Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sáng kiến kinh nghiệm dạy học toán lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.58 KB, 10 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5
DẠNG BÀI GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Giáo dục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của
mỗi quốc gia. Nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo là phải
chuẩn bị cho thế hệ trẻ như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của những thập niên
đầu thế kỷ, thích ứng được sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, tham
gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi
trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là “quốc sách” - nhất
là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại biểu
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Taị đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định
“ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng
và phát huy hiệu quả”. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII trước
những cơ hội và thách thức, căn cứ vào yêu cầu mục tiêu mới của giáo dục đào tạo
Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định:
“ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con
người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững”.
Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định:
“Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp
dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất
của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh


viên.”
Trong nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2010-2015. Đảng ta tiếp tục khẳng
định: “ Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu. Tập trung nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Ðổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập
quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý là khâu then chốt.”
Đảng ta khẳng định đầu tư cho con người là đầu tư phát triển. Như vậy có thể thấy
Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói
1


chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ khoa
học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đòi hỏi công tác giáo
dục đào tạo của chúng ta không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao
về chất lượng.
Trong Giáo dục tiểu học các môn học đều rất quan trọng. Mỗi môn học lại giúp
các em phát triển về một mặt nhất định, môn Toán cũng là một trong các môn học đó.
Để dạy môn Toán ở tiểu học có hiệu quả giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như:
+ Thay đổi vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, học sinh là đối tượng
chủ động chiêm lĩnh kiến thức.
+ Thay đổi công việc của người thầy: Là người tổ chức các hoạt động học tập
để học sinh khám phá.
Để tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh, với môn Toán cần có
phương pháp dạy học phù hợp ở nhiều mặt: Với nội dung kiến thức Toán học, với đặc
điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, với điều kiện dạy học cụ thể.
Một trong những đổi mới quan trọng nhất cần thực hiện trong dạy học toán hiện
nay là: Nhanh chóng chuyển từ hình thức “Thầy giảng- Trò nghe” sang hình thức

“Thầy tổ chức- Trò hoạt động”. Nói cách khác dạy học toán cần được tiến hành dưới
dạng tổ chức các hoạt động dạy học: Nhóm, cá nhân, cả lớp, trò chơi… để giúp học
sinh chủ động tiếp thu bài, hiểu sâu, có khả năng vận dụng thực hành.
Xuất phát từ những yêu cầu cơ bản cải tiến phương pháp dạy và học trong giai
đoạn hiện nay.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của chương trình toán lớp 5. Từ những hạn chế
của tâm lý lứa tuổi. Từ tình hình thực tiễn trình độ nhận thức của học sinh lớp, tôi
luôn luôn trăn trở, suy nghĩ tìm cách cải tiến phương pháp dạy bộ môn Toán, đặc biệt
là môn toán khối 5. Sau đây tôi xin đề cập đến một vấn đề, đó là “Rèn kĩ năng giải
toán cho học sinh lớp 5 dạng bài giải toán có lời văn”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận:
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán
ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung
của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số,
hình học có trong chương trình.
Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm
sau:
a) Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được
giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng
2


các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh
mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hạc thiếu sót của các em về
kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục.
b) Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông
qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp
giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời

sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống.
c) Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ
sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện
chứng: việc giải toán với những đề tài thích hợp, có thể giới thiệu cho các em những
thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta và các nước Anh em, trong
công cuộc bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới, góp phần giáo dục các em ý thức
bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch v.v... Việc giải toán có thể giúp các
em thấy được nhiều khái niệm toán học, ví dụ: các số, các phép tính, các đại lượng
v.v... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con
người, thấy được các mối quan hệ biện chứng giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái
phải tìm v.v..
d) Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư
duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy
của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho
và caí gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải
tìm; Suy luận, nêu nên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép
tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v... Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán
góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm
việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc
mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v...
2. Cơ sở thực tiễn:
Sở dĩ tôi chọn đề tài này là vì đối với nhận thức của học sinh tiểu học nói
chung, của lớp tôi nói riêng, phần “Giải toán có lời văn” các em còn yếu vì nhiều
nguyên nhân, trong đó vẫn là: Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em thường vội
vàng, hấp tấp, đơn giản hoá vấn đề nên đôi khi chưa hiểu kỹ đề bài đã vội vàng làm
bài, dẫn đến kết quả còn nhiều khi bị sai, thiếu hoặc đúng nhưng chưa đủ.
Bên cạnh đó, cũng còn một nguyên nhân quan trọng nữa là tâm lý lứa tuổi.
Các em thích giống bài của bạn, không tin tưởng vào bài của chính mình nên dẫn đến
những sai sót giống nhau. Thậm chí có khi đã làm bài đúng rồi nhưng lại bỏ đi, chép
lại sao cho giống bài của bạn. Đây là do các em thiếu cơ sở lý luận, không tin tưởng

vào mình. Một số em do nhận thức chậm, đọc viết chậm, nên không hiểu yêu cầu của
đề bài, đọc đề bài nhưng không hiểu rõ nội dung. Một số em còn có tính ỉ lại, không
3


chịu khó giải những bài toán có lời văn, chỉ đợi bạn giải bài xong để chép hoặc có giải
bài nhưng thiếu đồ dùng học tập (Với những bài toán hình học, toán chuyển động…)
Từ những nguyên nhân trên, tôi đã thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:
3. Biện pháp khắc phục:
Chương trình Toán lớp 5 có nhiều dạng toán hợp cơ bản có lời văn như:
Tìm số trung bình cộng.
Tìm hai số khi biết tổng và hiếu của hai số.
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số.
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số.
Tìm chu vi và diện tích hình chữ nhật.
Tìm chu vi và diện tích hình thang .
Tính chu vi và diện tích hình tròn.
Tính chu vi và diện tích hình tam giác.
Giải toán về tỉ số phần trăm.
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
Tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
Tính thể tích hình lập phương.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên giúp học sinh nắm được từng dạng toán
(dạng toán đơn thuần, dạng toán hợp ), giúp học sinh làm quen và biết cách giải một
số dạng toán hợp khác nhau. Điều chủ yếu là giáo viên phân tích kĩ từng mẫu bài
toán, biết lập luận một cách lôgic để tìm ra cách giải nhan và đúng. Học sinh phải xác
định được đâu là giả thiết, đâu là kết luận của đề toán, từ đó tìm được cách giải tương
ứng của mỗi dạng toán.
Từ cơ sở lý luận trên, tôi có phương hướng giải quyết vấn đề: Giúp học sinh

hình thành kỹ năng, kỹ xảo, nắm được phương pháp chung “giải toán có lời văn” theo
5 bước như sau:
Bước 1: Thường xuyên cho học sinh đọc đề bài nhiều lần trước khi làm bài, từ
đó các em hình thành thói quen đọc kỹ bài trước khi giải.
Bước 2: Trong quá trình giải, chữa bài tập toán ở nhà, vở bài tập in, khi giải
toán đố, tôi thường xuyên cho học sinh đọc đề rồi tóm tắt, lựa trọn cách tóm tắt cho
phù hợp với nội dung bài toán. Trước khi tóm tắt thường hướng dẫn cho các em có
cách tóm tắt bài bằng hệ thống các câu hỏi gợi mở, giúp học sinh nhận biết dạng toán
điển hình. Ví dụ: toán hợp giải bằng hai phép tính nhân, chia, v.v… Từ đó học sinh có
hướng tóm tắt bài toán cho đúng với yêu cầu của từng loại bài.
Bước 3: Phân tích bài toán. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp gợi mở
cho học sinh đi ngược từ câu hỏi của bài toán trở lại điều kiện của đầu bài đã cho.
Hoặc giáo viên tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động nhóm (như nhóm đôi,
4


nhóm lớn…) từ thảo luận các em dần hình thành kiến thức, chiếm lĩnh được kiến
thức, làm chủ được kiến thức. Từ đó các bạn giỏi hướng dẫn, hình thành, xây dựng,
phát triển lượng kiến thức đã tiếp thu được cho các bạn yếu trong cùng một nhóm.
Bước 4: Giải bài toán. Từ ba bước trên, giúp học sinh hiểu kỹ đầu bài, từ đó
học sinh định hướng, tư duy và tìm ra cách giải bài toán đó.
Bước 5: Thử lại kết quả. Sau khi giải xong, cho các em thử lại kết quả. Bước
này giúp học sinh có cơ sở lý luận, tin tưởng vào cách làm bài của mình.
Để hình thành cho học sinh có kỹ năng, kỹ xảo “giải toán có lời văn” theo năm
buớc trên, đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên, liên tục.
VD1: Một tổ sản xuất muối thu hoạch trong năm đợt như sau: 45 tạ; 60 tạ; 75 tạ; 72
tạ; 98 tạ. Hỏi trung bình mỗi đợt thu hoạch bao nhiêu tấn muối?
Bài giảng (mẫu):
Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ đầu bài. Tìm hiểu khai thác đề.
Bước 2: Tóm tắt.

Thu 5 đợt: 45 tạ; 60 tạ; 75 tạ; 72 tạ; 98 tạ.
Trung bình mỗi đợt ? tạ
Bước 3: Phân tích.
-Bài toán cho biết gì? (Số tạ muối mỗi đợt)
- Bài toán hỏi gì? (số tạ muối trung bình mỗi đợt)
- Muốn tìm số muối trung bình mỗi đợt ta phải làm gì? (Tìm tổng số muối)
Cách làm: Tìm tổng rồi chia cho số đợt.
Bước 4:

Giải.
Tổng số muối cả 5 đợt là:
45 + 60 +75 + 72 + 98 = 350 (tạ)
Trung bình mỗi đợt thu hoạch được là:
350 : 5= 70 (tạ)
Đáp số: 70 tạ

Bước 5: Thử lại
70 x 5 = 350 (tạ)
VD2: Cho tổng hai số là a, hiệu hai số là b. Tìm hai số đó?
* Giáo viên tổ choc cho học sinh thảo luận, làm bài theo các bước sau:
Cách 1:
Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ đầu bài. Tìm hiểu khai thác đề.
Bước 2: Tóm tắt bài toán bằng ngôn ngữ toán học.
Số lớn + Số bé = a
Số lớn – Số bé = b
Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải :
Bài toán hỏi gì?
5



Muốn tìm mỗi số ta phải làm thế nào?
Bước 4: Giải toán.
Cách 2: Ta thấy nếu lấy tổng hai số (a) trừ đi hiệu hai số (b) thì ta được hai lần
số bé, chia cho 2 ta được số bé: Vậy số bé = (a – b): 2
Từ đó ta có thể tìm được số lớn bằng một trong hai cách đã học.
Cách 3: Nếu lấy tổng hai số (a) cộng với hiệu hai số (b) ta được hai lần số lớn,
chia cho 2 ta được số lớn: Vậy số lớn = (a + b): 2
Từ đó ta có thể tìm được số bé bằng một trong hai cách đã học.
Bước 5. Thử lại kết quả của bài toán:
a = Số lớn + Số bé
b = Số lớn – Số bé
VD3: An và Bình có 12 nhãn vở. Số nhãn vở của An bằng 1/3 số nhãn vở của Bình.
Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu nhãn vở?
VD4: Bình có số nhãn vở gấp 3 lần số nhãn vở của An, số nhãn vở của Bình nhiều
hơn An là 12 nhãn vở. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu nhãn vở?
* Với 2 dạng toán này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh như sau.
Bước 1: Đọc kĩ đề toán
Bước 2: Vẽ được sơ đồ bài toán
Bước 3: Xác định được tổng ( hiệu) và tỉ số của 2 số
Bước 4: Giải toán.
VD3:

Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 3 =4 (phần)
Số nhãn vở của An là:
12 : 4 = 3 (nhãn vở)
Số nhãn vở của Bình là:
3 x 3 = 9 (nhãn vở)
Đ/S: An: 3 nhãn vở
Bình: 9 nhãn vở


VD4: Hiệu số phần bằng nhau là:
3 – 1 = 2 (phần)
Số nhãn vở của An là
12 : 2 = 6 (nhãn vở)
Số nhãn vở của Bình là
6 x 3 = 18 (nhãn vở)
Đ/S : An: 6 nhãn vở
Bình: 18 nhãn vở
Bước 5: Thử lại kết quả. 3 + 9 = 12 hoặc 18 – 6 = 12
6


VD 5: Cho hình thang ABCD có góc A và D vuông. Cạnh: AB = 50cm ; CD = 60cm
AM = 4dm ; DM = 10cm. Tính diện tích hình thang ABMN biết MN song song với
AB.
Với những bài toán về hình học (hình chữ nhật, hình vuông, hình thang, hình
hộp chữ nhật, …. ), học sinh phải nhớ được công thức tính chu vi và diện tích mỗi
hình. Các số đo (chiều dài, chiều rộng….) Phải cùng một đơn vị đo. Tên đơn vị phải
viết chính xác.
* Với các ví dụ trên giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh
kiến thức. 1,2 học sinh có thể tổ chức cho cả lớp thảo luận, trả lời các câu hỏi theo
hướng giải ( - Yêu cầu các bạn đọc đề bài- Tóm tắt đề bài(lựa trọn cách tóm tắt phù
hợp với nội dung bài)- Thảo luận, tìm ra cách giải bài- Giải bài – Kiểm tra lại kết quảGiáo viên nhận xét, chữa bài ). Với cách tổ chức này giúp học sinh mạnh dạn, tự tin,
tự chủ lĩnh hội kiến thức. Để tổ chức hình thức trên đạt hiệu quả thì học sinh phải
chuẩn bị bài ở nhà một cách kĩ lưỡng.
* Một số dạng bài mới giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vận dụng kiến
thức cũ để hình thành kiến thức mới ( VD: Phép trừ số đo thời gian với một số; Phép
nhân số đo thời gian với một số; Thể tích hình lập phương….). Với những dạng bài
này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự phát hiện kiến thức, chiếm lĩnh kiến thức

mới thông qua kiến thức đã được học ( Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài Tóm tắt đề, lựa trọn cách tóm tắt phù hợp với nội dụng bài toán- Tổ chức cho học sinh
thảo luận theo nhóm - Giải bài toán- Lựa trọn, tìm hiểu các cách giải bài toán- Báo
cáo kết quả thảo luận, học sinh có thể lên bảng báo cáo hoặc đứng tại chỗ nêu miệngGiáo viên nhận xét, kết luận , khắc sâu kiến thức của bài.
* Trong lớp học mà có nhiều đối tượng học sinh( Giỏi, khá, trung bình, yếu).
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức bằng nhiều “hình thức tổ
chức” khác nhau như: Tổ chức nhóm học sinh “đồng dang” (Giỏi, khá một nhóm),
(trung bình, yếu một nhóm) với cách tổ chức này học sinh có thể thảo luận, giải
những bài toán phù hợp với khả năng của mình. Giáo viên cũng có thể tổ chức nhóm
“cộng tác” (Giỏi, khá, trung bình, yếu làm một nhóm) với cách tổ chức này sẽ tạo cho
học sinh tính tự tin, chủ động, tinh thần đoàn kết, những học sinh giỏi có thể giúp đỡ
những bạn yêu dần hình thành kiến thức – làm chủ kiến thức- chiếm lĩnh kiến thức.
* Toán tiểu học- Đặc biệt là Toán lớp 5 có rất nhiều dạng Toán giải khác nhau,
để học sinh có thể giải được những bài toán khó, thích giải những bài toán khó. Giáo
viên phải tìm tòi, hướng dẫn, tổ chức sao cho phù hợp, sao cho các em yêu thích và
muốn giải được bài toán đó- Để làm được điều đó giáo viên đưa những bài toán nâng
cao vào trong các tiết dạy Toán ( bài toán phải phù hợp với nội dung của tiết đang
dạy). Kết hợp với Chi Đoàn, Đội Thiếu niên, tổ chức “ Thi kiến thức học đường”- thi
giải toán trên bảng tin…
7


4. Kết quả thực hiện :
Với các biện pháp và việc làm trên đây đối với học sinh lớp 5B nói chung và
một số em học yếu môn Toán của lớp nói riêng, tôi thấy đã đạt được một số kết quả
sau đây.
- Bài kiểm tra khảo sát đầu năm học:
Tổng số học sinh: 25 học sinh.
Giỏi: 3 em = 12 %
Khá: 9 em = 36 %
Trung bình: 8 em = 40 %

Yếu: 5 em = 20%
- Bài kiểm tra cuối năm học:
Tổng số học sinh: 25 học sinh.
Giỏi : 7 em = 28 %
Khá: 14 em = 56 %
Trung bình: 4 em = 16 %
Yếu: 0
Như vậy học “ Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán dạng giải toán có
lời văn” đã giúp học sinh tiếp cận với các bài toán giải sâu sắc hơn, đủ dạng hơn, trí
tưởng tượng phong phú hơn. Đồng thời còn rèn luyện học sinh năng lực tư duy, biết
giải các bài toán phức tạp hơn, biết tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học
vào thực tế.
5. Bài học kinh nghiệm:
Thông qua việc thực hiện, giải quyết vấn đề đã được nêu trên, tôi đã rút ra được
một số bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy toán có lời văn
cho học sinh:
- Luôn động viên, khuyến khích học sinh đào sâu suy nghĩ. Phát huy trí lực của
học sinh. Không trách phạt, phê bình khi các em làm bài sai dẫn đến việc các em sẽ
mất bình tĩnh, rối trí trong quá trình giải toán.
- Sử dụng triệt để những đồ dùng dạy học khi dạy toán để lôi cuốn, gây hứng
thú cho học sinh đối với môn học được coi là khô khan nhất này.
- Thường xuyên kiểm tra việc nắm các bước giải toán có lời văn của học sinh để
củng cố khắc sâu cho các em kiến thức ở các giờ luyện tập, thi giải toán nhanh trong
giờ sinh hoạt vui chơi.

8


III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:


1. Kết luận:
Hướng dẫn và giúp học sinh giải toán có lời văn nhằm giúp các em phát triển tư
duy trí tuệ, tư duy phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, rèn luyện tốt
phương pháp suy luận lôgic. Bên cạnh đó đây là dạng toán rất gần gũi với đời sống
thực tế.
Do vậy, việc giảng dạy toán có lời văn một cách hiệu quả giúp các em trở thành
những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống
thực tế hàng ngày.
Những kết quả mà chúng tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải
là cái mới so với kiến thức chung về môn toán ở bậc tiểu học, song lại là cái mới đối
với bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều lý
thú về nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở bậc tiểu học. Tôi tự
cảm thấy mình được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn lại, sự ham muốn, say xưa
với việc nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài này của tôi là giai đoạn đầu nghiên cứu trong
lĩnh vực khoa học nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi mong muốn
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn đồng nghiệp và những
ai quan tâm đến vấn đề giải toán có lời văn cho học sinh ở bậc tiểu học nói chung, giải
Toán có lời văn ở lớp 5 nói riêng.
2. Một số đề xuất:
Qua thực tế giảng dạy môn toán ở Trường tiểu học nói chung và lớp 5 nói
riêng, tôi thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để
nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Từ những kinh nghiệm thực tế trong những năm giảng dạy, để giúp học sinh
thích học và giải toán có lời văn, tôi kiến nghị với các nhà soạn sách giáo khoa hãy
lựa chọn, sắp xếp hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để các
em có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học.
Đối với giáo viên, ở mỗi dạng toán cần hướng dẫn học sinh nhận dạng bằng
nhiều cách: đọc, nghiên cứu đề, phân tích bằng nhiều phương pháp ( Mô hình, sơ đồ
đoạn thẳng, suy luận ....) để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bài hơn. Không nên dừng lại ở
kết quả ban đầu ( giải đúng bài toán ) mà nên có yêu cầu cao hơn đối với học sinh.

Ví dụ: Như yêu cầu học sinh ra một đề toán tương tự hoặc tìm nhiều lời giải
khác nhau....
Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò
chơi, đố vui.... phù hợp với đối tượng học sinh của mình: " Lấy học sinh để hướng
9


vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trò nhận thức chủ động trong
việc giải toán ''.
Trong giảng dạy giáo viên cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng
hợp, khả năng suy luận lôgíc, giúp các em nắm chắc kiến thức cụ thể. Với toán có lời
văn, đó là cách giải và trình bày lời giải, sử dụng tốt tất cả các phương pháp đã nêu ở
trên.
Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu ( giải đúng bài toán ) mà nên có yêu cầu
cao hơn đối với học sinh. Ví dụ: Như yêu cầu một học sinh ra một đề toán tương tự
hoặc tìm nhiều lời giải khác nhau.....
Trong khi giải phải yêu cầu học sinh đặt câu hỏi: ''Làm phép tính đó để làm
gì ?'', từ đó có hướng giải đúng, chính xác.
Sau mỗi bài giải, học sinh phải biết xem xét lại kết quả mình làm để giúp các
em tự tin hơn khi giải quyết một vấn đề gì đó.
Trên đây là một số vấn đề tôi đã suy nghĩ, học hỏi và thể hiện trong quá trình
giảng dạy, đặc biệt là môn Toán. Tôi rất mong được sự nhận xét, góp ý của các đồng
chí, đồng nghiệp để giúp đỡ tôi hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách của người giáo
viên trong “ Sự nghiệp trồng người”.
Tôi xin chân thành cảm ơn .

Phúc Sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2011
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
VIẾT ................................................................................
................................................................................

................................................................................
................................................................................
................................................................................

NGƯỜI

Hoàng Xuân Hiến

10



×