Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Chuyên đề 3 môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.23 KB, 8 trang )

Chuyên đề 3:

Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và các
cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta trong hơn 1000 năm Bắc
thuộc
I.Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
*Khái quát
-Thời gian: 179TCN- 938
-Trải qua các triều đại: Triệu, Hán, Ngô, Ngụy,
Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường, Nam Hán kế tiếp nhau xâm chiếm và đô hộ.
Thông qua 3 chính sách:
+ Biến nước Âu Lạc thành quận huyện của
Trung Quốc
+ Thi hành chính sách đồng hóa dân tộc
+ Bóc lột tàn tệ đối với nhân dân
1.

Tổ chức bộ máy cai trị
1.1.
Nhà Triệu
-Chia nước ta thành 2 quận
+Giao Chỉ ( bao gồm các tỉnh Bắc Bộ)
+Cửu Chân ( bao gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ)
-Triệu Đà sáp nhập nước ta vào nước Nam Việt
- Tổ chức bộ máy cai trị:
+ Đứng đầu quận là điển sứ phụ trách các vấn đề về dân cư: vơ
vét, bóc lột, cống nạp và 1 chức tể tướng( tể tướng để chỉ huy quân
đội chiếm đóng)
+ Dưới quận các liên minh bộ lạc vẫn được giữ nguyên. Đứng
đầu các liên minh bộ lạc là lạc tướng người Việt. Nhà Triệu thi hành
chính sách lấy người Di trị người Di


+Các tổ chức chính trị cũ của Âu Lạc ở các địa phương vẫn
được giữ nguyên để sử dụng cho mục đích bóc lột
1.2

Nhà Tây Hán
- Chia nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và
Nhật Nam
- Xác nhập 3 quận nước ta + 6 quận Trung Quốc
thành 1 bộ gọi là Giao Chỉ
- Bộ máy cai trị: Đứng đầu bộ Giao Chỉ là 1
viên thứ sử
Đứng đầu quận là thái


thú và đô úy
các lạc tướng người Việt

Đứng đầu huyện là

1.3

Nhà Đông – Hán
- Chia cả nước thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật
Nam
- Đứng đầu huyện là Hán
- Đứng đầu bộ là thứ sử nhưng quyền lực được tăng thêm
1 bậc vì có 2 người giúp việc trực tiếp: công tào tòng, binh tào tòng
- Đứng đầu quận là thái thú ngoài ra còn có thêm 3
chức : Thiếu Liêm, Đô úy, Quận thừa
=>Bộ máy cai trị thời Đông Hán được triển khai

quy củ hơn so với nhà Triệu và nhà Tây Hán
1.4 Nhà Ngô
-Chia nước ta thành 4 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và
Cửu Đức xác nhập 4 quận nước ta với một số quận ở Trung Quốc thành Châu Giao
và lấy thành Long Biên thuộc huyện Từ Sơn( Bắc Ninh) làm thủ phủ cai trị
1.5 Nhà Tùy
- Chia nước ta thành 7 quận : Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam,
Tỷ Cảnh, Hải Âm, Chăm Pa, Ninh Việt
- Chuyển trụ sỏ cai trị sang Tống Bình ( Hà Nội)
1.6 Nhà Đường
-Đổi các quận thành các châu. Chia nước ta thành 12 châu và
41 cơ mi ở miền núi. Đặt An Nam đô hộ phủ để cai trị nước ta. Dưới phủ có châu,
huyện, hương, xã
- Bộ máy cai trị: Đứng đầu An Nam đô hộ là tiết độ sứ
đứng đầu các châu là thứ sử; đứng đầu huyện, hương đều có tổ chức chính quyền
đô hộ của nhà Đường
- Thủ phủ của nhà Đường là Đại La ( Hà Nội)
*Nhận xét
- Trải qua các triều đại phong kiến phương Bắc, từ nhà Triệu đến nhà Đường
đều thực hiện chính sách chung. Chia nước ta thành các châu, quận, huyện xác
nhập lại. Song về cơ bản vùng đất Âu Lạc cũ bị chia thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu


Chân, Nhật Nam cùng với quá trình xác nhập đất đai. Các triều đại phong kiến
Trung Quốc đã sắp xếp một bộ máy tương đối hoàn chỉnh từ cấp châu đến quận,
huyện. Duy trì chính sách dùng người di trị người di nhưng cuối cùng không có 1
triều đại phong kiến nào thiết lập nên nền đô hộ nên làng xã của người Việt nhiều
vùng đất vẫn nằm ngoài quyền cai trị của nhà nước phương Bắc. Qua đó thể hiện
rõ sự thất bại của các triều đại phong kiến phương Bắc trong việc đô hộ và đồng
hóa nhân dân ta

2. Các chính sách vơ vét, bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến
phương Bắc -Cướp đất đai lập đồn điền
-Ban hành chính sách tô thuế rất nặng: gồm nhiều loại thuế: tô dung
điệu,lưỡng thuế
-Bắt nhân dân ta phải cống nạp nặng nề
-Chính quyền đô hộ nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối và sắt
=>Với chính sách vơ vét, bóc lột của bọn phong kiến phương
Bắc trong hơn 1000 năm đô hộ đã làm cho nhân dân ta phải trải qua 1 cuộc sống
đói khổ đầy đau thương, tủi nhục
3. Chính sách đồng hóa dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc
*Chính trị- Xã hội
-Tiến hành các đợt di cư ồ ạt từ phương Bắc cho người hán
sống lẫn với người Việt bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán: ma chay,
cưới hỏi, ăn mặc
-Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng: +Truyền bá nho giáo vào nước
ta nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thống trị (thần phục thiên tử- quy phục
thiên triều)
+Bọn đô hộ đã mở trường dạy
học, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, tiếng Hán để thuận lợi cho việc truyền bá
Nho giáo trong xã hội. Đồng thời đào tạo đội ngũ quan lại người Việt phục tùng
nhà Hán làm tay sai cho thiên triều
=>Thông qua các biện pháp tổ chức cai trị, chinh sách đồng hóa
nhân dân ta trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng bọn đô hộ đã áp đặt 1 mô hình tổ chức
chính trị, sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán, phương thức sản xuất của người
Hán nên xã hội của người Việt nhằm làm mất ý thức dân tộc người Việt, tinh thần
đấu tranh của người Việt


*Nhận Xét
Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc đã kìm

hãm nghiêm trọng sự phát triển về mọi mặt của đất nước. Song xã hội Đại Việt vẫn
có những bước chuyển biến rõ rệt do việc du nhập 1 sức sản xuất mới, sử dụng kĩ
thuật mới, tiến bộ đã đưa đến những chuyển biến tích cực về kinh tế và xã hội tạo
nên 1 sức sống mới cho nước Việt sau hơn 1000 năm Bắc thuộc
II.Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong hơn 1000 năm Bắc thuộc
Tên cuộc Triều đại Thời gian
khởi
phong
nghĩa
kiến đô
hộ
Hai Bà
Đông
40-43
Trưng
Hán

Cuộc
Đông
đấu
Hán
tranh
giành
độc lập
của nhân
dân
Chăm Pa

100 và 137


Địa điểm

Diễn biến, Kết quả

Hóc Môn- Hà -Mùa xuân năm 40, khởi
Tây
nghĩa bùng nổ ở Hát Môn
nhân dân nhiệt tình hưởng
ứng, nghĩa quân đánh chiếm
Cổ Loa, Luy Lâu. Thái thú
Tô Định chạy về nước mùa
hè năm 42, Mã Viện tổng
chỉ huy đạo quân lớn
khoảng 2 vạn quân trở lại
xâm lược nước ta.
-Mùa hè năm 43, cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng thất bại
nặng nề, Mã Viện đàn áp,
tàn sát hàng vạn nghĩa quân.
Chế độ lạc tướng bị bãi bỏ
Nhà Hán thực hiện chế độ
thực trị đến cấp huyện.
Tường Lâm
-Năm 100, 3000 nhân dân
nổi dậy đốt phá dinh thự của
bọn quan lại đô hộ.
-Năm 137, hàng ngàn người
nổi dậy ở Tượng Lâm đốt
phá công sở, giết bọn quan
lại.Thứ sử Giao Chỉ chỉ huy

hàng vạn quân đi đàn áp,
những binh lính người Việt

Ý nghĩa

Định hướng, mở
đường cho công
cuộc giành độc lập
của nhân dân ta sau
này đồng thời thể
hiện ý chí kiên
quyết đấu tranh
bằng mọi cách
giành độc lập cho
đất nước.

Tạo điều kiện thuận
lợi và sự ra đời của
nhà nước Champa


Bà Triệu

248

Cửu Chân

Lý Bí

542


Các châu
miền Bắc

đã quay lại chống chính
quyền đô hộ. Thứ sự Giao
Chỉ huy động lực lượng đàn
áp người Việt
-Phàn Diễn không đủ sức
chống đỡ buộc nhà Hán
phải cử Chúc Lương sang,
Chúc Lương dùng thủ đoạn
mua chuộc -> khởi nghĩa
thất bại
-Năm 248, cuộc khởi nghĩa
nổ ra ở Cửu Chân rồi nhanh
chóng lan sang quận Giao
Chỉ. Nghĩa quân chiến đấu
liên tiếp nhiều trận. Nhà
Ngô lo sợ điều 8000 quân
do An Nam hiệu úy và Lục
Dân chỉ huy sang đàn áp
khởi nghĩa. Triệu Quốc Đạt
hi sinh
-Năm 542, khởi nghĩa bùng
nổ nghĩa quân đánh chiếm
được 3 châu thành Long
Biên. Chỉ sau 3 tháng, nghĩa
quân đánh bại nhiều đại
quân khác. Năm 543, vua

Lương sai thứ sử Giao Châu
đem quân đánh 1 lần nữa.
Lý Bí tổ chức 1 trận tấn
công lớn ở Hợp Phố. =>
Khởi nghĩa thắng lợi,
năm544 Lý Bí xưng hoàng
đế lâp niên hiệu là Thiên
Đức và đặt tên nước là Vạn
Xuân.
-Năm 545, Trần Bá Tiên
đem quân sang xâm lược.
năm 546. Lý Nam Đế chạy
vào vùng đất của người Lào
ở Tân Xương củng cố lực

Khẳng định tinh
thần bất khuất sáng
ngời của nhân dân
Âu Lạc từ thời
Trưng Nữ Vương
vẫn chưa phai.

Khẳng định tinh
thần đấu tranh kiên
cường bất khuất của
nhân dân để giành
lại độc lập.


lượng. Cuộc khởi nghĩa trải

qua thời gian vô cùng khó
khăn. Năm 550, quân ta
giành thắng lợi, Triệu
Quang Phục lên làm vua.
-Năm 603, nước Vạn Xuân
kết thúc
Mai
Thúc
Loan

722

Phùng
Hưng

776-791

Khúc
Thừa Dụ

905

Dương
Đình
Nghệ

Nam
Hán

931


Nam ĐànNghệ An

Khẳng định tinh
thần đấu tranh
muốn giành lại độc
lập của nhân dân.
Đường Lâm- -Năm 776, Phùng Hưng hợp Cổ vũ tinh thần đấu
Sơn Tây- Hà quân khởi nghĩa đánh chiếm tranh giành lại độc
Tây
thành Tống Bình.
lập của nhân dân
-Năm 791, nhà Đường đem
quân ra đàn áp, Phùng Hưng
cùng con trai Phùng An ra
đầu hàng.
Tống Bình
-Năm 905, Khúc Thừa Dụ
Đặt cơ sở cho nền
lãnh đạo nhân dân nổi dậy
độc lập lâu bền của
giành lấy chính quyền, tiến dân tộc.
công ra phủ thành Tống
Bình.
-Năm 906, Nhà Đường buộc
công nhận chính quyền
Khúc Thừa Dụ và phong
ông Tĩnh hải Tiết độ sứ
đồng binh chương sự.
Thành Đại La -Năm 931 được sự ủng hộ

Đánh bại mưu đồ
của nhân dân , Dương Đình xâm chiếm nước ta
Nghệ kéo quân từ Thanh
của quân Nam hán
Hóa ra Bắc, tấn công thành nền độc lập được
Đại La. Được tin vua Nam
giữ vững.
Hán đem quân sang cứu
viện. Dương Đình Nghệ
nhanh chóng hạ thành tướng
giặc Lương Khắc Chinh bị
giết, thứ sử Lý Tiến chạy
thoát về nước. Sau khi ổn
định quân sĩ, Dương Đình


Ngô
Quyền

Nam
Hán

938

Sông Bạch
Đằng

Nghệ đón đánh Trình Bảo.
Quân Nam Hán thua to,
Trình Bảo tử trận, khởi

nghĩa thắng lợi Dương Đình
Nghệ lên làm vua.
-Sau khi nghe tin Kiều
Công Tiễn giết chết Dương
Đình Nghệ. Ngô Quyền
nhanh chóng tiến công vào
thành Đại La giết chết Kiều
Công Tiễn rồi dùng kế đánh
cọc ở sông Bạch Đằng và
chiêu quân mai phục ở hai
bên nhử quân giặc vào trận
địa mai phục để giết chúng.
Giặc trúng kế thất bại.

Chiến công vang
dội đến ngàn thu,
kết thúc ách đô hộ
của phong kiến
phương Bắc mở ra
thời đại mới: độc
lập, tự chủ của dân
tộc về lâu dài.

*NHẬN XÉT: Phong trào đấu tranh vũ trang giành độc lập của nhân dân ta diễn ra
sôi nổi liên tục thu hút nhiều nhân dân tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa có phạm vi
rộng khắp 3 quận có 1 số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi lập lại chính quyền
tự chủ trong một thời gian.
*NGUYÊN NHÂN THẤT BAỊ:
-Do so sánh về tương quan lực lượng giữa ta và địch không cân đối.
-Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ không liên kết với nhau.

-Quy mô nhỏ, thiếu trang thiết bị cần thiết, kinh nghiệm
đấu trnh nổ ra tự phát chưa đúng thời cơ, không vững lòng tin, tinh thần chiến đấu
còn giao động chủ quan khi giành được độc lập nên cuối cùng bị thất bại




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×