Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN YÊM

Hà Nội – 2016




LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá
quản lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý”. Đây là một đề tài phức tạp và khó khăn trong cả việc thu
thập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất các giải pháp
cụ thể. Tuy vậy, trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận được rất sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới PGS.TS
Trần Yêm, người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận tình trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn; xin trân trọng cảm ơn cô giáo Hà
Thị Thu Huế đã có những góp ý quý báu cho tác giả hoàn thiện luận văn. Tác giả
xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường cùng toàn
thể các thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như
thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm những đồng nghiệp đã giúp đỡ tác
giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, người thân
đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tác giả tập trung nghiên
cứu và hoàn thành bản luận văn.
Do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn chưa
nhiều nên luận văn chắc chắn không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót. Tác
giả kính mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kết quả nghiên
cứu được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Đánh giá quản lý CTNH công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Yêm. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa
được công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả
chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào trước đây.
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

CQCP

Cơ quan cấp phép

CTNH


Chất thải nguy hại

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

CTRCNNH

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GPS

Hệ thống định vị vệ tinh

KCN

Khu công nghiệp

PCB

Polychlorinated biphenyl

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


QLCTNH

Quản lý chất thải nguy hại

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI ....................... 4
1.1. Một số quan niệm và khái niệm cơ bản ..................................................... 4
1.1.1. Khái niệm CTNH, CTNH của hoạt động công nghiệp ........................... 4
1.1.1.1. Khái niệm về CTNH ............................................................................ 4
1.1.1.2. CTNH của hoạt động công nghiệp....................................................... 6
1.1.2. Phân loại CTNH, CTNH của hoạt động công nghiệp............................. 6
1.1.2.1. Hệ thống phân loại chung .................................................................... 6
1.1.2.2. Phân loại theo luật định ........................................................................ 7
1.1.3. Tính chất và thành phần của CTNH công nghiệp ................................... 8
1.1.3.1. Tính chất của CTNH ............................................................................ 8
1.1.3.2. Thành phần của CTNH công nghiệp: ................................................ 10
1.1.4. Những ảnh hưởng/tác hại của CTNH công nghiệp............................... 11
1.1.4.1. Tác hại với môi trường....................................................................... 11
1.1.4.2. Tác hại đến sức khỏe con người......................................................... 12
1.1.5. Yêu cầu về an toàn trong QLCTNH ..................................................... 15
1.2. Tình hình quản lý CTNH của hoạt động công nghiệp trên thế giới và ở
Việt Nam ......................................................................................................... 17
1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 17
1.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 20
1.2.2.1. Tình hình QLCTNH của hoạt động công nghiệp .............................. 20
1.2.2.2. Một số Công nghệ xử lý chất thải phổ biến ở Việt Nam ................... 21
1.2.2.3. Các văn bản quy phạm pháp luật QLCTNH ở Việt Nam .................. 22
i


1.2.3. Tình hình QLCTNH công nghiệp tại tỉnh Bình Dương ........................ 24
CHƢƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP ..................... 25
2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 25
2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 - tháng 9 năm 2015 ........................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 29
3.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 29
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 29
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29
3.1.3. Tình hình Kinh tế - Xã hội .................................................................... 30
3.2. Tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn của tỉnh ........................... 31
3.2.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tập trung ............................. 31
3.2.2. Tình hình phát triển các cơ sở công nghiệp phân tán ........................... 32
3.3. Bối cảnh QLCTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ............. 33
3.3.1. Về thể chế chính sách............................................................................ 33
3.3.1.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý .................................................................. 33
3.3.1.2. Về chính sách quản lý ........................................................................ 35
3.3.2. Thu gom, vận chuyển CTNH ................................................................ 36
3.3.3. Thực trạng xử lý, tiêu hủy CTNH ......................................................... 39
3.3.4. Các công nghệ xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương ................. 41
3.3.4.1. Lò đốt tĩnh hai cấp.............................................................................. 41
3.3.4.2. Biện pháp xử lý bóng đèn huỳnh quang thải ..................................... 43
3.3.4.3. Biện pháp tái chế dầu ......................................................................... 43
3.3.4.4. Biện pháp xử lý hoá lý ....................................................................... 45
3.3.4.5. Biện pháp hóa rắn............................................................................... 46
3.3.4.6. Biện pháp xúc rửa vỏ bao bì cứng nhiễm thành phần nguy hại......... 47
3.3.4.7. Ngâm tẩy, xúc rửa kim loại/nhựa....................................................... 49
3.3.4.8. Phá dỡ thiết bị, linh kiện điện tử ........................................................ 50
3.3.4.9. Xử lý trong hầm lưu giữ CTNH ......................................................... 51
3.3.4.10. Xử lý acquy thải ............................................................................... 52
ii


3.3.5. Thông tin quản lý CTNH ...................................................................... 53
3.3.5.1. Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH .............................................. 53

3.3.5.2. Thông tin báo cáo của các chủ hành nghề QLCTNH ........................ 54
3.3.5.3. Thông tin báo cáo QLCTNH của chủ nguồn thải............................... 55
3.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát QLCTNH ............................................... 56
3.4. Đánh giá xử lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ......... 57
3.4.1. Tình hình xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương.......................... 57
3.4.2. Đánh giá hiệu quả xử lý CTNH ............................................................ 57
3.4.3. Quy hoạch xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương ..................... 58
3.5. Phân tích đánh giá những tồn tại, bất cập trong QLCTNH công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bình Dương .......................................................................... 61
3.5.1. Về thể chế chính sách............................................................................ 61
3.5.1.1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 .................................................... 61
3.5.1.2. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ
TN&MT quy định về QLCTNH ..................................................................... 62
3.5.2. Về tổ chức quản lý ................................................................................ 64
3.5.3. Về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt các vi phạm.......................... 65
3.6. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ................................................. 66
3.6.1. Nguyên nhân khách quan ...................................................................... 66
3.6.2. Nguyên nhân chủ quan .......................................................................... 67
3.7. Giải pháp nâng cao hiệuquả quản lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Dương ..................................................................................................... 68
3.7.1. Những giải pháp trọng tâm ................................................................... 69
3.7.2. Giải pháp sửa đổi chính sách, pháp luật................................................ 69
3.8. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLCTNH công nghiệp .............................. 72
3.8.1. Cải tiến và phát triển thể chế, chính sách liên quan đến QLCTNH công
nghiệp .............................................................................................................. 73
3.8.1.1. Cải tiến và phát triển chính sách ........................................................ 73
3.8.1.2. Cải tiến và phát triển thể chế .............................................................. 74

iii



3.8.2. Hoàn thiện quản lý Nhà nước về CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Dương ..................................................................................................... 75
3.8.2.1. Tổ chức quản lý .................................................................................. 75
3.8.2.2. Phương pháp quản lý.......................................................................... 75
3.8.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm .............. 78
3.8.2.4. Nâng cao năng lực quản lý ................................................................. 78
3.8.3. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT và QLCTNH .. 79
3.9. Đề xuất giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả QLCTNH công nghiệp 80
3.9.1. Về cơ cấu tổ chức .................................................................................. 80
3.9.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động QLCTNH: .......................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 85
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 87

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số công nghệ xử lý CTNH phổ biến ở Việt Nam.............................. 21
Bảng 3.1. Thực trạng biên chế cán bộ quản lý môi trường của tỉnh ........................ 34
Bảng 3.2. Thống kê tổng số mã CTNH của một số loại CTNH .............................. 37
Bảng 3.3. Thống kê vi phạm về thu gom CTNH ...................................................... 38
Bảng 3.4. Thống kê công suất xử lý CTNH tại tỉnh Bình Dương............................ 40
Bảng 3.5. Thống kê đề xuất sửa đổi bổ sung Văn bản pháp luật .............................. 70

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. CTNH công nghiệp ..................................................................................... 8
Hình 1.2. CTNH phát sinh từ nông nghiệp .............................................................. 9
Hình 1.3. CTNH phát sinh từ y tế ............................................................................ 10
Hình 1.4. Môi trƣờng đất bị phơi nhiễm CTNH công nghiệp ............................ 12
Hình 1.5. Một khu vực môi trƣờng không khí bị ô nhiễm................................... 12
Hình 1.6. Thối chân do đèn tiết kiệm điện.............................................................. 14
Hình 1.7. Hệ thống QLCTNH theo vòng đời ......................................................... 21
Hình 1.8. Biểu đồ dự báo phát sinh CTNH [16] .................................................... 25
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dƣơng [16]............................................. 26
Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dƣơng ........................................ 31
Hình 3.2. Hệ thống quản lý CTNH .......................................................................... 33
Hình 3.3. Xe vận chuyển CTNH, Công ty TNHH Thƣơng mại xử lý môi
trƣờng Thái Thành..................................................................................................... 39
Hình 3.4. Biểu đồ công suất xử lý CTNH tại Bình Dƣơng................................... 39
Hình 3.5 Lò đốt của Công ty TNHH MTV cấp thoát nƣớc và MT Bình Dƣơng
........................................................................................................................................ 41
Hình 3.6. Xử lý bóng đèn thải tại Công ty TNHH Phát triển Bền vững An Điền
........................................................................................................................................ 43
Hình 3.7. Tái chế dầu nhớt thải tại Công ty TNHH Sản xuất thƣơng mại dịch
vụ môi trƣờng Việt Xanh .......................................................................................... 44
Hình 3.8. Hệ thống xử lý CTNH lỏng của Công ty TNHH Một thành viên cấp
thoát nƣớc và Môi trƣờng Bình Dƣơng .................................................................. 46
Hình 3.9. Hệ thống hoá rắn CTNH, Công ty TNHH MTVcấp thoát nƣớc và
Môi trƣờng Bình Dƣơng............................................................................................ 47

vi


Hình 3.10. Hệ thống xúc rửa bao bì thải tại Công ty TNHH Thƣơng mại - Dịch
vụ xử lý Môi trƣờng Việt Khải ................................................................................. 48

Hình 3.11. Hệ thống tẩy rửa tại Công ty TNHH sản xuất thƣơng mại dịch vụ49
Hình 3.12. Xử lý linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát
nƣớc và MT Bình Dƣơng .......................................................................................... 50
Hình 3.13. Hầm chôn lấp CTNH ............................................................................. 51
Hình 3.14. Hệ thống xử lý acquy, Công ty TNHH sản xuất thƣơng mại dịch vụ
Môi trƣờng Việt Xanh ............................................................................................... 52
Hình 3.15. Biểu đồ vi phạm về quản lý thông tin CTNH..................................... 55
Hình 3.16. Quy hoạch các khu liên hợp xử lý và trạm trung chuyển chất thải
đến năm 2030 [20]....................................................................................................... 60
Hình 3.17. Đề xuất hoàn thiện cơ cấu tổ chức QLCTNH tại Bình Dƣơng ....... 80

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý chất thải nguy hại (CTNH) là vấn đề đang khá bức xúc trong công
tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Cùng với quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta, lượng chất thải cũng liên tục gia tăng, tạo sức ép
rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Sự phát sinh CTNH ở Việt Nam rất đa
dạng về nguồn cũng như chủng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn kém
càng dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý và xử lý.
Thuật ngữ chất thải nguy hại (CTNH) được pháp quy hóa chính thức ở nước
ta từ khi Nghị định 155/1999/NĐ-CP chính thức được ban hành năm 1999. Thuật
ngữ này dần trở nên quen thuộc sau khi một loạt các văn bản hướng dẫn và triển
khai được ban hành trong các năm tiếp theo, với các mốc quan trọng đánh dấu sự
phát triển và trưởng thành là năm 2006 với Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT
hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề,
mã số quản lý CTNH và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành Danh mục
CTNH kèm theo. Cùng với đó là một hệ thống các văn bản liên quan như QCVN

02:2008/BTNMT ban hành năm 2008 sửa đổi thành QCVN 02:2013/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; QCVN 07:
2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH; QCVN 19:
2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và
các chất vô cơ; QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp; QCVN 30: 2010/BTNMT ban hành năm 2010 và sửa đổi thành
QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải
công nghiệp... Chính từ sự phát triển của các văn bản hướng dẫn và sự nỗ lực triển
khai trong toàn ngành tài nguyên nên chỉ trong vòng chính thức tám năm, công tác
quản lý CTNH đã đạt được những kết quả ban đầu rất đáng ghi nhận trên toàn quốc
[1,2,3].
Những năm gần đây, với sự ra đời của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT
ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý CTNH được triển khai áp dụng rộng

1


rãi trên khắp cả nước, song hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào khảo sát, đánh
giá tình hình thực tế về công tác quản lý CTNH đã thực hiện của các doanh nghiệp
do Tổng cục Môi trường cấp phép hoạt động quản lý CTNH cũng như tình hình
quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về CTNH tại các tỉnh thành phố khi triển
khai thực hiện Thông tư này. Do đó việc đi thực tế tại địa phương, nghiên cứu thực
tế tình hình thực hiện Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT cũng như xác định, đánh
giá năng lực, tình hình quản lý CTNH của các Sở tài nguyên và môi trường trong
thời gian qua làm tiền đề tăng cường công tác quản lý CTNH trong thời gian tới là
hết sức cần thiết. Bình Dương là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, với tốc độ phát triển công nghiệp hóa nằm trong top đầu của cả nước, do đó
mô hình quản lý, những bài học kinh nghiệm và những đòi hỏi, thách thức trong
công tác quản lý CTNH tại tỉnh Bình Dương là vô cùng quan trọng, và có thể nói là
mô hình điểm, phù hợp với mô hình quản lý tại các tỉnh thành trong tương lai [4].

Chính vì vậy, việc chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Đánh giá quản lý CTNH
trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý”
vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Trong khuôn khổ luận văn này, tác
giả tập trung phân tích, đánh giá về công tác quản lý chất thải nguy hại tại Bình
Dương. Nội dung luận văn sẽ cung cấp thông tin, số liệu về cơ sở vật chất, hoạt
động quản lý nhà nước cũng như nhân lực phục vụ công tác quản lý CTNH của
thành phố cũng như có các đánh giá về tình hình quản lý CTNH của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bình Dương và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả
quản lý.
2. Mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng CTNH tại các KCN, các cơ sở công nghiệp tại
tỉnh Bình Dương, những hạn chế, bất cập về công tác quản lý CTNH hiện nay tại
tỉnh Bình Dương và ở Việt Nam;

2


- Đề xuất được những giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập, nâng
cao hiệu quả quản lý CTNH công nghiệp của tỉnh Bình Dương nói riêng và quản lý
CTNH nói chung tại Việt Nam.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
CTNH của hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi địa lý:
Phạm vi không gian của nghiên cứu được xác định là toàn bộ các KCN, các
cơ sở công nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Phạm vi vấn đề:
Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh
Bình Dương; Bên cạnh đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn bước đầu phân tích, đánh giá công tác quản lý CTNH trên địa bàn
tỉnh Bình Dương, tạo tiền đề cho những nghiên cứu về sau liên quan tới quản lý
CTNH không chỉ ở phạm vi tỉnh Bình Dương, mà còn có thể nhân rộng ra các tỉnh
công nghiệp khác trên cả nước, để giải quyết những vấn đề bất cập về công tác quản
lý CTNH trong bối cảnh hoạt động công nghiệp diễn ra sôi động hiện nay.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần đưa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp với tính
chất và mục tiêu phát triển của tỉnh Bình Dương, góp phần quản lý môi trường ở
các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững.
4. Kết cấu của Luận văn
Luận văn được trình bày trong 85 trang đánh máy khổ A4, được viết trong 3
chương sau, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị:
- Chương 1. Tổng quan về Chất thải nguy hại;
- Chương 2. Địa điểm, thời gian, phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1. Một số quan niệm và khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm CTNH, CTNH của hoạt động công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về CTNH
Thuật ngữ CTNH lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70, sau một thời gian
nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng
như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa
khác nhau về CTNH trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường.
Philippin: CTNH là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, họat

tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người, và động vật.
Canada: CTNH là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả
năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường; những chất này yêucầu
các kỹ thuật xử lý đặc biệt để lọai bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó.
Trong Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (12/1985): ngoài chất thải
phóng xạ và chất thải y tế, CTNH là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn - semisolid, và
các bình chứa khí) mà do họat tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính
khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi
trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác.
Mỹ: Được đề cập trong luật RCRA (the Resource Conservation and Recovery
Act-1976), chất thải (dạng rắn, dạng lỏng, bán rắn-semisolid, và các bình khí) có thể
được coi là CTNH khi nằm trong danh mục chất thải, CTNH (gồm 4 danh sách) có một
trong 4 đặc tính (khi phân tích): cháy-nổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính được chủ
nguồn thải (hay nhà sản xuất) công bố là CTNH. Bên cạnh đó, CTNH còn gồm các
chất gây độc tính đối với con người ở liều lượng nhỏ. Đối với các chất chưa có chứng
minh của nghiên cứu dịch tễ trên con người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể
được dùng để ước đoán tác dụng độc tính của chúng lên con người.
Việt Nam: Tiếp cận khái niệm CTNH từ khi tham gia Công ước quốc tế
BASEL 1989 (sau đây gọi tắt là Công ước BASEL) về kiểm soát vận chuyển qua biên
giới các CTNH và việc tiêu hủy chúng, thì CTNH được cho là các chất thải thuộc

4


một trong những loại ghi trong phụ bản I của Công ước BASEL, trừ khi các chất
thải này không có 1 tính chất gì ghi trong phụ bản III của Công ước BASEL.Nếu
các phế thải nêu trên ít nhất một trong các thuộc tính được nêu trong danh sách các
đặc tính nguy hiểm của chất thải như: vật liệu dễ nổ, dễ cháy, ăn mòn, gây dịch
bệnh, có độc tính,…).
Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, lần đầu tiên CTNH được luật hóa tại

Điều 23 “Tổ chức, cá nhân sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng, cất giữ, huỷ bỏ
các chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ, phải tuân theo quy định về an toàn cho người,
sinh vật, không gây suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
Chính phủ quy định danh mục các chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ” [5].
Trên cơ sở đó, ngày 16 tháng 7 năm 1999 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết
định số 155/1999/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế QLCTNH; tại Khoản 2 Điều 3
đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm hết sức cụ thể:“CTNH là chất thải có chứa các chất
hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm
ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương
tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người. Danh mục
các CTNH được ghi trong Phụ lục 1 kèm theo Quy chế này. Danh mục này do cơ
quan quản lý nhà nước về BVMT cấp trung ương quy định”.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, khái niệm này tiếp tục được luật hóa tại
Khoản 11, Điều 3: “CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác” và khái
niệm này đang được sử dụng rộng rãi trong QLCTNH hiện nay [6].
Hiện nay, chúng ta mới chỉ coi CTNH ở thể rắn và thể lỏng là CTNH cần
phải quản lý còn thể khí, hơi chưa được coi là CTNH, dù dạng chất thải này trong
thực tế đôi khi cực kỳ nguy hại cho sức khỏe và môi trường sinh thải. Trong danh
mục CTNH hiện nay, CTNH được phân thành hai nhóm:
- Nhóm một sao “*”: Là nhóm chỉ được khẳng định là CTNH khi được phân
định (có kết quả phân tích) và có ít nhất 01 chất nguy hại thành phần vượt ngưỡng
QCVN 07:2008/BTNMT về ngưỡng CTNH. Khi một CTNH nhóm “*” nếu không

5


có kết quả phân định thì phải quản lý như CTNH (vỏ bao bì nhiễm thành phần nguy
hại, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, tro bay, tro xỉ lò đốt chất thải công nghiệp,
giẻ lau dính thành phần nguy hại,…).

- Nhóm hai sao “**”: Được quy ước đương nhiên là CTNH, không cần phải
có kết quả phân định như: dầu thải, pin ắc quy thải, hóa chất, cặn sơn, mực in, nước
nhiễm dầu,.... [6]
1.1.1.2. CTNH của hoạt động công nghiệp
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005, chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí
được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Một
khối chất thải được gọi là CTNH khi khối chất thải đó chứa ít nhất một trong các
yếu tố: độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc
hoặc đặc tính nguy hại khác. Từ khái niệm trên ta nhận thấy: CTNH công nghiệp là
chất thải phát sinh từ khu vực sản xuất công nghiệp có chứa ít nhất một trong các
yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc,… [6].
Theo quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm
2011 của Bộ TN&MT về việc ban hành quy chế quản lý CTNH thì một khối chất
thải chỉ được gọi là CTNH khi nó thuộc danh mục ban hành kèm theo Thông tư
này, như vậy ta có thể hiểu một cách đầy đủ: CTNH công nghiệp là chất thải phát
sinh từ các tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thuộc danh mục CTNH hoặc có
chứa ít nhất một trong những yếu tố nguy hại theo quy định của pháp luật [4].
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu CTNH
công nghiệp, đây cũng chính là phạm vi và mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất hoàn
thiện mô hình quản lý hiệu quả CTNH công nghiệp.
1.1.2. Phân loại CTNH, CTNH của hoạt động công nghiệp
Mục đích của việc phân loại CTNH là để tăng cường thông tin liên quan đến
CTNH. Tuỳ vào mục đích, yêu cầu sử dụng thông tin c ụ thể mà có các cách phân
loại khác nhau:
1.1.2.1. Hệ thống phân loại chung
Đây là hệ thống phân loại dành cho những người có chuyên môn nhằm
đảm bảo tính thống nhất về các danh mục được pháp luật quy định và thuật ngữ

6



sử dụng. Hệ thống phân loại này dựa trên Danh mục được xác định cụ thể trong
các văn bản pháp luật đã đư ợc ban hành và đặc tính của CTNH được quy định cụ
thể trong Công ước Basel về vận chuyển CTNH xuyên biên giới và Quy chế
QLCTNH của Việt Nam.
Việc áp dụng hệ thống phân loại theo đặc tính của CTNH hoặc theo danh
mục nhằm đảm bảo cho hoạt động phân loại, lưu giữ, vận chuyển CTNH được an
toàn tuyệt đối, hạn chế những tương tác do CTNH gây ra: cháy, nổ, ăn mòn, phản
ứng hoá học,… Ngoài ra, mỗi loại CTNH có phương pháp xử lý phù hợp với đặc
tính riêng nên việc phân loại này còn giúp cho hoạt động xử lý CTNH được thuận
tiện, nhanh chóng, triệt để và tiết kiệm tối đa chi phí xử lý.
1.1.2.2. Phân loại theo luật định
Phân loại theo luật định là hệ thống phân loại được quy định cụ thể trong
các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia.
- Theo Công ước Basel: Căn cứ vào 20 nguồn phát sinh CTNH (từ Y1 –
Y18, Y46, Y47) và theo 27 thành phần chứa trong CTNH (từ Y19 – Y45)- Phụ lục I
và II. Phụ lục III phân loại theo đặc tính của CTNH gồm 10 nhóm sau: (1) Vật
liệu/phế thải dễ nổ; (2) Vật liệu/phế thải dễ cháy; (3) Vật liệu/phế thải là nguyên
liệu đốt cháy– Peroxyde hữu cơ; (4) Vật liệu/phế thải có độc tính cấp; (5) Vật
liệu/phế thải gây lây lan dịch bệnh; (6) Vật liệu/phế thải ăn mòn; (7) Vật liệu/phế
thải giải phóng khí độc khi tiếp xúc với không khí và nước; (8) Vật liệu/phế thải có
thể gây tác hại cho con người; (9) Vật liệu/phế thải có thể gây tác hại cho hệ sinh
thái; (10) Vật liệu/phế thải sau tiêu huỷ có thể phát sinh sản phẩm có chứa một
trong các đặc tính nêu trên [21].
- Theo Quy chế QLCTNH ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TTBTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ TN&MT, việc phân loại cũng theo hai
nhóm chính: Phân loại theo đặc tính gồm bảy nhóm và phân loại theo nguồn và
dòng thải chính gồm 19 nhóm.

7



Ngoài ra, còn có hệ thống phân loại dành cho công tác quản lý: Hệ thống
phân loại này nhằm đảm bảo nguyên tắc CTNH được kiểm soát chặt chẽ từ nơi phát
sinh, quá trình vận chuyển đến nơi xử lý, thải bỏ cuối cùng. Hệ thống phân loại này
gồm 02 hệ thống thành phần: (1) Hệ thống phân loại theo nguồn phát sinh; (2) Hệ
thống phân loại theo đặc điểm CTNH [4].
1.1.3. Tính chất và thành phần của CTNH công nghiệp
1.1.3.1. Tính chất của CTNH
Các chất thải được phân loại là CTNH khi có ít nhất một trong các tính chất sau:
- Dễ cháy: Chất lỏng dễ cháy là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng
chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C; chất
thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị
ma sát trong các điều kiện vận chuyển; chất thải có khả năng tự bốc cháy là chất rắn
hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng
lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa. Đặc tính dễ cháy sẽ gây ra hỏa
hoạn, bỏng, làm ô nhiễm không khí và nguồn nước.

Hình 1.1. CTNH công nghiệp
- Dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng có thể nổ do kết quả của phản ứng
hóa học khi tiếp xúc với lửa hoặc do bị va đập, ma sát sẽ tạo ra các loại khí ở nhiệt
độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Chính vì dễ nổ nên
chúng có thể gây tổn thương da, bỏng và thậm chí là tử vong; phá hủy công trình và

8


thậm chí chết người.
- Ăn mòn: Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương
nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các

loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất
hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm
mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).

Hình 1.2. CTNH phát sinh từ nông nghiệp
- Oxi hoá: Các chất thải có khả năng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt
mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất
đó, việc ôxy hoá sẽ gây ra cháy nổ, gây nhiễm độc nguồn nước và không khí.
- Gây nhiễm trùng: Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho
là gây bệnh cho con người và động vật.
- Có độc tính bao gồm: Độc tính cấp làcác chất thải có thể gây tử vong, tổn
thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua
da. Độc tính từ từ hoặc mãn tính là các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ
hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc thiếu các biện pháp
đảm bảo an toàn khi tiếp xúc nên ngấm qua da. Sinh khí độc là các chất thải chứa
các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí

9


độc, gây nguy hiểm đến con người và sinh vật, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước
nghiêm trọng.
- Có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức
hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học hoặc tác hại đến các hệ
sinh vật.
- Dễ lây nhiễm: Chất thải nếu không được quản lý chặt chẽ, không đảm bảo
an toàn trong thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý thì các rủi ro, sự cố sẽ gây hậu
quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Tùy
thuộc vào đặc tính và bản chất của chất thải mà khi thải vào môi trường sẽ gây nên
các tác động khác nhau, lan truyền dịch bệnh [4].


Hình 1.3. CTNH phát sinh từ y tế
1.1.3.2. Thành phần của CTNH công nghiệp:
- Dung môi hữu cơ;
- Chất thải ăn mòn;
- Cặn sơn thải;
- Chất thải có chứa các chất ôxy hoá;
- Chất xúc tác qua sử dụng;
- Dầu nhớt thải;
- Chất thải nhiễm thành phần nguy hại (vỏ bao bì nhiễm dầu mỡ, hoá chất,
mực in,…);
- Bùn thải chứa kim loại nặng;

10


- Bóng đèn huỳnh quang thải, pin ắc quy thải,…
- Các chất độc thải: axit, cyanua, anilin,… [4]
1.1.4. Những ảnh hưởng/tác hại của CTNH công nghiệp
1.1.4.1. Tác hại với môi trường
Theo kết quả điều tra của Viện sức khỏe môi trường Thuộc Viện Công nghệ
Môi trường và Trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ thuộc Tổng cục Môi trường,
những tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các CTNH không
đúng quy cách hoặc do sự phát thải các thành phần nguy hại ra môi trường do quá
trình bay hơi, lan truyền theo dòng nước hoặc thấm xuống đất. Nước mặt bị ô nhiễm
kéo theo sự ô nhiễm của đất và không khí.
CTNH được chôn lấp ở những bãi rác không hợp vệ sinh, rò rỉ gây ô nhiễm
đất, nước mặt và nước ngầm, từ đây, các thành phần nguy hại trong nước được phát
tán theo dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm có thể dễ dàng phát tán nhanh, gây ô
nhiễm môi trường nước trong phạm vi rộng lớn.

Khi CTNH thải trực tiếp vào môi trường đất, vô tình làm hủy đi hệ sinh thái
của khu vực thải rác. Việc chôn lấp, lưu giữ CTNH là một việc làm cần thiết tại các
nhà máy QLCTNH hay đôi khi tại nơi phát sinh CTNH, xem Hình 1.4 sau đây.

11


Hình 1.4. Môi trường đất bị phơi nhiễm CTNH công nghiệp
Tuy nhiên, nếu chôn lấp các CTNH không đúng quy cách, có liên quan đến
tác động tiềm tàng đối với nước mặt và nước ngầm. Ở một số công ty được thanh
tra, kiểm tra, do không nhận dạng đầy đủ chủng loại CTNH, không được che, đậy
kỹ, không được thu gom triệt để, khả năng rò rỉ các thành phần nguy hạivào lớp đất
tầng dưới và gây nhiễm bẩn nước ngầm có thể được xem như một nguy cơ lâu dài,
có thể tạo ra rủi ro đến môi trường nước ngầm.
Ô nhiễm do CTNH (dầu thải) không được thu gom quản lýđúng quy định có
thể nhận thấy rất rõ tại các cơ sở sản xuất cơ khí, dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy, các
phân xưởng cơ điện của Doanh nghiệp,…
Có những trường hợp ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng do QLCTNHkém;
dung môi, hóa chất thải không được đựng trong thùng kín hoặc các loại bao bì
nhiễm thành phần nguy hại lưu giữ quá lâu trong khu vực sản xuất gây bay hơi, các
cơ sở sản xuất tấm lợp xi măng amiăng thải hàng trăm tấn bùn trong cơ sở, làm phát
sinh bụi gây ô nhiễm không khí mà không có một biện pháp kiểm soát nào dẫn đến
phát tán bụi nguy hại ra khu vực xung quanh,... chi tiết xem Hình 1.5.

Hình 1.5. Một khu vực môi trường không khí bị ô nhiễm
1.1.4.2. Tác hại đến sức khỏe con người

12



Các chất nguy hại gây tác động đến con người do có sự tiếp xúc chất thải với
môi trường và con người. Chất nguy hại được phát thải vào môi trường và con
người hoạt động trong môi trường đó bị tiếp xúc với chất nguy hại. Ví dụ, con
người sử dụng bao bì nhiễm bẩn chất nguy hại (điển hình là các vỏ thùng đựng hoá
chất thải) cho các mục đích sinh hoạt. Ở Việt Nam nguồn nước mặt và nước ngầm
thường được dùng làm nguồn nước uống, sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp và nuôi
trồng thuỷ sản. Bất cứ sự ô nhiễm nào đối với nguồn nước đều có thể ảnh hưởng
đến sức khoẻ người dân địa phương. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Y học lao
động và vệ sinh môi trường, chất nguy hại tác động đến sức khỏe qua đường hô
hấp, qua da do thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm; chất độc hại xâm
nhập vào cơ thể do tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm bẩn hay do sử dụng những dụng cụ
nhà bếp không sạch làm nhiễm bẩn thức ăn, qua động tác ăn uống hay hút thuốc…
Do CTNH có tính chất dễ cháy, nổ, hoạt tính hoá học cao, gây ăn mòn, nên
ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người, gây bỏng, rộp da, gây mù mắt,...;
đồng thời khi diễn ra quá trình cháy, nổ còn phát sinh thêm nhiều chất độc hại thứ
cấp khác, gây ngạt do mất oxy có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, CTNH còn phá
hủy vật liệu nhanh chóng, xâm nhập vào các vật dụng do đó chúng gián tiếp có ảnh
hưởng đến sự an toàn và sức khoẻ của con người. Chất nguy hại gây tổn thương cho
các cơ quan trong cơ thể, kích thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mạn tính có thể gây
đột biến gen, lây nhiễm, rối loạn chức năng tế bào,… dẫn đến các tác động nghiêm
trọng, làm phát sinh dịch bệnh, gây ung thư cho con người và động vật, ảnh hưởng
đến sự di truyền, suy giảm chất lượng con giống và sức khỏe, xem Hình 1.6 sau.

13


×