Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Kiến thức cơ bản Hóa học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 98 trang )

TÓM TẮT KIẾN THỨC HÓA 12
ESTE
I- Cấu tạo phân tử Este
- Este là sản phẩm của phản ứng hoá học giữa ancol và axit vô cơ hoặc axit hữu cơ.
- Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl (- COOH) của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì dược
este:

Với R, R' là gốc hiđrocacbon no, không no hoặc thơm. R có thể là H, R' phải khác H
- Este là dẫn xuất của axit cacboxylic. Một số este của axit cacboxylic có công thức cấu tạo như
sau :

II- Cách gọi tên Este
Tên este = tên gốc hiđrocacbon R' + tên anion gốc axit (chuyển đuôi "ic" thành đuôi "at").
Ví dụ:

HCOOC2H5

: etyl fomat

CH3-OOC-COO-CH3

: đimetyl oxalat

CH3-COO-CH = CH2

: vinyl axetat

CH2 = CH-COO-CH3

: metyl acrylat


CH2 =C(CH3)COOCH3

: metyl metacrylat.

Chú ý: Để gọi được tên este cần nhớ tên axit và tên gốc hidđrocacbon


Một số gốc hiđrocacbon đặc biệt: CH2=CH- : vinyl
CH2=CH-CH2- : allyl
C6H5- : phenyl
C6H5-CH2- : benzyl
III- Tính chất vật lý của Este
- Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon do giữa các
phân tử este không có liên kết hiđro.
- Este thường là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước, có khả năng hòa tan
được nhiều chất hữu cơ khác nhau.
- Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat (CH3COOCH2CH2CH(CH3)2): mùi chuối
chín, etyl butirat (CH3COOCH2CH2CH(CH3)2): mùi dứa, etyl isovalerat
(CH3CH2CH2CH2COOC2H5): mùi táo, benzyl propionat (CH3CH2COOCH2C6H5): có mùi hoa nhài...
IV- Tính chất hóa học của Este
1. Phản ứng ở nhóm chức
a) Phản ứng thủy phân
- Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit (là phản ứng thuận nghịch)

Ví dụ: CH3COOCH3+HOH ⇌ CH3COOH+ CH3OH
- Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hoá - phản ứng 1 chiều)

R–COOR' + NaOH → R–COONa + R'–OH
Ví dụ: CH3-COO-C2H5 + NaOH → CH3-COONa + C2H5OH
* Một số phản ứng thủy phân tạo sản phẩm khác



- Este của ancol không bền khi thủy phân hoặc xà phòng hóa không thu được ancol:
+ R-COO-CH=CH-R' + NaOH → RCOONa + R'- CH2-CHO
(Do: R'- CH=CH-OH ↔ R'- CH2-CHO)
Ví dụ: CH3-COO-CH=CH2 + NaOH → CH3-COONa + CH3-CHO
+ R-COO-C(R')=CH-R'' + NaOH → RCOONa + R'- CO-CH2-R''
Ví dụ: CH3-COO-C(CH3)=CH-CH3 → CH3-COONa + CH3-CO-CH2-CH3
- Este của phenol phản ứng tạo ra hai muối và nước:
R-COO-C6H -R' + 2NaOH → R-COONa + R'-C6H4-ONa + H2O
4

Ví dụ: CH3-COO-C6H5 + 2NaOH → CH3-COONa + C6H5-ONa + H2O
(Do thủy phân tạo phenol, sau đó phenol phản ứng NaOH: C6H5OH+ NaOH → C6H5-ONa + H2O)
b) Phản ứng khử: Este bị khử bởi Liti nhôm hiđrua (LiAlH 4)
R-COO-R' → R-CH2-OH + R'-OH
Ví dụ: CH3-COO-C2H5 → CH3-CH2-OH + C2H5-OH
2. Phản ứng ở gốc hidrocacbon
a) Nếu este có gốc axit (R) hoặc gốc ancol (R') không no thì este đó còn tham gia được phản
ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
- Phản ứng cộng vào gốc hiđrocacbon

CH2=CH-COOCH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-COOCH3
- Phản ứng trùng hợp
nCH2=C(CH3)COOCH3 → (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-n


(Poli(metylmetacrylat) - Plexiglass - thủy tinh hữu cơ)
nCH3COOCH=CH2 → (-CH2-CH(OOCCH3)-)n
(poli(vinyl axetat) - PVA)


b) Este của axit fomic HCOOR có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3
V- Điều chế và ứng dụng
1. Điều chế
a. Điều chế este của ancol
Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch xảy ra chậm ở điều kiện thường.

Ví dụ: CH3COOH+ CH3OH ⇌ CH3COOCH3+H2O
b. Điều chế este của phenol từ anhidrit axit (anhidrit axit tạo từ 2phân tử axit mất 1 phân
tử H2O)
(R-COOH + HOOC-R → R-CO-O-OC-R + H2O)
(RCO)2O + C6H5OH → RCOOC6H5 + RCOOH
Ví dụ:

(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH

c. Điều chế este có gốc vinyl (CH2=CH-)

Ví dụ: CH3-COOH + CH≡CH → CH3-COO-CH=CH2


2. Ứng dụng
- Làm dung môi: butyl và amyl axetat dung làm dung môi pha sơn.
- Làm thủy tinh hữu cơ: poli(metyl metacrylat)
- Sản xuất keo dán: poli(vinyl ancol)
- Sản xuất chất dẻo: poli(vinyl axetat)
- Este của axit phtalic làm chất hóa dẻo, dược phẩm
- Một số este có mùi thơm, không độc dùng trong công nghiệp thực phẩm bánh kẹo, nước giải
khát, mĩ phẩm,…


Lipit
I- Phân loại và khái niệm
1. Khái niệm và phân loại
- Lipit là hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan trong dung
môi hữu cơ như ete, dầu hoả...
- Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit...
- Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chất nguyên tử cacbon
(thường từ 12C đến 24C) không phân nhánh (axit béo), gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol
II- Công thức tổng quát

Axit béo :


Axit stearic (no) : CH3(CH2)16COOH (C17H35COOH)



Axit panmitic (no) : CH3(CH2)14COOH (C15H31COOH)




Axit oleic (axit không no): CH3(CH2)7 CH =CH (CH2)7COOH (C17H33COOH)

Ví dụ :


(C17H35COO)3C3H5 : tritearylglixerol ( tritearin)




(C15H31COO)3C3H5 : tripanmitoylglixerol ( tripanmitin)



(C17H33COO)3C3H5 : trioleoylglixerol ( triolein)

III- Tính chất hóa học
1. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit

Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5 + 3H2O ⇌ 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
- Lipit động vật (mỡ) chủ yếu chứa gốc axit béo no (chất béo rắn)
- Lipit thực vật (dầu) chủ yếu chứa gốc axit béo không no (chất béo lỏng)
2. Phản ứng xà phòng hoá
Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối
của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng.

Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COOH + C3H5(OH)3
3. Phản ứng hiđro hoá
Chất béo có chứa gốc axit béo không no tác dụng với H2 ở nhiệt độ và áp suất cao có Ni xúc tác


4. Phản ứng oxi hoá
Nối đôi C = C ở gốc axit béo không no của chất béo bị oxi hoá chậm của không khí tạo thành
peoxit, chất này bị phân huỷ thành anđehit có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng
dầu, mỡ để lâu bị hôi.

Ch ất gi ặt r ửa
I- Khái niệm chất giặt rửa

Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bám trên
các vật rắn mà không gây ra phản ứng hoá học với các chất đó.
II- Chất giặt rửa
1. Xà phòng
- Xà phòng là muối natri (hoặc kali) của các axit béo
- Chất giặt rửa như xà phòng, làm sạch các vết bẩn không phải nhờ phản ứng hoá học, chất bẩn
bị các phân tử chất giặt rửa phân chia thành nhiều hạt nhỏ, phân tán được trong nước và nhờ đó
có thể trôi đi.
- Xà phòng có nhược điểm là khi dùng với nước cứng (nước có nhiều ion Ca2+và Mg2+) tạo các
muối

(C17H35COO)2Mg, (C15H31COO)2Ca,... kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng

đến chất lượng vải sợi.
2. Chất giặt rửa tổng hợp
Chất giặt rửa tổng hợp (bột giặt): thường là muối natri sunfonat có dạng Ar - SO 3Na, trong đó -Ar
là một gốc hiđrocacbon thơm.

Ví dụ :

(natri đođexylbenzen sunfonat)

Chất giặt rửa tổng hợp có thể dùng được trong nước cứng do không mất tác dụng giặt rửa trong
nước cứng. Axit sunfonic là axit mạnh hơn, muối sunfonat có độ tan lớn hơn nên không bị kết tủa
với ion Ca2+, Mg2+ hay Fe2+.


Ki ến th ức chung
• Glucozơ (C6H12O6)
• Fructozơ (C6H12O6)

• Saccarozơ (C12H22O11)
• Mantozơ (C12H22O11)
• Tinh bột (C6H10O5)n
• Xenlulozơ (C6H10O5)n
TÓM TẮT KIẾN THỨC
- Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là
Cn(H20)m.
- Có nhiều nhóm cacbohiđrat, quan trọng nhất là 3 nhóm sau đây :
1. Monosaccarit : Là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được. Ví dụ:
glucozơ, fructozơ
(C6H12O6). Công thức tổng quát của monosaccarit là CnH2nOn .
2. Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thuỷ phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit. Thí dụ:
saccarozơ,
mantozơ (C12H22O11).
3. Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử
monosaccarit.
Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n.
Bảng tóm tắt tính chất hóa học của Cacbohiđrat

Glucozơ

Fructozơ Saccarozơ

Mantozơ
(dd)

Tinh
Xenlulozơ
bột



+[Ag(NH ) ]OH

Ag↓

Ag↓

-

Ag↓

-

-

Metylglycozit

-

-

Metylglycozit

-

-

dd màu xanh

dd màu

xanh
dd màu
xanh

dd màu xanh

-

-

3 2

+CH OH/HCl
3

+Cu(OH) /OH
2

-

(t , màu đỏ
0

gạch)

(t , màu đỏ
0

gạch)
Xenlulozơ


+(CH CO) O
3

+

2

+

+

+

+
triaxetat
Xenlulozơ

+HNO /H SO
3

2

+

4

+

+


+

+
trinitat

glucozơ +
+H O/H
2

-

+

-

glucozơ

glucozơ glucozơ

fructozơ
+H /Ni
2

Sobitol

Sobitol

-


+

-

-

(+) có phản ứng; (-) không có phản ứng

Glucozơ
I- Tính chất vật lý. Trạng thái tự nhiên
- Glucozơ là chất kết tinh, không màu, khó nóng chảy, dễ tan trong nước.
- Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ... và có nhiều trong quả chín (có
nhiều trong quả nho).
- Trong mật ong có nhiều glucozơ (30%), trong máu (nồng độ 0,1%). Độ ngọt của glucozơ kém
hơn mía.
II- Cấu trúc phân tử
1. Dạng mạch hở
Phân tử glucozơ có công thức cấu tạo thu gọn là:

6

5
4
3
2
1
CHOH CHOH CHOH CHOH
CH OHCH=O
2



Công thức cấu tạo của glucozơ được xác định trên cơ sở thực nghiệm
• Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan. Vậy có 6 nguyên tử C của phân tử glucozơ tạo thành một
mạch không phân nhánh.
• Glucozơ có phản ứng tráng bạc → có nhóm CH = O.
• Glucozơ tác dụng với nước brom → axit gluconic → có nhóm CH = O.
• Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam → có nhiều nhóm OH kề nhau.
• Glucozo tác dụng với CH3COOH tạo este chứa 5 gốc axit → có 5 nhóm OH.
2. Dạng mạch vòng
- Glucozơ kết tinh tạo ra hai dạng tinh thể ứng với hai dạng cấu tạo vòng khác nhau.
- Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (α và β).
- Nhóm OH ở vị trí C1 được gọi là OH hemixetal.
III- Tính chất hóa học
Glucozơ có tính chất hóa học của anđehit và ancol đa chức.
1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol hay poliol)
a. Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
Phương trình hoá học: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H20
Phức đồng - glucozơ
b. Phản ứng tạo este
Glucozơ tác dụng với anhiđrit axetic hoặc axit axetic có thể tạo ra estẹ chứa 5 gốc axit axetic
trong phân tử C6H7O(OCOCH3)5

C H O + 5CH COOH
CH O +
5(CH CO) O
6

12

6


12

6

3

6

3

2

Hoặc viết:

2. Tính chất của anđehit

C H O(OCOCH ) + 5H
6

7

3 5

2O

C H O(OCOCH ) + 5CH COOH
6

7


3 5

3


a. Phản ứng oxi hóa

CH OH [CHOH] CHO + 2
[Ag(NH ) ]OH
2

4

CH OH [CHOH] COONH

3 2

2

4

+ 2Ag↓ + 3NH +
HO
3

4

2


amoni gluconat
CH OH [CHOH] CHO + 2Cu(OH) +
NaOH →
2

4

CH OH [CHOH] CHO +
Br + H O →
2

2

4

2

2

+ Cu O↓ +
3H O
Màu đỏ gạch
2

2

CH OH [CHOH] COOH
+
axit gluconic


4

2

CH OH [CHOH] COONa

2

4

2HBr

b. Phản ứng khử

CH OH [CHOH] CHO
+H
2

CH OH [CHOH] CH OH

4

2

4

2

2


Sobitol
3. Phản ứng lên men
Nhờ tác dụng của các enzim thích hợp, glucozơ có thể tham gia quá trình lên men khác nhau:
- Lên men rượu sinh ra etanol:

CH O
6

12

6

2C H OH + 2CO
2

5

2

- Lên men lactic sinh ra axit lactic:

CH O
6

12

6

2CH CH(OH)COOH
3


- Lên men butiric sinh ra axit butiric
C6H12O6

CH3CH2CH2COOH + 2CO2 + 2H2

4. Tính chất riêng của glucozơ dạng mạch vòng


- Riêng nhóm OH ở C1 (OH hemixtal) của dạng mạch vòng tác dụng với metanol có HCl xúc tác,
tạo ra ete.
- Khi nhóm OH ở C1 đã chuyển thành OCH3 dạng mạch vòng không thể chuyển sang dạng mạch
hở được nữa.
IV. Điều chế và ứng dụng
1. Điều chế
a. Phản ứng tổng hợp trong thực vật

6CO + 6H O
2

C H O + 6O

2

6

12

6


2

Cây xanh tổng hợp ra monosaccarit từ CO2 và H2O nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời và
chất clorophin (chất diệp lục) có sẵn trong cây xanh.
b. Thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ
(C6H10O5)n + nH2O

nC6H12O6

Tinh bột hoặc xenlulozơ
c. Từ fomanđehit

6HCHO

CH O
6

12

6

2. Ứng dụng
- Trong y học, glucozơ làm thuốc tăng lực.
- Trong công nghiệp, glucozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích.

Fructozơ
I- Tính chất vật lý. Trạng thái tự nhiên
- Fructozơ là chất kết tinh, dễ tan trong nước, có nhiều trong quả ngọt.
- Trong mật ong, fructozơ chiếm 40% làm cho mật ong có vị ngọt đậm và ngọt hơn đường mía.



II- Cấu trúc phân tử
1. Dạng mạch hở
Fructozơ là đồng phân của glucozơ, ở dạng mạch hở là polihiđroxixeton, có công thức thu
gọn là:

2. Dạng mạch vòng
- Trong dung dịch fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng β (5 cạnh hoặc 6 cạnh).
- Ở trạng thái tinh thể, fructozơ ở dạng β vòng 5 cạnh.
III- Tính chất hóa học
1. Tính chất của ancol đa chức
Tương tự như glucozơ, fructozơ tác dụng với Cu(OH) 2 cho dung dịch phức màu xanh lam.
2. Tính chất của nhóm cacbonyl (phản ứng khử fructozơ)

3. Tính chất của anđehit
Fructozơ không có nhóm CH = O nhưng vẫn có phản ứng tráng bạc và phản ứng khử
Cu(OH)2 thành Cu2O
là do khi đun nóng trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển thành glucozơ:

Lưu ý: Không phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc hav phản ứng với
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng.


Saccarozơ
I- Tính chất vật lý. Trạng thái tự nhiên
- Saccarozơ là chất kết tinh không màu.
- Saccarozơ là thành phần chính của đường mía (từ cây mía), củ cải đường, đường thốt nốt.
II- Cấu trúc phân tử
Người ta xác định cấu trúc phân tử saccarozơ dựa trên các dữ kiện thí nghiệm sau :
- Dung dịch saccarozơ hoà tan dung dịch Cu(OH) 2 thành dung dịch màu xanh lam → phân tử có

nhiều nhóm OH kề nhau.
- Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng bạc, không bị oxi hóa bởi nước brom → phân tử
không có nhóm CHO.
- Đun nóng dung dịch saccarozơ

Glucozơ + Fructozơ.

Cấu tạo của saccarozơ gồm 2 gốc α - glucozơ và β - fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử
oxi.

Qua công thức cấu tạo trên, ta nhận thấy saccarozơ không có nhóm OH hemiaxetal tự do nên
không thể chuyển thành dạng mạch hở chứa nhóm CH = O. Vì vậy saccarozơ chỉ còn tính chất
của ancol đa chức và phản ứng thủy phân của đisaccarit.
III- Tính chất hóa học
1. Tính chất của ancol đa chức: Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường


2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
đồng - saccarozơ
2.Phản ứng thủy phân
Dung dịch saccarozơ không có tính khử nhưng khi đun nóng với axit thì tạo thành dung dịch có
tính khử do nó bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ.
2C12H22O11 + H2O

C6H12O6 + C6H12O6
Glucozơ

Fructozơ

Mantozơ

I- Tính chất vật lý. Trạng thái tự nhiên
- Tinh thể không màu, tan nhiều trong nước.
- Còn gọi là đường mạch nha.
II- Cấu trúc phân tử
- Ở trạng thái tinh thể, phân tử mantozơ gồm 2 gốc glucozơ liên kết với nhau.
- Trong dung dịch, gốc β - glucozơ của mantozơ có thể mở vòng tạo ra nhóm CH = O.

III- Tính chất hóa học
Do cấu trúc như trên, mantozơ có 3 tính chất chính.


1. Tính chất của poliol giống saccarozơ
Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng mantozơ màu xanh lam.
2. Tính khử tương tự glucozơ
Khử [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Mantozơ thuộc loại đisaccarit
có tính khử.
3. Bị thuỷ phân khi có xúc tác axit hoặc enzim cho 2 phân tử glucozơ

Tinh bột
I- Tính chất vật lý. Trạng thái tự nhiên
- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Trong nước nóng từ
65oC trở lên, tinh bột chuyến thành dung dịch keo nhớt, gọi là hồ tinh bột.
- Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc (gạo, mì, ngô...) củ (khoai, sắn...) và quả (táo, chuối...).
II. Cấu trúc phân tử
- Tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopetin. Cả hai đều có công thức phân
tử là (C6H10O5)n .
- Trong phân tử amilozơ các gốc α - glucozơ nối với nhau bởi liên kết α -1, 4 - glucozơ thành một
chuỗi dài không phân nhánh, xoắn thành hình lò xo chiếm 20 - 30% khối lượng tinh bột, có phân
tử khối khoảng 150.000 - 600.000.
- Trong phân tử amilopectin có cấu tạo phân nhánh do các gốc α - glucozơ liên kết với nhau bởi

α -1, 4 - glucozit và α -1, 6 - glucozit chiếm 70 - 80% khối lượng tinh bột, có phân tử khối khoảng
300.000 - 3.000.000.
- Vì amilopectin chiếm đa số, có mạch phân nhánh, đồng thời mạch amilozơ và amilopectin xoắn
lại nên tinh bột ở dạng bột.
Như vậy: Tinh bột là polisaccarit, hợp bởi nhiều gốc α - glucozơ gồm hai loại phân tử mạch
không phân nhánh (amilozơ) và có nhánh (amilopectin).


III- Tính chất hóa học
1. Phản ứng thủy phân
a. Thủy phân nhờ xúc tác axit
(C6H10O5)n + nH2O

nC6H12O6

Dung dịch tinh bột không có phản ứng tráng bạc nhưng khi đun nóng có axit vô cơ được dung
dịch có phản ứng tráng bạc.
b. Thủy phân nhờ enzim
(C6H10O5)n

(C6H10O5)x → mantozơ → glucozơ

2. Phản ứng màu của dung dịch iot
Hồ tinh bột + dd iot → màu xanh tím

(x < n)


3. Phản ứng tạo saccarozơ
2(C6H10O5)n + nH2O


nC12H22O11

IV- Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể

V- Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh

6nCO + 5nH O
2

2

(C H O ) + 6nO ↑
6

10

5 n

2

Xenlulozơ
I- Tính chất vật lý. Trạng thái tự nhiên
- Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không tan trong nước ngay cả khi đun
nóng. Không tan trong dung môi hữu cơ như ete, benzen... Chỉ tan được trong một số dung môi
như: H2SO4 đậm đặc, HCl /ZnCl2, Cu(OH)2 /NH3. Nước Svayde (Schweitze).
- Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, trong bỏng có 95 - 98%, đay, gai,
tre (50 - 80%), gỗ (40 - 50%).
II- Cấu trúc phân tử
- Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β - glucozơ kết hợp với nhau. Phân tử

xenlulozơ không phân nhánh, không xoắn.
- Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm OH tự do, nên có thể viết công thức cấu tạo của xenlulozơ là:
[C6H7O2(OH)3]n .
III- Tính chất hóa học


- Tương tự tinh bột xenlulozơ không có tính khử, khi thuỷ phân đến cùng cho glucozơ.
- Trong phân tử, mỗi mắt xích C6H10O5, có 3 nhóm OH tự do nên xenlulozơ có tính chất của ancol
đa chức.
1. Phản ứng thủy phân (phản ứng của polisaccarit)
(C6H10O5)n + nH2O

nC6H12O6

Phản ứng thủy phân cũng xảy ra trong dạ dày động vật nhai lại (trâu, bò...) nhờ enzim xenlulaza.
2. Phản ứng của ancol đa chức (Phản ứng este hoá)
a. Phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2S04 đặc).
[C6H7O2(OH)3]n + nHNO3

[C6H7O2(OH)2ONO2]n + nH2O

[C6H7O2(OH)3]n + 2nHNO3

[C6H7O2OH(ONO2)2]n + 2nH2O

[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3

[C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
xenlulozơ trinitrat


b. Phản ứng với anhiđrit axetic
[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2CO

[C6H7O2(OCOCH3)3]n + 3nCH3COOH
xenlulozơ triaxetat

Xenlulozơ triaxetat là chất dẻo có thể kéo thành sợi (to bán tổng hợp)
3. Phản ứng với NaOH và CS2
[C6H7O2(OH)3]n + nNaOH

[C6H7O2(OH)2ONa]n + nH2O
xenlulozơ kiềm


- Xenlulozơ xantogenat có độ nhớt cao. Khi bơm dung dịch nhớt này qua những lỗ rất nhỏ ngâm
trong dung dịch axit H2SO4 loãng, xenlulozơ được giải phóng ra dưới những sợi dài và mảnh óng
mượt như tơ gọi là tơ visco.

4. Phản ứng với [Cu(NH3)4](OH)2 (nước Schweitzer) tạo ra dung dịch phức dùng để sản
xuất tơ đồng amoniac.
IV- ỨNG DỤNG
- Các vật liệu chứa nhiều xenlulozơ như tre, gỗ, nứa... thường dùng làm vật liệu xây dựng, đồ
dùng gia đình.
- Xenlulozơ được chế tạo thành sợi, tơ, giấy viết, bao bì, xenlulozơ trinitrat làm thuốc súng, là
nguyên liệu điều chế etanol.


Amin
I- Khái niệm, phân loại, danh pháp, đồng phân
1. Khái niệm

- Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc
hiđrocacbon ta được amin.
- Trong phân tử amin, nguyên tử nitơ tạo được 1 hoặc 2 hoặc 3 liên kết với nguyên tử cacbon
của gốc hiđrocacbon.
2. Phân loại
a. Theo đặc điểm cấu tạo gốc hiđrocacbon
Amin thơm (anilin C6H5NH2), amin béo (etylamin C2H5NH2), amin dị vòng.
b. Theo bậc amin

Amin bậc I
R - NH

Amin bậc II

Amin bậc III

2

R, R', R'', R''' là gốc hiđrocacbon
3. Danh pháp
Tên của amin được gọi theo danh pháp gốc - chức và danh pháp thay thế, một số amin được gọi
theo tên thông thường (tên riêng).
a. Theo danh pháp gốc - chức
Tên amin = tên gốc hiđrocacbon + amin
Ví dụ:


b. Theo danh pháp thay thế
Tên amin = tên ankan + vị trí + amin
Ví dụ:


Lưu ý: Nhóm NH2 khi đóng vai trò nhóm thế gọi là nhóm amino, khi đóng vai trò nhóm chức thì
gọi là nhóm amin.
- Tên của một số amin: C6H5NH2: phenylamin hoặc benzenamin
C6H5CH2NH2: benzylamin

- Tên của amin bậc II đối xứng là điankylamin:

- Tên của amin bậc III đối xứng là triankylamin:

4. Đồng phân


Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, vị trí nhóm chức amin và bậc của amin.
II- Tính chất vật lý
- Metylamin (CH3NH2), đimetylamin (CH3NHCH3), trimetylamin ((CH3)3N) và etylamin (C2H5NH2) là
những chất khí, mùi khó chịu, độc dễ tan trong nước.
- Anilin (C2H5NH2) là chất lỏng, sôi ở 184°C, không màu, rất độc, ít tan trong nước. Để lâu trong
không khí anilin chuyển sang màu nâu đen.
III- Công thức phân tử của amin
- Amin đơn chức : CxHyN
- Amin đơn chức no: CnH2n+1NH2 hay CnH2n+3N
- Amin đa chức no: CnH2n+2-x(NH2)x hay CnH2n+2+xNx
IV- Tính chất hóa học
Trong phân tử amin có nguyên tử nitơ còn đôi electron chưa liên kết (tương tự như trong phân tử
amoniac) nên amin thể hiện tính bazơ.

1. Tính chất của nhóm NH2
* Tính bazơ
- Tương tự như NH3 các amin đều có tính bazơ, tan trong nước làm xanh quỳ tím

CH3NH2 + HOH

CH3NH3+ + OH-

- Tính bazơ của amin càng mạnh khi có nhóm ankyl (CH 3 -, C2H5 -, C3H7 - ...) nhóm đẩy điện tử.
Nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực bazơ.
- Tính bazơ của amin càng yếu khi có nhóm hút electron (như C 6H5 -, CH2 = CH-,...) nhóm này làm
giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ nên giảm lực bazơ.


- Anilin và các amin thơm (C6H5NHCH3: amin thơm bậc II, (CH3)2N - C6H5, amin thơm bậc III) rất ít
tan trong nước. Dung dịch của chúng không làm đổi màu quỳ tím và phenolphtalein.
- Nhờ tính bazơ, amin tác dụng với axit sinh ra muối amoni
CH3NH2(hơi) + HCl(hơi) → [CH3NH3]+Clmetylamoni clorua

2CH3CH2NH2 + H2SO4 → (CH3CH2NH3)2SO4
CH3NH2 + HNO3 → CH3NH3NO3
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3+Cl(phenylamoni clorua)

Tuy vậy, vì amin là những bazơ yếu nên các muối này dễ dàng tác dụng với kiềm giải phóng
amin, thí dụ:
C6H5NH3+Cl- + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O
2. Phản ứng với axit nitrơ (HNO2)
- Amin bậc I tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ
- Amin các bậc khác nhau tác dụng với axit nitrơ theo các cách khác nhau, nhờ đó ta có thể phân
biệt được các bậc amin
C2H5NH2 + HONO → C2H5OH + N2 + H2O
(CH3)2NH + HONO → (CH3)2N - N = O + H2O

(màu vàng)


(CH3)2N + HONO: Không tác dụng


- Amin bậc I dãy thơm tác dụng với HNO2 (lạnh) tạo thành muối điazoni

Muối điazoni có vai trò quan trọng trong tổng hợp hữu cơ và đặc biệt là tổng hợp phẩm nhuộm
azo.
3. Phản ứng ankyl hoá
Cho amin bậc I hoặc bậc II tác dụng với ankyl halogenua, nguyên tử H của nhóm amin có thể bị
thay thế bởi gốc ankyl.
Thí dụ:
C2H5NH2 + CH3I → C2H5NHCH3 + HI

4. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin
- Các nhóm NH2, NHCH3... là những nhóm hoạt hóa nhân thơm và định hướng các phản ứng thế
vào vị trí ortho và para.
- Tương tự như phenol, anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng 2, 4, 6 tribromanilin.

Phản ứng này dùng để nhận biết anilin


×