Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Giáo trình tâm lý học (dùng cho ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.3 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------------***-----------------

ThS Dương Thị Thanh Thanh

TÂM LÝ HỌC
(Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ Từ xa)

VINH 2011


PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC
CHƯƠNG I.
TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC.
Thế giới tâm lý của con người vô cùng kỳ diệu và phong phú, được loài
người quan tâm nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển nhân loại.
Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai về hiện tượng tâm lý, tâm lý học đã hình
thành, phát triển không ngừng và ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong
nhóm các khoa học về con người. Đây là khoa học có ý nghĩa to lớn trong việc
phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC.
Tâm lý học là một khoa học, tâm lý học có đối tượng, nhiệm vụ và
phương pháp nghiên cứu xác định. Song trước hết cần hiểu tâm lý là gì để từ đó
bàn về khoa học tâm lý ( Tâm lý học ).
1. Tâm lý học là gì?
Những hiện tượng tâm lý của con người.
Loài người ra đời cách đây khoảng gần 10 vạn năm, sau một lịch sử tiến
hoá kéo dài 1500 – 2000 triệu năm. Từ khi con người xuất hiện trên trái đất có
một loại hiện tượng mới - hiện tượng tâm lý người.
Ta thường dùng từ tâm lý để chỉ tâm tư, tình cảm, mong muốn của con


người. Dĩ nhiên đó chỉ là khái niệm hẹp của tâm lý.
- Đời sống tâm lý con người bao hàm nhiều hiện tượng rất phong phú, đa dạng:
Nhìn một bức tranh đẹp. ta giữ lại hình ảnh của bức tranh đó.
Nghe một bài ca- tưởng tượng ra nơi quê hương yêu dấu.
Thấy một cảnh lạ ta chú ý ngắm nhìn…
- Con người có khả năng phân tích chính mình:
Con người không phải chỉ nghe tiếng động, ngôn ngữ, lời ca, âm nhạc, mà
còn biết nghe tiếng nói của “ lòng mình” nữa.
Con ngưòi không phải chỉ thấy những gì ngoài cảnh vật thiên nhiên, xã
hội, mà còn biết nhìn những diễn biến “ trong đầu, trong tim” mình.
Con người còn có lúc vui, lúc buồn; khi yêu, khi ghét… với sự vật này hay
sự vật kia.
Con người lúc thấy tự hào, lúc thất vọng về bản thân.
Tất cả những hiện tượng đó, từ cảm giác đến tư duy, từ xúc cảm đến tình
cảm… là những biểu hiện khác nhau trong cuộc sống tinh thần của mỗi cá nhân,
của tâm lý con người.
- Tâm lý con người còn có nhiều hiện tượng phức tạp hơn.

2


Nhu cầu của con người không phải chỉ ăn, ở, mặc, sinh con… Con người
phải sống bằng niềm tin, lý tưởng, ước mơ…
Cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý, tư duy, tưởng tượng, tình
cảm, niềm tin, lý tưởng, ước mơ, tính cách, năng lực… hợp lại thành thế giới
tâm lý - thế giới nội tâm ( còn gọi là hiện tượng tâm lý) của con người.
Có thể nói một cách khái quát nhất: Tâm lý bao gồm tất cả các hiện
tượng tinh thần xảy ra trong trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành
mọi hành động, hoạt động của con người. Các hiện tượng tâm lý đóng vai trò
quan trọng đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người, trong quan hệ

giữa con người với con người trong xã hội loài người.
Tất cả các hiện tượng tâm lý như cảm giác và tri giác, biểu tượng và ý
nghĩ, tình cảm và nguyện vọng, nhu cầu và hứng thú, xu hướng và năng lực,
phẩm chất ý chí và đặc điểm tính cách đều quen thuộc đối với mỗi người đến
nỗi thoạt nhìn tưởng chừng như các hiện tượng ấy đều dễ hiểu. Thực ra, hiểu
chính xác và khoa học tất cả các hiện tượng tâm lý ấy là một trong những vấn
đề trọng đại nhất của tư tưởng loài người.
Tâm lý học là khoa học về các hiện tượng tâm lý, là khoa học về tâm
hồn.

2. Vài nét về lịch hình thành và phát triển Tâm lý học.
Lúc con người xuất hiện trên trái đất cũng là lúc xuất hiện tâm lý con
người. Ngay từ đó con người đã dặt ra biết bao câu hỏi về cái hiện tượng vô
hình kỳ lạ ấy. Tâm lý là gì và phải nghiên cứu nó như thế nào là một trong
những vấn đề khó khăn nhất đối với tri thức con người. Tâm lý là vật chất hay
hay linh hồn thuần tuý? Nếu là vật chất sao không nhìn thấy nó, sờ thấy nó?
Nếu là linh hồn thuần tuý sao có thể sai khiến được bắp thịt cử động và con
người hành động? Tuỳ theo thế giới quan khác nhau mà người ta giải thích vấn
đề này cũng khác nhau. Về cơ bản thì đây là cuộc đấu tranh lâu dài, quyết liệt
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm giải quyết vấn đề về bản chất các
hiện tượng tâm lý.
* Chủ nghĩa duy tâm cổ đại cho rằng tâm lý là linh hồn mà tạo hoá đặt
vào con người ngay từ lúc ra đời. Linh hồn không do một vật chất nào sinh ra,
nó không cần nằm trong bất cứ bộ phận nào của thân thể, nhưng lại có một
quyền lực đặc biệt điều khiển con người hoạt động. Linh hồn là “bất tử”. Khi
con người chết đi, hồn vẫn còn và lìa khỏi xác, tiếp tục cuộc sống phiêu diêu
của mình.
Ví dụ: - Thuyết “ tâm” của đạo Khổng ở phương Đông.
- Thuyết “ linh hồn” của Platông ( 428 – 348 TCN) ở phương Tây.
Các thuyết này đều tuyệt đối hoá cuộc sống tinh thần của tâm lý, hoàn

toàn tách biệt nó khỏi vật chất, và đều cho rằng chỉ có dùng nội quan ( tự nhìn
3


vào bên trong) thì mới hiểu được tâm lý bản thân và từ đó suy ra tâm lý người
khác.
* Chủ nghĩa duy vật cổ đại lại có khuynh hướng coi tâm lý cũng là một
thứ vật chất do các vật chất khác như nước, lửa, không khí, nguyên tử tạo nên.
Ví dụ: Aritxtot ( 384 – 322 Tcn) với tác phẩm “ Bàn về tâm hồn” ( tác
phẩm đầu tiên bàn về thế giới tâm lý một cách có hệ thống, một trong những
đỉnh cao của tư duy khoa học cổ Hy Lạp), ông cho rằng linh hồn có quan hệ với
thân thể, với bộ óc. Chẳng hạn, cảm giác là do tác động của sự vật vào các giác
quan gây ra, tinh thần chỉ là một chức năng như thị giác là chức năng của mắt.
(Aritxtot là học trò của Platông nhưng đối lập hẳn với thầy về tư tưởng).
Ở thời cổ đại, khoa học tự nhiên cũng như chủ nghĩa duy vật còn thô sơ,
chưa thể lý giải được các hiện tượng tâm lý phức tạp. Do đó, trong suốt thời cổ
đại và thời trung cổ, quan niệm duy tâm về tâm lý vẫn thống trị.
* Thuyết nhị nguyên: Đến nửa đầu thế kỷ XVII, tâm lý học khoa học lại
có thêm một phát kiến mới – đó là phát kiến ra phản xạ của nhà bác học lỗi lạc
R. Đêcác ( 1596 - 1650), người Pháp, tác giả của mệnh đề trứ danh: “ Tôi tư
duy nghĩa là tôi tồn tại”. Ông là người đại diện cho Thuyết nhị nguyên. Đứng
trên lập trường duy tâm, thuyết nhị nguyên cho rằng vật chất và tâm hồn là hai
thực thể song song tồn tại, hình như không tồn tại với nhau. Tâm lý không phải
là chức năng, sản phẩm của não, mà hình như nó tồn tại độc lập ở ngoài bộ
não, không phụ thuộc tí gì vào não. Vấn đề về mối tương quan giữa tâm lý và
thể chất không được họ giải quyết đúng đắn: họ hiểu tâm lý, ý thức như một
bản nguyên độc lập nào đó, hoàn toàn không có quan hệ gì với vật chất và
không phụ thuộc vào vật chất.
Đối lập với chủ nghĩa duy tâm trong triết học là chủ nghĩa duy vật.
Chủ nghĩa duy vật cho rằng chỉ có một bản nguyên của toàn bộ tồn tại – đó là

vật chất, còn tâm lý, tư duy, ý thức xem như là cái có sau, sản sinh ra từ vật
chất.
* Thế kỷ XVIII: lần đầu tiên xuất hiện tên gọi Tâm lý học trong cuốn
Tâm lý học kinh nghiệm ( 1732) và cuốn Tâm lý học lí trí ( 1734) của Volf, nhà
triết học Đức.
* Thế kỷ XIX: Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập.
Nền sản xuất lớn phát triển ngày càng mạnh mẽ, càng thúc đẩy
khoa học phải phát triển. Nhiều lĩnh vực khoa học phát triển đã góp phần xây
dựng nên một ngành khoa học chuyên nghiên cứu tâm lý. Trong đó có học
thuyết tiến hoá của S. Đacuyn ( 1809 – 1892), nhà duy vật Anh; Thuyết tâm
sinh lý học các giác quan của Hemhôm ( 1821 – 1894), người Đức; Thuyết tâm
vật lý học của Phecsne ( 1801- 1887) và Vebe ( 1795 – 1878), người Anh, các
công trình nghiên cứu tâm thần học của bác sĩ Saccô ( 1875 – 1893) , người
Pháp…

4


Năm 1879, nhà tâm lý học Đức V. Vuntơ (Wundt, 1832 – 1920) đã
sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại thành phố
Laixic, ghi nhận sự trưởng thành đầy đủ của khoa học tâm lý học.
1879 được lấy làm mốc đánh giá sự ra đời của tâm lý học với tư
cách là một khoa học độc lập.
* Đầu thế kỷ XX, để góp phần tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, các dòng
phái tâm lý học khách quan ra đời: tâm lý học hành vi, tâm lý học Gestalt, phân
tâm học…

3. Các quan điểm của tâm lý học hiện đại
a. Tâm lý học hành vi.
Tâm lý học hành vi do nhà tâm lý học Mỹ J. Watson ( 1878 – 1958) sáng

lập năm 1913.
Nội dung cơ bản của tâm lý học hành vi:
* Tâm lý học hành vi không quan tâm đến việc mô tả, giảng giải các trạng
thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người. Đối
tượng của tâm lý học hành vi là hành vi. Hành vi được xem như là một tổ hợp
các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
Hành vi được hiểu: - Là hành vi thực: các phản ứng, cử động của
con người để tích nghi môi trường sống
( hành vi quan sát được).
- Là hành vi thuần tuý, những cử động bên
ngoài, không liên quan đến ý thức.
- Hành vi xuất phát từ kích thích môi trường
bên ngoài.
* Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức: S – R (
kích thích - Phản ứng).
Điều đó có nghĩa là bất kỳ một hành vi nào của người và động vật đều có
thể quan sát, nghiên cứu, phân tích một cách khách quan ( bởi cứ có một kích
thích tác động lên cơ thể thì cơ thể đều tạo ra một phản ứng.
* Bằng các kết quả nghiên cứu hành vi của động vật, các nhà hành vi đã đi đến
kết luận rằng việc giải quyết vấn đề đạt được bằng phương pháp “ thử và sai” và
được giải thích như việc lựa chọn một cách hú hoạ, may rủi các vận động cần
phải tiến hành trong các tình huống cụ thể.
“ Hãy cho tôi một tá trẻ em khoẻ mạnh, phát triển bình thường và thế giới
riêng của tôi, trong đó tôi có thể chăm sóc chúng và tôi cam đoan rằng khi chọn
một cách ngẫu nhiên một đứa trẻ, tôi có thể biến nó thành một chuyên gia bất cứ
lĩnh vực nào - một bác sĩ, một luật sư, một thương gia hay thậm chí một kẻ trộm
cắp hạ đẳng – không phụ thuộc vào tư chất và năng lực của nó, vào nghề nghiệp
và chủng tộc của cha ông nó”. J. Watson.
5



Nhận xét:
Hạn chế: Tâm lý học hành vi xuất phát từ một phương pháp luận sai lầm
là phủ nhận ý thức như là hình thức đặc biệt của việc điều chỉnh hành vi, đồng
nhất các nguyên tắc hành động sống của con người và động vật,…
Ưu điểm: phương pháp nghiên cứu là quan sát khách quan, đối tượng
nghiên cứu là hành vi thực của con người, chỉ ra mối quan hệ môi trường và tâm
lý người.
Về sau, chủ nghĩa hành vi mới ra đời, đại diện có Tomen, Hulơ, Skinơ…
đưa vào cấu trúc S – R biến số trung gian O ( nhu cầu, trạng thái…) nhưng về cơ
bản vẫn mang tính thực dụng, máy móc của hành vi cổ điển.
b. Tâm lý học Gestalt ( Tâm lý học cấu trúc).
Tâm lý học Gestalt ra đời ở Đức, do ba nhà tâm lý học Vecthaimơ
(Wertheimer 1880 – 1943), Côlơ ( Kohler, 1887 – 1967), Côpca ( Koffka, 1886
– 1947) sáng lập.
Đây là một trong những dòng tâm lý học duy tâm khách quan chuyên
nghiên cứu tri giác và ít nhiều nghiên cứu tư duy trong mối liên hệ thực giữa sự
vật được tri giác hay hoàn cảnh đòi hỏi tư duy với người tri giác hay tư duy.
Nhờ vậy đã tìm ra tính chất ổn định của tri giác, quy luật hình và nền trong tri
giác, quy luật bổ sung khi tri giác, quy luật bừng hiểu trong tư duy …
c. Phân tâm học.
Phân tâm học do bác sỹ người Áo S. Freud ( 1859 – 1939) xây dựng trên
khái niệm vô thức. Theo Freud: Tất cả các hiện tượng tâm thần người về bản
chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong cuộc sống tâm lý
con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tuỳ theo
tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo
những quy luật khác hẳn với ý thức. Trong các loại vô thức thì đam mê tính dục
có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ đời sống tâm lý của con người.
d. Tâm lý học nhân văn.
Tâm lý học nhân văn do C. Rôgiơ ( 1902 – 1987) và H. Maslow sáng lập.

Tâm lý học nhân văn quan niệm: bản chất con người vốn tốt đẹp, có lòng
vị tha, có tiềm năng kỳ diệu. Nhiệm vụ của các nhà tâm lý là phải phát hiện và
tạo điều kiện phát triển tiềm năng đó, phải giúp con người tìm được bản ngã
đích thực của mình, để có thể sống một cách thoải mái, cởi mở, hồn nhiên và
sáng tạo.

6


Tâm lý học nhân văn đề cao những điều cảm nghiệm, htể nghiệm chủ
quan của bản thân mỗi người, tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội, chú ý
đến mặt nhân văn trừu tượng trong con người ( vì thế thiếu vắng con người
trong hoạt động thực tiễn).
e. Tâm lý học nhận thức.
Đại diện cho Tâm lý học nhận thức là G. Piagiê ( Thuỵ Sĩ) và Brunơ. Tâm
lý học nhận thức coi hoạt động nhận thức, phát triển trí tuệ là đối tượng nghiên
cứu của mình. Họ nghiên cứu tâm lý người, nhận thức của con người trong mối
quan hệ với môi trường, với cơ thể, với não bộ. Theo tâm lý học nhận thức: Sự
phát triển tâm lý, phát triển trí tuệ là quá trình cá thể thích nghi với môi trường,
cụ thể là kết quả của sự tác động qua lại giữa môi trường bên ngoài và não bộ.
Tâm lý học nhận thức có nhiều thành tựu có giá trị ứng dụng trong dạy
học và giáo dục.
Nhận xét: Các dòng phái tâm lý nói trên đều có những đóng góp nhất định cho
sự hình thành và phát triển của khoa học tâm lý. Nhưng do hạn chế lịch sử, thiếu
phương pháp luận khoa học biện chứng, nên chưa có quan niệm đúng đắn về
con người.
Tâm lý học macxit ( tâm lý học hoạt động) ra đời khắc phục những hạn
chế trên, đưa tâm lý học lên đỉnh cao của sự phát triển.

f. Tâm lý học hoạt động.


7


Tâm lý học hoạt động do các nhà tâm lý học Xôviết sáng lập như: L. X.
Vưgôtxki ( 1896 – 1934), X. L. Rubinstein ( 1902 – 1960), A.N. Lêonchiev (
1903 – 1979),…
Tâm lý học hoạt động lấy triết học Mác – Lênin làm cơ sở lý luận và
phương pháp luận. Tâm lý học hoạt động coi tâm lý là sự phản ánh thế giới
khách quan vào não thông qua hoạt động. Tâm lý người mang tính chủ thể, có
bản chất xã hội, tâm lý người được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt
động và trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xã hội.

4. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học.
Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện
tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra ( gọi
chung là hoạt động tâm lý).
Cụ thể tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của
hoạt động tâm lý.
Nhiệm vụ của tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lý, quy
luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật
về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý, góp phần hình thành và phát triển
tâm lý người có hiệu quả nhất.

8


II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM
LÝ.
1. Bản chất tâm lý người.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tân lý người là sự phản ánh
hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người mang
bản chất xã hội - lịch sử.
a. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan và não người thông
qua chủ thể.
Theo triết học: Muốn có tinh thần ( tâm lý ) phải có thế giới khách quan (
hệ thống vật chất ngoài ta), có não ( vật chất có tổ chức cao nhất).
- Duy tâm: Tâm lý do thượng đế sinh ra, hoặc do thần linh, lực lượng
siêu nhiên nào đó. Tâm lý do di truyền ( tiền định). Tâm lý có sẵn
trong đầu óc con người ( khối tinh thần).
- Duy vật máy móc: Tâm lý do tgkq quyết định một cách máy móc, cơ
học. Não tiết ra tâm lý ( như gan tiết ra mật) – Canbanic, Bucsô.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý người không phải
do thượng đế, do trời sinh ra, không phải do não tiết ra. Tâm lý người
là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người.

Hiện thực khách quan : là tất cả những gì tồn tại ngoài ý thức ta. Đó là
những hiện tượng vật chất và tinh thần.
Hiện thực khách quan có cái ta nhìn thấy được, sờ mó được, nhưng có cái
ta không thấy, không nghe được. Tất cả những cái đó vẫn tồn tại trong thiên
nhiên, tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên. Những hiện tượng tinh thần
cũng tồn tại ngoài ý muốn của ta, phát triển theo quy luật khách quan của nó.

9


Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động.
Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ hống này và hệ thống khác. Kết
quả để lại dấu vết ( hình ảnh ) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu
sự tác động.

Dấu vết để lại có thể là:
+ Vật chất
+ Sinh lý, sinh hoá.
+ Tinh thần ( hình ảnh tâm lý).
Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp. Có các hình thức phản ánh
sau:
+ Phản ánh cơ học: vết phấn, nước chảy đá mòn, vết giày trên đất.
+ Phản ánh vật lý: soi gương.
+ Phản ánh hoá học: H2 + O 2

H2O

+ Phản ánh sinh học: cây trồng trên đất, cây lấy chất từ đất để phát triển , đất
màu mỡ ( hoặc cằn cỗi hơn).
+ Phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý.

Phản ánh tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người
thông qua chủ thể:

10


Hiện thực khách quan tác động vào hệ thần kinh, não người ( tổ chức vật
chất cao nhất) tạo ra các dấu vết, dưới dạng các quá trình sinh lý, sinh hoá trong
hệ thần kinh và não bộ. Đó chính là hình ảnh tinh thần, tâm lý.

Tác động
Tgkq

não người


tạo vết ( s.lý, s.hoá)

vết v/c

chứa đựng h.a TL

ndung

trở thành tâm sinh lý
tác động trở lại (chuyển ra)

bằng cử chỉ, pxạ, hvi…
Phản ánh tâm lý là phản ánh đặc biệt:
* Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo.
Ví dụ : Hình ảnh về một bông hoa trong não người ( phản ánh tâm lý) khác xa về
chất so với hình ảnh bông hoa đó ở trong gương ( qua sự phản ánh vật lý).
Thật vậy, bông hoa tồn tại trước mắt ta, ta có những hình ảnh của cảm
giác, tri giác; Bông hoa không còn trước mắt, ta vẫn có thể nhớ lại hình ảnh của
nó dưới dạng biểu tượng của ký ức; Ta còn có thể dựa vào những hình ảnh đã tri
giác được, đã nhớ lại được mà tưởng tượng ra những hình ảnh khác hoặc suy
nghĩ để rút ra những kết luận mới; Đứng trước bông hoa, con người biểu thị thái
độ của mình, tình cảm của mình… Đó chính là những biểu hiện muôn hình
muôn vẻ của sự phản ánh tâm lý.
11


Hình ảnh bông hoa trong gương là hình ảnh vật lý. Trong gương hình ảnh
bông hoa chỉ là một bản sao chép máy móc, nguyên bản, thụ động, chết cứng.
Gương không có thái độ, hành vi đối với bông hoa. Cất bông hoa đi, hình ảnh

bông hoa trong gương không còn nữa.
* Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân. Sở dĩ
như vậy là vì mỗi người phản ánh hiện thực khách quan thông qua kinh nghiệm
vốn có của mình, thông qua thái độ, cảm xúc riêng của mình đối với hiện thực
đó. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện:
- Cùng nhận tác động của hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể
khác nhau sẽ xuất hiện những hình ảnh tâm lý khác nhau.
Ví dụ : “ Cùng trong một tiếng tơ đồng.
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.”
( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Cùng một chủ thể nhưng ở những thời điểm khác nhau sẽ có những
phản ánh tâm lý khác nhau đối với cùng một sự vật, hiện tượng.
Ví dụ : “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
“ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
- Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm
và thể hiện nó rõ nhất.
Ví dụ : “ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.
- Thông qua các mức độ sắc thái tâm lý khác nhau mà chủ thể tỏ thái độ
khác nhau đối với hiện thực.

Tâm lý là chức năng của não. ( Tâm lý có cơ chế phản xạ).

12


Triết học duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất sinh ra tinh thần. Tinh
thần tác động trở lại vật chất thông qua cử chỉ, hành vi của con người.
Thế giới khách quan tác động vào não ( vật chất có tổ chức cao nhất), sinh
ra sinh lý và tâm lý.
Thế giới khách quan tác động vào não, ở não diễn ra cơ chế phản xạ ( nói

cách khác não sinh ra tâm lý theo cơ chế phản xạ của não).
Tâm lý người nói lên chức năng phản xạ của não ( sinh lý) và phản ánh
bằng hình ảnh tâm lý ( tâm lý ).
Ví dụ : hình ảnh thức ăn.
Bụng đói ( phản xạ về sinh lý)
Ngại vì ở nhà người khác ( phản ánh tâm lý )
Quá trình tâm sinh lý - quyết định không ăn.
Như vậy, mọi hiện tượng tâm lý con người đều do não chúng ta điều khiển, nên
não phải bình thường mới có tâm lý bình thường. Phải bảo vệ bộ não, rèn luyện
bộ não khoẻ mạnh để có trí tuệ sáng suốt, để nhận thức thế giới.

Tại sao tâm lý người này khác tâm lý người khác?
Tâm lý người này khác tâm lý người khác do nhiều yếu tố chi phối:
- Do mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và
não bộ.
- Do mỗi người có hoàn cảnh sống riêng, điều kiện giáo dục khác nhau.

13


- Do mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao tiếp
khác nhau trong cuộc sống.

Kết luận sư phạm:
+ Tâm lý người có nguồn gốc là tgkq, vì thế khi nghiên cứu cũng như khi
hình thành và cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con
người sống và hoạt động.
+ Tâm lý người mang tính chủ thể, và vậy trong dạy học, giáo dục cũng
như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng ( chú ý đến cái
riêng trong tâm lý mỗi người).

+ Biết giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cho sự phát triển khoẻ mạnh của bộ
não…

b. Bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người.
Con vật cũng có tâm lý, tâm lý động vật. ( Thậm chí người ta mới nghiên
cứu cây cối cũng có tâm lý, tâm lý thực vật). Nhưng tâm lý của động vật, thực
vật đều mang tính di truyền.
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não,
là kinh nghiệm xã hội - lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người.
Tâm lý con người khác xa tâm lý động vật ở chỗ tâm lý người mang bản
chất xã hội, mang tính lịch sử, diễn ra theo cơ chế lĩnh hội chứ không phải theo
cơ chế di truyền.

14


Bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người thể hiện:
- Tâm lý người có nguồn gốc là tgkq ( thế giới tự nhiên và xã hội ), trong đó
nguồn gốc xã hội là cái quyết định.
 Thế giới tự nhiên bao gồm các sự vật, hiện tượng có sẵn trong thiên nhiên
như cây cối, đất đai, khí hậu, môi trường tự nhiên… Thế giới tự nhiên có ảnh
hưởng tới tâm lý người nhưng không quyết định.
Từ khi con người ra đời thì tự nhiên đã không còn là tự nhiên vốn có của nó
nữa mà đã mang dấu ấn của con người, do lao động của con người tạo ra, nói
cách khác thế giới tự nhiên đã được xã hội hoá.
Ví dụ : Đất đai khô cằn; rừng bị xói mòn; khí hậu khắc nghiệt; không khí,
nguồn nước ô nhiễm; môi trường ồn ào…
 Phần xã hội bao gồm các quan hệ xã hội như: quan hệ kinh tế, quan hệ đạo
đức, pháp quyền, các mối quan hệ người - người… các mối quan hệ này
quyết định bản chất tâm lý con người.

Ví dụ : Ngày xưa rau lang để cho lợn, ngày nay trở thành đặc sản.
Xưa có thời thành kiến với váy, giờ trở thành mốt.
Xưa không chồng mà có con thì cạo trọc bôi vôi, thả trôi sông. Nay
không còn có nhiều định kiến như vậy nữa.
Trên thực tế, nếu con người không được sống trong các quan hệ xã hội thì
tâm lý sẽ mất bản tính người ( không có tâm lý người).

15


Thế giới khách quan ( phần xã hội nói riêng) tác động đến tâm lý con
người , nhưng không quyết định trực tiếp, mà quyết định thông qua vai trò của
chủ thể: Thông qua hoạt động của cá nhân.
Thông qua quan hệ của cá nhân ( giao tiếp).
Thông qua quan hệ xã hội.
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các
mối quan hệ xã hội.
Con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội :
 Phần tự nhiên ở con người: Đặc điểm cơ thể, hệ thần kinh, các giác quan…
được xã hội hoá ở mức cao nhất. Trong bản thảo kinh tế triết học 1844, C.
Mác đã nói: Năm giác quan của con người là kết quả phát triển của lịch sử.
Nói cách khác, sự tác động của thiên nhiên đối với con người và tâm lý
người cũng mang tính chất xã hội.
Ví dụ : Tai của con người không nghe được tốt như tai động vật ( chó,
mèo…) nhưng tai người có thể nghe được ngôn ngữ, thưởng thức âm nhạc…
( nghe một nền văn hoá xã hội).
Mắt người không đẹp như mắt bồ câu, không nhìn xa được như mắt đại bàng,
không nhìn trong bóng đêm được như cú mèo… nhưng mắt người có thể
nhìn được nhiều thứ động vật không nhìn được.
 Là thực thể xã hội, con người là chủ thể nhận thức, có lao động, có ngôn ngữ,

có ý thức, làm chủ thể của các quan hệ xã hội.
 Tâm lý là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội, vì thế tâm lý
người mang đầy đủ dấu ấn xã hội – lịch sử của con người.

- Tâm lý mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm
xã hội, nền văn hoá xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục
16


giữ vai trò chủ đạo, hoạt động và giao tiếp của con người trong xã hội có tính
quyết định.
- Tâm lý mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng cùng với sự phát
triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc, lịch sử cộng đồng. Vì thế tâm lý mỗi
người chịu sự chế ước bởi lịch sử cá nhân và của cộng đồng.

Nền văn hoá xh

biến thành

Tâm lý cá nhân

kinh nghiệm xh lịch sử
( cái chung)

mỗi người
thông qua hoạt động

( cái riêng)

giao tiếp, quan hệ xh


Ví dụ : Cái bút: cái để viết, cách dùng bút.
Trong cái bút có cái hồn của loài người gửi vào, đó là kinh nghiệm xã hội
lịch sử - chứa đựng nền văn hoá xã hội.
+ Trẻ nhỏ ( chưa biết cái bút): cầm, sờ vào cái bút, cho cảm nhận theo
kiểu vật lý, sinh vật ( cứng, nhọn, đau…). Trẻ không biết dùng làm gì (
ngoáy tai, đánh nhau…)
+ Trẻ đi học, giao tiếp với người lớn: Người lớn giải thích, dạy trẻ biết
đây là cái để viết ( dạy trẻ nền văn hoá xã hội, kinh nghiệm xã hội).
Người lớn tổ chức, dạy trẻ tập cầm bút để viết.

17


Trẻ hiểu : cái bút là kinh nghiệm nền văn hoá xã hội, bản chất cái bút là
cái để viết, cách dùng cái bút.
Trẻ có năng lực làm chủ cái bút ( có năng lực người về cái bút).

Kết luận sư phạm:
Tâm lý có nguồn gốc xã hội, do xã hội quyết định. Tâm lý là sản phẩm
của hoạt động và giao tiếp. tâm lý cá nhân hình thành nhờ lĩnh hội nền văn hoá
xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp. Tâm lý có tính lịch sử ( lịch sử cá nhân,
lịch sử dân tộc, lịch sử cộng đồng).
Khi nghiên cứu tâm lý người phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn
hoá xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động.
Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như
các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát
triển tâm lý con người.

2. Chức năng của tâm lý.

Hiện thực khách quan quyết định tâm lý người, ngược lại chính tâm lý
con người lại tác động trở lại hiện thực khách quan thông qua hoạt động. Mỗi
hoạt động ấy alị do tâm lý người điều khiển, sự điều khiển này thể hiện các chức
năng của tâm lý:

18


- Tâm lý có chức năng chung là định hướng cho hoạt động thông qua
vai trò của động cơ, mục đích của hoạt động.
- Tâm lý là động lực thúc đẩy con người hoạt động, khắc phục khó khăn
để đạt được mục đích đề ra.
- Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế
hoạch, phương pháp … làm cho hoạt động của con người trở nên có ý
thức và đạt hiệu quả.
- Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu
đã xác định cũng như phù hợp điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho
phép.
Nhờ có các chức năng trên mà tâm lý giúp con người không chỉ thích ứng
với hoàn cảnh khách quan mà còn nhận thức, cải tạo, sáng tạo ra thế giới và sáng
tạo ra chính bản thân mình.
Nhờ có chức năng này mà nhân tố tâm lý giữ vai trò cơ bản, có tính quyết
định trong hoạt động của con người.

Ví dụ: Năm 1902 các bác sĩ ở Côpenhaghen (Đan Mạch) đã làm một thí
nghiệm có một không hai trên thế giới: Một phạm nhân bị kết án phải xử bắn.
Do yêu cầu của các bác sĩ và được sự đồng ý của chính phủ, chánh án tuyên bố
rằng án xử bắn được thay thế bằng cách cắt mạch máu cho máu ra hết. Đến ngày
thi hành án, các bác sĩ bịt mắt phạm nhân lại và cắt một lớp da mỏng nhưng
chưa chạm đến mạch máu. Cùng lúc đó, bằng một hệ thống ống dẫn, nước ấm

được chảy liên tục vào vết cắt. Tin chắc là mình đã bị cắt đứt mạch máu, phạm
nhân từ từ nằm xuống và sau đó chết thật. Toàn bộ quá trình hấp hối giống hệt
như một người mất máu dần. Phạm nhân đã chết do mạch máu não thắt lại.

3. Phân loại các hiện tượng tâm lý.
19


Có những cách phân loại hiện tượng tâm lý sau:
- Phân chia thành hiện tượng tâm lý cá nhân và hiện tượng tâm lý xã hội.
- Phân chia thành hiện tượng tâm lý sống động và hiện tượng tâm lý tiềm
tàng.
- Phân chia thành hiện tượng tâm lý có ý thức và hiện tượng tâm lý chưa
được ý thức.
- Phân chia thành các quá trình, các trạng thái, các thuộc tính tâm lý. Đây
là cách phân chia dựa vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của hiện tượng tâm
lý trong nhân cách:
 Các quá trình tâm lý: là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. Quá trình tâm lý là
nguồn gốc của đời sống tinh thần. Có ba loại quá trình tâm lý:
+ Quá trình nhận thức: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng. ( con người
nhận thức thế giới khách quan)
+ Quá trình cảm xúc: sự dễ chịu, khó chịu, ưa thích, ghét bỏ, yêu thương,
căm giận…( con người biểu thị thái độ của mình đối với thế giới khách
quan).
+ Quá trình ý chí: việc xác định mục đích, đấu tranh tư tưởng, huy động sức
mạnh…( biểu hiện ý chí của con người trong hành động cải tạo thế giới
khách quan).
 Các trạng thái tâm lý: là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
dài, thường ít biến động nhưng lại chi phối một cách căn bản các quá trình

tâm lý đi kèm với nó.

20


Ví dụ: Sự chú ý, tâm trạng vui vẻ, trạng thái nghi ngờ, chú ý tập trung hay lơ
đãng phân tán, tích cực hoạt bát hay mệt mỏi ủ ê, thắc mắc băn khoăn hay hồ
hởi thoải mái, chần chừ do dự hay quyết tâm say sưa…
 Các thuộc tính tâm lý: là hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành
và khó mất đi, tạo thành nét riêng của nhân cách, chi phối cá quá trình và
trạng thái tâm lý của cá nhân. Các thuộc tính tâm lý đơn giản như tình cảm, ý
chí và các thuộc tính tâm lý phức hợp như xu hướng, tính cách, năng lực…

Sự phân biệt các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý chỉ là một sự tách
biệt để phân tích khoa học. Trong thực tế thì các quá trình, trạng thái và thuộc
tính tâm lý luôn luôn quyện chặt vào nhau, chi phối lẫn nhau, thể hiện đời sống
tâm lý toàn vẹn của con người.

III. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ.
1. Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học khoa học.
a. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng.
- Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động vào não thông qua “
lăng kính chủ quan” của con người.
- Tâm lý định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người tác
động trở lại thế giới, trong đó yếu tố xã hội là quan trọng nhất.

b. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động.

21



Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, yư
thức, nhân cách. Ngược lại, tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động.
Vì thế chúng thống nhất với nhau.
Tâm lý luôn vận động và phát triển.
Phải nghiên cứu tâm lý trong sự vận động của nó, nghiên cứu tâm lý qua
sự diễn biến, qua sản phẩm của hoạt động.

c. Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ giữa chúng với nhau
và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác.
Sở dĩ như vậy vì các hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau,
chuyển hóa cho nhau. Ngoài ra các hiện tượng tâm lý chi phối và chịu ảnh
hưởng các hiện tượng khác ( sinh lý).

d. Phải nghiên cứu tâm lý của một con người cụ thể, của một nhóm người cụ
thể, chứ không nghiên cứu tâm lý một cách chunhg chung, nghiên cứu tâm lý ở
một con người trừu tượng, một cộng đồng trừu tượng.

2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý.
Tâm lý học dùng nhiều phương pháp nghiên cứu: quan sát, thực nghiệm,
trò chuyện ( phỏng vấn), điều tra, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phân tích tiểu
sử…

22


a. Phương pháp quan sát.
+ Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của
đối tượng qua những biểu hiện bên ngoài (như hành động, cử chỉ, dáng điệu, vẻ
mặt, cách nói năng… ) diễn ra trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên, bình thượng

của người ta. Trên cơ sở đó có thể kết luận về những quá trình tâm lý bên trong.
Ngoài việc sử dụng các giác quan, để thu thập được tài liệu có độ chính
xác khoa học , trong quan sát có thể dùng các kỹ thuật ghi chép như chụp ảnh,
quay phim, ghi âm …
Cũng như đối với nhiều khoa học khác, quan sát là một phương pháp
quan trọng không thể thiếu đối với tâm lý học.
“ Hãy quan sát, quan sát và quan sát nữa” ( Páp- lốp)
+ Ưu điểm: Các hiện tượng trực tiếp quan sát được trong cuộc sống
thượng mang tính chân thực, khách quan.
+ Nhược điểm: Những sự kiện quan sát được không phải lúc nào cũng
phân biệt được sự kiện ngấu nhiên và sự kiện có quy luật, đồng thời việc giải
thích những tài liệu thu thập được mang tính chủ quan của người quan sát. Nói
chung phương pháp này rất mất thời gian và tốn nhiều công sức.

b. Phương pháp thực nghiệm.

23


Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động,
trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện
về nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều
lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần
nghiên cứu.
Có hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và
thực nghiệm tự nhiên.
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành dưới điều kiện
khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài, người làm
thực nghiệm tự tạo ra các điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một
nội dung tâm lý cần nghiên cứu.

- Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong những điều kiện sinh hoạt
bình thường, người nghiên cứu chỉ thay đổi một số yếu tố của hoàn
cảnh.
Phương pháp thực nghiệm khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của
các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm, vì thế phải tiến hành thực nghiệm
nhiều lần và phối hợp với nhiều phương pháp khác.

c. Phương pháp trắc nghiệm ( Test ).
Test là một phép thử để “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hoá trên một số
lượng người đủ tiêu chuẩn.
Test có khả năng làm hiện tượng tâm lý cần đo trực tiếp bộc lộ qua hành
động giải bài tập test. Test tiến hành đơn giản. Test có khả năng lượng hoá
chuẩn hoá chỉ tiêu tâm lý cần đo.
Ví dụ : Test Raven, Test vẽ hình người.

24


Test có hạn chế khó soạn thảo bộ test chuẩn, chủ yếu cho ta biết kết quả,
ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả.

d. Phương pháp trò chuyện. (đàm thoại)
Trò chuyện là cách đặt ra câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trả lời của họ
để trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
Trò chuyện có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp là trao đổi thẳng
những vấn đề cần nghiên cứu, gián tiếp là di theo đường vòng để đạt đến vấn đề
cần biết.
Trò chuyện nhằm mục đích nghiên cứu tâm lý nên phải tuân theo những
yêu cầu nhất định:
-


Xác định rõ mục đích yêu cầu nghiên cứu.
Trước khi trò chuyện, cần tìm hiểu đặc điểm tâm lý của đối tượng.
Chủ động dẫn dắt câu chuyện đến chỗ cần tìm hiểu.
Tránh lối đặt câu hỏi sẵn liểu vấn đáp.
Nên làm cho câu chuyện mang sắc thái tranh luận khi cần thiết.

e. Phương pháp điều tra.
Điều tra là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số
đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào
đó.
Phương pháp điều tra có thể trong thời gian ngắn thu thập được một số ý
kiến của rất nhiều người. Tuy nhiên ý kiến đó lại mang tính chủ quan.

25


×