Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

ôn thi luật ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.39 KB, 63 trang )

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG

1. Các giai đoạn trong lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống NH Việt
Nam và pháp luật NH Việt Nam.
2. Chứng minh rằng một trong những nội dung cơ bản của Luật Ngân hàng là
cơ chế pháp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động NH.
3. Hiểu thế nào là hoạt động NH? Trình bày các đặc điểm của hoạt động
NH?
4. So sánh sự khác biệt giữa hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh
khác.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1.

Tình huống 1
A (Đài Loan) muốn thành lập doanh nghiệp tại VN với hoạt động kinh
doanh chính là đại lý ký gởi hàng hóa, đại lý bán vé máy bay, và kinh doanh
lữ hành nội địa. Để thuận tiện cho việc cấp GCNĐKKD, A quyết định cho
anh B (1.000.000.000 VND theo Hơp đồng vay số 01) và chị C
(1.000.000.000 VND theo Hợp đồng vay số 02) vay, thay mặt mình quản lý
vốn và đứng tên trên GCNĐKKD. Sau đó, anh B và chị C đã tiến hành các
thủ tục thành lập công ty TNHH D, gồm 2 thành viên là anh B và chị C, mỗi
người sở hữu 50% vốn điều lệ (2.000.000.000 VNĐ).
Hỏi:
Từ những dự kiện nêu trên, anh (chị) hãy cho biết hoạt động này có phải là
hoạt động ngân hàng? Giải thích tại sao?


2.



Tình huống 2
Ông A, bà B và cô C cùng nhau góp vốn thành lập công ty TNHH D. Ngoài
hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, Công ty TNHH D còn thường
xuyên nhận tiền gửi từ các thành viên (A, B, và C) và người thân trong gia
đình của các thành viên (A, B, và C) để cho vay kiếm lời.
Hỏi:
Từ những dự kiện nêu trên, anh (chị) hãy cho biết hoạt động này có phải là
hoạt động ngân hàng? Giải thích tại sao?

3.

Tình huống 3
Công ty TNHH D được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật và có
nhu cầu vay 1.000.000.000 VND để đầu tư sản xuất. Sau khi xét hồ sơ đề
nghị vay, Ngân hàng TMCP A quyết định cấp tín dụng cho Công ty TNHH
D theo Hợp đồng tín dụng, có nội dung sau: khoản vay 1 tỷ VND, với thời
hạn vay 06 tháng, và lãi suất 1,5%/tháng.
Hỏi:
Từ những dự kiện nêu trên, anh (chị) hãy cho biết hoạt động này có phải là
hoạt động ngân hàng? Giải thích tại sao?

CHƯƠNG 2
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1.

Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt
động cho công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
Sai vì theo điều 18 luật các tổ chức tín dụng thì ngân hàng nhà nước mới có

thẩm quyền cấp giấy phép.


2.

NHNNVN là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và
hoạt động cho các TCTD.
Sai vì theo khoản 1 điều 17 luật các tổ chức tín dụng thì chính phủ có thể
thành lập ngân hàng chính sách hoạt động không lợi nhuận.

3.

NHNNVN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ
Sai vì không nằm trong nhiệm vụ và quyền hạn của nhnnvn trong điều 2 nd
156/2013

4.

Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
Sai vì cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền xử phạt hành chính, chủ tịch
hiệp hội ngân hảng không là cơ quan nhà nước mà là tổ chức nghề nghiệp.

5.

Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc NHNNVN
Sai vì thuộc chính phủ, do chính phủ thành lập theo quyết định 58/2010

6.


Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNNVN theo hình thức tái cấp vốn
Sai vì còn tài chính phải lành mạnh

7.

NHNNVN phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thu
chi hàng năm của NHNNVN.
Sai vì NHNNVN không phải là doanh nghiệp

8.

NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ
tướng Chính phủ.
Sai vì theo điều 25 luật ngân hàng nhà nước Việt Nam

9.

NHNNVN cho ngân sách nhà nước vay khi ngân sách nhà nước bị thiếu hụt
do bội chi.


Sai vì theo điều 26 luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, cho vay trong tạm
thời
10.

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn của NHNNVN nhằm
giúp TCTD lâm vào tình trạng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, chi trả
Sai vì theo điều 10 luật ngân hàng nhà nước Việt Nam là ngắn hạn

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1
Ngân hàng nhà nước trong năm 2011 đã tiến hành các hoạt động sau:
a)

Ra quyết định cho phép thành lập 3 ngân hàng thương mại cổ phần Á Âu,
Đông Nam và Tây Bắc.
Đúng vì theo khoản 9 điều 4 luật NH

b)

Cho các doanh nghiệp nhà nước vay với số tiền là 20.000 tỷ đồng và nhận
đảm bảo bằng các tài sản có giá trị là 25.000 tỷ đồng.
Đúng vì doanh nghiệp nhà nước là các tổ chức tín dụng, theo khoản 1 điều
24 luật NH

c)

Tái cấp vốn cho Vinashin: 1.500 tỷ để trả nợ.
Sai vì tái cấp vốn nhằm cung ứng vốn ngắn hạn

d)

Ra quyết định thanh tra 4 ngân hàng vì có dấu hiệu huy động vốn vượt quá
mức qui định (17%/năm).
Đúng vì theo khoản 11 điều 4 luật NH

e)

Ra quyết định xử phạt 2 công ty cho thuê tài chính Hoàng Hà và Nhất Thắng
vì đã vi phạm các qui định về hoạt động bảo đảm an toàn trong hoạt động

cho vay theo qui định của pháp luật.
Đúng vì theo khoản 11 điều 4 luật NH


f)

Quyết định ấn định mức lãi suất trần trong hoạt động cho vay là 19%/năm.

g)

Góp vốn cùng BIDV thành lập Ngân hàng thương mại Tân Tiến.
Sai vì góp vốn là hoạt động kinh doanh

h)

Phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động 1.000 tỷ đồng từ dân chúng nhằm
mua lại giấy tờ có giá trên nghiệp vụ thị trường mở.
Sai vì đây là hoạt động kinh doanh tiền tệ

i)

Yêu cầu các TCTD và các công ty lớn trên cả nước mua tín phiếu bắt buộc
của NHNN nhằm giảm bớt lượng tiền trong lưu thông thông qua nghiệp vụ
thị trường mở.
Sai vì các công ty lớn không thuộc đối tượng điều chỉnh của ngân hàng nhà
nước

j)

Phần chênh lệch từ hoạt động có thu và các khoản chi được NHNN trích

chia thưởng cuối năm cho cán bộ NHNN.
Sai vì phải nộp cho ngân sách nhà nước

CHƯƠNG 3
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1.

Mọi TCTD đều hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.
Sai vì theo điều 17 luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận


2.

Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì
chỉ được thành lập dưới hình thức duy nhất là chi nhánh của ngân hàng nước
ngoài.
Sai vì theo khoản 8 điều 4 luật các tổ chức tín dụng

3.

Tổ chức tín dụng không được thành lập dưới hình thức hợp tác xã.
Sai vì theo khoản 5 điều 6

4.

Cá nhân có thể nắm giữ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ
phần.
Sai vì theo khoản 1 điều 55 thì cá nhân không được vượt quá 5% vốn điều lệ


5.

Chủ tịch HĐQT của TCTD này có thể tham gia điều hành TCTD khác.
Sai vì có ngoại lệ trong khoản 1 điều 34

6.

Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với TCTD bị mất khả năng thanh toán.
Đúng vì theo điều 146

7.

Ban kiểm soát đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền quyết định gia hạn hoặc
chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Sai vì chỉ được kiến nghị NHNNVN theo điểm d khoản 2 điều 148

8.

Ban kiểm soát đặc biệt được quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc
biệt.
Sai vì theo điểm d khoản 2 điều 148


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Phần 1: Hoạt động của ngân hàng thương mại
Tình huống 1
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tây Dương được ngân hàng cấp phép thành
lập và hoạt động năm 2005. Tới đầu năm 2013, Ngân hàng có vốn điều lệ là 5.000
tỷ đồng. Trong năm 2013, Ngân hàng Đại Tây Dương có một số hoạt động sau:

a.

Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 6 tháng với số tiền huy động lên đến
20 tỷ đồng.
Đúng vì theo khoản 2 điều 98 luật các tổ chức tín dụng

b.

Ký hợp đồng cho thuê tài chính với công ty vận tải Đại An để cho công ty
Đại An thuê 10 xe vận tải 50 chỗ theo chỉ định của công ty Đại An trong
thời hạn 10 năm.
Sai vì theo điểm b khoản 2 điều 103 thì muốn cho thuê tài chính phải mua
lại công ty con

c.

Sử dụng 20 tỷ trong phần vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm
để thành lập công ty An Tín nhằm kinh doanh trong lĩnh vực in ấn các loại
giấy tờ.
Sai vì theo điều 103

d.

Thành lập ttrung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt động mội giới
bất động sản.
Đúng vì trung tâm môi giới bds không có rủi ro không phải là kinh doanh
bds, là kinh doanh dịch vụ

Hỏi:
Theo anh (chị) các hoạt động trên của ngân hàng Đại Tây Dương là đúng hay sai?

Tại sao?


--Tình huống 2
Ngân hàng thương mại cổ phần X được thành lập và hoạt động từ năm 1994, theo
Giấy phép của NHNNVN, có trụ sở chính tại Quận 1, TP HCM. Cuối năm 2010,
để tăng tường khả năng cạnh tranh, Hội đồng quản trị của NHTMCP X đã thông
qua các quyết định sau đây:
a. Trích 60 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động được thông qua việc phát hành trái
phiếu trong quí III năm 2010 để thành lập Công ty chứng khoán trực thuộc.
Sai vì theo khoản 1 điều 103
b. Trích 100 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ và các quĩ dự trữ để thành lập Công ty
cho thuê tài chính trực thuộc.
Đúng vì theo điểm b khoản 2 điều 103
c. Triển khai hoạt động chiết khấu các công cụ chuyển nhượng (hối phiếu đòi nợ
và hối phiếu nhận nợ) cho khách hàng.
Đúng vì theo điểm b khoản 3 điều 98
d. Triển khai việc cấp tín dụng theo hình thức bao thanh toán cho khách hàng.
Đúng vì điểm đ khoản 3 điều 98
e. Mở tài khoản giao dịch, quản lý tài khoản và cung cấp cho khách hàng là các cá
nhân nước ngoài đang học tập, công tác tại Việt Nam.
Đúng vì khoản 4 điều 98
Hỏi:
Giả sử anh (Chị) là người tư vấn cho ngân hàng, Anh (chị) hãy đánh giá tính pháp
lý cho từng phương án trên.
---


Tình huống 3
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Đông được thành lập và hoạt động kể từ năm

2006. Đến năm 2011, NHTMCP Á Đông tăng vốn điều lệ lên thành 5.000 tỷ đồng.
Trong năm 2014, nhằm gia tăng tín dụng, NHTMCP Á Đông đã tiến hành các hoạt
động sau:
1.

Cho ông Lý Chiêu Hoàng (là cháu của Tổng giám đốc NHTMCP Á Đông)
vay, với số tiền là 1 tỷ đồng, để xây nhà.
Đúng vì không thuộc trường hợp cấm và hạn chế trong điều 126, 127

2.

Cho Công ty cổ phần Minh Long vay 1.000 tỷ đồng để xây dựng khu du lịch
khép kín, bao gồm: khu vui chơi, giải trí, nhà và biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp
tại Vịnh Hạ Long.
Sai vì theo khoản 1 điều 28 thì hạn mức không quá 15% mà 1.000 tỷ đã lên
đến 20%

3.

Phát hành kì phiếu với thời hạn 3 tháng để huy động 100 tỷ nhằm thành lập
công ty chứng khoán Hoàn Cầu.
Sai vì theo khoản 1 điều 103

4.

Phát hành thẻ ATM cho các cá nhân có nhu cầu và thoả mãn các điều kiện
do ngân hàng quy định.
Đúng vì theo điểm d khoản 3 điều 98

Hỏi:

Anh (chị) hãy xác định các hoạt động trên của NHTMCP Á Đông là đúng hay sai
theo quy định pháp luật? Giải thích tại sao?


Phần 2: Hoạt động của công ty tài chính/công ty cho thuê tài chính
Tình huống 4
Năm 1999, công ty TNHH Một Thành Viên Tài Chính Prudential Việt Nam
(“Prudential”) chính thức được thành lập và hoạt động theo đúng quy định pháp
luật hiện hành, với số vốn đầu tư 15 triệu USD. Trong năm 2015, Prudential đã
tiến hành một số hoạt động như sau:
a)

Nhận tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn 6 tháng của các cá nhân, và tiền gửi của
các tổ chức trên địa bàn, có tổng số tiền là 50 tỷ đồng.

b)

Phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn 18 tháng để huy động vốn của tổ
chức với tổng giá trị của đợt phát hành là 60 tỷ đồng.

c)

Cho công ty A vay 20 tỷ đồng để đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến hàng
xuất khẩu.

d)

Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho công ty B.

e)


Nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất từ nước ngoài, để cho
công ty C thuê lại theo phương thức cho thuê vận hành.

Hỏi:
Theo anh (chị), các hoạt động trên của Prudential là đúng hay sai? Giải thích tại
sao?
--Tình huống 5
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (“EVN”) có ngành, nghề kinh doanh chính là (i) sản
xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; (ii) xuất nhập khẩu
điện năng; (iii) đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; và (iv) quản lý, vận
hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều
khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công


trình điện. Do đó, EVN cần có những nguồn vốn dài hạn; tuy nhiên, để được có
được những nguồn vốn dài hạn tại các ngân hàng thương mại, EVN phải đáp ứng
các điều kiện cho vay khác nhau. Trước tình hình này, EVN có kế hoạch sẽ thành
lập riêng một công ty tài chính trực thuộc để huy động vốn dài hạn, phục vụ cho
các nhu cầu đầu tư dài hạn của EVN.
Hỏi:
Theo anh (chị), kế hoạch trên của EVN có thực hiện được không? Giải thích tại
sao?
Kế hoạch trên của EVN có thể thực hiện được nếu công ty tài chính trực thuộc mà
EVN dự kiến thành lập đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 20 Luật
Các TCTD 2010 và Nghị định 39/2014/NĐ-CP. Ví dụ như:


Vốn pháp định: 500 tỷ đồng




Chủ sở hữu: EVN là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp (mô hình công ty
TNHH một thành viên) và có đủ năng lực tài chính (vốn điều lệ của EVN:
143.404 tỷ đồng)



Người quản lý và điều hành



Điều lệ của công ty tài chính dự kiến thành lập



Phương án kinh doanh của công ty tài chính dự kiến thành lập có khả thi.

Tình tiết bổ sung
Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (“EVN Finance”) được chính thức thành lập
và hoạt động từ ngày 01 tháng 9 năm 2008 với sứ mệnh là đầu mối thu xếp vốn,
quản trị vốn cho các dự án điện thuộc EVN và các đơn vị thành viên, đồng thời
cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính chuyên nghiệp cho các đơn vị trong ngành
điện và các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác.
Để tăng cường vốn tự có, EVN Finance đã thực hiện một số hoạt động sau:


a)

Phát hành các loại giấy tờ có giá có thời hạn khác nhau (3 tháng, 6 tháng và

1 năm) để huy động vốn của của cá nhân.

b)

Nhận tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng, dưới dạng tiền gửi tiết kiệm có thưởng.

c)

Tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng khi gửi tiền bằng USD.

d)

Thực hiện chương trình khuyến mãi “gửi tiền được bảo hiểm”, theo đó
khách hàng nào gửi tiền trên 1 tỷ đồng sẽ được EVN Finance mua bảo hiểm
nhân thọ.

Hỏi:
Theo anh (chị), các hoạt động trên của EVN Finance là đúng hay sai? Giải thích tại
sao?
Tình huống 6
Công ty tài chính cổ phần VINACONEX-VIETTEL (“VVF”) được thành lập với
số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng dựa trên sự đồng thuận và chung sức của các cổ đông
sáng lập: Tổng công ty Cổ phần VINACONEX, Tổng công ty Viễn thông Quân
đội (VIETTEL), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) và các cổ đông
khác là: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank), Công ty TNHH Đầu
tư tư nhân (VP Capital) và các đơn vị thuộc Tổng công ty Cổ phần VINACONEX.
Trong năm 2014, VVF đã thực hiện một số hoạt động sau:
a)

Nhận tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng của các cá nhân trên địa bàn với số tiền là

12 tỷ đồng.

b)

Cho doanh nghiệp nhà nước A vay 50 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nhà máy
chế biến hàng xuất khẩu.

c)

Mở tài khoản thanh toán tại chính VVF để cung cấp dịch vụ thanh toán qua
tài khoản cho những doanh nghiệp gửi tiền tại VVF.

d)

Cho công ty B thuê dây chuyền sản xuất trị giá 25 tỷ đồng với thời hạn 5
năm.


Theo anh (chị), các hoạt động trên của VFF là đúng hay sai? Giải thích tại sao?
---


CHƯƠNG 5
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Những hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng
1.

So sánh các hình thức cấp tín dụng của TCTD?


2.

Phân tích các điều kiện vay vốn? Theo anh (chị), dưới góc độ luật ngân
hàng, khi thẩm định các điều kiện vay vốn thì cần lưu ý các điều kiện nào?
Giải thích tại sao?

3.

Tại sao đối tượng tại Điều 126 Luật Các TCTD là không được cấp tín dụng,
trong khi đó, đối tượng tại Điều 127 Luật Các TCTD lại là hạn chế cấp tín
dụng?

4.

Tại sao TCTD không được cấp tín dụng trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của
chính TCTD hoặc công ty con của TCTD?

5.

Tại sao giới hạn cho vay của loại hình TCTD là ngân hàng lại cao hơn giới
hạn cho vay của loại hình TCTD phi ngân hàng?

Hợp đồng tín dụng/Giao dịch bảo đảm
6.

Những nội dung pháp lý cơ bản về hoạt động cho thuê tài chính? So sánh
hoạt động cho thuê tài chính và hoạt động cho thuê vận hành?

7.


Nêu các điều khoản chủ yếu (nội dung) của hợp đồng tín dụng Ngân hàng?
Những điều khoản nào là bắt buộc? Nhựng điều khoản nào là tùy nghị? Cho
ví dụ minh họa.

8.

Thế nào là cho vay hợp vốn (đồng tài trợ)? Khi nào thì các tổ chức tín dụng
lựa chọn phương thức vay này?


9.

Trình bày mối quan hệ giữa hợp đồng tín dụng Ngân hàng và hợp đồng bảo
đảm tiền vay bằng tài sản/giao dịch bảo đảm.

10.

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng là loại tranh chấp gì? Xác định
thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết loại tranh chấp này?

11.

Trình bày các nội dung cơ bản của một hợp đồng thế chấp để bảo đảm tiền
vay tại Tổ chức tín dụng? Cho ví dụ minh họa?

12.

Thế nào là tài sản hình thành trong tương lai? Tài sản này có được dùng để
bảo đảm tiền vay hay không? Tại sao? Nhận xét gì về điều kiện của loại tài

sản này so với điều kiện của một tài sản bảo đảm nói chung?

13.

Một tài sản có thể dùng để bảo đảm cho nhiều khoản vay hay không? Tại
sao? Nếu có, các bên có thể cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản có thể thỏa
thuận thứ tự ưu tiên thanh toán hay không? Gỉa sử khi một khoản vay đến
hạn và tài sản bảo đảm được đem ra xử lý thì các khoản vay khác sẽ xử lý
như thế nào? Tại sao? Trường hợp sau khi xử lý tài sản bảo đảm mà vẫn
không đủ để thu hồi nợ thì ngân hàng thương mại có được quyền đòi tiếp
bên đi vay hay không?

14.

Trong trường hợp, khách hàng vay chậm trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng vì
lý do khách quan thì khách hàng có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi cho
mình?

15.

Anh (chị) hiểu quy định tại Điều 11 VBHN 8019/VBHN-BTP “giao dịch
bảo đảm có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký ” như
thế nào?

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
Những hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng
9.

TCTD phi ngân hàng không được làm dịch vụ thanh toán.
Đúng vì theo khoản 4 điều 4 luật các tổ chức tín dụng



10.

Công ty cho thuê tài chính không được cho giám đốc của chính công ty ấy
thuê tài sản tài chính dưới hình thức cho thuê tài chính.
Đúng vì theo điểm a khoản 1 điều 126 Luật các tổ chức tín dụng

11.

Công ty cho thuê tài chính được quyền phát hành giấy tờ có giá để huy động
vốn.
Đúng vì theo khoản 2 điều 112 luật các tổ chức tín dụng thì được phát hành
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu.

12.

Công ty cho thuê tài chính được quyền tiến hành hoạt động chiết khấu/tái
chiết khấu giấy tờ có giá.

13.

Công ty cho thuê tài chính được quyền tiến hành hoạt động bao thanh toán.
Sai vì chỉ có ngân hàng thương mại, công ty tài chính mới được thực hiện
hoạt động bao thanh toán, công ty cho thuê tài chính muốn thực hiện phải
được sự chấp thuận bằng văn bản của ngân hàng nhà nước Việt Nam theo
điểm g khoản 7 điều 112 luật các tổ chức tín dụng

14.


Công ty tài chính có quyền tiến hành hoạt động cho thuê tài chính.
Đúng vì theo điểm g khoản 1 điều 108 luật các tổ chức tín dụng

15.

Ngân hàng thương mại được quyền tiến hành hoạt động cho thuê tài chính.
Đúng vì theo điểm b khoản 2 điều 103 luật các tổ chức tín dụng

16.

TCTD không được cho khách hàng vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu cuả
chính TCTD cho vay.
Đúng vì theo khoản 5 điều 126 luật các tổ chức tín dụng

17.

TCTD không được cho giám đốc cuả chính TCTD vay vốn.
Đúng vì theo điểm a khoản 1 điều 126


18.

Con của giám đốc ngân hàng thương mại có thể vay tại chính ngân hàng
thương mại đó nếu như có tài sản bảo đảm.
Sai vì theo khoản 3 điều 126

19.

TCTD được dùng vốn huy động để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp,
TCTD khác.

Đúng vì theo điều 129 luật các tổ chức tín dụng

20.

Mọi TCTD khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng đều phải tuân theo hạn mức
cấp tín dụng.
Sai vì theo khoản 6, 7 điều 128 luật các tổ chức tín dụng

21.

Một khách hàng không được vay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng
thương mại.
Đúng vì theo khoản 1 điều 128

22.

TCTD được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu.

23.

TCTD không được góp vốn vào một doanh nghiệp vượt quá 11% vốn điều
lệ của TCTD đó.
Sai vì theo khoản 1 điều 129

24.

TCTD không được quyền kinh doanh bất động sản.
Sai vì theo điều 139 luật các tổ chức tín dụng

Hợp đồng tín dụng/Giao dịch bảo đảm

25.

Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng
thực mới có hiệu lực pháp luật.


26.

Hợp đồng tín dụng vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp
đồng tín dụng đó đương nhiên chấm dứt hiệu lực pháp lý.
Sai vì theo khoản 1 điều 15 nd 163/2006

27.

Giao dịch bảo đảm chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng ký.

28.

Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
Sai vì theo khoản 1 điều 10 nd 163/2006

29.

Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa pháp lý
như nhau và có thể thay thế cho nhau.

30.

Tài sản đang cho thuê thì không được dùng để bảo đảm nghĩa vụ.


31.

Tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm phải thuộc sở hữu của người đăng ký
giao dịch bảo đảm.

32.

Tài sản trong biện pháp thế chấp luôn phải là bất động sản.

33.

Giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

34.

Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên đi vay.

35.

Một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều ngân
hàng thương mại khác nhau nếu giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả
nợ.

36.

TCTD không được đòi bên bảo đảm tiếp tục trả nợ nếu giá trị tài sản baỏ
đảm sau khi xử lý không đủ thu hồi vốn.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Phần 1: Hợp đồng tín dụng/Giao dịch bảo đảm
Tình huống 1
Để có tiền sửa chữa ngôi biệt thự tại Phú Mỹ Hưng, ông Trần Đình B đã quyết
định nộp hồ sơ vay vốn 01 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam (“Vietcombank”) trong thời hạn 12 tháng, với lãi suất 7%/năm.
Một trong những điều kiện để Vietcombank cấp tín dụng cho ông Trần Đình B là
ông B phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay nói trên. Ông B đã quyết định nhờ
đến sự giúp đỡ của bố mình là ông Trần Đình C, hiện đang là cổ đông nắm giữ 5%
tổng số cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt (“Lienvietbank”).
Ông C quyết định cầm cố toàn bộ số cổ phiếu của mình tại Lienvietbank để đảm
bảo cho khoản vay của con trai mình, là ông B, tại Vietcombank.
Hỏi:
Trong trường hợp này, Vietcombank có thể cấp tín dụng cho ông Trần Đình B hay
không? Giải thích tại sao?
--Tình huống 2
Công ty cổ phần Tân Đại Thành (“Tân Đại Thành”) đang xây dựng nhà xưởng tại
Bình Thạnh. Tuy nhiên, do thiếu vốn để xây dựng, Tân Đại Thành đã nộp đơn xin
vay 30 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hằng Nga (“Ngân hàng”). Ngân
hàng đã yêu cầu Tân Đại Thành cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay nói trên.
Tân Đại Thành đã nhờ ông Tất Thắng, là cổ đông đang nắm giữ 15% cổ phần của
Ngân hàng, dùng quyền sử dụng đất của ba (03) ngôi biệt thự tại Phú Mỹ Hưng
làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên.
Hỏi:


a.

Việc ông Tất Thắng dùng quyền sử dụng đất của ba (03) ngôi biệt thự tại
Phú Mỹ Hưng đảm bảo cho khoản vay nêu trên là đúng hay sai theo quy
định của pháp luật? Tại sao?


b.

Giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm không? Việc
đăng ký giao dịch bảo đảm này sẽ đem lại lợi ích gì cho Ngân hàng?

c.

Giả sử, ông Tất Thắng muốn vay vốn tại Ngân hàng và dùng cổ phiếu của
Ngân hàng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình được hay không?
Tại sao?

d.

Giả sử, ông Tất Thắng muốn dùng quyền sử dụng đất của lô đất 10 ha tại
huyện Bình Chánh thay thế cho quyền sử dụng đất của ba (03) ngôi biệt thự
tại Phú Mỹ Hưng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nêu trên. Liệu rằng
ông Tất Thắng có thể làm vậy được không? Tại sao?

--Tình huống 3
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Vũ (“Công ty”) do ông Huỳnh Nguyên làm
giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty, được thành lập
và hoạt động theo đúng pháp luật hiện hành. Ngày 02/03/2013, Công ty có yêu cầu
xin vay 2 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Duyên Hải (“Ngân hàng
Duyên Hải”), với thời hạn vay là 06 tháng, lãi suất là 1,5%/tháng, và mục đích sử
dụng vốn vay là kinh doanh.
Hỏi:
1.

Hãy soạn thảo điều khoản về nghĩa vụ của bên vay (Công ty) trong hợp đồng

tín dụng giữ Công ty và Ngân hàng Duyên Hải.

2.

Ông Nguyên và vợ là bà Thúy (đang trong thời kỳ hôn nhân) dùng quyền sử
dụng của lô đất 300 m2 ở quận Gò Vấp, TP.HCM, thuộc sở hữu của mình và
được định giá là 4,5 tỷ đồng, thế chấp để đảm bảo khoản vay trên của Công
ty được không? Vì sao?


3.

Giả sử đến tháng 5 năm 2013, vợ chồng ông Nguyên, bà Thúy có nhu cầu
vay vốn để cho con trai du học nước ngoài với số tiền 300 triệu đồng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam (“Ngân hàng Đông Nam”). Ông
Nguyên, bà Thúy muốn sử dụng quyền sử dụng lô đất nói trên để thế chấp ở
Ngân hàng Đông Nam, bảo đảm cho khoản vay này. Căn cứ vào những quy
định pháp luật hiện hành, anh (chị) hãy hướng dẫn các thủ tục pháp lý cho
ông Nguyên, bà Thúy để thực hiện nguyện vọng nói trên.

4.

Giả sử khi khoản nợ của Công ty đến hạn nhưng Công ty kinh doanh thua lỗ
không trả được nợ cho Ngân hàng Duyên Hải; trong khi đó, khoản nợ của
ông Nguyên, bà Thúy chưa đến hạn, Ngân hàng Duyên Hải có được xử lý
quyền sử dụng lô đất tại quận Gò Vấp là tài sản thế chấp để thu nợ hay
không? Tại sao?

--Tình huống 4
Ngày 15/08/2012, Công ty TNHH X, do ông Trần Đình A là Giám đốc, đồng thời

là người đại diện theo pháp luật, ký Hợp đồng tín dụng số 123/2012 với Ngân hàng
TMCP Y. Các nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng số 123/2012 như sau: Ngân
hàng TMCP Y cho Công ty TNHH X vay 1 tỷ đồng, lãi suất 1,5%/tháng; mục đích
sử dụng vốn vay: đầu tư, xây dựng nhà xưởng; thời hạn vay 12 tháng; phương thức
vay: cho vay từng lần và một số điều khoản khác. Để bảo đảm cho khoản vay trên,
ông Trần Đình B (em trai của ông Trần Đình A) thế chấp căn nhà của mình, được
định giá là 1,8 tỷ đồng. Công ty TNHH X cam kết sẽ trả cho ông B 50 triệu đồng
hoa hồng sau khi nhận được tiền vay từ Ngân hàng TMCP Y.
Ngày 30/02/2013, Công ty TNHH X và Ngân hàng TMCP Y ký tiếp hợp đồng tín
dụng số 43/2013. Đại diện cho Công ty TNHH X để ký hợp đồng tín dụng là ông
Nguyễn Thành Toàn là Phó giám đốc Công ty TNHH X (có ủy quyền hợp pháp
của Giám đốc A). Nội dung hợp đồng tín dụng số 43/2013 như sau: số tiền vay là 1
tỷ đồng để thu mua nguyên liệu nông sản; thời hạn vay là 6 tháng, lãi suất là
1,5%/tháng. Ông Trần Đình A thế chấp tài sản là ngôi nhà thuộc sở hữu của mình
được định giá là 1,6 tỷ đồng để bảo đảm cho khoản vay trên.


Cả hai hợp đồng thế chấp nói trên có công chứng và đăng ký thế chấp tại cơ quan
đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến hạn trả nợ, Công ty TNHH X kinh doanh thua lỗ,
không trả được nợ cho Ngân hàng TMCP Y. Ngân hàng TMCP Y có đơn khởi kiện
ra Tòa.
Hỏi:
Anh (chị) hãy cho biết:
1.

Những văn bản pháp luật nào được áp dụng để giải quyết vụ việc trên?

2.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, Ngân hàng TMCP Y gửi đơn khởi kiện đến

Tòa án nào, hãy xác định tư cách của các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng
trong vụ án trên (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên
quan)?

3.

Anh, chị có ý kiến gì khi ông B cho rằng: “vì Công ty TNHH X không chi trả
50 triệu đồng tiền hoa hồng theo như cam kết giữa ông và Công ty TNHH X,
nên ông được giải phóng trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng.”

4.

Anh (chị) có ý kiến gì trong trường hợp ông A cho rằng: “ông A chỉ là thành
viên góp vốn của công ty TNHH X, ngôi nhà là tài sản riêng của ông không
đưa vào kinh doanh và tách bạch với tài sản công ty, nên ông không có
nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng TMCP Y.”

5.

Giả sử tại thời điểm xử lý tài sản để thu hồi nợ cho các hợp đồng nay, ngôi
nhà của ông B bán được với giá là 2 tỷ đồng; ngôi nhà của A giảm giá
nghiêm trọng, chỉ bán được 800 triệu đồng, Ngân hàng TMCP Y có được
quyền thu hồi vốn và lãi theo hai hợp đồng tín dụng bằng toàn bộ số tiền bán
được của hai ngôi nhà? Vì sao?

6.

Giả sử trong trường hợp do sơ xuất của cán bộ tín dụng chấp nhận để ông
Phó giám đốc Nguyễn Thành Toàn ký hợp đồng tín dụng số 43/2013 không
có ủy quyền của Giám đốc A. Liệu rằng hợp đồng tín dụng số 43/2013 có

hiệu lực pháp lý hay không? Tại sao? Những trường hợp nào thì hợp đồng
tín dụng số 43/2013 vẫn có hiệu lực?


7.

Với các thông tin đã có, anh (chị) hãy phát thảo các nội dung cơ bản của hợp
đồng bảo đảm giữa ông Trần Đình A và Ngân hàng TMCP Y.

--Tình huống 5
Ông A dùng nhà xưởng của mình, có trị giá 7 tỷ đồng, làm tài sản bảo đảm cho
khoản vay 3 tỷ đồng của ông tại ngân hàng thương mại cổ phần B. Khoản vay này
có kỳ hạn 18 tháng, tính từ ngày 05/03/2013, theo phương thức trả góp. Ông C, là
anh hem kết nghĩa của ông A, đang có ý định vay 1 tỷ đồng tại ngân hàng thương
mại cổ phần D, và mong muốn nhờ ông A dùng tài sản là nhà xưởng nói trên làm
tài sản bảo đảm cho khoản vay. Khoản vay này có kỳ hạn 12 tháng, tính từ ngày
01/10/2013 (giả định rằng các điều kiện khác bình thường).
Hỏi:
1.

Ngân hàng thương mại cổ phần D có cơ sở để chấp nhận quan hệ bảo đảm
của ông A cho khoản vay của ông C hay không? Giải thích tại sao?

2.

Theo anh (chị), biện pháp bảo đảm trong trường hợp khoản vay của ông A
và khoản vay của ông C có gì khác nhau hay không? Hãy soạn thảo điều
khoản về đối tượng của hợp đồng bảo đảm cho 02 trường hợp nói trên?

3.


Thủ tục xác lập các giao dịch bảo đảm như thế nào?

4.

Đến hạn trả nợ vào ngày 05/09/2013 nhưng ông C không trả được nợ và
không được ngần hàng thương mại cổ phần D cho gia hạn. Anh (chị) hãy tư
vấn cho ngân hàng thương mại cổ phần D thu hồi nợ trong trường hợp này?

--Tình huống 6
Ngày 20/04/2010, Ngân hàng TMCP X ký hợp đồng tín dụng với công ty TNHH A
nhằm cho công ty A vay 5 tỷ đồng, với thời hạn vay 3 tháng, lãi suất cho vay
(trong hạn) 1.25%/tháng. Nếu đến hạn mà công ty A không trả đủ cả gốc lẫn lãi thì


lãi suất quá hạn đối với khoản chậm trả là 2.5%/tháng. Ngoài ra, công ty TNHH A
còn phải trả thêm một khoản tiền phạt, tương ứng là 10 triệu đồng trên mỗi tháng
chậm trả.
Hợp đồng tín dụng này đươc ông B bảo đảm bằng việc thế chấp ngôi nhà thuộc
quyền sở hữu của ông B theo hợp đồng bảo đảm giữa ông B và ngân hàng TMCP
X. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm
theo quy định của pháp luật.
Hỏi:
1.

Theo anh chị, quy định về lãi trong hạn, lãi quá hạn và tiền phạt trong hợp
đồng tín dụng giữa cty A với ngân hàng X có phù hợp với pháp luật ngân
hàng và pháp luật có liên quan không? Giải thích?

2.


Giả sử đến hạn trả nợ, ngân hàng TMCP X buộc phải xử lý tài sản đảm bảo
để thu hồi nợ nhưng số tiền thu được từ xử lý tài sản không đủ để thu hồi nợ
thì ông B có phải tiếp tục trả nợ hay không? Tại sao?

3.

Là luật sư tư vấn cho ông B, anh chị sẽ tư vấn như thế nào để bảo vệ quyền
lợi của ông B trong trường hợp công ty TNHH A không trả đúng nợ gốc và
lãi đúng hạn dẫn đến việc phải xử lý tài sản của ông B để thu hồi nợ?

--Tình huống 7
Ngày 23/02/2010, chi nhánh Gò Vấp của ngân hàng Sài Gòn thương tín (“Ngân
hàng”) kí hợp đồng tín dụng số 212100 với công ty TNHH cơ khí Trường Giang
(“Công ty”). Hợp đồng do giám đốc chi nhánh Gò Vấp và giám đốc công ty cơ khí
Trường Giang ký. Nội dung: Ngân hàng cho Công ty vay 1 tỷ đồng, lãi suất
0.8%/tháng, thời hạn vay là 24 tháng.
Để đảm bảo hợp đồng, các bên kí hợp đồng cầm cố, theo đó Công ty đem chiếc xe
thuộc sở hữu của mình (trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng) cầm cố cho Ngân hàng. Hợp
đồng có cam kết: “Trường hợp đến hạn trả nợ mà Công ty không trả được nợ,


Công ty đồng ý để Ngân hàng toàn quyền tổ chức đấu giá tài sản để thu hồi nợ
(vốn và lãi)”. Hợp đồng cầm cố được công chứng nhà nước chứng nhận.
Đáo hạn, Công ty không trả được nợ nên Ngân hàng khởi kiện tại toà.
Hỏi:
1.

Với tư cách là người đại diện quyền lợi cho Ngân hàng, anh (chị) hãy nêu
những yêu cầu của Ngân hàng và lý giải căn cứ của những yêu cầu đó .


2.

Trong phiên toà, đại diện Công ty đề nghị toà “tuyên bố hợp đồng cầm cố
không có hiệu lực pháp luật do người kí hợp đồng của Công ty là ông Phan,
chỉ là thành viên của Công ty thôi. Ông Phan không có giấy uỷ quyền của
giám đốc”. Theo anh (chị) hợp đồng cầm cố trên có hiệu lực không?

3.

Giả sử Ngân hàng xuất trình cho toà án biên bản cuộc họp hội đồng thành
viên của Công ty, theo đó giám đốc Công ty có biết việc ông Phan kí hợp
đồng cầm cố đó. Vậy hợp đồng có hiệu lực pháp luật không? Tại sao?

4.

Toà án xừ lí theo hướng có lợi cho Ngân hàng, nhưng Công ty không tự
nguyện thi hành. Hãy nêu các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật?

--Tình huống 8
Ngày 8/3/2007, Công ty TNHH Sơn Thịnh (“Công ty”), do ông Núi làm Giám
đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật và Ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Tân (“Ngân hàng”) đàm phán để ký hợp đồng tín dụng. Theo đó, Ngân hàng
sẽ cho Công ty vay số tiền là 400 triệu đồng, thời hạn 12 tháng, lãi suất
1.2%/tháng, mục đích sử dụng vốn là trả tiền cho đối tác nước ngoài theo hợp đồng
nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Một số phương án bảo đảm tiền vay liệt kê dưới đây đưa ra bàn bạc:
1.

Phương án 1: Dùng chính lô hàng là tài sản hình thành từ vốn vay làm tài

sản đảm bảo.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×