Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

bai tap quan ly cong nghe quan lý công nghiệp dhbk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.74 KB, 8 trang )

Bài tập quản lí công nghệ

YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ
Tình trạng KHCN trong giáo dục – đào tạo

Yếu tố định lượng
- Các loại bằng, số lượng đã cấp
- Các loại chuyên ngành đào tạo ĐH /
SĐH
- Chuyên môn của cán bộ giảng dạy
- Tài liệu KHCN xuất bản chuyên
ngành
- Trợ cấp tài chính cho SVĐH

Yếu tố định tính
- Hiệu quả của hệ thống GD- ĐT
- Hiệu quả liên kết NC & SX
- Hiệu quả liên kết hợp tác với nước
ngoài

 Yếu tố định lượng
1. Các loại bằng và số lượng đã cấp

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Mục 1, điều 5 :
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm
a) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;
b) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp;
d) Bằng tốt nghiệp cao đẳng;


đ ) Bằng tốt nghiệp đại học;
e) Bằng thạc sĩ;
g) Bằng tiến sĩ;
Ngoài ra còn có các chứng chỉ nghề, hệ giáo dục thường xuyên, giáo dục từ xa,
hệ vừa học vừa làm, hệ chính quy hay liên thông.



Số lượng văn bằng :
Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), tính đến hết năm 2013
cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng
trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.


Thực trạng:

Trang 1


Bài tập quản lí công nghệ

Ngày 20/7, Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố bản tin cập nhật thị
trường lao động quý I/2015
Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên
gần 178.000 người; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên
hơn 100.000
2. Các loại chuyên nghành đào tạo ĐH/SĐH

Mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kỹ năng thực hành
nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ

nhân dân, có trình độ cao, đáo ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công
nghệ của Việt Nam
Bao gồm:
Kinh tế: Tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, kiểm toán,…
Kỷ thuật - công nghệ: điện, cơ điện tử, viển thông, cơ khí, tự động hóa, công
nghệ thông tin, xây dựng, ..
Quốc phòng: quân y, quân đội, công an, hải quân, không quân,…
Xã hội: Môi trường, y dược, xã hội học, địa chất, thủy văn, khí tượng…
Quản lý nhà nước: Luật, quản lý nhà nước…
Nghệ thuật: Báo chí, sân khấu điện ảnh, ca múa nhạc…
3. Chuyên môn của cán bộ giảng dạy

Các bài tập kiểm tra trên máy tính
Giảng dạy bằng máy chiếu, thể hiện bài học, các video liên quan đến môn học,
xử lí vấn đề cần giải quyết trong bài học.
Theo cấp độ từ thấp đến cao, mức độ sử dụng công nghệ của đội ngũ giáo viên
càng cao
Hoạt động giảng dạy nhờ sự trợ giúp của công nghệ ngày càng tăng giúp học
sinh sinh viên tiếp thu kiến thức nhanh chóng hơn cũng như giúp cho công tác giảng
dạy thuận tiện hơn rất nhiều.
Các loại máy móc công nghệ được sử dụng trong giảng dạy:
- Máy chiếu hắt (OHP)
- Đầu Video, VCD, DVD, TV
- Máy chiếu đa năng (Multimedia Projector)
- Máy chiếu vật thể (Video presenter)
Trang 2


Bài tập quản lí công nghệ


- Máy vi tính
- Mạng Internet
- Bảng thông minh (Interactive board)
- Các thiết bị kỹ thuật số như: Máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, điện thoại di
động, ổ đĩa lưu trữ USB.
4. Tài liệu KHCN xuất bản chuyên nghành:

Các loại sách về khoa học công nghệ ngày càng phổ biến và đa dạng giúp
người đọc có thể dễ dàng tiếp cận những thể loại sách cần tìm.
Hơn 124.000 bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong
nước, bao quát các chủ đề về kinh tế, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, môi
trường... được cập nhật hàng ngày.
NXB Khoa học tự nhiên & Công nghệ cho biết mỗi năm xuất bản hơn 100 đầu
sách các loại, chủ yếu về khoa học tự nhiên và công nghệ.
Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp
phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế. Và từ đó cho ra đời nhiều
cuốn sách mang tên các chương trình nghiên cứu đó như: công nghệ thông tin, công
nghệ vật liệu, công nghệ sinh học,...

5. Trợ cấp tài chính cho sinh viên đại học
• Có ba dạng hỗ trợ tài chính cho sinh viên:
(1) Cấp học bổng, hỗ trợ một khoản tài chính không phải hoàn trả. Đối tượng
được thụ hưởng là những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, không phụ thuộc
vào hoàn cảnh hay nhu cầu về tài chính. Ngoài ra, còn một số loại học bổng khác như
cho nhu cầu đặc biệt về bình đẳng giới; hoàn cảnh gia đình; loại ngành học, loại
trường đặc biệt.
(2) Trợ cấp, hỗ trợ một khoản tài chính cho nhóm đối tượng sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn.


Trang 3


Bài tập quản lí công nghệ

(3) Vay tín dụng, sinh viên được vay một khoản tiền với sự ưu đãi của nhà nước:
về lãi suất (thường thấp hơn lãi suất thương mại); về điều kiện vay (tín chấp); về điều
kiện trả gốc và lãi.
Ngoài 3 dạng hỗ trợ trên thì còn có hỗ trợ kinh phí cho những sinh viên tham gia
vào nghiên cứu khoa học.


Quy định cụ thể về mức hỗ trợ
(1) Học bổng khuyến khích toàn phần quy định bằng 120.000 đ/tháng đối với sinh
viên đại học và cao đẳng và 110.000 đồng/tháng đối với học sinh trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề.sinh viên đạt loại xuất sắc được hưởng gấp đôi mức học bổng
khuyến khích toàn phần.
- Miễn học phí đối với ngành sư phạm, giảm học phí các ngành tiếp xúc với hóa
chất độc hại, nhã nhạc cung đình ( 70%)
(2) 100.000đồng/tháng đến 140.000 đồng/tháng
(3) Mức cho vay hiện nay là 1 triệu đồng/tháng/sinh viên và 1 năm được vay 10
triệu đồng.Việc hoàn trả vốn quy định 12 tháng sau khi tốt nghiệp .
Kinh phí NCKH Hàng năm, Hiệu trưởng quyết định dành một khoản kinh phí
thích hợp để hỗ trợ hoạt động NCKH của sinh viên. Kinh phí này được trích từ quỹ
NCKH của trường và từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các hoạt động khoa học
và công nghệ. Trên cơ sở kinh phí NCKH sinh viên cấp cho các khoa, các khoa sẽ
xem xét cấp kinh phí cho các đề tài.



Những ưu điểm và hạn chế của trợ cấp tài chính cho sinh viên.
- Ưu điểm:
+ giảm bớt gánh nặng về tài chính cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
+ Khuyến khích học tập đối với những sinh viên có thành tích học tập tốt.
+ Tạo động lực cho sinh viên tham gia vào nhiều công trình nghiên cứ khoa học
- Hạn chế:
+ Mức hỗ trợ còn quá thấp đối với những sinh viên đi học tại các thành phố lớn
với chi phí sinh hoạt cao.
+ Thủ tục cho sinh viên vay vốn còn nhiều bất cập
+ So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất
lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong
dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả
nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.
 Yếu tố định tính

6. Hiệu quả của giáo dục
Thực trạng của giáo dục và đào tạo còn không ít hạn chế, bất cập. “Chất lượng
giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực
Trang 4


Bài tập quản lí công nghệ

trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã
hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất
lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học
lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề
đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo còn bất
cập

Nhưng khi nói sức ảnh hưởng của công nghệ vào trong giáo dục thì hệ thống
giáo dục đang chịu những tác động rất lớn bởi những tiến bộ về khoa học công nghệ,
đặc biệt công nghệ thông tin và truyền thông. Việc áp dụng các công nghệ vào trong
giảng dạy đã làm tăng hiệu quả đào tạo
Hiệu quả:
Giáo viên có cách dạy thu hút học sinh hơn qua những công cụ hỗ trợ bài
giảng.
Qua ứng dụng công nghệ trong giảng dạy người giáo viên có thể giúp người
học xây dựng và hình thành những hiểu biết mới, hiểu sâu hơn về thế giới xung
quanh. Thông qua khám phá tích cực, trải nghiệm một cách nghiêm túc và rút ra
những ý tưởng, kinh nghiệm mới qua mỗi lần thảo luận và suy ngẫm.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ bằng công nghệ sẽ tác động đến học sinh một cách
tích cực. Nó sẽ trở thành một phương tiện để khám phá tri thức hữu hiệu, giúp học
sinh tiếp cận với các thông tin nhanh chóng, chính xác thông qua các tài nguyên được
lưu trữ trên internet hay máy tính, các tài liệu chia sẻ hay webquest học tập. Ngoài ra
nó cũng sẽ trở thành một công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng kiến thức sáng tạo, giúp
biểu thị các ý tưởng, sự hiểu biết của học sinh, giúp học sinh tạo ra kiến thức có hệ
thống qua đó phát huy khả năng tư duy sáng tạo.
Ứng dụng công nghệ còn giúp cải tiến nội dung chương trình dạy và học, tránh
việc quá tải trong nội dung chương trình sách giáo khoa. Làm hạn chế việc thụ động
chỉ ghi và chép bài ở học sinh. Giúp học sinh tích cực trong việc tranh luận tìm hiểu
bài. Tạo ra sự năng động tích cực và hứng thú trong từng tiết giảng của giáo viên
7. Hiệu quả liên kết NC & SX
KHCN và GD chất lượng cao có vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia.Trong nền kinh tế tri thức, KHCN và GD cung cấp tri thức, nhân
lực và các yếu tố cạnh tranh cho nền kinh tế, vì vậy phát triển KHCN và GD không
Trang 5


Bài tập quản lí công nghệ


những được coi là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội mà đã trở thành xu hướng lựa
chọn tất yếu của nhiều quốc gia.
Nhưng hiệu quả liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất của khoa học và công
nghệ (KH&CN) Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục còn rất hạn chế; lực lượng làm
KH&CN được đào tạo nhiều nhưng không làm việc hiệu quả; các chính sách và cách
thức tổ chức hoạt động KH&CN còn nhiều bất cập.
Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN ở Việt Nam còn mờ nhạt: hoạt
động nghiên cứu KH&CN có chất lượng thấp và KH&CN chưa có những đóng góp
xứng đáng cho sự phát triển đất nước.
Chất lượng thấp này có thể thấy rõ qua các thước đo khách quan như số lượng
các công trình công bố trên các tập san khoa học quốc tế uy tín và số bằng phát minh
sáng chế. Trong 10 năm qua, số lượng công bố của các nhà khoa học Việt Nam chỉ
bằng 1/3 của Thái Lan và 2/5 của Malaysia. Hơn nữa, ở nhiều lĩnh vực, phần lớn
những nghiên cứu này là do hợp tác với nước ngoài, tức còn phụ thuộc vào “ngoại
lực” quá nhiều. Trong giai đoạn 2000-2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng kí
được 19 bằng phát minh, trong khi cùng thời gian này Malaysia có 901 bằng phát
minh. Thái Lan (310), Philippines (256) và Indonesia (85) cũng đều có số bằng phát
minh nhiều hơn Việt Nam nhiều lần.
Quá trình nhập khẩu công nghệ của các doanh nghiệp trong nước (doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh) diễn ra chậm và chưa gắn kết chặt chẽ
với việc giải mã, làm chủ, chế tạo cải tiến công nghệ nhập của đội ngũ và tổ chức
khoa học và công nghệ trong nước. Vì vậy, trình độ công nghệ chung của các lĩnh vực
sản xuất công nghiệp then chốt (công nghiệp nguồn, công nghiệp chế tạo, công nghiệp
công nghệ cao) còn thấp hoặc đang trong quá trình tiếp thu.
Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có trình độ công nghệ cao và trung bình còn
chiếm tỷ lệ thấp và nằm chủ yếu tại các doanh nghiệp nước ngoài. Việc nhập khẩu và
nghiên cứu công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu hình thành nền công nghiệp phụ
trợ, hình thành sự kết nối giữa mạng lưới sản xuất trong nước với quốc tế và nâng cao
giá trị gia tăng của các lĩnh vực, các ngành sản xuất nước ta trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.

Số người được đào tạo để hoạt động KH&CN tuy rất đông với nhiều bằng cấp,
nhưng phần lớn không thật sự hoạt động KH&CN, mà lay lắt hoặc “chân trong chân
ngoài” với danh nghĩa làm KH&CN.
Trang 6


Bài tập quản lí công nghệ

8. Hiệu quả liên kết hợp tác với nước ngoài
- Chưa có chiến lược hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, các chính sách
phát triển khoa học và công nghệ khả thi và phù hợp trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên trong một số
lĩnh vực khoa học - công nghệ then chốt, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của
Việt Nam.
- Đào tạo một lực lượng lao động giỏi cả về chuyên môn và ngoại ngữ, có khả năng
ứng dụng kịp thời kiến thức khoa học kỹ thuật vào hoạt động nghề nghiệp tại các cơ
quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước;
- Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu các vấn đề kinh tế - xó hội trong đời
sống quốc tế, được nhận văn bằng đạt chuẩn quốc tế;
- Giúp đội ngũ giảng viên tiếp cận với phương tiện, giáo trình và phương pháp
giảng dạy tiên tiến trong một số ngành được lựa;
• Một số giải pháp cụ thể:

- Mở rộng tổ chức đào tạo cấp bằng chung với một số trường đại học ngoài nước.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia sâu rộng và có hiệu quả Đề án đào tạo
tiến sĩ phối hợp đạt chuẩn quốc tế bằng ngân sách Nhà nước.Thông qua đó, các đơn vị
đào tạo đã tích cực tìm hiểu và nghiên cứu các giải pháp triển khai áp dụng các mô
hình liên kết đào tạo quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương
pháp và công nghệ dạy học. Tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức các khoá đào tạo đại học,

sau đại học liên kết với nước ngoài với chất lượng đạt chuẩn khu vực, quốc tế.
- Áp dụng cơ chế, thủ tục thuận tiện, tạo cơ hội và chuẩn bị tốt điều kiện gửi cán bộ
và sinh viên đi trao đổi khoa học, nghiên cứu, học tập ở nước ngoài.
 Kết luận

Nhìn chung khoa học và công nghệ phát triển còn chưa tương xứng, chưa đáp
ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chưa trở thành động
lực phát triển kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
của nước ta và chưa khắc phục được tình trạng tụt hậu so với các nước phát triển trong
khu vực. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đã có sự tăng nhanh về số lượng,
nhưng chất lượng còn thấp. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ
khoa học và trẻ hoá, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đứng trước
nhiều thách thức và bất cập chưa được giải quyết.
Trang 7


Bài tập quản lí công nghệ

Trang 8



×