SỞ GD&ĐT BẮC NINH
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 1
NĂM 2016 - 2017
MÔN SINH HỌC LỚP 12
Thời gian: 90 phút
Câu 1. Nguyên tắc bổ sung là:
A. Nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitơ A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
B. Nguyên tắc cặp đôi giữa bazơnitơ A với X, G với T và ngược lại.
C. Nguyên tắc cặp đôi giữa bazơnitơ loại A với T và G với X.
D. Nguyên tắc cặp đôi giữa bazơnitơ loại lớn với nhau và loại bé với nhau.
Câu 2. Cho các nhận định sau
(1). Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định;
(2). Cấu trúc chung của một gen cấu trúc gồm có vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết
thúc; (3). Gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực giống nhau; (4). Vùng
mã hóa của gen cấu trúc mang thông tin mã hóa cho các axitamin; (5). Vùng điều hòa
nằm ở đầu 3’ của mạch gốc mang tín hiệu kết thúc phiên mã; (6). Vùng kết thúc nằm ở
đầu 5’ của mạch gốc mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Có mấy nhận định đúng về gen.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 3. Cho biết các codon mã hóa các axit amin tương ứng sau: UUU - phe; XXG – pro;
XAU – His; GXX- ala; AAG – lys; UAX - tyr; GAA – glu. Một đoạn mạch gốc của một
gen ở vi khuẩn E.coli có trình tự các nu là 5’GTAXTTAAAGGXTTX3’. Nếu đoạn mạch
gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 5 axit amin thì trình tự của 5 axit
amin đó là:
A. His – Glu – phe – pro – Lys
B. Lys – pro – phe – Glu – His
C. Tyr – Lys – Phe – Ala – Glu
D. Glu – Ala – Phe – Lys – Tyr
Câu 4. Vật chất di truyền của một chủng virut được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X,
trong đó A=T=G=24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là:
A. ARN mạch kép
B. ARN mạch đơn
C. ADN mạch đơn
D. ADN mạch kép
Câu 5. Thành phần, trật tự nào sau đây đúng với mô hình cấu trúc của một operon Lac.
A. Gen điều hòa R, Vùng khởi động P, vùng vận hành O và các gen cấu trúc Z, Y, A
B. Vùng khởi động P, vùng vận hành O và các gen cấu trúc Z, Y, A
C. Vùng khởi động P, các gen cấu trúc Z, Y, A và vùng vận hành O
D. vùng vận hành O, vùng khởi động P và các gen cấu trúc Z, Y, A
Câu 6. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có
chiều 3'→5'
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'.
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên
mã. Trong quá trình phiên mã, sự kiện diễn ra đầu tiên là
A. (3).
B. (4).
C. (2).
D. (1)
Câu 7. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân
thực, sợi cơ bản có đường kính là:
A. 11nm
B. 20nm
C. 30nm
D. 300nm
Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về vai trò của trình tự các nucleotit nằm ở 2
đầu mút nhiễm sắc thể?
A. Là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về 2 cực của tế bào
B. Có tác dụng bảo vệ cấu trúc nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không
dính vào nhau.
C. Chứa điểm khởi đầu nhân đôi ADN
D. Chứa thông tin mã hóa cho các chuỗi polipeptit
Câu 9. Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 10. Khi một tế bào nguyên phân
liên tiếp 4 lần thì tổng số cromatit đếm được ở kì giữa ở lần nguyên phân thứ tư là bao
nhiêu?
A. 20
B. 320
C. 160
D. 80.
Câu 10. Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Số NST ở thể tứ bội là 28.
B. Số NST ở thể tam bội là 21.
C. Số NST ở thể một là 13.
D. Số NST ở thể ba là 13.
Câu 11. Tế bào lưỡng bội 2n của một loài có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu bằng các chữ
cái là AaBbDd. Trường hợp nào sau đây đúng khi tế bào đang ở kì giữa của quá trình
nguyên phân?
A. AAaaBBbbDDdd
B. AaBbDd
C. AAaaBbDd
D. AaBBbbDd
Câu 12. Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên một
nhiễm sắc thể?
A. Đột biến lệch bội.
B. Đột biến đa bội.
C. Đột biến mất đoạn.
D. Đột biến đảo đoạn.
Câu 13. Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau:
ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK.
Đột biến này thuộc dạng:
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 14. Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc
thể là:
A. 45.
B. 44
C. 46.
D. 47.
Câu 15. Có một trình tự nucleotit của mARN (5’–AUG GGG UGX XAU UUU- 3’) mã
hóa cho một đoạn polypeptit gồm 5 axit amin. Sự thay thế nucleotit nào sau đây sẽ dẫn
đến việc đoạn polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN trên chỉ còn 2 axit amin
A. Thay thế U ở bộ ba đầu tiên bằng A
B. Thay thế G ở bộ ba thứ 3 bằng A
C. Thay thế A ở bộ ba đầu tiên bằng X.
D. Thay thế X ở bộ ba thứ 3 bằng A
Câu 16. Để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, cần hạn chế sự gia tăng loại khí nào
sau đây trong khí quyển?
A. Khí nitơ.
B. Khí heli.
C. Khí cacbon điôxit.
D. Khí neon.
Câu 17. Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Câu 18. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các
phép lai:
(1) aaBbDd x AaBBdd,
(2) AaBbDd x aabbDd,
(3) AAbbDd x aaBbdd,
(4) aaBbDD x aabbDd,
Theo lý thuyết, trong 4 phép lai nói trên, có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu
hình?
A. 2.
B. 3.
C. 4 .
D. 1.
Câu 19. Giả sử các tính trạng di truyền theo quy luật Menden, kiểu gen không xuất hiện
từ phép lai AABbDd x AabbDd là:
A. AabbDD
B. aaBbDd
C. AaBbdd
D. AaBbDd
Câu 20. Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn nằm trên NST thường qui định và di
truyền theo qui luật Menđen. Một cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp. Xác suất họ sinh
ra một người con trai đầu lòng không bị bệnh là
A. 0,25.
B. 0,75.
C. 0,375.
D. 0,1875.
Câu 21. Cho các biện pháp sau:
(1). Điều chỉnh khoảng cách sinh con. (2). Điều chỉnh sinh con trai hay con gái.
(3). Điều chỉnh thời điểm sinh con. (4). Điều chỉnh về số con. (5). Nạo hút thai
Có mấy biện pháp không được coi là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch?
A.2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 22. Nhận định nào sau đây là không chính xác về quá trình chuyển hóa nitơ trong đất
và quá trình cố định nitơ?
A. Quá trình cố định nitơ là quá trình liên kết giữa nitơ phân tử và Hidro để hình thành
nên NH3.
B. Nhờ có một loại ezim đặc biệt mà một số loài vi khuẩn có khả năng cố định được nitơ
trong khí quyển.
C. Vi khuẩn phản nitơrat hóa có vai trò làm giàu hàm lượng nitơ cho đất.
D. Quá trình chuyển hóa NO3 - thành NH4 + là quá trình khử nitrat hóa.
Câu 23. Thụ tinh ở thực vật có hoa là:
A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi
phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
B. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
C. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành
hợp tử.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.
Câu 24. Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính
trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí
sai?
A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.
Câu 25. Cho các tổ hợp phép lai sau:
(1). AABB× aabb, (2). AABb × aabb, (3).AaBb ×aabb,
(4). AABB×AABB, (5). aabb ×aabb, (6). Aa × Aa.
Trong các tổ hợp phép lai trên có bao nhiêu tổ hợp lai là phép lai phân tích. Biết rằng mỗi
gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn.
A.2
B. 3
C.1
D. 4
Câu 26. Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền.
A. Bộ ba 5’XGU3 quy định tổng hợp xerin
B. Bộ ba 5’XGU3’, 5’AGA3’ quy định tổng hợp Acginin
C. Bộ ba 5’AUG3’ quy định tổng hợp methyonin và mang tín hiệu khởi đầu dịch mã.
D. Bộ ba 5’GUU3’ quy định tổng hợp valin.
Câu 27. Tác nhân 5 – brom uraxin (5–BU) là chất đồng đẳng của Timin gây lên đột biến
dạng:
A. Mất cặp nucleotit A – T
B. Mất cặp G – X
C. Thay thế cặp nucleotit A – T bằng cặp T – A
D. Thay thế cặp nucleotit A – T bằng cặp G – X
Câu 28. Đột biến điểm là dạng đột biến
A. Mất, thêm một hoặc vài cặp nucleotit
B. Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit
C. Mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotit
D. Mất, thêm, thay thế một hoặc vài cặp nucleotit
Câu 29. Một gen có tỉ lệ. Một đột biến điểm xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen,
nhưng tỉ lệ . Đây là dạng đột biến
A. Mất một cặp nucleotit A – T
B.Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X
C. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T .
D. Thêm một cặp A – T
Câu 30. Một gen có 1200 nucleotit và có 30% nucleotit loại A. Một đột biến xảy ra làm
gen bị mất một đoạn. Đoạn bị mất có nucleotit loại A bằng 20 và có 3A = 2G. Gen đột
biến có số lượng nucleotit từng loại là:
A. A = T = 220; G = X= 330
B. A = T = 330; G = X = 220
C. A = T = 340; G = X = 210
D. A = T = 210; G = X = 340
Câu 31. Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:
(1) AaBbDd × AaBbDd.
(2) AaBBDd × AaBBDd.
(3) AABBDd × AAbbDd.
(4) AaBBDd × AaBbDD.
Số phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 32. Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen (A, a; B,b; D, d và E,
e) nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, tác động cộng gộp. Sự có mặt
mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Kiểu gen của cây thấp nhất là aabbddee có
chiều cao là 150cm, cây cao 160cm có kiểu gen là:
A. AaBbddee ; AabbDdEe
B. AAbbddee ; AabbddEe .
B. C. aaBbddEe ; AaBbddEe
D. AaBbDdee ; AabbddEe
Câu 33. Cho các kiểu gen sau: (1).AaBbDd, (2). AbaB, (3). AABBdd, (4) AaBDbd, Biết
rằng mỗi gen quy định một tính trạng, phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Những
trường hợp viết đúng là :
A. (1), (2), (4).
B. (1), (3).
B. C. (1), (2), (3).
D. (1), (2).
Câu 34. Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không
đúng?
A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.
C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.
D. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử
mARN.
Câu 35. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
B. Gen đột biến luôn di truyền cho thế hệ sau
C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 36. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính thoái hóa.
B. Mã di truyền được đọc liên tục từ một điểm theo chiều 5’ 3’ trên phân tử mARN.
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
D. Mã di truyền được đọc liên tục từ một điểm theo chiều 3’ 5’ trên phân tử mARN.
Câu 37. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm
sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.
B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng
bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội.
C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8.
D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
Câu 38. Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật nhân
sơ?
A. Trong vùng điều hoà có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã.
B. Vùng điều hoà cũng được phiên mã ra mARN.
C. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen.
D. Trong vùng điều hoà có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận
biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.
Câu 39. Bản chất quy luật phân li của MenDen là :
A. Sự phân li đồng đều của các tính trạng.
B. Sự phân li đồng đều của các cặp nhiễm sắc thể
C. Sự phân li đồng đều của các alen.
D. Sự phân li đồng đều và tổ hợp ngẫu nhiên của các tính trạng
Câu 40. Ở một loài hoa phấn, cây có kiểu gen AA cho kiểu hình hoa đỏ, cây có kiểu gen
Aa cho kiểu hình hoa hồng và cây có kiểu gen aa cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây có
kiểu gen Aa lai với cây có kiểu gen AA tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ con lai F1 là:
A. 3 đỏ: 1 vàng
B. 1 đỏ: 2 vàng 1 trắng
C. 100% vàng
D. 1 đỏ: 1 vàng.
Câu 41. Ở người, khi nói về sự di truyền của alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên
nhiễm sắc thể giới tính X, trong trường hợp không xảy ra đột biến và mỗi gen quy định
một tính trạng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Con trai chỉ mang một alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình.
B. Đời con có thể có sự phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới.
C. Con trai chỉ nhận gen từ mẹ, con gái chỉ nhận gen từ bố.
D. Alen của bố được truyền cho tất cả các con gái.
Câu 42. Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có tỉ lệ làm khuôn để tổng hợp nhân
tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của khuôn đó. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ các loại nu tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A+G =20%; T+X = 80%
B. A+G =80%; T+X = 20%
B. C. A+G =25%; T+X = 75%
D. A+G =75%; T+X = 25%
Câu 43. Từ bốn loại nucleotit A, U, G, X, số bộ ba chứa ít nhất một nucleotit loại G làm
nhiệm vụ mã hóa cho các axit amin trên phân tử ARN thông tin là
A. 25
B. 27
C. 34
D. 35
Câu 44. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, vai trò của enzim ADN
polimeraza là
A. Tháo xoắn phân tử ADN để lộ ra hai mạch khuôn
B. Xúc tác bổ sung nucleotit tổng hợp mạch đơn mới
C. Xúc tác tổng hợp đoạn mồi
D. Xúc tác nối các đoạn Okazaki
Câu 45. Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:
Côđon
5’AAA3’
5’XXX3’
5’GGG3’
5’UUU3’
5’XUU3’
hoặc
hoặc
5’UUX3’
5’XUX3’
5’UXU3’
Axit amin Lizin
Prôlin
Glixin
Phêninalan Lơxin
Xêrin
tương ứng
(Pro)
(Gly)
in (Phe)
(Ser)
(Lys)
(Leu)
Một đoạn gen mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin:
Pro-Gly-Lys-Phe. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch
gốc của gen là
A. 3’GGGXXX TTT AAA 5’
B. 3’XXXGAG TTT AAA 5’
C. 5’GAGTTT XXX AAA 3’
D. 5’GAGXXX GGGAAA 3’
Câu 46. Hệ nhóm máu ABO ở người alen IA quy đinh nhóm máu A, alen IB quy định
nhóm máu B và đồng trội so với alen IO quy định nhóm máu O. Một gia đình chồng có
nhóm máu A (IA I A ; IA I O ) vợ có nhóm máu B (IB I B ; IB I O ), có bao nhiêu nhận
định không đúng trong các nhận định sau khi nói về gia đình trên:
(1). Cặp vợ chồng trên không thể sinh con nhóm máu O
(2). Cặp vợ chồng trên có thể sinh con nhóm máu A.
(3).Cặp vợ chồng trên không thể sinh con có nhóm máu AB
(4). Các con của cặp vợ chồng trên đều có thể có nhóm máu A, B, AB và nhóm máu O
Đáp án đúng là:
A. 2
B. 1
C. 0
D. 4
Câu 47. Một gen có khối lượng phân tử 72.104 đơn vị các bon. Hiệu số nucleotit loại G
với nucleotit loại khác trong gen bằng 380. Số lượng từng loại nucleotit của gen trên lần
lượt là:
A. A = T = 410; G = X = 790
B. A = T = 790; G = X = 410
C. A = T = 220; G = X = 980
D. A = T = 980; G = X = 220
Câu 48. Ở người gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh.
Cặp bố mẹ nào sau đây sinh con có cả mắt đen, và mắt xanh?
A. AA × aa
C. Aa × Aa
B. AA × Aa
D. aa × aa
Câu 49. Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X
không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể
sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%?
A. XM XM × XM Y.
B. XM XM × Xm Y.
C. XmX m × X mY.
D. XMX m × Xm Y.
Câu 50. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng là.
A. Aa × Aa
B. Aa × aa
C. AA × aa
D. AA × Aa
Hết
------------------------