Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Thuyết trình nhóm Các bệnh đường tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 24 trang )

Bài thảo luận
Các bệnh đường tiêu hóa
Sinh viên thực hiện:
1. Đỗ Duy Hưng
2. Đỗ Thị Thúy Linh
3. Hoàng Trọng Kim
4. Nguyễn Thị Huyền My
5. Cà Văn Tú
6. Tạ Hữu Quyền


Nội dung bài thảo luận:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Tổng quan về các bệnh đường tiêu hóa
Bệnh viêm đại tràng
Bệnh kiết lỵ
Bệnh thương hàn
Biện pháp phòng ngừa
Kết luận
Tài liệu tham khảo


1. Tổng quan về các bệnh đường tiêu hóa
- Các bệnh tiêu hóa là căn


bệnh được xếp hàng đầu
các căn bệnh nội khoa
thường gặp.
- Do bộ máy tiêu hóa cùng
lúc phải thực hiện nhiều
chức năng như hoạt động
nhào bóp, bài tiết dịch
tiêu hóa, hấp thụ, đào
thải... nên các bệnh của
bộ tiêu hoá rất đa dạng,
rải dọc theo ống tiêu hoá.
Dưới đây là một số bệnh
tiêu hóa thường gặp:

Nhiều người khổ sở vì bệnh tiêu hóa


2. Bệnh viêm đại tràng ( Colitis disease ).
a. Một số khái niệm.
-

Đại tràng còn được gọi là ruột già, là phần cuối của đường ống
tiêu hóa trong cơ thể.

-

Viêm đại tràng có nghĩa là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm.

b. Dấu hiệu và triệu chứng



Dấu hiệu: Viêm đại tràng có đặc điểm là gây ra hiện tượng
viêm loét và rối loạn chức năng của đại tràng.



Triệu chứng: đau bụng, chán ăn, buồn nôn, sút cân, chảy máu
trong từ các vết loét hay trợt từ lòng đại tràng (thấy triệu
chứng rõ khi thấy máu có mặt trong phân được bài tiết)


So ánh giữa đại tràng bình thường và đại tràng bị viêm


c. Nguyên nhân.
- Viêm đại tràng do các loại vi khuẩn gây ra shigella, E. coli
Campylobacter và C. Difficile. Nhiễm nguyên sinh động vật:
Amip, lamblia..., nhiễm ký sinh trùng như giun, các loại sán ruột.
- Chế độ ăn uống không đảm bảo, dùng thuốc kháng sinh không
đúng cách, bị táo bón kéo dài gây tổn thương thành đại tràng.
- Viêm loét đại tràng vô căn, có thể liên quan đến những rối loạn
miễn dịch, xảy ra trên những bệnh nhân bị stress nặng.
- Một số nguyên nhân khác: thiếu máu cục bộ đại tràng, nhiễm
trùng đường ruột, viêm ruột.
- Một số hình minh họa:


Salmonella

Shigella


Giardia Lamblia

Sán lá ruột

Amip


Căng thẳng cực độ cũng là
nguyên nhân gây bệnh

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng
nhiều đến bệnh viêm đại tràng

Con đường
xâm nhập của E.
Coli vào cơ thể con
người


d. Cơ chế.
Hiện nay người ta cho rằng bệnh đại tràng có liên quan tới ba cơ
chế sau:
- Sự cảm thụ bất thường chức năng ống tiêu hoá, tăng nhạy cảm
hoặc nội tạng dễ kích thích.
- Rối loạn vận động của ruột, tăng nhu động ruột gây tiêu chảy,
giảm nhu động ruột gây táo bón.
- Thay đổi sự chịu đựng của ruột, một số đoạn ruột giảm khả năng
chịu áp lực của khối thức ăn.



e. Hậu quả.
- Chảy máu nặng, bị mất nước, sỏi thận, loãng xương,viêm da, khớp
và mắt, đại tràng nhanh chóng sưng nề (độc megacolon), bệnh gan.
- Bệnh này dễ gây ra các biến chứng và có thể dẫn đến ung thư trực
tràng – 1 trong 5 căn bệnh ung thư gây tử vong.

Ung thư một trong các biến chứng của viêm đại tràng


3. Bệnh lỵ ( Dysentery ).
a. Khái niệm.
-

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm
trùng ở ruột già do vi khuẩn
Shigella. hoặc do Entamoeba
histolyca

b. Dấu hiệu và triệu chứng.


Dấu hiệu: Hầu hết nhiễm trùng ở
dạng mang mầm bệnh không
triệu chứng, một số biểu hiện ở
dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc
trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu
hiện lâm sàng ngoài ruột thường
là áp xe gan, có thể vỡ vào màng
bụng, màng phổi, màng ngoài

tim.

Trùng kiết lị (Entamoeba histolyca
cyst)

Trùng kiết lị nuốt hồng cầu: 1. Trùng kiết lị; 2.Hồng cầu ở
thành ruột; 3. Hồng cầu bị trùng kiết lị nuốt




Triệu chứng:

-

Rối loạn về đại tiện và có cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

-

Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng,
mót rặn. Sốt cao nếu là do shigella.

-

Triệu chứng tiêu hoá: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có những dấu hiệu như
nôn, sôi bụng, bán tắc ruột…

-

Triệu chứng toàn thân: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có dấu hiệu, nhiễm

khuẩn, suy mòn…

c. Nguyên nhân.
- Theo y học hiện đại: do amip, trực khuẩn ngắn không di động, gram âm như
shigella.
- Theo đông y:
+ Do thay đổi thời tiết
+ Do ăn uống không điều độ và không hợp vệ sinh


d. Cơ chế.
- Vi khuẩn dễ dàng đi qua hàng
rào bảo vệ axit dạ dày của cơ
thể, xâm nhập vào tế bào biểu
mô của niêm mạc ruột già,
gây tổn thương hoặc chết tế
bào và tạo ra hình ảnh loét
đặc trưng của lỵ trực tràng.
- Hoạt động của trực khuẩn lỵ
gây viêm xuất tiết, chảy máu,
tiêu huỷ lớp tế bào biểu mô
niêm mạc; đồng thời giải
phóng độc tố. Độc tố tác động
lên toàn thân gây hội chứng
nhiễm trùng - nhiễm độc toàn
thân.

Cơ chế xâm nhập của vi khuẩn lỵ
vào cơ thể



e. Hậu quả.
- Đối với các bé, vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên dễ bị viêm đa dây
thần kinh, có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ rất nguy
hiểm.
- Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ.
- Có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ,
sa hậu môn. Nặng nhất là ký sinh trùng amip lên gan gây áp xe gan.

Viêm kết mạc mắt do lỵ ở trẻ em

Áp xe gan do amíp dễ vỡ mủ và tử vong


4. Bệnh thương hàn( Typhoid Fever )
a. Khái niệm.
- Thương hàn là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính, lây
bằng đường tiêu hóa, do trực
khuẩn salmonella( S. Typhi và
S. ParatyphiA, B) gây nên.
b. Dấu hiệu và triệu chứng.
- Thời kỳ nung bệnh: Thường
không có triệu chứng.


- Thời kỳ khởi phát: Thường
diễn biến từ từ trong 1 tuần
với các triệu chứng: Sốt cao,
nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ

kém, ù tai, nghễnh ngãng.

Triêụ chứng cơ bản bệnh
thương hàn


- Thời kì toàn phát: kéo dài 2 tuần với các biểu hiện rõ ràng.
- Thời kì lui bệnh: thường 1 tuần, bệnh nhân đỡ mệt, ăn ngủ
khá hơn, hết rối loạn tiêu hoá. Bệnh hồi phục dần.
c. Nguyên nhân.
- Do ăn, uống phải thực phẩm, nước bị ô nhiễm vi khuẩn,
không được nấu chín. Đường lây qua nước là đường lây quan
trọng và dễ gây ra dịch lớn.
- Do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang trùng thương
hàn qua chất thải, chân tay, đồ dùng v.v..


d. Cơ chế.
• Giai đoạn 1:Vi khuẩn thương hàn qua đường tiêu hoá đến dạ dày.
Tại đây một số vi khuẩn bị tiêu diệt bởi độ toan của dịch vị, số còn
lại sau 24-72 giờ chui qua niêm mạc ruột vào các hạch mạc treo,
mảng Payer theo đường bạch huyết và phát triển ở đó khoảng 15
ngày.
• Giai đoạn 2: Sau đó vi khuẩn vào máu lần thứ nhất, ở đây vi khuẩn
thương hàn chỉ tồn tại 24-72 giờ, không gây triệu chứng lâm sàng và
bị các tế bào hệ võng nội mô tiêu diệt nhưng còn một số vi khuẩn đã
lan truyền khắp cơ thể, tăng sinh tại túi mật và nhiều cơ quan khác,
rồi lại xâm nhập vào máu lần hai và bắt đầu gây ra các triệu chứng
lâm sàng, tương ứng với thời kỳ khởi phát.



- Giai đoạn 3: Các vi khuẩn bị tiêu diệt giải phóng nội độc tố
e. Hậu quả.
- Dịch thương hàn bùng phát mạnh, số ca bệnh gia tăng chóng, có
sức đe dọa lớn đến toàn thế giới.


Xuất huyết tiêu hóa

Thủng ruột


- Bệnh nhân còn bị loét họng, loét ruột gây chảy máu ruột do độc tố
thương hàn gây ra.
- Nhiễm độc cơ tim, gây viêm cơ tim, trụy tim mạch. Nếu độc tố
nhiễm vào não thất gây triệu chứng mạch nhiệt phân ly, viêm túi
mật, viêm gan; viêm màng não, viêm cầu thận, viêm đài bể thận.

5. Biện pháp phòng ngừa.
Nguyên tắc chính trong công tác phòng ngừa các bệnh liên quan
đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là tránh xa nguồn bệnh. Đặc biệt,
mỗi cá nhân nên chủ động giữ vệ sinh môi trường, thực hiện vệ sinh
an toàn thực phẩm, thực hiện tiêm vaccine phòng tránh...tốt. Với các
bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu nhóa nên được
cách ly và điều trị một cách triệt để tránh lây lan thành dịch.


Vệ sinh phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
6. Kết luận.
Tác hại của những bệnh tiêu hóa đến sức khỏe con người là rất nghiêm trọng. Vì vậy

để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh thì chúng ta cần chăm sóc bản thân tốt hơn và cần phải
có biện pháp phòng ngừa hiệu quả để đảm bảo sức khỏe chúng ta.


7. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình vi sinh vật học môi trường,
Ts. Trần Cẩm Vân.
2. Báo Sức khỏe và đời sống số ra ngày 27/6/2015
3. Trang mạng Wikipedia tiếng Việt.
4. Một số trang báo mạng khác.


Cảm ơn Cô và các bạn đã chú ý
lắng nghe !



×