ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÊ THỊ BÍCH THỦY
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃ NH ĐẠO
CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
TƢ̀ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội-2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÊ THỊ BÍCH THỦY
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃ NH ĐẠO
CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
TƢ̀ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lich
̣ sƣ̉ Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.03.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đin
̀ h Lê
Hà Nội-2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Bích Thủy
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả sau thời gian học tập và nghiên cứu của tôi tại
khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Để có được kết quả này, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn đến
thầy – PGS.TS Nguyễn Đình Lê đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
LÊ THỊ BÍCH THỦY
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEM
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
ADB
Ngân hàng phát triển châu Á
ARF
Diễn đàn khu vực ASEAN
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
ĐCSVN
Đảng Cộng sản Việt Nam
EU
Liên minh châu Âu
FDI
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
Nxb
Nhà xuất bản
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
UNDP
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
UNFPA
Quỹ Dân số Liên hợp quốc
UNICEF
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
WB
Ngân hàng thế giới
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo công
cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiến vào
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thắng lợi to lớn đó,
đường lối đối ngoại đóng một vai trò quan trọng.
Bước vào thế kỷ XXI, chiến tranh lạnh đã chấm dứt được mười năm,
thế giới ở trong giai đoạn quá độ tiến tới một trật tự mới. Ngay sau khi Liên
Xô tan vỡ, Mỹ bắt đầu theo đuổi mục tiêu thiết lập một thế giới đơn cực do
Mỹ đứng đầu và thao túng. Việc Mỹ lấy cớ chống khủng bố đưa ra học thuyết
quân sự mới "đánh đòn phủ đầu", bất chấp có chứng cứ hay không, rồi lại
dùng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" để can thiệp vào công việc nội bộ
của các nước, phớt lờ vai trò của Liên hợp quốc khiến các nước phải cảnh
giác. Tình hình đó cho thấy, nhận định của Đại hội X: "Những cuộc chiến
tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang,
hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về
biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở
nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp, các mâu thuẫn lớn của thời đại
vẫn rất gay gắt..."[13, tr73-74] là hoàn toàn đúng đắn. Trong bối cảnh thế giới
hai cực bị phá vỡ, quan hệ quốc tế dường như đã chuyển từ đối đầu sang đối
thoại và nảy sinh xu hướng đa dạng hoá, đa phương hoá trong tiến trình toàn
cầu hoá, phát triển và phụ thuộc lẫn nhau.Toàn cầu hoá về kinh tế tác động
đến mọi mặt của đời sống quốc tế theo hai chiều thuận nghịch buộc các quốc
gia, các tổ chức quốc tế không thể không tính đến trong quá trình hoạch định
đường lối đối ngoại và hoạt động ngoại giao của mình.
Tại Đại hội VI (12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng
công cuộc đổi mới, đến năm 1988 Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam đổi mới tư duy
đối ngoại. Đường lối đối ngoại đổi mới được công bố tại diễn đàn Đại hội
VII, các Đại hội VIII, IX, X và XI đã khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo, nhạy
4
bén trong việc hoạch định và thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng,
đồng thời bổ sung và phát triển các quan điểm trong đường lối này. Sau hơn
hai mươi lăm năm tiến hành đổi mới toàn diện, Viê ̣t Nam đã thu được nhiều
thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Là một bộ phận hợp thành đường lối
đổi mới của Đảng, đường lối và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và
Nhà nước Việt Nam đã cho phép khai thác có hiệu quả các nhân tố quốc tế,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chống chiến lược "diễn biến
hoà bình" của các thế lực thù địch hòng phá hoại thành quả cách mạng Việt
Nam, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN và đưa cách mạng nước ta
tiếp tục tiến lên. Tuy những nguy cơ đối với nước ta mà Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t
Nam chỉ ra vẫn tồn tại, diễn biến ngày càng phức tạp, tác động lẫn nhau,
không thể xem nhẹ nguy cơ nào nhưng nước ta còn những cơ hội lớn được tạo
ra bởi các nhân tố như thế và lực của đất nước ta đã tăng lên sau hơn hai thập
niên đổi mới. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ: "Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển;
đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế;
vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giầu mạnh"[14,
tr235-236].
Những biến đổi to lớn trên thế giới và đặc biệt là trong nước trong
thời gian qua đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đòi hỏi
Đảng và Nhà nước Việt Nam phải tìm ra những giải pháp ngang tầm với
những biến đổi đó. Nghiên cứu sự lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại
của Đảng từ năm 2006 đến năm 2011 chẳng những làm rõ thêm đường lối đổi
mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn rút ra một số kinh nghiệm cho
công tác đối ngoại hiện nay.
Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
thể hiện bản sắc, truyền thống ngoại giao Việt Nam, phong cách ngoại giao
Hồ Chí Minh - một nền tảng vững chắc của trường phái ngoại giao Việt Nam
5
hiện đại - bám sát đặc điểm tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là đặc
điểm tình hình trong nước cũng như nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được
nhiều nhà ngoại giao, nhiều cơ quan nghiên cứu tiến hành trong nhiều năm
qua. Những công trình chuyên khảo, luận văn nghiên cứu một cách hệ thống
vấn đề này thể hiện dưới những góc độ khác nhau. Đã có một số bài viết,
công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như:
Bộ Ngoại giao, “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000”, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2000; Vũ Dương Huân, “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự
nghiệp đổi mới (1975-2002)”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Bộ
Ngoại giao, “Tổng kết chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Đảng và
Nhà nước ta qua 20 năm đổi mới”, Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm
cấp bộ, Vụ Chính sách đối ngoại, Hà Nội, 2004; Trình Mưu - Nguyễn Thế
Lực - Nguyễn Hoàng giáp (đồng chủ biên) “Quá trình triển khai thực hiện
chính sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội, 2005; Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần KhắcViệt, Lê
Ngọc Tòng (đồng chủ biên), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của
Đảng (1986-2005),Tập 2, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005; Hội đồng lý
luận Trung ương, “Tổng kết lý luận, thực tiễn 20 năm đổi mới của Đảng
(1986-2006)”, Hà Nội, 2006; Lê Công Phụng, Đinh Xuân Quý, “Ngành
ngoại giao Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến
năm 2010, Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010”,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 10/2007; Trình Mưu, Nguyễn Hoàng Giáp (đồng chủ
biên), “Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay (Hỏi đáp)”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007); Nguyễn Mạnh Hùng - Phạm
Minh Sơn (đồng chủ biên), “Đối ngoại Việt Nam: Truyền thống và hiện đại”,
Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội; 2008; Học viện Ngoại giao, Phạm Bình Minh,
6
“Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2020”, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2010; Phạm Gia Khiêm, “Nền ngoại giao toàn diện Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 8/2012.
Bên cạnh đó, còn có một số luận án, luận văn đã bảo vệ đề cập đến chủ
đề này: Vũ Quang Vinh, “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối
ngoại (1986 -2000)”, Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2001; Vũ Đình Công, “Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt
Nam (1986-1995)”, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 1997; v.v...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đề cập đến các khía
cạnh của đường lối đối ngoại của Đảng ta từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Tuy nhiên chưa có một công trình nào tổng kết, đặc tả đường lối đối ngoại
của Đảng ta trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013. Chính vì lý do đó,
tác giả chọn đề tài “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác đối ngoại
từ năm 2006 đến năm 2013” làm luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
- Hê ̣ thống, khái quát, phân tích những chủ trương, chính sách, trình
bày sự độc lập, sáng tạo của Đảng trong việc hoạch định đường lối đối ngoại
đổi mới.
- Nêu bật những nội dung , quyết sách về đối ngoại của Đảng tại Đại
hội Đảng lần thứ X (4/2006) và Đa ̣i hô ̣i Đảng lầ n thứ XI (1/2011), quá trình
chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại từ năm 2006 đến năm 2013;
những thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm rút ra từ hoạt động đối ngoại
trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn cùng nội dung những quyết sách về
đối ngoại của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ X (04/2006) và Đại hội Đảng lần
thứ XI (01-2011).
7
- Thành tựu và một số kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo thực hiện
đường lối đối ngoại giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013.
- Làm rõ quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại của
Đảng từ năm 2006 đến năm 2013 đồng thời nêu những thành tựu, hạn chế và
cả những kinh nghiệm rút ra từ tổ chức chỉ đạo cũng như hoạt động đối ngoại
của Đảng trong thời gian này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nghiên cứu đường lối, chủ trương và quá trình tổ chức chỉ
đạo công tác đối ngoại của Đảng từ năm 2006 đến năm 2013.
- Phạm vi:
+ Nô ̣i dung: Làm rõ sự lãnh đạo công tác đố i ngoa ̣i của ĐCSVN.
+ Không gian : ĐCSVN lañ h đa ̣o công tác đố i ngoa ̣i ta ̣i Viê ̣t Nam
(trong và ngoài nước).
+ Thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2013.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đối ngoại.
- Nguồn tư liệu:
+ Các Văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư về đường lối đối ngoại.
+ Bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ
Ngoại giao.
+ Một số sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước đã xuất bản.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận lich
̣
sử, phương pháp lôgíc, tổng hợp, phân tích, so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
- Hê ̣ thố ng những nô ̣i dung chủ yếu quá trình hoạch định và lãnh đạo
công tác đối ngoại của Đảng từ năm 2006 đến năm 2013.
8
- Góp phần tổng kết đường lối đối ngoại của Đảng trong hơn 25 năm
đổi mới của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
9
Chƣơng 1
CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG HOẠCH ĐỊNH CHỦ TRƢƠNG ĐỐI NGOẠI TƢ̀
NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013
1.1. Cơ sở lý luận sự phát triển đƣờng lối đối ngoại của Đảng Cộng
sản Việt Nam
1.1.1. Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về quan hệ quốc tế
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ quốc tế
Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết khoa học, cách mạng về cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới là tiến
hành cuộc cách mạng xã hội để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải
phóng con người. Đây là cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, toàn diện và triệt để,
vừa mang tính giai cấp, tính dân tộc và tính quốc tế. Để thực hiện thắng lợi
mục tiêu của cuộc cách mạng đó đòi hỏi các Đảng Cộng sản và công nhân phải
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ quốc tế tập trung ở một số luận
điểm cơ bản dưới đây:
Thứ nhất, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng mang tính dân tộc và
tính quốc tế.
Cách mạng vô sản nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân là cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, toàn diện và triệt để, vừa mang tính giai
cấp, tính dân tộc và tính quốc tế rộng rãi, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Cuộc
đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, về nội dung không phải
là cuộc đấu tranh dân tộc. Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước
phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã”[7, tr 661]. Sự nghiệp cách
mạng đó chỉ có thể hoàn thành khi các Đảng cộng sản và công nhân kết hợp
chặt chẽ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp; đoàn kết giữa giai
cấp công nhân, các dân tộc bị áp bức và cả loài người tiến bộ trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: giai cấp vô sản
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập Nghị quyết
Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Ngoại giao, Học viện ngoại giao (2009), Hỏi- đáp về tình hình thế giới
và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
3. Bộ Ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Ngoại giao (2011), Tóm tắt lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam, Báo
điện tử, Bộ Ngoại giao, Hà Nội. Cập nhật ngày 11/2/2011.
5. Bộ Ngoại giao, Học viện ngoại giao (2012), Hỏi- đáp về tình hình thế giới
và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
6. Bộ quốc phòng (2010) “Quy chế tổ chức, quản lý và phối hợp công tác đối
ngoại quân sự”, Nxb. Quân đội nhân dân. Hà Nội.
7. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập (1997), Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1997.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15.Hồ Chí Minh, Toàn tập, (2000),Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16.Hồ Chí Minh, Toàn tập, (2000), Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17.Hồ Chí Minh, Toàn tập, (2000), Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.Hồ Chí Minh, Toàn tập, (2000), Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19.Đinh Xuân Lý (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng
của Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20.Nguyễn Đình Bin (2005), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
21.Nguyễn Hoàng Giáp (2011), Một số vấn đề về bảo vệ độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, Báo điện tử Đảng Cộng
sản Việt Nam , cập nhật nhật ngày 22/4/2011.
22.Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa,
Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội
23. Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam (2001), Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế
1945- 1990 (tài liệu lưu hành nội bộ) Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
24. Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa,
Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.
25. Địa lý kinh tế xã hội các nước ASEAN (1999), tập 1, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Hiền (2002), Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước
ASEAN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Vũ Văn Hiền (2010), Nhận thức về thời đại ngày nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
12
28. Hoàng Văn Hiển, Nguyễn Viết Thảo (1998), Quan hệ quốc tế từ 19451995, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Thượng tướng, TS Nguyễn Huy Hiệu (2008), Một số vấn đề về công tác
đối ngoại quốc phòng Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân. Hà Nội.
30. Học viện Báo chí tuyên truyền; GS,TS Dương Xuân Ngọc - TS Lưu Văn An
(2008), Giáo trình quan hệ chính trị quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội, Khoa Quan
hệ quốc tế (2001), Tập bài giảng Quan hệ quốc tế và đường lối đối
ngoại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Quan hệ quốc
tế (2008), Tập bài giảng Quan hệ quốc tế, Nxb. Lý luận chính trị. Hà Nội.
33.Nguyễn Mạnh Hùng - Phạm Minh Sơn (đồng chủ biên) (2008), Đối ngoại
Việt Nam: Truyền thống và hiện đại, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội
34. Nguyễn Thế Lực (2006) “Tìm hiểu môn học Lịc sử phong trào cộng sản, công
nhân quốc tế và địa - chính trị thế giới”, Nxb. Lý luận chính trị. Hà Nội.
35. Học viện Ngoại giao, Phạm Bình Minh (2010), Định hướng chiến lược
đối ngoại Việt Nam đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Học viện Ngoại giao, Phạm Bình Minh (2010), Cục diện thế giới đến năm
2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Vũ Dương Huân (2002), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi
mới (1975-2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Vũ Dương Ninh (2004), Việt Nam - ASEAN: Quan hệ song phương và đa
phương. Nxb CTQG. Hà Nội.
39. Trình Mưu; Nguyễn Hoàng Giáp (2008), Quan hệ quốc tế và chính sách đối
ngoại Việt Nam hiện nay (hỏi và đáp), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
40. Trình Mưu; Vũ Quang Vinh (2005), Quan hệ quốc tế những năm đầu thế
kỷ XXI- vấn đề sự kiện và quan điểm, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
41. Lê Minh Quân (2010), Hòa bình- hợp tác và phát triển xu thế lớn trên thế
giới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13
42. Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương lần thứ tám khóa XI ngày 09/10/2013, Báo Quân đội
nhân dân, số ra ngày 10/10/2013.
43.Nguyễn Hùng Sơn, Luận Thùy Dương, Khổng Thị Bình, Hà Anh Tuấn
(2010), 150 câu hỏi đáp về ASEAN, Hiến chương ASEAN và Cộng
đồng ASEAN, Nxb Thế giới, Hà Nội.
44. Tổng cục Chính trị (2003), Giáo trình quan hệ quốc tế, Nxb Quân Đội
Nhân dân. Hà Nội.
45. Tổng cục Chính trị (2011), Giáo trình quan hệ quốc tế, Nxb Quân đội
nhân dân. Hà Nội.
46. www.cpv.org.vn
47. www.doisongphapluat.com.vn
48. www.haufo.org.vn
49. www.mofa.gov.vn
14