Tải bản đầy đủ (.doc) (260 trang)

ngữ văn 12 tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 260 trang )

Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Ngy son: 20/08/2008

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
Tiết 1,2
A, MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành
tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng
tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời
đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.
- Có năng lực tổng hợp, khái qt, hệ thống hố các kiến thức đã học về
văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thể kỉ XX.
B, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Sách GK 12, Sách GV 12, thiết kế bài học
C, CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên gợi ý nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời
D, TIẾN TRÌNH DẠY HC
- Kim tra bi c
- Bi mi

Giáo viên: Trần Thị Thanh – THPT Ngun Qu¸n Nho

-1-


Hoạt động giáo viên
Yêu cầu cần đạt
và học sinh
I.
ThiÕt kÕ bài giảng Ngữ văn cơ bản 12 Khỏi quỏt vn học VN từ CM tháng


Tám 1945 đến 1975
Trong phần này SGK trình bày 1. Vài nét về hồn cảnh lịch sử xã hội văn
mấy nội dung?
hoá :
- Từ 1945 – 1975 văn học VN +Văn học VN ra đời trong hoàn cảnh: cuộc
ra đời trong hoàn cảnh như thế chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác
nào?
liệt
- 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp
- 21 năm kháng chiến chống Mỹ
- Xây dựng CNXH ở Miền bắc
- 10 năm từ 1954 – 1964 cuộc sống con
người có nhiều thay đổi
- Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển
- Điều kiện giao lưu văn hố với nước ngồi
khơng thuận lợi chỉ giới hạn trong một số
Con người VN được phản ánh nước như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan…
trong văn học như thế nào?
+ Con người:
- Sống gian khổ nhưng rất lạc quan, tin vào
chiến thắng và CNXH
- Yêu nước gắn liền với căm thù giặc, sẵn
sàng hi sinh vì tổ quốc
- Đường ra trận là con đường đẹp nhất
+ Yêu cầu của cuộc sống đặt ra với văn
nghệ:
- Văn chương khơng được nói nhiều chuyện
buồn, chuyện đau, chuyện tiêu cực, không
- Qua các chặng đường lịch sử được phản ánh tổn thất trong chiến đấu
từ 1945 -1954, 1955 – 1964, - Văn chương khơng được nói chuyện hưởng

1965 – 1975. Em hãy nêu khái thụ, chuyện hạnh phúc cá nhân. Đề tài tình
quát về yêu cầu của cuộc sống yêu cũng hạn chế. Nếu có nêu, có viết về
đặt ra với văn nghệ như thế tình yêu thì phải gắn liền với nhiệm vụ chiến
nào?
đấu
- Văn chương phải phản ánh nhận thức con
người, phân biệt rạch ròi giữa địch – ta, bạn
– thù. Văn học thiên về hướng ngoại hơn là
hướng nội. Đó là hướng về quần chúng cách
mạng, về những tấm gương anh hùng để
ngợi ca, hướng về kẻ địch để đề cao cảnh
giác.
- Văn chương thể hiện sự kết hợp giữa
khuỵnh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
• Đề cập đến sự kiện quan trọng của đất
nước
Nêu nhận định khái quát về
• Nhân vật mang cốt cỏch ca cng
-2Giáo viên: Trầnvn hc giai THPT Nguyễn Quán Nho
thnh tu ca Thị Thanh
ng
on 1945 1954
ã Ngụn ng trang nghiêm, tráng lệ
Chứng minh một cách ngắn
- Nhân vật trung tâm của văn học phải là


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Ngy son: 23/08/2008


NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
Tiết 3
A, MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí
- Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm
sai lầm
B, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Sách GK 12, Sách GV 12, thiết kế bài học
C, CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên gợi ý nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời
D, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh
- Thế nào là nghị luận về một
tư tưởng đạo lí?

Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm
Là quá trình kết hợp những thao tác lập luận
để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong
cuộc sống
- Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
+ Lí tưởng
+ Cách sống
+ Hoạt động sống
+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người
với con người (cha con, vợ chồng, anh em và

những người thân thuộc khác). Ở ngồi xã hội
có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng,
nghĩa xóm, thầy trị, bạn bè…
2. Yêu cầu làm bài văn nghị luận về tư tưởng
đạo lí
a. Hiểu được vấn đề cần nghị luận, ta phi qua

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Nguyễn Quán Nho

-3-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh
- Nêu những yêu cầu khi làm
một bài văn nghị luận về tư
tưởng đạo lí?

Yêu cầu cần đạt
bước phân tích giải đề xác định được vấn đề,
với đề trên đây ta thực hiện
+ Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì
Ví dụ: “Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”
- Muốn tìm thấy vấn đề cần nghị luận ta phải
qua các bước phân tích, giải đề để xác định
được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện
+ Thế nào là sống đẹp?
* Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả phù hợp
với thời đại, xác định vai trị trách nhiệm

* Có đời sống tinh thần đúng mực, phong phú
và hài hồ
* Có hành động đúng đắn
- Suy ra: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng
đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò
trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình
cảm hài hồ phong phú, có hành động đúng
đắn. Câu thơ nêu lí tưởng và hướng con người
tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất
con người.
b. Từ vấn đề nghị luận đã xác định, người viết
tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu
hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn
bạc, bãi bỏ…nghĩa là biết áp dụng nhiều thao
tác lập luận.
c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề
d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực
hiện nghị luận phải sống lí tưởng và đạo lí
3. Cách làm bài nghị luận
a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí
cũng như các bài nghị luận khác gồm 3 phần:
mở bài, thân bài, kết bài.
b. Các bước tiến hành ở phần thân bài. Phần
này phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác.
Những vấn đề chung nhất.
- Giải thích khái niệm của đề bài (ví dụ đã dẫn
trên ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?)
- Giải thích và chng minh vn t ra vn

Giáo viên: Trần Thị Thanh – THPT Ngun Qu¸n Nho


-4-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh
- Lần lượt nêu các bước của
bài văn nghị luận?

a. Vấn đề mà cố Thủ tướng
Ấn Độ nêu ra là gì? Đặt tên
cho vấn đề ấy?

Yêu cầu cần đạt
đề sống có lí tưởng, có đạo lí và nó thể hiện
như thế nào
- Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng khơng?
Hay sai). Chứng minh nên ta mở rộng bàn bạc
bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía
cạnh. Ví dụ làm thế nào đế sống có lí tưởng,
có đạo lí hoặc phê phán cách sống khơng có lí
tưởng, hồi bão, thiếu đạo lí…) phần này phải
cụ thể, sâu sắc tránh chung chung. Sau cùng
của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề.
II. Củng cố
- Tham khảo phần ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
Câu 1:
- Vấn đề mà Nê-ru cố tổng thống Ấn Độ nêu

ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người.
Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là:
Văn hoá con người
- Tác giả sử dụng các thao tác lập luận
+ Giải thích + chứng minh
+ Phân tích + bình luận
+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn
hố” giải thích + khẳng định vấn đề (chứng
minh).
+ Những đoạn cịn lại là thao tác bình luận
+ Cách diễn đạt rõ ràng, văn giàu hình ảnh
- Sau khi vào đề, bài viết cần có các ý
Câu 2:
1. Hiểu câu nói ấy như thế nào?
Giải thích khái niệm:
Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường vạch
phương hướng cho cuộc sống của thanh niên
ta và nó thể hiện như thế nào?
- Suy nghĩ
+ Vấn đề cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống
của con người và khẳng định nó là yếu tố quan
trọng làm nên cuộc sống con ngi.
+ Khng nh: ỳng

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Ngun Qu¸n Nho

-5-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12

Hot ng giáo viên
và học sinh

Yêu cầu cần đạt
+ Mở rộng bàn bạc
* Làm thế nào để sống lí tưởng
* Người sống khơng có lí tưởng thì hậu quả sẽ
ra sao?
* Lí tưởng của thanh nên hiện nay là gì?
+ Ý nghĩa của lời Nê-ru
* Đối với thanh niên ngày nay
* Đối với con đường phấn đấu lí tưởng, thanh
niên cần phải ntn?

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Nguyễn Quán Nho

-6-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12

Ngy son: 29/08/2008

TUN NGƠN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
Tiết 4
A, MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được những quan điểm sáng tác, những nét khái quát về sự nghiệp văn
học và những điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
- Vận dụng có hiệu quả những kiến thức nói trên vào việc đọc hiểu văn thơ của

Người.
B, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Sách GK 12, Sách GV 12, thiết kế bài học
C, CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên gợi ý nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời
D, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
Hoạt động giáo viên
và học sinh
Nêu tóm tắt tiểu sử của
Bác?

Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Vài nét về tiểu sử
a. Tiểu sử
- Ngày tháng năm sinh
- Quê quán
- Gia đình (cha, mẹ)
- Tên thường gọi thuở nhỏ, thời trưởng thành
b. Quá trình hoạt động cách mạng:
- Năm 1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước
- Những châu lục Bác đã đi qua
- Người nhận thức được, ở đâu giai cấp công
nhân và nơng dân lao động đều bị áp bức bóc
lột. Bọn thực dân đế quốc như con bạch tuộc 2
vòi. Một vòi hút máu của nhân dân thuộc địa,
một vòi hỳt mỏu ca nhõn dõn chớnh quc.


Giáo viên: Trần Thị Thanh – THPT Ngun Qu¸n Nho

-7-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh

Yêu cầu cần đạt
Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc
khơng có con đường nào khác là tiến hành cách
mạng vơ sản.
- Người đã chuẩn bị gì về tổ chức, về tư tưởng
cho cách mạng VN (Thành lập Hội những người
VN yêu nước ơ Pháp. Bác ra tờ báo Người cùng
khổ. Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp
bức ở Á, Phi. Trình bày bản yêu sách của các
dân tộc thuộc địa ở hội nghị Thành Tua. Người
tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Năm
1925, Bác về Trung Quốc cải tố “Tâm tâm xã”
thành “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng
chí hội”, người viết Đường cách mạng, mở lớp
tập huấn bồi dưỡng thanh niên Việt Nam ở
Quảng Châu để tung về nước hoạt động phong
trào công nhân).
- Năm 1930, Bác đã thống nhất 3 tổ chức Đảng
thành Đảng cộng sản Đông Dương (nay là Đảng
cộng sản Việt Nam)
- Năm 1941 về nước trực tiếp lãnh đạo cách

mạng.
- Từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943, Người bị
chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ (khi
người sang bắt liên lạc với cách mạng Trung
Quốc).
- Năm 1944 thành lập Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân (quân đội ngày nay).
- Năm 1945 cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân
giành chính quyền. Người đọc tuyên ngôn dựng
nước khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà.
- Người được bầu làm chủ tịch nước trong phiên
Quốc hộc đầu tiên. Tiếp tục lãnh đạo cách
mạng, giữ chức đó cho đến ngày mất 2/9/1969.
Năm 1993, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh
của Người, tổ chức Giáo dục khoa học và Văn
hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã ghi nhận và
suy tôn Bác là anh hùng gii phúng dõn tc,

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Ngun Qu¸n Nho

-8-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh

- SGK trình bày mấy quan
điểm sáng tác của Bác?

- Hãy giải thích và chứng
minh từng quan điểm sáng
tác văn học nghệ thuật của
Bác?

Yêu cầu cần đạt
danh nhân văn hố. Đóng góp to lớn nhất của
Bác là tìm ra con đường cứu nước giải phóng
dân tộc
2. Quan điểm sáng tác
- Bác khơng viết thành hệ thống lí luận. Song
qua những sáng tác của Người chúng ta nhận ra
hệ thống quan điểm sáng tác văn học nghệ
thuật. Tựu chung lại có 3 quan điểm:
+ Văn chương phải có tính chiến đấu
+ Văn chương phải có tính chân thật và dân tộc
+ Văn chương phải có tính mục đích
- Văn chương phải có tính chiến đấu. Vì sao?
Và nó được thể hiện như thế nào?
+ Sáng tác văn chương bao giờ cũng thể hiện
cái nhìn, mối quan hệ (thế giới quan và nhân
sinh quan) của nhà văn với cuộc sống con
người. Những sáng tác của Bác thể hiện cái nhìn
và mối quan hệ của người chiến sĩ cộng sản
chân chính. Người chiến sĩ cộng sản kiên
cường, ln phấn đấu vì mục đích cao cả. Đó là
giải phóng dân tộc giành độc lập tự do. Vì vậy
sáng tác của Bác đã đề cao tính chiến đấu.
+ Trong thời đại Hồ Chí Minh phong trào giải
phóng dân tộc đã trở thành làn sóng mạnh mẽ

khơng chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế
giới. Ngoài giá trị thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm ,
giải trí, văn chương cịn có giá trị tun truyền.
Vì vậy nó phải có tính chiến đấu.
+ Tính chiến đấu cũng là một trong những
truyền thống văn học dân tộc. Bác đã kế thừa
truyền thống đó. Văn học mang tính chiến đấu.
Chứng minh:
+ “Văn chương phải có thế trận đuổi nghìn qn
giặc” - Trần Thái Tơng
+ Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có trí, có anh hùng – (Nguyễn Trãi)
+ Đâm mấy thằng gian bút chẳng t - Nguyn
ỡnh Chiu

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Ngun Qu¸n Nho

-9-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh

- Giải thích và chứng minh
quan điểm thứ hai?

Yêu cầu cần đạt
+ Bác gửi cho văn nghệ sĩ nói chung và hoạ sĩ
nói riêng: “Văn hố nghệ thuật cũng là một mặt

trận. Anh chị em cũng là người chiến sĩ trên mặt
trận ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm
hội hoạ 1951).
- Tại sao văn chương phải có tính chân thật và
tính dân tộc?
- Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống là một
qui luật
+ Người đọc ln có xu hướng liên hệ với cuộc
sống khi đọc tác phẩm. Người ta gọi đó là vịng
đời của tác phẩm. Vì thế văn chương phải có
tính chân thật và dân tộc.
+ Giáo dục tư tưởng, tình cảm và cái đẹp của
văn chương đổi với con người phải xuất phát từ
sự chân thật và mang đặc điểm dân tộc. Con
người khơng chấp nhận mọi sự giả dối.
- Tính chân thật và dân tộc là thước đo của giá
trị văn chương. Vì vậy văn chương phải có tính
chân thật và dân tộc.
Chứng minh:
+ Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ. Nó
ghi lại một cách chân thật, cụ thể những ngày
Bác bị giam hãm trong nhà tù Trung Hoa Dân
quốc Tưởng Giới Thạch. Những chuyện ăn đói,
mặc rách, tù nhân bị đày đoạ cho đến chết đến
những việc làm vơ nhân đạo, thiếu trách nhiệm
của chính quyền thời Tưởng. Tất cả đều là sự
thật. Nhật kí trong tù là bức chân dung tự hoạ về
con người tinh thần của Hồ Chí Minh.
+ Thơ chúc tết, nói về tuổi thọ của Bác cũng
chân thật, nôm na:

Mấy lời chân thật nôm na
Vừa là chúc tểt, vừa là mừng xuân
+ Thơ tuyên truyền của Bác đạt tới đỉnh cao của
sự chân thật.
+ Truyện của Người như Vi hành, Những trị
lố…có tớnh h cu. Nhng y ch l cỏi ỏo

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Nguyễn Quán Nho

-10-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh
- Giải thích và chứng minh
quan điểm thứ 3?

- Sự nghiệp văn học của
Bác bao gồm lĩnh vực nào?

- Anh (chị) hãy trình bày
những nét cơ bản về văn
chính luận?

u cầu cần đạt
khốc bề ngồi chứa đựng những gì rất chân
thật của hình tượng nghệ thuật. Khải Định
khơng có hình dáng nét mặt xấu như đơi thanh
niên nam nữ trong chuyến tàu điện ngầm đã tả.

Nhưng bản chất của y thì cịn xấu hơn thế.
- Tại sao văn chương có tính mục đích.
+ Mọi chi tiết, mọi hình tượng, mọi giá trị của
văn chương đều hướng tới mục đích nhất định.
+ Tính mục đích qui định rất cụ thể kết quả của
văn chương.
+ Với Bác Hồ tính mục đích là làm sao “đồng
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ao cũng được
học hành”, giải phóng miền Nam thống nhất tổ
quốc.
Chứng minh: Trước khi đặt bút viết, Bác đặt ra
những câu hỏi:
- Viết cho ai? (Đối tượng sáng tác)
- Viết để làm gì? (Mục đích sáng tác)
- Viết về cái gì? (Nội dung sáng tác)
-> Nhờ có hệ thống quan điểm trên đây, tác
phẩm văn chương của Bác có giá trị tư tưởng,
tình cảm, nội dung thiết thực mà cịn có hình
thức nghệ thuật sinh động đa dạng.
3. Sự nghiệp văn học
Văn chương không phải là sự nghiệp chính của
Bác. Nhưng trong q trình hoạt động cách
mạng. Người đã sử dụng văn chương như một
phương tiện có hiệu quả. Sự nghiệp văn chương
của Bác được thể hiện trên các lĩnh vực:
+ Văn chính luận
+ Truyện và kí
+ Thơ ca
a. Văn chính luận
- Do yêu cầu của hoạt động cách mạng, Bác

viết nhiều về văn chính luận. Mục đích để tiến
cơng trực diện với kẻ thù hoặc nêu phương
hướng đường lối, nhiệm vụ cách mạng ở từng
thời điểm lch s.

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Nguyễn Quán Nho

-11-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh

- Anh (chị) hãy trình bày
những nét cơ bản về văn
truyện và kí của Bác?

Yêu cầu cần đạt
+ Những năm hai mươi của thế kỉ XX hàng loạt
những bài báo đăng trên tờ báo “ Người cùng
khổ”, “Nhân đạo”, “Đời sống thợ thuyền” viết
bằng tiếng Pháp và kí tên Nguyễn Ái Quốc đã
vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân đối
với nhân dân các nước thuộc địa. Điển hình cho
loại văn chính luận này là “Bản án chế độ thực
dân Pháp”.
Bản án chế độ thực dân Pháp đã vạch rõ:
+ Ép buộc hàng vạn dân bản xứ đổi máu vì
“mẫu quốc” trong chiến tranh thế giới lần thứ

nhất.
+ Bóc lột, đầy đoạ họ trong rượu cồn, thuốc
phiện
+ Tổ chức bộ máy cai trị đàn áp, bất chấp cơng
lí, vi phạm nhân quyền, đánh, giết người vô tội
vạ.
+ Tác phẩm hấp dẫn người đọc ở cứ liệu, sự
việc, sự kiện chân thật và tình cảm sâu sắc mãnh
liệt và nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Bác.
Nói tới văn chính luận cịn phải kể tới.
- Tun ngôn độc lập
Một áng văn mẫu mực: Lập luận chặt chẽ, lời lẽ
đanh thép, giọng văn hùng hồn, ngôn ngữ trong
sáng, giàu tính biểu cảm. Ở thời điểm gay go
quyết định của dân tộc “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến”, “Lời kêu gọi chống Mĩ cứu
nước”, ra đời. Đó là lời hịch truyền đi vang
vọng khắp non sông làm rung động trái tim
người Việt Nam yêu nước.
Những áng văn chính luận của Bác viết ra
khơng chỉ bằng trí tuệ sáng suốt, sắc sảo mà
bằng cả tấm lòng yêu ghét phân minh trái tim vĩ
đại được biểu hiện bằng ngôn ngữ chặt chẽ, súc
tích.
b. Truyện và kí
- Đây là những truyện Bác viết trong thời gian
hoạt động ở Pháp, tập hợp li thnh tp truyn

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Ngun Qu¸n Nho


-12-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh

- Anh (chị) hãy trình bày
những nét cơ bản về thơ
ca?

Yêu cầu cần đạt
và kí. Tất cả đều được viết bằng tiếng Pháp. Đó
là những truyện Pari (1922), Lời than vãn của
bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun
khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi Hành
(1923), Những trò lố hay là Va-ven và Phan Bội
Châu (1925).
- Nội dung của truyện và kí đều tố cáo tội ác dã
man, bản chất tàn bạo của bọn thực dân và tay
sai đối với các nước thuộc địa. Đồng thời đề cao
những tẩm gương yêu nước cách mạng.
- Bút pháp nghệ thuật hiện đại, tạo nên những
tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ
thuật kể chuyện linh hoạt, trí tưởng tượng phong
phú, vốn văn hố sâu rộng, trí tuệ sâu sắc, trái
tim tràng đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng.
- Ngồi tập truyện và kí, Bác cịn viết: Nhật kí
chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện
(1963).

c. Thơ ca
- Nhật kí trong tù (1942 - 1943) bao gồm 134
bài thơ phần lớn là những bài từ tuyệt, viết bằng
chữ Hán, Bác làm chủ yếu ở thời gian 4 tháng
đầu. Tập nhật kí bằng thơ đã phản ánh chính xác
những điều mắt thấy tai nghe của chế độ nhà tù
Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch. Tập
thơ thể hiện sự phê phán sâu sắc
- Song điều đáng lưu ý ở tập thơ Nhật kí trong
tù là tính chất hướng nội. Đó là bức chân dung
tự hoạ về con người tinh thần của Bác. Một con
người có tâm hồn lớn, trí tuệ lớn. Con người ấy
ln khao khát tự do hướng về tổ quốc, nhạy
cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, xúc động
trước đau khổ của con người.Đồng thời nhìn
thẳng vào mâu thuẫn xã hội thối nát tạo ra tiếng
cười đầy trí tuệ.
- Nghệ thuật thơ Nhật kí trong tù rất đa dạng,
phong phú. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện
đại và cổ điển, giữa trong sỏng gin d v thõm

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Ngun Qu¸n Nho

-13-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh


- Trình bày những nét cơ
bản về phong cách nghệ
thuật của Bác?

Yêu cầu cần đạt
trấm sâu sắc.
Nhật kí trong tù là tập thơ sâu sắc về tư tưởng
độc đáo và đa dạng về bút pháp. Nó là đỉnh cao
thơ ca Hồ Chí Minh.
- Tập thơ Hồ Chí Minh bao gồm những bài thơ
chữ Hán và cảm hứng trữ tình tiếng Việt, Bác
viết trước 1945 và trong cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mĩ. Trừ một số bài thơ Bắc
bó hùng vĩ, Tức cảnh Bắc bó (viết trước cách
mạng), Đăng sơn, Đối nguyệt, Nguyên tiêu, Thu
dạ, Báo tiệp, Cảnh khuya (viết trong kháng
chiến chống Pháp) vừa có màu sắc cổ điển và
hiện đại, còn lại phần lớn là những bài viết
mang tính tun truyền. Đó là các bài Ca dân
cày, Ca thiếu nhi, Ca cơng nhân, Ca binh lính,
Ca sợ chỉ, Con cáo và tổ ong, những bài thơ
chúc mừng năm mới, mừng tuổi thọ…
Trước và sau trong thơ Người nổi bật nhân vật
trữ tình, lúc nào cũng ưu tư da diết, mang nặng
“nỗi nước nhà” mà phong độ vẫn ung dung, tâm
hồn hồ hợp với thiên nhiên, ln ln làm chủ
tình thế, tin vào tương lai tất thắng của cách
mạng, tuy còn nhiều gian nan, thử thách.
4.Phong cách nghệ thuật
- Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo

đa dạng mà thống nhất
+ Văn chính luận:
* Lập luận chặt chẽ
* Tư duy sắc sảo
* Giàu tính chiến đấu
* Văn chính ln giàu cảm xúc hình ảnh
* Giọng văn đa dạng, hùng hồn đanh thép khi
ôn tồn lặng lẽ thấu lí đạt tình
+ Truyện và kí:
* Kết hợp giữa trí tuệ và hiện đại (tạo ra mâu
thuẫn làm bật lên tiếng cười châm biếm, tính
chiến đấu mạnh mẽ)
* Trí tu hin i giu trớ tng tng, to ra

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Nguyễn Quán Nho

-14-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh

- Anh (chị) rút ra kết luận
như thế nào khi tìm hiểu
phong cách nghệ thuật của
Bác nói riêng và sự nghiệp
văn học nói chung?

u cầu cần đạt

tình huống độc đáo, viết bằng tiếng Pháp, những
tình tiết đều có trên đất Pháp, một số nước châu
Phi, Mĩ la tinh. Trí tuệ cịn thể hiện ở ngơn ngữ
rất hóm hỉnh, hài hước.
+ Thơ ca: Phong cách thơ chia làm 2 loại:
* Thơ ca nhằm mục đích tuyên truyền
- Được viết như bài ca (diễn ca) dễ thuộc, dễ
nhớ.
- Giàu hình ảnh mang tính dân gian
Ví dụ viết về người lính lầm đường lạc lối
“ Hai tay cầm khẩu súng dài
Ngắm đi ngắm lại bắn ai thế này”
Hoặc cả thiếu nhi:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
* Thơ nghệ thuật:
- Thơ tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán
Tham khảo những nhận định sau đây
- “Thơ Người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có
màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lặng,
khơng phơ diễn mà như cố khép lại trong đường
nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái
phần ý ở ngoài lời” (Rô-giê- Đờ-nuy, Pháp)
- “Thơ Bác đã giành cho thiên nhiên một địa vị
danh dự” (Đặng Thai Mai)
Từ những ý kiến trên đây, ta rút ra phong cách
thơ nghệ thuật của Bác: Thơ Bác là sự kết hợp
giữa bút pháp cổ điển mà hiện đại
+ Cổ điển là thuật ngữ để chỉ sự chuẩn mực của
thơ xưa. Người ta thường nghĩ tới thơ đời

Đường, đời Tống bên Trung Quốc. Phong cách
cổ điển được thể hiện qua ngôn ngữ giản dị,
hàm súc, tứ thơ độc đáo thể thơ tứ tuyệt hoặc
bát cú. Nhân vật trữ tình trong thơ thường là ẩn
sĩ, một tao du mặc khách, giàu tình cảm với
thiên nhiêu và ung dung, thanh thản. Bút pháp
cố điển còn tạo ra bởi nét chấm phá như ghi lấy
linh hồn tạo vt (ch gi m khụng t), thm chớ

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Nguyễn Quán Nho

-15-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh

Yêu cầu cần đạt
nói về một chuyện này, người đọc hiểu sang
chuyện khác.
+ Hiện đại là thuật ngữ để chỉ: hình tượng trong
thơ ln hướng về sự sống, ánh sáng và tương
lai. Trong quan hệ với thiên nhiên, nhân vật trữ
tình khơng phải là ẩn sĩ mà là thi sĩ, chiến sĩ.
Người chiến sĩ ấy tự tìm đến hình thức diễn đạt
của thơ ca cổ điển.
- Phong cách nghệ thuật của Bác đa dạng,
phong phú ở các thể loại nhưng rất thống nhất
+ Cách viết ngắn gọn

+Rất trong sáng gián dị
+ Sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật
nhằm làm rõ chủ đề
- Tìm hiểu sự nghiệp thơ ca của Bác ta rút ra kết
luận:
+ Thơ văn của Bác thể hiện tính chân thật và
sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả
của Người.
+ Tìm hiểu thơ văn của Người, chúng ta rút ra
nhiều bài học q báu:
* u nước, thương người, một lịng vì nước vì
dân
* Rèn lun trong gian khổ, ln lạc quan, ung
dung tự tại
* Thắng không kiêu, bại không nản
* Ln ln mài sắc ý chí chiến đấu
* Gắn bó với thiên nhiên
II. Củng cố
Tham khảo phần ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
Câu 1: Sau khi giải thích được vấn đề, bài viết
cần tập trung nổi bật các ý.
a. Quan niệm như thế nào về sự kết hợp giữa cổ
điển và hiện thực trong thơ Bác
+ Cổ điển
+ Hiện đại
+ Sự kt hp c in m hin i

Giáo viên: Trần Thị Thanh – THPT Ngun Qu¸n Nho


-16-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh

Yêu cầu cần đạt
b. Sự hoà hợp độc đáo cổ điển mà hiện đại thể
hiện trong bài thơ “Chiều tối”, “Giải đi sớm”
+ Một thế giới thơ mộng đầy thiên nhiên
+ Chiều tối (…)
+ Giải đi sớm (…)
+ Chú ý điểm nhìn, cách miêu tả chỉ ghi lại vài
nét cốt thể hiện linh hồn cảnh vật
+ Nhân vật trữ tình có phong thái ung dung, tự
tại, có sự giao cảm với thiên nhiên, mượn thiên
nhiên thể hiện tâm hồn mình
* Thiên nhiên trong thơ Bác khơng tĩnh lặng mà
ln có sự vận động khoẻ khoắn, hướng tới ánh
sáng, niềm vui, tương lai.
+ Chiều tối (…)
+ Giải đi sớm (…)
- Nhân vật trữ tình khơng phải ẩn sĩ mà là chiến
sĩ chủ động trong hoàn cảnh, vượt qua th
thỏch, hng ti tng lai.

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Ngun Qu¸n Nho

-17-



Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12

Ngy son: 03/09/2008

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Tiết 6
A, MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nhận thức được trong sáng là một u cầu, một phẩm chất của ngơn ngữ nói
chung, của tiếng Việt nói riêng và nó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác
nhau.
- Có ý thức thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khi nói, khi viết,
đồng thời rèn luyện các kĩ năng nói và viết đảm bảo giữ gìn và phát huy được sự
trong sáng của tiếng Việt.
B, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Sách GK 12, Sách GV 12, thiết kế bài học
C, CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên gợi ý nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời
D, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
Khi nghe một người nào đó phát âm không chuẩn, một người quá lạm dụng từ
Hán Việt hoặc tiếng nước ngồi ta thấy khó chịu. Tại sao tiếng Việt phong phú
sao không biết dùng? Để thấy được bản chất của vấn đề, ta tìm hiểu bài Giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt.
Hoạt động giáo viên
Yêu cầu cần đạt
và học sinh
I. Sự trong sáng của tiếng Việt

- Em hiểu thế nào là sự trong - Trong sáng thuộc về phẩm chất của ngơn
sáng của tiếng Việt?
ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng.
+ “Trong có nghĩa là trong trẻo, khơng có chất
tạp, khơng đục”
+ “Sáng là sáng tỏ, sáng chiểu, sáng chói, nó
phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư
tưởng, và tình cảm của người Việt Nam ta,
diễn tả trung thành và sáng tỏ những iu
chỳng ta mun núi (Phm Vn ng - Gi
Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Nguyễn Quán Nho

-18-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh
- Sự trong sáng của tiếng
Việt biểu hiện ở những
phương diện nào?

- Sự trong sáng còn được
chuẩn mực ở điểm nào?
(Hsinh đọc SGK và trả lời
câu hỏi)

Yêu cầu cần đạt
gìn sự trong sáng của tiếng Việt).
a. Tiếng Việt có chuẩn mực và hệ thống những

qui tắc chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và
viết)
+ Phát âm
+ Chữ viết
+ Dùng từ
+ Đặt câu
+ Cấu tạo lời nói, bài viết.
Ví dụ:
+ Qui định thanh phải đánh dấu đúng âm
chính. Đóng khơng thể viết Đóng
+ Phát âm đúng chuẩn mực phân biệt l/n
Lịng lợn luộc khơng thể viết nịng nợn nuộc
+ Viết đúng mẫu câu khi sử dụng câu ghép
chính phụ C1V1 nên C2V2
Để (bằng, với) C1V1 thì C2V2
Nếu (hễ ngộ giá) C1V1 thì C2V2
Tuy C1V1 nhưng C2 V2
Phân tích thêm ví dụ trong SGK
b. Tiếng Việt có hệ thống qui tắc chuẩn mực
nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường
hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những
chuẩn mực qui tắc
Ví dụ: Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Không thể bắt bẻ Tố Hữu dùng khơng trong
sáng vì nhà thơ đã dựa vào chuẩn mực về tu từ
từ vựng để so sánh 2 sự vật khác loại “Hồn tôi
và vườn hoa lá”.
Trong câu ca dao:
“Ước gì sơng ngắn một gang

Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi”
Làm gì có sơng rộng một gang và giải yếm
đào làm sao bắc cầu được.
Cách sử dụng tu từ ẩn dụ trong việc tỏ tình
đầy nữ tính này của cơ gái hàng bao đời nay
vẫn chp nhn. Cỏch din t vn trong sỏng

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Nguyễn Quán Nho

-19-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh
- Sự trong sáng trong tiếng
Việt còn được thể hiện như
thế nào?

- Sự trong sáng trong tiếng
Việt còn được thể hiện ở
điểm nào?

- Nêu những yêu cầu cơ bản

Yêu cầu cần đạt
Phân tích thêm ví dụ trong SGK
c. Tiếng Việt không cho phép pha tạp lai căng
một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ
khác.

- Tiếng Việt có vay mượn nhiều thuật ngữ
chính trị và khoa học từ tiếng Hán, tiếng Pháp
như: Chính trị, Cách mạng, Dân chủ độc lập,
Du kích, Nhân đạo, Ơ xi, Các bon, ê líp,
Von…
- Song khơng vì vay mượn mà dùng quá lạm
dụng là làm mất đi sự trong sáng của tiếng
Việt. Ví dụ
+ Khơng nói xe cứu thươnng mà nói Xe hồng
thập tự
+ Khơng nói Xe lửa mà nói Hoả xa
+ Khơng nói Máy bay lên thắng mà nói Trực
thăng vận.
Bác Hồ dặn: “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều
lúc phải vay mượn tiếng nước khác nhất là
tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng có
mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta”.
d. Thể hiện ở chính phẩm chất văn hố chính
là biểu lộ sự trong sáng của tiếng Việt
+ Nói năng lịch sự có văn hố chính là biểu lộ
sự trong sáng của tiếng Việt
+ Ngược lại nói năng thơ tục mất lịch sự, thiếu
văn hố sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong
sáng của tiếng Việt. Ca dao có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau
+ Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai, khi
nói nhầm
+ Phải biết cám ơn người khác
+ Phải biết giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí,

tuổi tác, đúng chỗ
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt
- Mỗi cá nhân nói và viết cần cú ý thc tụn

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Ngun Qu¸n Nho

-20-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh
để giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt?

Hsinh đọc và ghi chép vào
vở cho nhớ.

Yêu cầu cần đạt
trọng và u q tiếng Việt, coi đó là “Thứ của
cải vơ cùng lâu đời và q báu của dân tộc”.
Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc lựa lời khi sử
dụng tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói
phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả
cao nhất.
+ Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng
chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ
pháp, đặc điểm phong cách. Muốn vậy bản
thân phải luôn trau dồi học hỏi.

- Loại bỏ những lới nói thơ tục, kệch cỡm, pha
tạp, lai căng không đúng lúc.
- Biết tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước
ngoài
- Biết làm cho tiếng Việt phát triển giàu có
thêm đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện
đại hố và sự hồ nhập giao lưu quốc tế hiện
nay.
II. Kết luận
Tham khảo phần ghi nhớ (SGK)
III. Tham khảo
1. “… Tôi nghĩ rằng cơ bản nhất phải là qua
việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và
chuẩn hố nó từng bước một cách thận trọng
và vững chắc và phát triển tốt tư duy, tư duy
của con người Việt Nam: tư duy chính trị, tư
duy kinh tế, tư duy nghệ thuật, tư duy khoa
học… giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và
chuẩn hố nó là để phát triển về tư duy, sự
phát triển của sự nghiệp XHCN của chúng ta.
Nếu khơng như thế, thì khơng hiểu được cơng
việc này có ích ở chỗ nào, cần thiết thế nào?”
(Phạm Văn Đồng – Trích trong Chuẩn hố
chính tả và thuật ngữ, NXB Giáo dục 1983)
2. “Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của
một cuộc phấn đấu. trong và sáng dính liền
nhau. Tuy nhiên cũng có sự phân tách ra để rõ
nghĩa hơn nữa. Theo tôi ngh, sỏng l sỏng

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Ngun Qu¸n Nho


-21-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh

Yêu cầu cần đạt
sủa, dễ hiểu, khái niệm được rõ ràng. Thường
khi khái niệm, nhận thức, suy nghĩ được rõ
ràng, thì lời diễn đạt ra cũng được minh bạch.
Tuy nhiên, nhất là trong thơ có nhiều trường
hợp ý nghĩa sáng rồi, dễ hiểu rồi, nhưng lời
diễn đạt cịn thơ, chưa được trong, chưa được
gọn, chưa được chuốt. Do đó tơi muốn hiểu
chữ sáng là nặng về nội dung, nói tư duy, chữ
trong là nặng nói về hình thức, nói diễn đạt.
(Cố nhiên nội dung và hình thúc, phải gắn
liền)”. Cho nên phải phấn đấu cho được sáng
nghĩa đồng thời lại phải phấn đấu cho được
trong lời, đặng cho câu văn, câu thơ trong
sáng.”
(Xuân Diệu – Trích trong Giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt – NXB Giáo dc 1977)

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Nguyễn Quán Nho

-22-



Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12

Ngy son: 06/09/2008

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Tiếp theo)
Tiết 7 - 8
A, MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Thấy rõ giá trị nhiều mặt của Tuyên ngôn độc lập (lịch sử, tư tưởng, nghệ
thuật) đồng thời cảm nhận được tấm lòng yêu nước nồng nàn và tự hào dân tộc
của Bác Hồ.
- Biết tìm hiểu nội dung bài văn qua việc phân tích lập luận, luận điểm, lời lẽ và
giọng văn.
B, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Sách GK 12, Sách GV 12, thiết kế bài học
C, CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Giáo viên gợi ý nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời
D, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
“Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đơ hoa, vàng nắng Ba Đình
Mn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Bác đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con nhỏ, vẫy đôi tay
Cao cao vầng trán, ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!”

Đọc những vần thơ ấy trong bài Theo chân Bác của Tố Hữu ta không thể không
nhác tới Bản tuyên ngôn lịch sử mà Bác Hồ đã trịnh trọng tuyên bố trước hàng
vạn đồng bào thủ đơ Hà Nội và chính khách nước ngoài, khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ Cộng ho.

Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Nguyễn Quán Nho

-23-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12

Hot ng giáo viên
và học sinh

- Phần Tiểu dẫn nêu nội
dung gì? Hãy nêu những
nét cơ bản.

- Bản tun ngơn nhằm
mục đích gì?

Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn:
- Phần Tiểu dẫn nêu hồn cảnh và mục đích sáng
tác của Tuyên ngôn độc lập
+ Trên thế giới: Cuộc đại chiến lần thứ hai đang
ở giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô đã tấn
công vào tận sào huyệt của phát xít Đức. Ở

phương Đơng phát xít Nhật đã đầu hàng vô điều
kiện đồng minh.
+ Trong nước: Cả nước nỗi dậy giành chính
quyền (19/8 ở Hà Nội, 23/8 ở Huế, 25/8 ở Sài
Gòn)
- Ngày 26/8 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về
Hà Nội. Tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, trong
gia đình ơng bà Nguyễn Văn Bơ u nước, Bác
đã soạn thảo Bán tun ngơn này. Trong khi ở
phía Bắc, 22 vạn quân Anh tiến vào tước vũ khí
quân Nhật. Đứng sau Tưởng là đế quốc Mĩ. Phía
Nam 18 vạn quân Anh tiến vào. Nấp sau chúng
là thực dân Pháp, bọn phản động việt gian. Lúc
này, Anh, Pháp Mĩ mâu thuẫn với Liên Xô. Anh,
Mĩ sẵn sàng nhân nhượng, Pháp trở lại xâm lược
Việt Nam. Bác viết bản tuyên ngôn trong hồn
cảnh thù trong giặc ngồi đang bao vây nhịm
ngó. Đặc biệt, thực dân Pháp tung dư luận: Đông
Dương là thuộc địa của Pháp. Pháp đã cơng khai
hố. Khi nhật đầu hàng đồng minh thì Đơng
Dương phải trả lại cho Pháp. Bản tuyên ngôn ra
đời trong âm mưu trắng trợn của thực dân Pháp.
Mặt khác bản tuyên ngôn ra đời trong khao khát
của 25 triệu đồng bào và lòng yêu nước cháy
bỏng, lí tưởng cao cả của Hồ Chí Minh.
- Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc
trước quốc dân đồng bào và thế giới. Bác đại
diện cho cách mạng vô sản mở nước, khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hồ
- Bản tun ngơn thể hiện lp trng nhõn o


Giáo viên: Trần Thị Thanh THPT Ngun Qu¸n Nho

-24-


Thiết kế bài giảng Ngữ văn cơ bản 12
Hot ng giáo viên
và học sinh

Yêu cầu cần đạt

chính nghĩa, nguyện vọng hồ bình cũng như
tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của
nhân dân Việt Nam.
- Bản tuyên ngôn thực sự là cuộc đấu lí, tranh
luận ngầm với thực dân Pháp, xoá bỏ mọi đặc
quyền, đặc lợi của thực dân Pháp trên đất nước
ta, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập
tự do và CNXH.
2. Văn bản
- Nêu bố cục của bản tuyên a. Bố cục
ngôn và ý của mỗi đoạn?
- Văn bản chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn một từ đầu đến “đó là lẽ phải khơng ai cí
thể chối cãi được”
Ý của đoạn: cơ sở pháp lí của bản tun ngơn
+ Đoạn hai tiếp đó đến “Dân tộc đó phải được
độc lập”
Ý của đoạn: kể tội quân giặc, thể hiện lập trường

chính nghĩa nhân đạo, khẳng định công lao của
dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống đế
quốc và phát xít. Đồng thời tuyên bố khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà
+ Đoạn ba còn lại: thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ
- Nhận xét về bố cục?
độc lập tự do đã giành được.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Ở mỗi phần đều có
luận điểm chính và được triển khai bằng cách
- Xác định chủ đề văn bản? lập luận chặt chẽ.
b. Chủ đề
Bác nêu rõ cơ sở pháp lí. Từ đó, Người vạch tội
bọn thực dân Pháp, bác bỏ luận điệu trắng trợn,
tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ, xoá bỏ hiệp định
mà Pháp đã kí ở Việt Nam. Đồng thời Bác tuyên
bố dựng nước, bày tỏ niềm tin và quyết tâm giữ
- Theo chủ đề đã nêu và
gìn bảo vệ độc lập tự do.
trên cơ sở văn bản Anh
+ Một là cơ sở pháp lí, đấy là mệnh đề chính
(chị) có mấy vấn đề lớn cần nghĩa của bản tuyên ngôn.
đọc hiểu?
+ Hai là tranh luận ngầm với thực dân để phủ
nhận vai trò của chúng trên đất nước ta và tuyên
bố dựng nước. Đồng thời bày tỏ niềm tin với
Gi¸o viên: Trần Thị Thanh THPT Nguyễn Quán Nho

-25-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×