Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của ma văn kháng ( trốn nợ 2008, mùa thu đảo chiều 2012, san cha chải 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.09 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

NGUYỄN MINH HẠNH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG CÁC TẬP TRUYỆN NGẮN
GẦN ĐÂY CỦA MA VĂN KHÁNG (TRỐN NỢ - 2008; MÙA THU
ĐẢO CHIỀU- 2012; SAN CHA CHẢI- 2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội – 2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

NGUYỄN MINH HẠNH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG CÁC TẬP
TRUYỆN NGẮN GẦN ĐÂY CỦA MA VĂN KHÁNG
(TRỐN NỢ - 2008; MÙA THU ĐẢO CHIỀU- 2012;
SAN CHA CHẢI- 2013)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện

Hà Nội – 2014
2


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, dưới sự chỉ bảo, dạy dỗ tận tình
của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, luận
văn đã được hoàn thành.
Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân đến PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiệnngười thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Văn học,
trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Hạnh

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thế giới nhân vật trong các tập truyện
ngắn gần đây của Ma Văn Kháng (Trốn nợ- 2008, Mùa thu đảo chiều2012, San Cha Chải- 2013) là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện. Những dẫn chứng, tài liệu tham
khảo là chính xác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.
Ngƣời cam đoan


Nguyễn Minh Hạnh

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 9
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........... Error! Bookmark not
defined.
4. Phương pháp nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.
5. Cấu trúc của luận văn .................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA MA VĂN KHÁNG ................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng
Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái niệm nhân vật văn học ................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Các kiểu nhân vật trong văn học thời kỳ đổi mới .. Error! Bookmark not
defined.
1.4. Con người trong các tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San
Cha Chải ........................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG CÁC TẬP TRUYỆN
NGẮN TRỐN NỢ, MÙA THU ĐẢO CHIỀU, SAN CHA CHẢI CỦA MA
VĂN KHÁNG ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Nhân vật phẩm chất tốt đẹp ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Nhân vật tha hóa....................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Nhân vật bản năng .................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Nhân vật bi kịch ....................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG CÁC TẬP TRUYỆN NGẮN TRỐN NỢ, MÙA THU ĐẢO
CHIỀU, SAN CHA CHẢI CỦA MA VĂN KHÁNG Error! Bookmark not
defined.
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .. Error! Bookmark not defined.
3.2. Miêu tả nhân vật qua hành động ............. Error! Bookmark not defined.
3.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật .......... Error! Bookmark not defined.

5


3.4. Giọng điệu, ngôn ngữ ............................... Error! Bookmark not defined.
3.5. Tình huống truyện .................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 10

6


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Diện mạo của một nền văn học dân tộc trước hết là sự góp mặt của
những tên tuổi lớn. Trong văn học đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là
một nhà văn có vai trò không nhỏ trong hành trình đổi mới tư duy nghệ thuật.
Sự nổi tiếng của ông là một điều không phải bàn cãi. Hơn 50 năm hoạt động
sáng tạo chi chút như con ong làm mật, từ truyện ngắn đầu tiên đến nay ông
đã có một vốn liếng khá lớn về tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó có những
tác phẩm in dấu trong lòng bạn đọc. Có thể nói, dù viết truyện ngắn từ những
năm 1961 nhưng phải đến cuối những năm bảy mươi của thế kỉ trước, Ma

Văn Kháng mới thật sự thành công về sáng tác truyện ngắn, đặc biệt là từ sau
năm 1986.
Gần 80 tuổi đời và trên 50 năm cầm bút, với tinh thần miệt mài, cần
mẫn và niềm say mê với nghề viết, Ma Văn Kháng thực sự thành công trong
khu vườn văn của mình với hơn chục tiểu thuyết, trên 200 truyện ngắn, bốn
truyện viết cho thiếu nhi, một hồi ký văn chương đầy đặn và một tiểu luận bút
ký về nghề văn. Các tác phẩm văn học in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật
của ông mang hơi thở cuộc sống và tinh thần nhân văn mới mẻ, cũng đồng
thời dự báo tính thời đại của đời sống văn học.
Thành tựu văn học của Ma Văn Kháng kết tinh ở cả hai thể loại là tiểu
thuyết và truyện ngắn. Truyện ngắn – vốn được mệnh danh là thể loại “giống
như một búp chè được sao khô, nén chặt lại, nhưng khi dội nước vào thì tở ra,
cho cả một đại dương nước trà thơm” (Ma Văn Kháng, Năm tháng nhọc
nhằn, năm tháng nhớ thương) – đã đưa ông đến với duyên văn chương và
trình làng văn đứa con tinh thần đầu đời: “Phố cụt” được đăng trên Báo Văn
Nghệ năm 1961. Từ dấu mốc đầu tiên này, truyện ngắn tiếp tục góp phần
khẳng định tên tuổi nhà văn và sau này giúp Ma Văn Kháng có được những
7


thành công nhất định: Giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn Báo
Văn Nghệ năm 1988; Giải “Cây bút vàng” trong cuộc thi truyện ngắn và ký
năm 1996 – 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức;
giải thưởng văn học ASEAN năm 1998; giải thưởng Nhà nước về văn học
nghệ thuật đợt I năm 2001, giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012…
Truyện ngắn của Ma Văn Kháng có thể tạm chia thành hai nhóm: nhóm
đề tài miền núi và nhóm đề tài thành thị. Những tập truyện ngắn viết về đề tài
miền núi như: Xa Phủ (1969), Bài ca trăng sáng, Góc rừng xinh xắn, Người
con trai họ Hạng, Mùa mận hậu (đều được viết năm 1972), Cái móng ngựa
(1973) và gần đây nhất là tập truyện ngắn San Cha Chải được PGS.TS

Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn với mười bảy truyện ngắn viết về cuộc sống
hoang sơ, rừng rú của người dân miền núi và hình ảnh các chiến sĩ công an
dũng cảm, kiên cường trên mặt trận đấu tranh chống các loại tội phạm đã
khẳng định tài năng, tâm huyết của nhà văn và góp phần làm cho bức tranh
hiện thực cuộc sống được phản ánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam trở
nên phong phú, đa dạng.
Những truyện ngắn thuộc nhóm thứ hai, đề tài chủ yếu là đời sống
thành thị trong sự thay đổi mạnh mẽ của đất nước sau chiến thắng 1975. “Đây
là mảng truyện ngắn đã đặt Ma Văn Kháng vào đội ngũ những cây bút đang
có nhiều đóng góp to lớn vào việc đổi mới nền văn xuôi nghệ thuật của dân
tộc. Đưa truyện ngắn xích lại gần tiểu thuyết là nét đổi mới quan trọng bậc
nhất mà ta có thể tìm thấy trong sáng tác của Ma Văn Kháng và nhiều cây bút
khác.” [38]. Nhóm đề tài này bao gồm các tập truyện được tuyển chọn, xuất
bản trong những năm gần đây như: Cỏ dại, Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, Một
chiều giông gió…
1.2. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi nhân vật chính là linh hồn
làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng bạn đọc. Nhà văn sáng tạo

8


nhân vật là để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người,
một vấn đề nào đó của hiện thực. Thế giới nhân vật trong các sáng tác của Ma
Văn Kháng đa hình đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều dáng vẻ, mỗi cá nhân một
tính cách, một số phận không ai giống ai. Cả đời cầm bút, nhà văn có cả chục
cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, nhưng nhân vật trong thế giới văn
chương của ông không hề bị lặp lại, không gây sự nhàm chán trong lòng độc
giả. Mỗi sáng tác của Ma Văn Kháng lại là một sự khám phá về con người
trong đời sống hiện đại.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Ma Văn Kháng,

về thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông. Tuy nhiên những công trình đó
lại tập trung chủ yếu vào các cuốn tiểu thuyết để đời của ông. Vì vậy mảng
truyện ngắn chưa thực sự được giới phê bình và nghiên cứu văn học chú ý
nhiều. Đặc biệt là những tập truyện ngắn được các nhà xuất bản chú ý và
tuyển chọn gần đây (10 năm trở lại đây) của ông (Trốn nợ- 2008, Mùa thu
đảo chiều- 2012, San Cha Chải- 2013)
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu thế
giới nhân vật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng là một yêu cầu nghiên
cứu toàn diện đối với hiện tượng văn học, điều này thực sự sẽ tạo ra những
hướng tiếp cận mới, sâu và có hiệu quả đối với thế giới nghệ thuật phong phú
và đầy bí ẩn.
1.3.Vì vậy mà luận văn này chúng tôi tâp trung vào thế giới nhân vật
của Ma Văn Kháng trong các tập truyện Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San
Cha Chải. Đây là ba tập truyện ngắn để lại trong tâm hồn người đọc nỗi nhức
nhối khôn nguôi về sự “hồi tổ”, “lộn giống” cùng “bản tính của đời sống rừng
rú” ở miền biên ải cũng như những chuyện đời thường về cuộc sống của
những con người thành thị hôm nay, rồi cả những câu chuyện trên mặt trận
chống tội phạm của các chiến sĩ công an gan dạ, kiên cường.

9


Tìm hiểu về truyện ngắn của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy đa số
các nhà nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ tiểu sử - cuộc đời, thể loại để
đi vào thế giới nghệ thuật, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu về thế giới
nhân vật trong các tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha
Chải một cách toàn diện. Xuất phát từ tình cảm yêu mến các tác phẩm của Ma
Văn Kháng và mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định về tài năng
của ông khi xây dựng thế giới nhân vật trong truyện ngắn gần đây nhưng
trong khuôn khổ của bài viết có hạn, chúng tôi xin chỉ dừng lại ở khía cạnh

nhỏ, tìm hiểu các kiểu loại nhân vật, đánh giá nghệ thuật xây dựng Thế giới
nhân vật của Ma Văn Kháng trong các tập truyện ngắn gần đây (Trốn nợ2008 ; Mùa thu đảo chiều-2012 và San cha chải-2013), với hy vọng sẽ hé
mở ra được nhiều điều lý thú trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của
ông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhà văn Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh ra tại
Hà Nội nhưng ông lại có duyên nợ với miền núi Tây Bắc.
Hồi ấy, cậu học sinh Đinh Trọng Đoàn mới ngoài hai mươi tuổi, sau
khi tốt nghiệp trung cấp Sư phạm, xung phong lên dạy học ở Lào Cai. Lý
tưởng thời đại giục giã, cộng với lòng say mê văn học, cậu hăm hở đi vào
vùng đất hoàn toàn mới lạ. Phải có ý chí mạnh mẽ, con người mới tự nguyện
rời khỏi tổ ấm quen thuộc có ánh đèn điện, có nước máy để đến sinh sống ở
những nơi heo hút, “có sự tương hợp giữa sự thành nhân và đắc đạo văn
chương” (Ma Văn Kháng). Chặng đường mấy chục năm qua của ông đã
chứng minh cho sự tương hợp ấy. Tự rèn luyện mình để viết văn. Viết văn để
rèn luyện mình. Chu kỳ chuyển đổi đó không ngừng vận hành trong cuộc
sống hàng ngày của ông. Cậu học trò Đinh Trọng Đoàn ngơ ngác đã trở thành

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Mai Anh (1997), Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng
từ sau năm 1980, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP HN
2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQGHN.
3. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu văn xuôi hiện đại, Tạp chí văn
học( số 9).
4. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb
Khoa học Xã hội
5. Nguyễn Đăng Điệp (1998), Cảm nhận Đầm Sen của Ma Văn Kháng, Tạp

chí Diễn Đàn Văn Nghệ Việt Nam (số 5)
6. Hà Thị Thu Hà (2003), Thi pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1980,
Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP HN.
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
8. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb
GiáoDục.
9. Nguyễn Thị Huệ, (1998), Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của
Ma Văn Kháng những năm 1980, Tạp chí Văn học (số 2).
10. Trần Bảo Hưng, (1993), Đọc heo may gió lộng, Báo Văn Nghệ ( số 47).
11. Đào Thị Minh Hường (2010), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma
Văn Kháng từ 1986 tới nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH & NV, Đại
học Quốc Gia, hà Nội
12. Đỗ Đức Hiểu (2002), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
13. Ma Văn Kháng, (1969), Xa phủ, Nxb Vănhọc.
14. Ma Văn Kháng, (1980), Góc rừng xinh xắn, Nxb Thanh niên.
15. Ma Văn Kháng, (1986), Ngày đẹp trời, Nxb Lao động, Hà Nội.
16. Ma Văn Kháng, (1992), Heo may gió lộng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
11


17. Ma Văn Kháng, (1995), Trăng soi sân nhỏ, Nxb Văn học, Hà Nội.
18. Ma Văn Kháng, (1997), Đầm sen, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
19. Ma Văn Kháng, (1997), Vòng quay cố điển, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội
20. Ma Văn Kháng, (1998), Một chiều giông gió, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
21. Ma Văn Kháng, (2000), Mưa mùa hạ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
22. Ma Văn Kháng, (2000), Ngoại thành,Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
23. Ma Văn Kháng, (2001), Côi cút giữa cảnh đời, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.

24. Ma Văn Kháng, (2002), Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng, Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội.
25. Ma Văn Kháng, (2008), Trốn nợ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
26. Ma Văn Kháng (2009), Năm tháng nhọc nhằn, năm thánh nhớ thương,
Hồi kí, Nxb Hội Nhà văn
27. Ma Văn Kháng, (2012), Mùa thu đảo chiều, NxbVăn nghệ, Tp.Hồ Chí
Minh.
28. Ma Văn Kháng, (2013), San Cha Chải, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
29. Ma Văn Kháng (2013), Phút giây huyền diệu, Tiểu luận và bút kí về nghề
văn, Nxb Hội nhà văn
30. Phong Lan, (2012), Ra mắt “Mùa thu đảo chiều”- Tập truyện ngắn mới
nhất của nhà văn Ma Văn Kháng,
31. Lê Quốc Lập, (1999), Khi đọc một chiều giông gió của Ma Văn Kháng,
Báo văn nghệ trẻ (số 13).
32. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
33. Phong Lê, (2005), Trữ lượng Ma Văn Kháng, Văn Nghệ (số 20 -21)

12


34. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc
Hòa, Thành Thế Thái Bình (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội
35. Nguyễn Tiến Lịch (2007), Thi pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng, Luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia, Hà Nội
36. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Nxb Giáo Dục, Hà Nội
37. Nguyễn Phi Nga, Vài cảm nghĩ nhân đọc tập truyện Trốn nợ của Ma Văn
Kháng, Tạp chí Văn Hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội

38. Lã Nguyên, (1999), Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn,
Tạp chí Văn học.
39. Đào Thủy Nguyên, (2009), Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng về
đề tài dân tộc và miền núi, Đề tài NCKH cấp bộ, ĐHSP TN.
40. Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại tập 2, Nxb Văn học.
41. Nguyễn Hoàng Sơn (1986), Ngày đẹp trời và sự quan tâm đến phẩm chất
con người, Báo độc lập ngày 11/6.
42. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học,Nxb Hội nhà văn.
43. Nguyễn Hồng Thắm (2013), Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng thời
kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia,
Hà Nội
44. Đỗ Ngọc Thạch, (1993), Đọc Heo may gió lộng, Báo Hà Nội mới ngày
15/10.
45. Nguyễn Nguyên Thanh, (1987), Ngày đẹp trời – tính dự báo, Báo văn
nghệ (số 21).
46. Bùi Việt Thắng (1994), Đọc Heo may gió lộng và quan niệm nghệ thuật
về con người của Ma Văn Kháng, Tạp chí Văn học

13


47. Bùi Việt Thắng (2012), Những đảo chiều cuộc sống trong Mùa thu đảo
chiều, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (số 214)
48. Đào Tiến Thi (1998), Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn sau
1975,Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
49. Nguyễn Ngọc Thiện (2005), Phong cách và đời văn, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội
50. Nguyễn Ngọc Thiện (2010), Lí luận, phê bình và đời sống văn chương,
Tiểu luận- phê bình, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
51. Nguyễn Ngọc Thiện (1998), Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng, Báo

Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh (số 45)
52. Nguyễn Ngọc Thiện, Một cây bút văn xuôi sung sức, một đời văn cần
mẫn ,http://www. hdu.edu.vn.
53. Hoàng Tiến,(1980), Đồng bạc trắng hoa xòe, Tạp chí văn học.
54. Nguyễn Văn Toại, (1983), Đọc các sáng tác miền núi của Ma Văn Kháng
– nghĩ về trách nhiệm của nhà văn trước một đề tài lớn, Tạp chí văn học
(số 5).
55. Lê Kim Vinh, (1998), Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng, Tạp chí văn
học.
56. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo,
Nxb Văn học, Hà Nội.
57. Hoàng Yến (1998), San Cha Chải – bài ca của thuyết tính thiện, Tạp chí
văn hóa văn nghệ Công an (số 11).
58. Http://antgct.cand.com.vn- phụ nữ- nguồn cảm hứng sáng tác của văn
xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới
59. VnExpress – Nhà văn Ma Văn Kháng chuyển kênh viết

14



×