ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
BÙI THỊ DUYÊN
NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ
ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM (QUA SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN, Y BAN,
NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƢ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận Văn học
Mã số: 60 22 01 20
Hà Nội-2014
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
BÙI THỊ DUYÊN
NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ
ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM (QUA SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN, Y BAN,
NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƢ
Luận văn Thạc sĩ Văn học
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam
Hà Nội-2014
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam. Các số liệu, kết luận
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới
bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Bùi Thị Duyên
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các thầy cô giáo trong tổ Lý luận Văn
học – Khoa Văn học – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã dạy dỗ tôi trong quá
trình học Cao học tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS. Nguyễn Văn Nam, người đã
hướng dẫn tôi làm luận văn này. Chính thầy đã gợi ý đề tài, cung cấp tài liệu, đọc luận
văn và góp ý nhiều lần để luận văn được hoàn thiện như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05/ 06/ 2014
4
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Lí do chọn đề tài ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử vấn đề.................................................................... Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................... Error! Bookmark not defined.
5. Cấu trúc luận văn ............................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN CHƢƠNG VÀ TRUYỆN NGẮN
HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ ............................ Error! Bookmark not defined.
1.1.
Nhân vật ngƣời phụ nữ trong văn chƣơng Việt Nam qua các thời đại ...... Error!
Bookmark not defined.
1.1.1. Người phụ nữ trong văn học trung đại ................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Người phụ nữ trong văn học đầu thế kỉ XX ......... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Người phụ nữ trong văn học từ 1945 đến 1975 ... Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Người phụ nữ trong văn học đương đại ............... Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái quát chung về truyện ngắn và xu phát triển của ý thức nữ quyền....... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Khái quát chung về truyện ngắn nữ đương đại.... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Xu hướng phát triển của ý thức nữ quyền ............ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI TRONG TRUYỆN
NGẮN NỮ ĐƢƠNG ĐẠI .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Nhân vật ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đƣơng đại Việt
Nam Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Khái niệm, vai trò và sự phân chia các loại hình nhân vật trong tác phẩm văn
học .................................................................................. Error! Bookmark not defined.
5
2.1.2. Nhân vật trong truyện ngắn ................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Người phụ nữ - Đối tượng thẩm mĩ của các nhà văn nữ đương đại ............. Error!
Bookmark not defined.
2.2. Những điều kiện xã hội thuận lợi dành cho ngƣời phụ nữ trong đời sống hiện
đại
Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Sự đa dạng và năng động của những quan hệ xã hội hiện đại . Error! Bookmark
not defined.
2.2.2. Nới giãn biên độ của tự do và tự chủ cá nhân ..... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Những điều kiện mới để thực hiện thiên chức phụ nữ ........ Error! Bookmark not
defined.
2.3. Ngƣời phụ nữ và những khó khăn trong đời sống .... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Hệ lụy của chiến tranh ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Khó khăn và bất trắc của buổi giao thời.............. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Cảm nhận về sự cô đơn ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.4. Cảm hứng nữ quyền nổi bật ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.5. Tiểu kết .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT NỮ CỦA TRUYỆN NGẮN
NỮ ĐƢƠNG ĐẠI................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và tình huống truyện .......... Error! Bookmark not
defined.
3.2.1. Cốt truyện ............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Tình huống truyện ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Điểm nhìn trần thuật .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4 Ngôn ngữ vào giọng điệu nghệ thuật ........................... Error! Bookmark not defined.
6
3.4.1. Ngôn ngữ .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Giọng điệu ............................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUÂN .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học VN nói chung, văn xuôi VN nói riêng từ thời kì đổi mới đến nay thực sự
có nhiều khởi sắc. Trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn
xuôi giai đoạn này phải kể đến những đóng góp của các cây bút nữ. Sự xuất hiện đông
đảo, rầm rộ của họ đã đem đến cho văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng “Một
sinh khí mới rất cần thiết để phản ánh bề rộng, bề sâu của cuộc sống con người hôm
nay”. Bên cạnh những tên tuổi một thời như Vũ Thị Thường, Nguyễn Thị Ngọc Tú … là
những tác giả trẻ trung, sôi nổi, bắt mạch thời sự nhanh hơn như: Dạ Ngân, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Y Ban, Lý Lan, Phong Điệp, Kiều Bích Hậu, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quỳnh
Trang, Đỗ Hoàng Diệu … Có thể nói, văn học Việt Nam đương đại đang chứng kiến sự
bùng nổ về số lượng các nhà văn, nhà thơ nữ. Khó mà thống kê được con số chính xác,
nhưng lượng tác phẩm của họ nhiều không kém gì các đồng nghiệp nam. Có người đặt
câu hỏi : Tại sao thời điểm hiện nay lại xuất hiện nhiều cây bút nữ như vậy? Câu hỏi này
đã có nhiều người tìm cách lí giải, nhưng khó mà tìm ra câu trả lời thấu đáo. Đó cũng là
một trong những lí do khiến chúng tôi chọn nghiên cứu sáng tác của các nhà văn nữ.
Bằng nỗ lực của bản thân, các cây bút nữ hôm nay vừa biết kế thừa các thế hệ đi trước,
vừa học hỏi lẫn nhau để tự tìm cho mình những lối viết độc đáo. Có ý kiến cho rằng:
“Văn xuôi hôm nay mang gương mặt nữ”, “Truyện ngắn hôm nay đang khởi sắc bởi sự
7
đóng góp không nhỏ của các cây bút nữ” [37]. Điều đó đã góp phần khẳng định sáng tác
nữ - truyện ngắn nữ đang ngày càng hiện diện như một bộ phận của văn học Việt Nam.
Đề tài vì vậy mà mang tính lịch sử nhất định.
Nhân vật là yếu tố gắn với linh hồn của tác phẩm văn học là hình thức cơ bản để
qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. “Nhân vật là nơi tập trung mọi giá
trị tư tưởng nghệ thuật”, “là công cụ để khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện
thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới hình thức biểu hiện tương ứng” [7,
126]. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ đƣơng đại
Việt Nam ( qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn thị Thu Huệ và Nguyễn ngọc
Tƣ…)”. Đây là hướng đi tất yếu nếu muốn nghiên cứu sâu sắc thế giới nghệ thuật, giá trị
ý nghĩa tác phẩm của các nhà văn nữ đương đại. Đồng thời qua đề tài này chúng tôi mong
muốn tìm thấy được dấu ấn riêng và những đóng góp của phái đẹp vào quá trình vận
động của thể loại truyện ngắn trong Văn học đầu thiên niên kỉ mới. Bên cạnh đó, thực
hiện đề tài giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng quát về vấn đề nhân vật nữ trong truyện
ngắn nói riêng, đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam đương đại nói chung, nâng cao kiến
thức cũng như rèn bản thân kĩ năng nghiên cứu một vấn đề lí luận văn học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn đương đại
Trước sự chín muồi của đội ngũ các cây bút đã có tên tuổi và sự nở rộ của các lớp
nhà văn mới, từ 1986 đến nay được coi là giai đoạn hoàng kim của lịch sử truyện ngắn
Việt Nam. “Như là một biểu tượng của quá trình ấy, truyện ngắn là một thể tài phát triển
năng động, có nhiều thành tựu. Gắn liền với hiện tượng này, ý thức mang tính lí luận về
truyện ngắn ngày càng phong phú, cả về số lượng ý kiến bàn luận lẫn phạm vi vấn đề
được nêu lên hoặc mong muốn đi sâu tìm hiều.” [21].
Truyện ngắn trở thành đối tượng được quan tâm hàng đầu của các nhà văn và giới
phê bình; là đối tượng tìm hiểu của một số chuyên luận, chuyên khảo như: Sổ tay người
8
viết truyện ngắn của Vương Trí Nhàn sưu tầm (biên soạn, xuất bản nhiều lần); Nghệ
thuật viết truyện ngắn và kí của Tạ Duy Anh, NXB Thanh niên, 2000; Những vấn đề thi
pháp của truyện của Nguyễn Thái Hoà, NXB Giáo dục, 2000; các nghiên cứu và sưu tầm
của Bùi Việt Thắng in trong 2 tập Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học, 2000; và Truyện
ngắn – những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002… Cũng có sách mở rộng tìm hiểu từ nguồn gốc văn học nước ngoài, chẳng hạn:
Truyện ngắn – ký luận tác giả và tác phẩm (tập I, II), Lê Huy Bắc biên soạn, NXB Giáo
dục, 2004. Có công trình mang tính tổng quan như: Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc
văn bản tự sự của Lê Thị Tuyết Hạnh, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002; Văn học
Việt Nam thời đại mới của Nguyễn Văn Long, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003. Có
nghiên cứu trên đối tượng cụ thể chẳng hạn như: Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn
đương đại qua hai tác phẩm Vũ điệu thần gầy và truyện ngắn 8X, công trình dự thi giải
thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc 2009 … Không ít bài viết ghi nhận
thành tựu của truyện ngắn đương đại, có thể kể tới các bài viết như: Sức sống của một thể
loại của Lý Hoài Thu, Đọc bình luận truyện ngắn, truyện ngắn hôm nay của Bùi Việt
Thắng in trên báo Văn nghệ số 24, 2000; Một thoáng văn học 5 năm đầu thế kỉ của Trần
Thanh Đạm, in trên báo Văn nghệ số 45, ngày 6/11/2004; Trò chơi trốn tìm của Nguyễn
Vĩnh Nguyên của Trần Hoài Nam, in trên báo Văn nghệ, 2000; Sau một năm nhìn lại
truyện ngăn hay, in trên Tạp chí Nhà văn số 1, 2009; Đội ngũ nhà văn Việt Nam viết
truyện ngắn đương đại của Lê Dục Tú, in trên báo Văn nghệ quân đội, 2012… Các bài
viết đều đống ý là: “Trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dưới sức ép của
các phương tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy được ưu thế của mình một cách hiệu
quả”. Tác giả Sương Nguyệt Minh cho rằng “Truyện ngắn luôn luôn tồn tại và có triển
vọng (có triển vọng đồng nghĩa là có tương lai). Thời hiện đại – thời của tốc độ, thời của
chắt chiu từng giây từng phút thời gian và luôn luôn bị cuốn vào cơn lốc của văn minh
công nghiệp thì rõ ràng truyện ngắn có ưu thế hơn so với một số loại hình văn học khác
(ví dụ như tiểu thuyết), nếu mức độ hay dở ngang nhau. Truyện ngắn hay mời gọi, lôi
cuốn người mới viết, đồng thời quyến rũ người cầm bút đã thành danh vẫn dẫn dụ, mê
hoặc người đọc.”.
9
Một số bài viết khác lại xoay quanh vấn đề đặc trưng cơ bản của truyện ngắn:
Nguyễn Anh Vũ, Lê Dục Tú trong bài viết Truyện ngắn trong đời sống văn học đương
đại nhận xét: “Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, dung lượng không lớn, với chức
năng chỉ để một lát cắt của hiện thực, một khoảng khắc trong cuộc sống thường nhật nên
truyện ngắn đã quy tụ được một đội ngũ tác giả khá đông đảo cả chuyên nghiệp lẫn
không chuyên”; “trong cuộc sống gấp gáp hiện nay, đọc thưởng thức truyện ngắn dường
như phù hợp hơn cả, bởi lẽ nó không bắt người đọc mất quá nhiều thời gian nên chính vì
cậy thể loại văn học này đã thu hút một lượng lớn độc giả cho mình. Nguyễn Hữu Quý
trong một bài viết trên Tạp chí Quân đội Việt Nam số 637, 2007 cho rằng truyện ngắn “là
một thể loại văn học huyền hoặc, kì thú, vô cùng hấp dẫn. Truyện ngắn mời gọi, lôi cuốn,
quyến rũ người viết và khuất phục bạn đọc. Là người viết văn, dù là viết tiểu thuyết, cũng
ít nhất một vài lần thử sức với truyện ngắn, khám phá, chinh phục truyện ngắn”.
2.2. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ đương đại
Tiếp bước thành công của những năm 90 thế kỉ trước, sang thế kỉ XXI, các nhà
văn nữ càng thể hiện rõ ưu thế văn chương của mình, đặc biệt là về truyện ngắn. Đông
đảo cây bút nữ tham gia các cuộc thi truyện ngắn và đã không ít người giành được giải
cao. Sự xuất hiện ồ ạt của các cây bút nữ, số lượng tác phẩm đáng nể của họ (Lê Minh
Khuê hiện có 7 tập truyện ngắn in riêng, Nguyễn Thị Thu Huệ có 6 tập, Võ Thị Hảo 9
tập, Y Ban 11 tập …), nhất là chất lượng những sáng tác mà họ tạo ra cho thấy đây là thời
kì văn chương phái nữ chiếm ưu thế. Trần Thế Hùng nhận xét: “Các nhà văn nữ đã vào
cuộc thi là làm một cuộc chơi hoàn toàn ngang ngửa, hoàn toàn sát ván với các đấng mày
râu … Xét về toàn diện các cuôc thi truyện ngắn đã qua, các tác giả nữ vẫn trội hơn nam.
Bùi Bích Thu trong bài viết Văn Xuôi phái đẹp, in trong Tạp chí sông Hương số 145,
2001, cho rằng “Sự xuất hiện rầm rộ của các cây bút nữ đã làm thay đổi bộ mặt và dáng
vẻ của văn xuôi hôm nay”. Lý giải sự bùng nổ mạnh mẽ này, nhà phê bình Vương Trí
Nhàn cho rằng phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới bởi họ có sự nhạy cảm
riêng: “Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh, dở dang của đời sống. Mặt khác, với cái cực đoan
sẵn có – tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn
10
cũng không ai bằng, từng cây bút phụ nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình
khá sớm.” [30]. Cùng chung suy nghĩ này với Vương Trí Nhàn còn có Văn Tâm, khi ông
nhấn mạnh rằng “từ khi mới xuất phát, các cây bút nữ thường đã đạt đến độ chín”. Đặng
Anh Đào, một chuyên gia về văn học phương Tây, nhưng lại có nhiều bài viết phê bình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân. 150 thuật ngữ văn học. NXB Đại học QGHN, 2003
2. Lê Huy Bắc. Truyện ngắn: lí luận tác giả và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 2004
3. Nguyễn Trọng Bình. Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương
diện nghệ thuật con người. www.viet-studies,info/NNTu
4. Nguyễn Minh Châu. Trang giấy trước đèn. Tôn Phương Lan sưu tầm, tuyển
chọn và giới thiệu. NXB KHXH, tái bản lần thứ nhất, 2002
5. Xuân Cang. Y Ban và những thân phận đàn bà. Báo Văn nghệ số 27, 2003
6. Đông Dương. Hiện tượng sex trong tác phẩm văn học: ưu thế thuộc về các cây
bút nữ. Báo tiền phong, 2005
7. Hà Minh Đức (chủ biên). Lý luận văn học. NXB Giáo dục, 2007
8. Đào Đồng Điện. Phụ nữ là … đàn bà. Tuoitre.vn
9. Nguyễn Đăng Điệp. Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt
Nam đương đại. www.vienvan hoc.org.vn
10. Hoàng Thị Hồng Hà. Truyện ngắn nữ và xu hướng tự nghiệm. Tạp chí văn hóa
văn nghệ công an số 10, 2003
11. Võ Thị Xuân Hà. Tường thành. Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội, 2006
12. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng Chủ Biên). Từ điển thuật
ngữ văn học. Nxb Giáo dục, 2010 (ĐẦU 16)
11
13. Bùi Hiển. Vài ý nghĩ về truyện các cây bút nữ trẻ gần đây. Tạp chí diễn đàn
Văn nghệ số 1, 2011
14. Nguyễn Thị Hoa. Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ Y Ban, Võ Thị
Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ. Luận văn thạc sĩ khoa học. ĐHSP, 2003
15. Tô Hoài. Sổ tay viết văn. NXB Tác phẩm mới, 1977
16. Nguyễn Trọng Hoàn. Nguyễn Minh Châu về tác giả tác phẩm. NXB Giáo dục,
2000
17. Nguyễn Thị Thu Huệ. Cát đợi. Tập truyện ngắn, NXB Hà Nội, 1992
18. Nguyễn Thị Thu Huệ. Nào ta cùng lãng quên. Tập truyện ngắn, NXB Hội nhà
văn, 2003
19. Nguyễn Thị Thu Huệ. 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. NXB Văn học,
2006
20. Lê Thị Hường. Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay. Tạp
chí Văn học số 2, 1994
21. Lê Thị Hường. Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay. Tạp chí Văn học
số 4, 1995
22. Hoàng Đăng Khoa. Văn xuôi nữ, làm mới hay tự đánh mất “đặc sản tâm hồn”.
Tạp chí Văn nghệ quân đội, 2013
23. Lý Lan. Hạnh phúc vì được về nhà mình được sống giữa nhưng người thân.
Tạp chí Người đẹp, số ra ngày 15, 11, 2003
24. Tôn Phương Lan. Trang giấy trước đèn. NXB Văn hoá Xã hội, 2002
25. Tôn Phương Lan Vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi
mới”.Tạp chí Văn học số 9, 2001
12
26. Nguyễn Văn Long. Nói thêm về thành tựu truyện ngắn nhân một tuyển tập.
Báo Văn nghệ số 32, 1986
27. Phương Lựu (chủ biên). Lý luận văn học. NXB Giáo dục, 2004
28. Phương Lựu. Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sỹ. Tạp chí tác phẩm mới số 3,
1998
29. Đỗ Tuyết Mai. Qua cầu chợt nghĩ thương mình. Vnthuquan.net
30. Vương Trí Nhàn. Phụ nữ và sáng tác văn chương. Tạp chí Văn học số 6, 1996
31. Trần Bích Ngân. Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Luận văn Thạc
sĩ khoa ngữ văn, Thái Nguyên, 2009
32. Hồng Ngọc. Phá cách để nhận lại đắng cay. Ngoisao.net
33. Phạm Xuân Nguyên. Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (sưu tầm và biên soạn). Nxb
Văn hóa thông tin, 2001
34. Nguyễn Đức Quang – Ngô Vĩnh Bình – Phạm Hoa. Chúng tôi phỏng vấn bốn
cây bút nữ. Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 3,1993
35. Trần Đình Sử (chủ biên). Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục, 2005
36. Trần Đình Sử (chủ biên). Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử. Nxb Đại
học Sư phạm Hà Nội, 2007
37. T.T. Một góc nhìn về văn xuôi nữ. Tonvinhvanhoadoc.vn
38. Băng Thanh. Ngôn ngữ tiểu thuyết. Tạp chí văn học số 9/ 1996
39. Bùi Việt Thắng – Bình luận truyện ngắn (Phê bình và Tiểu luận). Nxb Văn
học, 1999
40. Bùi Việt Thắng. Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại. NXB Đại học
13
quốc gia Hà nội, 2000
41. Bùi Việt Thắng (tuyển chọn và giới thiệu). Truyện ngắn bốn cây bút nữ. NXB
Văn học, 2002
42. Bùi Việt Thắng. Lời giới thiệu truyện ngắn 4 cây bút nữ. NXB Văn học 2002
43. Bùi Việt Thắng. Truyện ngắn hôm nay. Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4,
2004
44. Nguyễn Thị Thành Thắng. Phác thảo vài nét về diện mạo truyện ngắn đương
đại và sự góp mặt của một số cây bút nữ. Tạp chí Văn học Tp Hồ Chí Minh, 2004
45. Bích Thu. Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975. Tạp chí Văn học, 9,
1996
46. Bích Thu. Văn xuôi phái đẹp. Tạp chí Sông Hương số 145, 2001
47. Bùi Thị Thủy. Dấu hiệu ý thức nữ quyền trong văn nữ Việt Nam đương đại.
http//:thisanvietnam.com.vn
48. Lê Thị Hương Thủy. Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì đổi mới (qua
sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lí Lan). Luận văn thạc sĩ
khoa học Ngữ Văn, 2004
49. Nguyễn Thị Thu Thủy, “Về khái niệm “Truyện kể ở ngôi thứ ba” và “Người
kể chuyện ở ngôi thứ ba”, Tự sự học: một số vấn đề lí luận và lịch sử. NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội
50. Lê Thị Tuyết. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc
Tư và Đỗ Hoàng Diệu. Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, 2010
51. Trò chuyện với những người viết trẻ trưởng thành sau 30/4/1975. Văn nghệ trẻ
số 18, 19, ngày 2-9, 5, 1004
14
52. Hồ Sĩ Vĩnh, Thi pháp truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ
53. Nguyễn Vĩnh. Những quý bà giải nhất văn chương. Báo An ninh thế giới cuối
tháng, số 32, 2004
54. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng Chủ Biên). Từ điển thuật
ngữ văn học. Nxb Giáo dục, 2010
55. Nhiều tác giả. Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, tập 8. Nxb Hội nhà văn
56. Nhiều tác giả. Gặp gỡ các nhà văn trẻ. Tạp chí tác phẩm mới số 3, 1996
57. Nhiều tác giả. Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
1997
58. Nhiều tác giả. Nhà văn Việt Nam hiện đại. NXB Hội nhà văn, 1997
15