Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thuyết hệ thống và ứng dụng của thuyết hệ thống trong Công tác xã hội nhóm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.55 KB, 8 trang )

THUYẾT HỆ THỐNG
I.

Cơ sở hình thành và nội dung lý thuyết.

1. Lịch sử hình thành:
Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lí
thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Bertalanffy sinh ngày
19/09/1901 tại Vienna và mất 12/06/1972 tại Newyork- Mĩ. Ông đã
tốt nghiệp các trường đại học: Vienna(1948), London(1949),
Montreal(1949). Ông là một nhà sinh học nổi tiếng. Lí thuyết của ông
là một lí thuyết sinh học cho rằng “ mọi tổ chức hữu cơ đều là những
hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một
phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã
hội và được tạo nên từ các phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên
tử nhỏ hơn. Lí thuyết này được áp dụng đối với các hệ thống xã hội
cũng như những hệ thống sinh học. Sau này, lí thuyết hệ thống được
các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson(1995), Mancoske(1981),
Siporin(1980)…và phát triển.
Hanson cho rằng giá trị của thuyết hệ thống là nó đi vào giải quyết
những vấn đề tổng thể nhiều hơn là những bộ phận của các hành vi xã
hội con người. Mancoske thì cho rằng thuyết hệ thống bắt nguồn dưới
học thuyết Darwin xã hội của Herbert Spencer. Theo Siporin đã tìm
hiểu và nghiên cứu khảo sát thực tế trong xã hội cuối thế lỉ XIX ở Anh
để tìm hiểu và phát triển thuyết này. Và cũng có trường phái các nhà
xã hôi học sinh thái Chicago vào những năm 1930 cũng trở thành
những người tiên phong trong phong trào nghiên cứu và tìm hiểu về
thuyết hệ thống.
Người có công đưa lí thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác
xã hội phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự
khác. Tiếp đến là Germain và Giterman. Những nhà khoa học trên đã


góp phần phát triển và hoàn thiện thuyết Hệ thống trong thực hành
công tác xã hội trên toàn thế giới.
2. Nội dung lý thuyết:


a) Hệ thống:
- Có nhiều các khái niệm về hệ thống. theo từ điển tiếng Việt:
“Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng
có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất.”
(Từ điển tiếng Việt)
- Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại”:
“Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ
với nhau để hoạt đông thống nhất.”
Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống,đồng thời là một bộ phận
của hệ thống lớn hơn.

b) Tiểu hệ thống:
Tiểu hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Các tiểu hệ thống
được phân biệt với nhau bởi các ranh giới-là một bộ phận của hệ thống
lớn (và mỗi cá nhân được coi như là một hệ thống).

- Cách thức mà các hệ thống thực hiện
* Đầu vào:
Năng lượng được đưa vào hệ thống thông qua ranh giới( năng lượng
trong CTXH là lượng thông tin, hoặc các nguồn khác từ ngoài vào).
* Khối lượng:
Năng lượng được sử dụng trong hệ thống như thế nào( qúa trình nhận
thức và biến đổi trong thân chủ)



* Đầu ra:
Những tác động đến môi trường mà năng lượng đi qua thông qua ranh
giới của một hệ thống( những tác động từ môi trường ảnh hưởng tới hành
vi của thân chủ).

* Phản hồi:
Thông tin và năng lượng được chạy qua hệ thống do kết quả đầu ra có tác
động tới môi trường, qua đó thấy rằng phản hồi có kết quả từ đầu ra của
nó( hành vi của thân chủ được thể hiện ra bên ngoài do tác động của môi
trường cà nó có ảnh hưởng tới môi trường. ngược lại môi trường tác động
ngược trở lại làm thay đổi hành vi).

* Entropy:
Cá hệ thống sử dụng năng lượng riêng nhằm duy trì sự vận hành, điều
này cũng có nghĩa là trừ khi các hệ thống nhận được nguồn năng lượng
đầu vào từ bên ngoài ranh giới sau đó hệ thống suy lụi và chết dần( có thể
hiểu entropy là năng lương riêng của mỗi cá nhân khi tham gia hệ thống
và để duy trì hệ thống. tuy nhiên không thể thiếu các năng lượng đầu vào
khác vì nếu không có chúng hệ thống không thể hoạt động bình thường).

- Các trạng thái của một hệ thống:
Các trạng thái của một hệ thống được xác định thông qua 5 đặc trưng:
* Trạng thái ổn định
Hệ thống tự duy trì nó ra sao qua việc nhận được đầu vào và sử dụng nó.
* Trạng thái điều hoà hoặc cân bằng
Là khả năng duy trì bản chất cơ bản của một hệ thống và giữa các hệ


thống với nhau. Dù có sự thay đổi nhất định từ những tác động bên ngoài
vào, nhưng bản chất của hệ thống không thay đổi


* Sự khác biệt
Sự khác biệt ở đây được hiểu theo một số khía cạnh như sau: (1) Sự khác
biệt nhất định giữa các tiểu hệ thống trong 1 hệ thống (mặc dù các tiểu hệ
thống vận hành thống nhất trong một hệ thống). (2) Khác biệt giữa các hệ
thống với nhau. (3) Sự khác biệt của một hệ thống hay các tiểu hệ thống
trong những thời gian khác nhau, do chúng luôn luôn vận hành, biến đổi
theo thời gian dưới những tác động từ ngoài vào.

* Sự tổng hoà giữa các hệ thống và giữa các tiểu hệ thống với nhau:
Quan điểm này cho rằng sự tổng hoà giữa các hệ thống là nhiều hơn việc
tính tổng các thành phần. Tức ở đây nhấn mạnh đến việc các tiểu hệ
thống hay các yếu tố trong nó kết hợp, vận hành thống nhất ra sao, có mối
liên hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào, chứ không phải là sự
cộng gộp đơn thuần mà không có sự liên kết ảnh hưởng hữu cơ chặt chẽ.

* Sự trao đổi:
Do có sự liên kết hữu cơ, ảnh huởng qua lại nên một phần của hệ thống
thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong hệ thống.
Lý thuyết hệ thống

Trọng tâm là hướng đến những cái “tổng thể” và nó mang tính “hoà
nhập” trong công tác xã hội.
Pincus và Minahan áp dụng lý thuyết hệ thống vào thực hành công tác xã
hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào
hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thoả mãn được


cuộc sống riêng, do đó công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống.
Ba hình thức hệ thống tổng quát đó là: Hệ thống chính thức, hệ thống phi

chính thức và hệ thống xã hội.
* Hệ thống phi chính thức:
Gia đình, bạn bè, người thân, cộng sự đồng nghiệp…
* Hệ thống chính thức:
Các nhóm cộng đồng, các tổ chức công đoàn…
* Hệ thống xã hội:
Bệnh viện, cơ quan, tổ chức đoàn thể nhà nước, nhà trường…
Tuy nhiên sự phân biệt trên chỉ mang tính tương đối vì với các nhân này
hệ thống trợ giúp có thể là hệ thống chính thức nhưng với cá nhân khác
lại là hệt hống xã hội. Vì thế cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối.
Hoặc có thể đối với cá nhân này hệ thống A là hệ thống chính thức,
nhưng đối với cá nhân khác lại là hệ thống Xã hội.

Đối với các cá nhân có vấn đề có lẽ cũng không thể sử dụng các hệ thống
trợ giúp bởi lẽ:
◊ Những hệ thống như vậy có lẽ không tồn tại trong cuộc sống của họ,
hoặc họ có được những nguồn lực cần thiết, hoặc phù hợp với những vấn
đề của họ .
Ví dụ: người già có lẽ không có những người thân hoặc những người
hàng xóm thân thiện, do đó họ không có được một hệ thống chính thức
nào trong cuộc sống của họ
◊ Các cá nhân không biết được hoặc ao ước sử dụng hệ thống này. Ví dụ
một đứa trẻ bị lạm dụng bởi chính cha mẹ của họ mà không cần biết đi
đến đâu để có sự trợ giúp hoặc sợ hãi việc đến chỗ cảnh tự sát hoặc các


dịch vụ xã hội trong trường hợp mà các cá nhân này sống tách xa cha mẹ
những người đã yêu quý chúng mặc dù có những vấn đề lạm dụng như
vậy.
◊ Các chính sách của hệ thống có lẽ cũng tạo dựng được những vấn đề

mới cho những người sử dụng như sự phụ thuộc, những lợi ích xung đột
◊ Các hệ thống có lễ vẫn xung đột với nhau như hoạt động vì ngưòi
nghèo tiếp nhận một loại dịch vụ trợ giúp trong khi đó có rất nhiều loại
trợ giúp.
Công tác xã hội xem xét các thành tố trong các tương tác giữa thân chủ và
môi trường của họ lại đang tạo nên được các vấn đề. Mục đích chính
nhằm giúp đỡ mọi cá nhân thể hiện được những nhiệm vụ về cuộc sống
của họ, xoá bỏ những áp lực và dạt những mục tiêu và các quan điểm về
giá trị được xem là quan trọng đối với các thân chủ.

Một quan niệm khác của Parsos thì thuyết hệ thống có thể phân biệt bằng
thuyết hệ thống chuyên biệt và thuyết hệ thống mở rộng.
Thuyết hệ thống mở rộng đề cập đến các quan điểm sau: có nhiều xã hội
mỗi xã hội có giới hạn riêng khác biệt xã hội khác. Chúng tồn tại bên
nhau và mỗi xã hội ấy lại có các hệ thống nhỏ,các hệ thống ấy phải thích
nghi với nhau và thích hợp với nhau.
Thuyết hệ thống hẹp của ông là những hệ thống con nào nhất thiết phải
có để xã hôi có thể tồn tại được. Về phương diện này ông phân biệt bằng
năm tiểu hệ thống cơ bản:
+ Tiểu hệ thống kinh tế: Bao gồm tất các hoạt động tạo ra và phân phối
sản phẩm để xã hội tồn tại thì các thành viên xã hội phải được cung cấp
các nhu cầu thiết yếu. Đây là một chức năng xã hội và thiết chế để thực
hiện chức năng đó là kinh tế
+ Tiểu hệ thống pháp luật: Có nhiệm vụ đào tạo ra các khuôn mẫu cơ bản
để giải quyết xung đột xã hội và xác định tư tưởng công bằng


+ Tiểu hệ thống chính trị: Có nhiệm vụ đặt ra mục tiêu cho sự phát triển
của toàn xã hôi và thúc đẩy sự thực hiện mục tiêu trong sự phối hợp với
các tiểu hệ thống khác

+ Tiểu hệ thống làm nhiệm vụ tích hợp: Có nhiệm vụ làm cho thế hệ đang
lớn lên của xã hội đó tiếp thu được hệ thống giá trị của xã hội để đảm bảo
chức năng đó là gia đình và nhà trường.
+ Tiểu hệ thống văn hoá: Có nhiệm vụ làm cho các thành viên trong xã
hội có ý thức về sự đồng nhất. Nghĩa là các thành viên trong xã hội hiểu
được tại sao họ thuộc về xã hội này, làm cho mọi người cảm thấy họ gắn
bó với xã hội nhưng không nhất thiết phải đồng ý với tất cả những gì
đang diễn ra trong xã hội.
Điều quan trọng là năm tiểu hệ thống tương đối độc lập với nhau cho dù
có sự chồng chéo giao nhau nhưng chúng không trùng khít nhau mà thực
hiện nhiệm vụ của mình một cách tương đối độc lập với nhau.

II.

Ứng dụng của thuyết hệ thống trong CTXH nhóm:
Lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các tổ chức , các chính sách,
các cộng động và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được
xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống
khác nhau. Mục tiêu của CTXH là cải thiện mối tương tác giữa than
chủ và hệ thống.
Nhân viên CTXH có thể sử dụng thuyết hệ thống để tạo sự thuận lợi
cho sự phát triển của tiến trình các nhóm trị liệu và nhóm nhóm mục
đích đạt được các nhiệm vụ và giúp cho các nhóm viên đạt được các
nhu cầu về tình cảm – xã hội.
Ví dụ trong ctxh nhóm : Trong ctxh, đặc biệt là ctxh với nhóm thì
thuyết hệ thống sẽ giúp ích rất nhiều cho nhân viên CTXH trong việc
giải quyết các vấn đề. Chẳng hạn như làm việc với 1 nhóm người phụ
nữ bị bạo hành ở một số vùng nông thôn. Thuyết hệ thống sẽ giúp



nhân viên CTXH nhận biết được các hệ thống ảnh hưởng đến nhóm
người này cũng như xác định được các các hệ thống nhóm người này
thiếu hụt.
Đối với nhóm người này, vì cuộc sống ở nông thôn khó khăn , ít được
học hành nên tỉ lệ lấy chồng trước 20 tuổi là khá nhiều. Ngoài ra,
chính vì sự ít học hành nên không được trang bị các kiến thức để bảo
vệ mình trước khỏi bạo lực gia đình. 1 phần quan trọng nữa là do cuộc
sống mưu sinh nên họ ít được tham gia vào các hệ thống , các tập thể,
chương trình giúp đỡ cho họ trong cuộc sống gia đình.
Trong trường hợp này, họ bị thiếu hụt các hệ thống như bạn bè, trường
học, các tổ chức trợ giúp xã hội . Còn về đa phần người chồng bạo
hành với vợ là do xay xỉn, ngiện ngập ; con cái thì nhỏ dại khiến người
phụ nữ cảm thấy sợ hãi, căng thẳng nên đó chính là áp lực từ hệ thống
gia đình tác động nên nhóm phụ nữ này.
Để giải quyết trường hợp này, nhân viên CTXH thiết lập các hệ thống
nhóm này còn thiếu hụt. Cụ thể là kết nối các hệ thống, cơ sở như
chính quyền dân cư thôn, xã.. ; hội phụ nữ địa phương, hội chữ thập
đỏ, các tổ chức xã hội bảo vệ, trợ giúp cho người yếu thế….các
chương trình giáo dục kĩ năng sống để trang bị cho nhóm người này
các kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình khỏi sự bạo hành. Ngoài ra,
còn một điều quan trong là phải giúp nhóm người này cải thiện mối
quan hệ trong hệ thống gia đình. Cụ thể là liên hệ chính quyền địa
phương đến để hòa giải, nói chuyện và giúp các ông chồng cai nghiện
rượu.



×