nhữngnguồnđộngviênkhíchlệ,nhữngsự

dẫn dắtýnhị, bổ ích…trongquá trình hoànthiện tính cáchcủamình.[30].
Trên thế giới, từ lâu đã xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho trẻ em.
Những cuốn sách đầu tiên mang nặng nội dung giáo khoa và giáo huấn: đó là
sách học vần, sách bách khoa, sách dạy các quy tắc ứng xử trong xã hội xuất
hiện ở châu Âu từ thế kỉ XIV. Về sau khuynh hướng đề cao nghệ thuật trong


3


sáng tác cho các em dần được chú ý. Nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi đã trở
thành tác phẩm kinh điển của nền văn học nhân loại như Truyện cổ Andersen,
Rôbinxơn Cruxô, Không gia đình. Ở mỗi một dân tộc, văn học viết cho các
em có nét đặc sắc riêng nhưng những tác phẩm đều chung mục đích nhân
văn, hướng tới cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống.
Thiếu nhi là một giai đoạn phát triển đặc thù và có ý nghĩa quan trọng
trong cuộc đời mỗi con người, đây là giai đoạn hình thành và phát triển nhân
cách của con người. Các phẩm chất của các em đang hình thành và còn chưa
ổn định nên dễ dàng bị biến đổi do các tác động khách quan bên ngoài, bởi
vậy giáo dục thiếu nhi là một công việc có ý nghĩa quyết định đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi này. Ở nước ta, tuy văn học thiếu
nhi đến thế kỷ XX mới xuất hiện nhưng đến nay đã có nhiều tác giả, tác phẩm
được đông đảo bạn đọc đón nhận như Tô Hoài, Võ Quảng,
PhạmHổ,ĐoànGiỏi,Thy

Ngọc,TrầnThanh

Địch,VănTrọng,NguyễnKiên,HoàngAnhĐường, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn
Ngọc

Thuần...

Cùngvớithờigian,phạmvihiệnthựcphảnánhtrongvănhọcthiếunhicàngđượcmở
rộng.Bêncạnhcác

đềtàitruyềnthốngnhưđềtàilịchsử,khángchiến,đềtàivềnhững


năm thángxâydựngchủnghĩaxãhội trên miền Bắc, văn học thiếu nhi tìmđến
vớinhữngđề tàimới gắnliềnvớicuộcsốngmới,conngườimới.Các tác phẩm thiếu
nhi đó đã giúp các em hình thành thói quen đọc và thị hiếu đọc lành mạnh.
Trong số những nhà văn viết về đề tài thiếu nhi ấy, có hai nhà văn tạo
được dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả là Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn
Ngọc Thuần. Các tác phẩm của hai nhà văn đều được độc giả đón nhận, đạt
nhiều giải thưởng trong và ngoài nước và truyện thiếu nhi của họ đã tái bản
nhiều lần. Ở hai nhà văn viết về đề tài thiếu nhi này vừa có điểm chung lại
4


vừa có những nét riêng tạo nên cá tính sáng tạo độc đáo và phong cách của
mỗi người. Tuy nhiên, số công trình nghiên cứu chuyên biệt về hai nhà văn và
các tác phẩm của họ chưa nhiều mà chủ yếu là các bài phỏng vấn, khái quát
chung. Đó chính là động lực khiến chúng tôi thực hiện công trình Thế giới
nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần và Nguyễn
Nhật Ánh. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm hơn
về mảng sáng tác dành cho thiếu nhi và cũng là để có cái nhìn đúng đắn hơn
về thực trạng văn học thiếu nhi Việt Nam.
2

Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viết

cho thiếu nhi, nhưng phải đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nền văn
học thiếu nhi mới chính thức được hình thành. Từ sự đa dạng của chủ thể
sáng tác, văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển với sự phong phú về đề tài,
thể loại và phong cách nghệ thuật. Sự đa dạng và phong phú đó đồng hành
cùng văn học thiếu nhi từ văn học dân gian đến văn học viết. Trong thời kì

này, đã xuất hiện một số truyện đồng thoại của Tô Hoài như: Đám cưới
chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả đã mượn hình thức
đồng thoại, mượn hình tượng con vật để chuyển tải những vấn đề mang tính
xã hội. Tuy trước Cách mạng tháng Tám chưa thực sự có phong trào sáng tác
cho trẻ em nhưng những tác phẩm của giai đoạn này đã đặt nền móng đầu tiên
cho văn học thiếu nhi nước nhà. Các nhà văn sau 1975 đã chú ý khai thác trẻ
em trong nhiều mối quan hệ: gia đình, nhà trường, đất nước. Những cảm xúc
đầu đời của trẻ và mặt trái của cuộc sống mới cũng đi vào văn học thiếu nhi.
Điều đó thể hiện rất rõ trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như:
Kính vạn hoa, Chuyện xứ Langbiang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo
mộng mơ… Đến nay, trải qua nhiều thăng trầm, văn học thiếu nhi Việt Nam
5


đã phát triển phong phú, đa dạng và thực sự trở thành một bộ phận quan trọng
của nền văn học dân tộc.
Trong những nhà văn viết truyện cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh và
Nguyễn Ngọc Thuần là hai nhà văn gây được sự chú ý của dư luận ngay từ
khi các sáng tác đầu tiên ra đời. Đã có một số công trình tìm hiểu, đánh giá
nội dung - hình thức biểu hiện trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh và
Nguyễn Ngọc Thuần nhưng chủ yếu là đặc điểm chung, hoặc các bài nghiên
cứu, đánh giá về truyện thiếu nhi này
nằmtrongloạtcácsángtácmớinhấtcủanhàvănđược viếttheophongcách dí
Vân Thanh, nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi, trên Tạp chí Văn học đã
từng nhận xét: “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng đi vào lòng người
bởi tình cảm nồng hậu của tác giả đối với các lứa tuổi trẻ thơ mà anh luôn
yêu quý và tôn trọng. Có trái ngược chăng, ở tuổi trưởng thành, Nguyễn
Nhật Ánh đã phải chịu đựng biết bao gian lao, vất vả và cay đắng, nhưng viết
về lứa tuổi này, anh lại không hề đi vào những chua chát, mỉa mai, oán hận
đời. Anh luôn muốn truyền cho các em lòng tin vào cuộc sống và nghị lực

vượt mọi khó khăn.” [34]. Lòng tin yêu cuộc sống và nghị lực vượt khó khăn
là những đức tính tốt đẹp của thiếu nhi đã được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
truyền tải qua câu chuyện của mình một cách gần gũi với thiếu nhi nhất.
Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là
người có một “khóe văn” riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu
người đọc cũng không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ,
không ngoài sự tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình” [39].Các sáng
tác như Tôi là Bêtô và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chính là những tác
phẩm được không chỉ trẻ em mà cả người lớn yêu thích.

6


Luận văn Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của tác giả Bùi Thu Thủy
đã chỉ ra đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức trong bốn tập truyện gồm
Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và
Tôi là Bêtô. Từ những khái quát đó chúng ta có thể đánh giá được đóng góp
và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã từng nhiều lần nhắc đến thành công của
Nguyễn Nhật Ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi. Trong bài viết Nguyễn
Nhật Ánh nhà văn lôi cuốn trẻ thơ, tác giả đã đề cập đến đề tài, chủ đề, nhân
vật, giọng điệu và giới thiệu khái quát về tập truyện Kính vạn hoa.
Nguyễn Nhật Ánh đã làm được một điều kì diệu, đó là đem đến cho
bạn đọc trẻ thơ sự thú vị và niềm vui háo hức mong chờ những tác phẩm tiếp
theo của anh. “Và quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã không làm bạn đọc thất
vọng.Anh tiếp tục trình làng Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Vẫn với lối viết dí
dỏm kiểu Kính vạn hoa, Tôi là Bê tô nhưng dấu ấn tâm trạng tác giả đã in
đậm nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về
tuổi thơ. Đây là tập sách được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và giải

thưởng Asean, 2010. Cùng với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Lá nằm
trong lá, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ… Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện
sức viết bền bỉ của mình.” [21]. Nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý đã rất đúng
khi nhận xét về cách viết truyện của Nguyễn Nhật Ánh.
Trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của thiếu nhi Thái
Phan Vàng Anh đã nhận xét “Trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, bằng việc
di chuyển điểm nhìn từ cái tôi tác giả - người kể chuyện ở hiện tại, về cái tôi –
cu Mùi tám tuổi những ngày thơ ấu, Nguyễn Nhật Ánh đã làm một phép liên
tưởng bất ngờ, thú vị. Nhà văn đã tạo nên một vùng thẩm mỹ- thế giới thật sự
của thiếu nhi - trong những tác phẩm của ông. Đó là gia đình, trường lớp,
làng quê; là những giấc mơ tuổi nhỏ, là những miền tưởng tượng ngay trong
7


thế giới quen thuộc xung quanh nhưng chỉ riêng trẻ nhỏ mới “thấy” (Đảo
mộng mơ; Chuyện xứ Langbiang)[35]. Các truyện thiếu nhi này được nhìn
từ trẻ thơ, không gian trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh vừa thơ mộng vừa
ngộ nghĩnh và là cả một thế giới lộng lẫy và bí ẩn.
Nhà phê bình văn học Phong Lê đã rất thích khi đọc tập truyện Tôi là
Bêtô vì nó đã chứa đựng nhiều điều mới mẻ và tình cảm của trẻ con “Một
cách kể tự nhiên về những chuyện của đời thường không tẻ nhạt, có sức chứa
những ý tưởng mới mẻ và những triết lý hồn nhiên, nhằm mở rộng sự sống
của thế giới trẻ thơ, và gieo trồng những tình cảm đặc trưng cho bước chuyển
từ trẻ con sang người lớn, từ gia đình ra xã hội – đó là cái hay, cái hấp dẫn
của Tôi là Bêtô. Đã lâu lắm, tôi mới lại được đọc một truyện thú như
thế!”[19].
Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền phong đã nhận xét: “Nguyễn
Nhật Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ cách
miêu tả đến xây dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp.Anh
khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi

người trong đời.Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi
cuốn, là sự chờ đợi háo hức như chờ đợi người “hò hẹn” của các em. Mấy ai
được hạnh phúc như anh”[17] .Nhà văn có một khoảng trời riêng và thực sự
làm chủ khoảng đất sáng tạo của mình đó chính là lý do người đọc háo hức
chờ đón tác phẩm mới của Nguyễn Nhật Ánh.
“Mỗi cuốn truyện là một tuổi thơ trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu
lại từ đầu, với những ký ức lung linh hoa lá và những trải nghiệm khóc cười
rất thật tưởng chừng không có bóng dáng của “hư cấu văn học”. Cũng vì thế
mà khó có thể xác định nhà văn viết cho/về thế hệ nào, thời đại nào. Có cảm
tưởng, người đọc sau trăm năm nữa vẫn sẽ có được một Nguyễn Nhật Ánh
đồng hành với ký ức tuổi thơ của mình như thế này mà thôi” [11]. Tác giả
8


Nguyễn Thụy Anh cảm thấy tuổi thơ của chính mình và bạn bè cũng như thế
hệ sau sẽ luôn đồng hành cùng ký ức trong mỗi cuốn truyện của Nguyễn Nhật
Ánh.
Bêncạnhcácấnphẩmtrên,cácbàiviếtvềNguyễn Nhật Ánh vàcác tácphẩm
củaôngcònxuấthiệntrêncácbáonhư báo Lao động, Thanh niên,cáctạpchívà
nhiềutrangthôngtinđiệntửnhưEvan.net,Phongdiep.net..bộtruyện

Kính

vạn

hoa đã đượcdựng thànhphim truyềnhìnhnhiềutậpchothiếunhi,cáctácphẩm
kháccũngđược dựngthànhphimnhưCô gái đến từ hôm qua, Tôi thấy hoa
phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần. Cậu bé hay nằm mộng cũng sẽ phải lớn
lên, và phải trưởng thành và cũng có thể sẽ phải tỉnh mộng. Nhà văn sẽ còn
viết tác phẩm mới và người đọc sẽ hi vọng. Còn bây giờ, cả trẻ em lẫn người

lớn vẫn có thể tìm được giấc mộng của mình trong Một thiên nằm mộng của
Nguyễn Ngọc Thuần.
Nhìnchung,cáctàiliệu trên đãcó đềcậpđếnvấnđề nhân vậttrẻem trong
sángtáccủaNguyễn

Nhật

Ánh

nhưngchỉdừnglạiởmộttácphẩmcụ


thể,

Nguyễn
hoặcchưa

Ngọc

Thuần

thànhmộtvấnđề

nghiêncứuriêng,chưatheohướngtiếpcận
củalýluậnvănhọc.Trêncơsởthànhtựuvàkinhnghiệm

củanhữngngườiđi

trước,đềtàicủachúngtôitậptrung nghiêncứuvề thế giới nhân vật trongsáng tác
của nhàvănNguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần nhìntừgóc

nhìnlýluậnvănhọc.

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: luận văn chọn Thế giới nhân vật trong truyện
thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần làm đối tượng
nghiên cứu.
9


3.2. Phạm vi nghiên cứu gồm các tập truyện thiếu nhi của hai tác giả


Đảo Mộng Mơ



Tôi là Bê tô



Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ



Cha và con… và tàu bay




Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ



Một thiên nằm mộng

Ngoàiraluậnvăncònthamkhảothêmmộtsốtácphẩmkháccủanhà
Nhật

Ánh,



Quảng,



Hoài

văn

Nguyễn

vàmộtsốtàiliệutham

khảo,bàiviếttrêninternettrongquátrìnhthựchiện
đềtàivớimụcđíchtạosựsosánhkhicầnthiếtvàtạosựphongphúchođề tài,dẫnchứng.
4


Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1.

Khái quát con đường đến với văn học viết cho thiếu nhi của Nguyễn

Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần.
4.2.

Tìm hiểu về thế giới nhân vật phong phú và đa dạng trong truyện viết

cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần.
4.3.

Phân tích những cách thức thể hiện nhân vật trong truyện thiếu nhi của

Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần, nhấn mạnh đến nghệ thuật miêu
tả ngoại hình, biểu hiện nội tâm, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ
và giọng điệu.
5

Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu về thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của

Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần, luận văn bước đầu đóng góp thêm
vào việc tìm kiếm những cách thức tiếp cận mới trong sáng tác của hai nhà
10


văn, nhằm phát hiện các giá trịvề nội dung, tư tưởng nghệ thuật đang còn tiềm

ẩn. Điều này bổ sung thêm một cách “đọc hiểu” về hai hiện tượng văn học
thiếu nhi sau năm 1975.
6

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu

chính sau đây:
4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: mỗi nhân vật có sự thống nhất
giữa đặc điểm tính cách của nhân vật và nghệ thuật nhà văn xây dựng nhân
vật. Vì vậy, việc đặt nhân vật trong hệ thống chỉnh thể của tác phẩm, trong
mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, cũng như trong hệ thống các nhân
vật cùng loại hình, trong mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau sẽ giúp
chúng tôi đánh giá chính xác hơn về giá trị tác phẩm, tư tưởng và tài năng
của nhà văn.
4.2. Phương pháp loại hình (loại hình nhân vật): là công cụ để
chúng tôi phân các nhân vật có những đặc điểm giống nhau vào cùng một
loại. Từ đó, chúng tôi xác định được vị trí và ý nghĩa của nhân vật khi đặt
nhân vật đó trong hệ thống cùng loại hình.
4.3. Phương pháp so sánh: giúp cho chúng tôi chỉ ra những nét
tương đồng và khác biệt của hai nhà văn. Sử dụng phương pháp loại hình
nhằm so sánh truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần
trên một cấp độ và bình diện cụ thể, để từ đó chỉ ra những nét tương đồng
mang tính phổ quát và cả những nét khác biệt mang tính đặc thù.
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này rất cần
thiết trong quá trình tìm hiểu các nhân vật cụ thể, từ đó có những đánh giá
khái quát đối với từng loại hình nhân vật trong hệ thống các nhân vật của
11



Nguyễn Ngọc Thuần và Nguyễn Nhật Ánh. Trong quá trình thực hiện luận
văn, chúng tôi sử dụng một số dẫn chứng trích ra từ các truyện của hai nhà
văn để minh họa cho nhận xét, lập luận của mình. Do đó, trong suốt quá
trình thực hiện chúng tôi luôn vận dụng phương pháp phân tích để làm rõ
các vấn đề được nêu ra ở các chương.
Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Luận văn vận dụng các khái niệm thi
pháp học để tìm hiểu cách thức tiếp cận, khám phá hiện thực của truyện
thiếu nhi, từ đó tìm ra đặc sắc nghệ thuật trong kết cấu, cách xây dựng
nhân vật, ngôn ngữ độc đáo mới lạ của truyện thiếu nhi.

7

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái lược chung về thế giới nhân vật và hành trình sáng tác của
Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần.
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và
Nguyễn Ngọc Thuần.
Chương 3: Phương thức thể hiện nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn
Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo sách, tạp chí
1. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Đảo mộng mơ, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Tôi là Bêtô, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Nxb Kim
Đồng, HN.
4. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, NxbTrẻ, HN.
5. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 1 – Nhà ảo thuật), Nxb
Kim Đồng, HN.
6. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 2 – Những con gấu bông),
Nxb Kim Đồng, HN.
7. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 3 – Thám tử nghiệp dư),
Nxb Kim Đồng, HN.
8. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Kính Vạn Hoa (Tập 10 – Cô giáo Trinh), Nxb
Kim Đồng, HN.
9. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Chuyện xứ Lang Biang, Nxb Kim Đồng, HN.
10. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nxb Trẻ, TP
Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Thụy Anh (2011), Nguyễn Nhật Ánh vẫn thế, với Lá nằm trong
lá, Báo Tuổi trẻ.
12. Hoàng Văn Cẩn (2005), Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi,
Nxb Giáo dục, Hà Nội (Chương một).
13. Lê Thị Diệp (2014), Luận văn Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần dưới góc nhìn văn hóa, chuyên ngành Văn học Việt Nam.
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ
văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13


15. Tô Hoài (2004), Dế mèn phiêu lưu ký, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.
16. Hải Hoàng (2011), Đôi khi cần vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Báo Pháp
luật và xã hội.
17. Lê Minh Khuê, (2014), Câu chuyện trong vườn, Tiền phong.
18. Phương Lựu (chủ biên, 2007), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Phong Lê (2007),Tôi là Bêtô - cuốn sách cho cả trẻ con và người lớn, báo
Thanh Niên.
20. Tạ Thị Liên (2014), Luận văn Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn
Ngọc Thuần, chuyên ngành Lí luận văn học.
21. Lã Thị Bắc Lý (2011), Giáo trình Văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
22. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
23. Lý luận văn học, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Võ Quảng (1973), Quê nội, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
25. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, H.
26. Nguyễn Hoàng Sơn, (2005), Nhìn lại 5 năm văn học nước nhà, báo Tiền
Phong.
27. Nguyễn Ngọc Thuần (2012), Một thiên nằm mộng, Nxb Kim Đồng, Hà
Nội.
28. Nguyễn Ngọc Thuần (2012), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nxb Trẻ, Tp
Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Ngọc Thuần (2005), Cha và con và…tàu bay, Nxb Hội Nhà Văn,
Hà Nội.
30. Bùi Thu Thủy (2011), Luận văn Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh,
chuyên ngành Lý luận văn học.

14


31. Vân Thanh, Nguyên An (Biên soạn), Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt
Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002.
32. Vân Thanh (1999), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
33. Vân Thanh (1998),Giới thiệu về tập truyện Kính vạn hoa, Tạp chí Văn

học.
34. Vân Thanh (1993), Cần kiếm lãi nhưng trước hết phải có sách hay cho
trẻ em, Tạp chí Văn học.

Tài liệu tham khảo mạng
35. Thái Phan Vàng Anh, (2013), Nguyễn Nhật Ánh – người kể chuyện của
thiếu nhi, />36. Văn hóa, (2002), Nguyễn Nhật Ánh: Tạng tôi hợp với văn học thiếu
nhi />37. Toàn Nguyễn (2009), Nguyễn Ngọc Thuần- “hoàng tử bé” biến mất,
/>38. Lã Thị Bắc Lý, (2013), Cảm nhận về văn học thiếu nhi Việt Nam đầu thế
kỷ XXI, />39. Lê Phương Liên (2012), Văn xuôi và trẻ em,
/>40. Minh Nga(2015), Nguyễn Nhật Ánh- nhà văn “bạc
tỉ”, />2015041822243716.htm.
15


41. Vũ Nho, (2015), />42. Lã Thị Bắc Lý, (2012), />43. Lê Phương Liên, (2015), />44. Nguyễn Thị Minh Thái (2013), Bài viết của nhà văn Nguyễn Thị Minh
Thái về Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, vantuyen.net.
45. Bùi Thanh Truyền (2015),
/>46. Hiếu Vân (2015), 5 tác phẩm nổi bật của Nguyễn Nhật Ánh,
/>
16



×