Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

HIỆU QUẢ KINH tế sản XUẤT lúa ở PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ xã HƯƠNG TRÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.86 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
----- d&c -----

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở
PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

VÕ THỊ NGUYỆT

KHÓA HỌC: 2012 - 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
----- d&c -----

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở
PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

Sinh viên thực hiện:
Võ Thị Nguyệt

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Phan Văn Hịa

Lớp: K46A Kinh Tế Nơng Nghiệp


Niên khóa: 2012-2016

Huế, 05/2016
2
2


Lời cảm ơn
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản
thân, em cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Quý thầy cô giáo
trường Đại học Kinh tế Huế, gia đình, bạn bè, cũng như nhiều cá nhân và
tổ chức. Qua đây, em xin phép bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến:
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo – TS. Phan
Văn Hòa người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt quá
trình thực tập, nghiên cứu và hồn thành chun để tơt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh
Tế Huế, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy em trong suốt bốn năm
học, trang bị cho em những kiến thức cần thiết để có thể hoàn thiện
chuyên đề tốt nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai.
Phịng Nơng Nghiệp thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt
là các anh, các chị, các chú, các bác trong Phịng Nơng Nghiệp đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em học hỏi kinh nghiệm thực tế và các hộ gia đình
đã nhiệt tình giúp đỡ em tiến hành điều tra thu thập số liệu để nghiên cứu
đề tài.
Lời cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và
người thân đã chia sẻ, động viên em trong suốt bốn năm học vừa qua và
quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội
dung đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong q thầy cơ
và bạn bè giúp đỡ, góp ý để đề tài này được hồn chỉnh hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
thực hiện
Võ Thị
Nguyệt

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CNH-HĐH
UBND
KHKT
BVTV
TBKT
ĐVT
BQC
GT
SL

Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa
Ủy Ban Nhân Dân
Khoa học kỹ thuật
Bảo vê ̣ thưc̣ vâṭ
Tiến bộ kỹ thuật
Đơn vi ṭ ính
Bình qn chung
Giá trị
Số lươṇg


ĐX
HT
GO
IC
VA
KTTT

Đơng Xn
Hè Thu
Tổng giá trị sản xuất
Chi phí trung gian
Giá trị gia tăng
Kinh tế trang trại

4


MỤC LỤC

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

6


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Lúa là một trong năm cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng
ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biểu tượng trong
văn chương ẩn dưới‚ “bác cơm”, “hạt gạo”. Cây lúa đã đưa Việt Nam từ nước đói kém
sau chiến tranh thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Mặc
dù là cây nơng nghiệp nhưng khơng thể thiếu những cây đó trong đời sống người Việt
Nam.
Ở Việt Nam, nông nghiệp giữ vị trí đặc biệt quan trọng vì 80% dân số sống ở nơng
thơn, nguồn sống chính của họ dựa vào nơng nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân,
GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Trên 50% về giá trị xuất khẩu
nông sản và thủy sản. Trong đó lúa là cây trồng có vị trí chiến lược quan trọng trong
sản xuất nơng nghiệp nói chung cũng như trong cơ cấu sản xuất nơng sản hàng hóa nói
riêng.
Hương Chữ là một trong những phường của thị xã Hương Trà, người dân ở đây đã
có truyền thống trồng lúa lâu đời. Hiện nay diện tích đất tự nhiên của phường hầu như
được sử dụng triệt để, đất chưa sử dụng của phường hầu như khơng cịn. Vì vậy việc
tăng sản lượng bằng cách tăng quy mô, mở rộng diện tích là điều khơng thể, thay vào
đó là việc xem xét các yếu tố đầu tư thâm canh cũng như các chính sách của nhà nước
trong việc hỗ trợ để thay đổi công nghệ sản xuất là rất quan trọng. Trong những năm
trở lại đây , năng suất lúa trên địa bàn có khuynh hướng tăng giảm khơng đồng đều,
bên cạnh việc chịu ảnh hưởng từ các điều kiện tự nhiên thì cịn chịu ảnh hưởng của
các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)... Hiện nay
vẫn cịn khơng ít hộ nơng dân sản xuất kém hiệu quả, mất mùa do chăm sóc, bón phân,
phun thuốc khơng đúng kỹ thuật, năng suất khơng cao do sử dụng giống lúa sẵn có từ
vụ thu hoạch trước, giống không thuần.
Do vậy, việc đánh giá đúng thực trạng chính xác hiệu quả kinh tế sản xuất lúa là có
ý nghĩa rất quan trọng để từ đó đưa ra các giải pháp hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất lúa của phường Hương Chữ nói riêng cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
7



Xuất phát từ thực trạng đó, cá nhân em đã chọn đề tài Nghiên cứu: “Hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà” cho chuyên đề tốt nghiệp của
mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.
- Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn phường
Hương Chữ.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở phường
Hương Chữ.

3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
- Chọn địa điểm điều tra: căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương nghiên cứu, em
đã lựa chọn các địa điểm điều tra ở các tổ dân phố 7,8, 9, 10 và 11 thuộc phường
Hương Chữ, thị xã Hương Trà. Đây là nơi có điều kiện sản xuất lúa thuận lợi, đất đai
màu mỡ, giao thơng thủy lợi khá hồn chỉnh.
Chọn mẫu điều tra
- Tổng số mẫu điều tra là 40 mẫu tương đương với 40 hộ thuộc địa bàn phường
Hương Chữ ,các mẫu này được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
không lặp.
Thu thập số liệu
+ Số liệu sơ cấp: thông qua các phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp được thiết kế sẵn
để phục vụ cho mục đích Nghiên cứu.
+ Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các nguồn tài liệu như báo cáo tình hình
kinh tế xã hội của phường, báo cáo tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh của
phường, thông tin từ các nguồn khác: sách báo, internet... Phương pháp phân tích
thơng tin số liệu.
- Phương pháp phân tổ thống kê: hiệu quả kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố do
đó việc phân tổ thống kê nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả

kinh tế, phải nghiên cứu các nhân tố trong mối quan hệ với nhau và với kết quả, hiệu
quả sản xuất.
8


-Phương pháp thống kê mô tả: mô tả khái quát tình hình cơ sở của phường, năng lực
sản xuất của hộ và tình hình phat triển sản xuất lúa của phường.
-Phương pháp hạch toán: đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều
tra.
-Phương pháp so sánh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề liên quan hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà
+ Thời gian: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà
trong năm 2015.

9


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm
Hiệu quả kinh tế-một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực
tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu đành giá chất lượng hoạt động kinh tế-xã hội. Mọi lĩnh vực
sản xuất đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động sản xuất của
mình. Đối với họ, hiệu quả kinh tế là thước đo chính xác và khách quan nhất.

Hiệu quả kinh tế được xem như là tỉ lệ kết quả thu được với chi phí bỏ ra hay
ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay là khả năng sinh lời của đồng vốn.
Với các yếu tố đầu vào hay nguồn vốn nhất định, để tạo ra một khối lượng sản phẩm
lớn nhất có thể là mục tiêu chung của tất cả các nhà sản xuất. Hay nói cách khác, ở
mức sản lượng nhất định làm thế nào để đạt được mức sản lượng ấy sao cho chi phí
vốn và lao động là thấp nhất. Điều này cho thấy quá trình sản xuất thể hiện mối quan
hệ mật thiết giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, là biểu hiện tất cả các mối quan hệ cho thấy
tính hiệu quả của xản xuất.
Tìm hiểu khái niệm hiệu quả kinh tế ta sẽ biết được vì sao hiệu quả kinh tế lại có
tầm quan trọng đến thế.
Theo quan điểm của GS.TS Ngơ Đình Giao, ơng cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là
tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.” Theo tác giả Hồ Vinh Đào thì: “hiệu quả
kinh tế cịn gọi là hiệu ích kinh tế”, so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt
động kinh tế (bao gồm lao động vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt
được. Cịn tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh: ‘‘Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả
khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác
định.
10


Nói về hiệu quả sản xuất trong nơng nghiệp, có rất nhiều tác giả đã đưa ra quan
điểm thống nhất với nhau, đó là các tác giả Farrell (1957), Rizzo (1979) và Ellis
(1993). Các tác giả cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nhuồn nhân lực, vật lực, tiền vốn...) để đạt
được kết quả đó. Các học giả trên đều đi đến thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái
niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu
quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật

hay cơng nghệ áp dụng. Nó cho biết rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem
lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật cuả việc sử dụng các nguồn lực thể
hiện thông qua các mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và
giữa các loại sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất.
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào
được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu
vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến
yếu tố về giá đầu vào và giá của đầu ra.Vì thế nó cịn được gọi là hiệu quả giá.Xác
định hiệu quả này cũng có nghĩa là xác định giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị
chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ. Có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử
dụng các nguồn lực sản xuất đạt được.Nếu chỉ đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả
kỹ thuật hay hiệu quả phân phối thì mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ
để đạt được hịêu quả kinh tế.Khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu
quả thì khi đó việc sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.
Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu rằng: “Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao
động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà
doanh nghiệp đã xác định.”

11


1.1.1.2 Ý nghĩa, bản chất và các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

 Bản chất hiệu quả kinh tế
Trên bình diện xã hội, các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đó chính là hao phí
lao động xã hội. Cho nên thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa hóa trên một đơn vị
hao phí lao động xã hội tối thiểu. Hay nói cách khác, hiệu quả chính là sự tiết kiệm tối

đa các nguồn lực cần có. Khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản chất của hiệu
quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản ánh mặt chất lượng của
các họat động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng ngồn lực nhằm đạt được mục
tiêu doanh nghiệp đề ra.
Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm
khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất muốn có lợi
nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật
lực, vốn... Chúng ta muốn tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một q trình sản
xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có HQKT. Sự chênh lệch này càng cao thì HQKT
càng lớn và ngược lại. Bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao động xã hội, tiết
kiệm lao động xã hội.
Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của một
vấn đề về HQKT. Hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật
tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu
cầu của việc nâng cao HQKT là đạt được hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc
ngược lại đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.

 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Biết được hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong q trình sản xuất nơng nghiệp,
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có các biện pháp thích hợp nhằm nâng
cao HQKT trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
Làm căn cứ cho việc xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất
nông nghiệp.

12


 Phương pháp xác định HQKT

Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi

phí bỏ ra (dạng thuận) C ơng thức được xác định như sau:
H=Q/C
Trong đó:

H: hiệu quả kinh tế (lần)
Q: kết quả thu được (ngìn đồng, triệu đồng...)
C: chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng...)

Cơng thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn
vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được
(dạng nghịch)
h=C/Q
Trong đó:

h: hiệu quả kinh tế (lần)
Q: kết quả thu được (ngìn đồng, triệu đồng...)
C: chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng....)

Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tốn bao nhiêu đơn vị
chi phí.
Hai loại chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với
nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên cịn được gọi
là chỉ tiêu tồn phần.
Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên bằng
cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm.
Dạng thuận:

Hb = ΔQ / ΔC


Thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả.
Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi
phí.
Trong đó:

Hb: hiệu quả cận biên (lần)
ΔC: lượng tăng giảm của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng)
ΔQ: lượng tăng giảm kết quả (nghìn đồng, triệu đồng)

13


1.1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu
 Chỉ tiêu đánh giá đặc điểm chung của hộ sản xuất lúa
- Tuổi
- Trình độ văn hóa
- Tổng số nhân khẩu
- Tổng số lao động...
 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất
- Chi phí phân bón/sào
- Chi phí giống/sào
- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật/sào
- Chi phí thuê lao động/sào
- Chi phí khác/sào
 Chỉ tiêu đánh giá nguồn lực lao động của nông hộ
- Quy mô vốn
- Quy mô đất đai
- Quy mô trang bị tư liệu sản xuất.
1.1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
Chỉ tiêu phản ánh quy mơ

+ Diện tích gieo trồng/hộ
+ Mức độ đầu tư vốn cố định, vốn lưu động trên 1 đơn vị diện tích (đvdt)
+ Tổng sản lượng lúa
 Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): là tồn bộ của cải vật chất và
dịch vụ hữu ích, trực tiếp do lao động sáng tạo ra trong thời kì nhất định thường là một
năm. GO được tính theo cơng thức:
GO = Qi x Pi
Trong đó:

Qi: là khối lượng sản phẩm i
Pi: là giá sản phẩm i
i: là số loại sản phẩm(i=1,n)

 Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích (IC): bao gồm những khoản chi phí vật
chất và dịch vụ được sử dụng trong q trình sản xuất nơng nghiệp.
14


 Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (VA): là kết quả cuối cùng thu được sau
khi trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
VA = GO - IC
 Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần giá trị tăng còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí như khấu hao tài sản cố định,thuế ,phí.
MI = VA - KHTSCĐ - Thuế
 Lợi nhuận (LN): là phần thu nhập hỗn hợp cịn lại sau khi trừ đi chi phí lao động
của gia đình và chi phí hiện vật của gia đình.
LN = MI - chi phí lao động gia đình - chi phí hiện vật của hộ
1.1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa
- Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị
sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng gá trị gia tăng.

- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi
phí trun gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi
phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị sản xuất tên lao động (GO/lao động)
- Giá trị gia tăng trên lao động (VA/lao động)
- Giá trị sản xuất trên vốn sản xuất kinh doanh (GO/vốn sản xuất kinh doanh)
- Giá trị gia tăng trên vốn sản xuất kinh doanh (VA/vốn sản xuất kinh doanh)
1.1.2 Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật trồng lúa
1.1.2.1 Nguồn gốc và xuất sứ
Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngũ cốc có lịch sử
trồng trọt có từ lâu đời và sản phẩm của cây lúa là hạt gạo đã trở thành loại thực phẩm
có vai trò hết sức quan trọng của con người. Theo thống kê của cơ quan thực phẩm
Liên Hiệp Quốc trên thế giới thì có khoảng 147,5 triệu ha đất trồng lúa và 90% diện
tích này thuộc các nước Châu Á, các nước Châu Á cũng sản xuất 92% tổng sản lượng
lúa gạo trên thế giới. Có thể nói rằng Châu Á là một trung tâm sản xuất gạo lớn nhất
thế giới.

15


Dựa vào tài liệu khảo cổ của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, cây lúa đã có mặt
hơn 3000 năm TCN. Ở Trung Quốc, cây lúa đã có mặt ở Triết Giang khoảng 5000 năm,
ở hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông
Nam Á và vùng Đông Dương. Từ Đông Nam Á cây lúa mới được du nhập vào Ấn Độ
và Trung Quốc phát triển cả hai hướng đông và tây. Mãi cho đến thập kỉ thứ nhất cây lúa
được đưa vào trồng ở vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia và Tây Ban Nha.
Đến thế kỉ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và được trồng ở các bang Virginia,
Nam Carolina, hiện nay trồng phổ biến Califonia, Louisiana, Texa. Theo hướng đông
từ đầu thế kỉ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indonexia đầu tiên ở đảo Java.

Vào giữa thế kỉ XVII cây lúa từ Iran vào trồng ở Kuban (Nga). Cho đến nay cây lúa đã
có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, Á nhiệt đới và một số
nước ôn đới.
1.1.2.2 Giá trị dinh dưỡng của cây lúa
Lúa gạo là trong những sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con
người, trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng.
Thành phần chủ yếu trong lúa là tinh bột và protein, bên cạnh đó cịn có các loại
vitamin, đặc biệt là viatmin nhóm B và một số thành phần khác.
- Tinh bột: là nguồn cung cấp chủ yếu Calo với hàm lượng tinh bột 62,4%. Giá trị
nhiệt lượng của lúa là 3594 Calo/g, so với lúa mỳ là 3610 calo, trong gạo hàm lượng
amyloza trong hạt quyết định đến độ dẻo của gạo. Hàm lượng amyloza ở lúa gạo Việt
Nam thay đổi từ 18-45% đặc biệt có giống lên tới 54%.
- Prôtêin: Chiếm 6-8% thấp hơn so với lúa mỳ và các loại cây khác. Giống lúa có
hàm lượng Prootein cao nhất là 12,84% và thấp nhất là 5,25%. Cây giống lúa Việt
Nam có hàm lượng Protein chủ yếu khoảng 7-8%. Các giống lúa nếp có hàm lượng
protein nhiều hơn lúa tẻ.
- Lipít: Ở lúa lipit thuộc loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Ở gạo xay là
2,02%, ở gạo đã xát chỉ còn 0,52%.
- Vitamin: Trong lúa gạo cịn có một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6… Vitamin
B1 là 0,45mg /100 hạt (trong đó ở phơi 47%, vỏ cám 430,5%, hạt gạo 3,8%). Từ
những đặc điểm của cây lúa và giá trị của nó, lúa gạo được coi là nguồn thực phẩm,
16


dược phẩm có giá trị và được tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi là “Hạt gạo là hạt của sự
sống.”
Với giá trị dinh dưỡng của hạt kết hợp với việc chọn tạo giống có năng suất cao,
phẩm chất tốt thì lúa gạo ngồi việc sử dụng hàm lượng lương thực là chủ yếu thì các
sản phấm phụ của lúa còn sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác.
1.1.2.3 Giá trị kinh tế của cây lúa

Trong tất cả các loại cây như: lúa, ngô, sắn, lúa mỳ, khoai tây. Lúa gạo và lúa mỳ là
hai loại lương thực cơ bản nhất dành cho con người. Nếu như người phương Tây
lương thực chính của họ là lúa mỳ thì đối với người phương Đông lúa gạo là thứ
không thể thiếu.
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỷ
người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp
năng lượng chủ yếu cho con người, bình quân 180-200 kg/người/năm tại các nước
Châu Á, khoảng 100kg/người/năm tại các nước Châu Mỹ. Ở Việt Nam dân số trên 80
triệu người và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Từ đó
cho thấy rằng vai trò của lúa gạo là hết sức quan trọng. Đặc biệt các nước Châu Á, tỉ lệ
calo cung cấp từ lúa gạo chiếm 50-60%, bên cạnh đó các sản phẩm phụ của cây lúa
cũng được sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, axeton, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
Cám: dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp, sản xuất vitamin B1 để chữa bệnh tê phù,
chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
Trấu: dùng để sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật
liệu độn cho phân chuồng hoặc làm chất đốt.
Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản xuất giày, cát tông xây dựng, đồ da dụng
hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm...
Vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây
lúa đều được sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ rễ của lúa còn nằm
trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi
sinh vật phân giải thành nguồn sinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau.

17


Ngồi ra, cây lúa cịn đóng một vai trị quan trọng trong quá trình xuất khẩu. Sản
xuất và xuất khẩu lúa gạo đã và đang góp phần vào thắng lợi của q trình CNH-HĐH
ở các nước. Trong đó Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, đưa đất nước từ chỗ

thiếu lương thực, không đảm bảo lương thực cho nhu cầu trong nước trở thành một
nước xuất khẩu gạo từ 3-4 tấn gạo/năm đứng thứ hai trên thế giới về các nước xuất
khẩu gạo.
1.1.2.4 Một số đặc điểm của cây lúa

 Đặc điểm sinh học
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
lúa, từ điều kiện tự nhiên, tình hình canh tác, phân bón đất đai, mùa vụ gieo trồng,
giống và thời gian sinh trưởng của từng giống lúa. Quá trình sinh trưởng của cây lúa
có thể chia ra làm hai thời kỳ: sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
▪ Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Ở thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành và
phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh…
▪ Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: là thời kỳ phân hóa, hình thành cơ quan sinh
sản bắt đầu từ khi làm đồng đến khi thu hoạch. Bao gồm các q trình làm địng, trổ
bơng, hình thành hạt. Q trình làm đốt tuy là sinh trưởng sinh dưỡng nhưng lại tiến
hành song song với q trình phân hóa địng nên nó cũng nằm trong q trình sinh
thực. Thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông, tỷ lệ hạt chắc
và trọng lượng hạt lúa.
+ Quá trình nảy mầm: Hạt hút nước, độ ẩm trong hạt tăng, hoạt động các men hô
hấp và phân giải rõ rệt, một loạt các phản ứng sinh hóa xảy ra, phôi được cung cấp
glucoza, axitamin, các tế bào phân chia, lớn lên trục phơi phình to, đẩy mầm khi nảy
mầm, đầu tiên xuất hiện lá bao hình vảy, khơng có diệp lục. Đồng thời trong q trình
nảy mầm, từ phôi xuất hiện rễ phôi. Rễ này dài, sau này phát triển thành các lông tơ
giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu.

+ Quá trình phát triển của bộ rễ: Sau khi nảy mầm rễ lúa phát triển từ phôi là rễ
mộng, rễ này chủ yếu có một cái. Rễ mộng xuất hiện rồi dài ra, có thể hình thành lông
rễ, rễ mộng hoạt động trong một thời gian ngắn rồi chết đi và được thay thế bằng các
lớp rễ phụ được hình thành từ mặt các đốt gốc của cây. Những mắc đầu chỉ ra được
18



trên dưới năm rễ, những mắc sau có thể đạt tới 3-20 rễ. Tập hợp các lớp sẽ tạo thành rễ
chùm.
+ Quá trình phát triển lá: lá được hình thành từ các mầm lá ở mắc thân, khi hạt
nảy mầm, hình thành các lá đầu tiên là lá bao mầm, lá khơng hồn tồn rồi đến lá thật
1, 2 và 3. Các lá phát triển liên tục từ ba lá đầu này, cây lúa đã tự ni dưỡng hồn
tồn sống độc lập, lá quang hợp, rễ hút dinh dưỡng. Thông thường trên cây lúa có
khoảng 5-6 lá cùng hoạt động, lá già tàn rụi dần để các lá non mới lại tiếp tục.
+ Quá trình đẻ nhánh: lúa sau khi bén rễ hồi xanh thì làm đốt, làm địng. Nhánh
lúa hình thành từ các mầm nách ở gốc thân. Quá trình hình thành một nhánh qua bốn
giai đoạn: phân hóa nhánh, hình thành nhánh, nhánh dài trong bọc lá và nhánh xuất
hiện. Trong quá trình hình thành nhánh đầu tiên xuất hiện một lá bao hình ống dẹt, rồi
xuất hiện các lá của nhánh, nhánh phát triển 3-4 lá có thể tách ra khỏi cây mẹ và sống
tự lập.
+ Quá trình làm địng: ở thời kỳ này thân lúa chính thức mới được hình thành, số
lóng kéo dài và chiều dài các lóng quyết định chiều cao của cây. Quá trình làm địng là
q trình phân hóa và hình thành các cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình hình thành năng suất lúa.
+ Quá trình trổ bơng, nở hoa, thụ phấn: sau khi hồn thành q trình làm địng thì
cây lúa trổ ra ngồi do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng. Khi cây lúa thốt ra
khỏi bẹ lá là q trình trổ xong. Khi hoa nở phơi màu đồng thời với áp lực của vòi nhị
làm cho vỏ trấu nở ra, hạt phấn rơi vào đầu nhụy, đó là q trình thụ phấn. Sau quá
trình thụ phấn là quá trình thụ tinh và hình thành hạt. Trong điều kiện bình thường hạt
phấn rơi xuống đầu nhụy, sau 15 phút ống phấn bắt đầu dài ra, các chất trong hạt bắt
đầu dồn về ống phấn. Sau thụ tinh là q trình phát triển phơi và phơi nhũ.
+ Q trình chín hạt: có thể được chia ra làm ba thời kỳ: chín sữa, chín sáp và
chín hồn tồn.
▪ Chín sữa: sau phơi màu 6-7 ngày các chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng
như sữa, hình dạng hạt hồn thành có màu xanh, trọng lượng hạt tăng nhanh ở thời

kỳ này.

19


▪ Chín sáp: ở thời kỳ này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng và màu
xanh dần chuyển sang màu vàng.
▪ Chín hồn tồn: thời kỳ này hạt chắc cứng, màu vàng lúa nhạt và trọng lượng
hạt đạt tối đa.
Q trình lúa chín kéo dài 30-40 ngày tùy theo giống, thời vụ. Đây là quá trình
quyết định năng suất lúa.

 Đặc điểm sinh thái
Ngoài sự tác động của con người thì khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng nhất
của điều kiện sinh thái, nó có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lúa.
+ Về nhiệt độ: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều
về nhiệt độ trong vụ gieo trồng. Nếu thời tiết thuận lợi, nhiệt độ trung bình cao cây lúa
đạt được tổng nhiệt cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm hơn tức là rút ngắn thời gian sinh
trưởng và ngược lại. Để cho cây lúa phát triển tốt thì cần nhiệt độ khác nhau của các
thời kỳ sinh trưởng.
▪ Thời kỳ nảy mầm: Nhiệt dộ thích hợp cho cây lúa nảy mầm là 30-35ºC. Nhiệt
độ giới hạn thấp nhất là 10-13ºC và quá cao là trên 40ºC khơng có lợi cho q trình
nảy mầm của lúa.
▪ Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: ở thời kỳ này cây lúa đã bén rễ, hồi xanh. Nhiệt
độ thích hợp là 25-32ºC. Nhiệt độ dưới 16ºC quá trình bén rễ, đẻ nhánh, làm địng
khơng thuận lợi.
▪ Thời kỳ trổ bơng, làm hạt: Thời kỳ này cây lúa rất nhạy cảm trước sự thay đổi
của nhiệt độ. Trong quá trình nở hoa, phơi màu, thụ tinh đòi hỏi nhiệt độ phải ổn
định. Nếu gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều khơng có lợi.

+ Nước: Là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa là điều kiện để thực hiện quá
trình sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh của cây lúa. Nhu cầu nước của cây
lúa qua các thời kỳ sinh trưởng là khác nhau.
▪ Thời kỳ nẩy mầm: Hạt giống được bảo quản dưới độ ẩm 13%, khi ngâm hạt, hạt
hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nẩy mầm tốt khi độ ẩm của hạt đạt 25-28%.

20


▪ Thời kỳ cây con: Trong điều kiện gieo thẳng cây lúa ở giai đoạn cây con không cần
nước nhiều, ta chủ động giữ đủ ẩm và cho nước vào ruộng từ từ khi cây được 2-4 lá.
▪ Thời kỳ đẻ nhánh: Ở giai đoạn này chủ động tháo nước sát gốc lúa. Để tạo điều
kiện cho cây lúa đẻ nhánh, sau khi cây đẻ nhánh hữu hiệu làm đòng trổ bông ta cần
cho nước vào đầy đủ tránh bị khơ nước làm ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng của
cây lúa. Để lúa sinh trưởng thuận lợi, đạt năng suất cao cần cung cấp nước đầy đủ.
1.1.2.5 Kĩ thuật trồng lúa
Lúa là loại cây lương thực được canh tác lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên, trong những
năm trở lại đây do quá trình thâm canh tăng vụ, sự lạm dụng nhiều phân hóa học,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng... đã phát sinh nhiều đối tượng sâu
bệnh gây hại, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Vì vậy vấn đề mà đang quan tâm là
cần nắm được kĩ thuật trồng lúa để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Có hai phương thức canh tác lúa chủ yếu ở nước ta hiện nay, đó là: lúa cấy và lúa gieo
thẳng. Kĩ thuật trồng lúa được tiến hành theo những trình tự sau:

 Kĩ thuật chọn giống:
Việc chọn giống tốt là cơ sở quan trọng để làm ổn định năng suất. Do vậy chúng ta
nên chọn giống thích hợp cho từng mùa vụ và giống cần đạt ít nhất các tiêu chuẩn
sau:
Giống có độ thuần cao, có hạt thuần nhất
Giống phải sạch bệnh

Giống phải sạch hạt cỏ dại và lúa cỏ
Giống có tỷ lệ nảy mầm trên 90%

 Kĩ thuật làm đất
Vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại và tàn dư sâu bệnh trên ruộng. Nhất là trọng vụ Hè
Thu nên đốt đồng, cày bừa phơi đất cũng là biện pháp kỹ thuật giúp lúa phát triển tốt
và đồng thời tránh ngộ độc hữu cơ cho cây lúa ở giai đoạn sau, góp phần làm ổn định
năng suất.
San mặt đất bằng phẳng, đánh đường nước kĩ, tạo điều kiện cho hạt giống mọc tốt
ngay từ đầu, thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ, khống chế cỏ bằng nước và áp
dụng kỹ thuật rút nước ở giai đoạn lúa 30 ngày.
21


Đất chủ động được nước để tiện lợi cho việc đưa nước vào ruộng, bón phân đúng
giai đoạn cần thiết của cây lúa.
Làm luống rộng 1.2-1.4 m, rãnh sâu 20cm, rộng 20-25cm, mặt lấp bằng phẳng,
không đọng nước.

 Kĩ thuật gieo trồng:
Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đem ngâm. Trong vụ Hè Thu ngâm 2436 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai. Trong vụ Đông Xuân ngâm 4872 giờ đối với lúa thuần và 24-36 giờ đối với lúa lai. Ngâm đến khi hạt lúa có phơi
mầm màu trắng là được.
Mật độ gieo: 50-60 gam giống m2 (5-6 kg/sào)
Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy các giống lúa lai: 70-90kg (3.5-4.5kg/sào)
Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy các giống lúa thuần:
Vụ Hè Thu: 90-100kg
Vụ Đông Xuân: 110-120kg
Mật độ cấy:
+ Đối với lúa thuần:
Vụ Hè Thu cấy 45-50 khóm/m2, 3-4 cây /khóm

Vụ Đơng Xn cấy 45-50 khóm/m2, 3-4 cây /khóm
+ Đối với lúa lai:
Vụ Hè Thu cấy 45-46 khóm/m2, 1-2 cây/khóm
Vụ Đơng Xn cấy 40-42 khóm/m2, 1-2 cây/khóm

 Kĩ thuật cấy:
Lúa lai nói riêng, các giống lúa ngắn ngày nói chung khơng nên nhổ cấy. Biện pháp
tơt nhất là xúc đặt, đảm bảo cây mạ không bị tổn thương. Nên cấy thẳng hàng, cấy
theo băng rộng 1,2-1,4m, hướng băng cấy vng góc với phương mặt trời mọc và
lặn.

 Kĩ thuật chăm sóc và phân bón:
Kĩ thuật chăm sóc, phân bón quyết định đến sự thành bại của đồng ruộng. Bón phân
thế nào cho phù hợp cũng khơng phải là điều dễ dàng và chúng ta cần nắm được tác
dụng của từng loại phân trong khâu quản lí và chăm sóc.
22


Sau khi gieo cấy phải giữ nước cho ngập mặt ruộng để lúa có điều kiện sinh trưởng
tốt. Thường xuyên giữ nước ở mức 3-5 khi lúa chuẩn bị phân hóa đồng có thể tháo
kiệt nước. Ln giữ nước ở mức 5-10 ở thời kì làm địng. Lúa có địng già rút nước
lần hai, song chỉ để 1-2 ngày rồi tưới lại ngay. Khi chín sữa thì tháo cạn và chỉ giữ đủ
ẩm.
Thường xuyên theo dõi và kiểm tra quá trình phát triển của cây lúa, bón phân để cây
lúa phát triển khỏe mạnh, ra lá nhanh và đẻ nhánh sớm.
Nếu phát hiện sớm sâu bệnh hại thì tiến hành phun thuốc ngay.
Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau cây trồng có nhu cầu về
điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Do đó chúng ta cần nắm vững đặc điểm sinh vật
học, sinh thái học trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng để từ
đó đưa ra các biện pháp chăm sóc sao cho hợp lí nhất.

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
Hoạt động sản xuất nơng nghiệp nói chung cũng như q trình sản xuất lúa nói
riêng có nhiều sự khác biệt so với các nghành sản xuất khác. Quá trình sản xuất lúa
được tiến hành trên một phạm vi không gian rộng lớn và trong một khoảng thời gian
dài. Vì vậy, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Những yếu tố này có thể tác động
đồng thời nhưng ở mức độ khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào kết
quả và hiệu quả sản xuất lúa. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến cây lúa thành các
nhóm sau:
1.1.3.1 Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên
 Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản
xuất lúa nói riêng. Đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây để cây thực hiện những q
trình biến đổi sinh hóa, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Trong quá trình thâm canh
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đất, nếu canh tác phù hợp với tính chất của
đất thì khơng những đạt được cả năng suất cao mà cịn nâng cao được độ phì nhiêu của
đất. Ngược lại, nếu thâm canh sản xuất không hợp lý sẽ làm đất nhanh chóng bị bạc
màu, cho năng suất thu hoạch thấp. Vì vậy, tùy theo tính chất đất ở từng vùng mà nơng
dân có biện pháp canh tác hợp lý.
23


 Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động thâm canh sản xuất lúa trên hai phương diện vừa
ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng vừa ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Cường
độ ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho
lúa quang hợp từ 250-400 calo/cm²/ngày. Ngoài ra số giờ chiếu sáng cịn ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng, làm địng, chín sớm hay muộn của lúa.
 Nhiệt độ
Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm của hạt, sự ngoi lên khỏi mặt đất của
cây non. Với mỗi mức nhiệt độ khác nhau lúa có tốc độ sinh trưởng khác nhau.

Trong một giới hạn cho phép, nhiệt độ càng cao thì tốc độ sinh trưởng, phát triển của
lúa càng nhanh. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ thấp hơn 13ºC thì lúa ngừng sinh trưởng,
nếu nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày thì lúa có thể chết. Nhiệt độ lúa sinh trưởng tốt
nhất là 13-40ºC.
 Lượng mưa
Các giống lúa được sử dụng hiện nay có khả năng chịu hạn kém, vì vậy nước là nhân
tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Lượng nước
mưa và nước do thủy lợi cung cấp là hai nguồn nước cung cấp chủ yếu cho cây lúa.
Trong mùa mưa lượng mưa cần thiết trung bình cho cây từ 6-7 mm/ngày cịn mùa
khơ lượng mưa trung bình từ 8-9 mm/ngày mới đáp ứng đủ nhu cầu cho cây. Một
tháng cây lúa cần khoảng 200 mm nước, sự thiếu hay thừa nước đều ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
1.1.3.2 Các yếu tố kĩ thuật
Muốn nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng thì cần thực hiện
đúng các quy trình kĩ thuật và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản
xuất. Vì vậy các biện pháp kĩ thuật cũng đóng vai trò quan trọng và cần thiết để nâng
cao năng suất và chất lượng cây trồng. Tùy theo tính chất của từng loại đất, từng loại
cây trồng mà áp dụng các biện pháp kĩ thuật cho phù hợp như: kĩ thuật gieo trồng,
chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch.

24


1.1.3.3 Các yếu tố thuộc điều kiện kinh tế-xã hội
 Điều kiện thị trường và giá cả tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường được xem là cầu nối giữa người bán và người mua. Việc xác định thị
trường cho nghành sản xuất lúa có tác dụng quan trọng nhằm xác định đúng phương
hướng, mục tiêu của nghành, từ đó xây dựng các vùng sản xuất tập trung đáp ứng nhu
cầu của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, người nông dân khơng chỉ sản xuất nhằm
phục vụ mục đích của mình mà họ cịn bán ra thị trường sản phẩm của mình. Bởi vậy

họ cũng mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất. Chính vì thế giá cả của các yếu
tố đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra trên thị trường có quyết định rất lớn tới quyết
định sản xuất của người nông dân. Trên cơ sở giá cả và nhiều yếu tố khác người nông
dân sẽ quyết định sản xuất loại cây gì, với quy mô và mức độ đầu tư cho sản xuất như
thế nào nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
 Tập quán canh tác:
Tập quán canh tác yếu tố không nhỏ đến năng suất và sản lượng cây trồng. Nếu
tập quán canh tác lạc hậu sẽ hạn chế việc tái sản xuất đầu tư mở rộng, hạn chế mức
đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất.
Từ đó dẫn đến năng suất cây trồng thấp, quá trình sản xuất kém hiệu quả. Nếu tập
quán canh tác tiến bộ thì trình độ thâm canh cao hơn, đây là cơ sở để đưa khoa học kĩ
thuật mới vào sản xuất. Vì vậy đổi mới tập quán canh tác, tăng cường công tác khuyến
nông, giúp người nông dân thấy rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng tiến bộ khoa
học kĩ thuật vào trong sản xuất là điều rất cần thiết.
 Cơ chế chính sách của nhà nước:
Các chính sách của nhà nước tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất lúa.
Từ những năm thập niên 90 của thế kỷ XX, Đảng và nhà nước ta đã tập trung chỉ đạo
ban hành nhiều văn bản pháp lí nhằm hổ trợ, giúp đỡ nơng dân trong sản xuất nơng
nghiệp nói chung cũng như trong sản xuất lúa nói riêng. Những chính sách này đã có
tác dụng tích cực, kịp thời đối với việc sản xuất lúa như chính sách đất đai, chính sách
đổi mới hợp tác xã nơng nghiệp, chính sách đầu tư tín dụng, chính sách khuyến nơng.

25


×