Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bệnh gạo lợn và cách phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.71 KB, 16 trang )

I.BỆNH GẠO LỢN
1.Căn bệnh
Do ấu trùng Cystercius cellulose gây ra có dạng hình hạt gạo kí sinh ở cơ
thịt của lợn.
Ấu trùng do sán dây trưởng thành Taenia solium kí sinh ở ruột non người
(vật chủ chuyên tính).
Hình thái : sán dây trưởng thành có kích thước lớn 2-7 m có 700-1000
đốt, trên đỉnh đầu có 22-32 móc xếp thành 2 hàng mang 4 giác bám không
có móc, đốt thành thục có màu trắng nhạt. Đốt thành thục có hình chữ nhật
có cơ quan sinh dục đơn, lỗ sinh dục chỉ thông ra 1 bên và xen kẽ đều nhau.
Ấu trùng giống hạt gạo màu trắng đục cho nên rất dễ nhận biết khi kiểm
soát sát sinh, hạt gạo mỏng bên trong có chứa 95.5% nước, 2.5% albumin,
0.6% là muối ngoài ra còn 1 số chất khác. Chỉ có duy nhất 1 đầu sán trên
đỉnh đầu có móc gây bệnh cho vật chủ trung gian (VCTG) là lợn.
2.Vòng đời
Qua 2 đối tượng là người va lợn
Dạng trưởng thành(TT) ở ruột non của người có tuổi thọ từ 25-50 năm,
hàng ngày con sán dây thường thải đốt sán mỗi lần sẽ thải từng chùm 5-6 đốt
chờ theo phân ra môi trường ngoài, nhờ điều kiện ngoại cảnh phân hủy ra
trứng sán có dạng hơi bầu dục, bên trong chứa ấu trùng 6 móc. Lợn ăn phải
ấu trùng di hành theo hệ tuần hoàn về cơ kí sinh tạo thành gạo sau 2-3 tháng.
Ấu trùng có thể sống 3-6 năm và gây bệnh cho VCTG. Người ăn phải thịt
lợn chưa nấu chin có gạo sẽ mắc bệnh sau 2-3 tháng và phát triển thành dạng
TT.
3.Dịch tễ
Sán trưởng thành ở người có tỷ lệ thấp do :
Người ít ăn thịt lợn tái


Hạt gạo lớn, ấu trùng có màu trắng đục dễ nhận biết, phát sinh ở đồng
bằng 0.5-2%, trung du miền núi 2-6%.


Gặp chủ yếu ở các cụ ông cao tuổi vùng sâu, vùng xa
Ở người chỉ có duy nhất 1 con sán kí sinh.
Ấu trùng (gạo) lợn mắc tỷ lệ cao
Tỷ lệ chung là 0.04%-0.9%, đồng bằng là 0.02%, trung du miền núi là
0.3%, Tây Nguyên là 0.9%
Do lợn thích ăn phân bắc
Lợn rất gần vời người, chuồng gần nhà
Tập quán không hợp vệ sinh
Gạo lợn thường kí sinh ở cơ mông, đùi, lưỡi, tim (nơi mạch máu tới nhiều)
Người ngoài mắc sàn TT còn mắc gạo do
nguyên nhân tự nhiễm 75% : khi đốt già rụng đi chờ theo phân ra
ngoài nhưng do 1 yếu tố gây nôn làm đốt sán nhu động ngược từ ruột non
đến dạ dày dưới tác động của dịch dạ dày làm vỡ đốt và trứng sán được giải
phóng.
Nguyên nhân từ ngoài vào 255 do ăn phải đốt sán, trứng sán
Gạo ở người thường gặp ở não, tủy sống, mắt, tổ chức liên kết dưới da, cơ,
gạo ở người gây tác hại lớn.
4.Triệu chứng, bệnh tích
Người mắc sán dây TT do sán có kích thước lớn, cướp chất dinh dưỡng
gây rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, buồn nôn, đau bụng, sức khỏe giảm sút.
Lợn mắc ấu trùng kí sinh ở cơ làm cho lợn không có triệu chứng rõ rang
chỉ gây viêm cơ, ngứa ngáy.
Người mắc gạo triệu chứng điển hình tùy theo vị trí tác hại rất lớn.
- Hạt gạo ở não gây nhức đầu, co giật,rối loạn trí nhớ.
- Gạo ở mắt gây rối lọan thị giác có khi bị mù


- gạo ở da, cơ làm viêm da, cơ, co giật cơ, đi lại ăn uống khó khăn.
Bệnh tích : Ấu trùng kí sinh ở cơ gây viêm cơ, cơ thường rắn lên , màu
thẫm, mất tính đàn hồi. Trong tổ chức cơ chứa nhiều hạt gạo màu trắng đục.

5.Chẩn đoán
Dựa vào dịch tễ kết hợp với bên y tế điều trị tỷ lệ nhiễm sán dây TT ở
người, tập quán chăn nuôi và tập quán sinh hoạt của con người.
Chẩn đoán bằng miễn dịch : lấy nước trong hạt gạo làm kháng nguyên,
tiêm 0.2 ml dưới gốc tai vật thí nghiệm sau 20 phút có hienj tượng sưng,
nóng đỏ đau thì đã nhiễm bệnh.
Dùng tay kéo lưỡi con vật ra, dùng vật cứng cạo trên bề mặt tìm hạt gạo
Ở người tìm gạo bằng dụng cụ soi đáy mắt.
Gia súc chết mổ khám tìm hạt gạo ở cơ hay vận động (mông, đùi, tim,
lưỡi)
II.BỆNH GẠO BÒ
1.Căn bệnh
Do ấu trùng Cysticercus bovis gây ra
Kí sinh ở cơ thịt của bò
Sán trưởng thành là Taeniarhynchus saginatus kí sinh ở ruột non người gọi
là sán sơ mít, dài 4-12m có 1000-2000 đốt, đốt đầu phình rộng ra trên đỉnh
đầu không có móc, trên giác bám cũng không có móc.
Đốt thành thục hình chữ nhật, lỗ sinh dục thông ra 1 bên của đốt sán xen kẽ
không đếu.
Ấu trùng dạng hạt gạo, dạng trong suốt màng mỏng khó nhận biết, chứa 1
đấu sán duy nhất.
2.Vòng đời phát triển


Qua VCTG là động vật có xương sống, dạng TT kí sinh ở ruột non người
có tuổi thọ cao 50-60 năm.
Sán TT thuộc bộ viên diệp thải đốt ra ngoài theo phân hoặc tự ra ngoài
không theo phân, mỗi lần thải 1 đốt. Dưới tác động đốt sán vớ trứng sán theo
thức ăn vào VCTG (bò, trâu) không có ở người. Sau 1 thời gian vào đường
tiêu hóa theo tính mạch tới cơ thịt, 3-6 tháng thành hạt gạo. Hạt gạo kí sinh

ngay trong cơ thể bò 7-9 tháng gây bệnh cho bò. Người ăn thịt bò tái nhiễm
gạo sau 2-3 tháng phát triển thành dạng trưởng thành kí sinh ở ruột non.
3.Dịch tễ
Người là vật chủ chuyên tính
Chỉ có 1 con sán duy nhất kí sinh ở ruột non ngừoi
Tỉ lệ mắc : người mắc sán bò cao tới 90% so với người mắc sán dây nguyên
nhân do người thích ăn thịt bò tái
Rất khó kiểm soát bệnh
Người ở vùng sâu có tập quán chăn nuôi lạc hậu mắc nhiều hơn, nam nhiều
hơn nữ, tuổi càng cao càng mắc nặng.
Ấu trùng ở bò mắc thấp do bò sống xa nười.
Ấu trùng chỉ gặp ở bò đoi khi có trâu không bao giờ ở người thường kí sinh
ở những chỗ cơ vận động mạnh (mông, đùi, tim, lưỡi)
Gia súc lớn mắc bệnh sẽ miễn dịch được trong 2 năm, gia súc nhỏ mắc bệnh
sẽ được miễn dịch suốt đời.
4.Triệu chứng, bệnh tích
Ở người chỉ mắc sán TT làm suy giảm miễn dịch, vàng da, gầy yếu
- Rối loạn tiêu hóa, kém ăn, buồn nôn, tiêu chảy xen kẽ táo bón, phân
nhiều chất nhày
- Ngứa vùng hậu môn do đốt sán tự động chui ra ngoài ở mọi lúc


Ở bò mắc ấu trùng : do gạo kí sinh ở cơ, triệu chứng không điển hình, nhiệt
độ cơ thể hơi cao 41-42 oC, sau đó giảm. Do cơ thể kí sinh ở cơ hàm, cơ lưỡi
nên việc nhai lại kém, nước bọt chảy nhiều, nhu động dạ cỏ giảm. Bò có
chửa, dễ xảy thai giảm lượng sữa.
Bệnh tích : gây ra hiện tượng viêm cơ, cơ mà gạo kí sinh có màu tím mất
tính đàn hồi, trương lực lớn, có hạt gạo kích thước nhỏ màu trong suốt,
màng mỏng trong chừa nhiều nước có 1 đầu sán.
Gan, tim, phổi, ruột non có thể bị xuất huyết do ấu trùng di hành.

5.Chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán tương tự gạo lợn
6.Phòng bệnh ( chung cho cả gạo lợn và gạo bò)
Do kí sinh ở cơ nên không có thuốc điều trị chỉ có thể thực hiện biện pháp
phòng
Phòng bệnh có tính chất tổng hợp, áp dụng nhiều biện pháp
Kết hợp giữa nhân y và thú y
tuyên truyền vận động thấy rõ tác hại của bệnh, bỏ tập quán ăn tái, ăn
sống
Chăn nuôi hợp vệ sinh, lợn phải có chuồng trại không được thả rông,
không cho lợn tiếp xúc với phân người.
Có hố xí hợp vệ sinh Thực hiện tốt luật thú y : yhitj qua kiểm soát sát
sinh nhằm phát hiện ra gao xử lý đúng luật thú y, mặt cắt 40 cm2 >3 gạo thì
hủy bỏ, <3 gạo xử lý có thể ăn được.
Luộc chin cắt nhỏ 2kg/1 miếng/1000C/1h
Ướp lạnh : thịt cắt nhỏ để lạnh -15->-100C/2-3 tuần
Ướp muối : cắt nhỏ +12% muối, lấy ra nuôi trong mật thấy gạo đã chết
thì ăn được
Tẩy sán dây cho người để tránh đào thải mầm bệnh ra ngoài


Acrikin 0.9-1g/1 người. 5 phút uống 0.2 g, sau đó uống thuốc tẩy
muối tăng nhu động đẩy sán ra ngoài.
Dicrophen 50-70g, bí đỏ 50g, thuốc tẩy MgSO4 10g uống vào sáng
sớm
Ăn hạt bí ngô bóc vỏ, uống hạt cau sắc + uống thêm 2-3 lòng đỏ trứng
gà cho vào hatjk cau, 1h sau uống thuốc tẩy sán bắt đầu bị đẩy ra ngoài sau
1h.
III.BỆNH GIUN BAO
1.Căn bệnh

Do cả dạng TT và ấu trùng gây nên
Dạng TT do giun tròn Trichimella spiralis có 1 con kí sinh ở ruột non còn
ấu trùng kí sinh ở cơ của kí chủ đó.
Có tới 49 loài nhiễm giun bao : lợn, chó, mèo, thú hoang dã và cả người
đều nhiễm. Kích thước nhỏ 3-4 mm, cơ thể chia làm 2 phần rõ rệt, phần đầu
chiếm nửa cơ thể, phần sau phình rộng chứa ruột và cơ quan sinh dục.
Với con đực không có cơ quan giao cấu có 2 mảnh phụ sinh dục. Con cái
đuôi chứ hậu môn, lỗ sinh dục cái nằm ở giữa cơ thể.
Không bao giờ đẻ trứng mà đẻ ngay ra ấu trùng. Giai đoạn đầu ấu trùng
xoắn lại gọi là giun xoắn càng về sau ấu trùng được bọc trong vỏ bọc gọi là
giun bao.
2.Vòng đời
Phát triển theo kiểu đặc biệt
Giun TT kí sinh ở ruột non kí chủ, đời sống ngắn rất khó bắt được con
TT, con đực có thời gian sống tối đa tử 3-4 ngày, con cái chui saau vào niêm
mạc ruột đẻ ấu trùng (1000- 10000), đẻ xong con cái chết. Ấu trung fđi theo
tuần hoàn tới các cơ quan bộ phận kí chủ nhưng chỉ thích hợp ở các cơ còn ở
co quan bộ phận khác không thích hợp thì bị thải ra ngoài theo phân.


Ở cơ sau khi bị nhiễm 17-20 ngày, ấu trùng dừng lại lớn dần lên, dài đến
đâu thì xoắn lại, sau khios xoắn được 2.5 vòng xoắn thì dừng lại sau 3-4
tuần. Lúc này gọi là giun xoắn bắt đầu gây bệnh cho vật chủ. Ấu trùng tiếp
tục ở cơ được bao bao bọc lai goi là giun bao, ấu trùng sống ở đó rất lâu
trong cơ thể nhờ bao (lợn 11 năm, người 24 năm) gây bệnh cho kí chủ.
Chỉ đến khi gia súc khác ăn thit động vật mắc giun bao thì vòng đòi mới
được tiếp tục.
1. Dịch tễ học
Con đường truyền bệnh : người và gia súc nhiễm bệnh do ăn thịt động vật có
chứa ấu trùng giun bao

động vật mắc bệnh do ăn phân động vật nhiễm ấu trùng giun bao : động
vật ăn thịt trong rừng núi thải ra ngoài cả những mảnh thức ăn, chính ở đó có
chứa ấu trùng, ấu trùng mà ở cơ quan nội tạng không thích hợp thì bị loại ra
ngoài theo phân có thể sống được tới 4 giờ, động vật khác ăn vào sẽ mắc
bênh.
Động vật mắc bệnh còn có thể ăn phải công trùng (dòi) chứa ấu trung
giun bao, ấu trùng sống được 5-8 ngày(dòi chỉ mắc bệnh tạm thời).
Cũng có thể nhiễm qua bào thai.
Vòng tuần hoàn căn bệnh
1965 Koral đưa ra vòng tuần hoàn có 49 loài, chia làm 2 vòng tuần
hoàn khác nhau . Vòng tuần hoàn lớn ở bên ngopaif tự nhiên gồm hổ, gấu,
lợn rừng, chó sói…Vòng tuần hoàn nhỏ ở nông thôn, thành thị, ít động vật
tham gia vào có chó, méo, lợn. Vòng tuần hoàn lớn truyền bệnh cho vòng
tuần hoàn nhỏ qua sản phẩm săn bắn. Cả 2 vòng tuần hoàn đều lây cho
người qua sản phẩm săn bắn.
Tình hình dịch tễ


Xảy ra lẻ tẻ nhưng khi đã xảy ra thì gây ảnh hưởng rất lớn vì liên quan tới
người.
Trên thế giới phổ biến ở Bắc Cực nước lạc hậu, kém phát triển.
Ở Việt Nam có 6 ổ dịch, 2 ổ dịch ngoại lai, mắc ở bên Lào vào tháng
7/1962 và 6/1968. $ ổ dịch nội địa năm 1970, 2001, 2004,2008.
Gặp ở các tỉnh miền núi, lợn,chó, mèo có tiếp xú ở động vật hoang dã.
Nguyên nhân người mắc bệnh do ăn thịt chưa nấu chin : nem chua, thịt dăm
bông, nem lạc, thịt hun khói.
Noi kí sinh chủ yếu là ở cơ nhiều nhất là ở cơ hoành.
3.Triệu chứng, bệnh tích
Triệu chứng
Giai đoạn TT do kích thước nhỏ, thời gian ngắn, ít gây tác hại chủ yếu

ngộ độc thức ăn,nôn mửa, sau 1 thời gian thì nó chết.
Tác hại nhất của ấu trùng là do thời gian lâu sản sinh độc tố gây viêm cơ.
Ở gia súc khó phát hiện ra triệu chứng điển hình, con vật bị viêm cơ ngứa
ngáy khó chịu đi lại rất khó khăn.
Ở người có hiện tượng phú ở mắt, 2 chi rồi lan ra toàn thân. Sau thời gian
phù, hiện tượng đau cơ làm người nhai nuốt khó khăn
Sốt cao thành từng đợt. Tăng bạch cầu ái toan, thở khó, tim đập nhanh,
hạ huyết áp gây nguy hiểm. Có tới 95.5% bị đau cơ, 90% sốt, 84% phù, 79%
ỉa chảy, 50% đau bụng, 35% nhức đầu, 14% nổi ban.
Bệnh tích
Gây viêm cơ, màu thẫm,rắn, tế bào cơ bị trương, bên trong có thể có ấu
trùng trong bao, càng lâu vỏ càng dày, dày nhất ở 2 đầu bao giữa mỏng hơn.
Ấu trùng bên trong có thể bị chết bên trong để lại mủ, canxi.
4.Chẩn đoán


Dựa vào dịch tễ : hay gặp ở các cơ sở chăn nuôi lạc hậu, vùng sâu xa, giáp
miền núi.
Dựa vào triệu chứng : khó chẩn đoàn, viêm cơ, đi lại khó, nhai nuốt khó
Có thể chẩn đoàn bằng phương pháp miễn dịch
Mổ khám : lấy chân cơ hoành thực hiện 2 phương pháp
phương pháp ép cơ : dùng kéo cong cắt mỏng 24 lát, ép mỏng trên
kính ép giun bao. Áp dụng trong kiểm soát sát sinh,kết quả nhanh, chính xác
thấp.
phương pháp tiêu cơ : cắt 5-7g chân cơ hoành cho vào các ống
nghiệm nhỏ, tiếp 10ml dung dịch tiêu cơ gồm pepsin 1%, HCl 1%, muối tinh
0.2% tỷ lệ 1g : 1ml : 0,2g +nước->100ml, để vào tủ ấm 37 oC/6-12h thitj và
cơ tiêu đi. Đem quay ly tâm lấy cặn soi kính hiển vi tìm ấu trùng giun bao,
áp dụng để nghiên cứu.
5. Phòng và trị

Không có thuốc điều trị đặc hiệu
Ở người chỉ dùng thuốc làm giảm viêm cơ
Chủ yếu dùng các biện pháp phòng bệnh
chăn nuôi hợp vệ sinh
không cho gia súc tiếp xúc với hoang thú bên ngoài
tích cực diệt chuột xung quanh cơ sở chăn nuôi
thịt bán ra thị trường phải qua kiểm soát sát sinh. Nếu phát hiện ra ấu
trùng toàn bộ thitij phải hủy bỏ
sản phẩm săn bắn tốt nhất là ăn chin.
Tuyên truyền vận động người dân thấy rõ tác hại bệnh, không ăn thịt
tái.


IV.BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ Ở NGƯỜI
1. Đặc điểm:
Giun đũa chó Toxocara canis và-mèo Toxocara cati một bệnh gây ra ở người
do ký sinh trùng.
Đây là một bệnh do ký sinh trùng ký sinh lạc chủ gây ra, lạc chủ bởi
vì vật chủ ký sinh của chúng là chó, mèo chứ không phải người. khi người bị
nhiễm chúng vì bất cứ lý do gì thì chúng sẽ ký sinh lạc chủ ở người và có thể
gây ra bệnh cho người. bệnh giun đũa ở chó, mèo ở người có thể có 3 loại
hội chứng: u hạt do ấu trùng (larval granulomatosis), ấu trùng di chuyển nội
tạng ở người (Viceral larva migrans in man), ấu trùng di chuyển ở mắt
(Ocular larva migrans).
Về hình thái học: con đực có kích thước 4-10cm và con cái 6-18cm.
Hình dáng trông giống con giun đũa giai đoạn trẻ (young ascaris), các móc
của giun phần cổ hẹp ở đoạn cuối. Trứng có hình bán thùy, dày, vỏ bị rỗ,
kích thước 90 x 75micron.
Chu kỳ sinh học và phát triển ở chó, mèo:
Chu kỳ của Toxocara canis tương tự chu kỳ sinh học của giun đũa

người Ascaris lumbricoides. Một điểm khác biệt là vật chủ cuối cùng phân
bố trong phạm vi rộng hơn. Vật chủ cuối cùng là những động vật ăn thịt họ
chó của gia đình nuôi, trong khi đó vật chủ ăn thịt các họ khác, bao gồm
người thì chưa rõ. Những điểm đặc biệt là con đường di chuyển trong cơ thể
chó có khác nhau tùy thuộc độ tuổi, giới tính và khả năng dung nạp của chó.


Chó nhiễm bệnh do ăn phải những trứng giun có phôi (embryonated
eggs) hay mô động vật có chứa ấu trùng giun đũa chó. Tuy nhiên, hành vi
của ấu trùng khác nhau phụ thuộc vào tuổi và giới tính của chó. Trên những
con chó trẻ (< hơn 3 tháng) trứng sẽ đẻ trong tá tràng và ấu trùng vào trong
hệ bạch huyết và hệ mao tĩnh mạch, từ đây sẽ mang chúng đến gan, tim và
phổi- nơi đó ấu trùng sẽ phát triển và thoát vỏ /thay vỏ. Tiếp đến ấu trùng sẽ
xuyên qua khí quản vào trong thực quản và đến ruột non. Những trứng đầu
tiên xuất hiện trong phân là vào thời điểm 4-5 tuần sau khi nhiễm. Tuy
nhiên, ở những con chó lớn tuổi hơn, ấu trùng hiếm khi xuyên qua phổi đến
khí quản (theo đường di chuyển [lung-trachea migration]). Hầu hết chúng
vào trong dòng máu rồi phân tán trong toàn bộ cơ thể và mô của vật chủ chó;
đặc biệt là chúng vẫn giữ nguyên ấu trùng giai đoạn nhiễm cho đến khi
chúng đến mô.
Tầm quan trọng của quá trình di chuyển trong cơ thể này (khác với di
chuyển đến phổi và khí quản) là thuận lợi trong lây truyền chu sinh
(prenatal), chẳng hạn, ấu trùng xuyên qua bọc thai chó cái đến phát triển
trong phôi thai. Ấu trùng vẫn tồn tại trong gan phôi thai cho đến khi sinh và
rồi chúng tiếp tục di chuyển đến phổi, khí quản và ruột non; tại đó ấu trùng
sẽ trưởng thành. Ngoài sự lan truyền chu sinh, sự lan truyền qua đường sữa
mẹ (transmammary) đôi khi cũng xảy ra.
Chu kỳ sinh học của Toxocara cati gần tương tự Toxocara canis. Khi
những trứng embryonated egg trưởng thành được nuốt vào, chúng phát triển
đến giai đoạn trưởng thành thông qua đường di chuyển phổi-khí quản. trong

những trường hợp nhiễm ở mèo trưởng thành, một vài trứng bị ăn vào sẽ
phát triển theo hướng này, nhưng một số khác sẽ ký sinh trong những mô
khác nhau như giai đoạn ấu trùng. Mặc dù nhiễm trùng qua con đường nhau


thai không xảy ra, ấu trùng ở con mèo cái đi vào tuyến sữa, nhiễm cho mèo
con qua đường sữa.
Đường lây nhiễm:
Trên chó và mèo:
Trực tiếp bằng con đường tiêu hóa trứng nhiễm ấu trùng từ đất.
Gián tiếp bằng cách ăn các vật chủ ăn thịt
Nhiễm trùng chu sinh (chỉ có T.canis)
Tiêu hóa ấu trùng qua con đường phân
Lây truyền qua đường sữa
Trên người:
Gián tiếp bằng cách tiếp xúc với các vật bị nhiễm ấu trùng
Gián tiếp qua cách ăn đất (geophagia), phân (coprophagia) hay các thực
phẩm có trứng giun đũa chó nhiễm.
Trực tiếp bằng cách tay nhiễm tiếp xúc các cô bảo mẫu nhiễm mầm bệnh
hay miệng, tả lót,…
Con người bị nhiễm phải do nuốt trứng trưởng thành hoặc ăn thịt của vật
chủ khác có chứa ấu trùng. Trên trẻ em từ 1 - 4 tuổi sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao
hơn do có nhiều cơ hội nhiễm từ đất. Sau khi tiêu hóa, ấu trùng tách ra khỏi
trứng trưởng thành đi đến những cơ quan khác bằng con đường di chuyển
trong cơ thể. Chúng cũng có thể chu du vài lần đến các mô, cuối cùng đóng
kén thành ấu trùng và tạo u hạt, làm tăng bạch cầu eosin ở tất cả các cơ quan
chính của cơ thể, trong đó bao gồm cả não và mắt.
Dịch tễ:



Bệnh do giun đũa chó, mèo gây ra có thể xuất hiện khắp mọi nơi trên
thế giới, không phụ thuộc nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên
tiến vẫn có khả năng nhiễm và thậm chí nhiễm nhiều. Do vậy, một số quốc
gia có các bác sĩ chuyên chăm sóc cho con vật cảnh, vật cưng, thú nuôi trong
nhà như tại Nhật Bản, Mỹ, Úc, Pháp, Chi Lê, Na Uy,….
2. Triệu chứng học:
Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ký sinh
của sán đối với vật chủ, và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị
nhiễm. Có thể không có triệu chứng nếu nhiễm trùng nhẹ, ấu trùng có thể
lang thang trong gan, phổi, tim, não, mắt và có thể gây ra hội chứng tăng
eosin mạn tính, tăng bạch cầu, sốt, gan to, viêm phế quản, giả hen, viêm
phổi, viêm cơ tim, động kinh hoặc trì trệ trí tuệ, viêm võng mạc, viêm kết
mạc, viêm màng bò đào, viêm nhãn cầu... Trong quá trình lưu hành trong cơ
thể chúng đi đến các mô khác nhau và gây ra ít nhất 3 triệu chứng ở người:
- U hạt do ấu trùng (larval granulomatosis),
- Hội chứng ấu trùng di chuyển trong tạng (visceral larva migrans
syndrome),
- Hôi chứng ấu trùng di chuyển trong cơ quan mắt (ocular larva migrans
syndrome)
Và phần lớn là nhiễm giun đũa chó / mèo ẩn không triệu chứng (covert
toxocariasis).
3. Chẩn đoán :
-Trên chó và mèo: xét nghiệm phân chẩn đoán dựa trên đặc điểm trứng hoặc
tìm thấy giun trong mẫu phân;


-Trên người: chẩn đoán lâm sàng thường không chắc chắn bởi lẽ triệu
chứng giun đũa chó và mèo không điển hình; sinh thiết gan, tìm thấy giun và
test huyết thanh miễn dịch sẽ hỗ trợ chẩn đoán rất nhiều.
Thật khó chẩn đoán xác định dựa trên lavabo bởi vì cả trứng và sán

đều không đi qua phân người, kết quả sinh thiết thường không xác định cho
dù tổn thương các mô lan rộng.
Ngoài ra, những dấu hiệu tự nhiên và lâm sàng không đặc hiệu có thể
dẫn đến chẩn đoán không chính xác hoặc thiếu cơ sở.
- Test huyết thanh miễn dịch ELISA rất có ích trong chẩn đoán. Sử
dụng ELISA đặc hiệu kháng nguyên giai đoạn ấu trùng sẽ có hiệu quả và độ
nhạy hơn các tét chẩn đoán khác nếu huyết thanh được ủ /hấp phụ làn đầu
tiên với kháng nguyên trong huyết thanh Ascaris để loại bỏ những kháng thể
gây ra phản ứng chéo.
Các xét nghiệm khác có thể biểu hiện tăng gammaglobuline máu và
tăng hiệu giá kháng thể anti-A hoặc anti-B isohemagglutinin. U hạt hoặc
dạng abces có thể xuất hiện trên phim chụp CT scans với hình ảnh giảm âm
giống như tổ chức viêm nhiễm.
- Test trong da hay lẩy da Toxocara có thể cho phản ứng dương tính
giả do các dị nguyên chia sẽ chung (shared allergens) giữa Toxocara và
Ascaris.
- Các phương pháp đo quang ( phương pháp ELISA đo mật độ quang)
có giá trị chẩn đoán xác định cao hơn .


4. Điều trị:
Hiện tại có rất nhiều loại thuốc trên thị trường có hiệu quả với bệnh giun
đũa cho mèo này, song mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng riêng và có những
tác dụng phụ nhất định. Phần lớn liệu trình điều trị thuốc nào cũng vậy là dài
ngày nên khó tránh khỏi các cảm giác khó chịu, nhất là triệu chứng rối loạn
tiêu hóa. Dưới đây là một số thuốc có hiệu quả và đã được nghiên cứu:
- Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, hai lần/ngày trong 21 ngày.
- Dietylcarbamazine 3mg/kg cân năng 3 lần/ ngày trong 21 ngày.
- Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trên truờng hợp nhiễm
giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.

Vì đây là giun đũa chó sống ký sinh lạc chủ cho nên ấu trùng giun không ở
trong ruột mà chúng giao du khắp nội tạng, mô mềm và da. Chính vì vậy mà
vấn đề điều trị rất khó khăn và liệu trình điều trị dài ngày chứ không phải chỉ
uống một liều duy nhất như giun đũa người.
5. Phòng bệnh:
Hạn chế tối đa tiếp xúc, các chó mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có
bệnh;
Kiểm tra phân của những chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng cho
đến khi phân trở nên âm tính; Phải có quy trình kiểm tra phân định kỳ mỗi
năm cho chó và có kế hoạch điều trị cần thiết;


Không để chó chạy trong khu vườn chơi trẻ con, công viên và không để
trẻ chơi với chó.
Nhanh chóng loại bỏ các thùng chứa phân chó, nơi ngủ của chó cần phải
cách ly với người và phải được dọn sạch, khử trung hàng ngày;
Kiểm soát chó chặt chẽ và buộc dây xích, không để chó nhảy rông.
Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho công đồng và những chủ vật nuôi
bởi các nhà thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt động xã hội để góp phần vào
công tác dự phòng và phòng chống bệnh.
Rửa tay cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có cát và vật nuôi.



×