Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

HIỆU QUẢ KINH tế TRỒNG RỪNG sản XUẤT tại xã thủy bằng – thị xã hương thủy – tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.71 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

∗∗∗∗∗

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
CỦA XÃ THỦY BẰNG - THỊ XÃ HƯƠNG THỦY –
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TRẦN PHONG

KHÓA HỌC: 2012 - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của các thầy cô giáo, các chú, các bác trong ban lãnh đạo xã Thủy Bằng , thị xã
Hương Thủy cùng toàn thể bà con nông dân. Qua đây, tôi xin phép bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc đến:
PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn tất chuyên đề tốt nghiệp.
Các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt
bốn năm học, trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để có thể hoàn thiện khóa
luận tốt nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai.
Xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, đặc biệt là các chú, các bác trong Ban lãnh
đạo xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học hỏi kinh nghiệm thực tế và các hộ gia
đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi tiến hành điều tra thu thập số liệu để nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã chia
sẻ, động viên tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.


Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung đề tài này
không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong quý thầy cô và bạn bè giúp đỡ, góp ý để
đề tài này được hoàn chỉnh hơn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiên:
TRẦN PHONG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

HQKT: Hiệu quả kinh tế
TE: Technical Efficiency (hiệu quả kỹ thuật)
AE: Allocative Efficiency (hiệu quả phân phối)
EE: Economic Efficiency (hiệu quả kinh tế)
GO: Gross Output(Giá trị sản xuất)
LĐ: Lao động
NN: Nông nghiệp
BQ: Bình quân
LN: Lợi nhuận
TLSX: Tư liệu sản xuất
ĐVT: Đơn vị tính
HTX: Hợp tác xã
TLSX: Tư liệu sản xuất
VA: Giá trị gia tăng
MI: Thu nhập Hỗn Hợp
IC: Chi phí trung gian
HA: hecta
TRSX: Trồng rừng sản xuất
Trđ: Triệu đồng
NPK: Nitơ phốtpho kali

NPV: Giá trị hiện tại ròng
IRR: tỷ suất hoàn vốn nội bộ


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 sào = 500m2
1Ha = 10000m2
1 công lao động = 200000 đồng
1 cây giống = 1100 đồng
1kg NPK = 10000 đồng


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, nắm được tình hình hoạt động và đánh giá hiệu
quả kinh tế của hoạt động trồng rừng sản xuất xã Thủy Bằng, thị Xã Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Tìm hiểu tình hình thị trường tiêu thụ gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ đó đề xuất định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động
trồng rừng sản xuất tại địa phương trong thời gian tới.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:
Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ các báo cáo qua các
năm, từ niên giám thống kê của xã thủy bằng, tham khảo từ sách, báo, mạng Internet,


Số liệu sơ cấp: khảo sát và phỏng vấn thực tế các hộ nông dân ở xã Thủy Bằng.
Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp điều tra, thu thập số liệu



Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu



Phương pháp phân tích định lượng



Phương pháp chuyên khảo

Kết quả đạt được:
Thấy được tình hình hoạt động trồng rừng trên địa bàn xã Thủy Bằng, thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là hoạt động trồng rừng sản xuất trong thời
gian qua đã nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.
Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng sản xuất tương đối cao. Hoạt động
trồng rừng sản xuất trên địa bàn xã đã tạo ra những tác động tích cực về mặt xã hội và
môi trường.
Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trồng rừng sản
xuất thuộc dự án phát triển ngành lâm nghiệp.



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu lâm sản gỗ cho sản xuất và tiêu
dùng ngày một tăng lên.Tình trạng khai thác gỗ rừng tự nhiên (RTN) quá mức là nguyên
nhân chủ yếu làm giảm độ che phủ của rừng gây xói mòn rữa trôi đất. Trong những năm
gần đây, diễn biến khí hậu toàn cầu thay đổi theo chiều hướng bất lợi, tình trạng hạn
hán, bão lụt và sạt lở đất xảy ra thường xuyên ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của nhân dân, có nguy cơ đe dọa
sự sống của trái đất. Đứng trước nguy cơ suy thoái về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
như hiện nay, việc khuyến khích trồng rừng, chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng được
xem là một giải pháp hữu hiệu làm giảm áp lực về lâm sản gỗ lên RTN phục vụ nhu cầu
phát triển.Vì vậy, việc phát triển trồng rừng sản xuất (TRSX) là một yêu cầu tất yếu
khách quan của sự vận động và phát triển kinh tế mang tính xã hội hóa cao.
Rừng tự nhiên hiện nay đã bị suy thoái nghiêm trọng, vì vậy việc cung cấp gỗ và
bảo vệ môi sinh rất bị hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu về gỗ, nhiều nước trên thế giới
đang nhanh chóng phát triển trồng rừng cả về diện tích cũng như số lượng chủng loại
cây trồng. Xác định tầm quan trọng của việc TRSX, trong những năm qua Đảng và
Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích
phát triển. Sản lượng và chất lượng gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp dăm giấy, chế
biến mộc, mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng tăng đưa lại nguồn thu
ngoại tệ lớn, góp phần thúc đẩy phát triển. Ngành lâm nghiệp Việt nam, những năm
gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật thành công đưa
năng suất rừng trồng tăng 8-10 m3/ha năm lên 15-20m3/ha năm, đặc biệt có nơi (vùng
Đông Nam Bộ) đạt 30-35m3/ ha/năm.
Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế đã
tạo ra các thế mạnh cũng như các thách thức cho phát triển lâm nghiệp của tỉnh. Sự đa
dạng về địa hình, đất đai, đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, hệ thống sông suối
dày đặc, qui mô dân số ngày càng lớn, các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng (nhất là ở


SVTH: Trần Phong

8


nông thôn) tăng mạnh, chính sách hỗ trợ, định hướng phát triển… Tính đến tháng
7/2015, khai thác gỗ ước đạt 41.243 m3, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước, trong
đó toàn bộ là khai thác gỗ rừng trồng; sản lượng củi khai thác đạt 21.217 ste, tăng
18,9%. Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 190.300
m3, tăng 21,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó toàn bộ là gỗ khai thác từ rừng trồng;
sản lượng củi khai thác 122.455 ste, tăng 18,2%; trồng rừng tập trung đạt 839 ha, trong
đó toàn bộ là rừng sản xuất trồng mới, tăng 3,1%.
Xã Thủy Bằng là một xã vùng đồi núi thuộc thị xã Hương Thuỷ. Phần lớn diện
tích đất đồi sỏi, đá bạc màu nên chỉ thích hợp cho trồng rừng. Cây cho hiệu quả kinh tế
cao đó là cây keo. Diện tích tự nhiên là 2277,93 ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp là
1053,41 ha chiếm 46,24%. Cây keo đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ
nông dân trồng keo. Keo là loại cây lâm nghiệp dài ngày, mọc nhanh, mang lại giá trị
kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất tốt. Dân số và lao động trên địa bàn chủ yếu hoạt
động trong ngành nông nghiệp. Thời gian qua, việc TRSX ở Xã Thủy Bằng đã góp
phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết đó là: Việc giao đất khoán rừng
chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp chưa cao; chất lượng, hiệu quả
trồng rừng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng; cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất còn khó khăn; trình độ lao động thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu,
việc tiếp cận thị trường sản phẩm bị hạn chế, nhận thức của người dân còn thấp, chưa
thấy hết được giá trị kinh tế từ phát triển đồi rừng mang lại, chưa coi trọng hiệu quả,
giá trị của việc trồng rừng nên tỷ lệ cây trồng sống không cao, phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên, chưa dám đầu tư nhiều cho việc phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế
trang trại. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, triển khai các cơ chế

chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng tại một số cơ sở còn yếu... Cơ sở phục vụ cho
sản xuất Lâm nghiệp còn nhiều khó khăn. Đây cũng là vấn đề bức xúc đang đặt ra hiện
nay dẫn đến thu nhập của người trồng rừng thấp. Từ thực tế trên, nghiên cứu hiệu quả

SVTH: Trần Phong

9


trồng rừng keo, đề xuất với các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả là một nhu cầu cấp
bách của sản xuất, nhằm giảm sức ép về lâm sản lên rừng tự nhiên.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT tại xã Thủy Bằng – thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa
Thiên Huế” để làm đề tài tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động
trồng rừng.

2.2. Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế đối với sản
xuất lâm nghiệp nói chung và rừng trồng nói riêng.
• Đánh giá thực trạng việc trồng rừng sản xuất của xã Thủy Bằng – thị xã Hương
Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2015.
• Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng của xã Thủy Bằng cho
giai đoạn 2016 - 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất của các cá nhân, hộ
gia đình trên địa bàn xã Thủy Bằng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên
quan đến hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất; trọng tâm là nghiên cứu đánh giá hiệu
quả kinh tế trồng rừng sản xuất của các hộ gia đình trên địa bàn xã Thủy Bằng.
- Về không gian: xã Thủy Bằng, các hộ điều tra khảo sát của thôn Tân Ba, Vĩ Dạ.

SVTH: Trần Phong

10


- Về thời gian: các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng được thu thập trong
khoảng thời gian từ 2011- 2015. Các cơ chế, chính sách, định hướng và giải pháp đề
xuất đến năm 2020
+ Số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê của xã Thủy Bằng năm 2015, báo Cáo tình
hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, dự kiến kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội năm 2016. Thống kê kiểm kê đất đai năm 2015. Đề án xã Thủy
Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Số liệu sơ cấp: tiến hành điều tra 20 hộ gia đình ở thôn Tân Ba và Vĩ Dạ.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: Được tiến hành trực tiếp thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 20 hộ
trồng rừng trên địa bàn xã theo bảng hỏi điều tra đã được chuẩn bị trước.
- Số liệu thứ cấp: dựa vào nguồn số liệu của các báo cáo, niên giám thống kê xã,
huyện năm 2015 và các tạp chí liên quan, từ sách báo, internet…


4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế: Dựa vào số liệu để phân tích, so sánh, số tuyệt
đối, số tương đối, làm rõ các vấn đề, đưa ra nhận xét.
- Phương pháp hạch toán kinh tế: Dưạ vào số liệu thu thập được để tính toán các
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế như: giá trị sản xuất, tổng chi phí, thu nhập hỗn
hợp…

4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo những nghiên cứu của một số nhà khoa học, ý kiến của cán bộ huyện,
xã, các trưởng thôn, nông dân, những chủ thu mua gỗ rừng trồng, những người am
hiểu, có kinh nghiệm trên địa bàn.

SVTH: Trần Phong

11


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
1.1 Lý luận chung của hiệu quả kinh tế
1.1.1. khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và
mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong
những điều kiện nhất định. Một cách chung nhất, kết quả mà chủ thể nhận được theo
hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu càng
có lợi bấy nhiêu.
Hiệu quả được biểu hiện nhiều góc độ khác nhau, vì vậy hình thành nhiều khái
niệm khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả
trực tiếp, hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối.

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo quan điểm của các nhà
thống kê: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: hiệu quả kinh tế đạt được tối ưu khi đạt
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
* Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
* Hiệu quả phân phối (AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đồng chi phí đầu
vào hay nguồn lực.
* Hiệu quả kinh tế (EE) là một phạm trù trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả đạt cả
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và

SVTH: Trần Phong

12


giá trị điều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông
nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ thì mới chỉ là
điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.
EE = TE x AE
Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế phải đồng thời nâng cao hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ.
Nền kinh tế của mỗi nước được phát triển theo hai chiều: phát triển kinh tế theo
chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng thêm vốn, bổ sung lao động
và kĩ thuật, mở mang thêm nhiều nghành nghề, xây dựng nhiều xí nghiệp tạo ra nhiều
mặt hàng mới. Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh cách mạng khoa học và công
nghệ sản xuất, tiến nhanh lên hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa, nâng cao

cường độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao lao động xã hội và tiết kiệm lao động
xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả gắn với hai quy
luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết
kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi
phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây
hiệu theo nghĩa rộng bao gồm các chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm
cả chi phí cơ hội.
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng
và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Một mặt tận dụng và tiết
kiệm các nguồn lực hiện có. Mặt khác thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến
nhanh vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, nâng
cao đời sống vật chất cho người lao động.
1.1.2. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói
riêng việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kì sản xuất là rất quan trọng và không
thể thiếu.

SVTH: Trần Phong

13


Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét, đánh giá cả yếu tố đầu vào
lẫn đầu ra từ đó biết được mức độ sử dụng các nguồn lực đã đạt hiệu quả hay chưa,
biết được nguyên nhân làm hạn chế sản lượng đầu ra trên cơ sở đó đưa ra các biện
pháp khắc phục hợp lý. Đồng thời nó còn là căn cứ để xác định phương hướng đạt
tăng trưởng cao trong sản xuất. Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo
thành vì vậy chỉ có tác động đúng đối tượng, sử dụng đúng biện pháp thì sản xuất mới
đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao.

1.1.3. Các phương pháp và nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế
* Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa toàn bộ kết quả
thu được với toàn bộ chi phí bỏ ra.
H = Q/C
Trong đó:

H: Hiệu quả kinh tế
Q: Khối lượng sản phẩm thu được
C: Chi phí bỏ ra

Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét một
đơn vị nguồn lực sử dụng tạo ra bao nhiêu kết quả hoặc một đơn vị kết quả tốn bao
nhiêu đơn vị nguồn lực. Phương pháp này giúp chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy
mô khác nhau, giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh, giữa các ngành sản xuất và qua
các thời kì khác nhau.
* Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng
thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm chi phí bỏ ra.

H=
Trong đó:

SVTH: Trần Phong

∆Q

∆Q
∆C

: Khối lượng sản phẩm tăng thêm


14


∆C

:Chi phí tăng thêm

Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả một đồng chi phí đầu tư
tăng thêm mang lại, phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư chiều
sâu, đầu tư thâm canh, đầu tư tái sản xuất mở rộng.
∗ Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế
Nguyên tắc về mối quan hệ giữa các mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả: theo
nguyên tắc này tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu. Phân tích hiệu
quả của một phương án luôn dựa trên phân tích mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao
nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêu đề ra với chi phí thấp
nhất.
Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: Theo nguyên tắc này, một phương pháp
được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp trong đó các loại lợi ích;
Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả kinh tế của
phương án cần dựa trên hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được và không lượng
hóa được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng hiệu quả bằng phân tích định tính
khi phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác, chưa cho phép phản ánh
được mọi lợi ích cũng như mọi chi phi mà chủ thể quan tâm.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả được xác định tính
chính xác, tránh chủ quan tùy tiện.
Nguyên tắc về đơn giản và thực tế: Theo nguyên tắc này những phương án tính
toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở số liệu thông tin thực, đơn
giản và dễ hiểu. Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định các
yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra.
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế


SVTH: Trần Phong

15


- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là tổng giá trị sản phẩm mà hộ tạo ra trong một thời
kỳ nhất định thường là một năm.

GO = ΣQi x Pi

(i=1,n)

Trong đó:
- GO là giá trị sản xuất.
- Qi là sản lượng lâm sản khai thác loại i
- Pi là giá lâm sản loại i
- Chi phí trung gian (IC): Là bao gồm những khoản chi phí vật chất và dịch vụ
bằng tiền mặt mà hộ bỏ ra trong từng hoạt động sản xuất. Chi phí trung gian không
bao gồm công lao động, khấu hao tài sản cố định và chi phí tự có.
- Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ các khoản chi
phí trung gian.

VA=GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng trừ đi các khoản chi
phí lao động thuê ngoài và khấu hao tài sản cố định.
- GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trong năm sẽ
mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trong năm sẽ
mang lại bao nhiêu đồng gái trị gia tăng.

- MI/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian bỏ ra trong năm sẽ
mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
1.2. Rừng trồng và một số đặc điểm về rừng

SVTH: Trần Phong

16


1.2.1. khái niệm về lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập với nền kinh tế quốc dân. Có chất
năng xây dựng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản
và phát huy chức năng phòng hộ rừng.
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động sản xuất lâm nghiệp
1.2.2.1. Chu kỳ sản xuất lâm nghiệp tương đối dài, đối tượng sản xuất là những cơ
thể sống
Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng, rừng là một quần thể sinh vật rất phong phú
và phức tạp, đó là những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng phụ
thuộc vào đặc tính sinh học của chúng. Có những cây phát dục nhanh nên năng suất
sinh khối lớn, nhưng có cây phát dục và sinh trưởng chậm nên năng suất sinh khối
kém hơn. Tuy nhiên, dù cây rừng có khác nhau nhưng nhìn chung chu kỳ sinh trưởng
và phát triển của chúng tương đối dài từ hàng chục đến hàng trăm năm.
Với đặc điểm trên, sản xuất lâm nghiệp có mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn
chậm, việc bố trí các loại cây trồng phải phù hợp giữa các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của từng vùng với các đặc tính sinh học của từng loại cây rừng. Tuy nhiên, do
chu kỳ sản xuất của lâm nghiệp dài cho nên mức độ dao động về thời gian lớn hơn sản
xuất nông nghiệp. Vì vậy, người ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để thu hoạch
sản phẩm nhằm thu lợi nhuận cao.
1.2.2.2. Quá trình tái sản xuất kinh tế và tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với nhau,
trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên là chủ yếu và có tác dụng quyết định

Rừng có khả năng tái sinh và tăng trưởng. Đó là khả năng cây rừng tự thay thế
đời cây này bằng đời cây khác, rừng cây này bằng rừng cây khác. Đó cũng chính là
khả năng cây rừng tự lớn lên theo thời gian kể cả khi không cần tác động biện pháp kỹ
thuật của con người. Đây chính là quá trình tái sản xuất tự nhiên tạo tiền đề quyết định
cho tái sản xuất mở rộng kinh tế trong lâm nghiệp. Nếu chỉ chú ý đến quá trình sản
xuất tự nhiên mà không chú ý đến tái sản xuất kinh tế thì hiệu quả sẽ thấp, nhưng cứ

SVTH: Trần Phong

17


để tái sản xuất tự nhiên, sử dụng giống cũ thoái hóa năng suất sẽ thấp, không đáp ứng
được nhu cầu của con người. Tuy nhiên, ngược lại nếu chỉ chú ý đến tái sản xuất kinh
tế chọn cây trồng có năng suất cao, giống mới mà không quan tâm đến điều kiện đất
đai, khí hậu cũng như qui luật sinh trưởng và phát triển của cây con trong rừng thì có
thể đem lại năng suất thấp và thậm chí không cho sản phẩm.
1.2.2.3. Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ
Cây rừng có quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu, mỗi loại cây trồng có quy luật
sinh trưởng và phát triển riêng, chúng chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh riêng.
Những điều kiện này biểu hiện khác nhau theo từng vùng ở cùng thời điểm và trong
cùng một vùng ở những thời điểm và các điều kiện khác nhau. Mọi sự tác động kỹ thuật
vào cây trồng đều phải phù hợp với đặc điểm của cây và mối quan hệ của nó với môi
trường, khí hậu, đất đai. Cùng một loại cây trồng nhưng ở những vùng có điều kiện khí
hậu khác nhau thì có mùa vụ và thời vụ sản xuất khác nhau. Ngược lại, trong cùng một
vùng nào đó, một loại cây trồng chỉ có thời vụ và thời điểm sản xuất nhất định.
Ở mỗi loại cây trồng, có các giai đoạn sinh trưởng, phát triển cần có sự tác động
khác nhau của con người. Từ đây nảy sinh ra tình trạng trong chu kỳ sản xuất của cây
trồng, có những lúc đòi hỏi lao động căng thẳng và liên tục, có thời gian ít căng thẳng,
thậm chí không cần lao động tác động. Việc sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất

không đều trong chu kỳ sản xuất là một trong những biểu hiện của tính thời vụ.
1.2.2.4. Sản xuất lâm nghiệp vừa có tính chất nông nghiệp vừa có tính chất công
nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp giống sản xuất nông nghiệp ở chỗ: Đối tượng sản xuất cây
rừng, con rừng và cây con trong nông nghiệp đều là sinh vật, là những cơ thể sống có
quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu, đất đai, sinh trưởng và phát triển tuân theo
những quy luật nhất định.

SVTH: Trần Phong

18


Sản xuất lâm nghiệp mang tính chất công nghiệp thể hiện ở quá trình khai thác,
vận chuyển và chế biến lâm sản, đối tượng sản xuất của quá trình này không phải là
cây rừng còn sống mà là cây gỗ đã chặt hạ.
1.2.2.5. Sản xuất lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ giữa tái sinh rừng và khai
thác rừng
Tái sinh rừng là điều kiện để khai thác rừng, khai thác rừng là một trong các mục
đích của tái sinh rừng. Tuy nhiên, tái sinh rừng và khai thác rừng có sự ràng buộc lẫn
nhau hết sức chặt chẽ, chịu sự tác động của những yếu tố mâu thuẫn lẫn nhau như:
Khai thác rừng lớn do nhu cầu của các sản phẩm từ rừng của dân cư và nền kinh tế
ngày càng tăng, trong khi sự tăng trưởng tự nhiên của rừng phụ thuộc vào quy mô
rừng, điều kiện thời tiết, khí hậu và chủng loại cây rừng. Mức tăng trưởng của rừng
thường thấp hơn nhu cầu khai thác rừng, do chu kỳ tái sản xuất tài nguyên rừng rất
chậm và diễn ra trong thời gian dài.
Phương thức tái sinh rừng và nói chung là kỹ thuật trồng rừng phụ thuộc vào
phương thức khai thác. Nếu như áp dụng phương pháp khai thác chọn thì việc khai
thác gỗ có liên quan đến việc trồng rừng một cách chặt chẽ đến nỗi khó có thể xách
định được ở đâu là nơi kết thúc trồng rừng và ở đâu là nơi bắt đầu khai thác gỗ. Từ đây

đặt ra vấn đề, cần kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và tái sinh rừng nhằm tạo điều kiện
cho rừng luôn tồn tại và phát triển.
1.2.2.6. Sản xuất lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt
Quá trình sản xuất lâm nghiệp tạo ra rừng. Rừng đến tuổi thành thục công nghệ
có tác dụng cung cấp lâm sản cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Rừng đang
ở giai đoại sinh trưởng và phát triển như: Rừng non, rừng khép tán có tác dụng phòng
hộ, bảo vệ môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, chống gió bão, duy trì và điều
tiết nguồn nước chống xói mòn đất, giữ gìn và cải thiện lâm phần. Ngoài ra, có những
khu rừng được sử dụng những mục đích phi tài chính như: Nghiên cứu khoa học, cảnh
quan du lịch sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học…

SVTH: Trần Phong

19


1.2.2.7. Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng lớn, có kết cấu hạ tầng
thấp và nhân dân sống xen kẽ ở trong vùng
Theo quy hoạch, diện tích rừng và đất rừng do lâm nghiệp quản lý là 16 triệu ha,
trên diện tích này có khoảng 22 triệu người dân sinh sống thuộc 54 thành phần dân tộc
ở những trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội khác nhau. Đời sống của họ dựa
vào rừng là chủ yếu, họ vừa là nhân tố tác động tiêu cực đến rừng nhưng cũng là nhân
tố trung tâm cải tạo rừng nếu có chính sách thích hợp. Mặt khác, vì phân bố trên địa
bàn rộng lớn cho nên cơ sở sản xuất lâm nghiệp, trồng rừng, khai thác rừng ít cố định,
giao thông đi lại khó khăn. Lực lượng lao động sản xuất ngành lâm nghiệp không ổn
định và yên tâm làm nghề rừng, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý sản xuất
kinh doanh. Mặt khác, vì sản xuất lâm nghiệp thực hiện chủ yếu ở vùng trung du và
miền núi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống thấp, trình độ văn hóa, kỹ thuật
của người dân thấp đã gây ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ và phát triển
sản xuất.

1.2.2.8. Sản xuất lâm nghiệp Việt Nam trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có chế
độ gió mùa rõ rệt
Chế độ nắng mưa nhiệt đới ẩm vừa tạo nên quần thể sinh vật phong phú, vừa tạo
ra sức tăng trưởng nhanh của các loại cây rừng, tăng năng suất sinh khối do sử dụng
không gian nhiều tầng của rừng. Điều đó cho phép lựa chọn tập đoàn cây rừng trong
quá trình gây trồng và tái sinh rừng, tạo điều kiện rút ngắn chu kỳ sản xuất của lâm
nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về các sản phẩm từ rừng. Tuy
nhiên, do sự phong phú của tập đoàn cây rừng, đòi hỏi trong sản xuất lâm nghiệp phải
phù hợp với mục đích đa dạng của rừng, với các điều kiện khí hậu, đất đai cũng như
điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng.
Tuy nhiên, chế độ mưa nhiệt đới ẩm gió mùa gây nên những hậu quả nghiêm
trọng đối với hoạt động sản xuất lâm nghiệp như: Cháy rừng, hạn hán, lũ lụt, sâu
bệnh…
1.2.3. Vai trò của rừng

SVTH: Trần Phong

20


1.2.3.1. Vai trò cung cấp lâm sản
Lâm nghiệp là ngành sản suất vật chất tham gia vào tái sản xuất tổng hợp sản
phẩm xã hội. Hàng năm, một phần trong tổng sản phẩm do ngành lâm nghiệp sản xuất
ra dưới dạng hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế quốc dân và đời
sống xã hội. Các sản phẩm của ngành lâm nghiệp có thể là sản phẩm tiêu dùng cuối
cùng cũng có thể là yếu tố đầu vào cho các ngành sản xuất khác. Trong đó gỗ là sản
phẩm cung cấp cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông
vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay hầu như tất cả các ngành đều phải dùng đến
gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia công chế biến và nhiều tính năng ưu việt nên
được nhiều người ưa chuộng.

1.2.3.2. Tạo nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho người trồng rừng
Rừng cung cấp gỗ và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho Ngân sách Trung ương và địa
phương, góp phần vào quá trình tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là
nguồn thu nhập chính của chư dân sống ven rừng. Lâm nghiệp thực hiện chính sách
giao đất giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa phương, đã thu hút cư dân tham
gia vào các hoạt động trồng rừng, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác và chế
biến lâm sản, góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết
vấn đề bức xúc hiện nay của vùng trung du và miền núi.
Rừng là nguồn thu nhập quan trọng của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở
quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, tạo công ăn việc làm, góp
phần xóa đói giảm nghèo cho toàn xã hội.
1.2.3.3. Vai trò bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan văn hóa xã hội
Ngoài ra rừng trồng ảnh hưởng đến hình thái khí hậu của nhiều vùng địa lý riêng
biệt, giữ gìn cảnh quan tự nhiên và đất nông nghiệp, các cách rừng phòng hộ đang bảo
vệ đồng ruộng khỏi gió bảo và cho mùa màng ổn định. Rừng trồng là chướng ngại vật
cơ giới trên đường di chuyển của gió, rừng làm thay đổi vận tốc gió, hướng gió. Rừng

SVTH: Trần Phong

21


trồng có khả năng làm sạch không khí duy trì O2 và CO2. Rừng có khả năng chống
nhiểm bẩn môi trường vật lý gây ra do bụi và là nhà máy lọc bụi khổng lồ…
1.2.3.4. Lâm nghiệp có chức năng nghiên cứu khoa học
Đối tượng sản xuất lâm nghiệp là rừng. rừng luon chứa dựng nhiều vấn đề bí ẩn
cần phải bảo tồn và nghiên cứu, đặc biệt là tính đa dạng sinh học cuả rừng khong chỉ
có tgiá trị trước mắt mà còn có giá trị cho các thế hệ trong tương lai.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến rừng trồng

1.2.4.1. Điều kiện tự nhiên
- Đất đai:
Rừng trồng có thể phát triển nhiều loại khác nhau, chúng không yêu cầu về độ
phì nhiêu nhưng lại yêu cầu rất cao về tính lý hóa của các yếu tố trong đất. Về mặt hóa
tính của rừng có thể chịu được độ PH từ 5,6 - 9 nhưng thích hợp nhất là từ 5,6 - 6.
Trồng mặt đất xốp dài, chân đất nhẹ, thoáng, có khả năng rừng giữ nước tốt đồng thời
cũng dễ dàng thoát nước.
- Thời tiết khí hậu.
Rừng trồng ở đây chủ yếu là cây Keo có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên chế độ
nhiệt, chế độ mưa của rừng trồng phải lưu ý. Lượng mưa tối thiểu phải đạt là 100
mm/tháng, độ ẩm cần cho rừng trồng phát triển tốt vào khoảng 60 - 70%. Lượng mưa
mà cây trồng cần cho mỗi giai đoạn phát triển là khác nhau. Nếu vào lúc rừng mới
trồng cây còn nhỏ, mưa quá nhiều thì cây trong rừng bị thoái hóa rễ lớn chậm dẫn đến
chu kỳ khai thác của rừng dài.
1.2.4.2. Nhân tố đầu vào
Vốn: Là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện đầu tư vào sản xuất. Nó
biểu hiện quy mô, năng lực sản xuất kinh doanh và quyết định kết quả, hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Do đó việc huy động vốn đúng lúc, đúng thời điểm là điều rất quan

SVTH: Trần Phong

22


trọng. Ngoài ra sự chủ động về vốn khiến cho người trồng rừng không bị ép giá trong
mua bán và tiêu thụ gỗ từ rừng trồng. Do đó vốn là yếu tố quan trọng, đầu tiên của họ
trong việc lựa chon quy mô, phương thức sản xuất.
Lao động: Thể hiện ở trình độ, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm của hộ nông
dân. Lao động là yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh vì không có một
ngành nào mà không cần đến lao động. Trong lĩnh vực lâm nghiệp cũng vậy. Rừng

trồng thường là những cây dài ngày, có thời gian sinh trưởng và phát triển dài, việc
chăm sóc, thu hoạch mang tính thời vụ cao, đòi hỏi lượng lao động lớn. Vì thế việc
đáp ứng nhu cầu có ý nghĩa lớn trong việc trồng rừng.
Giống: Là nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất của rừng trồng. giống
phải có khả năng sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt, chống chịu sâu bệnh và khả
năng thích nghi cao.
1.2.4.3. Nhân tố đầu ra
Thị trường tiêu thụ: Là nơi gặp nhau của người bán và người mua. Xác định đúng
thị trường luôn là vấn đề quan tâm của các nhà kinh tế vì công tác khai thác thị trường
sẻ giải đáp các câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?
Đi kèm với yếu tố thị trường là yếu tố giá cả, đây là điều mà mọi người nông dân
thật sự quan tâm. Giá cả của các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra có ý nghĩa quyết
định đến hiệu quả của việc trồng rừng. Thực tế cho thấy giá cả của sản phẩm lâm
nghiệp thường bấp bênh và chịu tác động của thị trường thế giới. Trong khi đó giá cả
của các yếu tố đầu vào thường ổn định và tăng lên hàng năm. Ngoài ra người nông dân
thường thiếu thông tin về thị trường nên hay bị ép giá, điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến lợi ích của người trồng rừng.
1.2.4.4. Nhân tố kinh tế chính trị
Những chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến chính sách
lâm nghiệp. Mỗi chính sách tương ứng với từng thời kỳ và điều kiện kinh tế xã hội

SVTH: Trần Phong

23


nhất định. Vì thế các chính sách phải thường xuyên thay đổi để phù hợp với từng loại
cây trồng, từng vùng, từng thời điểm.
Ngoài ra các nhân tố nêu trên thì quá trình trồng rừng còn chịu nhiều ảnh hưởng
của sâu bệnh, các chất dinh dưỡng khoáng, tập quán canh tác của người dân…Vì thế

đối với người nông dân cần có ý thức học hỏi nâng cao kiến thức, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Về phía xã hội cần có nhiều chính sách phù hợp với
từng địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất cho hộ nông dân.

SVTH: Trần Phong

24


2.1. Thực trạng về phát triển rừng trồng ở Việt Nam.
2.1.1. Thành tựu sau gần 5 năm triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng giai đoạn 2011-2020
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân hàng năm tăng xấp xỉ
2,0 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, bình quân đạt 5,95%/năm, so với 3,1%/năm giai
đoạn 2006 – 2010. Giá trị xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng xấp xỉ
1,5 lần trong vòng 4 năm, từ 4,2 tỷ USD năm 2011 lên 6,54 tỷ USD năm 2014, ước đạt
khoảng 6,8-7,0 tỷ USD vào năm 2015;
Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi
phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần so với giai đoạn 2006-2010.
Công tác phát triển rừng tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh, mô hình sản xuất lâm
nghiệp được nhân rộng. Cả nước đã trồng được 1.088.700 ha rừng tập trung, bình quân
217.740 ha/năm, đạt 87% kế hoạch; khoanh nuôi tái sinh rừngbình quân 361.000
ha/năm, đạt 328% kế hoạch.
2.1.2. Khó khăn, thách thức
Tháng 8 năm 2015, Bộ nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) công bố: số
liệu hiện trạng rừng toàn quốc tính đến 31/12/2014 có 13.796.506 ha (bao gồm rừng tự
nhiên 10.100.186 ha và rừng trồng 3.696.320 ha).
Mục tiêu đề ra là đến năm 2015 độ che phủ rừng đạt 42% - 43%. Giai đoạn 20142015, tổng diện tích rừng cả nước bị mất là 773.000ha, cá biệt có vùng rừng rậm như
Tây Nguyên, diện tích rừng giảm khoảng 300.000ha. Do vậy, dù có trồng được thêm
hơn 408.000ha thì độ che phủ rừng cả nước vẫn không đạt mục tiêu (đến cuối năm

2014, độ che phủ rừng mới đạt 40,43%, trong đó, cây rừng - 39,02% và cây cao su 1,40%).
Kết quả phát triển rừng không đồng đều giữa các vùng; chất lượng rừng và tính
đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn còn suy giảm ở một số địa phương... Chưa
phát triển được mô hình sản xuất lâm nghiệp tập trung, chuyên nghiệp. Dù có nông
trường, doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp đạt được 30-40 triệu đồng/ha, thậm chí
hàng trăm triệu đồng/ha nhưng đó vẫn chỉ là các mô hình đơn lẻ; Nhìn chung, giá trị

SVTH: Trần Phong

25


×