Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ thanh niên khuyết tật vận động tại hà nội (nghiên cứu tại hội thanh niên khuyết tật hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.74 KB, 13 trang )

Cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản của nữ thanh niên khuyết tật vận động
tại Hà Nội (Nghiên cứu tại Hội thanh niên
khuyết tật Hà Nội)
Đặng Huyền Trang

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 60 90 01 01
Người hướng dẫn: GS.TS Đặng Cảnh Khanh
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Công tác xã hội; Sức khỏe sinh sản; Người thiểu năng thể chất;
nữ; Chăm sóc sức khỏe

Phụ

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tỉ lệ người khuyết tật trên thế giới ngày càng tăng và hiện chiếm đến 15% dân số toàn cầu,
tương đương 1 tỉ người. Đây là con số thống kê mới nhất của Ngân hàng thế giới (World Bank)
và Tổ chức y tế thế giới (WHO) được công bố ngày 9/6/2011 [21, tr. xi]. Ở Việt Nam, theo thống
kê từ kết quả Tổng điều tra dân số 2009, tỉ lệ khuyết tật là gần 6%[8]. Con số này cũng gần với tỉ
lệ khuyết tật theo báo cáo của Bộ Lao động thương binh xã hội năm 2009, trong đó, tỉ lệ người
khuyết tật ở nữ cao hơn đôi chút so với nam ở tất cả các dạng khuyết tật và mức độ khó khăn.
Hầu hết người khuyết tật đều thuộc các hộ nghèo. Có đến 80% người khuyết tật sống phụ thuộc
vào nguồn trợ cấp từ gia đình hoặc xã hội thông qua Nhà nước hoặc cộng đồng. Chính vì vậy,


vấn đề người khuyết tật đang ngày càng đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội trên nhiều khía
cạnh.
Ngày 13 tháng 12 năm 2006, Liên hợp quốc (UN) đã chính thức thông qua Công ước về


quyền của người khuyết tật – công ước đầu tiên về nhân quyền trong thế kỷ XXI để bảo vệ và
nâng cao quyền cũng như cơ hội của những người khuyết tật trên toàn thế giới. Những nước
tham gia công ước sẽ điều chỉnh luật pháp của nước mình để người khuyết tật được hưởng quyền
lợi bình đẳng như mọi người, đó là quyền được học hành, quyền được làm việc và hưởng cuộc
sống văn hóa, quyền được sở hữu và thừa kế tài sản, quyền không bị phân biệt đối xử trong hôn
nhân, sinh con…
Ở Việt Nam, ngày 30 tháng 7 năm 1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành “Pháp
lệnh về người tàn tật”1 nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ những người tàn tật. Là công dân,
thành viên của xã hội, người khuyết tật tuy khiếm khuyết một phần về thể chất song vẫn luôn có
quyền được bình đẳng, tham gia tích cực và đóng góp không ngừng vào các hoạt động phát triển
xã hội. Đồng thời, người khuyết tật có quyền được xã hội quan tâm, trợ giúp và được miễn trừ
một số nghĩa vụ công dân. Đó chính là sự quan tâm của Đảng, nhà nước ta, bảo đảm tính ưu việt
của chế độ xã hội, thực hiện công bằng xã hội đối với người khuyết tật.
Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề của người khuyết tật được quan tâm hiện nay mới chỉ tập trung
vào các lĩnh vực như giáo dục hoà nhập, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ kinh tế, phục hồi chức
năng. Đối với lĩnh vực sức khỏe, người khuyết tật đã được chú trọng, quan tâm chăm sóc sức
khỏe ban đầu. Vấn đề bảo hiểm y tế cũng đang được giải quyết để giúp NKT có nhiều cơ hội
được khám chữa bệnh hơn. Mặt khác, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng vấn đề sinh sản và tình

1

Trước đây ở Việt Nam gọi là người tàn tật và một số văn bản, chính sách cũ vẫn sử dụng từ này. Tuy nhiên, trong
thời gian gần đây, người ta có xu hướng gọi là người khuyết tật bởi “khuyết tật” có nghĩa là chỉ sự khiếm khuyết
một phần nào đó nhưng vẫn có khả thể phát triển tài năng và trí tuệ bình thường, còn “tàn” nghĩa là hết, giống như
GS.TS Lê Thị Quý, Trung tâm nghiên cứu Giới và Phát triển phát biểu trong Hội thảo khoa học về sinh kế, việc làm
và hỗ trợ xã hội cho người khuyết tật ở nông thôn Việt Nam do Trung tâm nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN phối hợp với Trung tâm Hợp tác Quốc tế - Đại học Osaka và Đại học
Ochanomizu, Nhật Bản tổ chức: „Dùng khái niệm Người Tàn tật là không chính xác cả về nội dung và hình thức, vì
trên thực tế những người bị tật vẫn có thể phát triển tài năng và trí tuệ bình thường, thậm chí có những người đã đạt
được những thành tích vượt trội so với những người lành lặn trên nhiều lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, viết văn,
tin học, thể thao, thủ công mỹ nghệ... Theo quan điểm của chúng tôi, đề nghị chúng ta thống nhất dùng khái niệm

NKT để chỉ nhóm người này. Thuật ngữ này diễn đạt sự khuyết thiếu chủ yếu do khách quan, bất khả kháng, ngoài
mong đợi... Đây là khái niệm vừa mang ý nghĩa tôn trọng, vừa có ý nghĩa động viên NKT phấn đấu vươn lên.‟
(VNU. (2009). „NKT ở nông thôn Việt Nam: sinh kế, việc làm và bảo trợ xã hội.‟ Retrieved ngày 23 tháng 3, 2010,
from />

dục của người khuyết tật cũng hết sức quan trọng bởi đây là một phần thiết yếu trong cuộc sống
hàng ngày của tất cả mọi người trong xã hội. Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản
(SKSS) của người khuyết tật hiện nay đang còn là một khoảng trống lớn và chưa được đề cập
đầy đủ trong các chính sách, chương trình can thiệp. Các cơ sở y tế chăm sóc SKSS vẫn còn tạo
ra một khoảng cách khá lớn đối với những bệnh nhân là người khuyết tật.
Thực tế cho thấy, người khuyết tật cũng có những nhu cầu, những vấn đề liên quan đến
SKSS cần được chăm sóc như những người không khuyết tật. Ví dụ như nhóm người khuyết tật
vận động có thể gặp tình trạng cơ quan vận động bị tổn thương do bẩm sinh, do chấn thương, tai
nạn hay hậu quả của một số bệnh… Điều đó gây nên cho họ những khó khăn khi di chuyển, hoạt
động cầm nắm, đứng, ngồi… Tuy nhiên, hầu hết người khuyết tật vận động có năng lực trí tuệ
phát triển bình thường cũng như khả năng sinh sản bình thường. Đặc biệt với nữ khuyết tật vận
động, họ đều có thể gặp phải những vấn đề SKSS như mang thai, nạo phá thai, sinh con, viêm
nhiễm đường sinh sản cần được chăm sóc. Thậm chí, do tính dễ bị tổn thương và khả năng tự
phòng vệ thấp, họ còn có nguy cơ bị quấy rối, lạm dụng tình dục cao hơn. Vì vậy, nhu cầu được
chăm sóc SKSS tình dục của họ còn cao hơn so với những người không khuyết tật. Họ cũng phải
đối mặt với các nguy cơ cao trong việc bị ép buộc triệt sản, ép buộc nạo thai, hôn nhân cưỡng
bức. Một cuộc nghiên cứu tại ấn Độ cho thấy phần lớn phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật bị đánh
đập ở gia đình, 25% phụ nữ khuyết tật thất học bị cưỡng hiếp và 6% phụ nữ khuyết tật bị ép buộc
triệt sản. Chính vì vậy, điều 25 trong công ước về quyền người khuyết tật của Đại Hội đồng Liên
hợp quốc kỳ họp 61 năm 2006 đã nêu rõ: “cần phải cung cấp cho người khuyết tật các dịch vụ và
chương trình y tế cùng mức, có chất lượng, đạt tiêu chuẩn, miễn phí hoặc với mức phí có thể
chấp nhận được, tương tự như cung cấp cho những người không khuyết tật khác, bao gồm các
dịch vụ y tế về sức khoẻ tình dục và sinh sản và các chương trình y tế cộng đồng về dân số.
Vì vậy, rất cần thiết phải có sự tìm hiểu về các rào cản đang cản trở việc chăm sóc SKSS đối
với nữ khuyết tật hiện nay. Đó là lý do tôi chọn chủ đề nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao

học là “Cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của nữ thanh niên khuyết tật vận động tại
Hà Nội (Nghiên cứu tại Hội thanh niên khuyết tật Hà Nội)”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Các nghiên cứu trên thế giới:


Trên thế giới hiện nay cũng đã có những nghiên cứu liên quan đến chăm sóc SKSS cho
nữ khuyết tật vận động, có thể kể đến một số nghiên cứu sau:
“Những trải nghiệm về chăm sóc SKSS của nữ khuyết tật vận động: Một nghiên cứu
định tính” do Heather Becker và cộng sự thực hiện trên 10 phụ nữ tuổi từ 28 đến 47 tại Mỹ. Kết
quả nghiên cứu cho thấy nhóm phụ nữ khuyết tật vận động này đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn để có thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS như trang thiết bị, cơ sở vật chất, hạn chế
sự lựa chọn các biện pháp tránh thai, sự thờ ơ của cán bộ y tế. Những người cán bộ y tế này tỏ ra
ngạc nhiên khi thấy những người khuyết tật có nhu cầu về sinh sản và tình dục, bởi họ không hề
hỏi bệnh nhân là người khuyết tật về nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai hay đánh giá những
nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục của họ. Mặc dù hầu hết những người
tham gia phỏng vấn đề có bảo hiểm y tế nhưng họ đều khó gặp cán bộ y tế. Vì vậy, họ né tránh
việc đi khám phụ khoa định kỳ. Qua những phát hiện nay, nhóm nghiên cứu đã đề xuất việc đào
tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS bao gồm đào tạo cho cán bộ y tế thêm các kiến
thức về nhu cầu của người khuyết tật. Nghiên cứu này cũng chỉ ra việc cần thiết phải tiến hành
thêm các nghiên cứu khác để nhằm lấp những khoảng trống kiến thức về nhu cầu chăm sóc
SKSS của phụ nữ khuyết tật [13].
“Khuyết tật, khoảng cách và tình dục: tiếp cận với việc kế hoạch hóa gia đình”: Đây
là nghiên cứu của Paul Anderson và cộng sự thực hiện tại tất cả các phòng khám kế hoạch hóa
gia đình tại Bắc Ai Len nhằm tìm hiểu việc tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người
khuyết tật nhìn từ góc độ xã hội. Kết quả cho thấy người khuyết tật được xã hội quan niệm là
những người “vô dục”, không quan tâm đến tình dục, không tham gia các hoạt động tình dục và
không thể kiểm soát những ham muốn, cảm xúc tình dục của mình, những nhận định này được
xem là chứng cứ để xây dựng và thiết kế những phòng khám kế hoạch hóa gia đình nhằm cung
cấp thông tin và dịch vụ liên quan đến vấn đề này. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu từ đó cho thấy

người khuyết tật không được mong đợi hay lường trước rằng họ sẽ sử dụng dịch vụ (bao gồm
việc tư vấn, điều trị hay cung cấp thông tin) từ các phòng khám kế hoạch hóa gia đình. Như
vậy,các phòng khám kế hoạch hóa gia đình tại Bắc Ai Len đại diện cho một nhóm trong xã hội
từ chối cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người khuyết tật [16].
“Những rào cản đối với việc duy trì SKSS ở nữ khuyết tật vận động”: Nghiên cứu
định tính do Margaret A.Nosek và các cộng sự tiến hành năm 1995 tại Mỹ trên 30 phụ nữ khuyết


tật vận động. Nội dung nghiên cứu được chia thành hai phần chính là những trải nghiệm của
người tham gia nghiên cứu, bao gồm sự tương tác với các nơi chăm sóc y tế thời thơ ấu, cơ hội
học về SKSS, những trải nghiệm về lạm dụng tại các nơi chăm sóc y tế và khuyết tật như một
yếu tố nguy cơ của các vấn đề SKSS; và đặc điểm của hệ thống y tế cùng các cán bộ chăm sóc
bao gồm vấn đề bảo hiểm sức khỏe, chính sách hệ thống y tế, thái độ người cung cấp dịch vụ, cơ
sở vật chất tại dịch vụ… Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ của các đặc điểm
hệ thống y tế cùng với cán bộ y tế về kiến thức, niềm tin và trải nghiệm của phụ nữ khuyết tật khi
họ nỗ lực duy trì việc chăm sóc SKSS. Tình trạng khuyết tật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các yếu
tố bên trong dẫn đến các hành vi duy trì SKSS như kiến thức, niềm tin, các yếu tố tâm lý và các
kinh nghiệm về chăm sóc y tế. Trong khi tự bản thân vấn đề khuyết tật không tác động trực tiếp
vào các yếu tố môi trường như hệ thống y tế và người chăm sóc thì điều kiện, cách thức và các
điều kiện y tế phản ứng với người phụ nữ. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến các yếu tố bên
trong. Như vậy, cả hai yếu tố này lần lượt đều ảnh hưởng đến việc chăm sóc SKSS [15].
“Những rào cản trong việc tiếp cận với các dịch vụ SKSS và làm mẹ an toàn: trường
hợp nữ khuyết tật ở Lusaka, Zambia”: Đây là nghiên cứu định tính được thực hiện trên 24
phụ nữ khuyết tật và 25 cán bộ cung y tế tại các dịch vụ chăm sóc SKSS và làm mẹ an toàn tại
Lusaka, Zambia. Nghiên cứu nhằm mục đích xác định chất lượng của các dịch vụ chăm sóc
SKSS và làm mẹ an toàn tại đây liệu có đáp ứng được nhu cầu của phụ nữ khuyết tật hay không.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ khuyết tật đang phải đối mặt với nhiều rào cản khác nhau về
mặt xã hội, thái độ và thể chất trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS và làm mẹ an toàn.
Mong muốn mạnh mẽ về mặt tình cảm và có con có thể làm tăng tính dễ tổn thương bị bóc lột
tình dục. Đồng thời, một giả thuyết tổng quát trong nhóm những người cung cấp dịch vụ chăm

sóc SKSS cho rằng phụ nữ khuyết tật không có nhu cầu tình dục, không đòi hỏi các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản dẫn đến tăng tính tổn thương mắc các bệnh lây truyền qua đường
tình dục bao gồm HIV. Niềm tin truyền thống rằng con của người khuyết tật khi sinh ra cũng bị
khuyết tật có thể tạo ra các rào cản khiến họ không đi khám tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, sự lo
sợ của nữ hộ sinh về những biến chứng xảy ra trong quá trình sinh đẻ ở phụ nữ khuyết tật cũng
có thể dẫn tới việc họ thường xuyên giới thiệu bệnh nhân tới các cơ sở thuộc tuyến trên nhưng
điều đó lại gây khó khăn với phụ nữ khuyết tật trong việc đi lại. Từ đó, nghiên cứu kết luận rằng
chính sự thiếu kiến thức đã dẫn tới thái độ chưa tích cực của chính cán bộ y tế cũng như người
phụ nữ khuyết tật làm cản trở họ tiếp cận với việc chăm sóc SKSS và làm mẹ an toàn. Nghiên


cứu cũng đưa khuyến nghị về việc nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cả cán bộ y tế và phụ nữ
khuyết tật đồng thời cải thiện các dịch vụ chăm sóc SKSS và làm mẹ an toàn cho phụ nữ khuyết
tật [12].
Nhìn chung, một số nghiên cứu trên đây đã phần nào đưa ra những phát hiện về những
khó khăn, rào cản của phụ nữ khuyết tật trong việc tiếp cận với các cơ sở y tế chăm sóc SKSS.
Đặc biệt, các nghiên cứu đều nhấn mạnh đến sự thiếu hụt kiến thức, hiểu biết về vấn đề khuyết
tật và thái độ chưa tích cực của cán bộ y tế là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh
hưởng đến vấn đề này, bên cạnh đó là quan điểm sai lệch của xã hội về phụ nữ khuyết tật khi coi
họ là những người không có nhu cầu sinh sản, tình dục vì vậy nhu cầu chăm sóc SKSS của họ bị
bỏ qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đưa ra được vai trò của các yếu tố khác ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của phụ nữ khuyết tật như vai trò của gia
đình, các chính sách, qui định, luật pháp và quan điểm, nhận thức của chính những phụ nữ
khuyết tật về vấn đề chăm sóc SKSS.
Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Có thể nói, các nghiên cứu về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay vẫn còn ít về số
lượng và yếu về chất lượng. Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến người khuyết tật mới chủ yếu
tập trung vào các khía cạnh phục hồi chức năng, nhu cầu học tập, việc làm chứ chưa đi sâu tìm
hiểu các khía cạnh đề xã hội như sự tham gia và hoà nhập xã hội của người khuyết tật, hôn nhân,
SKSS, tình dục, thái độ của cộng đồng, bao gồm cả sự kỳ thị và sự phân biệt đối xử đối với

người khuyết tật [14]. Đặc biệt, chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề chăm sóc SKSS cho
người khuyết tật. Công tác xã hội là một ngành khoa học còn mới ở Việt Nam, chính vì vậy cũng
chưa có một nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề này nhìn từ góc độ công tác xã hội.
Báo cáo về người khuyết tật của Viện nghiên cứu phát triển xã hội năm 2008 đã đề cập
đến rất nhiều khía cạnh xã hội liên quan đến người khuyết tật, đề cập đến các khó khăn và cách
giải quyết của họ trong các vấn đề về sinh hoạt hàng ngày, giáo dục, việc làm, phục hồi chức
năng, tham gia các hoạt động xã hội và tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế nói chung và đặc biệt là
có đề cập đến vấn đề hôn nhân, duy trì hôn nhân và sinh con của người khuyết tật. Tuy nhiên,
vấn đề tình dục của người khuyết tật chưa được quan tâm nghiên cứu sâu, nghiên cứu chỉ ra rằng
một trong những lý do người khuyết tật cảm thấy khó khăn trong duy trì hôn nhân là thiếu hòa
hợp về tình dục, chiếm 8% trong tổng số các lý do về khó khăn trong việc duy trì hôn nhân, bên


cạnh các lý do chiếm đa số khác là khó đảm bảo được điều kiện sống cho gia đình (38%), cảm
thấy nuôi con vất vả (38%), và sinh con bị dị tật bẩm sinh (10%) và một lý do thiếu sự thông
cảm và khuyến khích từ vợ/chồng (5%). Tuy nhiên, việc thiếu hòa hợp về tình dục ở đây chưa
được chỉ ra một cách cụ thể [14].
Như vậy, rất cần thiết phải có thêm những nghiên cứu cụ thể về vấn đề chăm sóc SKSS của
nữ khuyết tật vận động nói riêng và người khuyết tật nói chung ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1.Ý nghĩa lý luận
Đề tài cung cấp những thông tin lý luận cơ bản về ảnh hưởng của những yếu tố khách quan
và chủ quan tác động đến tình trạng chăm sóc SKSS của người khuyết tật, đặc biệt là nữ thanh
niên khuyết tật vận động, đồng thời giúp những người làm trong lĩnh vực công tác xã hội nhận
thức đúng đắn những lý thuyết và phương pháp công tác xã hội trong lĩnh vực này.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Giúp hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận của nữ thanh niên khuyết tật vận động với
các dịch vụ chăm sóc SKSS trong bối cảnh xã hội hiện nay, từ đó đưa ra các khuyến nghị cụ thể
nhằm tăng cơ hội chăm sóc SKSS cho họ. Đồng thời, vận dụng các kiến thức đã học vào việc can
thiệp với một trường hợp cụ thể để thấy được hiệu quả của phương pháp công tác xã hội cá nhân

nhằm thay đổi nhận thức và thái độ của nữ thanh niên khuyết tật vận động trong việc tìm kiếm
các dịch vụ chăm sóc SKSS.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu:
Sự tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của nữ thanh niên khuyết tật vận động, các giải pháp
của công tác xã hội trong tăng cường cơ hội được chăm sóc SKSS cho nữ thanh niên khuyết tật
vận động.
4.2.Khách thể nghiên cứu:
- 20 nữ thanh niên khuyết tật vận động tại Hội thanh niên khuyết tật Hà Nội, độ tuổi từ 16 đến 30
- 01 cán bộ y tế chuyên về chăm sóc SKSS tại các cơ sở y tế tư nhân và nhà nước
- 02 phụ huynh của nữ thanh niên khuyết tật vận động


5. Phạm vi nghiên cứu
5.1.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2013 - tháng 7/2013.

5.2.

Không gian nghiên cứu: Hội thanh niên khuyết tật Hà Nội

5.3.

Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu chỉ thực hiện với một nhóm nhỏ khách thể là những nữ khuyết tật ở độ tuổi

thanh niên với tình trạng khuyết tật vận động nhằm tìm hiểu cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc
SKSS của họ. Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều phương pháp thực hành trong công tác xã hội như
công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, công tác xã hội cộng đồng và trong nhiều trường

hợp, việc phối kết hợp các phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao trong trợ giúp thân chủ. Tuy
nhiên, trong phần thực hành của luận văn này, tác giả chỉ vận dụng phương pháp công tác xã hội
cá nhân trong viê ̣c hỗ trợ nữ thanh niên khuyết tật về mặt tâm lý và cung cấp thông tin về SKSS
nhằm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của họ.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng vấn đề SKSS và việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của nữ thanh niên khuyết
tật vận động hiện nay như thế nào?
- Những rào cản nào ngăn cản cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của nữ thanh niên
khuyết tật vận động?
- CTXH cần làm gì để tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS đối với nữ thanh niên
khuyết tật vận động?

7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7.1.Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu những rào cản ngăn cản nữ khuyết tật vận động tiếp cận với các dịch vụ chăm
sóc SKSS, thông qua việc vận dụng các kiến thức về công tác xã hội trong nghiên cứu và can
thiệp đưa ra giải pháp của công tác xã hội trong việc cải thiện vấn đề này
7.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:


-

Khảo sát thực trạng chăm sóc SKSS và việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc của nữ
thanh niên khuyết tật vận động

-

Những rào cản ngăn cản việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của nữ thanh niên
khuyết tật


-

Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp với một trường
hợp nữ khuyết tật và bố/mẹ của họ về tâm lý và cung cấp các thông tin liên quan đến
SKSS

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc
SKSS của người nữ thanh niên khuyết tật góp phần đảm bảo quyền của người khuyết
tật.

8. Phương pháp
8.1.Phương pháp nghiên cứu:
8.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu
-

Thu thâ ̣p thông tin từ các báo cáo, thố ng kê và nghiên cứu chính thức về các vấn đề
liên quan

-

Trên sở của những tài liệu có được, tác giả tiến hành phân tích, so sánh thông tin giữa
các nguồn tư liệu từ đó có cơ sở đó rút ra điểm chung và điểm khác biệt giữa các ý
kiến. Cuối cùng tác giả tập hợp lại theo cách tiếp cận của bản thân và đề xuất hướng
nghiên cứu của bản thân.

8.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
20 phỏng vấn với nữ thanh niên khuyết tật vận động đã được thực hiện. Danh sách của 20
người này được cung cấp bởi Hội trưởng hội thanh niên khuyết tật thành phố Hà Nội và dựa trên

danh sách, tác giả đã liên hệ trực tiếp với từng người để phỏng vấn. Ngoài ra, tác giả còn phỏng
vấn sâu 02 phụ huynh của nữ khuyết tật vận động và 01 cán bộ y tế tại cơ sở chăm sóc SKSS
nhằm tìm hiểu những suy nghĩ của họ về những rào cản nữ khuyết tật vận động đang gặp phải
trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS.
Khi được liên hệ, mỗi người tham gia phỏng vấn đều được giới thiệu về mục đích nghiên
cứu, nội dung nghiên cứu và xin phép ghi âm cuộc phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn đều được
tiến hành một cách riêng tư, kín đáo tại nơi làm việc, nhà riêng của người tham gia phỏng vấn


hoặc địa điểm công cộng như quán café. Trung bình một cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30 – 45
phút.
8.1.3. Phương pháp quan sát
Phương phá p này đươ ̣c sử du ̣ng trong quá trình làm viê ̣c và tiế p xúc với thân chủ cu ̣
thể . Quan sát hành vi , thái độ , cách ứng xử , sinh hoa ̣t của thân chủ và gia đình thân chủ giúp
tác giả có thêm thông tin cơ sở để nhận định vấn đề .
8.2.

Phương pháp thực hành

Phương pháp công tác xã hội cá nhân: là phương pháp thực hành để can thiệp với một trường
hợp điển cứu là nữ thanh niên khuyết tật vận động. Thông qua phương pháp này, nhân viên
CTXH giúp đỡ, hỗ trợ thân chủ vượt qua khó khăn bằng cách giúp họ đánh giá, xác định vấn đề,
trang bị thêm cho họ thông tin, kiến thức và tìm kiếm tiềm năng, tăng cường sức mạnh và nâng
cao năng lực tự giải quyết vấn đề của họ. Trong quá trình sử dụng phương pháp CTXH cá nhân,
nhân viên CTXH dùng các quan điểm giá trị, kiến thức, kinh nghiệm và chủ yếu vận dụng các kỹ
năng tham gia vào việc giải quyết vấn đề của thân chủ như kỹ năng thấu cảm, kỹ năng quan sát,
kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng cung cấp thông tin…
Phương pháp này là một tiến trình hoạt động của nhân viên CTXH, trong đó bao gồm các
bước chính như: Tiếp cận thân chủ, xác định vấn đề, thu thập thông tin dữ liệu, chuẩn đoán, lên
kế hoạch trị liệu, trị liệu và lượng giá.

9. Xử lý số liệu:
Tất cả các phỏng vấn sau khi ghi âm về đều được rải băng và thông tin sau đó được mã hóa
để phục vụ cho việc phân tích. Tác giả xử lý số liệu trên phần mềm Microsoft Excel, các thông
tin được mã hóa theo các vấn đề chính nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra trước đó.

REFERENCES
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Lê Chí An (2006), Công tác xã hội cá nhân, NXB. Đại học mở bán công Hồ Chí Minh.


2. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (2010), Báo cáo năm 2010 về
hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, Hà Nội
3. Bộ Y tế & Tổng cục thống kê (2005), Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên
Việt Nam, NXB
4. Bộ Y tế (1998), Sức khỏe sinh sản, Hà Nội
5. Nguyễn Thị Thái Lan & Bùi Thị Xuân Mai, 2011, Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và
gia đình, NXB Lao động xã hội
6. Bùi Thị Xuân Mai, 2010, Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao động xã hội
7. Hoàng Phê (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
8. Tổng cục thống kê (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, NXB Thống kê
9. Trần Đình Tuấn (2010), Tham vấn tâm lí cá nhân và gia đình, NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội.
10. UNFPA (2011) Người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra
Dân số và nhà ở Việt Nam 2009.
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
11. Earle, S. (2001). Disability, facilitated sex and the role of nurse, Journal of Avanced
nursing 36(3), Pg 433-440.
12. E Smith et al (2004), Barriers to accessing safe motherhood and reproductive health
services: the situation of women with disabilities in Lusaka, Zambia, Rehabilitation in
Practice, Vol. 26, No. 2 , Pg 121-127

13. Heather Becker (1997), Reproductive health care experiences of women with physical
disabilities: A qualitative study, Archives of Physical Medicine and Rehabilitation Vol. 78,
Issue 12, Supplement 5, Pg S26-S33
14. Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng et al (2008). People with disabilities in Vietnam,
National political publishing house.


15. Margaret A.Nosek et al (2009), Barriers to Reproductive Health Maintenance Among
Women with Physical Disabilities, of Women's Health, Volume: 4 Issue 5: April 25, Pg
505-518
16. Paul Anderson, Rob Kitchin (2000), Disability, space and sexuality: access to family
planning services, Social Science & Medicine, Volume 51, Issue 8, Pg 1163-1173
17. UN (2006). Convention on the Rights of Persons with disabilities Assembly, UN. 61th
session
18. USAID (2005), Vietnam disability situation assessment and program review
19. UNFPA (2009), A situation analysis of the Sexual and Reproductive health of Women
with disabilities, United Nation Population Fund
20. WHO & UNFPA (2009). Promoting sexual and reproductive health for persons with
disabilities.
21. WHO and World Bank (2011), World report on disability, World Bank

III. TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN
22. Bình An (2011), Những giải pháp trong chăm sóc sức khỏe sinh sản,
ngày 17/11/2011
23. Bình An (2011), Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 –
2010 đã đạt nhiều chỉ tiêu quan trọng, ngày 17/11/2011
24. Bộ lao động thương binh vã xã hội, Các khái niệm về dịch vụ xã hội và dịch vụ xã hội
cho người yếu thế,
/>25. Hồng Kỳ (2011), Nhân loại có một tỷ người khuyết tật, ngày 11/06/2011
26. HP,


T.

K.

T

(2009).

„Trẻ

khiếm

thính

học

biết

„chuyện

/>23/03/ 2010

ấy‟,
ngày


27. Như Quỳnh (2013), Cơ hội thực sự của người khuyết tật để thực hiện quyền sinh sản và
tình dục, ngày 10/05/2013
28. Nhật Văn (2012), Chăm sóc Sức khỏe cho người khuyết tật: những nỗ lực đáng ghi nhận,

ngày 12/12/2012
29. Phan Anh (2012), Sức khỏe sinh sản và tình dục của người khuyết tật,
/>v&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjour
nal_articles%2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0&_62_INSTANCE_Z5vv_gr
oupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=2317



×