Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quá trình việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.75 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

ĐỖ VIẾT HÙNG

QUÁ TRÌNH VIỆT HÓA CÁC CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN
NƢỚC NGOÀI

(Khảo sát chƣơng trình: The Voice – Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ,
Người mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model, Cuộc thi tìm kiếm tài
năng Việt - Vietnam’s Got Talent, Cuộc đua kỳ thú, từ năm 2011 đến 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

ĐỖ VIẾT HÙNG

QUÁ TRÌNH VIỆT HÓA CÁC CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN
NƢỚC NGOÀI


(Khảo sát chƣơng trình: The Voice – Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ,
Người mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model, Cuộc thi tìm kiếm tài
năng Việt - Vietnam’s Got Talent, Cuộc đua kỳ thú, từ năm 2011 đến 2014)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thái

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận “ Quá trình Việt hóa các chương trình Truyền
hình thực tế mua bản quyền nước ngoài ” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi. Các số liệu và dẫn chứng trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực.

Tác giả luận văn

Đỗ Viết Hùng


LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Quá trình Việt hóa các chương trình Truyền hình thực tế mua
bản quyền nước ngoài” là kết quả quá trình học tập của tôi tại trường Đại học
Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo đã
tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thị Minh
Thái, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề
tài, hoàn chỉnh luận văn.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến, bổ sung để luận
văn của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Tác giả luận văn

Đỗ Viết Hùng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Truyền hình thực tế: THTT
Nhà sản xuất: NSX
Ban tổ chức: BTC
Đài truyền hình: ĐTH
Chương trình truyền hình: CTTH
Huấn luyện viên: HLV
Ban giám khảo: BGK
Biên tập viên: BTV
Giọng hát Việt: GHV
Vietnam's Got Talent: VNGT
Vietnam's Next Top Model: VNTM
Bước nhảy hoàn vũ: BNHV
Cuộc đua kỳ thú: CĐKT
Nhà xuất bản: NXB


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA

BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI - TỪ GÓC NHÌN LÝ LUẬN & THỰC TIỄNError! Bookmark

1.1. Truyền hình thực tế là một hiện tƣợng của truyền hình thế giới thế kỷ 20Error! Bookm
1.2. Truyền hình thực tế du nhập và làm mới truyền hình Việt NamError! Bookmark not

1.3. Việt hóa truyền hình thực tế từ góc nhìn văn hóa truyền thôngError! Bookmark not def
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀI (QUA 5

CHƢƠNG TRÌNH TIÊU BIỂU TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2014 Ở VIỆT NAM)Error! Bookmark

2.1. Tiêu chí lựa chọn chƣơng trình để phân tích thực trạng Việt hóaError! Bookmark not

2.2. Vài nét về 5 format chƣơng trình đƣợc chọn để khảo sátError! Bookmark not defined
2.3. Thực trạng Việt hóa 5 chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền
nƣớc ngoài ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VIỆT HÓA CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ MUA BẢN QUYỀN NƢỚC NGOÀIError! Bookmark not defined.
3.1. Đánh giá chung về 5 chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền
nƣớc ngoài ..................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng Việt hóa truyền hình thực tếError! Bookmark not defi

3.3. Mô hình Việt hóa Truyền hình thực tế mua bản quyền nƣớc ngoàiError! Bookmark n
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................. Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 5
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong vài thập niên trở lại đây, truyền hình thực tế (THTT) (tên tiếng anh:
Reality Television) trở thành một thể loại, một phương thức sản xuất chương trình
được đặc biệt ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới (dù đã manh nha ra đời từ
những năm 1940), đặc biệt là ở các quốc gia có nền truyền hình phát triển mạnh như
Mỹ, Anh, Hà Lan.... Sức hút của THTT đến từ những chương trình truyền hình về
con người thật, sự việc thật, cảm xúc thật, trải nghiệm thật... qua đó kích thích, khởi
dậy ở người xem khả năng ho ̣c hỏ i, rèn luyện vượt qua những khó khăn, thử thách
trong cuô ̣c số ng để ngà y càng hoàn thiê ̣n min
̀ h hơn ... Sự phát triển mạnh của THTT
được nhận định là một xu hướng tất yếu của truyền hình thế giới, một hiện tượng
văn hóa đại chúng toàn cầu trong thế kỷ 20.
Sau khi đạt được nhiều thành công vang dội ở các nước phương Tây bởi tính
mới mẻ và thu hút được một số lượng người xem khổng lồ cũng như tạo ra nguồn
lợi nhuận không nhỏ, “cơn sóng” THTT bắt đầu lan sang các quốc gia châu Á, trong
đó có Việt Nam. Khi chương trình Khởi nghiệp lên sóng ĐTH Việt Nam vào năm
2005, rồi Phụ nữ thế kỉ 21 vào năm 2006, THTT vẫn còn là một khái niệm mới mẻ
và khá mơ hồ với phần lớn công chúng Việt Nam. Nhưng chỉ sau khoảng 6 năm,
đến nay, THTT đã trở thành một cụm từ quá quen thuộc với công chúng cả nước.
Không chỉ nhiều về số lượng mà các chương trình còn đa dạng về nội dung, hình
thức, mang tới cho công chúng món ăn tinh thần mới mẻ, hấp dẫn, trong bối cảnh
game show truyền hình truyền thống đang thoái trào. Các chương trình ăn khách
nhất hiện nay đều do các công ty tư nhân liên kết với nhà Đài để sản xuất và chúng
hiện đang chiếm lĩnh sóng giờ vàng trên hai Đài truyền hình lớn nhất cả nước là Đài

truyền hình Việt Nam VTV và Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh HTV.
Một thực tế đáng chú ý là hầu hết những chương trình THTT đang thu hút
được nhiều sự quan tâm chú ý của khán giả và truyền thông trong khoảng vài năm
trở lại đây không phải là các chương trình có ý tưởng format do người Việt sáng tạo
ra, mà chủ yếu là những chương trình có tính giải trí cao được mua bản quyền của
nước ngoài. Ước tính số lượng các chương trình có format ngoại đã lên tới khoảng


50 chương trình. Một con số đáng kinh ngạc cho thấy sự phát triển với tốc độ nhanh
của THTT tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu kĩ lưỡng và đa chiều về THTT là
một nhu cầu bức thiết hiện nay.
Mặt khác, hầu hết các chương trình nói trên dù có thể đạt được thành công lớn
về lợi nhuận nhờ quảng cáo và tin nhắn bình chọn của khán giả, nhưng vẫn còn tồn
tại không ít bất cập về nội dung và hình thức do khâu Việt hóa chưa tốt. Điều này
xuất phát từ việc bản thân các chương trình truyền hình khi ra đời ở một quốc gia
nào thì sẽ phù hợp với sinh hoạt văn hóa và đối tượng tiếp nhận là công chúng của
quốc gia đó. Được sáng tạo và sản xuất ở nước ngoài, bởi người nước ngoài và dành
cho khán giả nước ngoài, nên khi được mang về Việt Nam, các format chương trình
này cần phải được chế biến theo cách Việt, nghĩa là được Việt hóa nhuần nhuyễn,
thích hợp với thuần phong mỹ tục, thị hiếu và tâm lí tiếp nhận của người Việt. Đây
là một điều tất yếu. Nếu không, các chương trình có thể gây ra những cú sốc văn
hóa, khó được khán giả bản địa tiếp nhận, hoặc thậm chí là bị tẩy chay sau những
giây phút ban đầu họ tò mò, hứng khởi theo dõi. Bản địa hóa cũng chính là một
nguyên tắc chung trong quá trình chuyển giao bản quyền format chương trình
truyền hình từ nước này sang nước khác, chứ không phải đối với riêng Việt Nam.
Thực tế cho thấy, THTT có bản quyền nước ngoài đã và đang gặp không ít rào
cản trong quá trình "nhập gia tùy tục" với văn hóa Việt Nam, do những khác biệt
trong văn hóa. Và một số chương trình, trong thời điểm hiện tại, vẫn là tương đối
mới mẻ bỡ ngỡ với những gì mà khán giả Việt đã quen tiếp nhận trên truyền hình.
Đây cũng là một trong những căn nguyên dẫn tới những scandal, tai tiếng và tranh

luận trái chiều liên quan tới THTT Việt trong suốt thời gian qua. Gần đây, tại nước
láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc, Tổng cục Báo chí, Xuất bản, Phim truyện,
Phát thanh và Truyền hình nước này đã ra quyết định sẽ hạn chế số lượng các
chương trình THTT tìm kiếm tài năng ca hát trên truyền hình để tránh sự đơn điệu,
một màu. Theo Ủy ban này, những cuộc thi tìm kiếm tài năng có bản quyền nước
ngoài hiện đang lũng đoạn các CTTH, và có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển
của ngành truyền hình Trung Quốc nói chung. Vậy phải chăng ở Việt Nam, các cấp
quản lý đang không quan tâm, thậm chí vô cảm với sự phát triển quá nóng của


THTT? Liệu các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài sẽ chỉ bùng nổ tại
Việt Nam trong thời gian ngắ n rồ i nhanh chóng rơi vào sự nhàm chán , bão hòa, phải
dừng sản xuấ t sa u mô ̣t vài mùa phát sóng ? Những nhà quản lý báo chí Việt Nam
cần phải điều chỉnh thế nào để THTT không vượt khỏi tầm tay của mình? Đội ngũ
những người sản xuất chương trình THTT của Việt Nam cần rút ra được những bài
học kinh nghiệm gì cho mình?
Những câu hỏi nêu trên chin
́ h là lý do tác giả lựa cho ̣n đề tài luận văn

"Quá

trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài" và
lựa chọn 5 chương trình THTT tiêu biểu để làm tư liệu khảo sát và phân tích cho
vấn đề nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Báo chí truyền hình nói chung là một lĩnh vực đã được nhiều tác giả cả ở
trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu truyền hình nước ngoài
thường viết một cách trừu tượng, nặng về lý thuyết và tương đối khó hiểu. Tại Việt
Nam, có thể kể tới một số cuốn sách khái quát và dễ đọc như Giáo trình Báo chí
Truyền hình của PGS,TS. Dương Xuân Sơn (NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i, 2009),

cuố n Sản xuất chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo Khánh (NXB Văn hóa
Thông tin Hà Nô ̣i, 2003).
Về THTT nói riêng, với lịch sử hình thành phát triển khoảng 70 năm, THTT
đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu truyền thông,
xã hội học nước ngoài. Có thể kể tới một số đầu sách tiêu biểu như: Reality
Television - Merging the Global and the Local của tác giả người Mỹ Amir Hetsroni,
nhà xuất bản Nova Science Publishers phát hành năm 2010; TV Formats
Worldwide: Localizing Global Programs của tác giả Albert Moran, do Intellect
Books phát hành tại Australia năm 2009; Reality TV: The Work of Being Watched
(Critical Media Studies: Institutions, Politics, and Culture) của Mark Andrejevic,
do nhà xuất bản Rowman & Littlefield Publishers phát hành năm 2003; Reality TV:
Audiences and popular factual television của nhà nghiên cứu người Anh Annette
Hill, do nhà xuất bản Routledge ấn hành năm 2005… Đặc biệt, 2 cuốn sách của tác
giả Amir Hetsroni và Albert Moran đã đề cập rất sâu sắc và cụ thể tới vấn đề bản


địa hóa các format truyền hình quốc tế khi chúng được "xuất khẩu" và "nhập khẩu"
từ quốc gia này sang quốc gia khác, mà format THTT là một bộ phận quan trọng.
Đáng tiếc là những cuốn sách này cho tới nay chưa được dịch và xuất bản tại Việt
Nam.
Trên một số trang báo mạng điện tử, báo in, tạp chí của Việt Nam thời gian
qua cũng đã có khá nhiều bài báo của phóng viên, nhà nghiên cứu và kể cả độc giả
đề cập tới sự phát triển đến bùng nổ của THTT tại Việt Nam nói chung, đặc biệt là
phê phán những biểu hiện chạy theo lợi nhuận, lợi dụng chiêu trò thu hút quảng cáo,
không chú trọng đúng mức đến việc "Việt hóa" gây ra những “thảm họa” THTT
khiến dư luận bức xúc…
Năm 2007, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên Trần Thái Thủy
đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài "Thực trạng và triển vọng của chương
trình truyền hình thực tế ở Việt Nam" (Khảo sát các chương trình: Khởi nghiệp
(VTV3) từ tháng 11/2005 đến tháng 2/2006; Phụ nữ thế kỷ 21 (VTV 3) từ tháng

7/2006 đến tháng 10/2006; Ước mơ của tôi (VTV 3) từ tháng 3/2007 đến tháng
5/2007), dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Tạ Bích Loan. Đây là công trình nghiên cứu
về THTT từ khá sớm. Tuy nhiên vào thời điểm đó THTT tại Việt Nam còn khá non
trẻ và chưa phát triển bùng nổ như hiện nay nên những kết quả nghiên cứu của khóa
luận này cho tới nay đã khá cũ.
Đầu năm 2013, tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, học viên Nguyễn Thị Hằng đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ
“Nghiên cứu truyề n hình thực tế ở Viê ̣t Nam” (Khảo sát một số chương trình truyền
hình thực tế tiêu biểu: S Việt Nam – Hương vị cuộc sống, Con đã lớn khôn và Người
mẫu Việt Nam – Vietnam’s Next Top Model), do PGS, TS Nguyễn Đức Dũng hướng
dẫn. Luận văn này đưa ra một phác thảo bước đầu về sự hình thành và phát triển, ưu
điểm và nhược điểm của các chương trình THTT nói chung tại Việt Nam. Tháng
7/2014, học viên Nguyễn Thu Hương bảo vệ luận văn đề tài "Truyền hình thực tế ở
Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa Việt" (Khảo sát 5 chương trình: Giọng hát Việt
(The Voice), Người mẫu Việt Nam (Vietnam's Next Top Model), Thần tượng âm
nhạc (Vietnam Idol), Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam's Got Talent), Cặp đôi


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Sách tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB TP.HCM
2. Nguyễn Chí Bền, (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Đào Hữu Dũng (2003), Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường, NXB
Đại học Quốc gia TP.HCM
4. GS.TS Đỗ Gia Huy (2005), Văn hóa và phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội
5. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa
thông tin Hà Nội
6. Phan Thi ̣Loan (1997), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ngành truyền hình Việt

Nam, NXB Văn hóa Thông tin.
7. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội
8. Dương Xuân Sơn (2000), Báo chí phương Tây, NXB Đại học Quốc gia TP.
HCM
9. Tạ Ngọc Tấn (2000), Báo chí truyền thông, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội
10. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
11. GS.VS Trần Ngọc Thêm (2012), Cở sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà
Nội
12. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cở sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục,
Hà Nội
B. Sách nƣớc ngoài dịch ra tiếng Việt
13. Philippe Breton, Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông – Sự ra đời một ý
thức hệ mới, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
14. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình ,
Tập 1, NXB Thông tấn.
15. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình ,
Tập 2, NXB Thông tấn.


16. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình ,
Tập 3, NXB Thông tấn.
C. Luận văn, luận án
17. Nguyễn Thị Hằng (2012), “Nghiên cứu truyề n hình thực tế ở Viê ̣t Nam” (Khảo
sát một số chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu: S Việt Nam – Hương vị
cuộc sống, Con đã lớn khôn và Người mẫu Việt Nam – Vietnam’s Next Top
Model), Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ chuyên ngành Báo chí học , Đại học KHXH & NV Đại học Quốc gia Hà Nội
18. Nguyễn Thu Hương (2014), "Truyền hình thực tế ở Việt Nam dưới góc nhìn văn
hóa Việt" (Khảo sát 5 chương trình: Giọng hát Việt (The Voice), Người mẫu Việt
Nam (Vietnam's Next Top Model), Thần tượng âm nhạc (Vietnam Idol), Tìm

kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam's Got Talent), Cặp đôi hoàn hảo (Just The
Two Of Us)), Luận văn thạc sỹ chuyện ngành Báo chí học, Học viện Báo chí &
Tuyên truyền, Hà Nội
19. Trần Thị Hồng Vân (2011), Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình qua
sản phẩm của các công ty truyền thông: Cát Tiên Sa, LASTA, Hoa Hồng Vàng
từ năm 2008 đến năm 2010 trên sóng Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành báo chí, Đại học KHXH và NV - Đại
học Quốc gia Hà Nội
D. Sách tiếng Anh
20. Mark Andrejevic (2003), Reality TV : The Work of Being Watched, Rowman &
Littlefield Publishers, USA
21. Doris Baltruschat (2009), Reality TV Formats: The Case of Canadian Idol,
Canadian Journal of Communication Journal Vol 34, No 1 issue, Canada.
22. CQ Press (2010), Reality TV, Aug.27,2010, Volume 20, Number 29, USA
23. Amir Hetsroni (2010), Reality Television - Merging the Global and the Local,
Nova Science Publishers, USA
24. Annette Hill (2005), Reality TV: Audiences and popular factual television,
Routledge, United Kingdom
25. James A. Mead (2006), Survivor and other reality T.V. Game shows: the uses
and gratifications perspective on a reality sub-genge, The author, USA


26. Albert Moran (2009), TV Formats Worldwide: Localizing Global Programs,
Intellect Books, Australia
27. Kirill Razlogov (2003), Global and/or Mass Culture?, Social Sciences,Vol. 34,
Issue 3
28. Silvio Waisbord (2004), McTV: Understanding the Global Popularity of
Television Formats, Television & New Media, Vol 5 No 4, Sage Publications,
USA
E. Các tài liệu khác

29. Đỗ Anh, Tú Trinh (2013), Truyền hình thực tế và va đập văn hóa, Thế Giới Số
Xuân 2013
30. Dương Vân Anh, Truyền hình thực tế: Những con số nói nhiều,
1/1/2014
31. Dương Vân Anh, Truyền hình thực tế vẫn tăng trưởng mạnh,
30/1/2014
32. Hà Anh, Giọng hát Việt bị chỉ trích vì hát quá nhiều bài tiếng Anh,
29/8/2012
33. Hà Bình, Truyền hình thực tế tác động tiêu cực đến sinh viên,
/>34. Đặng Chung, Liveshow 6 Bước nhảy hoàn vũ 2014: Chàng “phu xe” Tim làm
giám khảo rớt nước mắt, />23/2/2014
35. Thái Ca, Kinh doanh văn hóa và tiếng khen chê,
15/01/2012


36. Ngọc Diệp, Cần hạn chế nhập khẩu kịch bản Truyền hình thực tế,
/>37. Ngọc Diệp, Nhà báo Tạ Bích Loan: Quan trọng là có giúp văn hóa tốt lên hay
không?, 8/12/2013
38. Tâm Giao, Vũ công có giá hơn nhờ THTT, />22/9/2013
39. Thu Hà, PGS - TS Nguyễn Thị Minh Thái: Khán giả đã cảnh giác hơn với…
nước mắt, />40. Huy Hoàng, Trò lừa trên sóng truyền hình quốc gia, Nông thôn ngày nay, số
82, ngày 5/4/2014, tr.8,9
41. Ngô Nguyệt Hữu, Scandal Anh Thúy "đeo mặt nạ" trên chương trình truyền
hình thực tế, An ninh thủ đô, số 1356, ngày 5/4/2014, tr.16,17
42. Ngô Nguyệt Lãng, Vietnam’s Next Top Model 2013: Nhảm!,
9/4/2013
43. Hoàng Lê - Quỳnh Nguyễn, Truyền hình thực tế: Khủng hoảng thừa, Kỳ 1: Nở
rộ và mua vui, Tuổi trẻ, thứ 5 ngày 3/4/2014,tr.16
44. Hải Long, Truyền hình thực tế: Ồ ạt mua kịch bản, lãng quên sáng tạo,
/>45. Chu Ngũ Lương, Got talent hấp hối vì thiếu scandal Quỳnh Anh,

14/3/2013
46. Dương Văn Minh, Bàn về khái niệm “Glocalization” trong chương trình
“truyền hình thực tế” tại Việt Nam, />47. Hữu Ngọc, Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây,
/>

chung/469-huu-ngoc-doi-thoai-lien-van-hoa-giua-viet-nam-va-phuongtay.html,13/4/2008
48. Thanh Phúc - Thảo Vân, Truyền hình - Sóng về đâu? - Khi giờ vàng thuộc
về…đối tác, 24/9/2012
49. Hà Thanh Phụng, Giọng Hát Việt 2012 và câu chuyện về văn minh,
/>50. Cúc Phương, Khi quảng cáo đè bẹp...chương trình truyền hình thực tế!,
/>a_ndht/item/20160102.html, 22/4/2013
51. Linh San, Truyền hình thực tế: Khủng hoảng thừa, Kỳ 2: Những cuộc "giao
tranh", Tuổi trẻ, thứ 6 ngày 4/4/2014,tr.16
52. Linh San, Truyền hình thực tế: Khủng hoảng thừa, Kỳ cuối: Giấc mơ ngắn hạn
và những sự thật im lặng, Tuổi trẻ, thứ 7 ngày 5/4/2014, tr.15
53. Linh San, Truyền hình thực tế phải chế biến tử tế, Tuổi trẻ, Chủ nhật ngày
6/4/2014, tr.6
54. Dương Xuân Sơn (2000), Ngăn chặn tiêu cực trong toàn cầu hoá thông tin đại
chúng, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 12, 12/2000.
55. Dương Xuân Sơn (2000), Một số vấn đề về toàn cầu hoá truyền thông đại
chúng, Tạp chí Người làm báo, số 11, 11/2000
56. Hồng Trang, Truyền hình thực tế cần phù hợp công chúng Việt Nam,
/>n/item/20530202.html,10/6/2013
57. Đỗ Tuấn - Dạ Ly - Nguyên Vân, Truyền hình thực tế “thực” đến tàn nhẫn,
/>58. Nguyên Vân, Thí sinh Giọng hát Việt có sính ngoại,
/pages/20120712/thi-sinh-giong-hat-viet-co-sinhngoai.aspx, 13/07/2012


59. Hoàng Vinh (1996), Khái niệm văn hóa, Tham luận hội thảo khoa học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

60. Pia Majbritt Jensen (2007), Television format adaptation in a trans - national
perspective - an Australian and Danish case study, A thesis submitted in
fulfillment of the requirements for the degree of PhD, Aarhus University,
Denmark
61. Schmitt (2005), "Quantifying the Global Trade in Television Formats", Lecture
presented as part of the workshop 'International Television Format Trade' by the
Erich-Pommer-Institute, Spain
62. Matt Wells, "There's no such thing as reality tv",
/media/2001/nov/05/mondaymediasection.bbc, 5/11/2001
63. Các website sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn:
-

gionghatviet.vn

-

vietnamnexttopmodel.com

-

buocnhayhoanvu.vn

-

cuocduakythu.vtv.vn

-

vietnamgottalent.vtv.vn


-

youtube.co



×