Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã lưu sơn, huyện đô lương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.13 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------

PHÙNG VĂN NAM

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƢỜI CAO TUỔI
Ở XÃ LƢU SƠN, HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHÙNG VĂN NAM

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƢỜI CAO TUỔI
Ở XÃ LƢU SƠN, HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60900101

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Văn Tùng

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ CTXH với đề tài nghiên cứu: “Phát triển
dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An”
là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.
TS Trịnh Văn Tùng và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực, khách quan, không có sự sao chép nguyên văn từ bất cứ luận văn hay đề
tài nghiên cứu nào khác. Luận văn cũng đã được sửa chữa theo góp ý của Hội đồng
bảo vệ ngày 29 tháng 12 năm 2014.
Ngày 31 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Phùng Văn Nam
Chủ tịch Hội đồng

Giáo viên hƣớng dẫn

PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa

PGS.TS Trịnh Văn Tùng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn “Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở
xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An”, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ to lớn cả về chuyên môn lẫn tinh thần của các thầy cô giáo khoa Xã hội học,
Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt
là PGS. TS Trịnh Văn Tùng; sự giúp đỡ tạo điều kiện của UBND, Hội Người cao
tuổi, Trạm y tế xã, các thầy thuốc Đông y, các y bác sỹ đã nghỉ hưu và người cao
tuổi trên địa bàn xã; sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần từ gia đình, bạn bè.

Qua đây, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS Trịnh Văn Tùng, người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi về mặt chuyên môn và thời gian để hoàn thành luận văn này. Tôi xin
gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ UBND, Hội Người cao tuổi, Trạm y tế xã; các
thầy thuốc Đông y, cán bộ y bác sỹ đã nghỉ hưu và người cao tuổi xã Lưu Sơn,
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc tới các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều nhưng do thời gian và năng lực có phần
hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được
sự đóng góp quý báu của Quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Phùng Văn Nam


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 6
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 7
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................. Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ....... Error! Bookmark not defined.
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................... Error! Bookmark not defined.

7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................... Error! Bookmark not defined.
8. Phương pháp nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined.
9. Cấu trúc của luận văn ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ Y TẾ PHÙ HỢP VỚI NGƢỜI CAO TUỔIERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. Các khái niệm công cụ ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined.
1.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm
sóc sức khỏe cho người cao tuổi ............................... Error! Bookmark not defined.

1.4. Đặc điểm của xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ AnError! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1: .................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƢỜI CAO TUỔI Ở XÃ LƢU SƠN,
HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ ANERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2.1. Tình hình người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ AnError! Bookmark

1


2.1.1. Về cơ cấu xã hội của người cao tuổi ............... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Về đời sống của người cao tuổi....................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Đánh giá thực trạng dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Hoạt động y tế dự phòng ................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Hoạt động khám chữa bệnh bằng Tây y, phục hồi chức năngError! Bookmark not defin
2.2.3. Hoạt động khám chữa bệnh bằng Đông y ....... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Hoạt động cung ứng thuốc chữa bệnh............. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2: .................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y
TẾ PHÙ HỢP VỚI NGƢỜI CAO TUỔI Ở XÃ LƢU SƠN, HUYỆN ĐÔ
LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN .................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1. Các nguồn lực phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi ở xã Lưu Sơn,
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Về chính sách chăm sóc sức khỏe ................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Về nhân lực y tế .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ................ Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Về nguyên dược liệu ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Về kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe ...... Error! Bookmark not defined.
3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong các giải pháp phát triển dịch vụ y tế

phù hợp với người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ AnError! Bookmark n
3.2.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giải pháp khuyến khích các tổ

chức và cá nhân cung cấp dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổiError! Bookmark not define
3.2.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giải pháp bổ sung về số lượng và
nâng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ y tế hiện đang công tácError! Bookmark not defined.
3.2.4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giải pháp tăng cường kết hợp
Đông Tây y trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổiError! Bookmark not defined.

2


3.2.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giải pháp biểu dương, khen
thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích trong chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi ............................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
KHUYẾN NGHỊ...................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ..................................................................................... 11

PHỤ LỤC: ................................................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH

:

An sinh xã hội

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

CSXH

:

Chính sách xã hội


CTXH

:

Công tác xã hội

LĐ-TB&XH

:

Lao động - Thương binh và Xã hội

PVS

:

Phỏng vấn sâu

UBND

:

Ủy ban nhân dân

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Danh mục các hình:

Trang

Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow……………………………………….

22

Hình 1.2. Các hệ thống có ảnh hưởng đến dịch vụ y tế của người cao tuổi..

27

Danh mục các bảng:
Bảng 0.1: Cơ cấu mẫu điều tra bằng bảng hỏi…………………………..

15

Bảng 2.1: Số liệu người cao tuổi từ năm 2011 – 2013…………………….

37

Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính người cao tuổi…………………………………

38

Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi người cao tuổi…………………………………..

39

Bảng 2.4: Nguồn thu nhập của người cao tuổi…………………………….


41

Bảng 2.5: Đánh giá cuộc sống của người cao tuổi so với trước đây………

43

Bảng 2.6: Nhà ở của người cao tuổi……………………………………….

44

Bảng 2.7: Kết quả khám chữa bệnh bằng Tây y cho người cao tuổi………

50

Bảng 2.8: Đánh giá chất lượng dịch vụ y tế Tây y của người cao tuổi……

51

Bảng 2.9: So sánh đánh giá về chất lượng dịch vụ y tế Tây y theo thẻ
BHYT của người cao tuổi………………………………………………….

54

Bảng 2.10: Kết quả khám chữa bệnh bằng Đông y…………………...........

58

Bảng 2.11: Đánh giá chất lượng dịch vụ y tế Đông y của người cao tuổi….


59

Bảng 3.1: Ý kiến của người cao tuổi về trình độ đội ngũ cán bộ y tế bổ
sung…………………………………………………………………………

75

Danh mục các biểu đồ:
Biều đồ 2.1: Trình độ học vấn của người cao tuổi…………………............

40

Biều đồ 2.2: Thu nhập của người cao tuổi…………………………………

41

Biều đồ 2.3: Đánh giá mức sống hiện nay của người cao tuổi…………….

42

Biều đồ 3.1: Mức độ sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức
khỏe của người cao tuổi……………………………………………………

5

71


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Cũng như nhiều nước trên thế giới, già hóa dân số ở Việt Nam đang có chiều
hướng tăng nhanh. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số người
cao tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 9% dân số. Tuy nhiên, đến năm 2010, con số này
đã tăng lên 9,4% (tăng 0,4% so với năm 2009). Năm 2011, Việt Nam đã chính thức
bước vào giai đoạn già hóa dân số. Trong tương lai, tốc độ già hóa tăng sẽ không
phải 0,4% như năm 2010 mà sẽ là 0,5% đến 0,6% [8, tr.258].
Già hóa dân số được xem là thành tựu lớn của sự phát triển về y học nhưng
cũng đang đặt ra những khó khăn, thách thức đối với kinh tế - xã hội nói chung và
hệ thống ASXH nói riêng. Trong khi Việt Nam đã được xếp vào hàng các nước có
thu nhập trung bình thấp thì một số lượng lớn người cao tuổi không có lương hưu
hoặc trợ cấp xã hội, hàng ngày đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc
sống. Những thách thức do già hóa dân số có thể kể đến như: người trong độ tuổi
lao động phải làm việc nhiều giờ hơn, đóng nhiều thuế hơn cho quỹ phúc lợi xã hội
và ASXH; trong khi, người cao tuổi không có thu nhập tối thiểu để đảm bảo cuộc
sống, không được chăm sóc y tế một cách cơ bản…
Trong số các đối tượng xã hội, người cao tuổi là đối tượng cần được sự quan
tâm đặc biệt, bởi đây là thế hệ cha ông đi trước đã có nhiều công lao đóng góp cho
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo tổ quốc, để lại nhiều tài
sản quý báu cho thế hệ con cháu sau này. Đồng thời, sự quan tâm đặc biệt đến
người cao tuổi thể hiện truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “kính già,
trọng lão” tốt đẹp của dân tộc ta. Trên cơ sở đó, quan tâm đến người cao tuổi sẽ trở
thành mô hình ứng xử của thế hệ sau đối với thế hệ trước, tiếp tục di dưỡng và phát
triển hệ giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước, chính quyền các địa phương đã có nhiều chế độ, chính sách dành cho người
cao tuổi, đặc biệt các dịch vụ xã hội, trong đó có dịch vụ y tế ngày càng được quan
tâm đầu tư để nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo ASXH cho người cao tuổi.

6



Kết hợp các chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước về chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An cũng đã
phát huy tối đa các nguồn lực để duy trì và phát triển dịch vụ y tế cho đối tượng
này. Những hành động xã hội của địa phương đã góp phần nâng cao chất lượng của
các hoạt động dịch vụ y tế cho người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ y tế cho
người cao tuổi vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế do cơ sở vật chất, trang thiết bị y
tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh còn thiếu thốn; đội ngũ y bác sỹ còn thiếu về
số lượng và hạn chế về chất lượng…
Vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An đã được đáp ứng tối đa hay chưa? trong quá trình thực hiện
dịch vụ y tế cho người cao tuổi, chính quyền và người dân địa phương đang gặp
những thuận lợi và khó khăn gì? đâu là những yếu tố cần cải thiện để phát triển dịch
vụ y tế phù hợp người cao tuổi… đây là những câu hỏi lớn đòi hỏi cần phải giải
đáp. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu: “Phát triển
dịch vụ y tế cho ngƣời cao tuổi ở xã Lƣu Sơn, huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An”,
nhằm góp ý kiến nhỏ để phát triển dịch vụ y tế phù hợp với người cao tuổi ở địa
phương Lưu Sơn nói riêng và cả nước nói chung.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Một số nghiên cứu của nước ngoài
Nghiên cứu liên quan đến dịch vụ y tế cho người cao tuổi trên thế giới là một
chủ đề được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm và nghiên cứu khá
sớm, cụ thể:
Nghiên cứu “Thực trạng và thách thức của y tế, phúc lợi xã hội cho người cao
tuổi tại Nhật Bản” của tác giả Yutaka Kajiwara cho thấy rằng: Nhật Bản đang phải
đối diện với nhiều khó khăn thách thức với vấn đề già hóa dân số hiện nay; trong
nghiên cứu tác giải đã sơ lược về các chế độ chăm sóc y tế của Nhà nước đối với
người cao tuổi, trong đó trên 75 tuổi tự chi trả 10% tổng chi phí khám chữa bệnh, từ
70 đến 74 tuổi tự chi trả 20% tổng chi phí khám chữa bệnh. Đặc biệt, nghiên cứu
cũng đưa ra những cải tổ chức năng y tế và chăm sóc (hình tượng trong tương lai)


7


đó là: phân bổ lại vai trò của các loại bệnh phòng, các bệnh viện sao cho phù hợp
với nhu cầu của bệnh nhân; thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở chăm sóc y
tế với nhau, giữa các cơ sở y tế với các cơ sở chăm sóc sức khỏe; thông qua đó có
thể gây dựng được một hệ thống dịch vụ chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe một
cách hiệu quả và năng suất [23].
Soonman Kwon trong nghiên cứu “Già hóa và chính sách y tế ở Hàn Quốc”
của đã đưa ra những thách thức đối với vấn đề già hóa dân số ở Hàn Quốc như: gia
tăng nhu cầu về chăm sóc y tế và chăm sóc dài ha ̣n , tài chính eo hẹp của người cao
tuổi. Nghiên cứu cũng nêu ra một số vấn đề liên quan đến hệ thống y tế của Hàn
Quốc trong việc chăm sóc y tế cho người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng,
trong đó tài chính dành cho chăm sóc y tế dựa trên BHYT xã hội toàn dân được
thực hiện từ năm 1989; việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chủ yếu dựa vào tư
nhân, với con số bệnh viện tư nhân chiếm hơn 90% [17].
Với nghiên cứu “Tuổ i già hóa năng động và mạnh khỏe ở Đài Loan

: Phương

pháp tiếp cận theo hướng toàn diện và hệ thống”, Shu-Ti Chiou đã nêu ra những
khó khăn mà Đài Loan đang phải đối mặt do già hóa dân số một cách nhanh chóng ;
để đối phó với tình trạng già hóa dân số , hệ thống y tế Đài Loan đã thực hiện chính
sách bao phủ thanh toán toàn diện thông qua BHYT

; thực hiện các chương trình

thúc đẩy sức khỏe cộng đồng cho người cao tuổi với các chủ đề ưu tiên như: hoạt
động thể chất, phòng chống ngã, dinh dưỡng, sức khỏe răng miệng, thúc đẩy sức
khỏe tâm thần, sự tham gia xã hội…; nâng cao chất lượng chăm sóc chữa bệnh mãn

tính; thực hiện tổ chức cải cách việc thực thi [16].
Còn trong báo cáo của nghiên cứu “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và
thách thức”, với sự tham gia của hơn 20 cơ quan Liên Hợp Quốc và các tổ chức
quốc tế chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực già hóa dân số đã đưa ra những quan điểm
liên quan đến chăm sóc y tế cho người cao tuổi trong đó có việc tiếp cận dịch vụ y
tế có chất lượng của người cao tuổi. Quan điểm này nhấn mạnh: nhằm giúp người
cao tuổi nhận thức quyền được hưởng đời sống thể chất và tinh thần có chất lượng
cao, người cao tuổi phải được tiếp cận đến thông tin và dịch vụ chăm sóc y tế, có

8


khả năng chi trả và thân thiện đáp ứng nhu cầu của họ. Các dịch vụ này bao gồm
dịch vụ chăm sóc, phòng ngừa, điều trị và lâu dài. Định hướng chăm sóc cuộc sống
toàn diện phải bao gồm các hoạt động cải thiện sức khỏe và phòng ngừa dịch bệnh,
tập trung vào việc duy trì khả năng độc lập, phòng ngừa, trì hoãn bệnh tật và khuyết
tật, cung cấp dịch vụ điều trị. Cần có các chính sách nhằm tăng cường lối sống khỏe
mạnh với sự hỗ trợ của công nghệ, các nghiên cứu y học và chăm sóc phục hồi chức
năng. Cần phải đào tạo cho những người chăm sóc và cán bộ chuyên môn y tế nhằm
đảm bảo những cán bộ làm việc với người cao tuổi được tiếp cận thông tin và đào
tạo cơ bản trong công tác chăm sóc người cao tuổi [5].
Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên được thực hiện dưới nhiều góc độ
khác nhau như: y khoa, ASXH… và được tập trung vào hệ thống y tế, các chính
sách ASXH, chăm sóc y tế của các nước đối với người cao tuổi cùng một số các giải
pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa
dân số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu
ở cấp độ vĩ mô chứ chưa có nghiên cứu ở cấp độ vi mô và dưới góc độ CTXH liên
quan đến dịch vụ y tế cho người cao tuổi.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam, nghiên cứu về dịch vụ y tế cho người cao

tuổi là một lĩnh vực được các nhà khoa học trong nước hết sức quan tâm và thực
hiện từ rất sớm. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi xin được đề cập đến một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan như sau:
Trong chương trình nghiên cứu y học người cao tuổi do Phạm Khuê chỉ đạo đã
thực hiện cuộc khảo sát lớn đầu tiên về sức khỏe người cao tuổi trên một mẫu gồm
13.399 người từ 60 tuổi trở lên ở phía Bắc vào năm 1977. Cuộc khảo sát tập trung
cung cấp một bức tranh dịch tễ học về bệnh tật và sức khỏe của người cao tuổi ở
miền Bắc.
Nghiên cứu “Mô hình ốm đau và hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người cao
tuổi ở một vùng nông thôn Việt Nam” của tác giả Trần Thị Mai Oanh được thực
hiện với phương pháp điều tra cắt ngang phỏng vấn hộ gia đình được tiến hành ở

9


một huyện vùng nông thôn nhằm thu thập thông tin về ốm cấp tính và mạn tính
cũng như hành vi tìm kiếm sức khoẻ của 670 người cao tuổi đã cho thấy rằng: cụ bà
mắc các bệnh cấp tính nhiều hơn cụ ông; khi bị các bệnh cấp tính, cả cụ ông và cụ
bà thường hay đến các cơ sở y tế tư nhân, tiếp theo là Trạm y tế xã và bệnh viện; cụ
bà ít sử dụng dịch vụ bệnh viện hơn cụ ông đối với cả bệnh cấp tính và mạn tính,
mặc dù khi được hỏi về mong muốn, cụ bà cũng như cụ ông đều mong muốn được
khám chữa bệnh ở cơ sở bệnh viện; lý do thường gặp khiến cả cụ ông và cụ bà lựa
chọn cơ sở y tế đó là lý do gần nhà; cụ bà phụ thuộc vào con cái nhiều hơn cụ ông.
Vào các năm 1993 và 1994, AAR tiến hành hai cuộc điều tra định lượng ở Hà
Nội nhằm tìm hiểu các vấn đề giúp đỡ gia đình người cao tuổi như: mạng lưới thân
thuộc, được lắng nghe, giúp đỡ tài chính, khi đau ốm… Có thể thấy, vấn đề trợ giúp
người cao tuổi đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chỉ mới ở cấp độ gia
đình mà thôi.
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá
mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng” do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ

em triển khai từ năm 2005 - 2006 đã cho ra một số kết quả như sau: (1) người cao
tuổi sống ở khu vực nông thôn có sức khoẻ tốt hơn, điều này cho thấy môi trường
sống ở khu vực đô thị ồn ào, náo nhiệt, ô nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ
người cao tuổi; (2) sức khoẻ người cao tuổi tuy đã được nâng cao dần song tình
trạng các cụ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm vẫn còn khá phổ biến; (3) chăm
sóc sức khoẻ cho người cao tuổi là một việc làm cần thiết và thường xuyên, đây là
nhóm đối tượng có nhu cầu khám và điều trị bệnh lớn cần có cơ chế, chính sách
riêng dành cho nhóm đối tượng này; hiện nay, vấn đề này còn chưa được quan tâm
đúng mức, tình trạng các cụ phải tự bỏ tiền để được khám chữa bệnh là phổ biến;
chế độ khám chữa bệnh theo BHYT và thẻ khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế; hiện
vẫn còn nhiều nhóm đối tượng người cao tuổi chưa tiếp cận đến được với thẻ
BHYT; đồng thời chất lượng khám chữa bệnh theo chế độ BHYT chưa đảm bảo
chất lượng.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi Việt Nam, Tổng quan chính sách của
Đảng, Nhà nước về người cao tuổi, ngày
06/3/2013.
2. Bộ Y tế, Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn
2011 – 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 2514/QĐ-BYT, ngày 15/7/2011 của
Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (2001), Quản lý y tế, NXB Y học, Hà Nội.
4. Chính phủ, Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020,
ban hành kèm theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, ngày 25/3/2010 của Thủ tướng
Chính phủ.
5. Các cơ quan Liên Hợp Quốc (2011), Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và
thách thức, NXB Quỹ Dân số Liên hợp quốc.

6. Đào Văn Dũng (Chủ biên), Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân
dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012.
7. Đàm Hữu Đắc (2010), Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã
hội: Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
8. Mai Tuyết Hạnh (2012), Một vài nét về an sinh xã hội của người cao tuổi
Việt Nam, Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an
sinh xã hội, tr. 258 - 270.
9. Nguyễn Thị Kim Hoa (Chủ biên), Giáo trình cao đẳng nghề Công tác xã
hội với người cao tuổi.
10. Hồng Hoa, Già hóa dân số - Thực trạng, dự báo và đề xuất chính sách,
ngày 15/3/2014.
11. Trần Hậu, Đoàn Minh Huấn (2012), Phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta
đến năm 2020 – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

11


12. Hoàng Thị Thu Hương, Phát triển dịch vụ y tế thành phố Đà Nẵng, Tóm
tắt Luận văn Thạc sỹ kinh tế.
13. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
14. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Người cao tuổi, số
39/2009/QH12, ngày 23/11/2009.
15. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Người cao tuổi, số
39/2009/QH12, ngày 23/11/2009.
16. Shu-Ti Chiou (2013), Tuổ i già hóa năng động và mạnh khỏe ở Đài Loan :
Phương pháp tiếp cận theo hướng toàn diện và hệ thống, Hội thảo chia sẻ kinh
nghiệm quốc tế về già hóa dân số.

17. Soonman Kwon (2013), Già hóa và chính sách y tế ở Hàn Quốc, Hội thảo
chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số.
18. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên cứu xã
hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
19.

Trạm

y

tế



Phú

Lý,

Giới

thiệu

về

cây

thuốc

Nam,


ngày 25/9/2014.
20. Chu Quốc Trường, Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám
chữa bệnh: xu hướng của thế kỷ 21, ngày 10/10/2014.
21. Trịnh Văn Tùng, Bài giảng Phát triển cộng đồng, Lớp Cao học Công tác
xã hội.
22. UBND xã Lưu Sơn, Báo cáo tổng kết phong trào thi đua toàn diện năm
2013 và phát động phong trào thi đua năm 2014, ngày 20/01/2014.
23. Yutaka Kajiwara (2013), Thực trạng và thách thức của y tế, phúc lợi xã hội
cho người cao tuổi tại Nhật Bản, Hội nghị Lão khoa quốc tế lần thứ hai, tr.19 – 25.

12



×