Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Giáo trình vệ sinh phòng bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 145 trang )

Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

BÀI 1

MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE
Mục tiêu
1. Trình bày một số khái niệm về môi trường và sức khỏe
2. Nêu được mối quan hệ giữa môi trường và vi sinh vật
3. Trình bày mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe, các phương pháp
phòng ngừa ô nhiễm môi trường
I.

Một số khái niệm cơ bản
I.1.Môi trường
a. Khái niệm
Môi trường là toàn bộ các yếu tố bao quanh một người hoặc một nhóm người và
có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người (ví dụ, các yếu tố vật lý, hóa
học, sinh học...).
b. Phân tích 3 tính chất cơ bản của môi trường
- Môi trường bao gồm nhiều yếu tố hợp thành:
+ Yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội
+ Bị chi phối và tác động qua lại lẫn nhau
- Môi trường luôn luôn thay đổi:
+ Luôn luôn thay đổi nhưng có thể ổn định tương đối
+ Khi môi trường thay đổi sẽ xác lập thế cân bằng mới
- Môi trường là hệ thống mở
+ Vật chất và năng lượng liên tục chuyển động
+ Vấn đề môi trường mang tính toàn cầu và lâu dài.
I.2.Sức khỏe


23 Tại hội nghị Alma-Ata, 1978. Sức khỏe là trạng thái thoải mái tòan diện về thể
chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật
II. Mối quan hệ giữa môi trường và sinh vật
- Môi trường là một hệ thống gồm 2 thành phần:
+ Sinh vật: Vi sinh, thực vật, động vật...
+ Ngoại cảnh: nước, đất, không khí, khoáng chất
- Sự thay đổi ngoại cảnh dù nhỏ cũng có thể làm đảo lộn các mối liên hệ trong môi
trường
+ Liên hệ giữa từng cá thể sinh vật
+ Liên hệ giữa các chủng tộc sinh vật
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 1


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

+ Liên hệ giữa sinh vật và ngoại cảnh – vật vô tri
- Sự quân bình giữa sinh vật và ngoại cảnh trong môi trường được điều hoà và biến
thiên theo 3 chu trình:
+ Chu trình Carbon: CO2 & H2O
+ Chu trình Nitơ : NO4
+ Chu trình Sulfur : SO4
- Sự mất quân bình xảy ra khi diễn tiến ba chu trình trên bị xáo trộn sẽ gây ra ô
nhiễm môi trường do quá dư hay thiếu các yếu tố ngoại cảnh.
Ví dụ : Về ô nhiễm hữu cơ: một dòng nước nếu thiếu oxy hoà tan do rác, chất tải
hữu cơ từ các nhà máy dẫn đến sự biến dưỡng kỵ khí, ba chu trình trên sẽ bị xáo
trộn và sinh ra các chất Methane, Nitrit, Amoniac, Sulfurơ, sulfite... gây mùi hôi,

nước đen, có váng.
- Con người và ngoại cảnh
+ Phát triển kinh tế, kỹ thuật: nhà cửa và đô thị, nhà máy xí nghiệp sản xuất,
phương tiện vận tải... gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước.
+ Sự gia tăng dân số, đô thị hoá nhà cửa thiếu vệ sinh: gây ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nước.
- Ngày 5 tháng 6 năm 2012, Liên Hợp Quốc lấy chủ đề cho Ngày Môi trường Thế
giới là “Kinh tế Xanh: Có vai trò của bạn”
- Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống, tạo việc làm và cải thiện công bằng
xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh
thái. Trong nền Kinh tế Xanh, sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với giảm phát thải
carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài
nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.
III. Ô nhiễm môi trường và sức khỏe
3.1. Ô nhiễm môi trường
a. Khái niệm
Ô nhiễm môi trường là khi có một sự biến đổi của môi trường theo hướng không
tiện nghi, bất lợi đối với cuộc sống con người, động vật và thực vật.
b. Nguyên nhân
- Xuất phát ngay từ diễn tiến phát triển: sản xuất
- Kinh tế xã hội kém phát triển: tăng dân số, các vấn đề về ngoại cảnh như thiếu
nước sạch, suy dinh dưỡng, nhà ở thiếu tiện nghi vệ sinh.
- Thay đổi khí hậu và thời tiết, thiên tai và hạn hán
c. Tác động của môi trường đến sức khỏe con người
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 2


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn


Khoa Y

- Tác động trực tiếp: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, tiếng ồn, chất phóng xạ...
- Tác động gián tiếp: không khí, đất, nước
3.2. Ô nhiễm không khí
a. Khái niệm
0 Ô nhiễm không khí là sự có mặt trong không khí một hay nhiều chất lạ, hoặc có sự
biến đổi trong thành phần không khí gây ra những tác động có hại cho người và
sinh vật.
b. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí
c.
-

-

d.
-

Thường bắt nguồn từ sinh hoạt của con người như các loại khói bụi, hóa chất, hơi
khí độc..
Các loại vi sinh vật từ các bãi rác, xác súc vật
Ngoài ra thiên nhiên cũng tạo ra các chất thải ô nhiễm do các khí thoát ra từ quá
trình hoạt động của núi lửa động đất, phát tán của phấn hoa.
Các dạng ô nhiễm
Thể khí: là nhóm gây ô nhiễm không khí nhiều nhất, đặc biệt chúng có thể tạo ra
các ô nhiễm thứ cấp có hại hơn cả chất ban đầu:
+ SO2: nguồn nhân tạo do chủ yếu đốt nhiên liệu (than, xăng, dầu,...)
+ H2S và các loại Sulfur hữu cơ: nguồn chủ yếu do chế biến khí thiên nhiên.
+ CO2 và hiệu kính “nhà kính”: sự gian tăng CO2 trong không khí chủ yếu do đốt

nhiên liệu thiên nhiên và nạn phá rừng. Lớp CO2 và hơi nước trong không khí
sẽ hấp thụ các bức xạ sóng dài từ mặt đất phát ra vũ trụ, phá vỡ sự cân bằng
nhiệt trong thiên nhiên và làm nhiệt độ của khí quyển bao quanh trái đất tăng
lên. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng “nhà kính”
+ Freon, Halon và lỗ thủng tầng Ozon: Freon và Halon là những chất hữu cơ chứa
+ Clo, Brom, Flo như: CFCL3 , CF3ClBr,... chúng không có trong thiên nhiên,
được tạo ra do kỹ thuật làm lạnh và CN hoá chất
Thể hạt nhỏ li ti (Aerosol) rắn lỏng: lơ lững trong không khí dưới dạng bụi, khói có
carbon, sương bụi ... rơi xuống đất theo quy luật trọng lực ở xung quanh các nguồn
ô nhiễm
Các chất ô nhiễm không khí khác:
+ Nhiệt thừa: là lượng nhiệt toả ta khí hấp thụ và nhiệt toả ra lớn hơn nhiệt tổn
thất
+ Tiếng ồn: là những âm thanh chói tai, phát sinh từ nhiều nguồn chấn động
không hoán toàn, có tần số và chu kỳ khác nhau.
Các chất gây ô nhiễm:
Vô cơ: các kim loại nặng như: chì, kẽm, cadmium, thuỷ ngân, Arsenic

Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 3


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

-

Hữu cơ: các chất hữu cơ có nhân thơm, hoá chất diệt cỏ, diệt côn trùng

Sinh học: chất gây dị ứng da và đường hô hấp từ thiên nhiên như phấn hoa hoặc từ
kỹ nghệ thuốc lá, dệt lông, Ciment, giấy
- Vi sinh vật: Nấm, vi trùng và virus
+ Vi trùng: Lao, bạch hầu, ho gà...
+ Virus: Cúm, sởi, quai bị
+ Đường lây:
Lan truyền do không khí
Lan truyền do giọt chất lỏng
e. Ảnh hưởng sức khoẻ
- Phụ thuộc vào đường xâm nhập, thời gian và mức độ tiếp xúc
- Tác hại:
+ Kích thích da, niêm mạc gây khó chịu, hắt hơi, sổ mũi
+ Làm tăng các bệnh đường hô hấp trên cấp như cảm do siêu vi, viêm họng
+ Các bệnh phổi như bụi phổi mạn tính, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, bệnh
ung thư
f. Một biện pháp bảo vệ môi trường không khí
- Nguyên tắc chung: Vừa thực hiện các biện pháp tổng hợp, vừa thực hiện các biện
pháp khác như giáo dục sức khỏe, dùng luật...
- Biện pháp cụ thể:
+ Quản lý và kiểm soát môi trường nhằm giảm bớt chất thải gây ô nhiễm không
khí
+ Quy hoạch đô thị và phát triển các khu công nghiệp
+ Sử dụng hệ thống cây xanh như: các khu rừng, khu công viên ở trong và xung
quanh thành phố và ở các khu công nghiệp là những “lá phổi” của thành phố.
+ Kiểm soát và xử lý các nguồn chất thải từ các khu đô thị, khu công nghiệp có
khả năng gây ô nhiễm không khí tại chổ và khu vực xung quanh.
3.2. Ô nhiễm nước
a. Khái niệm
- Ô nhiễm nước khi có sự thay đổi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước
hoặc khi có sự đào thải của chất lỏng, khí hoặc rắn vào trong nước làm cho nước

trở nên độc hại
- Nguồn nước bị ô nhiễm thường liên quan đến ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất
b. Nguồn gốc ô nhiễm
- Thiên tai: động đất, đất lở, núi lửa, chất hữu cơ do xác súc vật hoặc do cây cối
- Hoạt động con người: Rác, nước cống gây ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, hoạt động
sản xuất, trồng trọt.
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 4


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

c. Phân loại

-

Nước ô nhiễm: nước bề mặt hoặc nước ngầm
Sinh học: Tác nhân vi sinh gây bệnh, rong tảo và các vi sinh vật gây mùi hôi
Chất hữu cơ: do các chất hữu cơ dễ bị phân tích như rác, nước cống, xác động vật
Hoá học: do các chất hữu cơ khó bị phân tích trong bột giặt, thuốc diệt côn trùng,
các chất vô cơ như chì, thuỷ ngân, Arsenic
- Vật lý: nhiệt độ, phóng xạ
d. Bệnh do nước nhiễm vi sinh
-

Tác nhân:
+ Vi trùng: tả, thương hàn, lỵ trực tràng, leptospirosis, tiêu chảy cấp...

+ Virus: bại liệt, enterrovirus...
- Ký sinh trùng:
+ Đơn bào: lỵ amib, Giardia lambia
+ Giun sán: giun đũa, giun móc, Schistosomiasis...
- Đặc điểm:
+ Lan truyền nhanh – có thể gây dịch
+ Nguồn nước cấp không đủ
+ Điều kiện vệ sinh môi trường kém
+ Thường xảy ra vào mùa hè
e. Phòng chống bệnh do nước nhiễm vi sinh
- Sử dụng nước an toàn cho ăn uống và sinh hoạt nước an toàn: đun sôi hoặc clor
hoá
- Vệ sinh môi trường: cầu tiêu hợp vệ sinh
- An toàn vệ sinh thực phẩm: 10 quy tắc về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
f. Nguyên tắc phòng bệnh
- Đun chín nước ăn
- Đun sôi nước uống
- Rửa tay sạch
Đun nấu thức ăn an toàn
- Diệt vi sinh: đun nấu kỹ thịt, ăn khi còn nóng
- Rửa tay và vật dụng:
- Rửa tay trước khi chế biến và dọn thức ăn
- Rửa bát đĩa và đồ dùng bằng xà phòng và nước
- Rửa thật kỹ thớt bằng xà phòng và nước
- Bóc vỏ trái cây: chỉ ăn trái cây khi mới được bóc vỏ như chuối, cam, nho…..
Dựtrữ nước an toàn
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 5



Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

-

Nước sạch không có vi sinh gây bệnh: đun sôi hoặc khử trùng bằng flor
Nước sạch có thể bị nhiễm lại nếu không được giữ an toàn.
Nước phải được giữa trong một bình sạch, có miệng nhỏ và có nắp đậy, dùng
trong 24 giờ
- Rót nước từ trong bình ra, không được dùng ly tách múc nước từ trong bình ra
Rửa tay
- Lúc nào cũng phải rửa tay
- Sau khi đi tiêu hoặc đi ra từ nhà tiêu
- Trước khi chế biến thức ăn và dọn thức ăn
- Trước khi ăn, trước khi cho con ăn
- Cách rửa tay
- Dùng xà phòng và nhiều nước sạch
- Rửa khắp tay: bàn tay, mu tay, kẻ các ngón tay, các móng tay
Cầu tiêu hợp vệsinh
- Sử dụng cầu tiêu
- Giữ cầu tiêu cho sạch
- Cho phân của trẻ vào cầu tiêu hoặc chôn xuống đất
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi ra từ nhà vệ sinh
Những nguyên tắc đun nấu thức ăn an toàn
- Đun nấu kỹ những thực phẩm sống
- Ăn những thức ăn còn nóng sau khi đun nấu
- Bảo quản cẩn thận những thức ăn đã đun nấu
- Hâm kỹ lại thức ăn đã đun nấu

- Không để thức ăn chưa đun nấu tiếp xúc với thức ăn đã đun nấu
Những nguyên tắc đun nấu thức ăn an toàn
- Chọn những thức ăn đã được chế biến an toàn
- Rửa tay nhiều lần
- Giữ tất cả mặt bằng của bếp được sạch sẽ
- Dùng nước sạch
Những hiểu biết khi mắc bệnh tiêu chảy cấp
- Nguy hiểm lớn nhất của tiêu chảy cấp là cơ thể bị mất nước, điều này thường xảy
ra ở trẻ em dưới 2 tuổi, dễ dẫn đến tử vong
- Để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy:
- Bù nước bằng đường uống: gói Oresol (ORS)
- Theo dõi các dấu hiệu mất nước: môi khô, khát nước, véo da để lại nếp nhăn, mắt
trủng
- Đến Cơ Sở Y Tế nếu tiêu chảy trên 2 ngày hoặc phát hiện có các dấu hiện mất
nước
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 6


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

3.3. Ô nhiễm đất
a. Nguyên nhân
- Ô nhiễm đất thường do những tập quán mất vệ sinh trong cộng đồng
- Do các loại hóa chất bảo vệ thực vật
- Do các chất gây ô nhiễm môi trường không khí lắng đọng xuống
b. Phân loại

- Ô nhiễm sinh học: đây là dạng ô nhiễm đất phổ biến nhất ở các quốc gia vùng
nhiệt đới. Tác nhân gây ô nhiễm là các loại ký sinh trùng (giun, sán..), vi khuẩn
(tả, lỵ, thương hàn, uốn ván...)
- Ô nhiễm hóa học: phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, các chất thải
rắn...
c. Tác hại
- Gây ra các bệnh lý ở đường tiêu hóa như thương hàn, viêm gan, bại liệt.. - Các
bệnh do ký sinh trùng
- Nhiều loại côn trùng trung gian như ruồi, muỗi, chuột...
d. Biện pháp bảo vệ môi trường đất
- Chế biến các chất thải đặc, lỏng của người và động vật thành các phân bón hữu cơ
- Xây dựng các hố tiêu 2 ngăn, hố tiêu dội nước, hố tiêu chìm, hố tiêu bioga ở vùng
nông thôn
- Xây dựng hố tiêu tự hoại ở các khu đô thị
- Xây dựng hệ thống cống thải

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Môi trường là một hệ thống gồm bao nhiêu thành phần chính
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
e. 6
2. Sự quân bình giữa sinh vật và ngoại cảnh trong môi trường được điều hoà và biến
thiên theo chu trình
a. Chu trình gan – ruột
b. Chu trình Carbon: CO2 và H2O…
c. Chu trình gan – thận
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh


Trang 7


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Khoa Y

d. Chu trình urê
e. Chu trình Krebs
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
a. Xuất phát ngay từ diễn tiến phát triển sản xuất
b. Kinh tế xã hội phát triển
c. Tăng dân số, các vấn đề về ngoại cảnh như thiếu nước sạch, suy dinh dưỡng,
nhà ở thiếu tiện nghi vệ sinh
d. A, C đúng
e. Tất cả đều đúng

Trong ô nhiễm không khí, thể hạt nhỏ li ti (Aerosol, rắn, lỏng) là dạng
a. Lơ lững trong không khí
b. Tồn tại dưới dạng bụi, khói có carbon, sương bụi…
c. Có kích thước > hơn 5mm
d. Tất cả đều đúng
e. A, B đúng
Các vi sinh vật, vi trùng, virus là chất gây ô nhiễm dạng
a. Vô cơ
b. Hữu cơ
c. Sinh học
d. Tự nhiên
e. Vi sinh vật
Ô nhiễm nước khi có sự thay đổi các tính chất
a. Vật lý, sinh học, hóa học
b. Vật lý, sinh học, cơ học
c. Vật lý, cơ học, hình ảnh học
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
Bệnh do nước nhiễm ký sinh trùng gồm
a. Đơn bào: lỵ amib, Giardia lamblia, tả, thương hàn…
b. Đơn bào: lỵ amib, Giardia lamblia, giun đũa, giun móc
c. Đơn bào: lỵ trực trùng, lỵ amib, Giardia lamblia…
d. Đơn bào: lỵ amib, Giardia lamblia…
e. Đơn bào: lỵ amib, Giardia lamblia, giun đũa, giun móc, uốn ván
Có bao nhiêu quy tắc chính về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
a. 8
b. 7
c. 9
d. 5
e. 10

Ngày môi trường thế giới hàng năm là ngày/tháng nào?
a. 04/05
b. 05/06

Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 8


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

c. 06/07
d. 07/08
e. 08/09
10. Kinh tế xanh
a. Là nền kinh tế nâng cao đời sống, tạo việc làm và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời
giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái.
b. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với giảm phát thải carbon,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường
c. Kinh tế xanh giúp sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm
đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
11. Thành phần ngoại cảnh của môi trường, chọn câu sai
a. Nước
b. Đất
c. Vi sinh vật
d. Không khí

e. A, D đúng
12. Các môi liên hệ trong môi trường
a. Liên hệ giữa từng cá thể sinh vật
b. Liên hệ giữa các chủng sinh vật
c. Liên hệ giữa sinh vật và ngoại cảnh – vật vô tri
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
13. Dạng ô nhiễm không khí thường gặp nhất
a. Thể khí
b. Thể hạt nhỏ li ti
c. Nhiệt thừa
d. Tiếng ồn
e. Thể lỏng
14. Nguồn gốc thường gặp của H2S và các loại sulfur hữu cơ trong ô nhiễm thể khí
a. Do đốt than
b. Do đốt cháy xăng
c. Do đốt cháy dầu
d. Do chế biến khí nhiên liệu
e. Do công nghệ làm lạnh
15. Để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy tốt nhất nên bù bằng
0
.a Truyền NaCl 9 /00
.b Uống Oresol
.c Uống nước có ga
.d A, C đúng
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 9



Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

Tất cả đều đúng
16. Môi trường, chọn câu đúng
a. Bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội
b. Ảnh hưởng tới sự sống, phát triển, sản xuất
c. Môi trường có 2 tính chất cơ bản
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
17. Tính chất cơ bản của môi trường
a. Môi trường bao gồm nhiều yếu tố hợp thành
b. Môi trường luôn luôn thay đổi
c. Môi trường là hệ thống mở
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
18. Sự quân bình giữa sinh vật và ngoại cảnh được điều hòa theo các chu trình sau, ngoại
trừ
a. Chu trình cacbon
b. Chu trình Krebs
c. Chu trình Nitơ
d. Chu trình Sulfur
e. Được điều hòa theo 3 chu trình chính
19. Mối quan hệ giữa con người và ngoại cảnh
a. Sự gia tăng dân số gây ô nhiễm môi trường
b. Sự phát triển kinh tế, kỹ thuật, nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm môi trường
c. Qúa trình đô thị hóa làm giảm, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng

20. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, chọn câu sai
a. Xuất phát ngay từ diễn tiến phát triển
b. Kinh tế, xã hội phát triển
c. Thay đổi khí hậu và thời tiết
d. Thiên tai và hạn hán
e. Động đất và núi lửa
21. Freon, Halon, chọn câu đúng
a. Là những chất vô cơ
b. Chúng có sẵn trong thiên nhiên
c. Được tạo ra do kỹ thuật làm lạnh và công nghiệp hóa chất
d. Là chất khí chính gây hiệu ứng nhà kính
e. Tất cả đều đúng
22. Đường lây truyền trong ô nhiễm không khí
a. Lan truyền do không khí
b. Lan truyền do giọt chất lỏng
.e

Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 10


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

c. Chỉ lan truyền do không khí
d. Chỉ lan truyền do giọt chất lỏng
e. Lan truyền do không khí hoặc giọt chất lỏng
23. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước

a. Do thiên tai
b. Do hoạt động con người
c. Chỉ do thiên tai
d. Chỉ do hoạt động con người
e. Do thiên tai hoặc hoạt động con người
24. Phân loại ô nhiễm nước
a. Sinh học
b. Hóa học
c. Vật lý
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
25. Vi trùng gây ô nhiễm nước, chọn câu sai
a. Tả
b. Thương hàn
c. Bại liệt
d. Leptospirosis
e. Viêm gan C
26. Yếu tố trực tiếp gây ô nhiễm môi trường đến sức khỏe:
a. Không khí
b. Ánh sáng
c. Đất
d. Nước
e. A, C đúng
27. Yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí:
a. Bụi
b. Các hóa chất bảo vệ thực vật
c. Chất thải từ nhà máy
d. Nước
e. Rác thải
28. Sức khỏe là tình trạng thoải mái cả về…(A)…, chứ không chỉ đơn thuần là không có

bệnh tật. (A) là
a. Vật chất
b. Tinh thần
c. Xã hội
d. B, C đúng
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 11


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

e. Tất cả đều đúng
29. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất
a. Do tập quán sinh hoạt mất vệ sinh trong cộng đồng
b. Do các loại hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp
c. Do các chất ô nhiễm không khí lắng đọng xuống mặt đất
d. B, C đúng
e. Tất cả đều đúng
30. Ô nhiễm môi trường là khi có sự biến đổi môi trường theo hướng không tiện nghi,
bất lợi đối với cuộc sống …
a. con người
b. động vật
c. thực vật
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
31. Dòng nước thiếu oxy hòa tan do rác, chất thải hữu cơ sẽ gây mùi hôi, nước đen, có
váng là do

a. Ô nhiễm vô cơ
b. Biến dưỡng kỵ khí
c. Biến dưỡng ái khí
d. A, C đúng
e. Tất cả đều đúng
32. Các vi trùng gây ô nhiễm không khí
a. Lao
b. Bạch hầu
c. Ho gà
d. Tất cả đều đúng
e. A, B đúng
33. Đặc điểm ô nhiễm nước do vi sinh vật, chọn câu sai
a. Lan truyền nhanh – có thể gây dịch
b. Do nguồn nước không đủ
c. Thường xảy ra vào mùa đông
d. Điều kiện vệ sinh môi trường kém
e. Thường xảy ra vào mùa hè
34. Tác hại của ô nhiễm không khí, chọn câu sai
a. Kích thích da, niêm mạc
b. Làm tăng các bệnh hô hấp trên
c. Không phụ thuộc đường xâm nhập
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 12


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y


d. Gây các bệnh phổi
e. Tùy thuộc vào đường xâm nhập
35. Ô nhiễm nước do sự thay đổi các tính chất nào sau đây của nước
a. Vật lý
b. Hóa học
c. Sinh học
d. B, C đúng
e. Tất cả đều đúng

Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 13


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

BÀI 2

DỊCH TỄ HỌC ĐẠI CƯƠNG
1.
2.
3.
4.
I.

Mục tiêu
Nêu được các khái niệm về dịch tễ học
Nêu được đối tượng, mục tiêu của dịch tễ học

So sánh được sự khác nhau giữa đề cập dịch tễ học và đề cập lâm sàng
Nêu được một số nguyên lý và khái niệm thường dùng trong dịch tễ học

Định nghĩa
˗ Dịch tễ học là một khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc chết đối với
các bệnh trạng cùng với những yếu tố qui định tần số đó.
˗ Ở định nghĩa này có hai thành phần liên quan chặt chẽ với nhau: Sự phân bố tần
số và các yếu tố qui định sự phân bố tần số đó.
˗ Sự phân bố tần số mác và chết đối với một bệnh trạng nhất định được nhin dưới 3
góc độ của dịch tễ học: Con người, không gian, thời gian. Để trả lời được câu hỏi
là một bệnh trạng nào đó được phân bố như thế nào, có nghĩa là có làm mắc hay
không làm mắc, nhiều hay ít, cho những ai, ở đâu, vào thời gian nào.
1.1 Con người
˗ Tuổi
˗ Giới
˗ Nhóm dân tộc, chủng tộc
˗ Tầng lớp xã hội
˗ Nghề nghiệp
˗ Tình trạng hôn nhân
˗ Các đặc trưng gia đình
˗ Các đặc trưng khác về con người: Nhóm máu, tiếp xúc môi trường, cá tính của
con người
1.2 Không gian
˗ Biên giới tự nhiên
˗ Sự phân vùng hành chính
˗ Sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn
˗ So sánh quốc tế
˗ Nghiên cứu người di cư
1.3 Thời gian
˗ Sự tăng tân số mắc bệnh trong một khoảng thời gian


Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 14


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

˗

Khoa Y

Tính chu kỳ:

+ Chu kỳ nhiều năm
+ Chu kỳ theo mùa
˗ Xu thế bệnh
II. Mục tiêu của dịch tễ học
II.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để phòng ngừa, kiểm soát,
hạn chế và thanh toán những tình trạng không có lợi cho sức khoẻ con người
II.2. Mục tiêu cụ thể
˗ Xác định sự phân bố các hiện tượng sức khoẻ, bệnh trạng theo 3 góc độ: con người,
thời gian và không gian nhằm định hướng cho sự phát triển các chương trình và các
dịch vụ y tế.
˗ Làm bộc lộ các nguy cơ và các yếu tố căn nguyên của tình hình sức khoẻ, bệnh
trạng đó, nhằm phục vụ cho các kế hoạch chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa, kiểm
soát hoặc thanh toán các bệnh trạng.
˗ Cung cấp những phương pháp đánh giá hiệu lực của các biện pháp can thiệp trong
các dịch vụ y tế giúp cho việc lựa chọn, hoàn thiện biện pháp phòng chống các bệnh

trạng, cải thiện sức khoẻ cộng đồng.
2.3 Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ của dịch tễ học là đánh giá trạng thái sức khoẻ của quần thể, tìm hiểu cơ
chế gây bệnh, xác định các tác hại, đề xuất những nguyên tắc dự phòng có hiệu
quả và khống chế bệnh cũng như các tác hại của bệnh.
2.4 Vai trò của dịch tế học
˗ Nghiên cứu dịch tễ học có vai trò quan trọng trong việc đo lường, đánh giá, những
vấn đề về sức khoẻ, những yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả của các biện pháp
can thiệp.
˗ Nghiên cứu dịch tễ học là cơ sở chủ yếu của công tác quản lý hành chính và các vấn
đề y tế của một quốc gia.
˗ Các hoạt động dịch tễ học nhằm đáp ứng các nhu cầu tin học, tập hợp, xử lý và
phân tích các dữ liệu... cung cấp những kiến thức mới về y học, y tế cho các cán bộ
y tế cộng đồng.
III. Sự khác nhau giữa đề cập lâm sàng và đề cập dịch tễ học
Đề cập lâm sàng
Đối tượng
Người bệnh
Nội dung
Xác định người bệnh
Căn nguyên Làm bệnh nhân mắc
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Đề cập dịch tễ học
Bệnh, hiện tượng sức khoẻ
Xác định bệnh trong quần thể
Xuất hiện, lan truyền bệnh trong quần thể
Trang 15



Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Mục đích

Người bệnh khỏi

Theo dõi

Sức khoẻ người bệnh

Khoa Y

Khống chế , thanh toán bệnh trong quần thể
Phân tích hiệu quả của các biện pháp can
thiệp, giám sát dịch tễ học, ngăn ngừa bệnh
xuất hiện lại trong quần thể.

IV. Đối tượng nhiên cứu của dịch tễ học
Là các qui luật phân bố các bệnh trạng xẩy ra trong quần thể dân chúng nhất định
với các yếu tố nguyên nhân chi phối tình trạng phân bố đó trong những điều kiện
nhất định theo thời gian, không gian và chủ thể con người.
V. Một số nguyên lý và khái niệm thường dùng trong dịch tễ học
V.1. Quá trình tự nhiên của bệnh
Bất kỳ một loại bệnh nào cũng có một thời gian tiến triển nhất định ở trên cơ thể
người, từ trạng thái khỏe mạnh đến khi mắc bệnh và sau đó là khỏi, tàn phế hoặc
chết.
Nhìn chung mỗi bệnh đều có quá trình diễn biến bệnh tự nhiên theo một quy luật
trong một thời gian nhất định – gọi là quá trình tự nhiên của bệnh
Quá trình tự nhiên của bệnh gồm các giai đoạn sau:
˗ Giai đoạn cảm nhiễm: Là giai đoạn bệnh chưa phat triển nhưng cơ thể đã bắt đầu

phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ có thể lam cho cơ thể sẽ suất hiện bệnh tương ứng.
˗ Giai đoạn tiền lâm sàng: Cơ thể cũng chưa có triệu chứng nào của bệnh nhưng đã
bắt đầu có những thay đổi bệnh lý do sự tác động qua lại giữa cơ thể và yếu tố nguy
cơ, nhưng sự thay đối này đang còn ở dưới ngưỡng của bệnh.
˗ Giai đoạn lâm sàng: Cơ thể xuất hiện các triệu chứng có thể chẩn đoán được về
phương diện lâm sàng.
˗ Giai đoạn hậu lâm sàng:
+ Khỏi hoàn toàn
+ Để lại các khuyết tật nhất thời hoặc vĩnh viễn ở nhiều mức độ tàn phế khác nhau
5.2 Các cấp độ dự phòng
˗ Dự phòng cấp 1: Dự phòng sự xuất hiện của các bệnh.
+ Các biện pháp nâng cao sức khoẻ: tạo điều kiện tốt cho việc ăn, ở, làm việc, tập
luyện … như dinh dưỡng, mặc ấm, nhà ở hợp lý…
+ Các biện pháp bảo vệ đặc hiệu: Gây miễn dịch, thanh khiết môi trường sống,
chống các tai nạn xã hội, tai nạn nghề nghiệp.....
˗ Dự phòng cấp 2: phát hiện sớm và điều trị kịp thời để có thể chữa khỏi hẳn ngay từ
đầu hoặc làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh, phòng ngừa các biến chứng,
hạn chế được khuyết tật, khả năng lây lan rộng của bệnh truyền nhiễm. Dự
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 16


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

˗

Khoa Y

phòng cấp 2 là nhiệm vụ của tất cả các thầy thuốc, đặc biệt là thầy thuốc ở cộng

đồng, các trung tâm y tế dự phòng
Dự phòng cấp 3: Điều trị với hiệu quả tối đa cho những người đã mắc bệnh nhằm

hạn chế các tật nguyền do các bệnh trạng để lại và phục hồi các chức năng để khắc
phục các tật nguyền, hạn chế tử vong cho người đã mắc bệnh.
VI. Một số khái niệm về nguyên nhân
˗ Theo Dịch tễ học thì một bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra (lưới nguyên nhân)
nhưng trong đó sẽ có một nguyên nhân chính
˗ Các nguyên nhân gây bệnh được chia làm 2 nhóm:Nguyên nhân bên trong và
nguyên nhân bên ngoài
6.1. Nguyên nhân bên trong thường gặp ở các bệnh di truyền
6.2. Nguyên nhân bên ngoài
← a. Môi trường sinh học: Có tác nhân gây các bệnh nhiễm khuẩn, ổ chứa nhiễm
khuẩn
(người và súc vật, các loại động vật khác và đất…), các vectơ truyền bệnh
← b. Môi trường xã hội: môi trường xã hội, tổ chức kinh tế và chính trị của xã hội…
những yếu tố đó đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay các hệ thống
chăm sóc sức khỏe với trình độ kỹ thuật, trang thiết bị cũng như trình độ của cán
bộ y tế.
← c. Môi trường lý, hóa: bao gồm các yếu tố nhiệt độ, ánh sang, không khí, nước, độ
ẩm, áp suất khí quyển…. Các tác nhân hóa học ở các vùng công nghiệp phát triển
và tập trung thì những yếu tố này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
VII. Dịch tễ học các nhóm bệnh truyền nhiễm
7.1 Phân loại: có 4 nhóm bệnh cơ bản
˗ Bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa
˗ Bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp
˗ Bệnh truyền nhiễm qua đường máu
˗ Bệnh truyền nhiễm qua đường da và niêm mạc
7.2 Bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa: 2 loại
7.2.1 Các bệnh truyền từ người sang người

˗ Tác nhân gây bệnh khu trú ở ruột
˗ Lây truyền theo đường phân – miệng
˗ Phòng ngừa chủ yếu bằng cách ly người bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm
chủng phòng bệnh để gây miễn dịch đặc hiệu...
7.2.2 Các bệnh truyền từ súc vật sang người
˗ Lây truyền qua các chất thải của súc vật bị bệnh (phân, nước tiểu, sữa)
˗ Phòng ngừa: diệt các loại gặm nhấm, tiêm vacxin cho súc vật (phòng dại)
7.3 Bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 17


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

˗
˗
˗
˗
˗
7.4
˗
˗

˗
7.5
˗

˗


Khoa Y

Tác nhân gây bệnh khu trú ở đường hô hấp và được bắn ra ngoài theo chất bài tiết
của đường hô hấp hoặc của miệng.
Yếu tố truyền nhiễm là không khí
Bệnh lây truyền nhanh, lây nhiễm cao
Còn được gọi là “bệnh trẻ em”, vì trẻ em nhỏ tuổi mắc loại bệnh này là chủ yếu.
Phòng ngừa: gây miễn dịch
Bệnh lây truyền qua đường máu
Sự truyền nhiễm từ máu của nguồn truyền nhiễm sang máu người, truyền nhiễm
do các vật trung gian hút máu.
Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm này, trong quá trình tiến hóa đã thích nghi với sự
sống ký sinh trong cơ thể của hai vật chủ sinh học. Mỗi loại tác nhân gây bệnh
thích ứng với một trung gian nhất định (Muỗi Anopheles môi giới của ký sinh vật
gây bệnh sốt rét)
Phòng ngừa: đối với nguồn truyền nhiễm là người thì cách ly sớm và điều trị đặc
hiệu; nếu do súc vật truyền thì tạo miễn dịch phòng ngừa
Bệnh lây truyền qua đường da và niêm mạc
Các yếu tố truyền bệnh ngoài da là đồ dung của người ốm (chăn mền, quần áo,…).
Việc lây truyền phụ thuộc vào điều kiện sống, sinh hoạt, trình độ văn hóa và vệ
sinh của nhân dân.
Phòng ngừa bằng cách nâng cao đời sống về kinh tế, văn hóa, truyền thông giáo
dục sức khỏe ...

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Các bệnh truyền nhiễm nào sau đây lây theo đường tiêu hóa
a. Bệnh thương hàn, tả, lỵ
b. Suy dinh dưỡng
c. Sốt xuất huyết
d. A, B đúng

e. Tất cả đều đúng
2. Dự phòng cấp độ…là phát hiện sớm để điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng
xảy ra
b. Độ 0
c. Độ 1
d. Độ 2
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 18


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Khoa Y

e. Độ 3
f. Độ 4
Biện pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, chọn câu đúng

nhất
a. Cách ly người bệnh, tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ
b. Điều trị sớm không để lây lan cho người khác.
c. Cách ly người bệnh, người bệnh và người tiếp xúc mang khẩu trang, tiêm
chủng phòng bệnh cho các đối tượng nguy cơ
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
Nguyên nhân gây bệnh da, niêm mạc:
a. Sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh
b. Do các thương tổn khác lây nhiễm sang
c. Do ăn uống không đủ chất
d. B, C đúng
e. Tất cả đều đúng
Định nghĩa dịch tễ học, chọn câu đúng nhất
a. Là một môn khoa học nghiên cứu số lần mắc của một số bệnh
b. Là một môn khoa học nghiên cứu số lần chết của một số bệnh.
c. Là một môn khoa học nghiên cứu yếu tố liên quan đến sự phân bố bệnh
d. Là một môn khoa học nghiên cứu số lần mắc, chết và một số yếu tố liên
quan đến sự phân bố bệnh
e. Tất cả đều đúng
Các bệnh truyền nhiễm qua đường máu:
a. Giun chỉ
b. Sốt xuất huyết
c. Dịch hạch
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
Cơ chế truyền bệnh qua đường da và niêm mạc
a. Truyền bệnh từ đồ dung của người ốm (quần áo, chăn màn…)
b. Truyền từ máu của người bệnh
c. Truyền từ các vật trung gian.

d. B, C đúng
e. Tất cả đều đúng
Định nghĩa của dịch tễ học
a. Có hai thành phần liên quan chặc chẽ với nhau

Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 19


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

b.
Đó là sự phân bố tần số và các yếu tố liên quan đến sự phân bố đó
c.
Sự phân bố tần số mắc và chết đối với một bệnh trạng nhất định được nhìn
dưới 3 góc độ: Con người, không gian, thời gian
d.
A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
9. Nhiệm vụ của dịch tễ học, ngoại trừ
a. Đánh giá tình trạng sức khỏe quần thể
b. Tìm hiểu cơ chế gây bệnh
c. Xác định các tác hại
d. Đề ra phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu
e. Đề xuất các nguyên tắc dự phòng có hiệu quả, khống chế bệnh cũng như
các tác hại của bệnh
10. Quá trình tự nhiên của bệnh gồm các giai đoạn sau, ngoại trừ

a. Giai đoạn tiền cảm nhiễm
b. Giai đoạn cảm nhiễm
c. Giai đoạn tiền lâm sàng
d. Giai đoạn lâm sàng
e. Giai đoạn hậu lâm sàng

Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 20


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

BÀI 3

CUNG CẤP NƯỚC SẠCH
Mục tiêu
a. Trình bày được vai trò quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe con người
b. Trình bày được các tính chất của 4 loại nguồn nước phổ biến ở Việt Nam
c. Nêu đầy đủ các tiêu chuẩn vật lý, hóa học và vi sinh vật của nguồn nước sạch
d. Chọn được loại nguồn nước và kỹ thuật xử lý nước phù hợp với thực tế tại địa
phương
I. Tầm quan trọng của nước
← Nước cần thiết cho đời sống sinh lý (2 lít nước)
˗ Là hợp chất quan trọng trong cấu tạo cơ thể, là môi trường cho các hoạt động sinh
lý và trao đổi chất
˗ Giúp đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể và thải nhiệt
˗ Nước cần cho cuộc sống xã hội (20 - 60 lít nước): Tắm giặt, chuẩn bị thức ăn, vệ

sinh môi trường…
II.
Vai trò của nước
˗ Nước là một thực phẩm cần thiết cho đời sống và cho nhu cầu sinh lý của cơ thể
+ Nước chiếm thành phần quan trọng trong cơ thể con người khoảng 65% với
người trẻ còn cao hơn nữa.
+ Khi mất từ 6-8% nước con người cảm thấy mệt mỏi, nếu mất 12% thì sẽ bị hôn mê
+ Nước giúp cho con người và động thực vật trao đổi.
+ Vận chuyển thức ăn.
+ Tham gia vào các phản ứng sinh hóa học, các mối liên kết cấu tạo vào cơ thể.
˗ Nước cần cho sản xuất nông nghiệp
˗ Nước để chữa bệnh
˗ Nước cho sản xuất công nghiệp
˗ Nước cần cho giao thông vận tải
˗ Nước cho phát triển du lịch
III. Các bệnh có liên quan đến nước
˗ Bệnh do đất: Giun kim, giun đũa, giun móc, sán heo, sán bò
˗ Bệnh truyền đường phân miệng: Thương hàn, dịch tả, kiết lị, viêm gan A, bại liệt
˗ Bệnh truyền từ nước: Leptospira, giun Guinea
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 21


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

˗
˗

Khoa Y


Bệnh do thiếu nước rửa: Ghẻ, chấy rận, mắt hột, viêm âm đạo
Bệnh do vectơ truyền: Sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng

IV. Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đến năm 2020
˗ Thủ tướng chính phủ phê duyệt 25/8/2000 (104/2000/QĐ-TTg)
˗ Mục tiêu:
+ Đến năm 2020: Tất cả cư dân nông thôn sử dụng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia với
số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh
+ Đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh và 70% gia đình
sử dụng hố xí hợp vệ sinh
Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đến năm 2020
˗ Giải pháp:
+ Đẩy mạnh xã hội hoá cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn
+ Tạo nguồn vốn, thành lập hệ thống tín dụng
+ Đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ vào cung cấp nước sạch và
vệ sinh nông thôn
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
+ Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn
V.Tiêu chuẩn nước sạch
˗ Nước sạch là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử
dụng làm nước uống trực tiếp.
˗ Nước sạch có thể được hiểu là nước trong, không màu, không mùi, không vị,
không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỷ lệ các chất độc hại và vi khuẩn
không quá mức độ cho phép của mỗi quốc gia.
a. Tiêu chuẩn về số lượng nước
˗ Dùng cho ăn uống, cho vệ sinh cá nhân
˗ Dùng cho vệ sinh công cộng và sản xuất
Ở Việt Nam hiện nay quy định tiêu chuẩn

+ Cấp nước cho thành phố 100 lít/người/ngày
+ Cấp nước cho thị trấn 40 lít/người/ngày
+ Cấp nước cho nông thôn 20 lít/người/ngày
b. Tiêu chuẩn về chất lượng
 Tiêu chuẩn về lý tính
- Nguồn nước phải trong. Khi nước bị đục có nghĩa là nguồn nước đó bị nhiễm bùn,
đất... và có dấu hiệu nhiễm bẩn.
- Màu: nguồn nước sạch phải không có màu rõ rệt khi nhìn bằng mắt thường.
- Mùi, vị: nguồn nước uống không được có mùi, vị lạ.
 Tiêu chuẩn về hóa tính
Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 22


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

-

Chất hữu cơ, có 2 loại chất hữu cơ: Chất hữu cơ động vật và chất hữu cơ thực vật.
Tiêu chuẩn chất hữu cơ thực vật từ 2 - 4 mg O2/lít nước, khi vượt quá tiêu chuẩn
này tức là nguồn nước đó đó bị nhiễm bẩn. Chất hữu cơ động vật rất nguy hiểm.
Các chất dẫn xuất của Nitơ
← Bao gồm: Amoniac (NH3), Nitrit (NO2) và Nitrat (NO3).
- Amoniac (NH3) là chất phân giải đầu tiên của chất hữu cơ. Tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép là 1,5 mg/lít nước.
- Nitrit (NO2) do quá trình oxy hoá của chất đạm hữu cơ biến thành NO2. Tiêu
chuẩn vệ sinh cho phép là 3,0 mg/lít nước.

- Nitrat (NO3) do chất NO2 bị oxy hoá thành, NO3 là sản phẩm cuối cùng của chất
hữu cơ trong quá trình phân huỷ.
Muối Clorua
- Tiêu chuẩn cho phép 250 mg/lít nước.
- Riêng ở các vùng ven biển, nồng độ muối có thể cao hơn (400 - 500 mg/lít nước).
Sắt (Fe)
- Sắt là một trong các chỉ số có ý nghĩa về mặt sinh hoạt.
- Khi lượng sắt hoà tan hoặc không hoà tan ở trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho
phép sẽ làm cho nước có màu vàng và có vị tanh mùi sắt. Tắm bị ngứa khó chịu.
- Tiêu chuẩn cho phép là 0,3 - 0,5 mg/lít nước.
Độcứng
- Nước cứng là nước có nhiều muối Ca++ và Mg++, độ cứng của nước cao có ảnh
hưởng tới sinh hoạt...
- Tiêu chuẩn Việt Nam: 350 mg/lít, từ 4 - 8 độ Đức là nước tốt. Nước có độ cứng từ
12 - 18 độ Đức là nước khá cứng.
c. Tiêu chuẩn vi sinh vật
- Nguồn nước sạch phải là nguồn nước không được có các loại vi khuẩn gây bệnh
và các vi khuẩn khác.
- Có 3 loại vi khuẩn biểu hiện sự nhiễm phân người trong nước, đó là:
+ Vi khuẩn Escherichia Coli (E.Coli).
+ Vi khuẩn yếm khí có nha bào: Clostridium Perfringens.
+ Thực khuẩn thể.
- Khi có mặt của E.Coli trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó mới bị nhiễm phân
người.
- Khi có mặt của Clostridium Perfringens trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó bị
nhiễm phân từ lâu ngày.

Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 23



Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

-

Khoa Y

Khi có mặt của thực khuẩn thể gây bệnh ở trong nước, có nghĩa là nguồn nước đó
đang có mặt loại vi khuẩn gây bệnh tương ứng với thực khuẩn thể đó tìm thấy.

* Tiêu chuẩn vệ sinh:
- Colititre là thể tích nước nhỏ nhất chứa 1 E.Coli (Colititre = 333).
- Coli index là số lượng E.Coli có trong 1 lít nước (Coli index = 3).
d. Các vi yếu tố:
← Có một số vi yếu tố ở trong nước có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, nếu
hàm lượng các vi yếu tố này thừa hoặc thiếu đều có khả năng gây bệnh cho người.
Ví dụ: iod, flo.
e. Các chất độc trong nước:
← Acsenic, chì, đồng không được có trong nước sạch.
Tiêu chuẩn chất lượng
TT

Tên chỉ tiêu

ĐVT

Phương pháp thử

Mức độ

kiểm
tra (*)

15

TCVN 6187 – 1996
(ISO 7887 – 1985)

I

Không có
mùi vị lạ

Cảm quan

I

5

TCVN 6184 – 1996

I

6.08.5(**)

TCVN 6194 – 1996

I

Giới hạn

tối đa

I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1

Màu sắc

TCU

2

Mùi vị

3

Độ đục

4

pH

5

Độ cứng

mg/l

4-8

TCVN 6224-1996


I

6

Amoni (tính
theo NH4+)

mg/l

1,5

TCVN 5988-1995
(ISO 5664-1984)

I

7

Nitrat (tính theo
NO3-)

mg/l

50

TCVN 6180-1996
(ISO 7890-1988)

I


8

Nitrit (tính theo
NO2-)

mg/l

3

TCVN 6178-1996
(ISO 6777-1984)

I

NTU

Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 24


Trường Trung Cấp Tây Sài Gòn

Khoa Y

9

Clorua


mg/l

250

TCVN 6194-1996
(ISO 9297-1989)

I

10

Asen

mg/l

0.05

TCVN 6182-1996
(ISO 6595-1982)

I

11

Sắt

mg/l

0.5


TCVN 6177-1996
(ISO 6332-1988)

I

12

Độ oxy hóa theo
MnO4

mg/l

4

Thường quy kỹ thuật của
Viện Y học lao động và
Vệ sinh môi trường

I

13

Tổng số chất rắn
hòa tan

mg/l

1200

TCVN 6053-1995

(ISO 9696-1992)

II

14

Đồng

mg/l

2

TCVN 6193-1996
(ISO 8288-1986)

II

15

Xianua

mg/l

0.07

TCVN 6181-1996
(ISO 6703-1984)

II


16

Florua

mg/l

1.5

TCVN 6195-1996
(ISO 10359-1992)

II

17

Chì

mg/l

0.01

TCVN 6193-1996
(ISO 8286-1986)

II

18

Mangan


mg/l

0.5

TCVN 6002-1995
(ISO 6333-1986)

II

19

Thủy ngân

mg/l

0.001

TCVN 5991-1995
(ISO 5666/3-1989)

II

20

Kẽm

mg/l

3


TCVN 6193-1996
(ISO 8288-1989)

II

Vi
khuẩn/
100ml

50

TCVN 6187-1996
(ISO 9038-1990)

I

II. Vi sinh vật
21

Colifrorm tổng
số

Giáo trình: Vệ sinh phòng bệnh

Trang 25


×