Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

QUY LUẬT THỐNG NHẤT và đấu TRANH của các mặt đối lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.37 KB, 3 trang )

QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
1. Thế nào là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
2. Mâu thuẩn
3. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
a) Sự thống nhất
b) Đấu tranh của các mặt đối lập
c) Mối quan hệ
d) Tính chất
e) Vai trò
4. Ý nghĩa phương pháp luận
5. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẩn
I.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ bản
của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy
vật trong triết học Mác-Lênin,nó còn là hạt nhân của phép biện chứng.
- Như vậy,quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của mọi quá trình vận động và
phát triển. Mà bản chất đó chính là mẫu thuẫn khách quan vốn có của sự vật hiện
tượng.
1) Mâu thuẫn là gì?
Mâu thuẫn dung để chỉ mối quan hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các măt
đối lập của mỗi sự vật hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Mâu thuẩn
có tính khách quan phổ biến,ngoài ra mâu thuẩn còn có tính đa dạng phong phú,thế giới
vô cùng đa dạng nên mâu thuẩn cũng rất đa dạng.
Mà nhân tố tạo thành mâu thuẩn là các mặt đối lập. vậy thế nào là mặt đối lập?
Mặt đối lập dung để chỉ những mặt,những thuộc tính,những khuynh hướng vận
động trái ngược nhau nhưng đồng thời là điều kiện,tiền đề tồn tại của nhau.
-

Cứ hai mặt đối lập trong cùng một sự vật thì tạo thành mâu thuẩn
2. phân loại một số mâu thuẩn : thông thường phân mâu thuẩn thành mâu thuẩn
bên trong và bên ngoài,cơ bản và không cơ bản,chủ yếu và không chủ yếu


-Mâu thuẫn bên trong (giữ vai trò quyết định sự vận động, phát triển của sự vật): Là sự
tác động qua lại giữa các mặt đối lập bên trong một sự vật, hiện tượng).
-Mâu thuẫn bên ngoài(có vai trò quan trọng trong sự vận động, phát triển của sự vật):Là
sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập thuộc các sự vật khác nhau.
-Hai mặt đối lập trong một sự vật tạo nên mâu thuẫn. Mâu thuẫn ở đậy mang tính khách
quan và rất đa dạng.
→ Trong mâu thuẫn thì các mặt đối lập vừa đấu tranh vừa thống nhất với nhau.
2) Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
a) Sự thống nhất:
-Là các mặt đối lập nương tựa nhau, làm điều kiện tồn tại cho nhau, không có mặt này thì
không có mặt kia.
- Xét một phương diện nào đó, giữa hai mặt đối lập có những nét giống nhau, Lê-nin gọi
đó là đồng nhất.Nhờ đó mà các mặt đối lập chuyển hoá cho nhau.
b) Đấu tranh của các mặt đối lập:
-Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động,bài trừ phủ định nhau, là sự triển khai của


các mặt đối lập.
-Các hình thức của các mặt đối lập rất phong phú đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện, tính
chất, phạm vi của các mặt đối lập.
c) Mối quan hệ của thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Trong một mâu thuẫn sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời
nhau, vì sự ràng buộc phụ thuộc nhau. Hai mặt đối lập luôn có xu hướng phát triển trái
ngược nhau, đấu tranh nhau, nhưng nếu không có sự thống nhất thì không có đấu tranh
nhau. Ngược lại thống nhất là tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh giữa các mặt đối lập là
nguồn gốc của sự vận dộng và phát triển.
d)Tính chất của thống nhất và đấu tranh:
-Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: thống nhất là tương đối tạm thời, đấu tranh là
tuyệt đối.
-Thống nhất là tương đối tạm thời vì đứng im là tương đối. Đứng im là hình thức vận

động trong thế cân bằng khi sự vật đang là nó chưa là sự vật khác. Nhờ có đứng im, nhờ
có thống nhất mà ta xác định được sự vật. Ngược lại, đấu tranh sẽ là tuyệt đối.
-Theo L.I.Lênin: sự thống nhất là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua và tương đối. Sự đấu
tranh của các mặt đối lâp bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động
là tuyệt đối.
-Sự chuyển hóa của các mặt đối lâp là tất yếu. Đấu tranh các mặt đối lâp dẫn đến chuyển
hóa, mâu thuẫn được giải quyết, là kết quả của sự đấu tranh dẩn tới sự vật cũ mất đi, sự
vật mới ra đời vì thế đấu tranh các mặt đối lâp nói riêng, mâu thuẫn nói chung là nguồn
gốc, đông lực của sự phát triển.
-Sau khi mâu thuẫn được giải quyết, sự thống nhất của hai mặt đối lâp cũ mất đi và được
thay thế bằng sự thống nhất của hai mặt đối lâp mới. Hai mặt đối lập lại đấu tranh nhau
chuyển hóa thành mâu thuẫn.
Lênin gọi:phát triển là đấu tranh của các mặt đối lâp.
-Tuy nhiên, không phải bất kì sự đấu tranh nào của các mặt đối lâp đều dẫn đến sự
chuyển hóa giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của mặt đối lập phát triển đến trình độ nhất
định mới dẫn đến chuyển hóa, bài trừ và phủ định lẫn nhau.
*TÓM LẠI NỘI DUNG QUY LUẬT:
-Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành
những mâu thuẫn trong bản thân nó. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo
thành động lực bên trong của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự
ra đời của cái mới.
-Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài
trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.
-Quá trình thống nhất và đấu tranh dẫn tới chuyển hóa giữa chúng.
-Quá trình đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập có sự đấu tranh giữa chúng là
tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tuyệt đối, có điều kiện, tạm thời.Trong sự
thống nhất đã có đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất.
3)Ý nghĩa phương pháp luận:
a)Vì sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lâp cho nên nhận thức sự vật là nhận thức mâu
thuẫn của sự vật.→nhận thức được mâu thuẫn tồn tại trong bản thân sự vật.



b)Thống nhất là tương đối tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối, do đó phải đấu tranh như thế nào để
có thể thống nhất mới cao hơn. Chống hai khuynh hướng là tả và hữu, tả khuynh tàn phá tiêu
cực, hữu khuynh là ngại đấu tranh.
c)Các hình thức đấu tranh cũng rất đa dạng phong phú, cho nên chúng ta phải phân tích mâu
thuẫn, phân tích các mặt đối lập, phân biệt các mâu thuẫn để tìm ra các giải pháp phù hợp.
d)Con đường đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, đây là con đường duy nhất, đúng đắn và đây
cũng lá lẽ sống.
→Cuộc sống đặt ra nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn, phải biết cách phân tích cụ thể từng
loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp để tìm ra cách giải quyết từng loại
mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất.
4)Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn:
 Đó là sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá vỡ cái cũ để thiết lập cái
mới tiến bộ hơn.
 Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn, phân tích các mặt đối lâp để tìm ra cách giải quyết phù
hợp.
 Phải đấu tranh giải quyết mâu thuẫn, làm sáng tỏa mặt mâu thuẩn tiến bộ và cố gắng để giải
quyết mâu thuẫn khi thời cơ đã chín mùi.
 Vì vậy trong mọi hoạt động đời sống xã hội, mọi hành vi đấu tranh được xem là chân chính
khi nó thúc đẩy sự phát triển. Mâu thuẫn tồn tại trong mọi hoạt động đời sống xã hội. Đặc
biệt trong nền kinh tế các nước đang phát triẻn, trong đó có nước ta. Việc nắm rõ nguyên
nhân cũng như thực trạng của tửng mâu thuẫn sẽ giúp ta tìm ra phương hướng giải quyết hợp
lí.



×