Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Báo cáo thực tập kế toán: kế toán vốn bằng tiền, kế toán NVL, Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.05 KB, 111 trang )

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

1

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

BẢNG MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
STT

Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

CP

Cổ phần

2

GBN

Giấy báo nợ

3



TGĐ

Tổng giám đốc

4

HĐ GTGT

Hóa đơn gía trị gia tăng

5

NSLĐ

Năng suất lao động

6

VNĐ

Việt Nam đồng

Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội


2

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

7

BTC

Bộ Tài chính

8

TK

Tài khoản

9



Quyết định

10

TT

Thông tư

11


NKC

Nhật ký chung

12

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

13

DN

Doanh nghiệp

14

CP NVL TT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

15

CCDC

Công cụ dụng cụ

16


NVL

Nguyên vật liệu

17

NC TT

Nhân công trực tiếp

18

SXC

Sản xuất chung

19

CPSX

Chi phí sản xuất

20

PXK

Phiếu xuất kho

21


PNK

Phiếu nhập kho

22

KKTX

Kê khai thường xuyên

23

TP

Thành phẩm

24

SP

Sản phẩm

25

GT

Gía thành

26


KTTC

Kế toán tài chính

27

BXD

Bộ xây dựng

28

TCLĐ

Tiêu chuẩn lao động

29

CPSDMTC

Chi phí sử dụng máy thi công

30

NT

Ngày tháng

31


SH

Số hiệu

Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

3

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

32

TK

Tài khoản

33

STT

Số thứ tự

34


PT

Phiếu thu

35

PC

Phiếu chi

36

GBC

Giấy báo có

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.

Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

4


Khoa: Kế toán-Kiểm toán

LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế quốc dân. Hằng năm xây dựng cơ bản chiếm khoảng 30% vốn đầu tư của
nhà nước cũng chính vì thế nó có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất
nước. Sản phẩm là những công trình có giá trị, thời gian sử dụng lâu dài và có ý
nghĩa quan trọng về mặt kinh tế. Các doanh nghiệp cần phải biết kết hợp các yếu tố
đầu vào một cách tối ưu để không chỉ cho ra những sản phẩm chất lượng đảm bảo
về kỹ thuật, kiến trúc - thẩm mỹ... mà còn phải có một giá thành hợp lý không chỉ
đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn mang tính cạnh tranh đối với
các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Trong bối cảnh nước ta đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt Quyết định số 491/QĐ – TTG của Thủ tướng
chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đang được triển khai trên
toàn quốc .Có vai trò đặc biệt quan trọng trong đề án xây dựng nông thôn mới nên
xây dựng cơ bản càng trở lên thiết yếu để góp phần làm thay đổi diện mạo của quê
hương đất nước. Điều đó không chỉ có ý nghĩa là khối lượng công việc của ngành
xây dựng cơ bản sẽ tăng lên mà song song với nó là số vốn đầu tư xây dựng cơ bản
cũng tăng lên. Vì đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp là phải thi công các công trình
- hạng mục công trình có nhiều khâu, thời gian dài, địa điểm thi công lại không cố
định... Vấn đề được đặt ra là làm sao để quản lý vốn một cách có hiệu quả, khắc
phục tình trạng lãng phí thất thoát trong kinh doanh. Dưới trình độ quản lý kinh tế
vĩ mô thì việc hạch toán đúng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp
các doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về công việc về thực trạng cũng như khả
năng của mình để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và
dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản vật tư lao động, tiền vốn, tình hìnhsử dụng
nguyên vật liệu, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Từ đó tìm cách
cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất, tổ chức quản lý khoa học, hiệu quả nhằm tiết

Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

5

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

kiệm chi phí không cần thiết, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường..
Xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch
toán em quyết định chọn 3 phần hành để viết báo cáo là phần hành:”kế toán vốn
bằng tiền, kế toán NVL, Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Sông Hồng” để viết báo
cáo tốt nghiệp.
Báo cáo thực tập của em ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 2 phần sau:
Phần 1:Tổng quan về Công ty cổ phần Xây Dựng Số 1 Sông Hồng.
Phần 2:Thực trạng kế toán 1 số phần hành chủ yếu của Công ty cổ phần xây
dựng số 1 Sông Hồng.
Trong quá trình nghiên cứu, em đã cố gắng học tập nhưng do sự hạn chế về
kiến thức và thời gian nên bài viết của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót.Em rất
mong muốn và xin chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp bổ sung của cô giáo
Trịnh Hồng Thúy, cùng các anh,chị trong phòng kế toán của công ty nhằm hoàn
thiện hơn nữa để nâng cao được sự hiểu biết của bản thân và sau này có thể giúp ích
cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Trịnh Hồng

Thúy và các anh, chị trong phòng kế toán của Công ty cổ phần Xây Dựng số 1
Sông Hồng đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

6

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 SÔNG
HỒNG.
1.1: Sự hình thành và phát triển của Công ty CP Xây dựng số 1 Sông Hồng.
1.1.1: Khát quát về sự hình thành của Công ty CP Xây dựng số 1 Sông Hồng.
1.1.1.1: Giới thiệu chung:
− Tên đơn vị: Công ty CP Xây dựng số 1 Sông Hồng.
− Tên giao dịch quốc tế: Song Hong No.1 Contruction Joint Stock Company.
− Tên viết tắt: Song Hong No.1.jsc.
1.1.1.2: Trụ sở Công ty CP xây dựng số 1 Sông Hồng:





+
+


Địa chỉ : Số 72, Phố An Dương, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
Điện thoại: 04.38 294 852
Fax: 04.38 238 515
Vốn điều lệ : 20.000.000.000 đồng ( Hai mươi tỷ đồng )
Mệnh giá cổ phần: 10 000 đồng
Số cổ phần đã đăng kí mua: 2 000 000.
Tổng lao động: 476 người.

Trong đó:
+ Đại học: 67 người
+ Cao đẳng: 22 người
+ Thợ lành nghề (trực tiếp) và lao động khác: 387 người.
1.1.1.3: Chi nhánh Công ty tại Thành phố Bắc Giang:
− Địa chỉ: Số 245 Đường Lê Lợi, TP Bắc Giang.
− Điện thoại: 0240.3 280 058
1.1.1.4: Các ngành nghề kinh doanh chính:
− Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng
kĩ thuật đường dây,trạm biến áp.
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội


7

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

− Lắp đặt máy móc thiết bị, trang trí nội, ngoại thất.
− Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng,nhiên liệu, máy móc thiết bị phụ tùng






khai thác vật liệu xây dựng.
Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, bất động sản.
Tư vấn kỹ thuật công nghệ cho các dự án phát triển vật liệu xây dựng.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng.
Tư vấn thiết kế quy hoạch đô thị, nội ngoại thất công trình.
Tư vấn, giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng và công

nghiệp.
− Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, giải khát ( không
bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường , quán bar ).
− Kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
− Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
− Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng và
bằng taxi.
− Đại lí kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông.
− Dịch vụ xông hơi, xoa bóp (không bao gồm ấn huyệt và xông hơi bằng thuốc
y học cổ truyền).
1.1.2: Khái quát về sự phát triển của Công ty CP Xây dựng số 1 Sông Hồng:

1.1.2.1: Các giai đoạn phát triển chủ yếu:
− Năm thành lập : Thành lập năm 1974 (tiền thân là Công ty Đá sỏi thuộc Bộ
Xây Dựng ).
− Năm 1996: Đổi tên thành Công ty Vật liệu Xây Dựng theo QĐ số
124/BXD-TCLĐ ngày 26 tháng 1 năm 1996.
− Năm 1997: Đổi tên thành Công ty Xây lắp Vật liệu Xây Dựng theo quyết
định số 33/BXD-TCLĐ ngày 20 tháng 1 năm 1997.
− Năm 2002 chuyển Công ty Xây lắp Vật Liệu Xây dựng thành doanh nghiệp
là thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng
theo quyết định số 628/QĐ-BXD ngày 20 tháng 05 năm 2002.
− Năm 2005: Chuyển thành Công ty CP Xây lắp Vật Liệu Xây Dựng thuộc
Tổng Công ty Xây Dựng Sông Hồng theo quyết định số 2333/QĐ-BXD
ngày 19/12/2005 Của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

8

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

− Năm 2006 đổi thành tên Công ty Cổ phần Xây Dựng số 1 Sồng Hồng thuộc
Tổng Công ty Sông Hồng theo QĐ số 412/2006/QĐ-CBM ngày 18 tháng 12
năm 2006.
1.1.2.2: Các thành tựu, công trình dự án nổi bật từ khi thành lập cho đến nay:
− Trong những năm qua, Công ty CP Xây dựng số 1 Sồng Hồng không ngừng

mở rộng thị trường, tham gia thi công trên khắp địa bàn cả nước.Trong đó,











đã thực hiện thành công một số công trình lớn:
Nhà điều hành sản xuất và nhà khách điện lực Hải Phòng.
Nhà máy phân bón DAP Vinachem Đình Vũ (Hải Phòng ).
Khu nhà ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Khu biệt thự nguyên thủ trong khuôn viên Trung tâm hội nghị Quốc gia.
Doanh trại phòng cảnh sát bảo vệ đại đội cảnh sát cơ động tỉnh Hà Giang.
Cống dẫn dòng và tường cánh thượng lưu công trình thủy điện sông Ba Hạ.
Khu nha ở tại phường Tân Thịnh, thị xã Hòa Bình.
Nhà ở và công trình phụ trợ Thủy điện Nậm Chiến- Sơn La.
Nhà thư viện Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Xây lắp móng nhà bè, phần thô khối A1 thuộc dự án Khu thương xá Vĩnh
Trung ( Đà Nẵng)…….

1.1.2.3: Định hướng phát triển của công ty:
Một số định hướng chiến lược phát triển của SÔNG HỒNG 1 trong thời gian tới:
1. Không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ, thay thế các máy móc thiết bị lạc
hậu bằng các thiết bị tiên tiến hiện đại, tiêu hao ít điện năng nhưng vẫn nâng
cao được công suất và chất lượng sản phẩm.

2. Giảm chi phí, tiết kiệm trong quản lý và sản xuất để hạ giá thành sản phẩm,
tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
3. Áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008, nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lý chặt chẽ quy trình sản
xuất và vận hành trang thiết bị của đơn vị. Đồng thời, Công ty đã và đang
thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường sản xuất, phấn đấu đạt tiêu
chuẩn về môi trường.

Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

9

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

4. Hoàn thành các dự án đang triển khai và thu hút thêm các dự án mới. Không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực mà công ty
đang hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận mang lại doanh thu ổn định cho
doanh nghiệp.
5. Cải cách, tinh giảm bộ máy quản lý của Công ty một cách năng động, gọn
nhẹ và hiệu quả. Thường xuyên có những chính sách để thu hút nhân tài, lực
lượng lao động có trình độ, tay nghề cao. Tiếp tục rà soát, sàng lọc, đào tạo
và huấn luyện đội ngũ CBCNV để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cả
về chuyên môn cũng như trách nhiệm, bảo đảm tất cả lực lượng sản xuất làm
chủ được các thiết bị công nghệ mới và hiện đại.

6. Người lao động chính là lực lượng nòng cốt, do đó SÔNG HỒNG 1 thường
xuyên quan tâm đến đời sống của người lao động, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
7. Không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất để tạo công ăn việc làm cho
người lao động của địa phương, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho ngân
sách, tích cực vận động cán bộ công nhân viên tham gia các hoạt động văn
hóa xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.
1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Công ty CP Xây Dựng số 1 Sông Hồng:
1.2.1:Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty CP Xây Dựng số 1 Sông Hồng;
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý:

Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

10

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

1.2. 2: Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
− Đại hội đồng cổ đông:
+ Gồm tất cả các thành viên ( cổ đông) có quyền biểu quyết (Các cổ đông sở
hữu cổ phiếu phổ thông và sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết).
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14


Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

11

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

+ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của
Công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại
và hoạt động của Công ty. Đại hội đồng cổ đông làm việc theo chế độ tập
thể, thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình chủ yếu thông qua kỳ họp của

+


+
+


+


+

Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị:
Nhiệm vụ hoạch định chiến lược phát triển của công ty, quyết định phương
án đầu tư trong công ty và trực tiếp chỉ đạo, giám sát việc điều hành hoạt

động của Ban Tổng Giám Đốc .
Ban Tổng Giám đốc:
Chỉ đạo và điều hành sản xuất.
Chỉ đạo trực tiếp các phòng ban nghiệp vụ, nắm vững yêu cầu nhiệm vụ,
diễn biến trong quá trình sản xuất. kinh doanh ở từng công trình, từng thời kỳ
tháng, tuần, ngày, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra giải quyết các yêu cầu
phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm hoàn thành tốt nhất các
nhiệm vụ,, đảm bảo chất lượng kỹ, mỹ thuật và tiến độ thi công từng hạng
mục công trình.
Ban kiểm soát:
Do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động
của công ty.Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và ban
Tổng giám đốc
Phòng Tổ chức hành chính:
Quản lý công tác hành chính quản trị, quân sự địa phương, bảo vệ trật tự cơ
quan, trang thiết bị văn phòng, đất, nhà xưởng tại văn phòng Công ty và các
đơn vị trực thuộc theo chế độ chính sách của Nhà nước và qui chế quản lý

của Công ty.
+ Thực hiện tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
tay nghề cho người lao động. Theo dõi, hướng dẫn các đơn vị và trực tiếp
tổ chức triển khai thực hiện công tác chuyển xếp lương, nâng bậc, nâng
lương…
− Phòng tài chính - kế toán:
+ Chức năng:

Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

12

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

Có chức năng xây dựng, theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo hệ thống kế toán của Công
ty, tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán chính xác, đúng pháp luật, xây dựng
kế hoạch khai thác thị trường vốn có hiệu quả.
+ Nhiệm vụ:
Tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh chính xác trung thực, kịp thời đầy đủ
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích kết quả hoạt động của công ty.
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thu, chi tài chính.Kế hoạch vốn của Công ty,
phát hiện và đề xuất biện pháp ngăn ngừa kịp thời những hành vi tham ô lãng phí vi
phạm chính sách chế độ tài chính của Nhà nước.
Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính
kinh tế Nhà nước và các quy định của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho
các đơn vị trực thuộc, thực hiện kế hoạch hóa đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ
của các bộ phận kinh tế trong công ty.
− Phòng kế hoạch đầu tư và đấu thầu:
Có chức năng xây dựng và quản lý kế hoạch SXKD tháng, quý, năm của toàn
Công ty, giúp Ban Tổng Giám đốc dự thảo, ban hành quy chế sửa đổi, bổ sung,
nghiên cứu triển khai thực hiện công tác tuân thủ theo pháp luật trong hoạt động
SXKD, quản lý và đảm bảo hồ sơ pháp lý, trang thiết bị tài sản, kế hoạch đầu tư,
điều động trang thiết bị, quản lý đất đai toàn Công ty, quản lý hợp đồng kinh tế và
các hồ sơ liên quan.
− Phòng quản lí xây lắp:
+ Có chức năng xây dựng phương án kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng

công trình, kết hợp với Ban quản lý dự án lập hồ sơ kỹ thuật chi tiết cho các
dự án lớn, chỉ đạo thi công hồ sơ kỹ thuật thực hiện đúng hợp đồng, nghiệm
thu hoàn công, quản lý hồ sơ liên quan như: hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu.
+ Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công ty

Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

13

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

làm Chủ đầu tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật
tư nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng
trên các lĩnh vực khác theo quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng
ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.
− Phòng kinh doanh:
 Chức năng:

Tham mưu cho Tổng Giám đốc quản lý các lĩnh vực: Công tác xây dựng kế
hoạch chiến lược, thống kê tổng hợp sản xuất, công tác điều độ sản xuất kinh
doanh, lập dự toán,quản lý hợp đồng kinh tế,,thanh quyết toán hợp đồng kinh
tế;….Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Tổng Giám đốc giao.
 Nhiệm vụ:
+ Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng


giai đoạn.
+ Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư. Chủ

trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty…Chủ trì
soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp
vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng
kinh tế.
+ Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho Giám đốc giải

quyết mọi thủ tục có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu
thầu.Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
− Trung tâm tư vấn thiết kế- tư vấn giám sát xây dựng:

Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

14

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

Có chức năng Tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát xây dựng các công trình
xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
− Các xí nghiệp và Đội xây dựng:

Có quyền được tự chủ kinh doanh theo sự phân cấp của công ty.Chịu sự
ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với công ty.Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với
công ty theo quy chế của công ty.
1.3:Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty:
1.3.1: Sơ đồ về quy trình tổ chức sản xuất:
Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức sản xuất:
Tham gia đấu thầuKý kết hợp đồng xây dựngTổ chức xây dựng Bàn giao công trình Bảo hành sản phẩm

− Giai đoạn 1: Tổ chức tham gia đấu thầu với chiến lược nhất định
− Giai đoạn 2: Tổ chức ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư sau khi thắng
thầu vì có thể còn những điều bổ sung và điều chỉnh giữa bên chủ đầu tư và
nhà thầu xây dựng trong phạm vi cho phép.
− Giai đoạn 3: Tổ chức thực hiện xây dựng công trình.
− Giai đoạn 4: Tổ chức kết thúc xây dựng, thanh lý hợp đồng và bàn giao công
trình cho bên đấu thầu theo luật định.
− Giai đoạn 5: Tổ chức bảo hành sản phẩm.
1.3.2:. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất:
 Đặc điểm về phương pháp sản xuất:
− Vừa là hoạt động kinh doanh chính vừa là ngành sản xuất vật chất cho nền
kinh tế quốc dân.
− Thông thường công tác XDCB do Công ty cũng như trong ngành xây dựng
cơ bản sản xuất có những đặc điểm sau:
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội


15

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

+ Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc …có qui mô lớn, kết cấu
phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài…Do vậy, việc tổ chức
quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công.
+ Sản phẩm xây lắp cố định nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất thì phải di
chuyển theo điểm sản phẩm.
+ Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp theo điều kiện nước ta hiện
nay phổ biến theo phương thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục các
công trình khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị nội bộ doanh nghiệp
( đội xây dựng, xí nghiệp …..). Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền
lương mà còn có đủ các chi phí như vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi
phí chung của bộ phận nhận khoán, chi phí khác….
 Đặc điểm về trang thiết bị:

− Công ty sử dụng phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp
bằng máy: máy trộn vữa 250, máy trộn bê tông, cẩu KCM¸ máy cắt sắt TQ
40, máy uốn sắt 70, máy đầm cóc, máy AC 25, giàn giáo cốp pha ….

− Đối với các công việc đơn giản như dọn dẹp, giải phóng mặt bằng, thi công
bề mặt và hoàn thiện Công ty sử dụng lao động thủ công. Với các đầu việc
như thi công nền móng và thi công phần thô, tùy theom yêu cầu của từng
công việc và xem xét hiệu quả kinh tế Công ty có thể sử dụng máy thi công
thay thế cho lao động thủ công.

 Đăc điểm về an toàn lao động:
Đây là vấn đề được Ban Tổng giám đốc quan tâm và luôn đề cao công tác đảm
bảo an toàn lao động. Do đặc thù môi trường làm việc của lĩnh vực xây lắp là thi

công các công trình cao tầng vì vậy hệ thống an toàn đươc trang bị rất kỹ:
− Trước khi vào thi công công công trình cần được cung cấp đầy đủ trang thiết
bị an toàn và phòng hộ cá nhân đảm bảo, đúng chủng loại.
− Tổ chức huấn luyện cho tất cả CBCNV của Công ty trước khi làm việc kể cả
lao động hợp đồng (ngắn hạn, thời vụ). Có cán bộ y tế có chuyên môn
nghiệp vụ và một số loại thuốc sơ cứu tại chỗ.
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội


16

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

Các phương tiện chuyên chở vật liệu phải có đầy đủ thiết bị an toàn, có
người am hiểu xi nhan cho xe, bốc dỡ từng loại hàng đúng chủng loại,
không tung ném tùy tiện.

− Trang bị hệ thống an toàn lao động, cung cấp đầy đủ quần áo, găng tay,
giầy, mũ bảo hộ cho người lao động.
− Trên công trường luôn có lưới an toàn, cầu dao điện bố trí an toàn, hợp lý.
Hệ thống điện, hệ thống cầu dao đủ tiêu chuẩn.
Ban chỉ huy công trình và bộ phận quản lý thường xuyên kiểm tra kịp thời, chấn
chỉnh và xử lý những sai phạm trong việc thực hiện các qui định về AT – VSLĐ –
PCCC trên công trường.

1.3.3: Đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý:
Do đặc điểm đặc thù của ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất độc lập,
có những đặc thù riêng về mặt sản xuất do vậy phải có tổ chức sản xuất kinh
doanh phù hợp với đặc thù riêng của ngành, cũng như tình hình sản xuất kinh
doanh thực tế của công ty.
Lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các đội công trình, mỗi
đội lại có thể phân thành các tổ sản xuất theo yêu cầu thi công thực tế. Tùy thuộc
vào nhu cầu thi công trong từng thời kì mà công ty có những phương án thích hợp
để tổ chức lại các đơn vị trực thuộc, các tổ chức sản xuất trong đội cũng sẽ được
thay đổi cho phù hợp với yêu cầu sản xuất và đúng theo quy định của pháp luật
nhằm đưa lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, công ty không ngừng mở
rộng quy mô sản xuất, sau khi ký kết được các hợp đồng xây dựng, Công ty giao
khoán cho các đội thi công, đây là một hình thức khoán gọn tới từng đội xây dựng
nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ quản lý trực tiếp tại công
trình, đồng thời tạo điều kiện cho các đội chủ động được trong thi công. Công ty
sẽ hỗ trợ vốn đầu tư và giám sát kiểm tra để Công ty có thể theo dõi được chính
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

17

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

xác đầy đủ các chi phí bỏ ra cho từng chủ công trình, phải chịu trách nhiệm trước

giám đốc về kết quả sản xuất, chất lượng công trình cũng như việc điều hành quản
lý toàn bộ TSCĐ của Công ty, chịu trách nhiệm về điều động sử dụng máy cho
các đội công trình, sửa chữa nhỏ các máy móc thi công của toàn Công ty. Để đảm
bảo cho việc quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã phân
cấp quản lý một cách rõ ràng.Chỉ có Công ty mới có tư cách pháp nhân đầy đủ
trong các giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng, với các tổ chức, các cơ quan
quản lý nhà nước và trực tiếp thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, Công ty
chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện các quan hệ thanh toán, quan hệ về
hợp đồng tài chính.
Các xí nghiệp, các đội xây dựng không có tư cách pháp nhân đầy đủ trong
quan hệ ký kết, giao dịch với khách hàng. Các xí nghiệp được công ty cấp vốn để
sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ Công ty giao, đơn vị trực thuộc chịu trách
nhiệm trước giám đốc công ty về kết quả sản xuất kinh doanh, về hiệu quả sử
dụng vốn, trích nộp các khoản theo quy định. Các xí nghiệp, các đội xây dựng này
được công ty trang bị các tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, đơn vị có
trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và phát huy tính năng sử dụng của tài sản cố định
đạt hiệu quả cao, phải có trách nhiệm nộp đủ khấu hao tài sản cố định và chi phí
sử dụng tài sản cố định về công ty.Các xí nghiệp, đội xây dựng chịu sự điều động
vốn và tài sản của Công ty theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, việc
thanh toán nội bộ giữa các Xí nghiệp đều do công ty thanh toán bù trừ cho các đơn
vị. Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình đơn vị phải nộp ngay về
công ty và làm thủ tục thanh toán.
1.3.4: Kết cấu sản xuất:
- Tại Công ty bộ phận sản xuất chính là các Xí nghiệp xây dựng thi công công
trình. Đây là lực lượng chủ yếu tham gia thi công công trình.

Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

18

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

- Bộ phận sản xuất phụ: Phòng kế hoạch và đấu thầu, Phòng Tài chính kế toán,
Phòng kỹ thuật thi công, văn phòng công ty
- Bộ phận cung cấp cho doanh nghiệp là các nhà cung cấp vật liệu phục vụ cho
quá trình thi công công trình.
Nhận xét: Quá trình sản xuất do các đội , xí nghiệp trực thuộc Công ty nhận
khoán trực tiếp thực hiện. Trong quá trình sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với các
phòng ban chức năng và nhân sự hỗ trợ của các phòng ban. Sự kết hợp chặt chẽ
giữa các xí nghiệp xây dựng với các phòng ban giúp cho quá trình sản xuất của
doanh nghiệp diễn ra thông suốt, liên tục, hiệu quả.
1.4: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
CP Xây dựng số 1 Sông Hồng:

Bảng 1.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm
gần đây.
Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

19

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

Chênh lệch năm 2014CHỈ TIÊU

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

2012
Số tiền

%

Tổng nguồn vốn

78.360

90.600

107.940

29.580

27,41


TSCĐ

58.860

62.133

71.700

12.840

17,91

Nợ phải thu

4.620

16.890

26.160

21.540

82,34

Nợ phải trả

3.690

14.394


12.960

9.270

71,53

Doanh thu

65.988,24

92.347,83

110.426,43

44.438,19

40,24

Giá vốn HB

32.681,9025 54.822,69

54.659,13

21.977,2275

40,21

Lợi nhuận TT


3.330,6348

13.525,14

13.767,3

10.436,6652

75,81

Thu nhập BQ

3

3,5

4

1

25

Số lao động

432

454

476


44

9,24

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty)
Qua biểu các chỉ tiêu kinh tế cho ta thấy:
 Tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của công ty đều tăng qua các năm.Cụ thể
năm 2014 tăng 29.580 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng
là 27,41%.Điều đó chứng tỏ Công ty ngày càng phát triển, chiếm lĩnh được
thị trường.
 Tài sản cố định của công ty năm 2014 so với năm 2012 tăng 12.840 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,91%.
 Nợ phải thu năm 2014 tăng 21.540 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng
với tỷ lệ tăng 82,34%.Điều này chứng tỏ công ty đã để chủ đầu chiểm dụng
vốn quá lớn, Công ty cần phải sát sao hơn để có phương án và kế hoạch cụ
thể để thu hồi công nợ từ phía chủ đầu tư để lấy vốn tiếp tục sản xuất.
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

20

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

 Nợ phải trả năm 2014 tăng 9.270 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với

tỷ lệ tăng 71,53%. Điều này chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nợ cho
khách hàng, trách được trường hợp nợ quá nhiều gây mất uy tín của Công ty.
 Tổng doanh thu của công ty đều tăng theo các năm. Cụ thể năm 2014 tăng
44.438,19 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng 40,24 %
.Điều đó chứng tỏ Công ty ngày càng phát triển, chiếm lĩnh được thị trường.
 Tổng TNBQ của người lao động của công ty đều tăng.Năm 2014 tăng 1
triệu đồng/người/tháng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng 25 %.
Điều đó chứng tỏ Công ty ngày càng kiếm được nhiều việc làm giúp cho thu
nhập của người lao đông ngày càng tăng lên.
 Tổng số lao động của công ty năm 2014 tăng 44 người so với năm 2012,
tương ứng với tỷ lệ tăng 9,24%. Công ty ngày càng thu hút được nhiều lao
động.
Phân tích tình hình một số chỉ tiêu tài chính của Công ty, có thể nhận định,
nếu không có biến động lớn, Công ty sẽ tiếp tục phát triển tốt trong tương lai.
1.5: Những vấn đề về công tác kế toán của Công ty CP Xây Dựng số 1 Sông
Hồng:
1.5.1: Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
− Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N.
− Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: VNĐ
− Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
− Kỳ kế toán: Theo quý.
− Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

21

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

− Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường
thẳng.
− Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.


Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là: Hình thức sổ kế toán nhật ký
chung.

1.5.2: Hệ thống chứng từ kế toán:
Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty được thực hiện theo đúng
nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán, Nghị
định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ và các quy định tại
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính., gồm 05 chỉ
tiêu:
+
+
+
+
+

Chứng từ về tiền lương
Chứng từ về hàng tồn kho
Chứng từ về bán hàng
Chứng từ về tiền tệ

chứng từ về tài sản cố định.

Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số loại chứng từ ban hành theo các
loại văn bản pháp luật khác như: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm
xã hội, danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, hoá đơn giá trị
gia tăng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ….
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Công
ty đều được lập chứng từ kế toán. Nội dung chứng từ kế toán đầy đủ, rõ ràng,
trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, số tiền viết bằng
chữ khớp, đúng với số tiền viết bằng số và có đủ chữ ký theo chức danh quy định
trên chứng từ.
1.5.3: Hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty sử dụng các tài khoản cấp 1 và cấp 2 theo đúng chế độ kế toán ban
hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. Các
tài khoản được chi tiết hóa theo từng đối tượng phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Báo cáo thực tập
Lớp: KT7-K14


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

22

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

1.5.4: Hệ thống sổ sách kế toán:
 Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
− Sổ kế toán tổng hợp:

+ Sổ nhật ký chung.
+ Sổ cái.
-Sổ kế toán chi tiết:
+ Sổ chi tiết về tiền mặt: Sổ này cung cấp 3 thông tin quan trọng về thu, chi tiền,
tồn quỹ. Sổ này do thủ quỹ, nhân viên kế toán tiền mặt ghi và quản lý theo dõi.
+Sổ chi tiết theo dõi tiền gửi ngân hàng: Sổ này cung cấp 3 thông tin quan trọng về gửi
vào, rút ra, còn lại về tiền gửi ngân hàng. Căn cứ để ghi sổ này là giấy báo Nợ, báo Có.
+Sổ chi tiết này được ghi cho từng ngân hàng và mở cho từng loại tiền.
+Sổ chi tiết về TSCĐ.
+Thẻ kho: Dùng để theo dõi khối lượng nhập, tồn kho hàng hóa ghi theo đơn vị đo
lường hiện vật.
+Sổ chi tiết phải trả cho CNV.
+Sổ chi tiết bán hàng ( doanh thu ).
+Sổ chi tiết phải thu khách hàng, phải trả người bán.
 Quy trình hạch toán và ghi sổ được khái quát theo sơ đồ:
- Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty là hình thức “nhật ký chung” .

Sơ đồ 1.3:Sơ đồ hình thức ghi sổ tại Công ty CP Xây dựng số 1 Sông Hồng.

Chứng từ gốc

Nhật ký chung
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập

S




Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

23

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

BCĐPS

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Kiểm tra đối chiếu, kết chuyển
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký
chung
- Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng
làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký
chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi
vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở
sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung,
các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết
liên quan.
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14


Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

24

Khoa: Kế toán-Kiểm toán

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày,
căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp
vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10...
ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng
hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản
phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp
vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
-Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái,lập Bảng cân
đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo
tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối
số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật
ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số
trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
1.5.5:Hệ thống báo cáo tài chính:
- Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập theo quý, năm.
-Báo cáo gồm:
+Bảng cân đối kế toán


(Mẫu số F01-DNN)

+Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(Mẫu số B02-DNN)

+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(Mẫu số B03-DNN)

+Thuyết minh báo cáo tài chính

(Mẫu số B09-DNN).

- Nơi nhận :cơ quan tài chính:
+ Cơ quan thuế
+ Cơ quan thống kê
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Trách nhiệm lập báo cáo:
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

25


Khoa: Kế toán-Kiểm toán

+ Phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của chế độ
+ Thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết
thúc năm tài chính.
1.5.6: Bộ máy kế toán:
1.5.6.1: Mô hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tính chất qui mô hoạt động sản
xuất kinh doanh địa bàn hoạt động, sự phân cấp quản lý, tình hình trang thiết bị
phương tiện kỹ thuật tính toán và thông tin, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công
nhân viên kế toán của Công ty. Bộ máy kế toán của công ty được quản lý theo
nguyên tắc tập trung.
1.5.6.2: Sơ đồ bộ máy kế toán:
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty:
Kế toán trưởng

Kế toán
nguyên
vật liệu

Kế toán
thuế và
công nợ

Kế toán
thanh toán,
tạm ứng

Kế toán
tổng

hợp

Kế toán
tiền
lương,
TSCĐ

Thủ
quỹ

Kế toán các xí nghiệp

*Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong bộ máy kế toán như sau:
- Kế toán trưởng: Tổ chức quản lý phòng kế toán, kiểm tra hồ sơ khai thuế
tháng, báo cáo tài chính, hồ sơ quyết toán thuế năm tài chính. Lập báo cáo trình
Sinh Viên: Chu Thị Mây
Lớp: KT7-K14

Báo cáo thực tập

Kế
toán
ngân
hàng


×