Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bai 21 sinhhoc 11NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.4 KB, 5 trang )

Bộ môn: Sinh 11NC
Lớp dạy:
Ngày dạy:

Người soạn:
Ngày soạn:

Bài 21: Thực hành: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA
TIM ẾCH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh phải nắm vững đặc điểm hoạt động của tim, đặc điểm sự vận
chuyển máu trong hệ mạch, nêu rõ sự điều hòa hoạt động của tim bằng các cơ chế
thần kinh và thể dịch.
- Nắm vững các bước tiến hành thí nghiệm và tự tiến hành được các thí
nghiệm.
2. Kỹ năng:
- Luyện tập kĩ năng mổ động vật, biết cách sử dụng các dụng cụ mổ và biết cách
ghi đồ thị nhịp tim.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp để giải thích hiện tượng thí nghiệm, kĩ
năng liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm.
- Thấy được tính trung thực, khách quan của các kiến thức khoa học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Yêu cầu HS từ tiết trước tìm hiểu nội dung và cách tiến hành các thí nghiệm.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học:
+ Mẫu vật: Ếch đồng (mỗi nhóm ít nhất 1 con).
+ Dụng cụ: Bộ đồ mổ động vật lớn, khay- ván mổ, bảng gỗ có khoét lỗ, đinh
ghim, hệ thống cần ghi có kẹp tim, hệ thống kích thích, bông thấm, chỉ, móc thủy


tinh.
+ Hóa chất: Nước cất, dung dịch sinh lí (NaCl 0,65%), dung dịch adrenalin
10ppm, nước ngâm thuốc lá.
2. Học sinh:
- Xem trước các bước tiến hành thí nghiệm như trong SGK đã trình bày.
- Chuẩn giấy viết để ghi nhận kết quả.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra : GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS theo nhóm.
3. Tiến trình dạy học:
* Giới thiệu bài học: Ở bài 19, chúng ta đã tìm hiểu về sự hoạt động của tim và hệ
mạch. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ quan sát hoạt động tim mạch ở ếch để
hiểu rõ hơn các kiến thức đã học.
1


T
L

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

Hoạt động 1: Giới thiệu lý thuyết
-Chia lớp thành các nhóm,
giao dụng cụ cho các nhóm
và yêu cầu HS giữ dụng cụ.
-Các nhóm nhận và

bảo quản dụng cụ.
- Hãy trình bày các bước tiến
hành TN?
- HS trả lời:

- Vì sao ta phải hủy tủy ếch
trước khi tiến hành mổ và
quan sát ?

III. Nội dung và cách tiến
hành:
1.Thí nghiệm 1: Quan sát
hoạt động của tim ếch:

-Bước 1: Hủy tim ếch.
-Bước 2: Mổ lộ thiên
-Bước 3:.Quan sát hình
dạng của tim
-Bước 4: Ghi đồ thị hoạt
động của tim.

- Để làm ếch hoàn toàn
bất động nhưng vẫn sống,
nhờ đó mới quan sát được
hoạt động của tim.

* Lưu ý:
- Hủy tủy ếch: Hướng dẫn
chọc đúng vị trí (khi đó ếch có
phản ứng che mặt), sau đó chú ý

luồn kim vào ống tủy để hủy
tủy. Nếu chân sau của ếch
hoàn toàn bất động và không
chảy máu (hoặc rất ít) là thành
công.
- Thao tác mổ: Hướng dẫn
cách sử dụng kéo cắt da,
bấm xương (chú ý nâng mũi
kéo khi cắt để tránh phạm vào
mạch gây chảy nhiều máu), cách
cắt màng bao tim cho đúng.
- Cách ghi đồ thị: Kẹp vào
mỏm tim (không kẹp sâu quá),
hướng dẫn cách điều chỉnh
khay mổ và hệ thống cần ghi
để hoạt động của tim không
2


bị ảnh hưởng. Thường xuyên
nhỏ dung dịch sinh lý để tim
không bị khô.
→ Yêu cầu HS khi quan sát
hoạt động của tim, cần so
sánh màu sắc của 3 ngăn của
tim, xác định số nhịp tim
trong 1 phút, xác định các
pha co tim trên đồ thị ghi đo.
2.Thí nghiệm 2: Quan sát
sự vận chuyển máu trong

hệ mạch.

- Hãy nêu tiến trình TN?
-HS trả lời

- Bước 1: Căng màng treo
ruột qua lỗ khoét ở tấm gỗ.
- Bước 2: Lên kính, quan
sát, nhận xét sự vận chuyển
máu trong mạch.

→ Hướng dẫn HS các thao
tác thực hiện: Rạch bên thân
trái của ếch, nhẹ nhàng kéo ra 1
đoạn ruột, căng nhẹ màng treo
(không làm rách). Lưu ý HS
phải phân biệt các loại mạch
máu, thấy được tốc độ và
màu máu ở động mạch, tĩnh
mạch và mao mạch

- Biểu diễn TN cho HS quan
sát, cần lưu ý các bước quan
sát TN.

3.Thí nghiệm 3: Tìm hiểu sự
điều hòa hoạt động tim bằng
thần kinh và thể dịch:
-HS theo dõi
- Theo dõi nhịp tim trước,

trong và sau khi kích thích
dây TK giao cảm- mê tẩu,
nhận xét.
- Theo dõi nhịp tim trước
và sau khi nhỏ adrenalin,
nước ngâm thuốc lá, nhận
3


xét.
- Mổ ếch: Hủy tủy → mổ lộ
Quan
sát
thao
tác
mổ
tim → cắt các cơ vùng gốc
hàm- chi trước để tìm dây của GV.
thần kinh mê tẩu - giao cảm →
tách dây TK khỏi mạch máu →
luồn chỉ để nâng lên khi kích
thích.
- Kẹp tim và nối vào hệ thống
cần ghi. Luồn cực kích thích
vào dưới dây TK → Bật
nguồn để kích thích.
- Để tim nghỉ trong khoảng
1’, tiếp tục kích thích tim lần
lượt bằng các dung dịch
adrenalin, nước ngâm thuốc

lá.
- Quan sát hoạt động
của tim trực tiếp và
gián tiếp qua hệ thống
ghi.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm (PPDH: TH)
IV.Tiến hành thí nghiệm.
- Cho các nhóm tiến hành thí - Tiếp tục quan sát
nghiệm, mỗi nhóm phải làm hoạt động của tim.
hết 2 thí nghiệm.
-Các nhóm tiến hành
- Yêu cầu HS khi làm thí thí nghiệm
nghiệm phải cẩn thận trong
các bước để thu được kết quả
tốt và khi làm thí nghiệm ra
kết quả gọi giáo viên kiểm tra
- Yêu cầu HS quả làm được
vào vở nháp, về nhà hoàn
thiện giờ sau nộp .
- Trong khi học sinh làm thí
nghiệm giáo viên đi từng
nhóm để kiểm tra, sửa sai,
hướng dẫn học sinh làm thí
nghiệm.
- Yêu cầu HS sau khi thí
nghiệm xong phải vệ sinh
dụng cụ và phòng thí nghiệm.
Hoạt động 3: Báo cáo và nhận xét kết quả
4



V.Thu hoạch:
Khi HS gọi, GV kiểm tra
kết quả trực tiếp.
- GV vấn đáp, từng nhóm
báo cáo kết quả.
+ Yêu cầu HS nhận xét về
hoạt động tim ếch, hướng dẫn HS
xác định các pha trong chu kì
tim trên đồ thị ghi đo, nhận xét
và giải thích màu sắc khác nhau của
các ngăn tim, kết luận về hoạt
động của tim.
+ Yêu cầu HS trình bày kết
quả quan sát sự vận chuyển
máu trong hệ mạch: nhận xét về
màu sắc, tốc độ và chiều vận
chuyển máu trong các loại mạch
khác nhau, hướng dẫn HS giải
thích sự khác nhau đó.
+ Hướng dẫn HS nhận xét,
giải thích cơ chế điều hòa tim
bằng dây thần kinh mê tẩu- giao
cảm và tác động thể dịch của
adrenalin, nicotin đối với tim.
-HS ghi chép
4. Bài tập về nhà:
- Hoàn thành báo cáo giờ sau nộp, vẽ và chú thích đồ thị ghi đo nhịp tim
- Chuẩn bị trước bài mới: bài 22 và làm trước các bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:


5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×