Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bài thi vận dụng kiến thức liên môn Văn lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ

- Địa chỉ: ………………
- Điện thoại: ……………….
- Email………………………………..
- Họ và tên: ………………………
- Lớp: ……………

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH THCS

Năm học: 2013 - 2014


BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 8
- Sở Giáo dục và Đào tạo …………….
- Phòng Giáo Dục và Đào tạo Thị Xã ……………..
- Trường Trung học cơ sở ………………….
- Địa chỉ …………………………………
- Điện thoại :…………………..
- Email: …………………………
- Họ và tên: ………………………
- Lớp: ……………..



1. TÊN TÌNH HUỐNG
Năm 2013, đoàn cán bộ giáo viên và học sinh của thành phố Lạng Sơn,
tỉnh Lạng Sơn đến thăm tỉnh Phú Thọ làm lễ dâng hương đền Hùng và tổ chức
học tập, giao lưu kinh nghiệm với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Phú Thọ.
Các thầy cô giáo và các bạn học sinh của tỉnh bạn rất muốn biết về quê hương
Phú Thọ. Thật vinh dự và tự hào cho em được thay mặt cho các bạn học sinh thị
xã Phú Thọ giới thiệu với các thây cô giáo và các bạn học sinh thành phố Lạng
Sơn về quê hương đất tổ mình.
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Giúp các thầy, cô giáo và các bạn học sinh thành phố Lạng Sơn, tỉnh
Lạng Sơn hiểu biết sâu rộng hơn về quê hương đất tổ - nơi cội nguồn của dân tộc
- nơi khí thiêng của sông núi.
- Nhằm nâng cao lòng tự hào dân tộc tình yêu với quê hương đất tổ.
- Khơi gợi ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng, giữ gìn và phát huy
những thành quả của cha ông.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để các thầy cô giáo và các bạn học sinh thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng
Sơn có được những hiểu biết về quê hương Phú Thọ, em đã vận dụng kiến thức
các môn học sau:
- Môn Địa lý: Địa hình và khí hậu tỉnh Phú Thọ…
- Môn Lịch sử: Sự kiện Bác Hồ về thăm Đền Hùng, di tích cây đa lịch sử
Thị xã Phú Thọ.
- Môn Ngữ văn: Văn thuyết minh, chương trình địa phương Ngữ văn, các
bài văn thơ đã học…
- Về văn hóa: Di sản văn hóa phi vật thể.
- Sưu tầm tài liệu từ các trang web mạng uy tín.
- Tài liệu về địa phương Phú Thọ.
4.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống, em đã vận dụng kiến thức liên môn đã được học

tập trong nhà trường kết hợp với những hiểu biết của bản thân về mảnh đất chôn


rau cắt rốn giới thiệu với các thầy, cô giáo và các bạn học sinh thành phố Lạng
Sơn, tỉnh Lạng Sơn về quê hương đất Tổ của mình
5.THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Kính thưa các thầy, cô giáo và các bạn học sinh!
Phú Thọ là tỉnh có lịch sử xây dựng và phát triển từ lâu đời. Vùng đất Tổ
Vua Hùng có thế " Sơn chầu, thủy tụ”, dồi dào "khí thiêng, sông núi”, đất của
thế dựng nước và giữ nước, đất của các di tích lịch sử, của các danh thắng; đất
của nền văn hóa dân gian đặc sắc. Từ bao đời nay, nhân dân Phú Thọ luôn giữ
gìn và phát huy truyền thống quý báu của cha ông: "Giàu sáng tạo trong lao động
sản xuất, giàu khí phách trong đấu tranh cách mạng, giàu nhân ái, nghĩa tình
trong cuộc sống".
Phú Thọ còn có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ nối liền vùng Tây
Bắc của Tổ quốc với Thủ đô Hà Nội và vùng châu thổ sông Hồng, có các đường
giao thông thủy, bộ hết sức thuận tiện: giao thông đường sắt Hà Nội-Lào CaiCôn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong
giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN.


Địa hình vùng đất Tổ rất đa dạng: núi, đồi, bãi, ruộng đầm hồ sông ngòi.
Theo điểu tra, đồng bằng châu thổ rộng 146000 ha; ruộng mùa có 64700 ha; đầm
hồ 9000 ha và 35000 ha đồng chiêm cho nguồn thủy sản. Ba con sông lớn: Sông
Hồng - Sông Lô -Sông Đà và các sông nhỏ chảy trong địa bàn có chiều dài tổng
cộng 400 ki-lô-mét . Ngoài ra có hàng trăm con ngòi, lạch và đầm hồ. Tất cả tạo
nên 1 vùng đồi núi, non nước bao la " Sơn thủy hữu tình ".


Khí hậu loại nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 1500 giờ nắng, 142 ngày mưa
với cột nước 1500 li -nhiệt độ trung bình 23 độ.

Là vùng đất Tổ, nơi “Thiên thời, địa lợi nhân hòa" nên Phú Thọ đã trở
thành trung tâm của Quốc gia Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước - Nhà
nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Nơi đây còn là địa bàn lưu giữ nhiều phong
tục tập quán và lễ hội văn hóa truyền thống với những sắc thái đa dạng, phong
phú và mang đậm dấu ấn vùng đất Tổ.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng với sự phát triển của đất nước, các thế
hệ người dân Phú Thọ kế tiếp nhau phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo trong
lao động; đoàn kết, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh chống thiên tai và giặc
ngoại xâm; tình nghĩa thủy chung trong cuộc sống. Truyền thống ấy càng được
nhân lên gấp bội lần mỗi khi quê hương, đất nước bị kẻ thù ngoại bang xâm lược.
Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, phong
trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến của nhân dân Phú Thọ đã phát triển
mạnh mẽ. Tháng 3 năm 1940, đảng bộ Phú Thọ được thành lập trở thành lực
lượng lãnh đạo, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.


Ngày Quốc tế lao động 01/05/1940 Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện tại
cây đa lịch sử của Thị xã Phú Thọ
Sau ngày Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, chính quyền dân
chủ nhân dân vừa mới thành lập đã phải đương đầu với nhiều khó khăn thử
thách, Đảng bộ Phú Thọ vẫn vững vàng tập trung lãnh đạo nhân dân tỉnh giữ
vững thành quả cách mạng, ra sức tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tăng gia sản
xuất.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Đảng bộ và nhân
dân Phú Thọ đã vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và làm việc tại
tỉnh nhà. Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, trên đường người từ Hà Nội
đến Việt Bắc cùng trung ương Đảng và chính phủ lãnh đạo toàn dân kháng chiến


người đã dừng chân và làm việc tại 3 địa điểm: Xã Cổ Tiết (Tam Nông), Xã Chu

Hóa (Lâm Thao), Xã Yên Kiện (Đoan Hùng). Sau khi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã về Đền Hùng viếng mộ tổ và gặp gỡ cán bộ chiến sỹ Đại đoàn
quân tiên phong. Ngày 19 tháng 9 năm 1954 tại Đền Giếng Bác nói chuyện với
Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô. Người căn dặn: "Các
vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" .

Hơn nửa thế kỉ qua, thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ và nhân dân Phú
Thọ đã nỗ lực, gia sức thi đua phát triển kinh tế, xã hội. Dần dần đưa tỉnh nhà đi
vào phát triển ổn định. Các khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn tỉnh ngày
càng sầm uất. Thành phố Việt Trì - đô thị loại II, đang từng bước trở thành trung
tâm kinh tế chính trị xã hội của tỉnh và của vùng Tây Bắc Tổ quốc trong tương
lai.


Thành phố Việt Trì (đô thị loại II)
Khác với các tỉnh bạn về thăm Phú Thọ các thầy cô và các bạn sẽ đươc trở
về với vùng đất Tổ - nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Đó chính là khu du
lịch văn hóa lịch sử Đền Hùng. Đền Hùng - gồm cả một quần thể di tích - nằm
từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét thuộc địa phận xã Hy
Cương, thành phố Việt Trì (đó chính là kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn
Lang cổ xưa). Đến thăm đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch (tức ngày quốc giỗ)
du khách sẽ được tận mắt chứng kiến nhiều phong tục tập quán đẹp của dân tộc
Việt Nam: lễ rước kiệu, lễ dâng hương ….


Ảnh: Lễ rước kiệu, lễ. dâng hương Đền Hùng
Đoàn rước kiệu với màu sắc rực rỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu. Trang
phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền
Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đứng từ xa mà ngóng vọng lên, lễ rước kiệu

như một con rồng dũng mãnh uốn lượn quanh ngọn núi Nghĩa Lĩnh ẩn hiện sau
những lớp cây ngàn năm tuổi như từng bước lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Đến
đền Hùng ngày hội mọi người trong tay ai ai cũng cầm vài nén nhang làm lễ
dâng hương để rồi qua làn khói thơm sẽ nói hộ họ những điều tâm niệm của mình
với tổ tiên. Chính vì nét đẹp truyền thống đó, vào lúc 12 giờ 09 phút (giờ Paris)
tức 18 giờ 9 phút ngày 6/12/2012 (giờ Hà Nội) UNESCO đã chính thức công
nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt là di sản văn hoá phi vật
thể của nhân loại. Đây là tin vui, vinh dự lớn đối với nhân dân Việt Nam nói
chung và nhân dân tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Về Kim Đức của thành phố Việt Trì du khách sẽ được chứng kiến làn điệu
hát xoan mượt mà sâu lắng trong dân gian. Làn điệu hát xoan được truyền từ đời
này sang đời khác. Ông bà truyền cho bố mẹ - bố mẹ truyền cho con, cho cháu…
Nét văn hoá đẹp đã được lưu giữ từ bao đời nay. Cũng vì vậy vào lúc 11 giờ 30
phút giờ Việt Nam ngày 24/11/2011 hát xoan Phú Thọ được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.


Ảnh: Hát xoan – Xã Kim Đức – Việt Trì (trong lễ hội Đền Hùng)
Từ Việt Trì du khách theo quốc lộ 2 ngược lên Đoan Hùng – ghé thăm các
vườn bưởi đặc sản Chí Đám - bưởi mới chạm môi mà vị ngọt đã lan toả khắp cơ
thể - Vị ngọt bưởi Đoan Hùng ai đã từng ăn khó có thể quên được. Ngày nay
bưởi Đoan Hùng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước.


Ảnh: Bưởi Đoan Hùng
Về huyện Thanh Thuỷ du khách sẽ được chứng kiến một tiềm năng mà
thiên nhiên ban tặng cho Phú Thọ - suối nước nóng. Đó là những tầng nước nóng
ngầm gần mặt đất quanh năm nước nóng. Được tắm trong dòng nước nóng thiên
tạo du khách sẽ thấy sảng khoái hơn, thanh thản hơn sau những ngày làm việc
vất vả.


Ảnh: Suối nước nóng – Thanh Thủy


"Phú Thọ quê mình đẹp như gấm hoa" câu hát đó cứ ngân nga trong lòng
mỗi người dân Phú Thọ khi nghĩ về quê hương. Câu hát sẽ theo chân du khách
khi đến với từng miền đất đẹp, đất thơ của Phú Thọ.
Dãy núi Hùng Lĩnh trùng điệp, vườn quốc gia Xuân Sơn Đầm Ao Châu,
rồi vùng đất trung du với “ Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt.”

Đồi chè vùng trung du

“Không có nơi nào đẹp như Sông Thao quê tôi ,rừng cọ trập trùng”


Khu du lịch sinh thái : Vườn quốc gia Xuân Sơn


Đầm Ao Châu – vịnh Hạ Long - của Phú Thọ
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe!
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Bài giới thiệu của em đã giúp các thầy cô giáo và các bạn học sinh thành
phố Lạng Sơn thêm hiểu biết sâu sắc, yêu mến tự hào về quê hương Phú Thọ, ý
thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát
huy những giá trị văn hóa và tiềm năng sẵn có của quê hương từ đó tạo sự gắn
kết giữa 2 vùng đất giàu truyền thống văn hóa: Lạng Sơn - Phú Thọ. Bài giới
thiệu giúp em tự tin, vững vàng hơn với những kiến thức được học về các bộ
môn Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn...nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa việc “học đi đôi
với hành”.




×