Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà, huyện cát hải, thành phố hải phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.97 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

DƢƠNG THỊ HẬU

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN THIÊN NHIÊN Ở QUẦN ĐẢO
CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XANH, TĂNG TRƢỞNG XANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – năm 2014

Hà Nội –


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

DƢƠNG THỊ HẬU

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN THIÊN NHIÊN Ở QUẦN
ĐẢO CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH, TĂNG TRƢỞNG XANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60 44 03 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo, cán
bộ của Bộ môn Quản lý Môi trƣờng nói riêng và Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên nói chung đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để học viên hoàn thành
nhiệm vụ học tập và luận văn.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, giảng
viên hƣớng dẫn trực tiếp, ngƣời đã tận tình chỉ bảo cho việc định hƣớng cũng nhƣ
hoàn thiện luận văn, đồng thời tạo mọi điều kiện để học viên đƣợc tiếp cận với
những phƣơng pháp nghiên cứu, tài liệu mới nhất phục vụ cho quá trình thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đặc biệt là các bạn
lớp K20 Cao học Môi trƣờng đã luôn giúp đỡ, động viên và chia sẻ những khó khăn
cùng học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2014

HVCH. Dƣơng Thị Hậu

i


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. vi

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ...................................................................................................... 4
1.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu............................................................................... 4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên quần đảo Cát Bà ....................................................................... 4
1.1.1.1. Đặc điểm địa chất – địa mạo ........................................................................... 4
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................... 8
1.1.1.3. Điều kiện khí tƣợng thủy văn .......................................................................... 8
1.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 10
1.1.2.1. Dân số, lao động và phân bố dân cƣ .............................................................. 10
1.1.2.2. Các hoạt động kinh tế - xã hội ....................................................................... 12
1.2. Tổng quan về kinh tế xanh, tăng trƣởng xanh và nguồn vốn thiên nhiên ................ 17
1.2.1. Kinh tế xanh ..................................................................................................... 17
1.2.2. Khái niệm Tăng trƣởng xanh............................................................................ 20
1.2.3. Khái niệm nguồn vốn thiên nhiên .................................................................... 22
1.3. Tình hình thực hiện kinh tế xanh, tăng trƣởng xanh gắn với bảo toàn vốn thiên
nhiên..................................................................................................................................... 23
1.3.1. Tình hình chung trên thế giới ........................................................................... 23
1.3.2. Kinh nghiệm ở một số nƣớc trên thế giới......................................................... 25
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................ 27
1.3.4. Tình hình thực hiện ở Việt Nam ....................................................................... 28
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 32
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 32
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 32
2.2. Cách tiếp cận trong nghiên cứu ................................................................................ 32
2.2.1. Tiếp cận hệ thống ............................................................................................. 32
2.2.2. Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ........................................................................... 32
2.2.3. Tiếp cận tổng hợp, liên ngành .......................................................................... 33
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 34
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp .............................................................. 34

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế ............................................................ 34
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................ 35
2.3.5. Phƣơng pháp phân tích SWOT......................................................................... 36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 37
3.1. Đánh giá nguồn vốn thiên nhiên tại quần đảo Cát Bà .............................................. 37
3.1.1. Các hệ sinh thái tiêu biểu ở quần đảo Cát Bà ................................................... 37

ii


3.1.2. Thảm thực vật ................................................................................................... 40
3.1.3. Đa dạng loài...................................................................................................... 42
3.1.4. Tài nguyên khoáng sản ..................................................................................... 52
3.1.5. Tài nguyên nƣớc ............................................................................................... 53
3.1.6. Tài nguyên đất .................................................................................................. 54
3.1.7. Tài nguyên cảnh quan....................................................................................... 55
3.1.8. Các loại tài nguyên khác .................................................................................. 56
3.1.9. Đánh giá chung ................................................................................................. 57
3.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng các loại tài nguyên trên quần đảo Cát Bà ............. 59
3.2.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng đất ................................................................. 59
3.2.2. Khai thác nguồn lợi trên rừng .......................................................................... 61
3.2.3. Khai thác nguồn lợi sinh vật biển ..................................................................... 62
3.2.4. Khai thác mặt nƣớc để nuôi trồng thủy sản ...................................................... 64
3.3. Vai trò của kinh tế xanh, tăng trƣởng xanh đối với phát triển kinh tế, xã hội quần
đảo Cát Bà ............................................................................................................................ 66
3.4. Điểm mạnh, điểu yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển nền kinh tế xanh tại quần
đảo Cát Bà ............................................................................................................................ 67
3.4.1. Điểm mạnh ....................................................................................................... 67
3.4.2. Điểm yếu .......................................................................................................... 68
3.4.3. Cơ hội ............................................................................................................... 69

3.4.4. Thách thức ........................................................................................................ 70
3.5. Bảo tồn nguồn vốn thiên nhiên gắn với phát triển kinh tế xanh tại quần đảo Cát Bà75
3.5.1. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái............................................................... 75
3.5.2. Phát triển nghề cá bền vững ............................................................................. 76
3.5.3. Phát triển kinh tế biển xanh .............................................................................. 77
3.5.4. Mô hình phát triển giao thông xanh ................................................................. 78
3.5.5. Giải pháp thực hiện .......................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ...................................................................................... 84
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 87

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

EU

Liên hiệp Châu Âu

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

HST

Hệ sinh thái

IMF


Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IUCN
MCD

International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế)
Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

R&D

Research and Development (Nghiên cứu và phát triển)

RSH

Rạn san hô

RNM
SĐVN

Rừng ngập mặn
Sách đỏ Việt Nam


UNEP

United Nations Environmental Program
(Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc)

UN-ESCAP

United Nations Economic and Social Commission for Asia
and the Pacific (Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng của Liên hiệp quốc)

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vƣờn quốc gia

WB

Ngân hàng thế giới

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình dân số các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà (2011) .................. 10
Bảng 1.2. Cơ cấu dân số và lao động khu vực đảo Cát Bà (2011) ........................... 11
Bảng 1.3. Tỷ trọng các nhóm ngành kinh tế năm 2003 và 2013 .............................. 12

Bảng 1.4. Thống kê lƣợng khách du lịch đến Cát Bà ............................................... 16
Bảng 1.5. So sánh nền kinh tế xanh và kinh tế nâu................................................... 20
Bảng 3.1. Đa dạng loài sinh vật quần đảo Cát Bà ..................................................... 42
Bảng 3.2. Thành phần thực vật Quần đảo Cát Bà ..................................................... 43
Bảng 3.3. Thành phần loài động vật tại quần đảo Cát Bà ......................................... 45
Bảng 3.4. Số lƣợng loài Voọc từ năm 1998 đến nay ................................................ 45
Bảng 3.5. Cấu trúc thành phần thực vật phù du Cát Bà ............................................ 48
Bảng 3.6. Cấu trúc thành phần động vật phù du Cát Bà ........................................... 49
Bảng 3.7. Cấu trúc thành phần loài động vật đáy vùng biển Cát Bà ........................ 49
Bảng 3.8. Tổng hợp nguồn vốn thiên nhiên ở Cát Bà ............................................... 57
Bảng 3.9. Một số dịch vụ hệ sinh thái của nguồn vốn thiên nhiên ở Cát Bà ............ 58
Bảng 3.10. Thống kê diện tích các loại sử dụng đất trong khu vực .......................... 59
Bảng 3.11. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại Cát Bà ........................................... 60
Bảng 3.12. Các loài hải sản ngƣời dân thƣờng khai thác .......................................... 62
Bảng 3.13. Sản lƣợng khai thác thủy sản huyện Cát Hải .......................................... 62
Bảng 3.14. Diện tích nƣớc mặt NTTS huyện Cát Hải .............................................. 65
Bảng 3.15. Sản lƣợng NTTS của huyện Cát Hải ...................................................... 65
Bảng 3.16. Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của quần đảo
Cát Bà trong phát triển nền kinh tế xanh…………………………………………..74

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.Sơ đồ vị trí quần đảo Cát Bà – Hải Phòng ................................................... 4
Hình 1.2. Cơ cấu lao động trong các ngành nghề của huyện Cát Hải ...................... 11
Hình 1.3. Hình ảnh đàn dê ở xã Trân Châu .............................................................. 13
Hình 1.4. Ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng trong nền kinh tế truyền thống ...... 19
Hình 1.5. Ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng trong nền kinh tế xanh .................. 19
Hình 3.1. Rừng ngập mặn ven biển xã Xuân Đám, Cát Bà ...................................... 38

Hình 3.2. Hồ nƣớc mặn Áng Vẹm, Cát Bà ............................................................... 40
Hình 3.3: Phân bố Voọc Đầu trắng Cát Bà ............................................................. 46
Hình 3.4. Khu vực xây dựng hồ chứa nƣớc xã Trân Châu ....................................... 54
Hình 3.5. Cơ cấu sử dụng đất tại Cát Bà ................................................................... 60

vi


MỞ ĐẦU
Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 Thế giới đã chứng kiến nhiều biến
động về kinh tế, chính trị cũng nhƣ trên nhiều phƣơng diện khác của đời sống xã
hội. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cho thấy những mâu
thuẫn, rủi ro và các tác động tiêu cực khó lƣờng của toàn cầu hóa trong thế kỷ 21.
Phát triển kinh tế xanh (green economy) trong bối cảnh phát triển bền vững và
biến đổi khí hậu toàn cầu đang đƣợc một số quốc gia ƣu tiên lựa chọn nhằm giải
quyết thực trạng trên. Tăng trƣởng xanh (green growth) là cách thức để đạt đƣợc
mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, nhƣng đồng thời vẫn bảo vệ đƣợc môi trƣờng, ngăn
chặn suy giảm đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài
nguyên thiên nhiên. Hiện nay, tăng trƣởng xanh đƣợc xác định là trọng tâm chính
sách phát triển quốc gia của nhiều nƣớc trên Thế giới để đạt đƣợc sự phát triển bền
vững. Trong đó, đáng chú ý là các quốc gia nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Anh,
Hoa Kỳ đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trƣởng xanh với nhiều nội dung
quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hƣớng tới nền kinh tế xanh [26,27].
Nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới, Việt Nam đang hội tụ
những điều kiện thuận lợi từ điều kiện tự nhiên, xã hội đến chủ trƣơng, chính sách
để tiến hành phát triển nền kinh tế xanh. Nƣớc ta có nhiều lợi thế so sánh về tài
nguyên thiên nhiên, tiềm năng dự trữ sinh thái, tiềm năng phát triển năng lƣợng tái
tạo, năng lƣợng sinh học, sinh khối từ gỗ, phụ phẩm công nghiệp, môi trƣờng chính
trị xã hội ổn định, quan hệ quốc tế mở rộng,… Tuy nhiên, con đƣờng tiến tới “nền
kinh tế xanh” của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức và chƣa bắt kịp với

xu thế chung của Thế giới [21].
Hiện nay, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng theo
hƣớng hiệu quả và bền vững hơn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
Đây là cơ hội lớn để nƣớc ta có thể hƣớng đến kinh tế xanh, tăng trƣởng xanh.
Chính vì thế, ngày 25 tháng 9 năm 2012 Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh [4]. Theo đó,
Chiến lƣợc yêu cầu: “Tăng trƣởng xanh dựa trên tăng cƣờng đầu tƣ vào bảo tồn,
phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính,
cải thiện nâng cao chất lƣợng môi trƣờng qua đó kích thích tăng trƣởng kinh tế”.
Chiến lƣợc cũng đề ra mục tiêu chung là: “Tăng trƣởng xanh, tiến tới nền kinh tế
cac-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hƣớng chủ đạo trong phát triển
kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở

1


thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”. Hiện nay,
các ngành và các địa phƣơng cả nƣớc đang triển khai thực hiện Chiến lƣợc này và
việc đánh giá đúng thực trạng nguồn vốn thiên nhiên (natural asset/capital) là một
trong những hành động phải ưu tiên phục vụ cho tăng trƣởng xanh và xây dựng,
phát triển kinh tế xanh ở nƣớc ta trong thời gian tới.
Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo đá vôi, trong đó đảo Cát Bà có diện
tích lớn nhất và là một trong ba đảo có diện tích lớn nhất, nhƣng là đảo đá vôi lớn
duy nhất ở nƣớc ta. Nơi đây chứa đựng tiềm năng bảo tồn thiên nhiên rất lớn (nguồn
vốn thiên nhiên) với nhiều giá trị quốc gia và toàn cầu. Năm 1989, Chính phủ quyết
định thành lập Vƣờn Quốc gia trên đảo Cát Bà, năm 2004 UNESCO công nhận là
khu dự trữ sinh quyển Thế giới, năm 2010 Chính phủ quyết định thành lập Khu bảo
tồn biển ở vùng biển đông nam đảo Cát Bà, năm 2012 Chính phủ trình UNESCO
xem xét công nhận Quần đảo Cát Bà - Long Châu là Di sản thiên nhiên thế giới
(thẩm định không đƣợc vì lý do pháp lý) và còn có các giá trị của một Công viên

Địa chất (GeoPark).
Với tiềm năng và thế mạnh nhƣ vậy, Cát Bà đã trở thành trung tâm du lịch
biển và trung tâm nghề cá nổi tiếng ở nƣớc ta. Cơ sở hạ tầng ở đây khá phát triển
với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dƣỡng, chùa chiền, di chỉ văn hóa –
khảo cổ, cảnh đẹp tự nhiên huyền ảo, khí hậu trong lành, nhiều bãi biển nhỏ đẹp và
những khu rừng nguyên sinh, bên cạnh các cảng bến tấp nập tàu thuyền và ngƣời
qua lại.
Cùng với xu hƣớng phát triển kinh tế xanh, tăng trƣởng xanh của cả nƣớc, việc
khai thác và phát triển quần đảo Cát Bà theo hƣớng tăng trƣởng xanh đang là mối
quan tâm của Đảng và Chính phủ, của lãnh đạo thành phố Hải Phòng nói chung và
ngƣời dân huyện đảo Cát Hải nói riêng. Kết luận số 72 của Bộ Chính trị (2013) đã
yêu cầu xây dựng Hải Phòng trở thành một “Thành phố Cảng xanh” ở nƣớc ta,
trong đó Cát Bà là một trong những “điểm nhấn” tiềm năng. Nguồn vốn thiên nhiên
phong phú và to lớn là vậy, nhƣng Cát Bà cũng đang và sẽ phải đối mặt với không ít
thách thức, khó khăn đe dọa đến mục tiêu tăng trƣởng xanh và xây dựng một
“Thành phố Cảng xanh”.
Từ những lý do trên, việc „„Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở
quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển kinh tế
xanh, tăng trưởng xanh” là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối
với Hải Phòng, góp phần nhỏ bé vào việc khai thác và phát triển bền vững quần đảo
Cát Bà.

2


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Đức An (2008), Hệ thống đảo ven bờ việt nam tài nguyên và phát triển,
Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. Trang 99.

2. CHXHCN Việt Nam (2013), Hồ sơ đề cử Di sản vào danh sách Di sản thế
giới – Di sản Quần đảo Cát Bà, Lƣu trữ tại UBND Thành phố Hải Phòng.
3. Chính phủ Việt Nam (2011), Phát triển bền vững biển Đông Á: Chiến lược
và kế hoạch hành động cho Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Dự thảo lƣu trữ
tại Tổng cục biển và Hải đảo Việt Nam, Hà Nội.
4. Chính phủ Việt Nam (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg 25 /9/ 2012 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng
xanh, lƣu trữ tại Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.
5. Chính phủ Việt Nam (2013), Quyết định số 1570/QD-TTg ngày 06 tháng 9
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược khai thác,
sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, lƣu trữ tại Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.
6. Chính phủ Việt Nam (2013), Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án „„Phát triển các
đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020‟‟, lƣu trữ
tại Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.
7. Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2014), Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6
và 6 tháng đầu năm 2014,Văn bản số 119/BC-CTK, 2014, lƣu tại Cục thống
kê Hải Phòng.
8. IUCN (2013), Đầu tư cho hệ sinh thái vùng bờ biển: Tài liệu hướng dẫn cho
các nhà báo về vai trò của các hệ sinh thái vùng bờ, lƣu trữ tại IUCN Hà
Nội.
9. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hải Phòng (2013), Tài liệu hội thảo
về “Khai thác vùng cửa sông ven biển Hải Phòng phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội thành phố - những di biến động tự nhiên, môi trường trong tương
lai”, lƣu tại Hội bảo vệ Môi trƣờng Hải Phòng.
10. (a) Nguyễn Chu Hồi (2014), Kinh tế biển xanh: Lý luận và thực tiễn đối với
Hải Phòng, tạp chí Hàng Hải, số 7/2014, trang 32-35, Hà Nội.
(b) Nguyễn Chu Hồi (2014), Một số gợi ý về quy hoạch không gian biển Hải
Phòng phục vụ xây dựng thành phố cảng xanh. Tài liệu hội thảo về Rà soát

quy hoạch thành phố Hải Phòng theo hƣớng xây dựng “Thành phố cảng
xanh”, Hải Phòng tháng 12 năm 2014.

84


11. Nguyễn Chu Hồi, 2014, Kinh tế biển xanh:Vấn đề và cách tiếp cận cho Việt
Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10-2014, trang 33-38, Hà Nội.
12. MCD (2013), Sổ tay Hướng dẫn Đánh giá rủi ro sinh thái (ERA): nghiên
cứu thí điểm tại Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, Hải Phòng.
13. Kim Thị Thúy Ngọc (2014), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập
nước ở Việt Nam, Báo cáo chuyên đề, lƣu trữ tại Viện Chính sách, Chiến
lƣợc Tài nguyên và Môi trƣờng, Hà Nội.
14. Niên giám thống kê Hải Phòng (2012), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
15. Ngân hàng Thế giới (2012), Tăng trưởng xanh cho mọi người: con đường
hướng tới phát triển bền vững, tài liệu thông tin tiếng Việt.
16. Tạ Hòa Phƣơng, Trần Trọng Hòa, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử (2009),
Đa dạng địa chất tại quần đảo Cát Bà - Cơ sở để xây dựng một công viên
địa chất, tạp chí các Khoa học về Trái đất, số 9/2009, trang 236-247, Hà Nội.
17. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng (2012), Thuyết minh dự
án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng VQG Cát Bà giai đoạn 2012 – 2020.
18. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng (2013), Báo cáo tổng
hợp quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn
2011- 2020 định hướng đến 2025.
19. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng (2014), Báo cáo tóm tắt quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2025
tầm nhìn 2050, lƣu trữ tại UBND thành phố Hải Phòng.
20. Tổng cục Lâm nghiệp (2013), Vườn quốc gia Việt Nam, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.

21. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, (2013), Tuyển tập các báo
cáo khoa học Hội thảo khoa học quốc gia về “Tài nguyên thiên nhiên và
tăng trưởng xanh”, Hà Nội.
22. Tiếp cận hệ sinh thái-Năm bƣớc tiếp cận (2004), Ấn phẩm IUCN về quản lý
hệ sinh thái số 3.
23. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, 2014, Tài liệu Hội thảo quốc gia về
“Tăng trưởng xanh – thành phố cảng xanh”, lƣu trữ tại UBND thành phố
Hải Phòng.
24. Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải (2013), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện
nghị quyết 16- NQ/TƯ của Ban thường vụ thành ủy về “Xây dựng và phát
triển huyện Cát Hải đến 2020”, lƣu trữ tại UBND thành phố Hải Phòng.
25. UNEP, 2010, Báo cáo tổng quan về chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
của Hàn Quốc (tài liệu dịch)

85


Tài liệu tiếng Anh
26. Millennium Ecosystem Assessment (2005), Ecosystems and Human Wellbeing: Synthesis, Island Press, Washington, DC, 2005.
27. UNEP (2011), Towards a Green Economy: Pathway to Sustainable
Development and Poverty Eradication Geneve, UNEP document, Nairobi,
Kenya.
28. WB (2010a), Word Development Report: Development and Climate Change,
Washington DC: Word Bank.
Trang web
29. Báo Hải Phòng (2014), Đẩy nhanh tiến độ các dự án hồ nước ngọt và thủy
sản trên đảo Cát Bà, cập nhật lúc 20:55, 31/03/2014 (GMT+7).
/>30. Nguyễn Thế Chinh (2014), Kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo vệ tài
nguyên
môi

trường.
Truy
cập
ngày
24/5/2014.
/>
86



×