Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tài liệu thi tốt nghiệp môn Luật thương mại topica phần bài tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.85 KB, 21 trang )

BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI

A
A, B, C cùng thành lập Cty CP Nam Việt được Sở KH&ĐT Hà Nội cấp giấy chứng nhận
ĐKKD vào 7/2015; vốn điều lệ là 5 tỷ đồng (thể hiện dưới 500.000 cổ phần phổ thông mệnh
giá 1 CPPT là 10.000 đồng). Trong đó, A góp vốn bằng một ngôi nhà trị giá 2,5 tỷ đồng chiếm
50% VĐL; B góp vốn bằng tiền mặt trị giá 1,5 tỷ đồng chiếm 30% VĐL và C bằng một chiếc ô
tô trị giá 500 triệu và 500 triệu đồng tiền mặt chiếm 20% VĐL. Căn nhà A góp vốn dùng làm
trụ sở của Cty và xe của C góp vốn dùng làm phương tiện đi lại của Cty nhưng cả nhà và xe đều
mang tên A và C.
Ngày 20/3/2016, B đã ký hợp đồng chuyển nhượng 10% VĐL (50.000 cổ phần phổ
thông) cho Cty TNHH Ban Mai. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này bị A và C phản đối.
a) Anh (chị) có bình luận gì về việc góp vốn thành lập Cty CP Nam Việt của A, B và C?
- Việc định giá các tài sản góp vốn trên đã được các bên thỏa thuận hoặc có thể đã thuê
công ty định giá khác định giá.
- A cần làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho Cty theo quy định tại Điểm a Khoản 1
Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 "Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền
sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử
dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền..."
- C cần lập biên bản xác nhận việc góp vốn bằng xe ô tô cho Cty theo quy định tại Điểm
b Khoản 1 Điều 36 Luật này "Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải
được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản...".
b) Theo Anh (chị) B có được quyền chuyển nhượng cổ phần của B cho Cty TNHH Ban
Mai không? tại sao? Tư vấn cho B giải pháp để có thể chuyển nhượng cổ phần?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 "Trong thời hạn 03 năm,
kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển
nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự
chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông..."
* Ngày 20/3/2016, B đã ký hợp đồng chuyển nhượng 10% VĐL (50.000 cổ phần phổ
thông) cho Cty TNHH Ban Mai là sai vì B đã tự ý chuyển nhượng cho người khác (không phải


là cổ đông sáng lập), đồng thời cũng chưa thông qua Đại hội cổ đông họp để biểu quyết vi
phạm quy định tại Khoản 3 Điều 119 nêu trên
* Bà B muốn chuyển nhượng được cổ phần của mình cần làm những việc sau:
- Bà B cần chào bán 10% VĐL đó cho các cổ đông sáng lập khác là A và C.
- Nếu A và C không mua hoặc mua không hết thì bà B cần được Đại hội đồng cổ đông
đồng ý cho bán toàn bộ hoặc phần còn lại sau khi A và C đã mua cho Cty TNHH Ban Mai.
Anh Minh đang là nhân viên hợp đồng của Sở KH&ĐT tỉnh T. Anh Minh muốn dùng số
tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư thành lập DNTN kinh doanh trong lĩnh vực Karaoke.
a) Anh Minh có được pháp thành lập 1 DNTN do mình làm chủ không? Tại sao?
- Nhận xét: Anh Minh được thành lập 1 DNTN do mình làm chủ

1


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
- Vì: Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp "Cán bộ, công chức, viên chức
theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức" thì anh Minh là cán bộ hợp đồng của Sở KH&ĐT
tỉnh T chứ không phải cán bộ, công chức, viên chức nên anh Minh được thành lậpDoanh nghiệp tư nhân

không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh,
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
1 DNTN do mình làm chủ.
b) Giả sử DNTN Bình Minh (do anh Minh làm chủ) được thành lập vào tháng 5/2014.
Kinh doanh được hơn 1 năm DNTN Bình Minh hoạt động hiệu quả và có lãi. Anh Minh sử
dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động của DNTN Bình Minh (sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ
thuế và các nghĩa vụ tài chính khác) để mua cổ phần của một Cty CP khác. Theo anh (chị) việc
làm của anh Minh có vi phạm PL không? Tại sao?
* Anh Minh được quyền sử dụng khoản lợi nhuận nêu trên vì theo quy định tại Khoản 1
Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 "Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối
với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế

và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật"
* Anh Minh sử dụng khoản lợi nhuận nêu trên để mua cổ phần của một Cty CP khác là
không đúng vì theo quy định tại Khoản 4 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 "Doanh nghiệp tư
nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp
danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần" thì anh Minh không được quyền
mua cổ phần trong Cty CP.
c) Bà B (bạn thân của A) thỏa thuận với A để góp vốn vào DNTN do A làm chủ để cùng
kinh doanh, ý định của B và A có thể thực hiện được không? nếu được thì bằng cách nào và
cần những điều kiện gì?
Ý định của B và A có thể thực hiện được khi DNTN do A làm chủ chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp từ DNTN sang doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên, và để chuyển đổi được
cần đáp ứng được những điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2014:
Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết
định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên
(đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn
bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và
cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
d) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng
chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các
hợp đồng đó;
đ) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản
với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh
nghiệp tư nhân"
2



BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI

B
Bà Lan là thành viên Cty TNHH Việt Thắng. Tháng 8/2015, Bà Lan bị chết trong một vụ
tai nạn. Bà có một người con trai duy nhất tên là Hùng – 19 tuổi, bố mẹ và chồng bà Lan đều
đã mất. Hùng có nguyện vọng được trở thành thành viên của Cty TNHH Việt Thắng để thay mẹ
tiếp tục điều hành và quản lý Cty, nhưng Hội đồng thành viên không đồng ý.
Hãy nhận xét sự kiện pháp lý trên?
Việc Hội đồng thành viên không chấp nhận cho Hùng vào làm thành viên của Cty là trái
pháp luật.
Vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014 "Trường hợp thành viên
là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành
viên của công ty..." thì trường hợp thành viên là cá nhân của Cty TNHH 2TV trở lên bị chế thì
người thừa kế hợp pháp sẽ đương nhiên trở thành thành viên của Cty. Ở đây Hùng là người
thừa kế duy nhất của bà Lan theo pháp luật, nên Hùng đương nhiên trở thành thành viên của
Cty TNHH Việt Thắng mà không cần sự chấp thuận của Hội đồng thành viên.
Bằng các kiến thức pháp lý đã học về vấn đề chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp.
Anh (chị) hãy nhận xét hoặc đưa ra phương hướng giải quyết cho các tình huống sau:
1. Cty TNHH Đại Lộc có 3 thành viên là Lợi, Nhuận, Phát được thành lập vào tháng
7/2015. Ngày 01/8/2015, Lợi có nhu cầu chuyển nhượng vốn của mình nên đã chào báo cho
Nhuận và Phát. Sau một tuần, vì Nhuận và Phát không mua nên Lợi đã chuyển nhượng cho
Hoa – một người bạn của mình.
Việc Lợi chuyển nhượng vốn góp của mình cho Hoa sau một tuần chào bán là sai. Bởi vì
theo điểm b khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 "Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều
kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không
phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán" thì ở đây, mới chỉ chào bán 1 tuần mà Lợi đã chuyện
nhượng vốn cho Hoa là sai pháp luật.
2. Cty CP Hoa Linh được thành lập năm 2014 với 4 cổ đông sáng lập là A, B, C, D.
Tháng 8/2015, A đã chuyển nhượng 900 cổ phần phổ thông của mình cho E.

- Việc A chuyển nhượng 900 cổ phần phổ thông của mình cho E trong tình huống trên là
sai.
- Vì theo khoản 3 điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 "Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày
công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ
phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận
của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có
quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó". Ở đây, Cty CP Hoa Linh thành lập
năm 2014 và A là cổ đông sáng lập. Vậy tháng 8/2015 A chuyển nhượng 900 cổ phần phổ
thông của mình cho E (không phải là thành viên sáng lập) thì xét 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Nếu A đã có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông => được phép
chuyển nhượng cho E
+ Trường hợp 2: Nếu A tự ý chuyển nhượng mà không thông qua Đại hội đồng cổ đông
=> việc chuyển nhượng trái pháp luật
3. Công ty hợp danh Thiên Minh Long có 3 thành viên hợp danh là Thiên, Minh, Long.
Sau một thời gian hoạt động, Minh có nhu cầu chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình là

3


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
300 triệu cho cháu ruột là Mẫn. Hãy tư vấn để minh có thể chuyển nhượng được phần vốn góp
cho Mẫn
Theo Khoản 3 Điều 175 Luật doanh nghiệp 2014 "Thành viên hợp danh không được
quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu
không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại" nếu Minh muốn chuyển
nhượng toàn bộ vốn cho Mẫn thì cần có sự chấp thuận của Minh và Long về việc này.
Bằng những kiến thức pháp lý đã học, anh (chị) hãy phân chia tài sản của Cty CP Đại
phát theo quy định của pháp luật. Biết rằng: Tổng giá trị tài sản còn lại của Cty là 5 tỷ đồng
(chưa bao gồm giá trị tài sản cầm cố, thế chấp). Và các khoản nợ của Cty Như sau:

1. Nợ thuế: 1 tỷ đồng
2. Nợ ngân hàng BIDV: 5 tỷ đồng (tài sản thuế chấp bán được 6 tỷ đồng)
3. Nợ Cty TNHH Tiểu linh: 900 triệu đồng (tài sản cầm cố bán được 700 triệu đồng)
4. Nợ doanh nghiệp tư nhân Long phượng: 3 tỷ đồng (đay là khoản vay nhằm mục tiêu
phục hồi hoạt động kinh doanh).
5. Nợ bưu điện tỉnh: 1,5 tỷ đồng
6. Nợ tiền phạt vi phạm hợp đồng với Cty CP Mai Anh: 2 tỷ đồng
7. Nợ lương người lao động: 1,5 tỷ đồng
8. Chi phí phá sản: 30 triệu đồng.
Phân chia tài sản:
1. Thanh toán cho các khoản nợ có bảo đảm theo Điều 53 luật phá sản 2014:
- Ngân hàng BIDV: Tài sản thế chấp bán được 6 tỷ
=> Trả hết số nợ 5 tỷ, còn thừa 1 tỷ được nhập vào khối tài sản còn lại của Cty.
- Cty TNHH Tiểu Linh: Tài sản cầm cố bán được 700 triệu, trong khi nợ 900 triệu
=> Trả 700 triệu. Thiếu 200 triệu được xem là khoản nợ không bảo đảm, Cty Tiểu Linh
là chủ nợ không có bảo đảm đối với 200 triệu và được thanh toán cùng các chủ nợ không có
bảo đảm khác ở giai đoạn sau.
2. Thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo quy định tại Điều 54 Luật phá sản 2014:
(1) Chi phí phá sản: 30 triệu
=> Tổng tài sản còn lại: 6 tỷ - 0,03 tỷ =5,97 tỷ
(2) Nợ lương người lao động: 1,5 tỷ
=> Tổng tài sản còn lại: 5,97 tỷ - 1,5 tỷ = 4,47 tỷ
(3) Khoản nợ nhằm mục tiêu phục hồi kinh doanh: Doanh nghiệp tư nhân Long
Phượng là 3 tỷ đồng
=> Tổng tài sản còn lại: 4,47 tỷ - 3 tỷ = 1,47 tỷ
(4) Các khoản nợ không có bảo đảm
- Tổng số nợ không có bảo đảm = 1 tỷ (thuế) + 200 triệu (Cty Tiểu Linh) + 60
triệu (Bưu điện tỉnh) + 2 tỷ (Cty Mai Anh) = 3,26 tỷ đồng
Tổng tài sản còn lại của Cty Đại Phát chỉ còn 1,47 tỷ < 3,26 tỷ nên các chủ nợ sẽ
được chi theo tỷ lệ %

Tính tỷ lệ %: (1,47/3,26)x100% = 45%
=> Số tiền các chủ nợ không có bảo đảm được thanh toán:
- Thuế = 1 tỷ x 45% = 450 triệu
- Cty Tiểu Linh = 200 triệu x 45% = 90 triệu
- Bưu điện tỉnh = 60 triêu x 45% = 27 triệu
- Cty Mai Anh = 2 tỷ x 45% = 900 triệu
4


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI

T
Tâm, Minh, Đức, Lan, Hà cùng nhau thành lập công ty TNHH Sao Mai với số vốn điều lệ
là 03 tỷ đồng. Trong đó Tâm góp 1 tỷ, Đức góp 200 triệu, Lan góp 600 triệu, Minh góp 700
triệu, Hà góp 500 triệu. Mọi người nhất trí bầu Tâm làm chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV)
và là người đại diện theo pháp luật của Cty, Minh làm giám đốc Cty. 01 năm sau khi thành lập
Cty, Xuân – 1 người em ruột của Tâm có nhu cầu ký hợp đồng với Cty TNHH Sao Mai. Với tư
cách là người đại diện theo pháp luật của Cty, Tâm đã gửi thông báo đến các thành viên và
Kiểm soát viên để báo cáo. Sau một tuần, Tâm đã triệu tập họp Hội đồng thành viên để thông
qua hợp đồng giữa Xuân và Cty TNHH Sao Mai. Cuộc họp diễn ra có sự có mặt của 5 thành
viên. Trong cuộc họp, Minh và Đức không đồng ý nên không biểu quyết tán thành, tuy nhiên,
vì các thành viên còn lại chấp thuận nên hợp đồng vẫn được ký kết và thực hiện.
Do Minh không đồng ý biểu quyết nên Tâm và Minh nảy sinh mâu thuẫn. Với tư cách
Chủ tịch HĐTV, Tâm đã ra quyết định cách chức giám đốc của Minh và bổ nhiệm Hà làm giám
đốc. Đức không đồng ý nên đã yêu cầu Tâm triệu tập cuộc họp HĐTV để giải trình nhưng Tâm
không triệu tập.
1. Hợp đồng giữa Xuân và công ty TNHH Sao Mai có hợp pháp không? tại sao?
Cuộc họp của HĐTV Cty sao mai được thực hiện đúng trình tự, thủ tục và số lượng
thành viên tham dự là 100% vốn góp đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Doanh
nghiệp 2014 "Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở

hữu ít nhất 65% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định"
Theo dữ kiện đề bài: Tâm góp 1 tỷ = 33,33% VĐL, Đức góp 200 triệu = 6,67% VĐL,
Lan góp 600 triêu = 20% VĐL, Minh góp 700 triệu = 23,33% VĐL và Hà đóng góp 500 triệu =
16,67%.
Hợp đồng giữa Xuân với Cty TNHH Sao Mai là hợp pháp vì:
Trong cuộc họp HĐTV, Đức và Minh (chiếm 30% VĐL) không đồng ý việc ký hợp đồng
với Xuân như vậy 3 TV còn lại đồng ý (chiếm 70% VĐL) thì theo quy định tại Điểm a Khoản 3
Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2014 "Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các
thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này" Hợp đồng với
Xuân hợp pháp.
2. Quyết định cách chức và bổ nhiệm giám đốc của Tâm có hợp pháp hay không? tại
sao?
* Nhận xét việc Tâm ra các quyết định cách chức và quyết định bổ nhiệm giám đốc:
- Tâm ra quyết định cách chức giám đóc của Minh là Sai: vì việc Tâm với tư cách Chủ tịch
HĐTV (đây là cá nhân) ra quyết định cách chức giám đốc (cho thôi chức danh giám đốc) của
Minh là trái thẩm quyền, mà thẩm quyền đó là của Hội đồng thành viên theo quy định tại Điểm d
5


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
Điều 56 Luật Doanh nghiệp 2014 "... quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm
dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy
định tại Điều lệ công ty".
- Tâm ban hành quyết định bổ nhiệm Hà làm giám đốc là sai: vì việc bổ nhiệm chức danh
giám đốc không phải thẩm quyền của Tâm mà là thẩm quyền của Hội đồng thành viên như quy
định tại Điểm d Điều 56 Luật Doanh nghiệp nêu trên.
3. Việc Tâm không triệu tập cuộc họp HĐTV theo yêu cầu của Đức có hợp pháp hay
không? tại sao?
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014 "... thành viên, nhóm thành
viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy

định còn có thêm các quyền sau đây: a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải
quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền ..." thì có 2 trường hợp xảy ra:
=> Vì Đức sở hữu 6,67% VĐL nhỏ hơn 10% theo quy định nên Đức không được yêu cầu
tâm triệu tập cuộc họp HĐTV Trừ các trường hợp sau:
- Nếu điều lệ Cty quy định thành viên sở hữu VĐL nhỏ hơn 10% không có quyền yêu
cầu triệu tập họp HĐTV thì Đức yêu cầu triệu Tâm triệu tập cuộc họp HĐTV là sai và Tâm
không triệu tập họp HĐTV là Đúng
- Nếu điều lệ Cty quy định thành viên sở hữu VĐL nhỏ hơn 10% có quyền yêu cầu triệu
tập họp HĐTV thì Đức yêu cầu Tâm triệu tập cuộc họp HĐTV là đúng và Tâm phải tiến hành
triệu tập họp HĐTV.

6


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI

N
Ngày 20/5/2015 HTX sản xuất đồ gốm A (có trụ sở tại huyện Gia Lâm – Hà Nội) ký hợp
đồng bán chó Cty B (trụ sở tại T.P Nam Định – tỉnh Nam Định) một số mặt hàng gốm sứ, giá
trị hợp đồng là 600 triệu. Số lượng, chất lượng của mặt hàng được các bên thỏa thuận cụ thể
trong hợp đồng.
Hai bên thỏa thuận, HTX A sẽ giao hàng cho Cty B (tại trụ sở của B) làm 02 đợt vào
ngày 25/6/2015. Tiền hàng mỗi đợt là 300 triệu sẽ được thanh toán ngay sau mỗi đợt giao hàng.
Số hàng đợt 1 HTX A giao lại có một số sản phẩm không đảm bảo chất lượng như thỏa
thuận (trị giá 150 triệu). Cty B thông báo với cơ sở A và yêu cầu cơ sở A phải mang số hàng đó
về và thay thế bằng hàng khác đảm bảo chất lượng (trong thời gian 5 ngày), đồng thời yêu cầu
cơ sở A phải nộp phạt vi phạm hợp đồng (6% giá trị hợp đồng vi phạm) và bồi thường cho Cty
B 50 triệu là số tiền lợi nhuận mà B bị bỏ lỡ do phía cơ sở A vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên cơ
sở A từ chối vì cho rằng giao hàng không đảm bảo chất lượng là do lò nung của A gặp sự cố kỹ
thuật (A cho rằng đây là sự kiện bất khả kháng).

a) Giả sử Cty B muốn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Hãy xác định tòa
án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên và giải thích tại sao lại xác định như vậy?
- Việc Cty B khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết là đúng thẩm quyền giải quyết của tòa
án về Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao theo quy định tại Điểm a
Khoản 1 Điều 29 Luật Tố tụng dân sự "Mua bán hàng hoá" .
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này là Tòa án huyện Gia Lâm vì theo quy
định tại Điểm b Khoản 1 Điều 33 Luật này "Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định
tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này" . Trong trường hợp nếu
có thỏa thuận văn bản giữa nguyên đơn và bị đơn thì có thể khởi kiện ra TAND T.P Nam Định.
b) Anh (chị) hãy giải quyết tranh chấp trên theo quy định của pháp luật hợp đồng?
Lò nung bị lỗi kỹ thuật không phải là sự kiện bất khả kháng nên không được coi là một
trong các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1
Điều 294 Luật Thương mại 2004 " Xảy ra sự kiện bất khả kháng".
- Số hàng đợt 1 HTX A giao lại có một số sản phẩm không đảm bảo chất lượng như thỏa
thuận (trị giá 150 triệu) thì HTX A đã vi phạm vào trường hợp hàng hóa không phù hợp hợp
đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 39 "Không bảo đảm chất lượng như chất lượng
của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua"
- Cty B thông báo với cơ sở A và yêu cầu cơ sở A phải mang số hàng đó về và thay thế
bằng hàng khác đảm bảo chất lượng (trong thời gian 5 ngày) là đúng theo quy định của Khoản
1 Điều 292 "Buộc thực hiện đúng hợp đồng" và Điều 298 "Trường hợp buộc thực hiện đúng
hợp đồng, bên bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng"

7


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
- Cty B yêu cầu cơ sở A phải nộp phạt vi phạm hợp đồng (6% giá trị hợp đồng vi phạm)
có 2 trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp 1: Trong hợp đồng có thỏa thuận bồi thường phạt vi phạm hợp đồng là
6% thì Cty B yêu cầu là đúng theo quy định tại Điều 301 "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng,
nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng" và A phải bồi thường .
+ Trường hợp 2: Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận bồi thường phạt vi phạm hợp
đồng 6% thì Cty B yêu cầu là sai và A không phải bồi thường
- Cty B yêu cầu cơ sở A bồi thường cho Cty B 50 triệu là số tiền lợi nhuận mà B bị bỏ lỡ
do phía cơ sở A vi phạm hợp đồng. Thì có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1: B chứng minh được có tổn thất xảy ra khi A vi phạm hợp đồng theo quy
định Điều 304 "Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do
hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu
không có hành vi vi phạm" và có thiệt hại xảy ra theo quy định tại khoản 2 Điều 302 "Giá trị
bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do
bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có
hành vi vi phạm" thì B yêu cầu A bồi thường 50 triệu là đúng
+ Trường hợp 2: Nếu B không chứng minh được có tổn thất theo quy định Điều 304 nêu
trên thì B yêu cầu bồi thường là sai và A không phải bồi thường
Ngày 07/02/2015, Cty CP Ban Mai (chuyên kinh doanh máy tính và các thiết bị điện tử, có
trụ sở tại Đà Nẵng) gửi một đề nghị giao kết hợp đồng qua đường bưu điện đến Cty TNHH
Hoàng Hôn (Chuyên kinh doanh hàng điện tử, có trụ sở tại Hà Nội) với nội dung sau:
- Cty BanMai muốn mua của Cty Hoàng Hôn 300 cái máy tính xách tay hãng HP
- Giá: 10 triệu đồng / 1 cái
- Ngày giao hàng: 01/03/2015
- Địa điểm giao hàng: Tại trụ sở chính của Cty Ban Mai ở TP Đà Nẵng
Ngày 10/02/2015, Cty Hoàng Hôn nhận được đề nghị của Cty Ban Mai. Ngày
15/02/2015, Cty Hoàng Hôn đã gửi thông báo chấp nhận lời đề nghị từ Cty Ban Mai với nội
dung: "Chúng tôi chấp thuận giao kết hợp đồng với các yêu cầu mà bên quý Công ty Ban Mai
đưa ra. Tuy nhiên, hiện tại trong kho hàng chúng tôi chỉ còn 200 cái máy tính hãng HP, chúng
tôi hứa sẽ giao đủ 100 cái còn lại trong vòng 1 tuần sau khi giao hàng vào ngày 01/03/2010".
Ngày 19/02/2015, Cty BanMai nhận được thư trả lời của Cty Hoàng Hôn nhưng im lặng.

Ngày 21/02/2015, Cty Ban Mai đã ký hợp đồng mua đủ 300 cái máy tính xác tay HP của doanh
nghiệp tư nhân Long Trọng.
Ngày 01/03/2015, Cty Hoàng Hôn giao 200 cái máy tính HP đến trụ sở chính của Cty
BanMai ở TP. Đà Nẵng nhưng Cty Ban Mai từ chối nhận hàng. Cty Hoàng Hôn cho rằng Cty
Ban Mai đã vi phạm hợp đồng nên khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại.
8


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
1. Hợp đồng giữa Cty Ban Mai và Doanh nghiệp tư nhân Long Trọng có phải là hợp
đồng mua bán hàng hóa không? vì sao?
- Là hợp đồng mua bán hàng hóa vì:
+ Chủ thể: 3 bên đều là thương nhân.
+ Đối tượng; hàng hóa hợp pháp: Máy tính xách tay HP
+ Mục đích: Lợi nhuận
2. Hợp đồng giữa Cty Ban Mai và Cty Hoàng Hôn hay chưa? Cty Ban Mai có vi phạm
hợp đồng và chị trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Cty Hoàng Hôn không?
Chia làm 2 trường hợp:
* Trường hợp 1: Giữa Cty Ban Mai và Cty Hoàng Hôn không có thỏa thuận im lặng là sự
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
=> Chưa có hợp đồng. Vì khi bên Cty Hoàng Hôn trả lời chấp thuận và có sử đổi đề nghị
ban đầu, thì được coi là đề nghị mới. Cty Ban Mai không trả lời đề nghị (về việc giao 100 cái
còn thiếu sau 1 tuần) của Cty Hoàng Hôn thì hợp đồng chưa được giao kết. Vì vậy, Cty Ban
Mai không vi phạm và không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Cty Hoàng Hôn
quy định tại Điều 395, Điều Điều 404 Bộ Luật Dân sự 2005, cụ thể:
Điều 395. Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất
Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa
đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
Điều 404. Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự
"1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp

nhận giao kết.
2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận
được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội
dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản"
* Trường hợp 2: Giữa Cty Ban Mai và Cty Hoàng Hôn có thủa thỏa thuận im lặng là sự
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
=> Đã có hợp đồng vì khi Cty Hoàng Hôn gửi lại đề nghị mới, Cty Ban Mai im lặng có
nghĩa là chấp nhận đề nghị mới đó (theo như thỏa thuận quy định tại Khoản 2 Điều 404 Bộ luật
dân sự 2005 đã trình bày ở trường hợp 1). Vì vậy, Cty Ban Mai đã vi phạm hợp đồng (không
nhận hàng như đã đưa ra trong đề nghị giao kết ban đầu) và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho Cty Hoàng Hôn.

9


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI

C
Cty TNHH Phương Đông được thành lập vào tháng 10/2014, ngành nghề kinh doanh là
mua bán thủy sản, vật tư ngành thủy sản. Vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.
- An: góp vốn 400 triệu (chiếm 20% vốn Điều lệ).
- Bình: góp vốn 600 triệ (chiếm 30 % vốn Điều lệ)
- Chương: góp vốn 800 triệu (chiếm 40% vốn Điều lệ)
- Dung: góp vốn 200 triệu (chiếm 10% vốn điều lệ)
Theo thỏa thuận ghi trong Điều lệ: Chương là Chủ tịch HĐTV; Bình là Giám đốc (người
đại diện theo pháp luật của Cty). Những nội dung khác của Điều lệ hoàn toàn phù hợp với Luật
doanh nghiệp.
Cty hoạt động được 1 năm thì nảy sinh mâu thuẫn gữa Chương và Bình. Với tư cách là

Chủ tịch HĐTV, Chương ra quyết định cách chức GĐ của Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc.
Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn tiếp tục giữ lại con dấu của Cty sau đó, với
danh nghĩa của Cty Bình đã ký hợp đồng vay giá trị 1,4 tỷ đồng với Cty CP Trường Xuân. Theo
HĐ, Cty Trường Xuân đã chuyển trước số tiền 500 triệu đồng cho Cty TNHH Phương Đông
(tổng giá trị tài sản của Phương Đông trong báo cáo tài chính gần nhất là 2,4 tỷ đồng). Tuy
nhiên, toàn bộ số tiền này đã được Bình chuyển sang một tài khoản cá nhân của mình.
Chương kiện Bình đòi lại 500 triệu + bồi thường thiệt hại gây ra cho Cty.
Cty Trường Xuân kiện Phương Đông hoàn trả 500 triệu + bồi hoàn thiệt hại cho Cty
Trường Xuân do Cty Phương đông vi phạm hợp đồng.
a) Nhận xét về quyết định cách chức GĐ của Chủ tịch HĐTV và bổ nhiệm giám đốc mới
của Chủ tịch HĐTV?
Nhận xét về quyết định của Chương:
- Chương ra quyết định cách chức của Bình là Sai: vì việc Chương với tư cách Chủ tịch
HĐTV (đây là cá nhân) ra quyết định cách chức giám đốc (cho thôi chức danh giám đốc) của
Bình là trái thẩm quyền, mà thẩm quyền đó là của Hội đồng thành viên theo quy định tại Điểm d
Điều 56 Luật Doanh nghiệp 2014 "... quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm
dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy
định tại Điều lệ công ty".
- Chương bổ nhiệm An làm giám đốc là sai: vì việc bổ nhiệm chức danh giám đốc không
phải thẩm quyền của Chương mà là thẩm quyền của Hội đồng thành viên như quy định tại Điểm
d Điều 56 Luật Doanh nghiệp nêu trên.
b) Nhận xét về việc Bình sau khi bị cách chức vẫn ký hợp đồng vay với Cty Trường
Xuân?

10


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
Bình sau khi bị Chương cách chức, với danh nghĩa của Cty Bình đã ký hợp đồng vay giá
trị 1,4 tỷ đồng với Cty CP Trường Xuân (tổng giá trị tài sản của Phương Đông trong báo cáo tài

chính gần nhất là 2,4 tỷ đồng) là trái thẩm quyền vì Hợp đồng vay giá trị là (1,4 : 2,4) x100%=
58,33% phải do HĐTV quyết định theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 56 Luật Doanh
nghiệp 2014 "Quyết định ... thông qua hợp đồng vay ... có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty..."
c) Giải quyết yêu cầu khởi kiện của Chương và Cty Trường Xuân?
* Giải quyết yêu cầu khởi kiện của Chương:
- Theo HĐ, Cty Trường Xuân đã chuyển trước số tiền 500 triệu đồng cho Cty TNHH
Phương Đông. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã được Bình chuyển sang một tài khoản cá nhân
của mình để tư lợi cá nhân là vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 71 Luật Doanh nghiệp
2014 "... không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi ..."
- Chương kiện Bình đòi lại 500 triệu + bồi thường thiệt hại gây ra cho Cty là đúng vì:
Thành viên công ty tự mình, hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm, dân sự đối Giám
đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 72 Luật Doanh
nghiệp 2014 "Vi phạm quy định tại Điều 71 của Luật này".
* Giải quyết yêu cầu khởi kiện của Cty Trường Xuân với Cty Phương đông:
- Cty Trường Xuân kiện Phương Đông hoàn trả 500 triệu + bồi hoàn thiệt hại cho Cty
Trường Xuân do Cty Phương đông vi phạm hợp đồng với tư cách pháp nhân với pháp nhân là
đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 93 Luật Dân sự 2004 có sửa đổi bổ sung năm 2011 "Pháp
nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện
xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân".
Cty TNHH Hy Vọng kinh doanh trong lĩnh vực mua bán vật liệu xây dựng được cấp GCN
ĐKDN vào tháng 7/2015. Cty có 3 thành viên là: Ông Kiện, Bà Mai và Bà Thư. Trong quá
trình hoạt động Cty xảy ra một số sự kiện:
a) Tháng 12/2015, bà Mai chết. Bà chỉ có 1 người con trai duy nhất là Chương (20 tuổi
đang là sinh viên). Bằng quy định của LDN 2014, anh (chị) hãy xử lý cách tình huống này?
Giả sử Chương là người thừa kế hợp pháp duy nhất của bà Mai:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014 "Trường hợp thành viên là
cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành
viên của công ty..." thì có các trường hợp sau:
- Chương đương nhiên trở thành thành viên của Cty.

- Nếu Chương không muốn trở thành thành viên của Cty thì: Theo quy định tại Điểm a
Khoản 3 Điều 54 Luật này "Người thừa kế không muốn trở thành thành viên" thì Phần vốn góp
của Chương được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53
của Luật này
11


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
- Chương từ chối nhận tài sản thừa kế là phần vốn góp đó thì được xử lý theo quy định
tại Khoản 4 Điều 54 Luật này "Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà
không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì
phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự"
b) Tháng 3/2016, ông Kiên dự định sang nước ngoài định cư cùng con trai nên muốn rút
toàn bộ số vốn góp đã đầu tư tại Cty. Do đó, ông Kiên đã làm văn bản yêu cầu Cty mua lại vốn
góp của mình nhưng Cty từ chối. Theo anh (chị) việc từ chối mua lại vốn góp của Cty là đúng
hay sai? tại sao? Muốn rút toàn bộ vốn góp, ông Kiên phải làm gì?
* Cty từ chối mua là đúng quy định:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 "Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần
vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội
đồng thành viên..." thì lý do ông Kiên muốn rút toàn bộ số vốn góp không thuộc quy định tại
Khoản này nên Cty từ chối mua là đúng.
* Muốn rút toàn bộ số vốn, ông Kiên cần tiến hành chuyển nhượng số vốn đó theo đúng
quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật này "Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5
và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác
theo quy định sau đây:
a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần
vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại
quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại

của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán"
Cty TNHH thương mại và dịch vụ Thái Dương được thành lập tháng 9/2014, vốn điều lệ 5
tỷ đồng, gồm bốn thành viên Hải, Chung, Nam và Lâm (hải góp vốn 2 tỷ đồng, Chung và Lâm
mỗi người góp vốn 1 tỷ đồng); trong đó Hải là Chủ tịch HĐTV, Nam là Giám đốc – Đại diện
theo pháp luật của Cty. Trong quá trình hoạt động kinh doanh có xảy ra một số sự kiện sau:
a) Tháng 7/2015, do Hải, Chung, Nam và Lâm có mâu thuẫn với nhau về hoạt động của
Cty nên Chung đã làm văn bản yêu cầu Cty mua lại vốn góp của mình nhưng Cty đã từ chối.
Việc Cty TNHH thương mại và dịch vụ Thái Dương từ chố mua lại vốn góp của Chung trong
trường hợp trên là đúng hay sai? Tại sao?
- Cty TNHH Thương mại và du lịch Thái Dương từ chối mua lại vốn góp của Chung là
đúng.
- Vì: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014 "... Trường hợp công
ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền

12


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải
là thành viên"
Như vậy khi Chung làm văn bản yêu cầu Cty mua lại vốn góp của mình thì Cty có thể từ
chối mua lại.
b) Giả sử do bị Cty từ chối mua lại vốn góp nên vào tháng 9/2015, Chung đã ký hợp đồng
bằng văn bản chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình cho Hoàng – Hiện đang là Chủ DNTN
Hoàng Hôn. Nhận xét về việc làm này của Chung? Hoàng có được quyền nhận chuyển nhượng
vốn góp từ Chung để trở thành thành viên Cty TNHH Thái Dương được không? tại sao?
* Nhận xét về việc làm của Chung: Giả sử do bị Cty từ chối mua lại vốn góp nên vào
tháng 9/2015, Chung đã ký hợp đồng bằng văn bản chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình
cho Hoàng thì có hai trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Chung không chào bán vốn góp đó cho các thành viên còn lại hoặc đã

chào bán nhưng việc chào bán chưa hết thời gian quy định là 30 ngày:
Theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 "Chỉ được chuyển
nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản
này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc
không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán" việc Chung chuyển nhượng cho
Hoàng là sai.
- Trường hợp 2: Chung đã chào bán vốn góp đó cho các thành viên và đảm bảo thời gian
chào bán theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 53 nêu trên, nhưng các thành viên không mua
thì việc Chung chuyển nhượng cho Hoàng là Đúng.
+ Hoàng là chủ DNTN được quyền nhận chuyển nhượng vốn góp từ Chung để trở thành
thành viên Cty TNHH Thái Dương vì theo quy định tại "Khoản 3 Điều 183 "Mỗi cá nhân chỉ
được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng
thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh" thì Hoàng có thể làm thành viên của
các doanh nghiệp khác (trong đó Cty TNHH Thái Dương) trừ việc đồng thời là chủ hộ kinh
doanh hoặc thành viên Cty hợp danh.
c) Tháng 3/2016, do giữa Hải và Nam có mâu thuẫn về quàn lý điều hành Cty, không
thống nhất về phương án phân chia lợi nhuận năm 2015, kế hoạch hoạt động kinh doanh của
năm 2016 nên Hải đã nhân danh Chủ tịch Hội đồng thành viên ra quyết định cách chức Giám
đốc của Nam và bổ nhiệm Lâm làm giám đốc. Anh (chị) hãy nhận xét về quyết định này của Hải?
Nhận xét về quyết định của Hải:
- Hải ra quyết định cách chức của Nam là Sai: vì việc Hải nhân danh Chủ tịch HĐTV (đây
là cá nhân) ra quyết định cách chức giám đốc (cho thôi chức danh giám đốc) của Nam là trái
thẩm quyền, mà thẩm quyền đó là của Hội đồng thành viên theo quy định tại Điểm d Điều 56
Luật Doanh nghiệp 2014 "... quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp
13


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại
Điều lệ công ty".

- Hải bổ nhiệm Lâm làm giám đốc là sai: vì việc bổ nhiệm chức danh giám đốc không phải
thẩm quyền của Hải mà là thẩm quyền của Hội đồng thành viên như quy định tại Điểm d Điều 56
Luật Doanh nghiệp nêu trên.
Cty TNHH Hoa Hậu ký hợp đồng mua của Cty TNHH Nam Vương 5 tấn cà chua loại 1
với giá 25.000 đồng/ 1 kg. Hai bên có thỏa thuận:
- Cty Nam Vương sẽ giao đủ 5 tấn cà chua vào ngày 20/9/2014 tại trụ sở Cty Hoa Hậu,
chi phí vận chuyển do Cty Nam Vương chịu.
- Nếu có vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm sẽ nộp phạt 7% giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm.
Đến ngày 20/9/2014, Cty Nam Vương giao hàng đến địa điểm như đã thỏa thuận. Tuy
nhiên, do chưa chuẩn bị được kho hàng nên Cty Hoa Hậu chưa thể nhận hàng và đề nghị Cty
Nam Vương giao thàng vào ngày 25/9/2014. Cty Nam Vương đồng ý đưa 5 tấn cà chua về và
thuê 1 kho giữ hàng cho Cty Hoa Hậu với giá thuê 5 ngày là 2,5 triệu đồng.
Đến ngày 23/9/2014, cà chua có dấu hiệu bị hỏng nên Cty Na, Vương phải bán rẻ cho
Doanh nghiệp tư nhân Na, Hậu 1 nửa số hàng đó với giá 10.000 đồng / 1kg.
Đến ngày 25/9/2014, Cty Nam Vương phải thuê 1 chiếc xe chở hàng với chi phí 10 triệu
đồng để chuyển 1 tấn cà chua đến cho Cty Hoa Hậu. Đồng thời Cty Nam Vương cũng yêu cầu
bên Cty Hoa Hậu phải bồi thường những khoản thiệt hại mà mình phải chịu do hành vi không
nhận hàng đúng hạn của Cty Hoa Hậu. Tuy nhiên, phía bên đại diện Cty Hoa Hậu không chấp
nhận thanh toán bất kỳ 1 khoản nào khác, ngoài khoản tiền mua 5 tấn cà chua. Cty Nam Vương
đã khởi kiện Cty Hoa Hậu ra tòa án.
1. Cty Hoa Hậu phải chịu những chế tài gì do hành vi vi phạm hợp đồng của mình?
Cty Hoa Hậu phải chịu 2 chế tài cơ bản: Bồi thường thiệt hại và Phạt vi phạm
* Bồi thường thiệt hại vì đã có đủ 3 căn cứ quy định tại Điều 303 Luật Thương mại 2005
"...
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại"
Thì trong đó:
- Hành vi vi phạm hợp đồng là việc không nhận hàng đúng hạn

- Có thiệt hại xảy ra là các khoản thiệt hại mà Cty Nam Vương phải chịu
- Hành vi vi phạm là nguyên nhân gây thiệt hại.

14


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
* Phạt vi phạm: Vì 2 bên đã thỏa thuận về phạt vi phạm và mức phạt trong phạm vi pháp
luật quy định (Không quá 8% phần giá trị nghĩa vụ hợp đồng vi phạm quy định theo Điều 300
và Điều 301 Luật Thương mại 2005):
- Điều 300 Luật Thương mại 2005 "Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi
phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các
trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này"
- Điều 301 Luật Thương mại 2005 "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc
tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá
8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật
này".
2. Cty Hoa Hậu phải trả cho Cty Nam Vương bao nhiêu tiền (ngoài khoản tiền thanh
toán cho 5 tấn cà chua?)
Ngoài khoản tiền thanh toán cho số hàng 5 tấn cà chua, Cty Hoa Hậu phải trả cho Cty
Nam Vương các khoản tiền sau:
* Bồi thường thiệt hại:
- Chi phí thuê kho giữ hàng: 2,5 triệu
- Chi phí thuê xe chở hàng lần 2 (vì nếu không có vi phạm của bên Cty Hoa Hậu thì Cty
Nam Vương sẽ không phải thuê thêm xe thêm 1 lần nữa): 10 triệu
- Khoản lỗ mà Cty Nam Vương phải chịu khi bán rẻ 1 nửa số hàng cho doanh nghiệp tư
nhân Nam Hậu: (25.000 đồng -10.000 đồng) x 2.500 kg = 37,5 triệu đồng
* Phạt vi phạm: 7% x (5.000 kg x 25.000 đồng) = 8,75 triệu đồng
=> Tổng số tiền Cty Hoa Hậu phải trả cho Cty Nam Vương do hành vi vi phạm hợp đồng
của mình là: 2,5 triệu + 10 triệu + 37,5 triệu + 8,75 triệu = 58,75 triệu đồng.

Cty TNHH Hòa Bình có 5 thành viên là A, B, C, D, E với số vốn điều lệ là 1,2 tỷ. Trong đó
A góp 200 triệu, B góp 250 triệu, C góp 250 triệu, D góp 300 triệu và E góp 200 triệu. Trong
đó A là chủ tịch Hội đồng thành viên. Sau một thời gian hoạt động, Cty TNHH Hòa Bình gặp
nhiều khó khăn và xảy ra nhiều mâu thuẫn trong nội bộ Cty. A quyết định triệu tập cuộc họp
Hội đồng thành viên để bàn về vấn đề giải thể Cty. Cuộc họp Hội đồng thành viên diễn ra
không có sự có mặt của E. Trong cuộc họp, D không nhất trí việc giải thể Cty. Nhưng Hội đồng
thành viên đã thông qua quyết định giải thể Cty vì đã có A, B, C cháp thuận. Hỏi:
1. Cuộc họp HĐTV diễn ra có hợp lệ không? Tại sao?
Cuộc họp HĐTV diễn ra hợp lệ
- Vì A là chủ tịch HĐTV -> A có quyền triệu tập cuộc họp HĐTV theo quy định tại Điều
58 Luật Doanh nghiệp 2014 "Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ
tịch Hội đồng thành viên hoặc ..."
- Điều kiện hợp lệ: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật doanh nghiệp 2014 "Cuộc
họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn

15


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định" thì trong cuộc họp chỉ vắng E, nên tỷ lệ vốn
tham gia dự họp là: 1 tỷ/ 1,2 tỷ = 83% => Điều kiện hợp lệ.
2. Quyết định giải thể Cty trong cuộc họp có đúng pháp luật không? tại sao?
Quyết định giải thể không hợp pháp
- Vì Quyết định giải thể Cty là quyết định quan trọng được quy định tại điểm b khoản 3
Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2014 "Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các
thành viên dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc
giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại,
giải thể công ty" thì cần có ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên tham gia dự họp
chấp thuận.

Ở đây, tổng số vốn tham gia dự họp là 1 tỷ. Trong cuộc họp, D không nhất trí, D chiến
300 triệu. Vậy tỷ lệ vốn chấp thuận là 700 triệu / 1 tỷ = 70%
=> Chưa đủ tỷ lệ để thông qua quyết định giải thể.
Cty TNHH Hà Tăng có 4 thành viên là Mai, Cúc, Đào, Huệ. Cty CP Hà Hồ có 5 cổ đông là
Táo, Mơ, Mận, Cam, Bưởi. Hai cty cùng nhau góp vốn thành lập một cty mới với tên gọi đầy
đủ trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là "Cty Song Hà". Trong đó, Cty TNHH Hà Tăng góp 4 tỷ
đồng tiền mặt, Cty CP Hà Hồ góp bằng quyền sử dụng một thửa đất được định giá 6 tỷ đồng.
Cty TNHH Hà Tăng cử Mai và Đào; Cty CP Hà Hồ cử Mơ và Mận tham gia vào cơ quan
cao nhất của Cty mới.
1. Xác định loại hình Cty mới có liên quan đến các điều kiện về vốn góp, về tên gọi đã
hợp pháp hay chưa?
- Loại hình Cty mới: Đây là Cty TNHH 2 TV trở lên
- Vì: đây là Cty có 2 thành viên là tổ chức (không thể là Cty cổ phần vì Cty cổ phần có
tối thiểu là 3 thành viên; không thể là Cty hợp danh vì Cty hợp danh có 2 thành viên hợp danh
phải là cá nhân).
2. Việc thành lập Cty mới liên quan đến các điều kiện vốn góp, về tên gọi đã hợp pháp
hay chưa?
- Điều kiện về vốn góp: Hợp pháp vì tài sản góp vốn có thể là tiền mặt, quyền sử dụng
đất được định giá.
- Điều kiện về tên Cty: Không hợp pháp vì tên Cty chưa nói rõ loại hình Cty nào – hợp
pháp phải là "Cty TNHH Song Hà".
3. Xác định thành viên của Cty mới là ai? Cơ quan cao nhất của Cty mới là cơ quan
nào?
- Thành viên của Cty mới gồm 2 thành viên, đó là: Cty TNHH Hà Tăng và Cty CP Hà
Hồ.
16


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
- Cơ quan cao nhất của Cty mới là Hội đồng thành viên.

4. Nếu Cty TNHH Hà Tăng sau một thời gian hoạt động đã quyết định chuyển nhượng
vốn góp cho Cty CP Hà Trần thì hành vi này có hợp pháp không?
Không hợp pháp vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật doanh nghiệp 2014
"... thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần
vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại
quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại
của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán"
Thì Cty TNHH Hà Tăng muốn chuyển nhượng vốn thì phải ưu tiên chuyển nhượng vốn
cho Cty CP Hà Hồ trước, nếu Cty CP Hà Hồ không mua hoặc không mua hết thì mới được
phép chuyển nhượng cho Cty CP Hà Trần.
Cty HD Minh Tân được thành lập 7/2015 gồm 3 thành viên là A, B và C trong đó A và B
là thành viên hợp danh và C là thành viên góp vốn.
a)Tháng 10/2015, Cty TNHH 1TV E do hợp tác xã K làm chủ sở hữu muốn góp vốn để
trở thành thành viên Cty HD Minh Tân. Cty TNHH một thành viên E có thể trở thành thành
viên của Cty HD Minh Tân không? Tại sao?
Cty TNHH 1TV E có thể trở thành thành viên của Cty Minh Tân. Vì:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Luật Doanh nghiệp 2014"Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau
đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty" thì Cty E chỉ chịu trách
nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Cty nên Cty E có thể góp vốn vào
Cty Hợp danh Minh Tân để có thể trở thành thành viên của Cty Minh Tân.
- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2014 "Thành viên hợp danh
mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có
thỏa thuận khác" thì Cty E chỉ có thể trở thành thành viên góp vốn của Cty Minh Tân.
- Để được làm thành viên góp vốn của Cty Hợp danh Minh Tân, Cty E phải được HĐTV

Cty HD Minh Tân chấp thuận theo quy định tại Khoản 1 Điều 181 Luật này "Công ty có thể
tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới
của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận" và số vốn cam kết của Cty E phải nộp
đủ và đúng thời gian theo quy định tại Khoản 2 Điều này "Thành viên hợp danh hoặc thành

17


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác".
b) Tháng 3/2016, A chết để lại di chúc cho con trai là M (22 tuổi) thừa kế toàn bộ phần
vốn góp của A tại Cty Bình Minh. Vấn đề này có thể được giải quyết như thế nào theo quy định
của Luật doanh nghiệp2014
Theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 176 Luật Doanh nghiệp 2014 "Trường hợp
thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại
công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể
trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận" thì:
* Trường hợp 1: M thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 2
Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014:
- M có thể trở thành thành viên góp vốn của Cty.
- Như vậy Cty HD Minh Tân chỉ còn 01 thành viên hợp danh (không đủ số lượng thành
viên hợp danh tối thiểu) thì trong vòng 6 tháng liên tục mà Cty không kết nạp thành viên hợp
danh mới thì Cty phải làm thủ tục chuyển đổi sang loại hình Cty TNHH 2TV trở lên, nếu không
làm thủ tục chuyển đổi thì Cty phải làm thủ tục giải thể theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều
201 Luật doanh nghiệp 2014 "Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy
định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp"
* Trường hợp 2: M không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp quy định tại
khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp thì:

- M được trở thành thành viên hợp danh của Cty nếu được thành viên hợp danh B đồng ý.
- M không trở thành thành viên hợp danh của Cty vì không được thành viên hợp danh B
đồng ý. Cty phải trả lại giá trị tài sản tại Cty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của
thành viên A. Đồng thời phát sinh hệ quả sau:
Như vậy Cty HD Minh Tân chỉ còn 01 thành viên hợp danh (không đủ số lượng thành
viên hợp danh tối thiểu) thì trong vòng 6 tháng liên tục mà Cty không kết nạp thành viên hợp
danh mới thì Cty phải làm thủ tục chuyển đổi sang loại hình Cty TNHH 2TV trở lên, nếu không
làm thủ tục chuyển đổi thì Cty phải làm thủ tục giải thể theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều
201 nêu trên trong trường hợp 1.
Cty CP Ba Đình thành lập năm 2004 hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Cổ
đông của Cty là 7 DNNN chiếm 80% VĐL, trong đó CtyTNHH NN 1TV A chiếm 45% VĐL;
cổ đong là cá nhân chiếm 20% VĐL.
HĐQT của Cty gồm 7 thành viên, Cty A có 2 đại diện: Ông Trần Xuân Linh - đại diện
quản lý phần vốn góp (là Giám đốc Cty); bà Trần Thị Xuân - Chủ tịch HĐQT - đại diện theo
PL của Cty CP Ba Đình. Điều lệ Cty quy định: GĐ phải là thành viên HĐQT.
18


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
Ngày 15/02/2016, lãnh đạo Cty A ra QĐ cho thôi chức danh thành viên HĐQT của ông
Linh và thôi nhiệm vụ đại diện và quản lý phần vốn góp của Cty A tại Cty CP Ba Đình, đồng
thời QĐ bổ nhiệm ông Nguyễn Trần Thanh sang giữ chức GĐ và thành viên HĐQT trong Cty
CP Ba Đình.
Ngày 26/3/2016 bà Xuân ra quyết định triệu tập HĐQT, phiên họp có 6 thành viên tham
gia, khi biểu quyết bãi miễn chức vụ của ông Linh và bổ nhiệm ông Thanh làm giám đốc thay
ông Linh có 4/6 thành viên chấp thuận, 2/6 thành viên phản đối.
Ông Linh khởi kiện ra tòa đòi hủy các quyết định trên của HĐQT. Hỏi:
1. Nhận xét quyết định của lãnh đạo Cty A?
Thẩm quyền Đại hội cổ đông theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 135 Luật Doanh
nghiệp 2014 "Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên"

Thẩm quyền của Hội đồng quản trị theo quy định tại Điểm i, Khoản 2 Điều 149 Điều này
"... bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc ..."
=> Như vậy Ngày 15/02/2016, lãnh đạo Cty A ra Quyết định:
- Cho thôi chức danh thành viên HĐQT của ông Linh là sai vì chỉ có Đại hội cổ đông
mới có thẩm quyền này theo Điểm c Khoản 2 Điều 135 nêu trên.
- Cho thôi nhiệm vụ đại diện và quản lý phần vốn góp của Cty A của ông Linh là đúng
thẩm quyền.
- Bổ nhiệm ông Nguyễn Trần Thanh sang giữ chức và thành viên HĐQT trong Cty CP
Ba Đình là sai vì:
+ Bổ nhiệm chức danh Giám đốc là thẩm quyền của Hội đồng quản trị Cty CP Ba Đình
theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 149 nêu trên.
+ Thẩm quyền bổ nhiệm thành viên HĐQT là thẩm quyền của Đại hội cổ đông quy định
tại Điểm c Khoản 2 Điều 135 nêu trên.
* Nhận xét về quyết định của HĐQT Cty Ba Đình
Ngày 26/3/2016 bà Xuân ra quyết định triệu tập HĐQT, phiên họp có 6 thành viên tham
gia (Chiếm 85,7% số thành viên HĐQT) đúng theo trình tự, thủ tục và thành phần số thành viên
tham gia họp. Trong cuộc họp có 4/6 (bằng hai phàn ba) biểu quyết tán thành và có 2/6 (bằng
một phần ba) biểu quyết không tán thành:
- HĐQT biểu quyết bãi miễn chức vụ ông Linh là đúng vì Theo quy định tại khoản 4
Điều 97 Luật này "Cuộc họp lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng thành viên hợp lệ khi có ít
nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên tham dự. Nghị quyết của Hội đồng
thành viên được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên tham dự biểu quyết tán thành..."
- HĐQT bổ nhiệm ông Thanh làm giám đốc là sai vì ông Thanh chưa là thành viên
HĐQT mà theo Điều lệ Cty mà dữ kiện đề bài nêu, Giám đốc phải là thành viên HĐQT.
19


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
Cty CP An Bình có trụ sở chính tại Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Cty

còn mở thêm 2 chi nhánh ở Quận Hoàn Kiếm và Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Công ty có vay ngân hàng ACB 5 tỷ đồng với thời hạn trả lợi là ngày 03/01/2015. Tuy
nhiên, đến hạn trả nợ, do kinh doanh thua lỗ và nợ nần chồng chất nên Cty CP An Bình vẫn
chưa trả được khoản nợ 5 tỷ. Tháng 5/2015, vì không đòi được nợ nên ngân hàng ACB đã nộp
đơn lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết với mong muốn đòi được số nợ.
1. Thủ tục nào theo quy định của pháp luật là phù hợp để giúp Ngân hàng ACB đòi nợ?
Thủ tục phù hợp là thủ tục phá sản. Bởi vì ở đây Cty CP An Bình đã mất khả năng thanh
toán (không trả nợ trong khoảng thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn trả nợ) thì Ngân hàng
ACB có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Phá
sản 2014 "Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp,
hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán".
2. Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của Ngân hàng ACB?
Cơ quan có thẩm quyền là TAND. Cụ thể ở đây là TAND thành phố Hà Nội (theo quy
định tại Khoản 1 Điều 8 Luật phá sản 2014: Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở huyện khác
nhau thì TAND có thẩm quyền là TAND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh).
Cty CP Thành Đạt được thành lập tháng 7/2015 (trụ sở chính tại Q. Hồng Bàng – Hải
phòng) kinh doanh trong lĩnh vực Thủy Sản. Sau một thời gian hoạt động kinh doanh, giữa
năm 2015 do không tính toán được chi phí cùng với ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên Cty
đã thua lỗ và không có khả năng trả nợ khi các chủ nợ đã yêu cầu nhiều lần.
Giả sử do Hội nghị chủ nợ được tổ chức không thành, Tòa án ra quyết định tuyên bố phá
sản đối với Cty CP Thành Đạt. Tổng tài sản của Cty sau khi bán đấu giá thu được 5,35 tỷ (chưa
bao gồm giá trị tài sản cầm cố, thế chấp). Bằng quy định của luật phá sản 2014, anh (chị_ hãy
đưa ra phương án phân chia tài sản? các khoản nợ của Cty gồm:
1. Nợ thuế: 1,8 tỷ đồng
2. Nợ ngân hàng BIDV Hải Phòng: 3,2 tỷ đồng (tài sản thuế chấp bán được 2,8 tỷ đồng)
3. Nợ Cty C: 730 triệu đồng (Khoản tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng).
4. Nợ VNPT – Hải phòng: 40 triệu
5. Nợ điện lực Hải phòng: 150 triệu
6. Nợ của Cty Vận tải D: 200 triệu

7. Nợ lương người lao động: 1,5 tỷ đồng
8. Nợ của ông M: 3,5 tỷ (từ hợp đồng vay tiền)
9. Nợ của Bà T: 480 triệu do chưa thanh toán tiền thuê nhà trong 2 năm.
8. Chi phí phá sản: 50 triệu đồng.
20


BÀI TẬP – LUẬT THƯƠNG MẠI
a) Theo anh (chị) những người nào có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu thủ tục phá
sản với Cty CP Thành Đạt?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014 "Chủ nợ không có bảo đảm, chủ
nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03
tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ
thanh toán".
=> Như vậy tất cả các chủ nợ trên là chủ nợ không có bảo đảm và có báo đảm một phần
(là BIDV) đều được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
* Phân chia tài sản:
1. Thanh toán cho các khoản nợ có bảo đảm theo Điều 53 luật phá sản 2014:
- Ngân hàng BIDV: Tài sản thế chấp bán được 2,8 tỷ
=> Trả 2,8 tỷ, còn thiếu 0,4 tỷ được xem là khoản nợ không bảo đảm BIDV là chủ nợ
không có bảo đảm đối với 0,4 tỷ và được thanh toán cùng các chủ nợ không có bảo đảm khác ở
giai đoạn sau.
2. Thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo quy định tại Điều 54 Luật phá sản 2014:
(1) Chi phí phá sản: 50 triệu
=> Tổng tài sản còn lại: 5,35 tỷ - 0,05 tỷ =5,3 tỷ
(2) Nợ lương người lao động: 1,5 tỷ
=> Tổng tài sản còn lại: 5,3 tỷ - 1,5 tỷ = 3,8 tỷ
(3) Các khoản nợ không có bảo đảm
- Tổng số nợ không có bảo đảm = 1,8 tỷ (thuế) + 400 triệu (BIDV Hải Phòng) + 730 triệu
(Cty C) + 40 triệu (VNPT Hải phòng) + 150 triệu (Điện lực Hải Phòng) + 200 triệu (Cty Vận

tải D) + 3,5 tỷ (ông M) + 480 triệu (bà T) = 6,9 tỷ đồng
Tổng tài sản còn lại của Cty Đại Phát chỉ còn 3,8 tỷ < 6,9 tỷ nên các chủ nợ sẽ được chi
theo tỷ lệ %
Tính tỷ lệ %: (3,8 tỷ/6,9 tỷ)x100% = 55,07%
=> Số tiền các chủ nợ không có bảo đảm được thanh toán:
1. Thuế: 1800 Triệu đồng x 55,07% = 991,26 triệu
2. Ngân hàng BIDV Hải Phòng: 400 x 55,07% = 220,28 triệu
3. Cty C: 730 triệu đồng x 55,07% = 402,029 triệu
4. VNPT – Hải phòng: 40 triệu x 55,07% = 22,03 triệu
5. Điện lực Hải phòng: 150 triệu x 55,07% = 82,605 triệu
6. Nợ của Cty Vận tải D: 200 triệu x 55,07% = 110,14 triệu
7. Nợ của ông M: 3500 triệu x 55, 07% = 1927, 45 triệu
8. Nợ của Bà T: 480 triệu x 55, 07% = 264,34 triệu
21



×