Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.36 KB, 11 trang )

Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển
du lịch thành phố Cần Thơ
Đào Thị Tuyết Linh

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Du lịch học
Người hướng dẫn: TS. Trần Thúy Anh
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Văn hóa Thương hồ; Du lịch; Cần Thơ
Content
MỞ ĐẦU
1 . Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, du lịch luôn được nhắc đến như một ngành kinh tế mũi nhọn
góp một phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của các tỉnh và thành phố. Vì vậy, hiện tượng
du lịch phát triển ồ ạt nhưng lại kém về chất lượng đang diễn ra chỉ với mục đích thu về lợi ích
kinh tế là vấn đề đang được đặt ra thảo luận ngày càng nhiều trong các buổi tọa đàm.
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có thế mạnh về sinh thái sông nước, sinh thái miệt
vườn, có hệ thống chợ nổi đặc trưng gắn với văn hóa thương hồ và đặc điểm văn hóa sông nước
hấp dẫn. Tuy nhiên, đây lại chính là nơi nổi cộm về các vấn đề du lịch cần được định hướng giải
quyết. Trong đó, hiện trạng sản phẩm du lịch được sao chép rập khuôn giữa các tỉnh và hoạt
động du lịch nhàm là vấn đề diễn ra nhiều nhất ở các tỉnh có điều kiện tự nhiên giống nhau. Cần
Thơ cũng không phải là ngoại lệ.


Du lịch thành phố Cần Thơ với tham quan chợ nổi điểm thu hút chính được nhiều du
khách trong và ngoài nước biết đến, tuy nhiên, hoạt động du lịch vẫn không thoát khỏi cái mác
“nhàm chán”. Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch dựa vào thế mạnh là một điều cần thiết.
Đây là vấn đề chủ yếu và then chốt của cả du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Cần Thơ nói
riêng.
Chính vì lý do trên mà luận văn “Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch
thành phố Cần Thơ” được tác giả tiến hành thực hiện nhằm đưa ra định hướng giúp hình thành


sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Qua quá trình nghiên cứu vấn đề lý thuyết của đề tài, luận văn đã cung cấp cho người đọc
cái nhìn tổng quát về những nét hấp dẫn của một di sản văn hóa đặc trưng ít được các vùng miền
khác biết đến, Văn hóa thương hồ. Đây là đóng góp lý thuyết giải thích một thuật ngữ mới trên
phương diện một nghiên cứu khoa học.
Hoạt động tổng hợp các kết quả khảo sát và khảo sát thực địa cũng là cứ liệu cung cấp
cho các nhà quản lý, các công ty điều hành du lịch trong quá trình hoạch định nhằm đưa ra
những quyết định giúp phát triển du lịch của địa phương.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xác định giá trị của văn hóa thương hồ trong đời
sống tinh thần của người dân ĐBSCL và trong hoạt động du lịch. Từ đó định hướng xây dựng
sản phẩm du lịch đặc trưng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ dựa vào văn hóa thương hồ.
Có ba nhiệm vụ nghiên cứu chính:
-

Đưa ra khái niệm và giá trị tinh thần của văn hóa thương hồ.

-

Làm rõ thực trạng và mối quan hệ của văn hóa thương hồ đối với hoạt động du lịch TP.
Cần Thơ.

-

Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng dựa vào văn hóa thương hồ.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về các nghiên cứu khoa học, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề
cập đến vấn đề văn hóa thương hồ, tính đến thời điểm này mới có một đề tài nghiên cứu về văn



hóa Chợ nổi – một phần thuộc trong văn hóa thương hồ. Đó là luận văn thạc sĩ chuyên ngành văn
hóa của tác giả Đặng Thị Hạnh, báo cáo ngày 07.05.2011 về đề tài “Chợ nổi Đồng bằng sông
Cửu Long từ góc nhìn văn hóa học”, thuộc Khóa 7 (2006- 2009) Khoa Văn hóa học Trường ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Đề tài cung cấp một cái nhìn tổng quát về văn hóa buôn
bán, sinh hoạt của người dân trên chợ nổi ở sông nước miền Tây.
Các nghiên cứu khoa học khác về chợ nổi và du lịch chợ nổi của đội ngũ giảng viên
trường đại học Cần Thơ như:


Đề tài “Vai trò của chợ nổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông
Cửu Long” của Đỗ Văn Xê (2005), khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh, trường ĐH
Cần Thơ, đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động giao thương trên chợ nổi đối
với kinh tế và nhân sinh của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là những đóng
góp về phát triển kinh tế, thúc đẩy nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, và đặc
biệt là tạo một dấu ấn riêng cho hoạt động du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.



Đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng – Thành phố Cần Thơ”
của Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh (2011), khoa KHXH NV trường ĐH Cần
Thơ. Nghiên cứu đã giúp làm rõ hiện trạng của hoạt động du lịch trên chợ nổi Cái
Răng, đồng thời chỉ ra những yếu tố nào trên chợ nổi hấp dẫn khách tham quan từ đó
đề xuất giải pháp giúp phát triển du lịch tại chợ nổi.



Đề tài: “Một số nhận định về phát triển du lịch chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long
và Du lịch chợ nổi ở Thái Lan” của Nguyễn Trọng Nhân (2012), khoa KHXH NV,

trường ĐH Cần Thơ. Nghiên cứu đã so sánh điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, cách
thức hoạt động chợ nổi, quy hoạch trong hoạt động du lịch giữa chợ nổi ở ĐBSCL và
Thái Lan. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển du lịch chợ nổi ở ĐBSCL dựa vào
thế mạnh là chiều sâu văn hóa.
Ngoài ra còn có đề tài khoa học cấp tỉnh: “Đề xuất giải pháp khôi phục, bảo tồn và

phát huy chợ nổi Ngã Bảy gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn” của tỉnh Hậu


Giang vừa được nghiệm thu tháng 01.2013. Đề tài đã khẳng định sự đóng góp của chợ
nổi Ngã Bảy đối với việc phát triển kinh tế và du lịch của vùng, thời kỳ chợ còn ở nơi
giao lưu giữa bảy nhánh sông. Đồng thời so sánh với tình trạng thực tế sau khi di dời. Từ
đó kiến nghị đưa chợ nổi Ngã Bảy phục hồi nguyên trạng và đề xuất giải pháp phát triển
du lịch tại chợ nổi Ngã Bảy gắn với văn hóa đặc sắc lâu đời tại chợ nổi này.
Về các ấn phẩm sách được phát hành : phần lớn là các sách của Hội văn học nghệ thuật
gồm có:


“Văn hóa sông nước Cần Thơ”, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2009. Sách do
nhóm tác giả yêu thích văn hóa sông nước và văn hóa thương hồ nghiên cứu và xuất
bản. Nhiều bài viết về hoạt động nhóm chợ trên sông, phương tiện di chuyển đường
thủy, đời sống văn hóa tinh thần của người dân sống dựa vào con nước… đã cung cấp
một cái nhìn rõ nét hơn về thời kỳ chợ nổi hình thành, phát triển và đời sống người
dân thương hồ.



“Văn hóa văn nghệ dân gian Cần Thơ”, NXB Văn nghệ liên hiệp các hội VHNT Tp
Cần Thơ, 2009. Sách cung cấp một cái nhìn khái quát về đời sống văn hóa – tinh thần
của người dân Cần Thơ. Trong đó bao gồm cả đời sống sông nước của người dân ở

đây.



“Khách thương hồ” của Phan Trung Nghĩa, NXB Văn hóa văn nghệ, 2012. Sách đã
cung cấp thêm một lý giải về sự hình thành và phát triển của lực lượng thương hồ và
tình cảm gắn kết chặt chẽ của người dân thương hồ và người miệt vườn vùng Hậu
Giang.



Ấn phẩm sách nghiên cứu du lịch có cuốn “Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long” của
Nhâm Hùng, NXB Trẻ 2010. Đây là cuốn sách tập hợp đầy đủ và khái quát nhất về
hoạt động và văn hóa của hệ thống chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Các ấn phẩm khác:


Năm 2002 ngành Văn hóa Thông Tin – Bảo tàng tỉnh Cần Thơ cũng đã thực hiện dự án
chợ nổi Phụng Hiệp – Cần Thơ, với bài nghiên cứu khoa học và bộ phim tài liệu dài 35 phút.
Ngoài ra còn có các bài viết trên các báo giấy, báo mạng cũng đề cập nhiều đến đời sống
thương hồ và các nét hấp dẫn của chợ nổi nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về hai đối tượng chính: văn hóa thương hồ và hiện trạng khai thác
du lịch tại thành phố Cần Thơ.
Cụ thể, đối tượng thứ nhất gồm có các nội dung: khái niệm văn hóa thương hồ, lịch sử
hình thành và phát triển, giá trị của văn hóa thương hồ với đời sống tinh thần người dân và giá trị
khai thác vào du lịch.
Đối tượng thứ hai bao gồm: Hiện trạng du lịch thành phố Cần Thơ, Chợ nổi có phải điểm

du lịch chính của hoạt động du lịch hay không. Mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động
du lịch tại đây và nguyên nhân của kết quả đó.
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, nghiên cứu diễn ra chủ yếu tại địa điểm chợ nổi Cái Răng, điểm nhấn
chính của du lịch thành phố Cần Thơ, nơi tập trung đông du khách nhất.
Về thời gian nghiên cứu, số liệu và khảo sát thực địa được thu hoạch trong 03 năm từ
năm 2011 đến năm 2013.
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
* Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống
Nhằm kế thừa những số liệu và những tri thức của những nghiên cứu có liên quan, người
viết đã thực hiện phân tích và tổng hợp những kết quả cần cho các phân tích của nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tổng hợp được tiến hành qua các công đoạn:
+ Thu thập dữ liệu có liên quan đến chợ nổi Cái Răng, lịch sử khẩn hoang Nam bộ, văn
hóa thương hồ và quá trình hình thành chợ nổi, các số liệu liên quan đến du lịch thành phố Cần
Thơ, các điều tra về mức độ hài lòng của du khách.


+ Kiểm tra độ xác thực của dữ liệu dựa vào thực tế quan sát.
+ Phân tích dữ liệu nhằm tìm nguyên nhân và đưa ra kết quả đánh giá.
+ Kiểm tra kết quả phân tích và tính toán thêm một số chỉ tiêu khác để đánh giá độ tin
cậy của kết quả nghiên cứu.
* Phương pháp điều tra thực địa
Với lợi thế là hướng dẫn chuyên tour sông nước và là người dân sống tại Cần Thơ nên
việc khảo sát thực địa được tác giả thực hiện thường xuyên với quy mô và các hướng tiếp cận và
vai trò khác nhau. Quy mô cá nhân và nhóm nghiên cứu, hướng tiếp cận đường thủy và đường bộ
với các phương tiện khác nhau là tàu du lịch và ghe tam bản.
Các chương trình tác giả đã khảo sát:
+ Chương trình Cái Răng - Phong Điền
+ Chương trình Cái Răng – KDL Mỹ Khánh

+ Chương trình Cái Răng - vườn trái cây
+ Chương trình Cái Răng - tour xe đạp
+ Chương trình Cái Răng – tour homestay
+ Cái Răng – rạch nhỏ theo ngã Phú An sông Hậu ra cầu Cần Thơ
Những lần khảo sát được thực hiện phong phú với các nhóm khách khác nhau: khách
quốc tế và khách nội địa, khách địa phương; các độ tuổi, ngành nghề và khả năng chi tiêu khác
nhau. Qua đó có thể thấy được thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Cần Thơ, mức độ hài
lòng của du khách, và nhu cầu thực tế của du khách. Đồng thời nắm rõ thế mạnh của chợ nổi Cái
Răng chính là một thuận lợi để đánh giá phân tích hiện trạng ở chương 2 và đưa ra giải pháp ở
chương 3.
* Phương pháp khảo sát ý kiến
Đây chính là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Tác giả khảo sát ý kiến với cả
hai đối tượng khách là khách quốc tế và khách Việt Nam trong quá trình thực hiện tour và sau
khi du khách quay về nhà. Kết quả khảo sát có vai trò hết sức quan trọng, là công cụ kiểm tra
tính xác thực của số liệu đã được phân tích, đồng thời có vai trò định hướng trong bước tìm giải
pháp giải quyết các vấn đề còn chưa tốt của du lịch Cần Thơ.


* Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Bản thân du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ tổng hợp, do vậy muốn đảm bảo cho các
đánh giá tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu quả đòi hỏi cần có sự tham qua của các chuyên gia
về các lĩnh vực liên quan.
Các kết quả đạt được từ các nghiên cứu trên được sử dụng chủ yếu ở chương 1, chương 2
và là định hướng quan trọng của các giải pháp ở chương 3.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và trích
dẫn, danh mục bảng, phụ lục, phần nội dung nghiên cứu của luận văn chia làm ba chương.
Trong đó, chương 1 cung cấp các cơ sở lý luận và cái nhìn sơ bộ về văn hóa thương hồ.
Chương 2 đi sâu vào phân tích và đánh giá tình trạng hoạt động của du lịch thành phố Cần Thơ
nhằm tìm ra nguyên nhân, đồng thời xác định giá trị và tầm quan trọng của chợ nổi và văn hóa

trong hoạt động phát triển du lịch. Chương 3 là chương đưa ra các kiến nghị và giải pháp thu
được sau quá trình nghiên cứu. Từ đó tìm ra hướng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ, xây
dựng sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch.

REFERENCES

Tiếng Việt
1. Trần Thúy Anh (chủ biên, 2011), Giáo trình du lịch văn hóa- Những vấn đề lý luận và
nghiệp vụ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Trần Thúy Anh (chủ biên 2011), Du lịch văn hóa, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Trần Đình Ba (2012), Chợ Việt độc đáo ba miền, NXB Văn Hóa Thông Tin.
4. Trần Phỏng Diều (2009), Văn hóa sông nước Cần Thơ, NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí
Minh.
5. Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
6. Trịnh Hoài Đức (1999), Gia Định Thành thông chí, nguyên tác chữ Hán hoàn tất năm
1820, Đỗ Mộng Khương & Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch, Đào Duy Anh hiệu đính và chú
thích, NXB Giáo dục, Hà Nội.


7. Đặng Thị Hạnh (2011), Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long từ góc nhìn văn hóa học,
Khoa Văn hóa học Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM.
8. Lý Tùng Hiếu (2009), Vùng văn hóa Nam Bộ: định vị và đặc trưng văn hóa, Khoa văn
hóa học, Trường ĐH KHXH &NV TP.HCM
9. Nguyễn Văn Hiệu, Khai Thác lợi thế văn hóa trong hoạt động du lịch, Tạp chí Đại học
Sài Gòn (11/2009)
10. Nguyễn Đình Hòe (2001), Du lịch bền vững, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Hội Văn hóa nghệ thuật TP. Cần Thơ (2009), Văn hóa văn nghệ dân gian Cần Thơ, NXB
Văn nghệ liên hiệp các hội VHNT Tp Cần Thơ, Cần Thơ.
12. Lê Thị Bích Hồng (2012), Kinh nghiệm quản lý và bảo tồn di sản văn hóa của nước Anh,
tạp chí VHNT số 338, tháng 8-2012

13. Nhâm Hùng (2010), Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
14. Nhâm Hùng (2007), Cái Răng hình thành và phát triển, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí
Minh.
15. Nguyễn Hiếu Lê, (2002), Bảy ngày trong vùng Đồng Tháp Mười, NXB VHTT Hà Nội.
16. Huỳnh Lứa (2000), Góp phấn tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỉ XVII, XVIII, XIX,
NXB Khoa học Xã Hội, TP. Hồ Chí Minh.
17. Huỳnh Lứa (chủ biên, 1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh, TP. Hồ chí Minh.
18. Huỳnh Minh (1992), Cần Thơ xưa, NXB Văn Hóa.
19. Sơn Nam (1959), Tìm hiểu đất Hậu Giang, NXB Phù Sa, TP. Hồ Chí Minh
20. Sơn Nam (2009), Văn minh miệt vườn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh
21. Sơn Nam (2009), Từ U Minh đến Cần Thơ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh
22. Sơn Nam (2005), Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa và văn minh miệ vườn,
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
23. Sơn Nam (2009), Biển cỏ miền Tây và hình bóng cũ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
24. Sơn Nam (2009), Hồi ký Sơn Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
25. Sơn Nam (2009), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
26. Sơn Nam (2009), Tìm hiểu đất Hậu Giang và Lịch sử đất An Giang, NXB Trẻ, TP. Hồ
Chí Minh.


27. Trần Văn Nam (chủ biên, 2009), Văn hóa sông nước Cần Thơ, NXB Văn nghệ TP Hồ
Chí Minh, Hồ Chí Minh.
28. Phan Trung Nghĩa (2012), Khách thương hồ, NXB Văn hóa văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh (2011), Thực trạng và giải pháp phát triển chợ
nổi Cái Răng – Thành phố Cần Thơ, khoa KHXH NV trường ĐH Cần Thơ.
30. Nguyễn Trọng Nhân (2012), Một số nhận định về phát triển du lịch chợ nổi ở Đồng bằng
sông Cửu Long và Du lịch chợ nổi ở Thái Lan, khoa KHXH NV, trường ĐH Cần Thơ.
31. Nguyễn Thị Sao (2012), Phát triển du lịch gắn bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn
hóa vật thể tại Hải Dương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Du lịch

32. Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du Lịch Việt
Nam số 3/2010.
33. Vương Hồng Sển (1993), Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội.
34. Vương Hồng Sển (2012), Ăn cơm mới nói chuyện cũ: Hậu Giang – Ba thắc, NXB Trẻ,
TP. Hồ Chí Minh.
35. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2006), Chương trình phát triển du lịch thành
phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
36. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2012), Tổng hợp hoạt động ngành du lịch từ
năm 2007 đến năm 201.
37. Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hậu Giang (2013), Đề xuất giải pháp khôi phục, bảo tồn
và phát huy chợ nổi Ngã Bảy gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn, đề tài cấp
tỉnh.
38. Nguyễn Quyết Thắng (2010), Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái theo
khuynh hướng “NICHE” tại miền Trung Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam số tháng
11/2010.
39. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, TP Hồ Chí Minh
40. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí
Minh
41. Ngô Đức Thịnh (2003), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, NXB Trẻ, TP.
Hồ Chí Minh.
42. Phan Hạnh Thục (2007), Nghiên cứu sức hấp dẫn của một số loại hình văn hóa phi vật
thể ở Huế đối với khách du lịch, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học KHXH & NV.


43. rần Nam Tiến (2004), Chợ Nổi-nét đẹp “ Văn hóa sông rạch của Cần thơ”, Nam Bộ Đất
và Người tập II, NXBTrẻ
44. Trần Quốc Vượng chủ biên (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
45. Đỗ Văn Xê (2005), Vai trò của chợ nổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng
sông Cửu Long, khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh, trường ĐH Cần Thơ,


Website
46. Song Anh, Chợ nổi- Mười năm đổi mới, />23/04/2012
47. Mỹ Châu, Quảng Nam và hành trình bảo tồn các di sản văn hóa, VCCI,
vccinews.vn/?page=detail&folder=114&Id=9554, 14/06/2013
48. Mỹ Hạnh, Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch tại các khu di sản văn hóa thế giới ở
Việt Nam, TITC, web.thanhhoatourism.gov.vn/s/?nghien-cuu-xay-dung-san-pham-dulich-tai-cac-khu-di-san-van-hoa-the-gioi-ovietnam&tp=news®ion_id=116&keyword=&masterid=9208&id=10967
49. Lý Tùng Hiếu (2009), Vùng văn hóa Nam Bộ: định vị và đặc trưng văn hóa, Khoa văn
hóa học, Trường ĐH KHXH &NV TP.HCM,
/>y-tung-hieu-vung-van-hoa-nam-bo-dinh-vi-va-dac-trung-vanhoa&Itemid=74&catid=24%3A
50. Nguyễn Quốc Hùng, Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới
phục vụ phát triển ở nước ta, Cục di sản văn hóa,
/>51. Phong Lan, Ấn tượng chợ nổi miền Tây, Báo Vnxpress, 6/4/2012
52. Nguyễn Thanh Liêm, Văn Hóa miền Nam nước Việt hay Văn hóa Đồng Nai Cửu Long,
Nam kỳ lục tỉnh, />53. Phù Sa Lộc, Cuối năm bập bềnh chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ Online,
/>, 15/01/2012


54. Hồng Mai, Du lịch nâng tầm di sản, Khoa Việt Nam học, ĐH Sư Phạm Hà Nội.
vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=328
55. Phương Nghi, Thương hồ sông nước Nam bộ, Báo kinh tế nông thôn,
, 14/12/2011
56. Nguyễn Tri Nguyên (2011), Văn minh sông Cửu Long - một cấu trúc mới của văn minh
sông nước, , 26/01/2011
57. Bùi Thanh Thủy, Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa phục vụ phát triển du
lịch thủ đô, Tạp chí nghiên cứu văn hóa Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội,
huc.edu.vn/vi/spct/id59/BAO-TON-VA-PHAT-HUY-GIA-TRI--DI--TICH--LICH-SU-VAN-HOA-PHUC-VU-PHAT-TRIEN-DU-LICH-THU-DO
58. Đoàn Đại Trí, Kiếp thương hồ, Báo nông nghiệp
, 05/10/2011.
59. Quang Vinh, Hai chiều chợ nổi, báo Tuổi Trẻ,
/>18/1/2004.


,



×