Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

GIÁO TRÌNH THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 99 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN

----------

Chủ biên: TS. DƢƠNG XUÂN THAO

GIÁO TRÌNH

THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
(Dùng cho hệ Đại học và Cao đẳng)

Vinh – 2015


MỤC LỤC
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP.......... 1
1. KHÁI QUÁT VỀ THỐNG KÊ DOANH NGHIÊP ................................................... 1
2. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ .......................................................... 1
2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 1
2.2. Chức năng của thống kê .......................................................................................... 2
2.3. Phƣơng pháp luận của môn học .............................................................................. 2
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIÊM VỤ CỦA MÔN HỌC THỐNG KÊ DN ........................ 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................. 2
3.2. Nhiệm vụ của môn học thống kê doanh nghiệp ...................................................... 3
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................ 4
Chƣơng 2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ................................. 5
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................... 5
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KẾT QUẢ SXKD CỦA DOANH
NGHIỆP ......................................................................................................................... 5
1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ...................................................... 5


1.2. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động SXKD của DN ........................................... 5
1.3. Đơn vị đo lƣờng kết quả HĐSXKD của DN .......................................................... 6
2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐO LƢỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA
DN .................................................................................................................................. 7
2.1. Giá trị sản xuất của DN ( GO - Gross Output)........................................................ 7
2.2. Giá trị gia tăng của DN ( VA - Value Added) ........................................................ 8
2.3. Chi phí trung gian ( IC - Intermediational Cost)..................................................... 9
2.4. Giá trị gia tăng thuần của DN ( NVA - Net Value Added)..................................... 9
2.5. Lợi nhuận KD của DN ( M ) ................................................................................ 10
2.6. Một số chỉ tiêu kinh tế khác .................................................................................. 11
Bài tập chƣơng 2 .......................................................................................................... 12
Chƣơng 3: THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP .......... 13
1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA CÁC LOẠI CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH VÀ TÁC
DỤNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP .................. 13
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành ............................................................. 13
1.2. Các loại chỉ tiêu giá thành, ý nghĩa của nó đối với công tác quản lý doanh nghiệp ...... 13
2. NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH .......................................... 15
2.1. Xét theo nội dung kinh tế ...................................................................................... 15
2.2. Xét theo khoản mục chi phí .................................................................................. 15
2.3. Xét về cấu trúc giá trị ............................................................................................ 16


2.4. Xét về tính chất của chi phí ................................................................................... 16
3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI LIỆU THỐNG KÊ GIÁ THÀNH ................. 16
3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành ( theo khoản mục)...................... 16
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành bình quân ................................... 17
3.3. Phân tích mô hình hai nhân tố ảnh hƣởng đến tổng chi phí sản xuất của DN ..... 19
3.4. Phân tích mô hình ba nhân tố ảnh hƣởng đến tổng chi phí sản xuất của doanh
nghiệp bằng phƣơng pháp chỉ số .................................................................................. 20
3.5. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp (L) ........ 20

Bài tập chƣơng 3 .......................................................................................................... 23
Chƣơng 4: THỐNG KÊ HIỆU QUẢ ........................................................................... 27
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .............................................. 27
1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ ......................... 27
1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 27
1.2. Ý nghĩa .................................................................................................................. 27
1.3. Phân loại chỉ tiêu hiệu quả .................................................................................... 27
2. PHƢƠNG PHÁP TÍNH HIỆU QUẢ ....................................................................... 27
2.1. Công thức tính các chỉ tiêu hiệu quả ..................................................................... 27
2.2.Nguyên tắc lựa chọn hệ thồng chỉ tiêu đo lƣờng kết quả và chi phí cho
sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp đẻ tính hiệu quả .................................................... 29
2.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của doanh nghiệp ........................... 29
2.4. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ......... 30
Bài tập chƣơng 4 .......................................................................................................... 34
Chƣơng 5: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ................................. 35
1. THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG VÀ BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA DN ................... 35
1.1. Thống kê số lƣợng lao động của doanh nghiệp .................................................... 35
1.2. Thống kê biến động số lƣợng lao động ................................................................. 37
2. THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG SỐ LƢỢNG VÀ THỜI GIAN LAO
ĐỘNG .......................................................................................................................... 38
2.1. Thống kê tình hình sử dụng số lƣợng lao động của doanh nghiệp (sử dụng
phƣơng pháp so sánh)................................................................................................... 38
2.2 Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động của lao động trực tiếp sản xuất ... 39
3. THỐNG KÊ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ................. 41
3.1. Khái niệm và phƣơng pháp tính mức năng suất lao động..................................... 41
3.2. Phân tích tài liệu thống kê lao động và NSLĐ ...................................................... 44
4. THỐNG KÊ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ........... 49
4.1. Các nguồn hình thành thu nhập của lao động trong doanh nghiệp ....................... 49
4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiền lƣơng của lao động trong DN ..................... 49



4.3. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lƣơng của lao động sản xuất ............................. 50
4.4. Phân tích tài liệu thống kê thu nhập và lao động trong DN .................................. 51
Bài tập chƣơng 5 .......................................................................................................... 55
Chƣơng 6: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP .................... 63
1. THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG TSCĐ CỦA DN............................................................. 63
1.1. Khái niệm TSCĐ của DN ..................................................................................... 63
1.2. Phân loại TSCĐ..................................................................................................... 63
1.3. Đánh giá TSCĐ ..................................................................................................... 64
1.4. Thống kê số lƣợng TSCĐ của DN ........................................................................ 65
1.5. Kết cấu TSCĐ ....................................................................................................... 67
1.6. Thống kê hiện trạng TSCĐ của DN ...................................................................... 67
1.7. Nghiên cứu biến động TSCĐ trong kỳ ................................................................. 68
2. THỐNG KÊ KHẤU HAO TSCĐ ............................................................................ 68
2.1. Một số khái nhiệm cơ bản liên quan đến thống kê khấu hao TSCĐ .................... 68
2.2.Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ ................................................................................ 68
3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRANG BỊ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ..................... 69
3.1. Đánh giá tình hình trang bị TSCĐ cho lao động SX ............................................ 69
3.2. Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ ........................................................................ 70
4. PHÂN TÍCH TÀI LIỆU THỐNG KÊ TSCĐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP ....................................................................................................................... 71
4.1. Phân tích sự biến động của kết quả SX kinh doanh theo ảnh hƣởng của các
nhân tố về sử dụng TSCĐ ............................................................................................ 71
4.2. Phân tích sự biến động của kết quả SX kinh doanh theo ảnh hƣởng tổng hợp
của các nhân tố về sử dụng TSCĐ và lao động............................................................ 72
5. THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP .... 72
5.1. Vai trò của MMTB sản xuất trong DN và nhiệm vụ của thống kê ....................... 73
5.2. Thống kê số lƣợng MMTB trong DN ................................................................... 73
5.3. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng máy móc thiết bị trong DN................................... 75

5.4. Phƣơng pháp tính tổng công suất nguồn năng lƣợng............................................ 77
Bài tập chƣơng 6 .......................................................................................................... 79
Chƣơng 7: THỐNG KÊ VỐN VÀ HIỆU QUẢ........................................................... 82
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.......................................................... 82
1. THỐNG KÊ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DN .................................... 82
1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 82
1.3. Thống kê quy mô vốn của DN .............................................................................. 83
1.4. Thống kê tình hình sử dụng vốn của DN .............................................................. 84


1.5. Một số phƣơng trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa doanh lợi vốn và kết
quả sản xuất kinh doanh với các nhân tố về sử dụng vốn ............................................ 86
2. THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ................................ 87
2.1. Phân tích mức độ độc lập về mặt tài chính của DN .............................................. 87
2.2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán công nợ ............................................ 87
Bài tập chƣơng 7 .......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 93


LỜI NÓI ĐẦU
Thống kê doanh nghiệp là môn học cơ sở ngành của sinh viên tất cả các
chuyên ngành khối kinh tế, là công cụ trợ giúp đắc lực trong công việc của các nhà
nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp phải kể đến là phƣơng pháp thống kê.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của nền kinh tế cững nhƣ công tác
giảng dạy, học tập, nghiên cứu và quản lý trong lĩnh vực kinh tế. Trƣờng Đại học
Kinh tế Nghệ An đã liên tục đổi mới và hoàn thiện nội dung chƣơng trình giảng
dạy. Một trong những nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng hàng đầu của các nhà
khoa học và cán bộ giảng viên nhà trƣờng là biên soạn, chỉnh lý, nâng cấp hệ thống
giáo trình các môn học. Trong bối cảnh đó, chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình
“Thống Kê Doanh Nghiệp”.

Giáo trình cấu trúc gồm 7 chƣơng, đƣợc phân công biên soạn nhƣ sau:
Chƣơng 1, 7. TS. Dƣơng Xuân Thao
Chƣơng 2, 3, 4, 5, 6. Th.s Hoàng Thị Lộc
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi cố gắng thể hiện tính cơ bản, tính hiên
đại, tính khoa học và tính hệ thống của chƣơng trình môn học. Hy vọng cuốn sách
là giáo trình tốt cho sinh viên và là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên
chuyên ngành.
Mặc dù đã cố gắng đọc và tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nƣớc, cập
nhật những kinh nghiệm thực tế, nhƣng do khả năng có hạn nên không thể tránh
khỏi thiếu sót.
Chúng tôi rất mong nhận đƣợc đóng góp ý kiến của bạn đọc gần xa để cuốn
sách đƣợc hoàn thiện trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nhóm tác giả.


Chƣơng 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
1. KHÁI QUÁT VỀ THỐNG KÊ DOANH NGHIÊP
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, dƣới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của
Nhà nƣớc, nền kinh tế nƣớc ta chuyển từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Do đó, cơ chế quản
lý kinh tế cũng chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự
quản lý của nhà nƣớc. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất của nhà nƣớc chịu sự chi
phối của các quy luật kinh tế thị trƣờng. Sự đổi mới căn bản của cơ chế quản lý này
bắt buộc các doanh nghiệp phải hạch toán chặt chẽ. Nghĩa là thực hiện nguyên tắc
lấy thu bù chi và phải có lãi. Doanh nghiệp phải đảm bảo tự thu, tự chi, tự phát
triển, tự chịu trách nhiệm và tự quyết định các vấn đề về mục tiêu, phƣơng hƣớng
sản xuất kinh doanh.

Khi nền kinh tế phát triển nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ, cả chiều rộng lẫn
chiều sâu thì vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải năng động và
sáng tạo hơn, sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả nhất, tạo khả năng chiếm
lĩnh thị trƣờng để đƣa doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh. Do đó, các
doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến diễn biến của quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh và hiệu quả đạt đƣợc. Các doanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ, chính xác
và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ hạch toán. Trên cơ sở đó,
doanh nghiệp mới phân tích, đánh giá đƣợc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ. Vì vậy, nắm bắt đầy đủ, chính xác kịp thời mọi diễn biến của hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói
riêng, là vấn đề không thể thiếu đƣợc trong mỗi doanh nghiệp. Nó đƣợc thể hiện
qua số liệu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thống kê chất lƣợng
sản phẩm, thống kê các yếu tố sản xuất, thống kê giá thành và thống kê hiệu quả
hoạt động kinh doanh. Qua đó giúp cho các nhà quản lý có thể đánh giá chính xác
về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đề ra các biện pháp tích cực,
khoa học và đƣa ra các quyết định kinh doanh nhằm đạt đƣợc mục tiêu tối đa hoá
lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
2. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ
2.1. Khái niệm
Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp,
trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ
cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.

1


2.2. Chức năng của thống kê
Thống kê thƣờng nghiên cứu 2 lĩnh vực:
2.2.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả bao gồm các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số

liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách
tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.
2.2.2. Thống kê suy diễn (thống kê suy luận)
Thống kê suy diễn bao gồm các phƣơng pháp ƣớc lƣợng các đặc trƣng của
tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán
hoặc đề ra các quyết định trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc.
2.3. Phƣơng pháp luận của môn học
2.3.1. Cơ sở phương pháp luận của môn học
Cơ sở phƣơng pháp luận của Thống kê học và Thống kê doanh nghiệp nói
riêng là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thống kê luôn biểu hiện mặt lƣợng của hiện
tƣợng kinh tế xã hội, thông qua mặt lƣợng nói lên mặt chất. Thống kê doanh nghiệp
lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở lý luận, điều đó đƣợc thể hiện trên các
phƣơng diện sau:
- Phải phân tích và đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong
trạng thái động.
- Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả.
- Xây dựng các phƣơng pháp đo lƣờng, các chỉ tiêu và các công thức tính
toán mang tính hệ thống, logic, . . .
2.3.2. Cơ sở lý luận của môn học
Cơ sở lý luận của môn học là các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác Lênin
và kinh tế thị trƣờng. Các môn khoa học này trang bị cho các nhà thống kê hiểu nội
dung kinh tế của các chỉ tiêu thống kê một cách sâu sắc.
Ngoài ra, thống kê còn là công cụ phục vụ công tác quản lý, vì vậy phải lấy
đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc làm cơ sở lý luận.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIÊM VỤ CỦA MÔN HỌC THỐNG KÊ
DOANH NGHIỆP
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thống kê doanh nghiệp là một môn học trong hệ thống môn học thống kê;
nghiên cứu mặt lƣợng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất, của các hiện tƣợng

kinh tế - xã hội số lớn, diễn ra trong doanh nghiệp gắn liền điều kiện thời gian và
không gian cụ thể.
- Là một bộ phận của thống kê học, đối tƣợng nghiên cứu của thống kê

2


doanh nghiệp nghiên cứu các quy luật số lƣợng có nghĩa là:
+ Thống kê doanh nghiệp nghiên cứu mặt lƣợng trong mối liên hệ mật thiết
với mặt chất.
+ Thống kê doanh nghiệp dùng con số, số lƣợng để biểu hiện bản chất và
tính quy luật của các hiện tƣợng.
+ Con số của thống kê doanh nghiệp luôn là con số có nội dung kinh tế cụ
thể, vì vậy để tạo ra con số thống kê chính xác, các nhà thống kê cần hiểu đúng nội
dung kinh tế của con số. Để sử dụng có hiệu quả các con số thống kê, các nhà quản
trị cần đọc đƣợc, hiểu đúng các nội dung kinh tế con số thống kê mà họ sẽ sử dụng.
- Thống kê doanh nghiệp nghiên cứu quy luật số lƣợng, vì lƣợng và chất luôn
có mối liên hệ biện chứng với nhau, không tách rời, không cô lập, lƣợng nào cũng
đƣợc biểu hiện 1 mặt chất nhất định.
- Thống kê doanh nghiệp nghiên cứu các hiện tƣợng số lớn, nhằm để rút ra
những đặc trƣng, quy luật chung của hiện tƣợng nghiên cứu, không có nghĩa là
thống kê doanh nghiệp không nghiên cứu hiện tƣợng cá biệt mà cần hiểu đúng,
chính xác là mọi hiện tƣợng phát sinh dù là hiện tƣợng số lớn, hay hiện tƣợng cá
biệt đều cần đƣợc thống kê phản ánh.
- Thống kê doanh nghiệp, nghiên cứu các hiện tƣợng trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể, có nghĩa là mỗi con số của thống kê doanh nghiệp, cần gắn
với đơn vị không gian mà nó phản ánh, gắn với thời gian phát sinh hoặc thời điểm
mà trạng thái của hiện tƣợng đƣợc phản ánh, thống kê doanh nghiệp cần nghiên
cứu các hiện tƣợng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể vì:
+ Hiện tƣợng luôn tồn tại và vận động, phát triển, biến đổi không ngừng theo

thời gian và không gian.
+ Để nhận thức đƣợc hiện tƣợng, để các con số thống kê đƣợc xác định cần
thiết phải có đủ bốn tiêu thức: thực thể, thời gian, không gian và thƣớc đo về đơn vị
tính.
- Thống kê doanh nghiệp, không nghiên cứu các hiện tƣợng tự nhiên và kỹ
thuật, mà chỉ nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng tƣơng hỗ giữa các hiện tƣợng tự nhiên
và kỹ thuật đến các hiện tƣợng kinh tế.
3.2. Nhiệm vụ của môn học thống kê doanh nghiệp
Thống kê doanh nghiệp là một môn khoa học thống kê để phục vụ cho công
tác quản lý của doanh nghiệp, do đó môn học này thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Nghiên cứu đề xuất các phƣơng pháp thu thập thông tin thống kê kịp thời,
chính xác, đầy đủ phản ánh tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố của
quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

3


của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Thu thập thông tin phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thống kê
phân tích giá thành, giá bán và xác định mức cầu thị trƣờng, để điều chỉnh kế hoạch
sản xuất cho thích hợp.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, phân tích các mặt hoạt động, hiệu quả
kinh doanh và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thống kê tổng hợp và xử lý thông tin đã thu thập, làm cơ sở ứng dụng
thống kê trong công tác quản lý doanh nghiệp
Câu hỏi ôn tập
1. Hoạt động thống kê là gì? Vai trò của thống kê trong quản lý kinh tế?
2. Thông tin thống kê là gì? Nhiệm vụ công tác thông tin trong thống kê?
3. Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở phƣơng pháp luận của thống kê doanh nghiệp?


4


Chƣơng 2
THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đó là những sản phẩm mang lại lơị ích tiêu dùng cho xã hội, thể hiện là những
sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi vật chất. Những sản phẩm này phải phù hợp
với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của xã hội. Đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp
nhận.
Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) phải thỏa mãn
những yêu cầu sau:
- Do lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra, đủ tiêu chuẩn
chất lƣợng pháp lý
- Đáp ứng đƣợc yêu cầu tiêu dùng cụ thể của cá nhân hoặc cộng đồng
- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích ngƣời
tiêu dùng và doanh nghiệp (chất lƣợng sản phẩm không vƣợt quá giới hạn về kinh
tế và đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận).
- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích chung
của xã hội (Môi trƣờng..).
Vì vậy những sản phẩm mua về mà doanh nghiệp không có đầu tƣ thêm để
gia công, chế biến thì không đƣợc coi là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.2. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
- Thành phẩm

Là SP vật chất đã trải qua toàn bộ các khâu của qui trình sản xuất của đơn vị;
đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mà đơn vị đó đề ra; đã đƣợc tiến hành kiểm tra chất lƣợng
đã hoặc đang làm thủ tục nhập kho ( trừ một số sản phẩm đặc biệt có quy định
riêng). Theo quy định của tổng cục thống kê không tính vào thành phẩm những sản
phẩm sau:
- Sản phẩm mua với mục đích để bán, không qua bất kỳ một chế biến gì thêm
của DN.
- Sản phẩm thuê đơn vị khác gia công, chế biến chuyển về doanh nghiệp
không chế biến gì thêm.
- Sản phẩm chƣa làm xong thủ tục nhập kho ( với ngành công nghiệp).

5


- Sản phẩm có khuyết tật, không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng nhƣng chƣa sửa
chữa lại.
- Bán thành phẩm
Là sản phẩm đã đƣợc hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy trình sản
xuất nhƣng chƣa đến khâu sản xuất cuối cùng. Bán thành phẩm có thể đem đi tiêu
thụ đƣợc.
- Sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (Tại chế phẩm).
Là sản phẩm đã đƣợc hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy trình sản
xuất nhƣng chƣa đến khâu sản xuất cuối cùng và hiện tại đang đƣợc chế biến ở một
khâu nào đó. Nó không đem đi tiêu thụ đƣợc.
- Sản phẩm sản xuất dở dang.
Gồm toàn bộ bán thành phẩm, tại chế phẩm có tại thời điểm nghiên cứu.
- Sản phẩm chính.
Là sản phẩm thu đƣợc thuộc mục đích chính của quy trình sản xuất.
- Sản phẩm phụ.
Là sản phẩm thu đƣợc thuộc mục đích phụ của quy trình sản xuất. Và là sản

phẩm đi kèm theo với sản phẩm chính có giá trị thấp hơn.
- Sản phẩm song đôi.
Hai hoặc nhiều sản phẩm cùng là sản phẩm chính, thu đƣợc trong một quy
trình sản xuất
- Hoạt động sản xuất chính.
Là hoạt động tao ra giá trị gia tăng nhiều nhất của một đơn vị sản xuất
- Hoạt động sản xuất phụ.
Là các hoạt động của một đơn vị sản xuất đƣợc thực hiện nhằm tận dụng các
yếu tố dôi thừa của hoạt động chính để sản xuất ra các sản phẩm phụ nhƣng giá trị
gia tăng của nó phải nhỏ hơn giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất chính
- Hoạt động sản xuất hỗ trợ.
Là các hoạt động của một đơn vị để tự thõa mãn nhu cầu cho sản xuất chính
hoặc sản xuất phụ của đơn vị, nó không phục vụ cho bên ngoài doanh.
1.3. Đơn vị đo lƣờng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
- Đơn vị tự nhiên: SP, cái, con, ca, vụ, tấn, kg, m2, m3.....
- Đơn vị tiền tệ: VN đồng, USD...
- Đơn vị quy chuẩn: lƣơng thực quy thóc, máy kéo tiêu chuẩn..

6


2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐO LƢỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Để đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cần
phải có một hệ thống chỉ tiêu tối thiểu cần thiết. Trƣớc 1993 ở Việt Nam theo hệ
thống MPS (hệ thống sản xuất vật chất, tức là chỉ tính giá trị tổng sản lƣợng) (đƣợc
xây dựng trên cơ sở học thuyết kinh tế của C. Mác) về mặt phạm vi tính toán hẹp
hơn các chỉ tiêu của hệ thống SNA (Hệ thống tài khoản quốc gia) (Đƣợc xây dựng
trên cơ sở các học thuyết kinh tế tƣ sản, đại biểu là Adam Smith và Đavid Ricacdo)

đƣợc áp dụng ở nƣớc ta từ 1993 đến nay. Theo MPS chỉ tính SP vật chất, và chỉ có
các ngành sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị và giá trị sử dụng, còn theo SNA
thêm sản phẩm phi vật chất (dịch vụ sản xuất, dịch vụ phi sản xuất, dịch vụ đời
sống văn hóa, thể thao, quản lý Đảng,...) và tất cả các ngành sản xuất ra sản phẩm
vật chất, sản phẩm phi vật chất, dịch vụ đều tạo ra giá trị và giá trị sử dụng.
2.1. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp ( GO - Gross Output)
- Khái niệm: Giá trị sản phẩm của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị của các sản
phẩm (SP) vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong
một thời kỳ nhất định thƣờng là một năm.
Xét về cấu trúc giá trị: GO = C + V + M
Trong đó:
+ C: là giá trị lao động quá khứ (chi phí cho quá trình sản xuất) bao gồm: chi
phí trung gian (IC) và khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) (C1).
+ V: là giá trị lao động sống ( thu nhập của ngƣời lao động) gồm: tiền công,
tiền lƣơng, tiền thƣởng, phụ cấp có tính chất lƣơng, tiền nộp BHXH (chỉ tính phần
doanh nghiệp chi trả cho ngƣời lao động)
+ M: Giá trị thặng dƣ (Giá trị mới sáng tạo thêm hay thu nhập của doanh
nghiệp) gồm: thuế sản xuất (SX), trả lãi tiền vay cho ngân hàng, mua bảo hiểm nhà
nƣớc, thuế thu nhập doanh nghiệp, phần còn lại là lãi ròng của hoạt động sản xuất
kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Ý nghĩa của chỉ tiêu GO
+ Dùng để tính GO của từng địa phƣơng và cả nƣớc, GDP (Tổng sản phẩm
trong nƣớc), GNP (Tổng sản phẩm quốc dân), GNI (Tổng thu nhập quốc dân), NNI
(Thu nhập quốc gia thuần) .. của vùng hoặc cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Dùng để tính VA (giá trị gia tăng, NVA (giá trị gia tăng thuần)của DN
+ Dùng để tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
- Phạm vi tính toán

7



GO của DN là tổng hợp GO của các ngành SX mà DN tiến hành. Theo SNA
tất cả các hoạt động có mục đích của con ngƣời (không kể hoạt động phục vụ bản
thân) có tạo ra thu nhập là hoạt động SX.
- Nội dung tính toán GO của doanh nghiệp
+ Giá trị các SP vật chất
+ Giá trị của các hoạt động dịch vụ phục vụ cho quá trình SX
+ Giá trị của các hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ
và của xã hội.
Ví dụ: Nội dung giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bao gồm:
+ Giá trị sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi ( trừ nuôi trồng thủy sản) và lâm
nghiệp
+ Chênh lệch giá trị sản xuất dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ
+ Tiền cho thuê máy móc thiết bị nông nghiệp của doanh nghiệp
+ Giá trị hoạt động dịch vụ sản xuất doanh nghiệp làm cho bên ngoài
Như vậy, nhìn chung GO bao gồm tổng của 5 nội dung:
+ Giá trị thành phẩm đã sản xuất trong kỳ
+ Giá trị bán thành phẩm đã tiêu thụ trong kỳ
+ Chênh lệch giá trị sản xuất dở dang cuối kỳ so với đầu kỳ
+ Giá trị các công việc đƣợc tính theo quy định đặc biệt
+ Tiền thu đƣợc do hoạt động dịch vụ làm cho bên ngoài
( Do tính cho từng hoạt động do vậy có thể tính trùng khi tổng hợp)
Quá trình tính toán dùng giá sử dụng cuối cùng và tùy trƣờng hợp cụ thể để
lấy giá hiện hành hoặc giá so sánh.
2.2. Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ( VA - Value Added)
- Khái niệm: Giá trị gia tăng là toàn bộ kết quả lao động hữu ích của những
người lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và khấu hao tài sản cố định
trong một khoảng thời gian nhất định ( 1 tháng, 1 quý, 1năm).
Nó phản ánh bộ phận giá trị mới đƣợc tạo ra của các hoạt động sản xuất hàng
hóa và dịch vụ mà những ngƣời lao động của doanh nghiệp mới làm ra bao gồm

phần giá trị cho cho ngƣời lao động (V) phần cho doanh nghiệp và xã hội (M) và
phần giá trị hoàn vốn cố định (KH = C1).
Về mặt giá trị:
VA = V + M + C1
- Ý nghĩa:
+ VA là cơ sở tính GDP, GNP, GNI , VAT.
+ Với doanh nghiệp nó là cơ sở tính toán phân chia lợi ích giữa ngƣời lao
động (V) với lợi ích doanh nghiệp và xã hội(M), giá trị khấu hao(C1).

8


- Phương pháp tính toán: Có 2 phƣơng pháp tính VA cho mọi doanh nghiệp:
+ Phƣơng pháp sản xuất:
VA = GO - IC
+ Phƣơng pháp phân phối:
VA = V + M + C1
(V, M là thu nhập lần đầu của ngƣời lao động và doanh nghiệp)
2.3. Chi phí trung gian ( IC - Intermediational Cost)
- Khái niệm: Chi phí trung gian (IC) hay (IE) Intermediate Expenditure
+ IC là một bộ phận cấu thành của GO và là bộ phận cấu thành của tổng chi
phí sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí thƣờng xuyên về vật chất ( nguyên liệu,
nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất khác, không kể khấu hao) và chi phí dịch vụ
đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác
của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.
+ IC của doanh nghiệp bằng tổng IC từng loại hoạt động.
- Nội dung tính toán
* Chi phí vật chất: Nguyên vật liệu (NVL) chính, NVL phụ, bán thành phẩm
mua ngoài; nhiên liệu, chất đốt; Động lực mua ngoài; phân bổ giá trị công cụ lao
động thuộc tài sản lƣu động (TSLĐ); chi phí vật chất khác; hao hụt mất mát về

nguyên nhiên, vật liệu, TSLĐ do rủi ro bất thƣờng (trong định mức cho phép); chi
phí văn phòng phẩm; các khoản chi phí vật chất khác (dụng cụ phòng cháy chữa
cháy, dụng cụ bảo vệ cơ sở, bảo hộ lao động cho sản xuất kinh doanh.
* Chi phí dịch vụ: Công tác phí; tiền thuê nhà, máy móc, thiết bị, thuê sửa
chữa nhỏ công trình kiến trúc, nhà làm việc; dịch vụ pháp lý, tiền trả công đào tạo
và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên; tiền trả cho các tổ chức
quốc tế và nghiên cứu khoa học; tiền quảng cáo; tiền vệ sinh khu vực, bảo vệ an
ninh, chữa cháy; cƣớc vận chuyển và bƣu điện; tiền các dịch vụ khác....
- Chú ý khi tính IC:
+ Không tính vào IC chi phí mua sắm, khấu hao TSCĐ thực hiện trong năm.
+ IC đƣợc tính theo giá thực tế bằng giá mua trừ đi chiết khấu thƣơng nghiệp
cộng với cƣớc phí vận tải đến nơi sử dụng.
- Nguyên tắc tính IC:
+ GO tính theo giá nào thì IC tính theo giá đó;
+ GO tính cả giá trị NVL do khách hàng đem đến thì IC cũng phải bao gồm
khoản đó và ngƣợc lại;
2.4. Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp ( NVA - Net Value Added)
- Khái niệm: Giá trị gia tăng thuần là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới
đƣợc sáng tạo ra trong 1 thời kỳ nhất định (không kể phần giá trị KH TSCĐ) của
tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp.

9


Về giá trị:
NVA = V + M
- Ý nghĩa:
+ Dùng để tính GDP, GNP của nền kinh tế quốc dân
+ Dùng để tính VAT
+ Tính cơ cấu thu nhập của doanh nghiệp

+ Tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Phương pháp tính toán
Có 2 phƣơng pháp tính NVA cho mọi doanh nghiệp:
+ Phƣơng pháp sản xuất:
NVA = GO - IC - C1 = VA - C1
+ Phƣơng pháp phân phối:
NVA = V + M
(V, M là thu nhập lần đầu của ngƣời lao động và doanh nghiệp, C1 là khấu hao
TSCĐ)
2.5. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp ( M )
- Khái niệm: Lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh giá trị thặng dƣ hoặc
mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu đƣợc từ các hoạt động kinh doanh.
- Phương pháp tính toán
+ Lãi kinh doanh = Doanh thu kinh doanh - Chi phí kinh doanh
+ Lãi kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc xác định từ 3 bộ phận sau:
* Lãi thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (còn gọi lãi kết quả
sản xuất kinh doanh)
* Lãi thu từ kết quả hoạt động tài chính: Lãi gửi tiết kiệm ngân hàng; lãi cho
vay vốn; Lãi vốn tham gia liên doanh; lãi chứng khoán; lãi cho thuê tài sản;...
* Lãi thu đƣợc từ hoạt động khác
+ Lãi gộp = Tổng Doanh thu thuần - Tổng giá vốn hàng bán (tổng giá thành
sản phẩm)
+ Lãi thuần = Tổng Doanh thu thuần - Tổng Gía vốn hàng bán – Chi phí bán
hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Lãi sau thuế = Lãi thuần - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có thể tóm tắt nội dung các chỉ tiêu theo sơ đồ sau:

M

GO = C+V+M = IC + V + M + C1

VA = GO – IC = V + M + C1
NVA = V + M
C1
V
C1

10

IC
IC
IC


2.6. Một số chỉ tiêu kinh tế khác
2.6.1. Doanh thu bán hàng
- Khái niệm: Doanh thu bán hàng là tổng số tiền doanh nghiệp thực tế đã thu
đƣợc trong kỳ nhờ bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình.
- Nội dung tính toán doanh thu bán hàng của doanh nghiệp gồm:
+ SP đã giao cho ngƣời mua ở kỳ trƣớc nhƣng kỳ này mới thu đƣợc tiền.
+ SP đã hoàn thành ở các kỳ trƣớc nhƣng tiêu thụ (thu đƣợc tiền) trong kỳ.
+ SP sản xuất và bán đƣợc (thu đƣợc tiền hoặc ngƣời mua chấp nhận) trong
kỳ.
+ Doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất của
doanh nghiệp
+ Giá trị sản phẩm hàng hóa chuyển nhƣợng cho các cơ sở trong cùng công
ty, tổng công ty, tập đoàn, liên hiệp ( Doanh thu bán hàng nội bộ).
2.6.2. Doanh thu thuần
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng - (Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế xuất
khẩu + Các khoản giảm trừ doanh thu nhƣ: chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng
bán, giá trị hàng bán bị trả lại,…)


11


BÀI TẬP CHƢƠNG 2
Tại một doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỳ báo cáo nhƣ sau:
(Đơn vị tính triệu đồng)
1. Giá trị nguyên vật liệu đầu vào sản xuất: 400.
2. Nhiên liệu đƣa vào sản xuất: 150
3. Chi phí động lực cho sản xuất: 100
4. Chi phí học tập cho cán bộ quản lý: 120
5. Chi phí giao dịch ngân hàng: 60
6. Chi phí quảng cáo sản phẩm: 10
7. Chi phí điện thoại: 8
8. Chi phí học tập nâng cao tay nghề cho công nhân: 90
9. Khấu hao TSCĐ trong sản xuất: 80
10. Tiền lƣơng, thƣởng, BHXH chi trả cho ngƣời lao động: 500
11. Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp: 2 000
Yêu cầu:
1. Căn cứ vào tài liệu của doanh nghiệp cung cấp, hãy xác định các chỉ tiêu sản
lƣợng bằng tiền trong doanh nghiệp kỳ báo cáo?
2. Để làm tốt công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải
điều hành 3 chỉ tiêu: GO, IC, VA nhƣ thế nào để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh
doanh?

12


Chƣơng 3
THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA CÁC LOẠI CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH
VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành
Giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí vật chất, dịch vụ, lao động và
tiền tệ đã chi ra để SX sản phẩm vật chất và dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ
nghiên cứu.
Khái niệm trên còn gọi là giá thành tổng hợp hay tổng chi phí sản xuất. Nó
bao hàm toàn bộ chi phí đã chi ra để làm ra toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu.
Lãi trả tiền
Chi phí tiền công,
vay ngân
Khấu hao
Chi phí
tiền lương và các
Giá
hàng và nộp
TSCĐ và sửa
=
trung
+ khoản mang tính +
+
Thành
phạt do vi
chữa lớn
gian
chất tiền lương,
phạm hợp
TSCĐ

tiền công
đồng
Phấn đấu hạ giá thành là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của mọi đơn vị sản xuất
kinh doanh. Vì giảm giá thành là điều kiện để tăng lợi nhuận của đơn vị. Bởi lẽ, lợi
nhuận bằng giá bán trừ đi giá thành.
Nếu nhƣ giá bán là đại lƣợng cố định thì muốn tăng lợi nhuận chỉ có con
đƣờng giảm giá thành. Đó là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể giảm giá bán để
tăng khả năng cạnh tranh.
Nhiệm vụ của thống kê giá thành:
- Xác định nội dung của chỉ tiêu giá thành
- Phƣơng pháp xác định các yếu tố của giá thành.
- Nghiên cứu xu hƣớng vận động của chỉ tiêu giá thành theo loại hình đơn vị,
quy mô kinh doanh.
- Phân tích nhân tố ảnh hƣởng tới giá thành, tính hợp lý của các khoản chi phí
và cơ cấu của chi phí...
1.2. Các loại chỉ tiêu giá thành, ý nghĩa của nó đối với công tác quản lý doanh
nghiệp
1.2.1. Xét theo mối quan hệ với kết quả sản xuất.
- Giá thành tổng hợp:

13


Giá thành tổng hợp là toàn bộ chi phí đã chi ra để làm ra toàn bộ kết quả sản
xuất (Thành phẩm, SP chính, SP phụ, SP SX dở dang..) Thƣờng ngƣời ta tính giá
thành 1 đ, 1 triệu đồng kết quả sản xuất hay còn gọi là giá thành 1 đơn vị GO (ZGO).

C
GO


ZGO
Trong đó:

C: Là tổng chi phí sản xuất
GO: Là tổng giá trị sản xuất
Chỉ tiêu này nói lên: Để làm ra một đơn vị tiền tệ của GO doanh nghiệp cần
phải chi ra bao nhiêu tiền.
Chỉ tiêu này có thể phản ánh tổng hợp khi doanh nghiệp sản xuất nhiều loại
sản phẩm khác nhau.
- Giá thành đơn vị:
Giá thành một đơn vị sản phẩm (Z đv) là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí
vật chất, dịch vụ, lao động và tiền tệ đã chi ra để sản phẩm một đơn vị sản phẩm vật
chất và dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu.
Mức độ tổng hợp của chỉ tiêu này hạn chế hơn vì nó chỉ giới hạn bởi chi phí
làm ra thành phẩm trong kỳ tính toán và tƣơng ứng với nó cũng chỉ bao hàm những
chi phí để làm ra thành phẩm:
Cf C p
Zđv
q
Trong đó:
Cf: Tổng chi phí sản xuất kỳ nghiên cứu
Cp: Tổng chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm phụ. Chi phí sản xuất sản
phẩm dở dang còn lại cuối kỳ.
q: Lƣợng thành phẩm sản xuất đƣợc trong kỳ
Zđv : Giá thành một đơn vị
Chỉ tiêu giá thành một đơn vị sản phẩm cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khi so sánh nó với giá bán ta thấy đƣợc lãi lỗ trong
kinh doanh. Nó đƣợc sử dụng để phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến tổng giá thành
và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau ta phải tính giá

thành tổng hợp thì mới có khả năng tổng hợp tất cả các loại sản phẩm không đồng
chất. Giá thành tổng hợp đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng tổng chi phí sản xuất.
1.2.2. Xét theo tính chất hoàn thành của sản phẩm
- Giá thành hoàn chỉnh:
Là giá thành sản phẩm ra một đơn vị thành phẩm, giá thành này làm cơ sở cho
việc định giá bán của doanh nghiệp.

14


- Giá thành không hoàn chỉnh:
Là giá thành của từng khâu hoặc một số khâu công việc sản xuất ra một đơn vị
bán thành phẩm. Nó dùng để phân tích nguyên nhân ảnh hƣởng đến giá thành hoàn
chỉnh, đồng thời căn cứ để xây dựng định mức lao động.
1.2.3. Xét theo giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh
- Giá thành sản xuất
Là chi phí bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm thành phẩm của doanh
nghiệp
- Giá thành tiêu thụ
Là chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm của doanh
nghiệp
Ztiêu thụ 1 đvSP = Zsx + Chi phí tiêu thụ 1 đv SP
1.2.4. Xét theo công tác kế hoạch
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành dự kiến
- Giá thành thực tế: Là giá thành thực tế doanh nghiệp thực hiện
Thực tế hai loại giá thành này có sự chênh lệch nhau khá nhiều. Từ giá thành
thực tế dùng để tính toán kết quả tài chính doanh nghiệp. Qua đó biết đƣợc mức độ
hiệu quả thực tế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH
2.1. Xét theo nội dung kinh tế

Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có thể chia làm 5 yếu tố:
- Chi phí NVL mua ngoài: là toàn bộ giá trị của các loại NVL mua từ bên
ngoài, dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp nhƣ
nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, . . .
- Chi phí tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng.
- Chi phí về khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền phải trả cho các dịch vụ, đã sử
dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, do các đơn vị khác ở bên ngoài
cung cấp (nhƣ chi phí trả tiền điện, nƣớc, điện thoại, thuê ngoài sửa chữa máy móc
thiết bị . . . )
- Chi phí bằng tiền khác.
2.2. Xét theo khoản mục chi phí
Phân loại giá thành theo khoản mục là dựa vào nội dung, ý nghĩa kinh tế,
phạm vi tiến hành từng khoản chi phí mà phân loại. Nó tiện lợi trong tính toán và
ghi chép thông tin, phục vụ cho việc phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động
chung của giá thành sản phẩm. Căn cứ vào cách phân bổ chi phí có 2 loai

15


- Chi phí trực tiếp: là các khoản chi phí liên quan đến sản xuất ra một loại sản
phẩm nên nó đƣợc tính thẳng vào giá thành sản phẩm đó. Bao gồm: Chi phí tiền
công, tiền lƣơng, các khoản phụ cấp; Bảo hiểm xã hội; Ngyên nhiên vật liệu chính,
phụ; Trừ dần công cụ lao động nhỏ; Khấu hao TSCĐ; Chi phí sửa chữa thƣờng
xuyên; Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; Chi phí vật chất dịch vụ khác
- Chi phí gián tiếp: Là các khoản chi phí có liên quan đến sản xuất ra hai hay
nhiều sản phẩm. Vì vậy khi tính giá thành phải phân bổ cho từng loại sản phẩm.
Bao gồm 2 loại
+ Chi phí sản xuất chung.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí cho bộ máy quản lý và điều
hành của doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh
nghiệp, nhƣ chi phí về công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ
cho bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp, chi phí tiếp khách, hội họp, lƣơng và
phụ cấp của đội ngũ quản lý doanh nghiệp.
Tác dụng: Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp tính đƣợc giá thành các
loại sản phẩm, đồng thời xác định ảnh hƣởng của sự biến động từng khoản mục đối
với toàn bộ giá thành sản phẩm, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ
doanh nghiệp để hạ thấp giá thành.
2.3. Xét về cấu trúc giá trị
Giá thành = C + V
2.4. Xét về tính chất của chi phí
2.4.1. Chi phí bất biến
Chi phí bất biến (chi phí cố định hay định phí): là những chi phí không thay
đổi hoặc thay đổi ít khi khối lƣợng sản phẩm sản xuất (hay tiêu thụ) tăng hoặc giảm
nhƣ chi phí khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng; chi phí bảo
hiểm; chi phí trả lƣơng cho các nhà quản lý, các chuyên gia; các khoản thuế; khoản
chi phí thuê tài chính hoặc thuê bất động sản; chi phí bảo hiểm rủi ro, chi phí điện
thắp sáng doanh nghiệp.
2.4.2. Chi phí khả biến
Chi phí khả biến: là những chi phí biến động trực tiếp theo sự thay đổi (tăng
hoặc giảm) của sản lƣợng sản phẩm, hàng hoá hoặc doanh thu tiêu thụ nhƣ chi phí
nguyên liệu, vật liệu, chi phí tiền lƣơng của công nhân trực tiếp, tiền hoa hồng bán
hàng.v.v.
3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI LIỆU THỐNG KÊ GIÁ THÀNH
3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành ( theo khoản mục)
Theo khoản mục, giá thành sản xuất bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
+ Mức tiêu hao NVL/ SP ( m)


16


+ Đơn giá NVL
(g)
- Chi phí nhân công trực tiếp:
+ Hao phí nhân công / SP (t )
+ Đơn giá nhân công (x)
- Chi phí SX chung / SP
(c)
Cấu tạo thành phương trình kinh tế: Z = m. g + t. x + c
Phương pháp phân tích
- Tính số tuyệt đối:
Z1 - Z0 = (m1 - m0) g0 + (g1 - g0) m1 + (t1 - t0) x0 + (x1 - x0) t1 + (c1 -c0)
ΔZ = ΔZm
+ ΔZg
+ ΔZt
+ ΔZx
+ ΔZc
- Tính mức tăng giảm tƣơng đối:

ΔZ
Z0

ΔZm
Z0

ΔZg
Z0


ΔZt
Z0

ΔZx
Z0

ΔZc
Z0

- Nhận xét:
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành bình quân
3.2.1. Chỉ số giá thành bình quân
- Số tƣơng đối: I Z

Z1
Z0

- Số tuyệt đối :
ΔZ Z1 Z0
=> Phản ánh giá thành bình quân tăng (giảm), tăng (giảm) một lƣợng là bao
nhiêu?
3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành bình quân.
zq
- PTKT : z
q
- Hệ thống chỉ số:

Iz

Iz


I

q
q

- Số tƣơng đối:

z1
z0

z1
z 01

z 01
z0

(*)

Trong đó:

17


z 1q 1

z1

z 0 q1


z 01

q1 ;

- Số tuyệt đối:

;

q1

z 0q 0

z0

q0

(Tử số - Mẫu số)

Z1 Z0
ΔZ

Z1 Z01
=

Z01 Z0
+

Zz

Z (q/∑q)


- Chênh lệch số tƣơng đối :
ΔZ
Z0

ΔZ Z

ΔZ q

q

Z0

Z0

- Nhận xét:
Ví dụ: Có tài liệu về giá thành SP X của 1 công ty:
Số lƣợng SP SX (sp)

DN

Giá thành đơn vị SP (1000đ)

A

N.trƣớc
2000

N.nay
6000


N.trƣớc
100

N.nay
95

B

3500

4000

105

100

C

4500

2000

110

105

Ta có:
z 0q 0
q0


z0

z 0 q1
q1

z 01
z1

1062500
10000

1240000
12000
z1q1
q1

106,25 nđ sp

103,33 nđ sp

1180000
12000

98,3 nđ sp

Thay vào HTCS và tính đƣợc:
- Số tƣơng đối:
0,925 = 0,951 x 0,972 (lần)
92,5 = 95,1 x 97,2 (%)

- Số tuyệt đối:
- 7,95 = - 5,03 - 2,92 (nđ/sp)
- %
-7,5% = - 4,74 % - 2,76%

18


Nhận xét:
Giá thành bình quân năm nay so với năm trƣớc giảm 7,5% hay giảm 7,95
nđ/sp là do:
- Bản thân giá thành của các doanh nghiệp bình quân giảm 4,9% làm cho
GTBQ giảm 4,74% hay giảm 5,03 nđ/sp.
- Kết cấu sản lƣợng thay đổi làm cho giá thành bình quân giảm 2,76% hay
giảm 2,92 nđ/sp.
3.3. Phân tích mô hình hai nhân tố ảnh hƣởng đến tổng chi phí sản xuất
của doanh nghiệp
Dùng phƣơng phƣơng pháp chỉ số
3.3.1. Phương trình kinh tế 1
Do 2 nhân tố ảnh hƣởng: Giá thành SP (z) và lƣợng sản phẩm SX (q) từng đơn vị.
Tiếp ví dụ trên:
- PTKT:
C = zq
- Hệ thống chỉ số: Ic = Iz. Iq
- Số tƣơng đối:
z1q1
z1q1
z 0 q1

z 0q 0


z 0 q1

z 0q 0

1180000 1180000 1240000
1062500 1240000 1062500

111,06 = 95,16 x 116,71 (%)
- Số tuyệt đối:
z1q1 - z0q0 = ( z1q1 - z0q1) + ( z0q1- z0q0)
ΔC
=
ΔC(z)
+
ΔC(q)
 117500
= - 60000
+
177500 (nđ)
- Mức tăng giảm tƣơng đối:
ΔC q
ΔC ΔC Z


C0

C0

C0


 11,06 = - 5,65 + 16,71 (%)
- Nhận xét:
Tổng chi phí sản xuất qua 2 kỳ tăng 11,06% tƣơng ứng với mức tăng
117.500nđ. Do ảnh hƣởng của 2 nhân tố:
+ Giá thành đơn vị sản phẩm giảm 4,84 % làm cho tổng chi phí sản xuất
giảm 5,65% tƣơng ứng với mức giảm là 60.000nđ.
+ Số lƣợng SP từng doanh nghiệp tăng 16,71% làm cho tổng chi phí sản xuất
tăng 16,71% tƣơng ứng với mức tăng 177.500nđ.

19


×