Điều kiện áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách đối với
viên chức?
Hỏi: Tôi là giáo viên công tác hơn 11 của 1 trường công. Tôi làm đơn xin thôi việc vào
ngày 15/9/2014, trường có hợp liên tịch giải quyết cho tôi nghỉ vào ngày 01/10/2014, sau
45 ngày nộp đơn PGD có gửi cho nhà trường đưa cho tôi mẫu đơn xin chấm dứt hợp
đồng lao động và yêu cầu tôi ghi lý do xin nghỉ khác với lý do ban đầu của tôi để giải
quyết cho tôi nghỉ.
Trong đơn tôi ghi thời gian nghỉ là ngày 15/12/2014, đến ngày đó tôi chính thức nghỉ. Sau
đó vài ngày trường có mời tôi về vận động tôi dạy lại, tôi không đồng ý. Ngày
25/12/2014, PGĐ mời tôi về trả lời không đồng ý cho tôi nghỉ, sau đó nhà trường có mời
tôi về xử lý kỷ luật vào ngày 5/3/2015 với hình thức khiển trách. Đến ngày 18/03/2016
trường mời tôi về xử lý kỷ luật lần 2 với hình thức buộc thôi việc. Đến ngày 17/08/2016
tôi được nhận quyết định về việc chấm dứt hợp đồng lao động từ nhà trường và thông báo
về việc giáo viên nghỉ việc của PGD nhưng thời gian chấm dứt là ngày 15/12/2014. Vậy
nhà trường và PGD giải quyết như vậy là đúng hay sai?
Trả lời: Theo khoản 4 Điều 29 Luật viên chức năm 2010. Cụ thể:
Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai
nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Theo đó, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì ngày 15/9/2014 bạn làm
đơn và ngày 25/12/2014 thì bạn nghỉ việc - tức đáp ứng đủ điều kiện về thời gian báo
trước 45 ngày làm việc. Do đó, việc chấm dứt hợp đồng của bạn đúng quy định pháp
luật và vẫn sẽ được đầy đủ các chế độ thôi việc, chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm xã hội.
- Thứ hai, đối với việc đơn vị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật và buộc thôi việc.
Theo quy định tại Nghị Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và
trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Cụ thể:
Điều 10. Khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi
phạm pháp luật sau đây:
1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã
được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và
quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền
nhắc nhở bằng văn bản;
3. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực
hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính
đáng;
4. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong
quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
5. Gây mất đoàn kết trong đơn vị;
6. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính
trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do
chính đáng;
7. Sử dụng tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập và của nhân dân trái với quy định của
pháp luật.
8. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy
định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
Điều 13. Buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi
phạm pháp luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và
quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng;
3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;
4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày
làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng
dương lịch; năm dương lịch;
6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các
quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
Như vậy, bạn sẽ đối chiếu hai quy định trên với trường hợp của mình, căn cứ vào lý
do cơ quan áp dụng xử lý để xác định việc cơ quan áp dụng hai hinh thức xử lý kỷ
luật có đúng quy định pháp luật hay không. Trường hợp, đơn vị áp dụng hình thức
xử lý căn cứ vào việc bạn chấm dứt hợp đồng trước đó thì đương nhiên xác được coi
là làm trái quy định của pháp luật (vì bản chất bạn chấm dứt hợp đồng lao động là
đúng quy định pháp luật nên đơn vị không có lý do nào để đưa ra quyết định buộc
thôi việc với bạn sau đó được). Đồng thời, ngay quyết định chấm dứt hợp đồng mà
đơn vị đưa ra cũng áp dụng sai, thông thường thời gian chấm dứt sẽ phải căn cứ vào
ngày ra quyết định (17/8/2016) chứ không thể ngược lại tính thời gian chấm dứt vào
ngày 15/12/2014 (thời điểm bạn chính thức nghỉ việc trước đó được).