Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thêm vào góc nghiên cứu những hình ảnh biểu tượng trong thơ tế hanh giai đoạn 1945 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.8 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

TRỊNH THỊ PHƢƠNG

NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG
THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

TRỊNH THỊ PHƢƠNG

NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG
THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Văn Lân

Hà Nội – 2014



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới GS.TS. Lê Văn Lân, người thầy tận tình đã dành nhiều thời
gian và công sức giúp đỡ, động viên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành
bản luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo
sau đại học, các Quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo và dạy dỗ, truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn
bè đã luôn ở bên cạnh khuyến khích, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn
để hoàn thành khóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014

Trịnh Thị Phương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế
Hanh giai đoạn 1945 - 1975 là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.
Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài
liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận
khoa học chưa công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
Học viên

Trịnh Thị Phƣơng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 4
3. Phạm vi nghiên cứu.................................. Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích nghiên cứu................................ Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu ......................... Error! Bookmark not defined.
5. Kết cấu của luận văn ................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975....... Error! Bookmark not
defined.
1.1. Khái lƣợc về biểu tƣợng ..................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Một số quan niệm về biểu tượng ..... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đặc trưng của biểu tượng ............... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình tượng đặc biệt.
................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Hành trình sáng tác thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 ......... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1954 ............. Error! Bookmark not
defined.
1.1.2. Thơ Tế Hanh giai đoạn 1954 – 1975 ............. Error! Bookmark not
defined.
Chƣơng 2: CÁC LOẠI HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TẾ
HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 ................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Biểu tƣợng thiên nhiên ....................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Hình ảnh biểu tượng dòng sông ..... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hình ảnh biểu tượng biển ............... Error! Bookmark not defined.


1


2.1.3. Hình ảnh biểu tượng trăng ............. Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Hình ảnh biểu tượng hoa ................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Biểu tƣợng con ngƣời .......................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Hình ảnh biểu tượng người mẹ ....... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 . Hình ảnh người tình ....................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG
TRONG THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 .... Error! Bookmark
not defined.
3.1. Hình ảnh............................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Các biện pháp tu từ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Giọng điệu ............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 7

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Biểu tượng nghệ thuật là một dạng mã hóa những cảm xúc, tư
tưởng của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Những hình ảnh xuất hiện với
tần số cao, mang nhiều giá trị tượng trưng đã trở thành chìa khóa mã hóa thế
giới nghệ thuật. Những biểu tượng đó sẽ bộc lộ cá tính sáng tạo, phong cách
tác giả, khuynh hướng văn học và cả đặc trưng văn hóa của từng dân tộc.
Nghiên cứu tác giả, tác phẩm từ góc độ biểu tượng do đó đã và đang thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật.
1.2. Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, Tế Hanh là nhà thơ tiêu biểu

và có nhiều đóng góp đáng kể. Thơ Tế Hanh không hướng về thế giới vĩ mô
xa lạ mà tìm về những cảnh đời bình dị, gần gũi của quê hương trong cách
cảm nghĩ chân thực, hồn nhiên và giàu ý vị của tuổi hoa niên. Đời thơ Tế
Hanh như Xuân Diệu nói là dòng suối trong thầm thì, róc rách đi vào những
mạch thầm kín của tình đời, tình người. Cùng với thế hệ các nhà thơ xuất hiện
trước Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh đã đi qua chặng đường sáng tác khá
dài trên 60 năm và để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Không kể tập tiểu luận
Thơ và cuộc sống mới và thơ viết cho thiếu nhi, ông có khoảng hơn 20 tập
thơ. Đến với thơ Tế Hanh, người đọc dễ dàng bắt gặp một hồn thơ hồn hậu,
trong trẻo và tràn đầy cảm xúc. Hồn thơ ấy lại được biểu hiện ra bởi một thế
giới của những gì rất gần gũi, quen thuộc, bình dị như cuộc sống thường ngày
của mọi người mà không thiếu những vẻ đẹp sâu xa. Trong đó, ta thấy có
những hình ảnh được xuất hiện nhiều lần, mang giá trị tượng trưng và trở
thành chìa khóa mã hóa thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Đó là những loại từ
tập trung biểu đạt từng nội dung về thiên nhiên (sông, biển, ánh trăng, hoa…)
và con người (người mẹ, người tình “em”…). Những hình ảnh thực đó của
3


đời sống đã hiện lên với tất cả nét chân mộc và “điêu huyền” của nó, phù hợp
với tạng cảm xúc, quan niệm thẩm mỹ, góp phần đem lại nét riêng, độc đáo
của phong cách nghệ thuật thơ Tế Hanh.
1.3. Tế Hanh là cây bút sớm được phát hiện, khẳng định. Thơ ông đã
thu hút được sự quan tâm, đánh giá, phê bình của đông đảo bạn đọc và giới
nghiên cứu phê bình. Vì thế, từ trước đến nay đã có nhiều bài trên các sách,
báo, tạp chí, trang web… viết về sáng tác của Tế Hanh. Đa số, các bài viết
đều làm nổi bật những đặc sắc, thành công cả về nội dung tư tưởng và nghệ
thuật biểu hiện, đồng thời cũng chỉ ra được vị trí của mỗi tập thơ trong chặng
đường thơ của Tế Hanh. Nhìn chung, các bài viết vẫn chỉ dừng ở thế giới thơ,
phong cách nghệ thuật thơ Tế Hanh hoặc những chặng đường thơ. Vì vậy,

nghiên cứu Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 –
1975 chúng tôi muốn giải mã các các hình ảnh biểu tượng để có được chìa
khóa đi vào tác phẩm, khám phá được những mạch ngầm tư tưởng, những
cách tân nghệ thuật mới mẻ của Tế Hanh. Từ đó khẳng định những đóng góp
quan trọng của ông đối với nền văn học nước nhà trong lĩnh vực thơ ca.
1.4. Tìm hiểu Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn
1945 - 1975 với việc khảo sát, thống kê, giải mã những hình ảnh biểu tượng
xuất hiện trong những sáng tác của Tế Hanh 1945 - 1975 sẽ giúp chúng ta có
cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về diện mạo và quá trình đổi mới của thơ
Việt Nam thời kì 30 năm chiến tranh. Hy vọng, đây sẽ là một hướng đi mới,
có triển vọng, đem lại nhiều kết quả nghiên cứu khả quan và có giá trị.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trước cách mạng tháng Tám (1945)
Tế Hanh là bông hoa nở muộn, thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của phong
trào Thơ mới nhưng đã ít nhiều khẳng định được bản sắc, tài năng của mình.

4


Năm 1939, tập thơ Nghẹn ngào của Tế Hanh đạt giải thưởng của Tự lực văn
đoàn, tên tuổi ông bắt đầu có sức thu hút đối với giới nghiên cứu, phê bình
văn học. Đánh giá cao tài năng của nhà thơ trẻ này, Hoài Thanh trân trọng
giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh tế,
Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
Người nghe thấy cả những điều không hình không sắc, không âm thanh như
mảnh hồn làng trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến
rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi
thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới của những tình cảm ta đã âm
thầm trao cho cảnh vật” [40, tr. 140]. “Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu
sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết”… “Sự thành thực của thi

nhân không thể ngờ tới được” [40, tr. 140].
Cũng với tập thơ đầu tay này, Nhất Linh nhận định: “Ông Tế Hanh có
rất nhiều hứa hẹn trở nên một thi sĩ có tài…Hai bài Quê hương và Những
ngày nghỉ học là hai bài thơ hay của thơ ca Việt Nam và hai bài đó đủ định
giá trị của nhà thơ Tế Hanh” [22, tr. 283], điệu hồn thơ riêng của ông ngay từ
đầu cũng được Nhất Linh nắm bắt tinh tế “Một linh hồn rất phong phú có
những rung động rất sâu sắc và để diễn tả tâm hồn, ông có đủ nghệ thuật và
cách đặt câu, tìm chữ”… “Nghẹn ngào là thơ của một người có tấm lòng giàu,
dễ rung động trước muôn nghìn cảnh hoặc tầm thường, hoặc éo le trong đời.
Tập Nghẹn ngào gom góp tất cả những rung động phức tạp của một đời thiếu
niên” [22, tr. 284].
Quả thật, ngay từ đầu, Tế Hanh đã được khẳng định như một cây bút
thơ tinh tế, trong trẻo, nhiều hứa hẹn ngay từ trước cách mạng tháng Tám.
2.2. Sau cách mạng tháng Tám
Sau Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh hồ hởi sáng tác và liên tiếp cho ra
đời những đứa con tinh thần của mình: Nhân dân một lòng (1953), Lòng miền
5


Nam (1956), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Bài thơ tháng bảy
(1961), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966), Đi suốt bài ca
(1970), Câu chuyện quê hương (1973), Theo nhịp tháng ngày (1974), …Hầu
như mỗi tập thơ của ông ra đời sau đó đều xuất hiện những bài phê bình kịp
thời và công phu. Bài viết về thơ ông khá phong phú nhưng chủ yếu ở hai
dạng sau:
2.2.1. Những bài viết riêng về từng tập thơ
Là cây bút được mến mộ nên có nhiều bài viết tiêu biểu về các tập thơ
dọc theo đời thơ Tế Hanh. Lê Đình Kỵ với Tiếng sóng hay tiếng lòng của một
nhà thơ Việt Nam; Tiếng sóng một thành công quan trọng của Tế Hanh của
Đỗ Hữu Tấn; Thiếu Mai với Về tập thơ Hai nửa yêu thương của Tế Hanh;

Nguyễn Đình với Hai nửa yêu thương - một tập thơ mới trong giai đoạn mới
của Tế Hanh; Lê Tố - Nguyễn Xuân Nam với Khúc ca mới của Tế Hanh; Anh
Tố viết Mấy cảm nghĩ khi đọc Đi suốt bài ca. Hoài Anh với Đọc Câu chuyện
quê hương, Vũ Quần Phương với Đọc tập thơ Theo nhịp tháng ngày của Tế
Hanh, Hồng Diệu với Đọc giữa những ngày xuân của Tế Hanh, Mã Giang
Lân với Đọc con đường và dòng sông của Tế Hanh, Bài ca sự sống. Mỗi bài
viết của mỗi tác giả là những khám phá, tìm tòi về thơ Tế Hanh ở những góc
độ khác nhau. Song, những bài viết đều cho thấy những đặc sắc, thành công
cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời cũng chỉ ra nhược điểm của
từng tập thơ, vị trí của mỗi tập thơ trong quá trình sáng tác của Tế Hanh. Qua
đó, chúng ta có thể hình dung được những bước phát triển của đời thơ ông
qua từng mốc cụ thể. Dạng bài viết này phổ biến hơn ở giai đoạn đầu, đặc biệt
ở thập niên 60 và 70.

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Hoài Anh (1974), Đọc Câu chuyện quê hương, Tạp chí Tác phẩm mới, số 35

2.

Jean Chevalie, A.Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới, Nxb Đà Nẵng

3.


Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

4.

Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lý luận của văn học so sánh,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

5.

Xuân Diệu (1983), Tuyển tập thơ tháng 1, Nxb Văn học, Hà Nội

6.

Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam (1932-1945), Nxb Giáo
dục Hà Nội

7.

Nguyễn Đình (1963), Hai nửa yêu thương, một tập thơ mới trong giai
đoạn mới của Tế Hanh, Tạp chí Văn học, số 5 năm

8.

Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam, Nxb ĐH và GD chuyên nghiệp

9.

Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội


10. Trinh Đường (1991), Tế Hanh - 70 Năm tuổi đời và tuổi thơ, Tạp chí Văn
học, số 3
11. Nhiều tác giả (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb khoa học Xã hội,
Hà Nội
12. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội
13. Lê Bá Hán (1998), Tinh hoa Thơ mới thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo
dục, Hà Nội
14. Tế Hanh (1987), Tuyển tập thơ, Nxb Văn học, Hà Nội

7


15. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2005), Sự phát triển ý nghĩa của hệ Biểu tượng
trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn),
Viện ngôn ngữ học
16. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội
17. Lê Quang Hưng (2002), Tế Hanh trong sách Lịch sử văn học Việt Nam,
Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội
18.

Lê Quang Hưng (2002), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì
trước 1945, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội

19. Tố Hữu (1995), Thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội
20. Nguyễn Xuân Kính (1991), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội
21. M. Bakhin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn
Nguyễn Du, Hà Nội

22. Mã Giang Lân (2003), Tế Hanh - Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục
23. Nguyễn Văn Long (1984), Tế Hanh trong sách Từ điển văn học tập II,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
24. Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình (1995), Lí luận
văn học tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội
25. Thiếu Mai (1970), Đi suốt bài ca, Tạp chí Tác phẩm mới, số 10
26. Thiếu Mai (1969), Đường thơ Tế Hanh, Tạp chí Văn học, Số 2
27. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiên đại - chân dung và
phong cách, Nxb Trẻ, TPHCM
28. Nguyễn Xuân Nam (1997), Tế Hanh - Một hồn thơ đậm tình đất nước,
tạp chí Tác phẩm mới, số 8
29. Bàng Sĩ Nguyên (1964), Tế Hanh với hai nửa yêu thương, Báo Văn
nghệ, số 37

8


30. Vương Trí Nhàn (1996), Lời con đường quê, Tạp chí Tác phẩm mới, số 6
31. Vương Trí Nhàn (20-7-1996), Một cuộc đời sống trọn vẹn với thơ, Báo
Thể thao và văn hóa, số 29
32.

Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội

33. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà nẵng và
Trung tâm Từ điển học
34. Vũ Quần Phương (15-3-1975), Đọc Theo nhịp tháng ngày của Tế Hanh,
Báo Văn nghệ
35. Vũ Quần Phương (1984), Tế Hanh trong sách Nhà thơ Việt Nam hiện

đại, Nxb Khoa học xã hội
36. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội
37. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb TP HCM
38. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb Văn học, Hà Nội
39. Văn Tâm (1992), Giảng bình văn học lãng mạn, Nxb Giáo dục, Hà Nội
40. Hoài Thanh - Hoài Chân (1996), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội
41. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb
Văn học, Hà Nội
42. Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật
43. Lý Hoài Thu (1997), Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945
(Thơ Thơ và Gửi hương cho gió), Nxb Giáo dục, Hà Nội
44. Đỗ Lai Thúy (2000), Mắt thơ, Phê bình phong cách thơ mới, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội
45. Chế Lan Viên (1985), Tuyển tập thơ, Nxb Văn học, Hà Nội

9



×