Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu những vấn đề môi trường của một số dự án thủy điện tại vùng tây bắc luận văn ths môi trường trong phát triển bền vững (chương trình đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.09 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
------------------

LƯU QUỐC VIỆT

NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG CỦA
MỘT SỐ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI VÙNG TÂY BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
------------------

LƯU QUỐC VIỆT

NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG CỦA
MỘT SỐ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI VÙNG TÂY BẮC
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TSKH. NGUYỄN XUÂN HẢI

HÀ NỘI – 2014




LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn, đầu tiên tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến
PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải, Chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Kỹ sư Lê Kim Anh, Trưởng phòng
môi trường, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 đã tận tình truyền đạt kinh
nghiệm và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Đồng thời, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi điều tra và thu thập số liệu phục vụ cho nội dung luận văn.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn thầy cô trong Trung tâm nghiên cứu
Tài nguyên và môi trường – ĐHQG Hà Nội đã truyền đạt, những kiến thức vô
cùng quý báu, giảng giải tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt những năm học qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ, thành viên trong gia
đình, và bạn bè đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ tôi, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi,
cùng tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014
Học viên

Lưu Quốc Việt


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Lưu Quốc Việt

Lớp: K9
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)
Khóa học: 2012 - 2014
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu
những vấn đề môi trường của một số dự án thuỷ điện tại vùng Tây Bắc”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào
trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận
văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định./.

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2014
NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN
Học viên

Lƣu Quốc Việt


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luâ ̣n đánh giá những vấn đề môi trường ở một số dự án thủy điện ...3
1.2. Phương pháp đánh giá môi trường ................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Một số khái niệm ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Thủy điện Lai Châu – tỉnh Lai Châu ........ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thủy điện Huội Quảng – tỉnh Lai Châu ... Error! Bookmark not defined.
2.2. Nội dung nghiên cứu....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Hiện trạng thực hiện việc tái định cư của một số dự án thủy điệnError! Bookmark n
2.2.2. Đánh giá tác động của việc tái định cư đến môi trường xã hội của một
số dự án thủy điện .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Định hướng và đề xuất biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại
của công tác tái định cư ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Hiện trạng thực hiện quá trình thiết kế thu dọn lòng hồ của một số dự
án thủy điện ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Đánh giá công tác thiết kế và thực hiện thu dọn lòng hồ của một số
dự án thủy điện) .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực điạ, tham vấn ý kiến cộng đồngError! Bookmar
2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Phương pháp phân tích, tính toán DO ...... Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Phương pháp chuyên gia .......................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNError! Bookmark not
defined.
3.1. Quá trình thiết kế và thực hiện thu dọn lòng hồ thủy điện Lai Châu ..... Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Cơ sở thực hiện thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai ChâuError! Bookmark not d
3.1.2. Phương pháp thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai ChâuError! Bookmark not defi
3.1.3. Đề xuất các phương án thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Lai ChâuError! Bookmar
3.2. Vấn đề tái định cư của thủy điện Huội Quảng Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Hiện trạng công tác tái định cư của thủy điện Huội QuảngError! Bookmark not def
3.2.2. Đánh giá chung về công tác tái định cư của thủy điện Huội QuảngError! Bookmark
3.3. Định hướng và đề xuất biện pháp giải quyết những bất cập của vấn đề tái
định cư và thiết kế thu dọn lòng hồ. ...................... Error! Bookmark not defined.



3.3.1. Định hướng, đề xuất những biện pháp khắc phục những vấn đề còn
thiếu xót trong công tác tái định cư thủy điện Huội QuảngError! Bookmark not defined.
3.3.2. Định hướng trong công tác thiết kế thu dọn lòng hồ thủy diện Lai
Châu.................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .................................................... Error! Bookmark not defined.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TĐC

Tái định cư

DO

Oxy hòa tan

SK

Sinh khối

TKTDLH
ATĐ1
WB

Thiết kế thu dọn lòng hồ
Ban quản lý dự án thủy điện 1
Ngân hàng thế giới

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 - Các thông số chính nhà máy thủy điện Lai Châu.. Error! Bookmark not
defined.

Bảng 3.1 - Hàm lượng DO tại các vị trí lấy mẫu đại diện qua các đợt quan trắc
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2 - Diện tích & Sinh khối thực vật chia theo từng thảm trong vùng ngập
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3 - Diện tích và sinh khối các khu lựa chọn thu dọn theo thảm TV ..... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.4 - Sinh khối PHN, PHC/ha dự kiến thu dọn vùng hồ TĐ Lai Châu ... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.5 - Sinh khối phân hủy nhanh, chậm từng khu vực dự kiến thu dọn .... Error!
Bookmark not defined.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung
đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc
Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng còn lại là Đông
Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Tây Bắc là nơi có tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
và thuỷ điện nhất cả nước – đây là lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp khai
thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện, sản xuất giấy, sản xuất xi măng, chế biến gỗ…
Trong thời gian qua, Vùng Tây Bắc được Đảng, Chính phủ quan tâm đặc biệt
và có nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi nhằm nâng cao đời sống kinh tế-xã hội. Thực
hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã giành một khối lượng
vốn khá lớn tập trung vào vùng, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình 135, các dự án Quốc gia, các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, công
trái giáo dục, các hỗ trợ có mục tiêu khác ... Nhiều dự án quốc gia đã và đang triển
khai đầu tư tại đây là tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội tại vùng Tây Bắc.
Các địa phương trong vùng Tây Bắc thuộc Danh mục các địa bàn có điều
kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, do vậy các doanh nghiệp đầu
tư tại các địa phương trong vùng được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh

nghiệp cũng như thuê đất, ngoài ra nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính
quyền địa phương trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện dự án.
Vì vậy, trong một vài năm trước đây cùng với những lợi thế đặc biệt để phát
triển về thủy điện mà việc xây dựng các thủy điện đã diễn ra ồ ạt trên khắp các địa
phương thuộc vùng Tây Bắc. Việc xây dựng này một mặt làm tăng sản lượng điện
cho vùng và quốc gia góp phần phát triển nền kinh tế của địa phương. Mặt khác, nó
cũng làm này sinh các vấn đề về môi trường (tự nhiên và xã hội) đối với các địa
phương có dự án xây dựng thủy điện.

1


Do đó để đảm bảo sự cân bằng của cả vấn đề phát triển kinh tế lẫn bảo vệ
môi trường cần có những nghiên cứu, đánh giá các vấn đề về môi trường đối với
một số dự án thủy điện tại vùng Tây Bắc.
Trên cơ sở thực trạng môi trường các dự án thủy điện đang và sắp hoạt động
trên địa bàn vùng Tây Bắc, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu những vấn đề môi
trƣờng của một số dự án xây dựng thủy điện tại vùng Tây Bắc”. Nhằm đề xuất
các giải pháp khắc phục tồn tại với mục tiêu phát triển các dự án thủy điện bền vững
tại đây trong tương lai.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luâ ̣n đánh giá những vấn đề môi trƣờng ở một số dự án thủy điện
Khoảng chục năm trở lại đây, phong trào đầu tư xây dựng thủy điện ồ ạt, dẫn
đến sự xuất hiện dày đặc hệ thống thủy điện trên khắp cả nước, gây thiệt hại đáng
kể về môi trường và kinh tế xã hội trong thời gian qua. Mặc dù đã có các công trình
nghiên cứu tác động của các dự án thủy điện trên một lưu vực sông nhưng chưa đưa

ra được những tác động điển hình, mang tính đại diện cho cả Vùng Kinh tế hoặc cả
lưu vực. Hơn nữa, với các nhà máy thủy điện đã đi vào vận hành chưa có một
nghiên cứu đánh giá tác động nào được thực hiện để đánh giá hiệu quả và những
vấn đề môi trường phát sinh bởi nhà máy. Xuất phát từ thực tế trên, việc xác định và
đánh giá những tác động môi trường đang nảy sinh ở khu vực Tây Bắc là hết sức
cần thiết. Đây là cơ sở để đưa ra được các biện pháp giảm thiểu với mục tiêu phát
triển các thủy điện bền vùng tại đây.
1.1.1. Những vấn đề môi trường của các nhà máy thủy điện
Những tác động môi trường điển hình từ các nhà máy thủy điện đã được nhận
biết và đánh giá tập trung vào những vấn đề sau:
- Ngập lụt và xói lở bờ sông do thay đổi chế độ nước hạ lưu và vận hành xả
không đúng quy trình.
- Hạn hán và suy giảm chất lượng nước hạ lưu do lưu lượng xả của các nhà
máy phụ thuộc vào chế độ vận hành nhà máy, hơn nữa hầu hết các nhà máy không
có cửa xả đáy để có thể xả trong trường hợp mực nước hồ thấp dưới mực nước chết.
- Suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ du do công trình không có thiết kế cống xả
đáy làm thiếu hụt lượng phù xa bổ sung độ màu cho đất nông nghiệp hạ lưu, cát sạn
sỏi, thêm vào đó là hiện tượng khai thác cát đang diễn ra khó kiểm soát làm ảnh
hưởng hình thái sông và sinh kế của người dân sống dựa vào tài nguyên này.
- Suy giảm tài nguyên sinh học nhất là rừng. Mất rừng và ảnh hưởng đến đa
dạng sinh học với diện tích rừng ngập trong lòng hồ cùng toàn bộ diện tích đất sản
3


xuất của khu vực này bị mất, thêm vào đó nạn chặt phá rừng ngày càng gia tăng
mạnh do khai thác gỗ và người dân không có đất sản xuất. Rừng phòng hộ đầu
nguồn bị lâm tặc chặt phá do lợi dụng địa thế, đường thủy trên lòng hồ và thực vật
chết dần vì ngập nước làm cho tốc độ suy giảm tài nguyên rừng quá nhanh ở khu
vực xung quanh dự án kéo theo đó là suy giảm đa dạng sinh học. Hậu quả có thể
thấy được đó là hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất xung quanh gây bồi lắng lòng hồ

làm giảm dung tích lòng hồ do, làm ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ.
- Vấn đề liên quan đến đền bù di dân tái định cư và an sinh xã hội.
- Các rủi ro và sự cố môi trường như vỡ đập, động đất.
1.1.2. Những vấn đề môi trường của lưu vực
Những vấn đề môi trường ở phạm vi rộng, dài hạn và khó dự báo hơn là các
vấn đề môi trường tích lũy mang tính lưu vực. Những vấn đề này có mức độ tác
động lớn hơn và khó giải quyết hơn do các tác động từ chuỗi các nhà máy thủy điện
gây ra một chuỗi những tác động đơn lẻ được tích hợp lại, trong quá trình thi công
xây dựng và hoạt động.
a. Mất rừng phòng hộ đầu nguồn và suy giảm đa dạng sinh học
Việc phá rừng đầu nguồn, trong đó có cả những khu vực vườn quốc gia, khu
bảo tồn, để xây các công trình của nhà máy thủy điện đã làm mất rất nhiều diện tích
rừng, mất đi tính đa dạng sinh học trong khu vực, trong khi việc trồng bù rừng lại
không được thực hiện đầy đủ vì hầu hết các công trình đã không bố trí được hoặc bố
trí không đủ quỹ đất trồng rừng nhằm bù lại diện tích rừng đã mất.
Trước đây các đối tượng khai thác trái phép khó mà xâm nhập được vào các
rừng đầu nguồn vì địa hình hiểm trở, nhưng sau khi có các con đường công vụ thi
công thủy điện tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển gỗ trái phép khiến cho
tình hình khai thác gỗ trái phép diễn ra phức tạp. Mất rừng do chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, ở các tỉnh Tây Bắc quy hoạch rất nhiều diện tích dành cho trồng cây
nguyên liệu, cây công nghiệp ở các vùng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đặc dụng,
4


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Nguyên Anh (2014), Chính sách di dân tái định cư các công trình thuỷ điện ở
việt nam từ góc độ nghiên cứu xã hội, Viện hàn lâm khoa học Việt Nam – Viện địa lý
nhân văn, Hà Nội.
2. Lê Kim Anh (2009), Báo cáo thiết kế thu dọn lòng hồ thủy điện Sơn La giai đoạn 1 và
giai đoạn 2, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1, Hà Nội.

3. Lê Thạc Cán (2008), Đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến
lược, Trung tâm NCTN&MT, ĐHQGHN, Hà Nội, 120 tr.
4. Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2013, Luật đât đai số 45/2013/QH13 của chính
phủ ngày 29 tháng 11 năm 2013.
5. Lê Trọng Cúc (2011), Sinh thái nhân văn, Trung tâm NC TN&MT, ĐHQGHN, Hà
Nội.
6. Lê Diên Dực (Chủ biên), Hoàng Văn Thắng (2012), Đất ngập nước, Tập 1: Các
nguyên lý và sử dụng bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 335 tr.
7. Lưu Đức Hải (2000), Cơ sở khoa học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, 232 tr.
8. Huỳnh Nhung (2004) Báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Lai Châu,
Viện hàn lâm khoa học Việt Nam – Viện địa lý, Hà Nội.
9. Ngân hàng Thế giới (2011) Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự
nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của
dân.
10. Ngân hàng Thế giới (2009) Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010, Các thể chế hiện đại.
11. Vũ Quyết Thắng (2001), Quy hoạch môi trường, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
12. Vũ Trung Tạng (2007), Sinh thái học hệ sinh thái, NXB Giáo dục, Hà Nội, 215 tr.



×