Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

VAI TRÒ của đạo TIN LÀNH đối với QUÁ TRÌNH HIỆN đại hóa xã hội hàn QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.9 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

LÊ VĂN TUYÊN

VAI TRÒ CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI
QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA XÃ HỘI HÀN QUỐC

Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số

: 60 22 03 09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Hƣng

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân, luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Nguyễn Quang Hưng. Những tư liệu và số liệu sử dụng trong luận văn được
trích dẫn cụ thể, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả Luận văn

LÊ VĂN TUYÊN



LỜI CẢM ƠN

Luận văn cao học được hoàn thành tại Khoa Triết học, Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn. Để hoàn thành được luận văn này, tác giả xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn cũng như các thầy cô giáo trong Khoa Triết học đã trực tiếp
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành tôn giáo cho
bản thân tác giả trong suốt những năm tháng qua.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn Quang Hưng, người thầy đã đi cùng tác giả trong suốt những
năm tháng ở Đại học, qua khoá luận tốt nghiệp và trực tiếp hướng dẫn, giúp
đỡ, dìu dắt tác giả trong quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn với đề tài “Vai trò của đạo Tin Lành đối với quá trình hiện đại hoá xã hội
Hàn Quốc”.
Đồng thời, tác giả cũng xin nghi nhận những đóng góp quí báu và nhiệt
tình của các bạn trong lớp Cao học Triết học, Chuyên ngành Tôn giáo học
K20 (Niên khoá 2012 – 2014) đã có những góp ý và giúp đỡ cùng tác giả triển
khai nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu.
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn ở bên, chu
cấp tài chính, cổ vũ và động viên tác giả vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Cấu trúc dân số tôn giáo của Hàn Quốc theo giới năm 2005
Bảng 1.2: Phân bố tôn giáo theo độ tuổi năm 2005

Bảng 1.3: Cấu trúc phân bố tôn giáo Hàn Quốc theo khu vực năm
2005
Bảng 2.1: Các trường học đầu tiên ở Hàn Quốc do các nhà truyền giáo
thành lập những năm 1886 – 1890
Bảng 2.2: Số lượng các trường học do các nhà truyền giáo mở ra từ
năm 1894 đến 1904
Bảng 2.3: Số lượng các trường học của đạo Tin Lành năm 2008
Bảng 2.4: Tình hình thành lập bệnh viện truyền giáo (bao gồm cả
phòng khám) của các giáo phái Tin Lành tính đến năm 1913
Bảng 2.5: Số lượng các bệnh nhân được chữa trị bởi các bệnh viện
truyền giáo Tin Lành, năm 1892
Bảng 3.1: Tỉ lệ đồng nhất tôn giáo của các cặp vợ chồng


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 2
NỘI DUNG .......................................................................................................... 10
Chƣơng 1: LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ VÀ THỰC TRẠNG ĐẠO TIN LÀNH Ở
HÀN QUỐC HIỆN NAY..................................................................................... 10
1.1. Qúa trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành ở Hàn Quốc .................... 11
1.2. Thực trạng đạo Tin Lành ở Hàn Quốc hiện nay ........................................ 26
1.3. Một số chi phái chính trong Cộng đồng Tin Lành Hàn Quốc ................... 31
Chƣơng 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH TỚI CÁC LĨNH VỰC KINH
TẾ, GIÁO DỤC, Y HỌC VÀ VĂN HOÁ – XÃ HỘI ........................................ 37
2.1. Tác động của đạo Tin Lành tới các lĩnh vực kinh tế và giáo dục .............. 39
2.2. Tác động của đạo Tin Lành tới các lĩnh vực y học và văn hoá – xã hội .... 60
Chƣơng 3: ĐẠO TIN LÀNH VỚI HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM ......................................................................................................... 73
3.1. Đạo Tin Lành với vấn đề hiện đại hoá ........................................................ 73

3.2. Sự chuyển biến từ xã hội truyền thống sang xã hội Hàn Quốc hiện đại.... 76
3.3. Một số hạn chế của đạo Tin Lành Hàn Quốc ............................................. 84
3.4. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................... 91
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 102
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỉ 21 – kỷ nguyên mà toàn cầu hoá len lỏi
vào trong mọi ngóc ngách của đời sống. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn
tại không thể tự tách mình ra khỏi bối cảnh thế giới và khu vực; ngược lại, cần
phải đẩy mạnh giao lưu hợp tác với các quốc gia, dân tộc khác. Thực tế lịch sử
cho thấy giao lưu văn hoá luôn là một trong những yếu tố để mỗi dân tộc tự
hoàn thiện mình. Việt Nam và Hàn Quốc đã từng có mối bang giao trong lịch
sử, hai nước được xem là những nước “đồng văn” (tương đồng về văn hoá),
đều nằm ở phía Đông của châu Á, đều có phần đầu của đất nước tiếp giáp với
Trung Quốc, còn một phần thông ra biển. Cả hai dân tộc đều trải qua hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước, đều anh hùng và bất khuất trong đấu tranh
giữ nền độc lập, nhưng mỗi nước có một con đường phát triển khác nhau. Và
quan hệ Việt – Hàn đương đại đang mở ra cơ hội to lớn cho cả hai dân tộc.
Những kiến thức, những hiểu biết về dân tộc, lịch sử, văn hoá, và tôn giáo,...
sẽ giúp cho mối quan hệ giữa hai bên được thuận lợi và bền chặt hơn.
Mặt khác, trong những thập niên vừa qua tại Việt Nam, đạo Tin Lành
có những bước phát triển rất đáng lưu ý, đặc biệt tại các vùng cao, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số như Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Phải làm
gì để ứng phó với thực trạng trên hiện nay rõ ràng là những vấn đề thực tiễn
đang đặt ra và cần có lời giải đáp. Để đáp ứng đòi hỏi thực tiễn đó, cần có
những nghiên cứu không chỉ từ thực tiễn đời sống của đạo Tin Lành trong

nước mà phải kết hợp với việc nghiên cứu nước ngoài, nhất là vai trò của đạo
Tin Lành ở các quốc gia trong khu vực cận kề để có cái nhìn toàn diện. Do đó,
nghiên cứu vai trò của đạo Tin Lành đối với hiện đại hoá xã hội Hàn Quốc
2


mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc góp phần tăng cường hiểu biết thực trạng đạo
Tin Lành ở Hàn Quốc đồng thời rút ra những kết luận và bài học nhằm phát
huy tính tích cực của tôn giáo này vào quá trình phát triển xã hội và hạn chế
những tác động tiêu cực của nó trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực
hiện nay.
Hơn nữa, cộng đồng Tin Lành Hàn Quốc cũng như vai trò của nó đối
với sự biến đổi chính trị, xã hội, kinh tế của quốc gia này đã và đang nhận
được sự quan tâm, nghiên cứu của giới chính trị và học giả nhiều nước trên
thế giới. Do đó, cần phải nghiên cứu nó để thấy được bài học kinh nghiệm về
tôn giáo và xã hội trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi quyết định chọn “Vai trò
của đạo Tin Lành đối với quá trình hiện đại hoá xã hội Hàn Quốc” làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đạo Tin Lành là một trong ba tôn giáo lớn ở Hàn Quốc và có ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống văn hoá, xã hội của quốc gia này. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về lịch sử Tin Lành Hàn Quốc và vai trò của nó đối với
việc hiện đại hoá xã hội Hàn Quốc ở Hàn Quốc nhưng phần lớn các công trình
này được viết bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh nên bị hạn chế trong việc phổ
cập tại Việt Nam. Có thể kể ra một số công trình bằng tiếng Anh như sau:
Chung-shin Park, Protestantism and politics in Korea, University of
Washington Press, Seattle and London, 2003.


3


Tác phẩm đã khái lược khá đầy đủ về lịch sử của đạo Tin Lành Hàn
Quốc và mối quan hệ của nó đối với vấn đề chính trị của quốc gia này.
Lee, Soon Nim, Christian Communications and its impact on Korean
society: past, present and future, Doctor of Philosophy thesis, School of
Journalism and Creative Writing – Faculty of Creative Arts, University of
Wollongong, 2009.
Luận án đã chứng minh truyền thông Tin Lành như phát thanh, xuất bản
sách báo, tạp chí, dịch Kinh thánh đã và đang có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển xã hội và quốc gia Hàn Quốc hiện đại.
Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có một số bài viết nghiên cứu về
đạo Tin Lành Hàn Quốc, có thể kể tên như sau:
Tác giả Lý Xuân Chung trong bài viết “Vai trò của đạo Tin Lành ở Hàn
Quốc và nguyên nhân suy giảm tốc độ phát triển những năm gần đây” (Tạp
chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9, 2009) đã chỉ ra đạo Tin Lành có bốn vai trò
đối với xã hội Hàn Quốc như sau: Thứ nhất, đạo Tin Lành hoà chung với
dòng chảy của tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc cao của dân tộc Hàn, cổ
xuý tinh thần dân tộc, đặc biệt là trong thời kỳ đấu tranh chống phát xít Nhật
trước năm 1945; thứ hai, đạo Tin Lành đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp
giáo dục ở Hàn Quốc; thứ ba, đạo Tin Lành có ảnh hưởng mạnh và sâu sắc tới
sự biến đổi của xã hội Hàn Quốc; thứ tư, Đạo Tin Lành có vai trò lớn trong
vấn đề tiếp biến văn hoá ở Hàn Quốc – tạo nên những nét tươi mới. Đồng thời
tác giả đã nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tốc độ phát triển
của đạo Tin Lành những năm gần đây.
Sang Gyoo Lee nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với xã hội
Hàn Quốc trong bài viết “Đạo Tin Lành có ảnh hưởng đến Hàn Quốc như thế
4



nào?” (Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1, 2012). Theo tác giả, ảnh hưởng của
đạo Tin Lành đối với xã hội Hàn Quốc được thể hiện trên nhiều phương diện
như: thúc đẩy hiện đại hoá xã hội Hàn Quốc thông qua giáo dục hiện đại và y
tế; đả phá mê tín dị đoan, giáo dục cho phụ nữ và đề cao nữ quyền; có nhiều
đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc ở Triều Tiên,… Tóm lại, đạo Tin
Lành chính là con đường hiện đại của Hàn Quốc. Đây thực sự là những gợi ý
hết sức quí báu cho luận văn.
Luận văn thạc sĩ “Tin Lành Việt Nam với hiện đại hoá (trong cái nhìn
so sánh với Tin Lành Hàn Quốc)” (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam
học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011), dưới góc độ tôn giáo học so sánh, tác
giả Trần Thị Tuyết đã tiến hành so sánh đạo Tin Lành với quá trình hiện đại
hoá ở cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trên các khía cạnh kinh tế và giáo
dục. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở mức độ so sánh chứ chưa thực sự
đi sâu phân tích vai trò của đạo Tin Lành đối với việc hiện đại hoá xã hội Hàn
Quốc, đặc biệt trên các khía cạnh y tế và biến đổi văn hoá.
Tác giả Đỗ Quang Hưng trong bài viết “Đạo Tin Lành ở Việt Nam và
Hàn Quốc: Hai số phận văn hoá” (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9,
2013) đã trả lời cho câu hỏi tại sao đạo Tin Lành ở Việt Nam và Hàn Quốc lại
có hai số phận văn hoá khác biệt. Theo đó,ở cả hai quốc gia, đạo Tin Lành đã
trở thành thực tại tôn giáo ổn định, có những điểm tương đồng nhất định và
không ít những điểm khác biệt. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định đạo Tin
Lành Hàn Quốc có vị trí lớn, có tính cách chủ đạo bộ mặt văn hoá của Hàn
Quốc bởi tôn giáo này đã có những nỗ lực “bản địa hoá” đến “tự túc thần
học”. Từ phương diện thần học, tín lý đến những xung đột văn hoá bản địa
quen thuộc,… đều được họ giải quyết khá tốt đẹp. Đây thực sự là nền tảng
hữu ích cho luận văn.
5



Tóm lại, những công trình trên dưới những góc độ khác nhau đã khái
lược được lịch sử đạo Tin Lành Hàn Quốc và đưa ra những nhận định ban đầu
về vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội Hàn Quốc. Tuy nhiên chưa có
công trình chuyên biệt nào đi sâu nghiên cứu vai trò của đạo Tin Lành đối với
quá trình hiện đại hoá ở Hàn Quốc. Luận văn này sẽ đi sâu phân tích vai trò
của đạo Tin Lành đối với việc hiện đại hoá xã hội Hàn Quốc, để từ đó rút ra
những kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu sự hình thành và phát triển đạo Tin Lành ở Hàn
Quốc, luận văn chỉ ra đạo Tin Lành đóng vai trò to lớn trong việc kiến thiết xã
hội Hàn Quốc hiện đại.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục đích trên luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau đây:
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của đạo Tin Lành Hàn
Quốc nói chung và một số giáo phái trong cộng đồng Tin Lành Hàn Quốc nói
riêng.
- Phân tích tác động của đạo Tin Lành Hàn Quốc trên một số lĩnh vực
kinh tế, giáo dục, y tế và văn hoá xã hội.
- Rút ra một số hạn chế và kinh nghiệm lịch sử về vai trò của đạo Tin
Lành đối với hiện đại hoá Hàn Quốc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đạo Tin Lành và vai trò của nó
đối với quá trình hiện đại hoá của Hàn Quốc. Hiện đại hoá, hay chính xác hơn,
6


được hiểu như quá trình của tính hiện đại (Modernity). Hiện đại hoá ở đây
được xác định trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh kinh tế - văn
hoá, giáo dục.

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung trên các lĩnh vực kinh tế văn hoá chứ không bàn đến những vấn đề liên quan đến chính trị.
5. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý thuyết
Tôn giáo học là một ngành nghiên cứu sử dụng rất nhiều lý thuyết,
trong luận văn này tác giả sử dụng những lý thuyết sau:
- Lý thuyết cấu trúc chức năng: Thuyết cấu trúc chức năng nhấn mạnh
tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ
phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể
đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững. Tác giả sử dụng
lý thuyết này để thấy được đạo Tin Lành với tư cách là một bộ phận trong
chỉnh thể xã hội Hàn Quốc nên nó cũng có chức năng nhất định đối với việc
duy trì trật tự ổn định của xã hội Hàn Quốc.
- Lý thuyết hiện đại hoá: Lý thuyết này được sử dụng để giải thích quá
trình hiện đại hoá trong xã hội. Hiện đại hoá được đề cập đến như một mô
hình chuyển đổi từ trạng thái tiền hiện đại hay truyền thống sang trạng thái
hiện đại. Lý thuyết hiện đại hoá cố gắng xác định các biến số xã hội góp phần
vào tiến bộ, phát triển xã hội và tìm cách giải thích quá trình tiến hoá xã hội.
Tác giả sử dụng lý thuyết này để tìm hiểu đạo Tin Lành như một biến số xã
hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Hàn Quốc.

7


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau đây
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử tôn giáo: Từ góc độ phát triển lịch sử
mà tôn giáo đã trải qua để tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Dựa vào những tư liệu, công trình,
sách, báo tạp chí, và đọc các trang tài liệu có liên quan để tổng hợp, phân tích,

đánh giá.
- Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp liên ngành, phương pháp thống kê
so sánh, hỏi ý kiến chuyên gia.
6. Đóng góp của luận văn
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn giúp mọi người hiểu hơn về
đạo Tin Lành Hàn Quốc và thấy được những mặt tích cực của tôn giáo này
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Luận văn hy vọng sẽ trở thành tài
liệu hữu ích cho những ai quan tâm, nghiên cứu về đạo Tin Lành Hàn Quốc.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạt động
thực tiễn trong quá trình hoạch định chính sách tôn giáo và quản lý nhà nước
về hoạt động tôn giáo nói chung và đối với hoạt động của đạo Tin Lành nói
riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, 9
tiết:

8


Chương 1: Lịch sử truyền bá và thực trạng đạo Tin Lành ở Hàn Quốc
hiện nay.
Chương 2: Tác động của đạo Tin Lành tới các lĩnh vực kinh tế, giáo
dục, y học và văn hoá – xã hội Hàn Quốc.
Chương 3: Đạo Tin Lành với hiện đại hoá và kinh nghiệm cho Việt
Nam.

9



NỘI DUNG
Chƣơng 1: LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ VÀ THỰC TRẠNG ĐẠO TIN
LÀNH Ở HÀN QUỐC HIỆN NAY
Đạo Tin Lành là một trong ba nhóm hệ phái lớn của Kitô giáo, đó là
Công giáo (Catholism), Tin Lành (Protestantism), và Chính thống giáo
phương Đông (Eastern Orthodox). Các hệ phái Tin Lành ra đời trong phong
trào cải cách tôn giáo ở châu Âu thế kỉ 16 gắn liền với các tên tuổi Martin
Luther, Jean Calvin và Ulrich Zwingli. Luther, với tư cách là tu sĩ dòng
Augustine, đã tiến hành cuộc cải cách với mục tiêu kêu gọi cải cách từ bên
trong Giáo hội Công giáo Lamã và thành lập Giáo hội Luther. Sau đó, ở châu
Âu nhiều người có quan điểm tương tự như Luther cũng bắt đầu tách khỏi
Công giáo và thành lập các hệ phái khác nhau. Họ được gọi dưới tên chung
theo tiếng Anh là Protestantism. Khi chuyển ngữ sang tiếng Việt, thuật ngữ
này được gọi là Kháng cách hay Tân giáo (để phân biệt với cựu giáo là Công
giáo). Do đó, trong luận văn này thuật ngữ Tin Lành được sử dụng mang ý
nghĩa Cộng đồng Kháng cách.
Đạo Tin Lành hay Cộng đồng Kháng cách bao gồm các giáo hội thuộc
Kitô giáo chấp nhận nền thần học của cuộc Cải cách Kháng cách. Nền thần
học này từ chối công nhận thẩm quyền giáo hoàng, với niềm tin xác tín rằng
chỉ có Kinh Thánh (không phải truyền thống hoặc quyền giải thích Kinh
Thánh dành cho các chức sắc cao cấp của giáo hội là nguồn chân lý duy nhất)
và tin rằng chỉ nhờ ân điển của Thiên Chúa thì con người mới được cứu rỗi.
Những luận điểm chính của thần học Tin Lành được tóm tắt trong Năm Tín lí
Duy nhất. Đó là Duy Chúa Cơ đốc, duy Kinh Thánh, duy đức tin, duy ân điển
và duy Chúa được tôn cao.
10


Nhìn chung, hầu hết các hệ phái Tin Lành đều đồng thuận với nhau về
các giáo lý quan trọng cùng các giá trị căn cốt trong đức tin Kitô và tôn trọng

sự khác biệt trong quan điểm không liên quan đến các vấn đề không quan
trọng trong thần học, nghi lễ và tổ chức. Hiện nay, rất khó để có một con số
chính xác nhưng ước tính có khoảng 33.000 hệ phái hiện diện trên 238 quốc
gia và mỗi năm lại có thêm hàng trăm giáo phái khác mới ra đời. Có khoảng
800 triệu tín đồ đạo Tin Lành trong số 2,2 tỉ tín đồ Ki tô giáo trên toàn thế
giới, bao gồm 170 triệu tại Bắc Mỹ, 160 triệu tại châu Phi, 120 triệu tại châu
Âu, 70 triệu tại châu Mỹ La tinh, 60 triệu tại châu Á, và 10 triệu tại châu Đại
Dương [64]. Riêng tại châu Á, trong những thập niên cuối thế kỉ 20 trờ lại
đây, đạo Tin Lành tại nhiều quốc gia có sự phát triển rất nhanh, đặc biệt là ở
Hàn Quốc và Trung Quốc.
1.1. Qúa trình du nhập và phát triển đạo Tin Lành ở Hàn Quốc
Thuật ngữ đạo Tin Lành ở Hàn Quốc được gọi Ke – Sin – Kyo (Cách
tân giáo) hoặc Ky – doc – Kyo (Tin Lành giáo), là những từ ngữ gốc Hán và
được sử dụng một cách thống nhất từ khi du nhập tới tận ngày nay. Thời điểm
đạo Tin Lành du nhập và Hàn Quốc được xác định vào khoảng năm 1884, do
một nhà truyền giáo đồng thời là bác sĩ người Mỹ tên là Horace N.Allen
truyền vào. Trong khoảng thời gian 130 năm tính đến nay, quá trình truyền bá
có nhiều thăng trầm và mỗi giai đoạn có đặc trưng riêng do hoàn cảnh kinh tế
- xã hội qui định. Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu hoàn cảnh xã hội trước khi
Tin Lành truyền vào.
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1884
Nhà nước phong kiến Choson (1392 – 1910) thời mạt kỳ đã bộc lộ sự
khủng hoảng về mọi mặt, xã hội rối ren, lòng dân bất ổn. Do bị áp bức nặng
11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Sabino Acquaviva, Enzo Pace (1998), Xã hội học tôn giáo, Lê Diên
dịch, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học (2008), Xã hội Hàn Quốc
hiện đại, Hà Minh Thành, Lê Thu Giang dịch, Nxb Đại học Quốc Gia Hà
Nội, Hà Nội.
12


3. Báo cáo của Ủy ban cải cách giáo dục trực thuộc tổng thống Hàn
Quốc (2006), (Biên dịch và giới thiệu: Nguyễn Quang Kính, Phạm Đỗ Tiến
Nhật), Cải cách giáo dục cho thế kỉ XIX, bảo đảm để dẫn đầu trong kỉ
nguyên thông tin và toàn cầu hoá, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Lưu Bành (2009), Tôn giáo Mỹ đương đại, Trần Nghĩa Phương
dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
5. Jean Baubérot (2006), Lịch sử đạo Tin Lành, Trần Sa dịch, Nxb Thế
giới.
6. Ngô Xuân Bình (chủ biên) (2002), Tìm hiểu cải cách giáo dục ở
Hàn Quốc (Education Reform in Korea), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Ngô Xuân Bình – Phạm Hồng Thái (2007), Tôn giáo ở Hàn Quốc
và Việt Nam nghiên cứu và so sánh, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
8. Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo, Trần Nghĩa Phương dịch,
Nxb Hà Nội.
9. Đặng Văn Chung (chủ biên) (1996), Tiếp cận văn hoá Hàn Quốc,
Nxb văn hoá thông tin, Hà Nội.
10. Hoàng Văn Chung (2011), “Giới thiệu về tôn giáo ở Hàn Quốc”,
Nghiên cứu tôn giáo, số 2.
11. Lý Xuân Chung (2009), “Vai trò của đạo Tin Lành ở Hàn Quốc và
nguyên nhân suy giảm những năm gần đây”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9.
12. Vũ Thị Thu Hà (2014), Hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành ở
Việt Nam và Trung Quốc (từ khởi đầu đến đổi mới – cải cách mở cửa), Luận
án tiến sĩ Tôn giáo học, Học viện khoa học xã hội.
13



13. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển Tôn giáo, Nxb Từ điển Bách
Khoa, Hà Nội.
14. Mai Thanh Hải (2006), Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam, tập
III, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
15. Lương Việt Hải (2001), Hiện đại hoá xã hội một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Yang Hyun Hea (2014), Đạo Tin Lành và lịch sử cận hiện đại Hàn
Quốc, Kim Seong Beom & Đào Vũ Vũ dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Hoàng Văn Hiển (1998), Giáo dục và đào tạo ở Hàn Quốc, Nxb
Lao động, Hà Nội.
18. Hội thảo quốc tế (2009, Tp Hồ Chí Minh), Quan hệ Việt Nam –
Hàn Quốc trong lịch sử (Hội thảo lần thứ III), Nxb Thế giới, Hà Nội.
19. Lê Đức Hùng (2005), “Hoạt động truyền giáo trong bối cảnh bùng
nổ thông tin của thế giới hiện đại”, Nghiên cứu tôn giáo, số 6.
20. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Đỗ Quang Hưng “(2009), “Tôn giáo với kinh tế: Từ Mác đến
Weber”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 6.
22. Đỗ Quang Hưng (2013), “Đạo Tin Lành ở Đông Bắc Á: Những
kịch bản giải quyết xung đột với văn hoá bản địa”, Tạp chí khoa học xã hội,
số 5.
23. Đỗ Quang Hưng (2013), “Đạo Tin Lành ở Hàn Quốc và Việt Nam:
Hai số phận văn hoá”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 9.
14


24. Nguyễn Quang Hưng (2009), “Chính sách cấm đạo của triều
Nguyễn trong bối cảnh khu vực: qua so sánh với Triều Tiên”, Nghiên cứu

tôn giáo, số 7 & 8.
25. Nguyễn Quang Hưng (2012), “Tính hiện đại và đời sống tôn giáo
theo quan điểm của Max Weber”, Nghiên cứu tôn giáo, số 2.
26. Nguyễn Quang Hưng (2014), “Chính sách tôn giáo ở Việt Nam
trong bối cảnh khu vực” (Qua so sánh với Hàn Quốc), Nghiên cứu tôn giáo,
số 7.
27. Khoa Ngữ văn – Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học xã hội
và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (1996), Hàn Quốc: lịch sử và văn
hoá, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
28. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2012), Tính hiện đại và đời sống tôn
giáo Việt Nam hiện nay, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
29. Heung Soo Kim (2012), “Đạo Tin Lành có phải là một tôn giáo
của Hàn Quốc? Một trăm năm các Hội thánh Tin Lành ở Triều Tiên”,
Nguyễn Bình dịch, Nghiên cứu tôn giáo, số 2.
30. Sang Gyoo Lee (2012), “Đạo Tin Lành ảnh hưởng đến Hàn Quốc
như thế nào?”, Nguyễn Bình dịch, Nghiên cứu tôn giáo, số 1.
31. Oliver Bobineau, Sébastien Tank-Storper (2012), Xã hội học tôn
giáo, Hoàng Thạch dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội
32. Lê Hoàng Phu (2010), Lịch sử hội thánh Tin Lành Việt Nam, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội.

15


33. Byung Nak Song (2002) Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
34. Phạm Hồng Thái (2006), “Những tôn giáo chính ở Hàn Quốc”,
Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9.
35. Minh Thanh (2014), “Ảnh hưởng của Cơ đốc giáo đối với đất
nước Hàn Quốc”, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 8.

36. Nguyễn Bá Thành (1996), Hàn Quốc lịch sử văn hoá: từ khởi thuỷ
tới 1945, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
37. Nguyễn Bá Thành (1996), Tương đồng văn hoá Việt Nam Hàn
Quốc, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
38. Lê Quang Thiêm (1998), Văn hoá văn minh và yếu tố văn hoá
truyền thống Hàn, Nxb Văn học, Hà Nội.
39. Lê Văn Thiện (2010), Phúc Âm & Văn hoá, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội.
40. Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc (2005), Kinh Thánh
cựu Ước và tân Ước – Bản dịch mới 2002, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
41. Phạm Gia Thoan (2012), Đạo Tin Lành tri thức cơ bản, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội.
42. Cao Huy Thuần (2006), Tôn giáo và xã hội hiện đại. Bước biến
chuyển lòng tin ở phương Tây, Nxb Thuận Hóa.
43. Trần Thị Tuyết (2011), Tin Lành Việt Nam với hiện đại hoá (trong
cái nhìn so sánh với Tin Lành Hàn Quốc), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Việt Nam học, Đại Học Quốc gia Hà Nội.
16


44. Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc (2005), Niên giám nghiên cứu
Hàn Quốc 2004, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX
(2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (2009), Sự truyền bá và phát triển
của đạo Tin Lành ở một số nước Đông Bắc Á, Đề tài cấp bộ, Tài liệu Viện
Nghiên cứu Đông Bắc Á.
47. Viện Liên kết Toàn cầu, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Hội Việt –
Mỹ (2010), Kỷ yếu Hội thảo: Qúa trình phát triển đạo Tin Lành ở Việt Nam
năm 1911 đến năm 1975, Hà Nội.

48. Viện Liên kết Toàn cầu, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Hội Việt –
Mỹ (2010), Kỷ yếu Toạ đàm bàn tròn: Đạo Tin Lành ở Việt Nam giai đoạn
1976 - 2011, Hà Nội.
49. Viện Liên kết Toàn cầu, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Hội Việt –
Mỹ (2010), Kỷ yếu Toạ đàm bàn tròn: Đạo Tin Lành với văn hoá Việt Nam,
Hà Nội.
50. Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ
nghĩa tư bản, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu
Quang dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.
51. Nguyễn Thanh Xuân (2006), Đạo Tin Lành trên thế giới và Việt
Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
52. Nguyễn Thanh Xuân (2008), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội.
17


53. Hoàng Tâm Xuyên (2013), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Hwang Gwi Yeon – Trịnh Cẩm Lan (2002), Tra cứu văn hoá Hàn
Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
55. Robert J.Barro and Rachel M.McCleary (2003), “Religion and
economic growth across countries”, American Sociological Review, Vol.68,
No.5.
56. James Huntley Grayson (2001), Korea – A religious history,
Curzon Press.
57. Lee Soon Nim (2009), Christian communication and its impact on
Korean society: past, present and future, Doctor of Philosophy thesis,
University of Wollongong.
58. Chung Shin Park (2003), Protestantism and politics in Korea,

University of Washington Press, Seattle and London, London.
Website tham khảo:
59. www.Korea.net
60. www.ewha.ac.kr
61. www.yonsei.ac.kr
62. www.topuniversities.com
63. www.vietchristian.com
64. />65. />
18


19



×